Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Nhịp sống Sài Gòn cùng cafe sữa đá

10 món cà phê ngon và độc đáo nhất thế giới được Bloomberg lựa chọn có cà phê sữa đá của Việt Nam, vị "đậm đà và ngon tuyệt" của nó đã chinh phục được khá nhiều người... Từ 6h sáng, những quán cafe ghế đẩu trên vỉa hè bắt đầu hoạt động.
cà phê, Sài Gòn
Không phải ngẫu nhiên mà câu hát: "Sài gòn cafe sữa đá, vẫn mãi như thế ai uống hay chưa?" lại được người Sài Gòn ngân nga hát mỗi khi ngồi cafe cùng nhau, hàn thuyên đủ chuyện trên trời, dưới bể. Vì văn hóa cafe Sài Gòn từ bao đời nay vẫn mãi như thế! Bắt đầu từ 6h sáng, những quán cafe ghế đẩu trên vỉa hè bắt đầu hoạt động, trước khi vào giờ làm, mọi người lại rủ nhau: " cafe sáng nhé!".
cà phê, Sài Gòn
Trước một công trình trên đường Pham Ngọc Thạch, Quận 3, các công nhân tranh thủ uống cafe, ăn sáng trước khi vào ca.
cà phê, Sài Gòn
Những hình ảnh rất đỗi quen thuộc mà bạn thường thấy ở Sài Gòn. Vào buổi sáng, những người đàn ông trung niên nhấc ghế ngồi trước nhà của mình, gọi một ly cafe và mua một bao thuốc lá. Sau đó họ sẽ vừa đọc các tin tức trên tờ báo buổi sáng, vừa nhấm nháp từng ngụm cafe đắng - thứ đồ uống mà dân Sài Gòn cho rằng có thể giúp họ tỉnh táo để khởi đầu cho một ngày mới.
cà phê, Sài Gòn
Đàn ông chọn cafe đen đá, phụ nữ lại thường chỉ uống được cafe sữa. Cafe bệt ở khu vực Nhà thờ Đức Bà TP.HCM là điểm đến lý tưởng của giới trẻ. Ở đây, ly cafe đen và cafe sữa không được pha bằng phin mà luôn được pha sẵn, ít cafe và nhiều đá, vị nhạt, đựng trong ly nhựa có ống hút, các bạn trẻ có thể đi dạo với ly cafe trên tay.
cà phê, Sài Gòn
Những ly cafe sữa ở bệt được pha chế đơn giản với ít sữa bên dưới, một ít cafe đã pha sẵn đổ vào, khuấy lên tạo thành một màu nâu đặc trưng nên một vài người thường gọi cafe sữa là nâu đá. Sau khi khuấy đều, người bán sẽ cho một ít đá vào, tiếp tục chế một lớp cafe đen lên.
cà phê, Sài Gòn
Một ly cafe ở bệt có giá 15.000 đồng.
cà phê, Sài Gòn
Chị Thúy, người bán nước quen thuộc nhiều năm nay trước cổng trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, sáng nào cũng dậy sớm, ôm đồ đạc ra góc đường Võ Văn Tần và Pasteur để bán cafe, nước giải khát phục vụ các bạn sinh viên.
cà phê, Sài Gòn
Ly cafe của "bà chủ" Thúy đã thành bạn đồng hành nhiều năm cho các sinh viên trường Kiến trúc. Nhiều bạn trẻ ra trường, có việc làm, nhưng buổi sáng vẫn tranh thủ ghé qua góc đường này để "Uống cafe của Thúy".
cà phê, Sài Gòn
Khi cafe sữa đá vào quán, nhất là những quán cafe máy lạnh, phong cách hi-end, thì giá đồ uống này tăng gấp đôi. Một chủ quán cafe trên đường Phan Xích Long, Q.Phú Nhuận cho biết, khi khách gọi cafe, dù là cafe sữa hay đen đá, thì người phục vụ đều phải hỏi lại, rằng: "Bạn muốn pha phin, hay pha sẵn?".
cà phê, Sài Gòn
Cafe sữa pha phin đã được như nhà báo Nicola Graydon từng miêu tả và chia sẻ cảm nhận trên tờ Nhật báo nổi tiếng của Anh rằng: "Đó là loại cà phê mạnh, nhỏ giọt từ một phin kim loại nhỏ, bên dưới ly chứa khoảng ¼ lượng sữa đặc. Sau khoảng 15 phút, khi cà phê ngừng nhỏ giọt, bạn sẽ khuấy đều và cho đá vào. Đầu tiên, tôi không chịu được cái ngọt kiểu như vậy. Tuy nhiêu sau 3 ngày, tôi bị khuất phục và nghiện cái ngọt “thần thánh” ấy. Thật tuyệt vời khi cảm nhận cái ngọt thanh mát trong cuống họng, điều mà chúng ta không thấy ở một ly latte cổ điển”.
cà phê, Sài Gòn
Cafe sữa đá là thứ đồ uống có thể gắn kết hội nhóm có chung sở thích cùng.
cà phê, Sài Gòn
Cafe là món đồ uống có tác dụng tỉnh táo nhưng bên ly cafe có thực khách đã tranh thủ chợp mắt...
cà phê, Sài Gòn
Một số quán cafe còn để bàn cờ tướng để các khách hàng vừa nhấm nháp ly cafe vừa đấu trí với "đối thủ" của mình.
(Theo Trí thức trẻ)

Phụ nữ không hề khó hiểu

Phụ nữ thực ra rất 'dễ hiểu'. Nếu bạn vẫn thấy phụ nữ khó hiểu thì chẳng qua là vì bạn chưa được đọc nhật ký của họ mà thôi.
Đàn ông thường kêu ca rằng phụ nữ rất khó hiểu, nhưng thực tế liệu có đúng như vậy? Hãy dành chút thời gian quý báu của bạn để đọc mấy dòng tâm sự, chia sẻ sau đây của tôi, rồi các bạn sẽ thấy rằng: “Ồ! Hóa ra phụ nữ cũng không khó hiểu như ta vẫn nghĩ”.

Tôi vẫn nhớ như in cái hôm sinh nhật vợ, khi tôi đang băn khoăn và hoang mang chưa biết chọn mua quà gì thì bà chị cùng công ty đã kéo tay tôi ra một góc thì thầm:
- Đợt trước có dịp khuyến mại nên chị mua cả chục lọ về dùng dần, giờ vẫn còn mấy lọ nữa ở nhà. Nếu chú muốn, chị để lại cho một lọ mang về mà tặng vợ. Cái loại này mùi thơm dễ chịu lắm, từ ngày chị dùng thì chồng chị rất thích, các sếp cũng rất thích, đều khen.

- Nước hoa hả chị?

- Không! Là Dạ Hương!

- Vâng! Vậy chỉ để lại cho em một lọ.

