Tôi có thói quen ghi nhật kí khi đi đây đi đó (và tôi đi rất nhiều). Đây là loạt bài nhật kí tôi viết nhân chuyến đi làm sabbatical leave bên Thái Lan vào tháng 5/2013. Loạt bài đăng trên website cá nhân nhưng bị đánh sập nên không còn tìm lại được. May mắn quá, trong khi đi tìm tài liệu, tôi phát hiện bài được lưu giữ trong một website về Thái Lan – Việt Nam, nên tôi đem về trang blog này, trước là chia sẻcùng các bạn, và sau là làm kỉ niệm.
Mấy ngày qua bận điđây đó liên tục nên không có thì giờ cập nhật trang web. Hôm nay tương đối ổnđịnh (chờ chuyến bay đi Bangkok) nên tôi muốn ghi lại vài dòng để gọi là nhật kí mở. Lần này, tôi ghé thăm Đại học Khon Kaen (KKU), và tuy chưa đầy một tuần nhưng cũng có thể ghi lại vài cảm nhận riêng…
Ở đại học phương Tây họ có một truyền thống có thể nói là hay hay, đó là sabbatical leave. Chẳng biết dịch sang tiếng Việt ra sao, nhưng đó là một dịp nghỉ cho những giảng viên và giáo sư đại học. Một giáo sư hay giảng viên sau 10 năm phục vụ, người ta [gần như bắt buộc] phải lấy sabbatical leave, tức phải nghỉ trong vòng 3 tháng, và thường phải rời đại học đến một nơi nào đó. Nhưng đây không phải là nghỉ hè hay giống nghỉ thường niên bình thường, mà thực chất là nghỉtheo kiểu học thuật, khoa bảng. Thời gian nghỉ đó phải có “sản phẩm”. Sản phẩm có thể là sách, hay bài báo khoa học, hay công trình hợp tác, v.v. Thông thường, các giáo sư chọn đi nước ngoài làm visiting professor (giáo sư thỉnh giảng) một thời gian để tịnh dưỡng và gột rửa đầu óc, và nạp năng lượng cho 10 năm tới. Tôi cũng không phải là ngoại lệ, nên tôi cũng lấy sabbatical leave. Tôi may mắn được KKU bổ nhiệm làm visiting professor nên tôi đếnđây để tịnh dưỡng.
Tôi đến KKU trong một ngày nóng bức và cũng là một thay đổi đáng kể. Đi từ Sydney, nơi mà nhiệt độhiện nay là khoảng 12-20 độ C, đến một nơi mà nhiệt độ lên đến 35 độ C, thì quảlà một thay đổi đáng kể. Thay đổi môi trường chung quanh nữa. Tôi cứ tưởng rằng Khon Kaen là một tỉnh như Cần Thơ ta, nhưng đâu ngờ rằng nó có vẻlớn hơn, và chắc chắn là giàu có hơn Cần Thơ nhiều. Phi trường tương đối lớn (Boeing 747 có thể đáp), và phía trong phi trường thì lịch sự chẳng khác gì một phi trường trung bình ở Mĩ. Ra ngoài đường thì thấy toàn xe hơi, rất rất ít xe gắn máy chạy trên đường. Đường xá thẳng tấp và rộng, chưa phải là freeway nhưng cũng xấp xỉ xa lộ trung bình bên Mĩ (2-5 lằn xe mỗi bên). Tôi hỏi anh bạn những con lộ liên tỉnh này xây từ bao giờ, thì được biết là từ những năm trong thập niên 1970s. Tức là trong lúc VN đánh nhau với Mĩ thì Thái Lan xây dựng hạ tầng cơ sở. Chả thế mà ngày nay nông thôn của họ phát triển hơn (và có thể nói là văn minh hơn – hiểu theo nghĩa cơ khí hoá hơn) nông thôn VN.
Trước khi về nhận phòng, anh bạn tôi chở đi dạo một vòng đại học KKU. Tôi chỉ có thể nói ngắn gọn rằng: impressive (ấn tượng). KKU có một khuôn viên rất rộng, gần 3.3 triệu mét vuông. Nếu tính diện tích thì KKU là đại học lớn nhất Thái Lan. Điều quan trọng là cây cối xanh mát trong toàn bộ khuôn viên đại học. KKU chẳng khác gì một đại học lớn vùng Trung Tây nước Mĩ. Cách thiết kế tổng quan rõ ràng là chịu ảnh hưởng của Mĩ. Mĩ cũng từng là“người” thiết kế Đại học Cần Thơ và Đại học Nông Lâm (ngày nay) với khuôn viên xanh và rộng. Do đó, tôi đoán rằng đây là một “tác phẩm” của Mĩ, nhưng tôi phải hỏi lại cho chắc chắn hơn.
