Phim quay đẹp quá. Tuyệt vờihttps://www.youtube.com/watch?v=sgQreGez3UE&list= PLPv2IzvgpGdLJltfyZMEaYYd9sUOo rm5o Đây là một bộ Video gồm 26 tập sẽ tự động chiếu liên tục.Quá hay, đây là một bộ video đáng quý, xin hãy dành thời giờ để coi hết, có lẽ rất ít ai về VN mà có dịp đi khắp nơi nhìn tận mắt những phong cảnh này.
Trang blog này nhằm lưu lại những bài viết của chính tác giả hoặc của những tác giả khác đã viết và công bố trên các ấn phẩm chính thức, trên phương tiện truyền thông đại chúng, và trên mạng Internet, về những vấn đề Kinh Tế, Văn hoá, Xã hội, Y tế & Giáo dục đang cần tìm hiểu...lúc tuổi già. Không biết nói gì hơn, ngoài lời được xin phép và trân trọng cám ơn các bạn có bài đăng lại trên Blog này.
Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015
[Full] Taste of Vietnam - Robert Danhi
Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015
Đồi Chậu Cảnh, trận đánh đi vào sách giáo khoa quân sự
(TNO) Trong suốt hơn một tháng sau khi nổ ra chiến tranh biên giới 1979, trước sự tấn công ồ ạt, áp đảo, “lấy thịt đè người” của quân Trung Quốc xâm lược, các lực lượng của Việt Nam hầu như chỉ chiến đấu ở thế phòng ngự.
Tuy nhiên, có một trận đánh đặc biệt diễn ra tại khu vực đồi Chậu Cảnh thuộc mặt trận Lạng Sơn. Đặc biệt vì đây là trận đánh hiếm hoi mà ta đã chủ động tổ chức tấn công, quét sạch một tiểu đoàn Trung Quốc xâm lược chiếm đóng tại một vị trí chiến lược.
Vị trí chiến lược
“Đó là một trận đánh để lại cho tôi nhiều kỷ niệm không bao giờ quên, là cuộc chiến đấu trong thời bình. Đối tượng kẻ thù mới, mà trước đó còn là đồng chí”, đại tá Đỗ Ngọc Ngòi, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 2, Sư đoàn 3 Sao Vàng), người đã trực tiếp chỉ huy trận Chậu Cảnh nhớ lại.
Ngày 17.2.1979, Trung Quốc tung hơn 60 vạn quân mở cuộc chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta mà Lạng Sơn là một trong những hướng tấn công chủ yếu. Từ rạng sáng 17.2 địch đã tổ chức một lực lượng luồn sâu do bọn người Hoa phản động dẫn đường bất ngờ khu vực đồi Chậu Cảnh, cắt đứt tuyến đường 1A từ Lạng Sơn đi Đồng Đăng.
Theo đại tá Đỗ Ngọc Ngòi, việc chiếm vị trí này đã được địch tính toán kĩ do có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng. “Chậu Cảnh là một cụm đồi cỏ 3 mỏm (A, B, C) với độ cao trung bình khoảng hơn 300m, nằm ở phía bắc, cách thị xã Lạng Sơn khoảng 10 km. Chiếm được khu vực đồi Chậu Cảnh, địch sẽ khống chế được tuyến đường 1A Lạng Sơn – Đồng Đăng, việc tiếp tế chi viện cho Trung đoàn bộ binh 12 và các lực lượng chiến đấu ở khu vực Đồng Đăng, Na Sầm, Văn Lãng gặp rất nhiều khó khăn”, đại tá Đỗ Ngọc Ngòi phân tích.
“Nắm Chậu Cảnh, địch cũng khống chế được toàn bộ hoạt động của ta từ ga Tam Lung đến khu vực Nậm Thoỏng, Hoàng Đồng, nông trường chè và phía Bắc thị xã Lạng Sơn”, đại tá Đỗ Ngọc Ngòi chỉ ra thêm.
Trước tình hình đó, ta quyết định bằng mọi cách phải tiêu diệt lực lượng địch ở đồi Chậu Cảnh, khôi phục lại trận địa, nối thông đường vận chuyển, tiếp tế từ Lạng Sơn lên Đồng Đăng đối với trung đoàn 12 và các lực lượng chiến đấu ở khu vực Bắc thị xã Lạng Sơn, đảm bảo an toàn cho hậu phương của sư đoàn.
Đại tá Ngòi cho biết trước đó đơn vị của ông là lực lượng dự bị của sư đoàn 3, đóng quân ở khu vực bản Loỏng (Km 2, phía nam thị xã Lạng Sơn). 8 giờ sáng ngày 17.2 chúng tôi được lệnh cơ động lên đồi khu vực đồi chè thuộc xã Hoàng Đồng xây dựng công sự, trận địa, chờ mệnh lệnh sư đoàn.
“19 giờ ngày 18.2, tôi có mặt tại sở chỉ huy sư đoàn ở đèo Văn Vĩ (phía nam thị xã Lạng Sơn), trực tiếp đồng chí thượng tá Nguyễn Duy Thương, Tư lệnh trưởng sư đoàn giao nhiệm vụ cho tiểu đoàn 3 tổ chức vận động tiến công tiêu diệt quân địch ở đồi Chậu Cảnh”, đại tá Ngòi kể.
Để phục vụ cho trận đánh này, tiểu đoàn được tăng cường một đại đội DKZ 75, một trung đội cối 120mm, một trung đội cao xa 12ly 7 của trung đoàn. Về phía địch, trinh sát nắm tình hình cho biết tại khu vực Chậu Cảnh có khoảng 1 tiểu đoàn.
Thời gian tiến công được Tư lệnh trưởng sư đoàn quyết định là ngày 20.2.
Đến khoảng 5 giờ ngày 19. 2, toàn bộ đội hình tiểu đoàn 3 và lực lượng tăng cường đã tập kết đúng vị trí quy định, an toàn, bộ đội xây dựng công sự, trận địa, tổ chức sinh hoạt, bổ sung vũ khí trang bị.
“15 giờ ngày 19.2, tôi giao nhiệm vụ chiến đấu cho các đại đội thực địa, tham dự buổi giao nhiệm vụ ngoài lực lượng của tiểu đoàn, còn có chỉ huy các đơn vị tăng cường. Đồng chí thượng úy Lã Vinh Dự, trung đoàn phó trung đoàn 2, đồng chí thượng úy Lưu Minh Thảo, tham mưu phó trung đoàn, thay mặt Đảng ủy, chỉ huy trung đoàn 2 dự”, đại tá Ngòi nhớ lại.
Phương án tiến công được đại tá Ngòi triển khai gồm hai hướng. Hướng chủ yếu từ phía nam đánh lên, vị trí triển khai là phía bắc làng Thâm Lũng, lực lượng là đại đội bộ binh 11, được tăng cường một trung đội của đại đại đội bộ binh 9. Đại đội trưởng là đồng chí Lê Văn Thư, chính trị viên là đồng chí Nguyễn Huy Ngọc. Hướng thứ yếu sẽ từ phía tây đánh lên, vị trí triển khai là lâm trường Quán Hồ và trạm gác đèn Quán Hồ, lực lượng là đại đội bộ binh 10, Đại đội trưởng là đồng chí Phan Bá Mạnh, chính trị viên là đồng chí Nguyễn Văn Phúc.
Lực lượng dự bị là đại đội bộ binh 9 thiếu 1 trung đội bố trí ở bản Phân, sau đội hình của đại đội bộ binh 11, đại đội trưởng là đồng chí Trịnh Đình Hạnh, chính trị viên là đồng chí Vũ Văn Dược. Vị trí chỉ huy tiểu đoàn và hỏa lực bố trí ở đồi Dài. Hậu cần trạm phẫu của tiểu đoàn ở phía đông ga Tam Lung.
“17 giờ tôi trực tiếp báo cáo phương án tác chiến với Tư lệnh sư đoàn và được đồng chí hoàn toàn đồng ý. Đồng chí cân nhắc đảm bảo tuyệt đối bí mật, hiệp đồng chặt chẽ giữa hỏa lực và xung lực đồng thời thông báo kế hoạch chi viện hỏa lực của sư đoàn cho tiểu đoàn chiến đấu”.
Ngày 19.2 pháo Trung Quốc tiếp tục bắn vào ga Tam Lung, đồi Không Tên, bản Phân, Thâm Lũng, sườn Nam 601 trục đường 1A, khu vực đường vào xã Thụy Hùng và bắc đồi chè không thành quy luật. “Lực lượng tiểu đoàn và các đơn vị tăng cường vẫn an toàn và đã hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, khí thế bộ đội tốt, có quyết tâm chiến đấu cao. Một đợt thi đua đột kích được phát động ngay chiều 19.2”, Đại tá Ngòi kể.
23 giờ ngày 19. 2 các đơn vị bắt đầu hành quân chiếm lĩnh trận địa và đến 4 giờ ngày 20.2 các đơn vị cơ bản vào đúng vị trí.