Thấy bảo phụ nữ ai cũng thích quà, và ai cũng vui khi được tặng quà, nhưng sao vợ tôi lại không vậy nhỉ? Bởi từ lúc nhận được cái món quà ấy, mặt vợ tôi cứ lầm lì, chảy xị, chẳng nói gì, tối cũng không thèm ăn cơm, bỏ vào giường nằm sụt sịt. Tôi vỗ về, tỉ tê hỏi han cũng không đáp lời, lại còn quát mắng đuổi tôi ra ngoài. Đợi một lát thấy yên yên, nghĩ là vợ đã ngủ, tôi mới nhè nhẹ hé cửa định lẻn vào thì thấy vợ đang ngồi trên bàn loạt soạt viết lách cái gì đó. À, hóa ra vợ có nhật ký mà tôi không biết.

Đợi cho vợ ngủ say, tôi mới lồm cồm bò tới chỗ mấy ngăn tủ để lục tìm. Đây rồi, cuốn nhật ký đây rồi! Giấu kỹ thế này thảo nào bao lâu nay mình lại không hề biết. Tôi hồi hộp lật từng trang, nôn nóng muốn biết lý do tại sao hôm nay vợ tôi lại buồn phiền và bỏ ăn như vậy.

“Ngày….tháng…năm…
Hôm nay là sinh nhật buồn nhất trong đời mình, tất cả chỉ bởi cái món quà của chồng - người đàn ông bấy lâu nay mình hết lòng yêu thương, tin tưởng. Anh ấy đã tặng mình món quà đó, khác gì anh ấy chê mình hôi hám? Hồi mới yêu, mỗi lần muốn gặp nhau là anh ấy lấy cớ nói rằng anh nhớ cái mùi thơm của mình rằng không được ngửi cái mùi ấy là anh không thể nào ăn cơm nổi, bởi chỉ nuốt nước bọt không đã no rồi. Vậy mà giờ, mới cưới nhau được vài tháng anh ấy đã bắt mình dùng nó. Chẳng lẽ đàn ông là cái giống dễ thay lòng đổi dạ đến thế sao?...”

Một lần khác nữa, bà bác ở dưới quê có gửi lên cho mấy quả bưởi. Tôi thì thích ăn bưởi lắm, nên xơi một lúc hết gần hai quả. Cái giống bưởi thì các bạn biết rồi đấy, nó nhuận tràng và kích thích tiêu hóa ghê lắm, nên ăn xong một lúc là tôi bắt đầu thả bom bí bủm liên tục. Các cụ bảo “bom ai vừa mũi người ấy”, nhưng quả thực cái bom bưởi này ngay cả chính tôi cũng không thể chịu đựng nổi chứ nói gì là người khác.

Và rồi đêm hôm đó tôi không thể ngủ yên, bởi cứ được một lát lại phải vén chăn chui ra ngoài, rón rén giữ hơi, điều tiết "khí công" để lặng lẽ thả bom, vừa thả vừa lo ngay ngáy sợ bom "phát nổ" sẽ khiến vợ giật mình tỉnh giấc. Ấy thế mà không hiểu sao cả ngày hôm sau mặt vợ tôi cứ sưng như bánh chưng, gọi không nghe, nhắn tin không trả lời. Buổi tối về vứt phịch cái túi xuống giữa nhà rồi phi luôn vào phòng ngủ, đóng cửa cái “rầm”. Chẳng lẽ vợ giận tôi vì cái tội đêm qua thả bom thối? Đó đâu phải lỗi của tôi? Đó là lỗi tại quả bưởi mà, tôi đâu có quyền lựa chọn được mùi bom đâu? Nếu được chọn thì hẳn tôi đã chọn cho nó cái mùi thơm ngan ngát, nồng nàn như mùi của những chùm hoa lan đang đua nở trong tiết xuân ngập tràn trên những cánh rừng đại ngàn; hoặc không thì cũng phải là thứ mùi thanh cao, tinh khiết giống như thứ hương thơm phảng ra từ những đóa hoa ly tím biếc - biểu tượng cho lòng thủy chung của một tình yêu sắt son, tha thiết.

Và để biết lý do tại sao vợ tôi lại trở nên như vậy thì tôi không còn cách nào khác là lại phải đợi đến khuya, lúc vợ đã ngủ say, rồi lồm cồm bò đến chỗ mấy cái ngăn bàn, lục tìm quyển nhật ký.

“Ngày… tháng… năm…

Hôm nay là một ngày buồn nhất trong đời mình, tất cả chỉ bởi sự vô tâm và lạnh nhạt của chồng - người đàn ông bấy lâu nay mình hết lòng yêu thương, tin tưởng. Trước giờ, anh ấy vẫn ngoang ngoác cái mồm nói rằng chỉ cần được nằm trùm chăn kín mít rồi ôm vợ ngủ là anh ấy thấy trong lòng bình yên và hạnh phúc vô bờ, dù cho ngoài trời có mưa giông, báo tố, dù cho cuộc đời còn dối trá, lọc lừa. Vậy mà đêm qua, anh ấy có vẻ không còn muốn ôm mình nữa. Chỉ ôm được một tí là anh ấy lại rón rén chui ra khỏi chăn, nằm lăn về một góc. Mình tưởng anh ấy mơ ngủ và sợ anh ấy lạnh nên đã kéo anh ấy vào, rồi trùm chăn, ôm nhau ngủ tiếp. Nhưng anh lại ôm mình rất gượng gạo, giống như bị bắt ép vậy, rồi lát sau lại thấy anh vén chăn chui ra. Đến lúc đó thì mình mới biết không phải anh đang mơ ngủ mà thực sự là anh không muốn ôm mình nữa. Sao lại phải vậy hả anh? Nếu đã không còn yêu em, không còn tình cảm với em, nếu đã ghê sợ khi ở bên em thì anh cứ mạnh dạn, tự tin nói thẳng với em, đừng ôm em như là trách nhiệm vậy, điều đó làm con tim em đau lắm! Chẳng lẽ đàn ông là cái giống dễ thay lòng đổi dạ đến thế sao?”

Rồi tới đợt ấy, vợ tôi cho đứa em mượn xe nên không có xe đi làm. Vì vậy buổi sáng tôi tiện đường thì chở vợ qua cơ quan vợ luôn, còn buổi chiều tôi hay thất thường, hôm về sớm, hôm về muộn nên vợ bảo vợ sẽ về nhờ xe đồng nghiệp trong cơ quan. Chiều hôm đó, tôi thấy một gã khá bảnh bao đi SH chở vợ tôi về, đỗ xịch xe trước cửa. Vợ tôi xuống xe không thèm vào nhà ngay mà còn đứng đó quyến luyến, cười cười, nói nói với thằng ấy một hồi, ra điều vui vẻ và tâm đầu ý hợp lắm. Thấy tôi đi ra, vợ đã không biết ý thì thôi lại còn giới thiệu hắn với tôi bằng giọng rất hãnh diện:

- Đây là anh Hưng, hot boy cơ quan em. Em may mắn lắm mới được về nhờ xe anh ấy đấy!

