- Cuối thế kỷ 19, hệ thống giáo dục Việt Nam từ Nho giáo của triều Nguyễn đã dẫn được thay thế dần bằng giáo dục do người Pháp mang tới.
Qua hai lần cải cách, nền giáo dục "tân học" đã được kiến tạo với cách tổ chức ba cấp học, thêm các trường đào tạo kỹ thuật, nghề nghiệp, thiết lập hệ thống trường tư, đặt nền móng cho khoa học thống kê, và đặc biệt là xây dựng các ngôi trường mà hiện nay vẫn còn đang duy trì ở khắp nơi trong cả nước.
Qua hai lần cải cách, nền giáo dục "tân học" đã được kiến tạo với cách tổ chức ba cấp học, thêm các trường đào tạo kỹ thuật, nghề nghiệp, thiết lập hệ thống trường tư, đặt nền móng cho khoa học thống kê, và đặc biệt là xây dựng các ngôi trường mà hiện nay vẫn còn đang duy trì ở khắp nơi trong cả nước.
Những bước giao thoa cũ - mới
Văn bản hành chính năm 1879 thành lập cơ quan quản lý giáo dục ở Nam Kỳ. Khi đó, hệ thống giáo dục có 3 cấp 1, 2, 3 |
Cải cách giáo dục lần 1 (1906 - 1916)
Tại triển lãm giáo dục Việt Nam dưới triều Nguyễn đến trước năm 1945 (diễn ra từ ngày 28/10), Trung tâm văn thư lưu trữ nhà nước xác định thời kỳ này có 2 đợt cải cách giáo dục. Lần thứ nhất bắt đầu từ năm 1906, đánh dấu bằng Nghị định của Toàn quyền Đông Dương về việc thành lập một hội đồng hoàn thiện. Đến tháng 10 cùng năm thì Pháp quyết định đưa chương trình giáo dục của nước này vào giảng dạy ở các trường học Trung Kì. Đến năm 1914, Pháp công nhận văn bằng tú tài các trường học ở Đông Dương tương đương với chính quốc.
Cải cách lần 2
Từ năm 1917 đến trước năm 1945, người Pháp hoàn thiện dần hệ thống giáo dục, với các quy định về giáo dục tiểu học, trung học, giáo dục nghề, giáo dục đại học. Đặc biệt, nhiều trường trung học và kỹ thuật dạy nghề được mở ra, trang bị cho người học kiến thức khoa học tự nhiên, kỹ năng thực hành, có mục đích học ra làm việc. Có trường tư, trường cho học sinh nữ, thiết lập khoa học thống kê giáo dục.
Nhiều ngôi trường được xây dựng từ đầu thế kỷ, đến nay vẫn là các trường danh tiếng, thu hút học sinh chất lượng cao theo học |
- Lê Anh Dũng - Hạ Anh