“Tuy nhiên có một sự cố bất ngờ xảy ra là có một trung đội thuộc đại đội 10 đi lạc vào chân cao điểm 409. Sau khi phát hiện ra, đại đội cho móc quay lại, đến 5 giờ sáng thì đơn vị này thì về đúng vị trí trong đội hình chiến đấu của đại đội 10”.
“Theo kế hoạch 5 giờ ngày 20.2 thì nổ súng tiến công nhưng do trời sương mù dày quá, tôi báo cáo đồng chí thiếu tá Nguyễn Lư, Trung đoàn trưởng trung đoàn 2 xin phép đến 5 giờ 30 mới nổ súng”.
“Trước trận đánh tôi cũng có nhiều lo lắng. Trong kháng chiến chống Mỹ tôi chỉ huy chiến đấu ở cương vị đại đội trưởng nhưng chưa bao giờ chỉ huy nhiều hỏa lực như trận này. Chiến trường không quen thuộc, thời gian chuẩn bị gấp gáp, địa hình phức tạp. Trong trận đánh này hầu hết là chiến sĩ nhập ngũ năm 1978, mới qua thời gian huấn luyện rất ngắn”, đại tá Ngòi kể.
Trận đánh đi vào sách giáo khoa quân sự
Đúng 5 giờ 30 sáng 20.2, các loại hỏa lực của ta đồng loạt bắn vào khu vực Chậu Cảnh khoảng 30 phút. Dứt hỏa lực bộ đội bắt đầu xung phong. Đại tá Ngòi vẫn nhớ rõ từ vị trí quan sát của mình ông thấy hướng tiến công đại đội 10 thuận lợi vì có đường lâm nghiệp, bộ đội dễ tiếp cập mục tiêu. Ngược lại hướng đại đội 11 rừng rậm núi cao, dốc, việc xung phong đánh chiếm mục tiêu gặp nhiều khó khăn.
“Quan sát thấy thực tế trên tôi ra lệnh cho đại đội 10 tăng sức chiến đấu chi viện cho đại đội 11, đồng thời ra lệnh cho đại đội 9 trừ một trung đội di chuyển vận động lên sau đội hình chiến đấu của đại đội 10”.
Sau khi pháo binh của ta chuyển làn bắn vào khu vực các điểm cao 409, 611, 811 cũng đang do địch chiếm giữ thì hỏa lực của Trung Quốc ở Chậu Cảnh bắt đầu bắn trả quyết liệt. Tuy nhiên đến khoảng 6 giờ 30 thì đại đội 10 đã chiếm được mỏm C, đại đội 11 chiếm được một phần mỏm B, địch co về giữ mỏm A. “Tôi đề nghị hỏa lực của trung đoàn và ra lệnh cho hỏa lực tiểu đoàn tập trung bắn vào mỏm A và đề nghị pháo binh sư đoàn bắn kiềm chế trận địa hỏa lực của địch ở 409, 611, 811 đang bắn vào đội hình chiến đấu của tiểu đoàn”.
Theo đại tá Ngòi, cuộc chiến đấu ở mỏm A diễn ra rất ác liệt. “Địch lợi dụng công sự với sự chi viện của hỏa lực chống trả quyết liệt, ta với địch giành giật từng công sự, từng đoạn chiến hào, có lúc lực lượng ta bị đánh bật về mỏm B song bộ đội ta chiến đấu ngoan cường, hiệp đồng tương đối tốt, đẩy lùi địch từng bước khỏi mỏm A và đến khoảng 8 giờ ngày 20.2 ta chiếm được đỉnh mỏm A, số tàn quân địch chạy về cao điểm 409. Ta cơ bản làm chủ khu vực Chậu Cảnh, các đơn vị làm nhiệm vụ tảo trừ, giải quyết thương binh, liệt sĩ, củng cố công sự trận địa sẵn sàng đánh địch phản kích”.
Đại tá Ngòi cho biết trong trận đánh này ta tiêu diệt và làm bị thương 150 tên Trung Quốc xâm lược, về phía ta có 31 đồng chí bị thương và hy sinh. 17 giờ chiều 20.2 đại tá Ngòi đã bàn giao trận địa Chậu Cảnh cho tiểu đoàn bộ binh 1 mà trực tiếp là đồng chí Đinh Công Vì tiểu đoàn phó và đồng chí Vĩ, đại đội trưởng nhận.
Theo Đại tá Ngòi đây là trận chiến đấu có ý nghĩa quan trọng. Sau chiến thắng Chậu Cảnh, đường 1A Đồng Đăng - Lạng Sơn không bị chia cắt, việc tiếp tế chi viện cho trung đoàn 12 và các lực lượng chiến đấu ở khu vực phía Bắc thị xã Lạng Sơn gặp thuận lợi. Địch không còn khống chế được các hoạt động của ta, đảm bảo an toàn cho hậu phương của sư đoàn.
Đại tá Ngòi cho biết, trận đánh Chậu Cảnh ngày 20.2.1979 đã được ghi nhận là một trận vận động tiến công có nhiều ưu điểm, sau này một số học viện, nhà trường quân đội đã lấy làm tài liệu học tập, huấn luyện cho các thế hệ học viên.
“Kể lại trận chiến đấu này, tôi muốn gửi lời tri ân đối với tất cả các đồng đội ở Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 2, Sư đoàn 3, cả những người đã hy sinh và những người còn sống. Chúng ta đã làm tròn nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó, xứng đáng với truyền thống của Sư đoàn 3, Sư đoàn Sao vàng Anh hùng”, đại tá Ngòi nhắn nhủ.
Cẩm Nguyên
Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015
Ý thức và trách nhiệm ở xã hội Mỹ
Mèo ConVnexpress
Tôi xin được một việc làm 4 tiếng trong căng tin của trường. Ngày đầu tiên đi làm là học cách đổ rác. Nghe thấy buồn cười quá phải không, vì một việc làm nhỏ xíu là đổ rác thôi mà cũng phải học đấy.
Có ý thức thì sẽ có trách nhiệm, mà trách nhiệm thì có liên quan đến pháp luật. Tôi muốn chia sẻ với quý độc giả về ý thức và trách nhiệm ở một góc cạnh liên quan tới những sinh hoạt hằng ngày của một người sống bình thường trên nước Mỹ.
Ấn tượng đầu tiên của tôi về người Mỹ là ý thức trong giao thông. Ngày đầu tiên đặt chân đến Mỹ, từ phi trường về nơi tôi ở, đi suốt một đoạn đường dài tôi không thấy bóng dáng các cảnh sát giao thông, nhưng ngạc nhiên hơn cả là trật tự giao thông được thiết lập do chính những người điểu khiển xe cộ rất ư là chuẩn xác. Có những đoạn kẹt xe, nhưng chẳng thấy xe nào “xé rào” vượt ẩu mặc dù có một làn đường ngoài cùng vắng xe chạy (sau này tôi biết là làn đường này dành cho xe cứu thương, cảnh sát, những trường hợp khẩn cấp, hoặc những xe chở hai người trở lên).
Rồi những buổi sáng sớm hay đêm khuya, đường phố lác đác xe chạy, đèn đỏ xe dừng lại dù chỉ là một chiếc xe đang chạy. Đến ngã tư có 4 bảng stop, tự động các xe dừng lại, và theo thứ tự xe nào đến trước đi trước như là một game điện tử được lập trình sẵn. Cuộc sống Mỹ dù có hối hả, “thời gian là vàng bạc”, có trễ giờ làm, nhưng khi điều khiển xe thì mọi người đều ý thức và có trách nhiệm với việc tôn trọng luật giao thông cũng như sinh mạng của mình và người khác. Lâu lâu cũng có xe cảnh sát đi tuần hay là “bắn tốc độ” với những xe chạy nhanh, hoặc có mặt ở những nơi xảy ra tai nạn.
Tôi đi học và không muốn mua sách vì có những quyển sách giá trên $100, tôi nghĩ đơn giản là mình mượn sách và đi photo lại cho tiết kiệm. Nhưng khi đứng trước máy photo ở thư viện thì gặp một bản thông báo to đùng: “Bạn không được photo quá 10% của một quyển sách” A! thì ra là luật bản quyền, và tôi hiểu là có đem sách ra tiệm photo thì cũng phải theo luật này. Đành mua một quyển sách mới vậy. Vấn đề là tôi có photo một nửa quyển sách thì cũng chẳng ai biết, nhưng khi mình mang ra đọc thì người ta thấy sẽ rất kỳ nên phải có ý thức thôi.
Tôi xin được một việc làm 4 tiếng trong căng tin của trường. Ngày đầu tiên đi làm là học cách đổ rác. Nghe thấy buồn cười quá phải không, vì một việc làm nhỏ xíu là đổ rác thôi mà cũng phải học đấy. Nhưng nó đòi hỏi con người phải có ý thức cao nữa đó. Cũng giống như đổ rác ở nhà thôi, nhưng có khác chút xíu là sau khi dùng xong một cái bình thức ăn bằng nhựa, hay thủy tinh hoặc là lon thì tôi phải xúc rửa hoặc là đẩy vào máy rửa chén rữa sạch sẽ, đậy nắp cẩn thận và vứt từng chủng loại theo từng loại thùng rác khác nhau.