Tôi thấy vậy thì nóng mặt lắm rồi, nhưng không dám cư xử lỗ mãng sợ làm mất thể diện của vợ, đành giở giọng tươi cười:
- Cảm ơn anh đã đưa vợ tôi về. Thật làm phiền anh quá. Mời anh vào nhà uống nước!

- Thôi! Để khi khác!

Nói rồi tay Hưng hot boy đó nổ máy phóng vù đi, vợ tôi còn cố nhìn theo đến khi bóng con SH khuất sau cái đống rác cuối ngõ mới chịu quay vào. Tôi vẫn cố gắng giữ vẻ bình tĩnh dù trong lòng khá là hậm hực, bởi suy cho cùng, tôi chẳng có cớ gì mà nổi cáu với vợ được. Tuy nhiên, không khí trong nhà tôi buổi tối hôm đó không được vui. Và ngược đời ở chỗ, người tạo nên cái không vui ấy lại là vợ tôi. Chẳng hiểu sao cô ấy cứ gắt gỏng, vùng vằng với vẻ rất bức xúc, khó chịu. Tôi đoán lại có chuyện, chắc chắn là có chuyện, nhưng lý do vì sao có chuyện thì có lẽ phải đợi đến đêm, lúc vợ tôi ngủ say thì tôi mới biết được.

“Ngày… tháng… năm…
Hôm nay là một ngày có lẽ là buồn nhất trong đời mình, tất cả chỉ bởi sự vô tâm và lạnh nhạt của chồng - người đàn ông bấy lâu nay mình hết lòng yêu thương, tin tưởng. Người ta bảo yêu nhau thì phải ghen, ghen mới chứng tỏ là yêu, rằng ghen là gia vị của hạnh phúc. Ấy vậy mà chồng mình thì không! Anh ấy thấy mình cười nói, lả lơi với một người đàn ông khác mà vẫn cứ thản nhiên như thường. Mình đã cố ý tạo ra những hành động đong đưa để xem phản ứng của anh ấy ra sao, nhưng thực sự mình đã thất vọng! Không biết mình là vợ hay là em gái của chồng mình nữa đây?”.

À, hóa ra lý do là vậy! Nếu không nhờ cuốn nhật ký này thì tôi nghĩ dù có dành cả phần đời còn lại của mình để học tập, nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích, chắc cũng chẳng bao giờ tôi tìm ra được câu trả lời. Nhưng không sao, nếu vợ muốn, tôi sẽ làm cho vợ hài lòng. Vậy là hôm sau tôi xin về sớm, rình sẵn ở cửa. Vẫn là cái thằng Hưng hot boy SH ấy chở vợ tôi về. Xe vừa dừng, vợ tôi còn chưa kịp đặt chân xuống đất thì tôi đã chồm tới đạp thẳng vào mạng sườn của tên kia. Nó kêu cái “hự” rồi bắn ra, lăn vài vòng trên đất, chiếc xe SH đổ kềnh, cái bánh xe chỏng lên, quay tít mù. Tôi một tay lôi vợ vào nhà, một tay chỉ thẳng mặt Hưng và gằn giọng:

- Thằng kia, tao không khiến mày chở vợ tao về nữa. Mày tưởng mày có SH là ngon sao? Tao thà để vợ đi bộ còn hơn là phải ngồi nhờ xe mày.

Sau màn ghen tuông chứng minh tình yêu ấy, những tưởng vợ tôi sẽ hài lòng, sung sướng lắm, nhưng không, vợ tôi mặt hầm hầm, lao luôn vào phòng ngủ, đóng cửa cái “rầm”, hỏi không nói, gọi không nghe. Vậy là sao? Lại có chuyện gì nữa? Tôi đoán chắc chắn là có chuyện, nhưng lý do vì sao có chuyện thì lại phải đợi đến tối, lúc vợ tôi ngủ say thôi.

“Ngày… tháng… năm…
Hôm nay là một ngày buồn nhất trong đời mình, tất cả chỉ bởi sự nông cạn và thô lỗ của chồng - người đàn ông bấy lâu nay mình hết lòng yêu thương, tin tưởng. Đã yêu nhau thì phải tin tưởng nhau chứ? Tại sao lại ghen tuông mù quáng thế? Người ta chỉ ghen khi mà tình yêu dành cho nhau chưa đủ lớn, chưa đủ để tạo cho nhau một niềm tin vững chắc. Mà mình với anh Hưng hot boy ấy có cái gì đâu, chỉ là đồng nghiệp trong sáng. Vậy mà cũng ghen được, thật vớ vẩn. Chẳng lẽ mình lại vớ phải thằng chồng u tối và nông nổi thế sao?”.

Trên đây chỉ là một vài vụ tiêu biểu, nhưng tôi nghĩ như vậy là đủ để mấy người đàn ông hay kêu ca hiểu được rằng: Phụ nữ thực ra rất "dễ hiểu". Nếu bạn vẫn thấy phụ nữ khó hiểu thì chẳng qua là vì bạn chưa được đọc nhật ký của họ mà thôi.



Võ Tòng

Một điệp viên Mỹ tại Việt Nam



Ông William E. Colby
Ông William E. Colby đứng đầu văn phòng CIA tại Nam Việt Nam từ năm 1959-1962.
Đối với nhiều người Mỹ thời đó, cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai trên thực tế, đã chấm dứt vào năm 1968.
Báo chí và công chúng tại Hoa Kỳ xem cuộc tấn công Tết Mậu thân là một thất bại lớn cho quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).
Vào năm 1968, phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ đã lan rộng và thu hút nhiều nhân vật của chính phủ và các thành viên của tầng lớp trung lưu.
Sau năm 1968, cuộc chiến hầu như biến mất khỏi các trang nhất trên báo chí quốc gia.
Nhưng thực ra Tết Mậu thân là một thất bại quân sự lớn đối với người cộng sản miền Nam (Việt Cộng). Vì vậy mà khi thất bại xảy đến cho miền Nam Việt Nam vào năm 1975, nó đã được tiến hành thông qua một cuộc xâm lược của quân đội Bắc Việt mà không phải là một tấn công tổng nổi dậy, do Việt Cộng khơi mào.
Can dự tích cực của Mỹ vào cuộc chiến còn tiếp tục trong bốn năm nữa sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân.

