Tôi đến đây như một cái duyên và là tất yếu, không phải tự nhiên đóng góp của rất nhiều nhà nghiên cứu được chia sẻ bởi không ít nhà chính trị cho ta thấy vị thế của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông được xác lập ngày càng rõ ràng, minh bạch, mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam chúng ta.
Như có vị đã nói trước cuộc gặp mặt này, những vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu cũng như đưa giá trị tư tưởng của Đức Phật hoàng vào đời sống Việt Nam đang rất hanh thông, rất thuận bởi vì nó đáp ứng được một thực tiễn trong sự phát triển của chúng ta. Thực tiễn ấy có cả những thành tựu của quá khứ, những khủng hoảng của hiện tại mà rất nhiều ý kiến của quý vị nêu ra về những bài học từ cuộc đời cũng như triết lí nhân sinh của Đức Phật Hoàng đang đi vào đời sống như những giá trị vừa giải đáp cho hiện trạng, vừa hi vọng cho tương lai.
Nhưng ngày hôm nay ta muốn từ một ý tưởng, quan trọng nhất là sự chia sẻ của bạn bè quốc tế cũng là một cách để hội nhập thế giới, đưa giá trị của ta ra đời sống tinh thần rộng lớn của thế giới, một thế giới chứa đựng không biết bao nhiêu những khủng hoảng như hiện nay.
Tôi không thấy ngạc nhiên khi người đón nhận đầu tiên lại là các bạn Hoa Kì. Hình như những trải nghiệp trong lịch sử thăng trầm trong quan hệ Việt Mỹ cũng đưa đến một đòi hỏi, nhu cầu mà ta đang rất cần đến để vừa chia sẻ những quá khứ đầy thử thách, kể cả những hận thù và ghi nhận lại những gì đã làm được. Có lẽ chiến tranh Việt Nam không chỉ để lại bài học sâu sắc cho mỗi quốc gia mà còn để lại ý nghĩa đối với thế giới thường xuyên bị tác động bởi những hận thù bạo lực diễn ra.
Là người nghiên cứu lịch sử chúng tôi cũng đã từng chia sẻ với nhiều bạn bè học giả và thế giới rằng Việt Nam có thể do vị trí địa lí của nó khiến chỉ riêng thế kỉ 20 này thôi, Liên Hiệp Quốc có 5 vị Hội đồng Bảo An thì ta đụng đến cả 3 vị rồi, hình như Việt Nam luôn bị đặt trong tình trạng ấy và những người làm sử thấy rất rõ cuộc chiến tranh đó từ đâu đến và vì sao người Việt Nam phải làm.
Tôi nghĩ nói đến Đức Trần Nhân Tông chúng ta cũng nên nói điều mà thượng tọa Thích Huệ Đăng nhắc đến chính thế kỉ 20 tư tưởng không có gì quý độc lập tự do được đúc kết lại, chính là một sự kế thừa quá khứ trong thời đại hiện nay và có giá trị thực sự vì nói cho cùng độc lập tự do ấy có thể phải giành bằng một cuộc chiến tranh nhưng nói cho cùng đưa ra một nguyên lí rẩt căn bản khi ta quý độc lập tự do thì ta phải tôn trọng độc lập tự do của người khác.
Đó là cốt lõi của tư tưởng nhân hòa trong đời sống chính trị hiện đại mà không phải chỉ ở thế kỉ thứ 20 mà ở 7 thế kỉ trước Đức Trần Nhân Tông đã đưa ra. Đồng thời ta thấy lịch sử ngắn ngủi ta đã chứng kiến sau những chiến thắng to lớn với tinh thần độc lập tự do ấy chúng ta lại không kế thừa được tiếp theo những tư tưởng của Trần Nhân Tông về khoan dung, tha thứ, trong sự hòa hợp nhất là trong nước. Đó là bài học, tại sao sâu sắc vì trong nước Trần Nhân Tông nổi lên ở trên một thực tế là chúng ta chưa làm được điều đó. Bởi vậy khi có sự chia sẻ của những người đã từng có những hệ luy lịch sử như chúng ta. Ngày hôm nay mà Cựu TT Latvia nói với tâm thế của một quốc gia nhỏ ở Châu Âu cũng chia sẻ nhiều điều với chúng ta cho thấy rằng tư tưởng này hoàn toàn có cơ sở để trở thành giá trị chung của nhân loại. Vì thế tôi nghĩ rằng hôm nay có ý nghĩa chúng ta đặt vấn đề ở tầm lớn hơn vừa là riêng của Việt Nam, vừa là chung của nhân loại. Phải chăng sẽ đóng góp được vào nhân loại như những cái mà nhân loại đang vươn tới.
Nói đến ý tưởng xây dựng viện nghiên cứu ở đây cũng nói đến viện nghiên cứu Hòa Bình ở Oslo, nhưng nếu viện đó tiếp cận ở góc độ chính trị để nỗ lực giúp thế giới rút ra những đúc kết bài học, chính trị thế giới tạo sự an bình cho trái đất thì ta đi từ góc độ khác, là sự bổ sung cho góc nhìn hay cách tiếp cận khác cũng vì mục tiêu chung của hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Đó chính là vấn đề cốt lõi là đời sống của chính con người, tư tưởng của chính con người.
Ở đây ta sẽ thấy Đạo Phật sẽ có vị thế quan trọng như ta đã phân tích thực tiễn VN cũng như tầm nhìn tiếp cận với thế giới. Nhưng tôi cũng muốn lưu ý rằng chúng ta không nên tôn giáo hóa việc này để thấy giá trị Phật giáo được trải nghiệm trong thực tiễn VN qua nhân vật Trần Nhân Tông là giá trị chung mà ở nhiều tôn giáo khác, ở thiên chúa giáo, ở hồi giáo đều có hạt nhân ấy. Nếu chúng ta khai thác được tất cả những hạt nhân tích cực ấy trong mọi tôn giáo, tức là bản chất văn hóa của nó chắc chắn điều ta làm sẽ góp phần vào cái chung và thức tỉnh dù bắt đầu thức tỉnh bằng sự nhỏ bé. Tôi chia sẻ với ý tưởng này và rất mong đây là khởi động hướng tới mục tiêu cao cả và tốt đẹp