Người bếp trưởng giải thích với tôi là làm như vậy không có mùi hôi, giảm bớt đi việc ảnh hưởng tới môi trường. Vì công việc của tôi là phụ bếp, cắt các loại rau củ, trái cây... nên phải học cách bỏ các loại rau củ, giấy gói, những gì còn tái chế làm phân hay không sử dụng lại được thì cho vào những thùng rác riêng biệt. Ở nhà cái ý thức của tôi chỉ dừng lại là phân loại rác hay bọc nhiều lớp những rác có nặng mùi như cá, mắm... hiếm khi tôi xúc rửa những chai lọ phế thải. Giờ đây tôi thấy được một ý thức trách nhiệm cao của người Mỹ. Nói thêm rằng ở Mỹ nếu nhà bạn không phân loại rác, hay là thùng rác luôn bốc mùi hôi thì người đổ rác sẽ nhắc nhở bạn, nếu bạn cứ “bày hầy” thì họ sẽ không thu gom rác nhà bạn nữa.
Vào mùa hè nắng ấm, tôi vẫn thường thấy từng tốp người già có, trẻ có, tay cầm bao, mang găng tay đi nhặt rác trên các con đường, họ hoàn toàn tự nguyện đấy. Những khi đi bộ tập thể dục tôi thấy có những người Mỹ họ đi dạo nhưng thấy rác là họ nhặt và không cần biết sạch hay dơ bỏ rác vào túi tự nhiên, đến nơi có thùng rác là bỏ vào.
Tôi đi mua cá Koi về nuôi, đến chỗ bán ngắm nhìn hàng ngàn con cá bơi trong bể thật thích mắt. Tôi liền ngỏ ý muốn mua, nhưng người bán cá nhất định không bán. Vì sao? Họ giải thích rằng bây giờ là tháng 3 khí hậu ở bang Washington còn lạnh, không thích hợp để thả cá, cá sẽ có khả năng chết vì lạnh rất cao. Phải đến tháng 4 xem thời tiết thế nào, họ sẽ mang cá ra thả ở hồ ngoài trời, xem phản ứng của cá với thời tiết, nếu thấy cá thích nghi được thì mới bán cho khách hàng. Còn bây giờ dứt khoát dù khách có tiền muốn mua cũng không bán, vì họ biết chắc tôi mua về cá sẽ chết. Tôi mở ngoặc nói thêm là bình thường khi mua cá bước ra khỏi tiệm mình về thả mà cá có chết thì họ sẽ không có bồi thường (vì đây phụ thuộc vào kỹ thuật người nuôi chứ không phải do cá yếu mà chết). Sau khi nghe họ giải thích tôi thấy mừng trong bụng vì học thêm được một kinh nghiệm nuôi cá, và thấy người bán có trách nhiệm với sản phẩm cũng như với khách hàng quá cao.
Chuông điện thoại nhà reo, người hàng xóm báo cho tôi biết sẽ có người làm về cầu đường xuống trước cửa nhà tôi xem xét và trát lại cái ổ gà, vì bà ta thấy nó và báo cho họ biết, vì tôi có ở nhà chiều nay, bà ta bận đi làm. Tôi vô cùng ngạc nhiên, chưa hiểu ra chuyện gì thì sau đó được người nhà giải thích là ở Mỹ nếu ai đó đi ngang qua nhà bạn mà vấp té thì họ cũng có quyền thưa kiện bạn. Trời! Sao mà vô lý vậy, đi ở ngoài đường công cộng thì có dính dáng gì đến nhà tôi đâu, nhưng người Mỹ họ lập luận rằng, họ té trước nhà tôi, tôi phải có trách nhiệm. Trách nhiệm của tôi là nếu thấy đường có ổ gà, ổ voi hay có bất cứ cái gì sẽ gây nguy hiểm cho người đi đường thì phải báo cho chính phủ biết, còn chính phủ có sửa chữa hay là sửa chữa chậm trễ và dẫn đến những sự việc đáng tiếc thì thuộc trách nhiệm của chính phủ. Người hàng xóm này họ tốt bụng nên mới báo dùm cho gia đình tôi. Nghe cũng có lý và tôi lại học được thêm một bài học về trách nhiệm.
Đó là chuyện ngoài phố, còn trong nhà thì sao. Cái điện thoại bị hư, đường dây truyền hình cáp bị hỏng, gọi nơi cung cấp họ hẹn ngày giờ và cho thợ đến sửa. Đúng hẹn có người đến sửa chữa rất tận tâm và không tốn tiền (vì theo hợp đồng là vậy), nhưng ý tôi muốn nói là không phải mất tiền bồi dưỡng cho thợ, vì ở Mỹ chẳng ai cho tiền bồi dưỡng cả, nếu trời nắng nóng thì lịch sự mời họ lon nước ngọt, thế thôi. Ở Mỹ chỉ cho tiền “tip” (bồi dưỡng) khi mình đi ăn, đi taxi, hay đi cắt tóc.
Những trường hợp như đi thi bằng lái xe, làm giấy tờ, thi quốc tịch, đến việc thử mức độ khói ô nhiễm của xe để xin giấy phép lưu hành xe, vào bệnh viện, hay bị cảnh sát phạt... tất cả những chuyện này tôi chỉ việc đóng lệ phí hay đi đóng phạt, không phải tốn bất kỳ một xu tiền bồi dưỡng gì cả, mình đủ tiêu chuẩn đậu là đậu không có sự “lót tay”. Vì nên hiểu rằng, những nhân viên khi họ làm công việc đó là phận sự và trách nhiệm của họ, lương họ đã được chủ thoả thuận, đồng ý thì làm không đồng ý thì không làm, tuyệt đối không được nhận tiền “bồi dưỡng” của khách, đó được xem như là tội nhận hối lộ. Nếu bị bắt gặp thì xem như sự nghiệp cuộc đời tiêu tan, không phải là khi bước chân ra khỏi nơi làm việc là không ai biết tội của mình, vì bạn sẽ bị ghi cái tội ấy vào hồ sơ, xem như đạo đức có một cái vết, và sẽ xin việc rất khó. Chỉ vì dăm ba đô la mà mất tất cả, nên chẳng ai dại gì nhận hối lộ, và vì cuộc sống có cái luật là thế nên cũng chẳng ai điên mà đưa hối lộ, vì cũng sẽ bị buộc tội.
Đó chỉ là một số trong rất nhiều sự việc xảy ra hằng ngày mà tôi học được những bài học về ý thức và trách nhiệm, qua đó càng hiểu thêm về luật pháp. Tôi không muốn đi sâu về các vấn đề ở các “cửa quan” cao cấp có việc nhận “lót tay” hay “quà cáp” ở mức độ tầm cỡ quốc gia hay không, vẫn biết rằng đâu đó trong xã hội Mỹ cũng có sự phân biệt chủng tộc, những mặt tiêu cực của nó, nhưng trong phạm vi bài này tôi chỉ khoanh tròn ở chủ đề là ý thức và trách nhiệm. Tôi cũng như bao nhiêu người dân bình thường sống ở Mỹ, chúng tôi không mất tiền “bồi dưỡng” khi đến các “cửa quan” cũng như các dịch vụ có tầm ảnh hưởng trực tiếp với cuộc sống của chúng tôi, cũng như việc tôi bỏ tiền ra mua một món hàng và người bán hàng đã có trách nhiệm ở mức độ cao đối với tôi.
Tôi hiểu rằng không phải ai sống ở Mỹ cũng có ý thức và trách nhiệm cao, vẫn có những khu phố bẩn thỉu, có người vượt đèn đỏ, say rượu lái xe, và không phải người bán nào cũng xem khách hàng là thượng đế. Nhưng ý tôi muốn nhấn mạnh cái số người có ý thức và trách nhiệm ở Mỹ chiếm đa số và chính cái đa số này nó mới hình thành nên phong cách của xã hội được mệnh danh là văn minh. Nước Mỹ là một đất nước đa chủng tộc, dân nhập cư ngày càng đông nhưng không vì vậy mà làm đảo lộn phá vỡ cái trật tự ở tầm cỡ bình thường của cuộc sống, người Mỹ vẫn giữ được bản sắc của họ.
Và không phải cái gì tôi cũng hiểu thấu đáo, tôi cũng phải học và nhìn, và tự đúc kết cho mình kinh nghiệm trong cuộc sống. Việc chúng ta biết về ý thức và trách nhiệm với việc mình có thực hiện được cái ý thức trách nhiệm đó hay không cũng là cả một vấn đề phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Và bản thân tôi, ý thức trách nhiệm của tôi chỉ đạt ở cái mức tôi không nhìn ra được việc “phải rửa đồ phế thải” hay tôi có thể bị kiện vì cái “ổ gà”...