‘Thu phục nhân tâm’

Đến năm 1968, chính quyền Johnson từ bỏ phương pháp chiến tranh ‘tìm và diệt’ của Tướng William Westmoreland đi kèm việc ném bom bừa bãi.
Trong giai đoạn nửa sau của cuộc xung đột, Mỹ nhấn mạnh nỗ lực chống nổi dậy và bình định, dẫn đến chiến dịch của Mỹ và giới chức Nam Việt Nam nhằm chinh phục nhân tâm ở nông thôn.
Động lực đằng sau sự thay đổi này là William E. Colby, cựu đặc công Mỹ ở thế chiến II, dẫn dắt văn phòng CIA (Cục Tình báo Trung ương Mỹ) ở Sài Gòn từ năm 1959-1962 và là người đứng đầu Cục Viễn Đông của CIA từ 1963-1968.
Trong giai đoạn Tết Mậu thân, Colby được cắt cử đến Nam Việt Nam để lãnh đạo CORDS, chiến dịch khổng lồ chống nổi dậy/bình định được hợp tác giữa Hoa Kỳ - Nam Việt Nam, vốn được bắt đầu vào năm 1967.
Colby xuất thân từ nhóm xây dựng quốc gia/chiến tranh chính trị của CIA, mà không phải từ cánh gián điệp/phản gián của cơ quan này.
Trong khi làm việc ở Sài Gòn trên cương vị giám đốc phân nhánh CIA, Colby và các nhân viên của ông đã tổ chức các Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu (CIDG) trong những người Thượng gốc Rhađê. CIA vũ trang cho những người dân ở các buôn làng Tây Nguyên, bảo vệ họ tạm thời, rồi khuyến khích chiến đấu chống Việt Cộng. Lực lượng CIDG là nguyên mẫu cho chương trình Ấp Chiến Lược.
Trong thời gian nắm giữ chức Giám đốc Cục Viễn Đông, Colby là kiến trúc sư của cuộc chiến bí mật tại Lào. Tại đó CIA đào tạo và vũ trang cho các thành viên bộ tộc Hmong và gửi họ tới chiến đấu chống lại quân đội Pathet Lào cũng như quân đội Bắc Việt.
Colby tin rằng an ninh ở các vùng quê tại miền Nam Việt Nam chỉ là một phần của giải pháp cho vấn đề.
Ông Colby và George Bush (cha)
Nhiều ý tưởng của ông Colby từ cuộc chiến Việt Nam được áp dụng ở Iraq và Afghanistan, theo tác giả.
Những người Mỹ trên cơ sở quan hệ đối tác với các chuyên gia bình định miền Nam Việt Nam như Thiếu tá Trần Ngọc Châu phải phân tán vào các xóm làng ở Nam Việt Nam, sống với những người nông dân, giúp cải thiện đời sống của họ, vũ trang cho họ và khuyến khích họ đối phó lại cán bộ cộng sản.
Điều mà Colby và các đồng nghiệp của ông hình dung là một cuộc cách mạng từ “cơ sở”, từ “gốc” sẽ mang lại tự trị cho các tỉnh lỵ và trao quyền cho nông dân để bảo vệ chính mình.
Vấn đề là các chế độ quân sự khác nhau ở Sài Gòn lại coi bất kỳ các nhóm vũ trang có gắn kết về chính trị mà họ không kiểm soát được là mối đe dọa đến quyền lực của họ.

Thất bại

Chiến dịch chống nổi dậy và bình định (CORDS) là hoạt động kết hợp quân sự với dân sự đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nước Mỹ.
CIA đã thành lập một trung tâm tại Vũng Tàu để đào tạo cán bộ chính trị và các nhóm chống khủng bố cho Nam Việt Nam.
Tại Washington, một Trung tâm Đào tạo Việt Nam cung cấp hỗ trợ, đào tạo ngôn ngữ suốt năm cho CIA, các sĩ quan quân đội Mỹ, các cán sự ngoại giao và nhân viên Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID).
Vào năm 1970, có người Mỹ nói tiếng Việt ở hầu như mỗi thôn xóm ở miền Nam Việt Nam.
Các sĩ quan chiến dịch CORDS và các đồng minh Nam Việt Nam đạt được một số tiến triển chống lại các hoạt động nổi dậy giải phóng của cộng sản ở các vùng nông thôn, mặc dù cộng sản tiếp tục có sự hiện diện lớn ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Trung Bộ, và tại các khu vực thuộc mạn nam và đông của Sài Gòn.
Cuối cùng, Colby và các đồng nghiệp của ông đã thất bại.
Họ không thể vượt qua được uy tín dân tộc chủ nghĩa của đối thủ, bản chất áp bức và tham nhũng của chính quyền Sài Gòn, hoặc quyết tâm của chính quyền Nixon kết thúc chiến tranh.
Chiến dịch CORDS phần nào đã trở thành mô hình áp dụng cho người Mỹ chiến đấu ở Iraq và Afghanistan.
Colby trở thành lãnh đạo CIA từ 1973-1976. Tại đây ông hứng chịu cuộc khủng hoảng từ việc công bố "trang sức gia đình" của CIA, tức là những hoạt động bất hợp pháp như âm mưu ám sát nhắm vào các nhà lãnh đạo nước ngoài và việc theo dõi trong nước.
Là người chẳng mấy tin vào sự hợp tác và cởi mở với Quốc hội, Colby đã bị Tổng thống Gerald Ford sa thải vào năm 1976.
Bài viết do Randall B. Woods, giáo sư lịch sử tại Đại học Arkansas, gửi cho BBC. Ông là tác giả của cuốn "Shadow Warrior: William E. Colby and CIA" (tạm dịch: "Người chiến binh trong bóng tối: William E. Colby và CIA"), do Nhà xuất bản Basic Books, New York, ấn hành năm 2013.

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Học người xưa cách đối diện với thị phi cuộc đời

Thật khó để tìm ra cách ứng xử khi phải đối mặt với những thị phi trong cuộc sống. Nhưng trong mọi trường hợp, im lặng luôn là giải pháp tối ưu, bởi cuộc sống còn nhiều thứ để quan tâm hơn là mang trong mình sự ấm ức và bực bội chỉ vì người khác không hiểu đúng về mình.
 
Dưới đây là 2 câu chuyện nói về cách mà người thời xưa đối diện với những thị phi.
 
 Câu chuyện thứ nhất:
tinhhoa.net-MdY1Ng-20141121-hoc-nguoi-xua-cach-doi-dien-voi-thi-phi-trong-cuoc-song
Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:
 – Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?
 Hứa Kính Tôn trả lời:
 – Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương. Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.
 Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.
 
 Câu chuyện thứ hai:
Một lần, Đức Phật đi giáo hóa ở vùng có nhiều người tu theo Bà La Môn giáo. Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật mà mắng chửi. Đức Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau không tiếc lời rủa xả. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:
 – Ngài có điếc không?
 – Ta không điếc.
 – Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?
 – Này tín đồ Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?
 – Quà ấy về tôi chứ ai.
 – Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.
tinhhoa.net-BYgaN3-20141121-hoc-nguoi-xua-cach-doi-dien-voi-thi-phi-trong-cuoc-song
Trong kinh Phật viết rằng, khi người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Thế nên từ nay về sau nếu có nghe thấy ai đó nói lời không tốt về mình, chớ có thọ nhận thì sẽ được an vui.

 Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành nhưng vết thương gây ra bởi lời nói thì chẳng biết ngày nào mới lành lại được.
Vì vậy hãy cẩn trọng với lời nói của mình, đừng gây ra thị phi vì vô ý thức, cũng đừng trách móc người khác chỉ vì lỗi lầm của họ.
Theo tạp chí Gia Đình
- See more at: http://www.thegioiphatgiao.vn/vanhoa/huongthien/hoc-nguoi-xua-cach-doi-dien-voi-thi-phi-cuoc-doi#sthash.nceIFvI8.dpuf

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

11 điều người thành công không bao giờ làm lúc tan sở

BizLIVE - "Những việc bạn làm trước khi rời khỏi văn phòng sẽ tác động đáng kể đến tâm trạng khi bạn về nhà, năng lượng sáng hôm sau, và toàn bộ ngày làm việc tiếp theo."
 
11 điều người thành công không bao giờ làm lúc tan sở
Bill Gates - một trong những người thành công nhất trên thế giới
Dưới đây là chia sẻ của Lynn Taylor và Michael Kerr - những tác giả nổi tiếng về 11 điều mà người thành công không bao giờ làm trong 10 phút cuối ngày làm việc, tổng hợp từ Business Insider.
"Những người đạt được thành công là bởi họ có thói quen, và làm thế nào họ kết thúc ngày làm việc cũng là một phần quan trọng trong chiến lược đi tới thành công của họ", Kerr cho biết.

1. Những người thành công thường không đưa ra quyết định quan trọng vào cuối ngày
"Những người thành công thường không bao giờ giải quyết một dự án hoặc thực hiện quyết định quan trọng mà đòi hỏi nhiều trí tuệ hoặc sự tập trung vào cuối ngày làm việc," Kerr giải thích.
"Hãy để văn bản quan trọng hoặc việc suy nghĩ nhiệm vụ mới cho sáng hôm sau, khi bộ não của bạn đang ở mức năng lượng đỉnh cao của nó. Thay vào đó, hãy sử dụng thời gian này để tập trung vào những nhiệm vụ đơn giản hay việc lập kế hoạch và đọc những phản hồi của đối tác."

2. Họ không bắt đầu hoặc chuyển nhượng dự án mới
Bạn sẽ không đủ thời gian để thảo luận dự án mới vào cuối ngày (Ảnh minh họa)
Trong 10 phút cuối cùng của ngày làm việc, có một cơ hội tốt cho bạn và bạn muốn bắt đầu nó ngay lập tức. Tuy nhiên, hãy để việc bắt đầu dự án đó cho ngày hôm sau khi bạn đã được nghỉ ngơi và “sạc” lại tinh thần.
"Nên tránh sự cám dỗ khi mọi thứ đang vội vã. Bạn không thể đủ thời gian để thảo luận hoặc đưa ra chỉ dẫn cần thiết cho những người khác. Có thể, bạn sẽ phải chịu kết quả từ sự khởi đầu sai lầm này và những đồng nghiệp khác cũng không còn tinh thần và sự hào hứng để bắt đầu công việc mới vào lúc cuối giờ”, Taylor cho biết.

3. Họ không bị kéo vào cuộc khủng hoảng của người khác
Hãy tránh khỏi những cuộc tranh cãi vào cuối giờ làm việc (Ảnh minh họa)
Dính líu tới bất kỳ vấn đề tình cảm hoặc các vụ việc gây tranh cãi nào vào cuối ngày cũng là một công thức chắc chắn sẽ khiến bạn mang căng thẳng về nhà, Kerr cho biết.
"Với mức độ năng lượng đang cạn kiệt và khả năng tập trung tinh thần kém, cuối ngày không bao giờ là thời gian tốt nhất để bạn giải quyết một vấn đề nặng nề."

4. Họ không bao giờ cho người khác “leo cây”
Nếu bạn đã hứa với một đồng nghiệp, khách hàng hay ông chủ rằng sẽ trả lời email, cung cấp tài liệu hoặc trả lời câu hỏi vào cuối ngày, thì điều quan trọng là bạn phải làm được điều đó.
Sẽ rất thô lỗ và thiếu chuyên nghiệp khi làm việc không đúng hạn. "Đừng cho rằng họ có thể chờ đợi, bởi bạn cũng đâu có thể làm điều đó”, Taylor cho biết.

5. Họ không rời khỏi khi bàn làm việc lộn xộn

Những người thành công sẽ không rời đi khi bàn làm việc lộn xộn (Ảnh minh họa)

Những người thành công luôn cố gắng để không bao giờ phải rời khỏi không gian làm việc bừa bộn vào cuối ngày.
"Không ai thích bắt đầu một ngày làm việc mới khi bàn làm việc lộn xộn, hãy dành thời gian sắp xếp tài liệu ngăn nắp trước khi về, nếu bạn không muốn phải làm việc đó vào sáng hôm sau", Kerr cho biết.

6. Họ không bao giờ rời đi mà không nói lời chào tạm biệt
"Có thể bạn đã trải qua một ngày làm việc đầy mệt mỏi và thử thách, nhưng hãy nỗ lực nói lời tạm biệt thân thiện với các đồng nghiệp và sếp của bạn," Taylor nói.
"Đừng thoát khỏi phòng làm việc nhanh như tên bắn, bởi điều này có thể vô tình gửi đến người khác những thông điệp sai lầm. Và trong trường hợp không có thông tin, họ có thể giả định bất kỳ điều tồi tệ nhất."

7. Họ sẽ không về nhà mà chưa kiểm tra lịch của ngày hôm sau
Gần như không có gì tồi tệ hơn khi đến văn phòng vào buổi sáng mà mới biết sắp có một cuộc họp lớn.
"Những người thành công luôn xem xét tiến độ và kế hoạch cho ngày hôm sau. Thậm chí, họ còn hình dung công việc sẽ diễn ra như thế nào," Kerr cho biết.
Điều này sẽ cho phép bạn có thời gian chuẩn bị chuẩn bị, tự tin hơn, và ít căng thẳng hơn.

8. Họ không gửi email một cách vội vàng

Sheryl Sandberg CEO của Facebook được biết đến là người cẩn thận và chỉn chu

"Không bao giờ được gửi một email mà chưa suy nghĩ kỹ càng và thực hiện nó với cả tấm lòng”,Taylor nói.
"Bởi lẽ, bạn có thể bị hiểu lầm hoặc tệ hơn, tự gây ra cho mình cảm giác lo lắng không cần thiết. Thêm vào đó, bạn cũng không muốn người khác sẽ vì email đó mà buồn bã hay bối rối, đúng không?”, Taylor nhận định.
"Thay vào đó, hãy xem xét việc thiết lập một lưu ý nhắc nhở chính mình về email đó vào buổi sáng hôm sau, hoặc lưu email dưới dạng bản nháp," bà nói thêm.