Cả khuôn viên đại học nhưlà một thị xã nhỏ. Đi từ khoa này sang khoa khác phải bằng xe hơi hay bus. Đường lộ có lane đàng hoàng với đèn giao thông điều phối giao thông. Buổi sáng còn có cả cảnh sát trường (bảo vệ) điều hành giao thông, vì quá nhiều xe hơi. Ngay cả sinh viên cũng lái xe hơi đi học! Tất cả các sinh hoạt thường ngày như mua sắm siêu thị, nhà hàng, dịch vụ ngân hàng, v.v. đều có ngay trong campus. Do đó, nhân viên và sinh viên chẳng cần điđâu xa, và họ xem đây như là một thành phố đại học. Thành phố này nó dễthương hơn thành phố đại học bên Mĩ, bởi vì nó vẫn còn dáng dấp Á châu, nhưng là loại Á châu văn minh và có văn hoá cao. Mấy ngày qua, tôi chưa bao giờnghe tiếng kèn xe chửi bới nhau hay cảnh báo nhau như bên Việt Nam. Ai cũng rất nhỏ nhẹ, và sẵn sàng nhường đường. Xe cộ đậu trước cửa hàng hay khách sạn không cần khoá.
Khuôn viên đại học có rất nhiều toà nhà (building). Riêng cái thư viện của đại học đã bằng một đại học trung bình của Việt Nam! Hiệu trưởng và hiệu phó “chiếm” một building hoàng tráng riêng! KKU còn có những cơ sở vật chất để giải trí (như tập thểthao, hồ bơi, chiếu phim, hội trường) và đều được đặt ở những vị trí rấtđẹp. Thích nhất là đi đâu cũng thấy cây xanh. Riêng hai khoa nông nghiệp và y có lẽ là lớn nhất của đại học, vì tôi thấy hai khoa này chiếm một khoảnh đất rất rộng so với các khoa khác. Trước khi sang đây, tôi tưởng tượng trường này như ĐH Cần Thơ hay Huế của ta, và khoa y thì chắc "same same" trường y Hà Nội. Nhưng khi đi một vòng bằng xe hơi thì tôi thấy mình tưởng tượng sai be bét. Đại học KK giống y như những đại học lớn của Mĩ mà tôi từng biết, với những cơ sở vật chất không chê được. Hệ thống internet phải nói là tuyệt vời, có khi còn nhanh hơn cả hệ thống internet của UNSW bên Úc!
Ấy thế m KKU chưa đầy 50 tuổi. Được thành lập từ năm 1964, và đến nay thì KKU đã có 35 ngàn sinh viên. Về nghiên cứu khoa học, KKU đứng hàng top 5 của Thái Lan và top 50 của Á châu. Riêng khoa y mới có 41 tuổi thôi (mới thành lập năm 1972). Trong thời gian 41 năm, họ đã đào tạo được 3000 bác sĩ. Hiện nay, mỗi năm sốsinh viên nhận vào là khoảng 300, cộng với 300 là nghiên cứu sinh. Anh khoa trưởng cho tôi biết khoa y có gần 4700 nhân viên, kể cả y tá, bác sĩ và giảng viên. Trong số này, có 26 giáo sư, 153 phó giáo sư, 122 assistant professor, và 114 giảng viên. Khoa y có 89 chương trình học, trong đó 4 là quốc tế, tức các tổ chức quốc tế ủy nhiệm để đào tạo, như chương trình bệnh nhiệtđới chẳng hạn.
Một góc của khoa y, KKU (chụp từ tầng 16).
Toàn cảnh có đến gần 20 buildings!