Và tôi cũng có những câu hỏi rất ư là con người: Tại sao người Mỹ họ làm được như vậy, cái gì hình thành trong lòng họ ý thức trách nhiệm cao như vậy? Nếu như một người nào đó trả lời với tôi rằng vì cuộc sống xã hội của họ giàu có, họ sống trong sự sung túc nên họ có ý thức. Tôi sẽ không đồng ý với câu trả lời này, vì ai trong chúng ta cũng biết, đa số dân Mỹ ai cũng là “con nợ” thậm chí có người nợ như “chúa chổm” nữa. Họ cũng có áp lực về tiền bạc nhưng đa số họ không dám làm bậy, không phải ai nợ hay nghèo cũng phạm tội cả dù bất cứ sống ở đâu. Tôi hiểu rằng cái “nghèo”, cái “nợ”, và cái sự “không có học” không phải là cái nguyên nhân chính quyết định xô đẩy con người ta mất ý thức và trách nhiệm. Và câu hỏi trên của tôi đến giờ tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời, xin nhường lại cho các nhà phân tích xã hội cũng như các bạn độc giả.
Trong một bức tranh xã hội luôn có những nét đậm và nhạt, và cái sự tự so sánh giữa Việt Nam với một đất nước khác cũng là một sự rất tự nhiên, nhưng quan trọng mình học được gì, mình nhìn thấy gì và mình gìn giữ được gì ở bản sắc của mình vì mỗi một quốc gia có những nét đẹp riêng.
Không phải là người dân Việt Nam mình không có ý thức trách nhiệm, nhưng chúng ta đang đứng ở mức nào? Đôi lúc tôi ước ao, việc thực hiện ý thức và trách nhiệm ở Việt Nam sẽ được nâng cấp lên. Đa số dân mình sẽ biết xếp hàng, không xả rác, gìn giữ môi trường, tự điều khiển giao thông, trách nhiệm hơn trong cuộc sống cộng đồng... Chỉ cần cái đa số thì đã hình thành nên một phong cách của một xã hội văn minh hơn. Nếu ai đó nhìn vào bức tranh của xã hội với một lăng kính biết khám phá và cảm nhận được cái hay cái dở của những đường nét trong tranh và cùng bàn bạc chung tay vẽ nên một bức tranh khác đẹp hơn thì đó là ngụ ý tôi viết bài này. Chứ không phải tôi có hàm ý viết bài là khoe khoang sự “rành đời” của mình, hay “chê bai”, hoặc nâng "phe" này lên, hạ "phe" khác xuống” vì có ra “biển lớn” thì mới thấy mình nhỏ bé cần phải học nhiều để lớn.
Có ý thức thì sẽ có trách nhiệm, mà trách nhiệm thì có liên quan đến pháp luật. Tôi muốn chia sẻ với quý độc giả về ý thức và trách nhiệm ở một góc cạnh liên quan tới những sinh hoạt hằng ngày của một người sống bình thường trên nước Mỹ.
Ấn tượng đầu tiên của tôi về người Mỹ là ý thức trong giao thông. Ngày đầu tiên đặt chân đến Mỹ, từ phi trường về nơi tôi ở, đi suốt một đoạn đường dài tôi không thấy bóng dáng các cảnh sát giao thông, nhưng ngạc nhiên hơn cả là trật tự giao thông được thiết lập do chính những người điểu khiển xe cộ rất ư là chuẩn xác. Có những đoạn kẹt xe, nhưng chẳng thấy xe nào “xé rào” vượt ẩu mặc dù có một làn đường ngoài cùng vắng xe chạy (sau này tôi biết là làn đường này dành cho xe cứu thương, cảnh sát, những trường hợp khẩn cấp, hoặc những xe chở hai người trở lên).
Rồi những buổi sáng sớm hay đêm khuya, đường phố lác đác xe chạy, đèn đỏ xe dừng lại dù chỉ là một chiếc xe đang chạy. Đến ngã tư có 4 bảng stop, tự động các xe dừng lại, và theo thứ tự xe nào đến trước đi trước như là một game điện tử được lập trình sẵn. Cuộc sống Mỹ dù có hối hả, “thời gian là vàng bạc”, có trễ giờ làm, nhưng khi điều khiển xe thì mọi người đều ý thức và có trách nhiệm với việc tôn trọng luật giao thông cũng như sinh mạng của mình và người khác. Lâu lâu cũng có xe cảnh sát đi tuần hay là “bắn tốc độ” với những xe chạy nhanh, hoặc có mặt ở những nơi xảy ra tai nạn.
Tôi đi học và không muốn mua sách vì có những quyển sách giá trên $100, tôi nghĩ đơn giản là mình mượn sách và đi photo lại cho tiết kiệm. Nhưng khi đứng trước máy photo ở thư viện thì gặp một bản thông báo to đùng: “Bạn không được photo quá 10% của một quyển sách” A! thì ra là luật bản quyền, và tôi hiểu là có đem sách ra tiệm photo thì cũng phải theo luật này. Đành mua một quyển sách mới vậy. Vấn đề là tôi có photo một nửa quyển sách thì cũng chẳng ai biết, nhưng khi mình mang ra đọc thì người ta thấy sẽ rất kỳ nên phải có ý thức thôi.
Tôi xin được một việc làm 4 tiếng trong căng tin của trường. Ngày đầu tiên đi làm là học cách đổ rác. Nghe thấy buồn cười quá phải không, vì một việc làm nhỏ xíu là đổ rác thôi mà cũng phải học đấy. Nhưng nó đòi hỏi con người phải có ý thức cao nữa đó. Cũng giống như đổ rác ở nhà thôi, nhưng có khác chút xíu là sau khi dùng xong một cái bình thức ăn bằng nhựa, hay thủy tinh hoặc là lon thì tôi phải xúc rửa hoặc là đẩy vào máy rửa chén rữa sạch sẽ, đậy nắp cẩn thận và vứt từng chủng loại theo từng loại thùng rác khác nhau.
Người bếp trưởng giải thích với tôi là làm như vậy không có mùi hôi, giảm bớt đi việc ảnh hưởng tới môi trường. Vì công việc của tôi là phụ bếp, cắt các loại rau củ, trái cây... nên phải học cách bỏ các loại rau củ, giấy gói, những gì còn tái chế làm phân hay không sử dụng lại được thì cho vào những thùng rác riêng biệt. Ở nhà cái ý thức của tôi chỉ dừng lại là phân loại rác hay bọc nhiều lớp những rác có nặng mùi như cá, mắm... hiếm khi tôi xúc rửa những chai lọ phế thải. Giờ đây tôi thấy được một ý thức trách nhiệm cao của người Mỹ. Nói thêm rằng ở Mỹ nếu nhà bạn không phân loại rác, hay là thùng rác luôn bốc mùi hôi thì người đổ rác sẽ nhắc nhở bạn, nếu bạn cứ “bày hầy” thì họ sẽ không thu gom rác nhà bạn nữa.
Vào mùa hè nắng ấm, tôi vẫn thường thấy từng tốp người già có, trẻ có, tay cầm bao, mang găng tay đi nhặt rác trên các con đường, họ hoàn toàn tự nguyện đấy. Những khi đi bộ tập thể dục tôi thấy có những người Mỹ họ đi dạo nhưng thấy rác là họ nhặt và không cần biết sạch hay dơ bỏ rác vào túi tự nhiên, đến nơi có thùng rác là bỏ vào.
Tôi đi mua cá Koi về nuôi, đến chỗ bán ngắm nhìn hàng ngàn con cá bơi trong bể thật thích mắt. Tôi liền ngỏ ý muốn mua, nhưng người bán cá nhất định không bán. Vì sao? Họ giải thích rằng bây giờ là tháng 3 khí hậu ở bang Washington còn lạnh, không thích hợp để thả cá, cá sẽ có khả năng chết vì lạnh rất cao. Phải đến tháng 4 xem thời tiết thế nào, họ sẽ mang cá ra thả ở hồ ngoài trời, xem phản ứng của cá với thời tiết, nếu thấy cá thích nghi được thì mới bán cho khách hàng. Còn bây giờ dứt khoát dù khách có tiền muốn mua cũng không bán, vì họ biết chắc tôi mua về cá sẽ chết. Tôi mở ngoặc nói thêm là bình thường khi mua cá bước ra khỏi tiệm mình về thả mà cá có chết thì họ sẽ không có bồi thường (vì đây phụ thuộc vào kỹ thuật người nuôi chứ không phải do cá yếu mà chết). Sau khi nghe họ giải thích tôi thấy mừng trong bụng vì học thêm được một kinh nghiệm nuôi cá, và thấy người bán có trách nhiệm với sản phẩm cũng như với khách hàng quá cao.