9. Họ sẽ không “đánh gục” chính mình vì chưa hoàn thành xong mọi việc phải làm
“Thành công không chỉ được biểu hiện trong một ngày”,Kerr cho biết. Đừng quá bi quan nếu bạn không thể hoàn thành lượng công việc khổng lồ mà tự mình đề ra.
Thay vào đó, nhắc nhở bản thân phải "chiến thắng" và luôn có ngày mai. "Hãy gạt bỏ những điều tiêu cực và bắt đầu ngày hôm sau với năng lượng và một khởi đầu mới", ông gợi ý.

10. Họ không lan truyền những tin đồn
Việc thân thiện với đồng nghiệp là rất tốt, nhưng bạn nên tránh để không bị lôi kéo vào tin đồn văn phòng có thể lan truyền vào cuối ngày.

11. Họ không bị cám dỗ bởi những thứ xung quanh
Bill Gates nổi tiếng luôn biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Những người thành công thường tránh bị cám dỗ về việc nán lại sau giờ làm. Họ biết tầm quan trọng của sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, vì vậy họ luôn cố gắng rời khỏi văn phòng hợp lý.
"Không nên cho phép mình mơ mộng hoặc bị phân tâm bởi chuyện gì đó vào cuối ngày," Taylor nói.
Kerr cũng đồng ý và cho biết, "bạn nên biết khi nào nên dừng lại, bởi đó cũng là chìa khóa để cân bằng giữa lịch trình bận rộn và cuộc sống cá nhân”.
NGUYỄN THẮM

Thanksgiving_lễ Tạ Ơn



15 Best Moments Of Thanksgiving
Thanksgiving là một ngày lễ tổ chức tại khu vực Bắc Mỹ, thường được coi là dịp để bày tỏ lòng biết ơn. Nguồn gốc của Lễ Tạ ơn là để cảm ơn Chúa đã ban cho vụ mùa bội thu. Tại Mỹ, ngày lễ này được tổ chức vào thứ 5 của tuần thứ tư tháng 11. Tại Canada, dịp này được tổ chức vào ngày thứ 2 tuần thứ hai của tháng, còn gọi là Ngày Columbus. 

Ngày lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ

Tỏ lòng biết ơn là một hành vi đạo đức cao quý của con người có văn hóa tốt. “Thank You” là câu nói phải có của những người lịch sự. Từ thuở xa xưa chưa có lịch sử, loài người đã cử hành các cuộc tế, lễ để tỏ lòng biết ơn về những gì mà Trời đất ban cho con người. Phong tục này có trên khắp hoàn cầu và bộ tộc lâu đời nào cũng cử hành ít nhất là một lần trong năm với những tiệc thịnh soạn để ăn mừng mùa màng đã thu hoạch tốt.

Sử chép rằng giống nòi Việt vốn dòng dõi Vua Thần Nông (vị vua giúp dân phát triển việc trồng lúa để giải quyết vấn đề thực phẩm cho dân chúng mà dân số càng ngày càng tăng theo cấp số nhân) hàng năm tổ chức nhiều ngày hội hè ăn mừng được mùa. đặc biệt là ngày Tết Nguyên đán, nhà vua cử hành lễ Tế Trời đất và dân gian nấu bánh chưng và bành dày làm lễ Cúng Trời đất.
image
Những bộ lạc da đỏ ở Châu Mỹ cũng có truyền thống tạ ơn đấng Tạo Hóa về tất cả những gì họ có. Hàng năm họ tổ chức ăn mừng 4 lần hoặc 6 lần với thịt hươu chứ không phải là gà lôi (turkey).

Ở Âu Châu, truyền thống tạ ơn Chúa về những thu hoạch mùa màng đã được thực hiện rất phổ biến tại nhiều nơi với những tiệc tùng, khiêu vũ, và đốt pháo bông vào Mùa Thu từ Những Thời Trung Cổ.

Ở Anh Quốc, Ngày Lễ Tạ Ơn xưa kia có tên là Harvest Festival (Hội Mừng được Mùa) được các nhà thờ cử hành trên khắp nước vào ngày Chúa Nhật để đánh dấu mùa gặt hái tại địa phương chấm dứt. Tập tục này lan qua Mỹ Châu bởi những di dân đầu tiên và tới năm 1863, Harvest Festival được đổi tên là Thanksgiving hay Thanksgiving Day được tổ chức vào thời điểm công việc mùa màng đã xong.

Hiện nay, ở Canada, Lễ Tạ Ơn được tổ chức vào Thứ Hai của tuần lễ thứ nhì trong Tháng Mười. Ở Mỹ, Thanksgiving được chính thức cử hành trên toàn quốc vào Thứ Năm của tuần thứ tư trong Tháng Mười Một.
15 Best Moments Of Thanksgiving
Thanksgiving Day còn có tên là Turkey Day và được Tổng Thống Roosevelt ký thành luật vào ngày 26 tháng Mười Một năm 1941.
Nguồn gốc khác nhau về lễ Tạ Ơn ở Hoa Kỳ


Trước đây, dân chúng Hoa Kỳ mỗi tiểu bang đều có một ngày cử hành Lễ Tạ Ơn Trời và cũng để nhớ ơn những thổ dân đã chỉ cách trồng trọt cho những người di dân tới Mỹ Châu.

Ngày nay, hàng năm cứ đến Thứ Năm của tuần lễ thứ tư trong tháng Mười Một, dân chúng Hoa Kỳ lại cử hành Thanksgiving Day hay Thanksgiving. đó là Ngày Lễ Tạ Ơn vào dịp mùa màng chấm dứt tại Hoa Kỳ.
Có nhiều nhân vật thời di dân ghi chép lại những ngày lễ tạ ơn ở Mỹ Châu. Trải qua thời gian dài xây dựng Hợp Chủng Quốc, các vị tổng thống đã ấn định những ngày Lễ Tạ Ơn vào những ngày khác nhau và thường với mục đích là để hàn gắn vết thương của Cuộc Nội Chiến. Mãi đến năm 1941, Ngày Lễ Tạ Ơn mới được áp dụng chung trên toàn quốc Hoa Kỳ.
Nhóm hành hương tị nạn tôn giáo: The Pilgrims


Vào thời gian đầu mới tới Mỹ Châu, Nhóm Hành Hương (The Pilgrims) dành riêng một ngày để ăn mừng sau mùa gặt hái vào năm 1621 tại Plymouth Plantation, Massachusetts.
image
Sự tích là vào ngày 6 tháng Chín năm 1620, từ thị trấn Plymouth, Anh Quốc, 44 người ly khai Giáo Hội Anh Cát Lợi dẫn một nhóm 66 người di tản sang Tân Thế Giới Mỹ Châu) trên con tầu tên là The Mayflower. Bốn mươi bốn người ly khai tự mệnh danh là “Thánh” (Saints), còn những người khác thì họ gọi là “Người Lạ” (Strangers). Cuộc hành trình vất vả, có nhiều bất đồng, và kéo dài tới 65 ngày. Khi trông thấy đất liền vào ngày 10 tháng Mười Một thì đã có một người chết. Lúc sắp sửa cặp bến, họ ký kết với nhau một bản hợp đồng gọi là Mayflower Compact bảo đảm sự bình đẳng và thống nhất hai nhóm. Họ kết hợp lại và tự mệnh danh là The Pilgrims.