Tôi hoàn toàn cảm thấy “at home” khi đến đây. Không phải sự chào đón nồng nhiệt của đồng nghiệp, mà là những thủ tục hành chính hết sức tinh giản. Phong cách làm việc rất tây (westernized), nên làm việc với họ rất thoải mái. Ai cũng cầu thị và muốn trao đổi học thuật. Làm seminar hay mời giảng, họ chẳng cần xin phép ai (dĩ nhiên), mà còn kêu gọi nhiều khoa khác đến dự. Một phong cách làm việc hoàn toàn tây. Hầu hết các bác sĩ và tất cả giáo sư ai cũng nói tiếng Anh thông thạo (vì họ đều đi học nước ngoài, chủ yếu là Mĩ), nên rất dễ trao đổi.
Hiện nay, Thái Lan có tham vọng (và đang thực hiện tham vọng) để trở thành một trung tâm giáo dục của Á châu và Đông Nam Á. Do đó, họ tích cực thu hút sinh viên và nghiên cứu sinh từ nước ngoài đến đây học. Trong số 20 nước gửi sinh viên đến đây, có Việt Nam ta. Theo một vài em ở đây thì số nghiên cứu sinh Việt Nam ởKKU hiện nay là khoảng 40-50 người. Họ theo học trong các khoa y, nha, y tế công cộng, điều dưỡng, khoa học máy tính, nông nghiệp, v.v. Tiêu chuẩn tốt nghiệp ở đây cũng chẳng khác gì các đại học phương Tây, tức phải có 2-3 bài báo khoa học trên các tập san ISI mới được bảo vệ luận án. Ngay cả masters, họ cùngđòi phải có bài báo khoa học!
Tôi đoán rằng những tiêu chuẩn này là một cách để họ nâng cao tầm của KKU. Như nói trên, hiện nay KKU đứng hạng 4 ở Thái Lan, hạng top 50 trong Á châu, và hạng 508 trên thếgiới. KKU có tham vọng trở thành top 200 trên thế giới, nên họ rất quan tâm đến nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế. Trường có sẵn một máy làm gene sequencing mới toanh, và dành một ngân sách lớn cho nghiên cứu khoa học. Tôi đoán rằng việc họ mời tôi đến đây có thể nằm trong chiến lược tổng thể đó. Trong thời gian ở đây, tôi sẽ làm 3 nhiệm vụ chính là giảng trong các seminar của các bộ môn, hợp tác, và tư vấn cho các đồng nghiệp và nghiên cứu sinh. Office tôi ở lầu 16, lúc nào cũng rộng mở chào khách! Thật ra, còn một “việc” nữa, đó là nghỉ dưỡng :-). Tôi sẽ giảng 10 bài trong tháng này cho họ. Một trong những bài giảng seminar mà họ mời tôi phải nói là tại sao bài báo khoa học bị từ chối. Mới bàn ngày hôm qua, mà hôm nay họ đã quảng cáo ầm ĩ trong khoa y và các khoa lân cận.
Tôi sẽ có 2 bài giảng khoáng đại, và đây là bài số 1. Hi vọng sẽ gặp các bạn nghiên cứu Việt Nam trong ngày 21/5 tới đây. Bài số 2 tôi sẽ nói về những định hướng mới trong loãng xương, nhưng chưa biết ngày nào.
Thật vậy, mới có mấy ngày ở đây mà tôi đã yêu cái khung cảnh này rồi. Tôi được sắp xếp ở một nhà trọ,trong một con đường khá yên tỉnh. Đường nhỏ thôi, người nhà bên này nhìn sang thấy sinh hoạt nhà bên kia. Nhưng cái hay là nó vẫn duy trì được cái khung cảnh quê. Bên cạnh nhà có khu vườn xanh tươi và một cây rất lớn nơi mà trưa hè mình có thể ngồi đó hóng gió. Sáng ra, trong cái môi trường nhiệtđới ấm ấm, tôi lấy ghế ra ngoài nhâm nhi li cà phê và đọc báo … mạng, thỉnh thoảng có mấy chiếc xe đạp và xe gắn máy chạy ngang, nhìn đời thú vị biết bao. Ở đây, người địa phương bắt đầu biết tôi là khách nước ngoài, nên sáng nào ai cũng đi ngang chào bằng tiếng Anh (chắc là để học tiếng Anh luôn!) Ai cũng chấp tay chào nhau, và tôi cũng phải học cái protocol rất hay này.
Hẹn dịp khác sẽ có thêm thông tin để chia sẻ, còn bây giờ tôi phải lên máy bay đi Bangkok …