Chuông điện thoại nhà reo, người hàng xóm báo cho tôi biết sẽ có người làm về cầu đường xuống trước cửa nhà tôi xem xét và trát lại cái ổ gà, vì bà ta thấy nó và báo cho họ biết, vì tôi có ở nhà chiều nay, bà ta bận đi làm. Tôi vô cùng ngạc nhiên, chưa hiểu ra chuyện gì thì sau đó được người nhà giải thích là ở Mỹ nếu ai đó đi ngang qua nhà bạn mà vấp té thì họ cũng có quyền thưa kiện bạn. Trời! Sao mà vô lý vậy, đi ở ngoài đường công cộng thì có dính dáng gì đến nhà tôi đâu, nhưng người Mỹ họ lập luận rằng, họ té trước nhà tôi, tôi phải có trách nhiệm. Trách nhiệm của tôi là nếu thấy đường có ổ gà, ổ voi hay có bất cứ cái gì sẽ gây nguy hiểm cho người đi đường thì phải báo cho chính phủ biết, còn chính phủ có sửa chữa hay là sửa chữa chậm trễ và dẫn đến những sự việc đáng tiếc thì thuộc trách nhiệm của chính phủ. Người hàng xóm này họ tốt bụng nên mới báo dùm cho gia đình tôi. Nghe cũng có lý và tôi lại học được thêm một bài học về trách nhiệm.
Đó là chuyện ngoài phố, còn trong nhà thì sao. Cái điện thoại bị hư, đường dây truyền hình cáp bị hỏng, gọi nơi cung cấp họ hẹn ngày giờ và cho thợ đến sửa. Đúng hẹn có người đến sửa chữa rất tận tâm và không tốn tiền (vì theo hợp đồng là vậy), nhưng ý tôi muốn nói là không phải mất tiền bồi dưỡng cho thợ, vì ở Mỹ chẳng ai cho tiền bồi dưỡng cả, nếu trời nắng nóng thì lịch sự mời họ lon nước ngọt, thế thôi. Ở Mỹ chỉ cho tiền “tip” (bồi dưỡng) khi mình đi ăn, đi taxi, hay đi cắt tóc.
Những trường hợp như đi thi bằng lái xe, làm giấy tờ, thi quốc tịch, đến việc thử mức độ khói ô nhiễm của xe để xin giấy phép lưu hành xe, vào bệnh viện, hay bị cảnh sát phạt... tất cả những chuyện này tôi chỉ việc đóng lệ phí hay đi đóng phạt, không phải tốn bất kỳ một xu tiền bồi dưỡng gì cả, mình đủ tiêu chuẩn đậu là đậu không có sự “lót tay”. Vì nên hiểu rằng, những nhân viên khi họ làm công việc đó là phận sự và trách nhiệm của họ, lương họ đã được chủ thoả thuận, đồng ý thì làm không đồng ý thì không làm, tuyệt đối không được nhận tiền “bồi dưỡng” của khách, đó được xem như là tội nhận hối lộ. Nếu bị bắt gặp thì xem như sự nghiệp cuộc đời tiêu tan, không phải là khi bước chân ra khỏi nơi làm việc là không ai biết tội của mình, vì bạn sẽ bị ghi cái tội ấy vào hồ sơ, xem như đạo đức có một cái vết, và sẽ xin việc rất khó. Chỉ vì dăm ba đô la mà mất tất cả, nên chẳng ai dại gì nhận hối lộ, và vì cuộc sống có cái luật là thế nên cũng chẳng ai điên mà đưa hối lộ, vì cũng sẽ bị buộc tội.
Đó chỉ là một số trong rất nhiều sự việc xảy ra hằng ngày mà tôi học được những bài học về ý thức và trách nhiệm, qua đó càng hiểu thêm về luật pháp. Tôi không muốn đi sâu về các vấn đề ở các “cửa quan” cao cấp có việc nhận “lót tay” hay “quà cáp” ở mức độ tầm cỡ quốc gia hay không, vẫn biết rằng đâu đó trong xã hội Mỹ cũng có sự phân biệt chủng tộc, những mặt tiêu cực của nó, nhưng trong phạm vi bài này tôi chỉ khoanh tròn ở chủ đề là ý thức và trách nhiệm. Tôi cũng như bao nhiêu người dân bình thường sống ở Mỹ, chúng tôi không mất tiền “bồi dưỡng” khi đến các “cửa quan” cũng như các dịch vụ có tầm ảnh hưởng trực tiếp với cuộc sống của chúng tôi, cũng như việc tôi bỏ tiền ra mua một món hàng và người bán hàng đã có trách nhiệm ở mức độ cao đối với tôi.
Tôi hiểu rằng không phải ai sống ở Mỹ cũng có ý thức và trách nhiệm cao, vẫn có những khu phố bẩn thỉu, có người vượt đèn đỏ, say rượu lái xe, và không phải người bán nào cũng xem khách hàng là thượng đế. Nhưng ý tôi muốn nhấn mạnh cái số người có ý thức và trách nhiệm ở Mỹ chiếm đa số và chính cái đa số này nó mới hình thành nên phong cách của xã hội được mệnh danh là văn minh. Nước Mỹ là một đất nước đa chủng tộc, dân nhập cư ngày càng đông nhưng không vì vậy mà làm đảo lộn phá vỡ cái trật tự ở tầm cỡ bình thường của cuộc sống, người Mỹ vẫn giữ được bản sắc của họ.
Và không phải cái gì tôi cũng hiểu thấu đáo, tôi cũng phải học và nhìn, và tự đúc kết cho mình kinh nghiệm trong cuộc sống. Việc chúng ta biết về ý thức và trách nhiệm với việc mình có thực hiện được cái ý thức trách nhiệm đó hay không cũng là cả một vấn đề phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Và bản thân tôi, ý thức trách nhiệm của tôi chỉ đạt ở cái mức tôi không nhìn ra được việc “phải rửa đồ phế thải” hay tôi có thể bị kiện vì cái “ổ gà”...
Và tôi cũng có những câu hỏi rất ư là con người: Tại sao người Mỹ họ làm được như vậy, cái gì hình thành trong lòng họ ý thức trách nhiệm cao như vậy? Nếu như một người nào đó trả lời với tôi rằng vì cuộc sống xã hội của họ giàu có, họ sống trong sự sung túc nên họ có ý thức. Tôi sẽ không đồng ý với câu trả lời này, vì ai trong chúng ta cũng biết, đa số dân Mỹ ai cũng là “con nợ” thậm chí có người nợ như “chúa chổm” nữa. Họ cũng có áp lực về tiền bạc nhưng đa số họ không dám làm bậy, không phải ai nợ hay nghèo cũng phạm tội cả dù bất cứ sống ở đâu. Tôi hiểu rằng cái “nghèo”, cái “nợ”, và cái sự “không có học” không phải là cái nguyên nhân chính quyết định xô đẩy con người ta mất ý thức và trách nhiệm. Và câu hỏi trên của tôi đến giờ tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời, xin nhường lại cho các nhà phân tích xã hội cũng như các bạn độc giả.
Trong một bức tranh xã hội luôn có những nét đậm và nhạt, và cái sự tự so sánh giữa Việt Nam với một đất nước khác cũng là một sự rất tự nhiên, nhưng quan trọng mình học được gì, mình nhìn thấy gì và mình gìn giữ được gì ở bản sắc của mình vì mỗi một quốc gia có những nét đẹp riêng.
Không phải là người dân Việt Nam mình không có ý thức trách nhiệm, nhưng chúng ta đang đứng ở mức nào? Đôi lúc tôi ước ao, việc thực hiện ý thức và trách nhiệm ở Việt Nam sẽ được nâng cấp lên. Đa số dân mình sẽ biết xếp hàng, không xả rác, gìn giữ môi trường, tự điều khiển giao thông, trách nhiệm hơn trong cuộc sống cộng đồng... Chỉ cần cái đa số thì đã hình thành nên một phong cách của một xã hội văn minh hơn. Nếu ai đó nhìn vào bức tranh của xã hội với một lăng kính biết khám phá và cảm nhận được cái hay cái dở của những đường nét trong tranh và cùng bàn bạc chung tay vẽ nên một bức tranh khác đẹp hơn thì đó là ngụ ý tôi viết bài này. Chứ không phải tôi có hàm ý viết bài là khoe khoang sự “rành đời” của mình, hay “chê bai”, hoặc nâng "phe" này lên, hạ "phe" khác xuống” vì có ra “biển lớn” thì mới thấy mình nhỏ bé cần phải học nhiều để lớn.
Nước Mỹ và sự hình thành tính cách Mỹ
Trịnh Sơn HoanThạc sĩ, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng - Tạp chí Triết học
Từ rất sớm, những cư dân xây dựng nước Mỹ đã xác định phương hướng sinh tồn cho mình. Trước mắt, để có thể “tồn tại”, họ phải “rũ bỏ” lại đằng sau ý thức hệ phong kiến châu Âu. Đối với họ, đó là truyền thống không còn phù hợp với không gian sinh sống mới. Những luân lý trong quan hệ giai cấp mà phong kiến châu Âu tạo ra đã trở thành một món ăn tinh thần tẻ nhạt và cần phải được thay thế bằng một thứ khác. ý thức hệ được xây dựng một cách hào hứng, cả cộng đồng người Mỹ mới đồng tình xây dựng một phong thái tinh thần mà trong đó họ cảm nhận được sức sống mạnh mẽ, đủ lực để xóa bỏ trạng thái sống cũ kỹ của văn hoá truyền thống châu Âu.