Họ dự tính định cư tại Virginia, nhưng sau đó, vì bão tố, họ phải đổ bộ lên một nơi nay gọi là Plymouth, Massachusetts và định cư ở đó. Mùa đông năm ấy, nhờ sự giúp đỡ của thổ dân Wampanoag cho thức ăn và chỉ dẫn cách trồng trọt và săn bắt nên đoàn người mới sống sót.

Năm sau, vào Mùa Thu, 1621, mùa màng thu hoạch tốt, Thống đốc William Bradford tuyên bố một ngày tạ ơn. Khoảng 50 di dân tổ chức Harvest Festival (Hội Mùa Gặt) đầu tiên kéo dài ba ngày và họ mời khoảng 90 thổ dân Wampanoag tới cùng chung vui và bày tỏ lòng biết ơn.
Ngày Thanksgving đầu tiên:

image
Tranh của Jean Louis Gerome Ferris (1863-1930)
Thống đốc William Bradford ghi lại ngày ăn mừng này trong tập Of Plymouth Plantation và dưới đây là vài hàng trích dẫn:

Bấy giờ mọi người bắt đầu thu hoạch số hoa màu nhỏ đem chất chứa trong nhà hay kho để dành cho mùa đông. Tất cả mọi người đều đã phục hồi sức khỏe và mọi thứ đã có đủ. Một vài người đi xa; số ở lại thì đi câu cá và chia phần cho mọi nhà. Suốt mùa hè đó, họ không có thiếu thốn gì. Và bây giờ thì họ kiếm thêm chim chóc chứa vào kho vì mùa đông sắp tới và nơi này thì chim chóc có rất nhiều. Ngoài chim chóc, còn có rất nhiều gà rừng và nai v.v. Hơn nữa, họ lại có một số lượng thực phẩm thu hoạch như là bắp (Indian corn).
Edward Winslow viết Mourt’s Relation và vài hàng trích dẫn sau:


image
Mùa màng của chúng tôi đang được thu hoạch, vị thống đốc của chúng tôi phái bốn người đi bắt chim chóc để chúng tôi ăn mừng sau mùa thu hoạch do công lao của chúng tôi. Nhóm bốn người đã bắt được chim chóc thật là nhiều có thể dùng hầu như cả tuần cho mọi người. Vào lúc đó, trong những trò giải trí, chúng tôi thực tập bắn súng và có khoảng 90 thổ dân được mới tới tham dự trong đó có cả Vua Massasoit. Chúng tôi vui chơi ăn uống suốt ba ngày; một nhóm thổ dân ra ngoài săn bắt 5 con hươu (deer) đem về tặng cho thống đốc và các đội trưởng. . .

Nói tới buổi Lễ Hội được Mùa năm 1621 này, cũng nên nhắc lại chuyện một thổ dân tên là Tisquanto hay còn gọi là Squanto. Có lẽ Squanto là một trong số ít người đầu tiên được tiếp xúc với văn minh Âu Châu. Rồi, sau khi trở về quê hương để làm gạch nối giữa người da trắng và da đỏ, thì anh lại bị đồng bào anh coi là kẻ thù vì không chấp nhận sự hợp tác của anh với người da trắng. Tuy nhiên, anh vẫn kiên trì với thiện chí làm bớt đi những cuộc chém giết giữa người di dân và người da đỏ.

Khi người Âu Châu mới tìm ra Mỹ Châu, đoàn thám hiểm đã tổ chức bắt cóc một vài trẻ em bản xứ trong đó có Squanto đem về Anh quốc với mục đích để dạy dỗ cho nói tiếng Anh làm thông dịch viên sau này. Squanto được trao cho một giáo sĩ nuôi rồi được theo các tầu buôn trở về Mỹ Châu.
image
Trở về Mỹ Châu, Squanto đã tìm cách vượt trốn khỏi vòng tay người da trắng, nhưng rồi bị bắt và bị bán làm nô lệ trôi nổi khắp đó đây kể cả Tây Ban Nha và các bến cảng Châu Phi. định mệnh xui khiến, một ngày nào đó Squanto lại xuất hiện ở quê hương của mình. Khi đoàn người di dân đổ bộ lên Plymouth, Massachusetts và đang sắp bị chết đói thì Squanto xuất hiện cùng với một số thổ dân người Wampanoag. Họ mang theo thức ăn cho người di dân và dạy người di dân cách trồng trọt và săn bắt. Nhờ đó mà đoàn di dân đã sống sót qua mùa đông băng giá năm đó và có thu hoạch tốt vào Mùa Thu năm sau. Chẳng bao lâu sau đó, Squanto bị lây bịnh sốt rét và qua đời. Hiện nay người da trắng và da đỏ vẫn còn nhớ ơn Squanto.
Những buổi tiệc Tạ Ơn Khác trên Mỹ Châu


image
Ngày 23 tháng Năm, 1541, Francisco de Vásquez de Coronado cùng thổ dân Tejas tổ chức Hội Tạ Ơn tại Palo Duro Canyon, Texas để ăn mừng cuộc hành trình của Francisco đi tìm thấy thực phẩm. Trong ý nghĩa tiệc mừng của người Âu Châu tạ ơn Chúa, ngày này cũng được nhiều người cho là đích thực Ngày Lễ đầu Tiên Tạ Ơn Chúa ở Bắc Mỹ.

Một tiệc mừng kế là tiệc mừng do Pédro Menéndez de Avilés tổ chức tại St. Augustine, Florida, ngày 8 tháng Chín, năm 1565. Tiệc mừng này cũng được cho là Thanksgiving đầu tiên tại Mỹ.

Một buổi tiệc khác cũng được cho là Lễ Tạ Ơn đầu Tiên ở Mỹ Châu là bữa tiệc của Don Juan de Onate tổ chức ngày 30 tháng Tư năm 1598 tại gần San Elizario, Texas.
Quốc Hội và Tổng Thống Ấn định Ngày Tạ Ơn


image
Đêm Thứ Tư trước ngày Thansgiving là một trong những đêm bận rộn nhất cho các quán ăn và quán nhậu bởi vì đó là đêm đầu tiên của các sinh viên trở về tỉnh nhà trong học kỳ.

Ngoài tiệc tùng, nhiều thành phố như New York, Philadelphia, Houston, Detroit có tổ chức các trận đấu túc cầu (footblall) và các toán diễn hành thường kết thúc bằng toán diễn hành của các Ông Già Noel cho biết là Lễ Chrismas đã khởi đầu.