ở Mỹ, có một khái niệm văn hoá đã thành văn: “Nồi hầm nhừ” (Melting-pot). Với người Mỹ, ai cũng hiểu điều này. Đó là, tất cả mọi thứ đều được cho vào “nồi nấu” để nấu cho nhuyễn, hoặc có thể hiểu nó là một nơi mà ở đó những con người, những nền văn hoá và tư tưởng các loại đan xen lẫn nhau. Ai xứng danh là một người Mỹ, thì người đó phải hấp thu một cách tất yếu những giá trị văn hoá khác nhau, và sự hấp thu của họ góp phần hình thành nên phong cách Mỹ. Crèveoeur (1735 - 1813), năm 1782 đã nói rằng, “những cá nhân thuộc đủ các dân tộc trà trộn nhuần nhuyễn thành một chủng tộc mới, và từ đó sẽ xuất hiện con người mới nhiều đặc điểm”(7). Về sau, năm 1908, Zangwil (1864 - 1926) đã cụ thể hóa bằng vở kịch “Nồi hầm nhừ” (The melting - pot) tại Washington, nhằm tôn vinh lãnh địa trú thân của những người biệt xứ và ca ngợi sự hoà hợp về hôn nhân giữa những con người thuộc các dân tộc khác nhau. Và, càng tiến gần đến sự phồn thịnh của nền văn minh công nghiệp thì tính chất của “Melting - pot” càng được trộn nhuyễn vào mọi góc cạnh của đời sống. Nhà công nghiệp Ford đã chuyển tải tinh thần “Nồi hầm nhừ” của người Mỹ bằng hành động đầy tự hào trong một buổi trao thưởng cho công nhân như sau: “Trước một màn sân khấu vẽ một chiếc tàu buông neo ở bến cảng nơi người nhập cư đổ bộ, có đặt một chiếc lò lớn được nối vào tàu qua một chiếc cầu nhỏ. Hơn hai trăm thanh niên từ tàu lên chui vào lò, lúc bước ra mặt mày rạng rỡ, phấn khởi vì đã trải qua quá trình “tôi luyện” để trở thành người Mỹ. Trước khi bước vào lò, những thanh niên ấy đã vứt lại quần áo rách bẩn của người di cư, và họ ra khỏi lò với những bộ quần áo mới. Hàng nghìn khán giả theo dõi. Người ta hỏi học viên ở lò ra: “Bạn có phải là người Mỹ - Ba Lan hay người Mỹ - ý không?” Họ trả lời: “Không! Tôi là người Mỹ”(8).
Trong cuốn “Văn minh Hoa Kỳ”, Jean Pierre Fichou viết: “Làn sóng di dân vào Mỹ vừa nhiều vừa liên tục, chỉ nhất thời bị biến loạn vào những thời kỳ khủng hoảng, suy thoái kinh tế ở các nước có di dân, hoặc trái lại, do có sự vẫy gọi của tân thế giới. Hệ quả đầu tiên là sự muôn hình, muôn vẻ của các cội nguồn sinh học và văn hoá. Những cuộc hôn nhân giữa những người dân tộc khác nhau đã góp phần rất lớn vào thành công của “Melting - pot”: Người Ariang, Do Thái, da đen, da vàng trộn lẫn với nhau, dù rằng cho tới gần đây những cuộc hôn nhân ấy hãy còn hiếm. Con cái những cặp vợ chồng đó tiếp nhận hai dấu ấn văn hoá của bố và mẹ, cộng với dấu ấn của môi trường xã hội, nhất là trường học. Tiếng Anh nhanh chóng trở thành sợi dây liên kết bền vững. Sự pha trộn bẩm sinh ấy hẳn là nguồn gốc của tinh thần bao dung, trí óc cởi mở, yêu thích những tình thế quá độ. Cũng có thể tìm thấy ở đó nguyên nhân sự ít quan tâm đến quá khứ, hướng nhiều vào tương lai”(9).
“Nồi hầm nhừ” đối với người Mỹ là một huyền thoại. Nó khảm sâu vào tâm trí người Mỹ một ước mơ, một khát vọng rũ bỏ sự “rác rưởi” để khoác lên mình ánh hào quang của sự giàu có. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là ước vọng mang tính lý tưởng hoá đôi khi dùng để cổ vũ hoặc tuyên truyền, vì thực tế người Mỹ sống đối diện với nhau hơn là kề vai sát cánh. ở Mỹ, tinh thần dân chủ, công bằng của người da trắng (Anglo sacxong) ưu trội chỉ như một tấm màn che mỏng manh, mà nhìn từ xa người ta tưởng là trong trắng và tinh khiết, nhưng sau động thái “vén màn” người ta ngỡ ngàng vì biết người da đỏ bị diệt chủng, người da đen bị nô lệ hoá và từ đó, “Nồi hầm nhừ” chỉ còn như “một cái bẫy giương giương để đánh lừa chú chim non” (theo cách nói của Jean Pierre Fichou). Điều đó khiến “nồi hầm nhừ” ngày nay ở Mỹ luôn âm ỉ nhiệt độ nóng bỏng và gây ra nhiều vết rạn nứt, làm cho tinh thần gắn kết truyền thống của người Mỹ ngày càng doãng ra.
Tất cả những ai, dù ở phương trời nào, khi đến Mỹ đều được khuôn đúc thành một khối. Những con người hướng tầm nhìn và bước chân đến miền “đất hứa” không chỉ mang theo thân xác, ý chí khẳng định mình, mà còn gói trong hành trang văn hoá của dân tộc họ. Tuy nhiên, khi đến đây - đối diện trước một tồn tại mới, bắt buộc họ phải tẩy rửa những vết tích quá khứ để hội nhập và “đeo bám”, để “rượt đuổi” và tìm kiếm sự thành công.(9)
Thiết chế của một nền dân chủ, tự do là chất xúc tác để hình thành nên cá tính dân tộc Mỹ và nó được biểu trưng bằng những cá nhân trong xã hội. Chủ nghĩa tự do Mỹ dựa trên chủ nghĩa bình quân và thuyết đa nguyên cho thấy tiêu chí sinh tồn của một nước Mỹ đa sắc tộc, đó là có lợi ích cá nhân thì mới có tiến bộ, sự bình đẳng về cơ hội cho phép ai cũng có thể phát huy khả năng trong bối cảnh “trăm hoa đua nở”. Mỗi người Mỹ đều tự khẳng định rằng, dù trong xã hội làm nghề gì, giàu hay nghèo, đã có những hành động gì... thì chính tôi đã tự tạo ra bản sắc của tôi. Vì vậy, mỗi người Mỹ không chịu nhờ vả ai, họ đi lên bằng chính đôi chân của mình bởi họ quan niệm rằng, “vận mệnh không ai trao cho mình bằng chính mình tạo ra”. Với suy nghĩ đó, họ chấp nhận hứng trải cuộc sống trong niềm tin, sự lạc quan về một kết cục tốt đẹp. ở Mỹ, chủ nghĩa tự do là cơ sở cho chủ nghĩa cá nhân phát triển, vì trong dòng chảy cuộc sống mỗi cá nhân tự khẳng định mình trong sự sáng tạo. Sự sáng tạo đó được xã hội công nhận trong chừng mực cá nhân đó thành đạt và có ích cho xã hội. Chủ nghĩa tự do ở Mỹ cũng có quan hệ mật thiết với đạo Tin Lành và Thanh giáo, bởi lẽ nó cho phép con người một mình đối diện trực tiếp với Chúa để tự do lựa chọn, tự giao ước. “Ngay thuở bình minh của sự ra đời của nước Mỹ, những nhóm nhỏ di dân đã ấp ủ một niềm tin mạnh mẽ vào sứ mạng xây dựng một vương quốc của Chúa Trời trên “miền đất hứa” này. Sự thông giao của Chúa với tín hữu Thanh giáo coi thành công vật chất là sự minh chứng về ơn huệ của Chúa. Lòng khao khát của cải, lòng hăng say lao động và vui sống đạm bạc, tất cả như biện minh cho việc kinh doanh buôn bán chính là một phương thức giành thắng lợi”(10).
Một phương châm sống đã thành truyền thống của người Mỹ là phải tự làm nên chính mình - thân lập thân (self made man). Người Mỹ quan niệm rằng, giá trị hữu dụng với cá nhân không thể có được từ một sự may rủi nào, nó phải là kết quả của sự nỗ lực cá nhân. Đây chính là cơ sở tạo nên tính tự chủ về hành vi trong mỗi hành động của người Mỹ, họ quyết đoán trong hành động và có bản lĩnh chịu trách nhiệm đối với những hành động của mình. Để làm được điều này, đôi khi người Mỹ chấp nhận mạo hiểm. Nhưng vì lợi ích, họ chấp nhận lao vào vòng xoáy của sự tiến thân, “vươn vượt” lên phía trước để theo đuổi lợi ích, và xem mạo hiểm chỉ là một yếu tố trên con đường đi đến thành công. “Nếu hành động trong mạo hiểm sẽ có một nửa cơ hội thành công và một nửa nguy cơ thất bại, nhưng nếu không hành động thì không có gì cả. Vậy, nên hành động để có thể thành công”. Đó là suy luận của một người Mỹ khi đối diện với cơ hội và thách thức. Đối với người châu Âu, nếu không làm được cái gì tốt nhất thì thà rằng chẳng có gì; ngược lại, với người Mỹ: thà có được một cái gì đó còn hơn không có gì cả. Vì thế, hành động trong cuộc sống luôn được người Mỹ tôn thờ như một tín ngưỡng. (10)
Người Mỹ quan niệm hành động là phải thúc đẩy để tạo ra một hiệu quả nào đó và nó phải giúp ích cho sự tồn hữu của họ. Họ quả quyết rằng, cái gì có “tác dụng” thì cái đó là chân lý, chân lý là “hiệu quả”, càng nhiều chân lý càng tốt. Để hành động có hiệu quả, mỗi cá nhân Mỹ lao phóng vào thực tiễn bằng sự dũng cảm và quyết đoán của ý chí, dám đối diện với thách thức và vượt qua nó để đạt đến thành công. Mọi hành động phải luôn xác định rõ mục đích và mục đích cuối cùng là “hiệu quả”. Hiệu quả chính là thước đo giá trị hành động.
Ở Mỹ, đứng trước “giá trị tiền mặt” thì mọi người đều bình đẳng như nhau: “Anh ta hài lòng vì ở đây (Mỹ) không phải là bác sĩ mới được tôn trọng, người ta không cần biết gốc gác anh là ai? Bố anh làm nghề gì?,... Chỉ cần có tiền là có thể mua xe Mescedes, tậu biệt thự, lên giai cấp dễ dàng... Nhiều nhà chính khách không giầu, mà còn khoe gốc gác hèn kém của mình. Người nước ngoài chê người Mỹ quá ư vật chất lý tài, họ chưa thấy hết giá trị tượng trưng cho thành công cá nhân của đồng tiền”(11).
Những người Mỹ thành đạt và trở nên giàu có như thế giới biết đến không phải là một sự ngẫu nhiên, may rủi hay “ngồi mát ăn bát vàng”. Thành quả của họ luôn nằm sau sự nhọc nhằn nắng mưa, chịu khó, chăm chỉ, biết tiết kiệm, sống có kỷ luật và coi trọng đạo đức lao động. Đạo đức lao động của người Mỹ thể hiện ở việc họ không chỉ biết quý giá trị của đồng tiền có được từ “mồ hôi, xương máu và nước mắt”, mà còn coi đó là một sự ân sủng của Thiên Chúa. Lịch sử “Lễ Tạ Ơn” của người Mỹ viết: “Năm 1620, có một tàu buồm mang tên “Hoa tháng năm” (Mayflower), sau 65 ngày trôi nổi trên mặt biển đã đến New England của châu Mỹ. Trên thuyền có tất cả 102 người... Mùa đông năm 1621, số người này gặp giá rét dữ dội, lại bị một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khiến họ phải trải qua một cuộc sống hết sức khổ sở. Sau tai nạn trên, con số 102 người chỉ còn sống có 44 người và trong số đó chỉ có 7 người đủ sức khoẻ để chôn người chết. Mặc dù phải chịu sự khổ sở như vậy, thế mà khi con thuyền “Hoa tháng năm” bắt đầu trở về nước Anh, không có một người nào chịu theo thuyền trở về nước cả!... Mùa thu 1621, họ trúng mùa to. Thế là họ tổ chức ngay một buổi tiệc tạ ơn giữa đồng nội”(12). Khi đó, những người Mỹ đầu tiên nghĩ rằng, Chúa đã thương tình cứu vớt sự sống bằng những giá trị đích thực; vì vậy, phải tạ ơn Chúa! Điều này chứng thực rằng, ở Mỹ, yếu tố tôn giáo chiếm giữ một vị trí quan trọng trong văn hoá. “Chúa” có vai trò quan yếu trong đời sống tinh thần của một bộ phận không nhỏ người Mỹ.
ở Mỹ, yếu tố cá nhân luôn được đề cao hơn cả trong văn hoá, chính điều này đã làm nổi bật “cá tính Mỹ”. Người Mỹ luôn chống lại quan điểm cho rằng "tất cả mọi người đều giống nhau”. Họ nêu khẩu hiệu: "Hãy là chính mình". Và, không có lý do gì phải thay đổi cách ứng xử để hợp với số đông”. "Nếu muốn một việc gì đó được thực hiện tốt, phải tự tay mình làm lấy" hoặc "về lâu về dài, người duy nhất mà bạn có thể tin cậy, đó là chính mình".
Tính cách Mỹ có những giá trị phổ quát đã được định hình. Tuy nhiên, nhìn từ giác độ đơn sắc thì nó lại luôn vận động không ngừng, vì mỗi cá nhân Mỹ luôn là một chủ thể bất định. Francis Lieber (1800 - 1872) từng nói: “ở Mỹ ông cảm thấy mình bị buộc vào cánh quạt của cối xay gió,… sự vận động trở thành sứ mệnh lịch sử”(13). Người ta cũng nói vui với nhau rằng, người Mỹ cử động cả trong khi ngủ. J.P.Fichou đã ví von: “Hoa Kỳ là đất nước của những bánh xe lăn”.
Sự hình thành cá tính Mỹ theo dòng chảy của lịch sử nước Mỹ không thể thiếu vắng triết học Mỹ. Như F.Nietzche (1844 - 1900) nói, triết học là yếu tố cơ bản (bên cạnh tín ngưỡng và khoa học) làm nên văn hóa Mỹ. Tuy nhiên, triết học Mỹ không như triết học châu Âu, vì ở châu Âu triết học là sản phẩm của nhà kính, của tư duy bị cuốn hút bởi những khái niệm tinh tế, còn ở Mỹ, triết học là sản phẩm của tự nhiên. Triết học Mỹ không xây dựng lâu đài bằng những khái niệm mà nó là một nền triết học tự do, tung bay ngoài trời. Nó chủ trương lảng tránh những vấn đề của triết học truyền thống, không thích bàn đến những vấn đề trừu tượng, chỉ chú tâm vào những vấn đề cụ thể mang lại lợi ích thiết thân cho con người. Trong sự đua nở của triết học Mỹ (triết học phân tích, triết học khoa học, trường phái lịch sử, chủ nghĩa Frued mới, chủ nghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa nhân vị, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa hiện sinh,…) thì chủ nghĩa thực dụng được xem là biểu trưng của văn hóa Mỹ, nó là đặc sản tinh thần của nước Mỹ, đã thấm sâu vào tính cách Mỹ. “Nếu nói có loại triết học nào trên thế giới bắt nhịp chặt chẽ nhất với mạch đập của thời đại, trước hết cần nêu lên triết học chủ nghĩa thực dụng của nước Mỹ, được nảy sinh theo tiếng gọi của thời đại Mỹ, có chung số phận với sự phát triển của xã hội Mỹ, trở thành triết học nhân sinh của người Mỹ”(14). Quả thật, đối với người Mỹ, chủ nghĩa thực dụng được xem như một loại phương pháp chỉ dẫn mỗi cá nhân hành động hướng đến hiệu quả. Mỗi khi nói đến nó, người ta nghĩ ngay đến nước Mỹ; ngược lại, khi nói đến nước Mỹ, người ta cũng nghĩ ngay đến chủ nghĩa thực dụng.
Tóm lại, nước Mỹ với những yếu tố tự nhiên cùng sự chuyển biến xã hội từ khi hình thành cho đến khi nó đi vào quỹ đạo phát triển là quá trình hình thành nên tính cách Mỹ. Nước Mỹ có điều kiện phát triển không giống bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới và tính cách của người Mỹ cũng khác biệt tương tự. Nhờ tính cách này mà người Mỹ luôn xác định được phương hướng nhân sinh phù hợp để hành động và có hiệu quả tốt.