Trong Cuộc Chiến Cách Mạng Mỹ Châu (Cuộc chiến chống Anh Quốc để thành lập ra Hoa Kỳ), theo thường lệ, Quốc Hội hàng năm ấn định một hay nhiều ngày lễ tạ ơn. Riêng tháng 12 năm 1777, George Washington đã tuyên bố một ngày tạ ơn nhằm vinh danh trận đánh thắng Anh Quốc ở Saratoga.

Vào những năm lên làm Tổng Thống, Goerge Washington ấn định lại những Ngày Lễ Tạ Ơn.

Tổng Thống John Adams ấn định Thanksgivings vào các năm 1798 và 1799

Tổng Thống Madison ấn định Thanksgiving vào lúc kết thúc cuộc chiến, 1812.

Tại bang New York, thanksgiving hàng năm được Thống đốc ấn định kể từ năm 1817.

Có một số tiểu bang ở miền nam không nhìn nhận những ngày tạ ơn như các tiểu bang khác. Tới năm 1858 mới có 25 bang và 2 lãnh thổ nhìn nhận Ngày Lễ Tạ Ơn.
image
Trong Cuộc Nội Chiến, Tổng Thống Abraham Lincoln tuyên bố ngày Thứ Năm cuối cùng trong Tháng 11 năm 1863 là Thanksgiving cho toàn quốc. Từ 1863, hàng năm toàn quốc Hoa Kỳ đều cử hành Lễ tạ Ơn vào ngày Thứ Năm cuối cùng của Tháng Mười Một. Nhưng tới năm 1939 thì T.T. Roosevelt lại tuyên bố rằng Thanskgiving nên là ngày kế ngày Thứ Năm cuối cùng trong tháng 11 hơn là ngày cuối cùng với mục đích giúp cho thời gian mua sắm vào dịp Christmas được kéo dài hơn. đề xuất này không có tính bắt buộc nên chỉ có 23 bang theo khuyến cáo này còn 22 bang khác không theo. Còn các bang khác, như Texas, đã ấn định cả hai tuần lễ là ngày Tạ Ơn.

Tới năm 1941 thì Quốc Hội HK quyết nghị lấy ngày Thứ Năm của tuần lễ thứ tư trong tháng 11 là ngày Thanksgiving. Ngày 26 tháng 11 năm 1941, T.T. Roosevelt ký ngày Tạ Ơn toàn quốc đó thành luật.
image
Tổng Thống Truman nhận một gà lôi biếu tại trước Tòa Bạch Ốc
Khi Lễ Tạ Ơn chấm dứt thì mùa nghỉ lễ mùa đông truyền thống lại bắt đầu. đó là mùa mua sắm cho Lễ Giáng sinh được khởi sự vào ngày Thứ Sáu đen "Black Friday" ngay sau Ngày Lễ Tạ Ơn. Truyền thống này được thành lập ít nhất là vào những năm 1930. Trong khi ngày nhộn nhịp nhất về mua sắm vẫn là ngày Thứ Sáu sau ngày Thanksgiving thì ngày có số lượng hàng bán ra lớn nhất là ngày Thứ Bẩy hay là ngày 23 Tháng 12. Hầu hết các cửa hàng đều tăng số hàng tồn kho cho mùa nghỉ tháng Mười Hai vào ngay sau Ngày Halloween, thậm chí có khi còn trước cả ngày vui đùa đó. Thứ Sáu sau Lễ Tạ Ơn hay là Black Friday còn được coi như là ngày Không Mua Gì Hết mà những người phản đối không mua sắm gì vì họ cho đó là những thói quen tiêu thụ phí phạm của những nước Số Một trên Thế Giới.
image
Dầu sao thì Lễ Tạ Ơn mở ra ở Mỹ Châu vẫn mang đầy ý nghĩa biết ơn Thượng đế và Những Thổ Dân đã cứu giúp những vị Tiền Bối Hành Hương "The Pilgrim Fathers" những người đã đặt nền móng cho Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Những hoạt động trong ngày Tạ ơn

image
Lễ Tạ ơn là một dịp để những người trong gia đình và bạn bè gặp gỡ, cùng chia sẻ niềm vui. Ở Mỹ, đây là một ngày lễ quan trọng của gia đình và mọi người có thể đi từ đông sang tây để gặp gỡ các thành viên trong gia đình. Kỳ nghỉ Tạ ơn thường rơi vào "4 ngày" cuối tuần. Dịp này phần lớn được tổ chức ở phạm vi gia đình, không giống như ngày 4/7 hay lễ Noel, tổ chức rầm rộ với sự tham gia của công chúng.

Ở Canada, lễ Tạ ơn diễn ra trong 3 ngày cuối tuần và không được coi trọng như ở Mỹ. Vào dịp này, các gia đình Canada khó có thể tụ họp với nhau, thay vì thế họ coi ngày Noel là dịp để thành viên trong gia đình đoàn tụ. Thêm vào đó, lễ Tạ ơn tại Canada lại rơi vào ngày thứ 2, nên người Canada có thể ăn bữa tối Tạ ơn vào bất kỳ ngày nào trong số 3 ngày cuối tuần trước đó. Điều này có nghĩa, họ sẽ ăn tối cùng một nhóm họ hàng trong 1 ngày và một bữa khác với nhóm khác vào ngày hôm sau.
image
Bóng hình ngôi sao in dòng chữ của tập đoàn siêu thị Macy's
Một hoạt động không thể thiếu vào dịp Tạ ơn là mua sắm. Bắt đầu từ những năm 1930, mùa mua sắm nhân dịp Giáng sinh bắt đầu khi lễ Tạ ơn kết thúc. Tại thành phố New York, cuộc diễu hành nhân ngày Tạ ơn của Tập đoàn Macy's được tổ chức hàng năm tại khu trung tâm Manhattan. Cuộc tuần hành được tổ chức theo các chủ đề đặc biệt nào đó, hoặc mô phỏng các cảnh trong những vở kịch trên sân khấu Broadway kèm theo những chùm bóng lớn vẽ nhiều nhân vật hoạt hình hoặc diễn viên truyền hình nổi tiếng. Diễu hành nhân dịp Tạ ơn cũng diễn ra ở một số thành phố khác như Plymouth, Houston, Philadelphia và Detroit. 
Dù ngày mua sắm lớn thứ hai trong năm tại Mỹ là ngày Thứ Sáu đen tối sau lễ Tạ ơn, hầu hết các cửa hàng đã bắt đầu dự trữ hàng ngày sau lễ Halloween, đôi khi từ trước nữa.

image
Một hoạt động chính khác trong dịp lễ Tạ ơn tại Mỹ là đá bóng. Theo truyền thống, hai đội chuyên nghiệp sẽ giao đấu vào ngày Tạ ơn, song đến gần đây, các trận bóng được tổ chức vào ngày trong tuần, không phải vào chủ nhật.
Thanksgiving-Wishes-Quotes-Sayings-For-Cards-E-Cards Happy Thanksgiving Wishes Quotes Sayings For Cards & E-Cards


*****