Một quốc gia thịnh hay suy chủ yếu là do yếu tố con người của quốc gia đó. Chính người Mỹ và tính cách của họ đã làm nên sự phồn vinh và thịnh vượng của đất nước họ. Bằng nội lực con người cộng với “thiên thời, địa lợi” nước Mỹ đã trở thành một siêu cường về nhiều lĩnh vực chỉ sau 4 thế kỷ. Cá tính Mỹ là sự hoà quyện lẫn nhau bởi các giá trị văn hoá, văn minh của nhiều dân tộc trên thế giới. Nó là một cá tính tồn tại trong đa dạng nhưng lại hết sức độc đáo. Sự độc đáo này đã làm nên một phong cách riêng biệt – phong cách Mỹ.(14)
Trong bài viết này, tác giả đã nêu và phân tích khái quát quá trình hình thành, phát triển của nước Mỹ từ khi châu Mỹ được phát hiện, nước Mỹ ra đời và phát triển bởi những cuộc di dân. Chính lịch sử di dân đã làm cho nước Mỹ mang trong mình bản sắc hết sức độc đáo. Đồng thời, tác giả đã cho thấy hình ảnh một nước Mỹ đa sắc tộc nhưng được hòa trộn thành một sắc tộc mới. Bên cạnh đó, các khía cạnh văn hóa, tín ngưỡng, triết học,… cũng được tác giả phân tích với tư cách những cơ sở góp phần làm nên tính cách Mỹ.
Năm 1492, việc Christopher Columbus (1451-1506) phát hiện ra châu Mỹ là một sự kiện lớn trong lịch sử phát triển nhân loại. Đây được xem là một trong những thành tựu có vai trò làm biến đổi thế giới. Kể từ khi châu Mỹ (đặc biệt là Bắc Mỹ) được định vị trên địa cầu, người ta dần dần phát hiện thấy tiềm năng dồi dào của vùng đất này và những cuộc di dân đến đó cũng bắt đầu diễn ra một cách ồ ạt. Vậy, điều gì đã hấp dẫn nhiều người đến đất Mỹ để lập kế sinh nhai?
Mỹ là nơi “có khí hậu ôn hoà của các nước Pháp, Tây Ban Nha hay ý ở các bang phía Bắc, và gần như á nhiệt đới của nước Maroc hay miền Nam Algérie, ở các bang phía Nam”. Và “dĩ nhiên các khí hậu này còn chịu ảnh hưởng của các dòng Đại Dương, của thiên nhiên và độ cao của địa thế, của các hồ lớn, của chế độ gió. Chẳng hạn, mùa đông ở Minnesota thường lạnh hơn ở Lorraine hay ở áo tuy gần như cùng vĩ tuyến. Có điều chắc chắn là: Không cực nóng và cũng không cực lạnh, khí hậu Hoa Kỳ là một thứ khí hậu lành và tăng lực, khuyến khích làm việc và đã đem lại những phần thưởng to lớn cho những người di dân châu Âu. Những người di dân này trong suốt ba thế kỷ đã kéo tới đây - thoạt đầu theo từng nhóm nhỏ, kế đó với số lượng lớn - để phát huy niềm tin tôn giáo, trí tuệ và bắp thịt của họ, lòng yêu thích sống tự do và ước muốn sống thoải mái”([1]). ở Mỹ, “có những ngọn núi cao, những cánh đồng lúa phì nhiêu, bằng phẳng; có cả sa mạc khô cằn, có những vùng nhiệt đới xanh tốt, có những cánh đồng cỏ bao la, có dải bờ biển lởm chởm và có cả những ngọn đồi nhấp nhô”([1]). Bên cạnh đó, ở Mỹ, trong lịch sử người ta không quên rằng “vàng trộn với đất” mà bản thân người da đỏ ở đây không hề biết đến giá trị của nó.
Có nhiều nguyên nhân tạo nên kết quả di cư đến nước Mỹ, nhưng theo Cố Tổng thống J.Kennedy, chủ yếu: “do ba áp lực chính: sự khắc nghiệt của tôn giáo, áp lực chính trị, khó khăn về kinh tế là những nguyên nhân chính của sự di dân hàng loạt”(3) đến vùng đất này. Tuy nhiên, khi nói đến hệ quả của những cuộc di cư đến nước Mỹ thì vấn đề được truy xét không chỉ dừng lại ở mặt định lượng, mà còn là vấn đề định tính của nó. Bởi lẽ, di dân không chỉ mang theo số lượng con người đến Mỹ, mà còn mang theo cả văn hoá của khắp mọi nơi trên thế giới đến vùng đất này. J.Kennedy đã dẫn lại lời của nhà thơ Walt Whiteman (1819 – 1892) rằng, “chúng ta là một dân tộc gồm nhiều dân tộc”(4). Vì thế, trong hành trang của mỗi người di cư đến đây đều ít nhiều mang trong đó bản sắc văn hoá riêng của dân tộc họ. Đây là những cái riêng phong phú, đa dạng góp nhập vào kho tàng Mỹ để làm nên bản sắc Mỹ.
Thế hệ đầu tiên của nước Mỹ là những con người can đảm phi thường từ khắp các châu lục, đó là những con người có ý chí mạnh mẽ, dám dứt bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình để bước chân đến một vùng đất hoàn toàn mới lạ. Người Tây Ban Nha là những người đầu tiên đặt chân tới nước Mỹ, tiếp đến là người Pháp, người Hà Lan, người Thuỵ Điển,… Người Anh đến nước Mỹ chậm hơn nhưng lại không phải “uống nước đục”. Họ dần dần chiếm ưu thế và làm bá chủ nơi này.
Những con người thuộc thế hệ đầu tiên của nước Mỹ đều giống nhau ở một điểm là: “phóng thích mình ra khỏi sự ràng buộc về đạo đức, có tinh thần tiên phong, dám mạo hiểm, dám hy sinh, có niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Người ta thừa nhận, “kỷ nguyên của Jackson tháo vát và ít quan tâm đến nghệ thuật nhưng giỏi xoay sở để có thể hoàn thành tốt những gì mà mình tiến hành. Người Mỹ trên vùng biên giới mới này đôi khi là cả những người quê kệch, thô lỗ nhưng họ là những người làm việc có hiệu quả, sản xuất giỏi, có đầu óc thực tế hướng về tương lai và đoàn kết gắn bó với nhau”(5). Trong so sánh, nhà văn Mark Twain (1835 - 1910) đã chỉ ra rằng, tính cách người Âu bảo thủ, còn người Mỹ thì thực dụng. Ông còn mô tả người Anh là “người làm những gì đã từng làm”, và người Mỹ là “người làm những gì mà họ chưa bao giờ làm”(6).
Năm 1492, việc Christopher Columbus (1451-1506) phát hiện ra châu Mỹ là một sự kiện lớn trong lịch sử phát triển nhân loại. Đây được xem là một trong những thành tựu có vai trò làm biến đổi thế giới. Kể từ khi châu Mỹ (đặc biệt là Bắc Mỹ) được định vị trên địa cầu, người ta dần dần phát hiện thấy tiềm năng dồi dào của vùng đất này và những cuộc di dân đến đó cũng bắt đầu diễn ra một cách ồ ạt. Vậy, điều gì đã hấp dẫn nhiều người đến đất Mỹ để lập kế sinh nhai?
Mỹ là nơi “có khí hậu ôn hoà của các nước Pháp, Tây Ban Nha hay ý ở các bang phía Bắc, và gần như á nhiệt đới của nước Maroc hay miền Nam Algérie, ở các bang phía Nam”. Và “dĩ nhiên các khí hậu này còn chịu ảnh hưởng của các dòng Đại Dương, của thiên nhiên và độ cao của địa thế, của các hồ lớn, của chế độ gió. Chẳng hạn, mùa đông ở Minnesota thường lạnh hơn ở Lorraine hay ở áo tuy gần như cùng vĩ tuyến. Có điều chắc chắn là: Không cực nóng và cũng không cực lạnh, khí hậu Hoa Kỳ là một thứ khí hậu lành và tăng lực, khuyến khích làm việc và đã đem lại những phần thưởng to lớn cho những người di dân châu Âu. Những người di dân này trong suốt ba thế kỷ đã kéo tới đây - thoạt đầu theo từng nhóm nhỏ, kế đó với số lượng lớn - để phát huy niềm tin tôn giáo, trí tuệ và bắp thịt của họ, lòng yêu thích sống tự do và ước muốn sống thoải mái”([1]). ở Mỹ, “có những ngọn núi cao, những cánh đồng lúa phì nhiêu, bằng phẳng; có cả sa mạc khô cằn, có những vùng nhiệt đới xanh tốt, có những cánh đồng cỏ bao la, có dải bờ biển lởm chởm và có cả những ngọn đồi nhấp nhô”([1]). Bên cạnh đó, ở Mỹ, trong lịch sử người ta không quên rằng “vàng trộn với đất” mà bản thân người da đỏ ở đây không hề biết đến giá trị của nó.
Có nhiều nguyên nhân tạo nên kết quả di cư đến nước Mỹ, nhưng theo Cố Tổng thống J.Kennedy, chủ yếu: “do ba áp lực chính: sự khắc nghiệt của tôn giáo, áp lực chính trị, khó khăn về kinh tế là những nguyên nhân chính của sự di dân hàng loạt”(3) đến vùng đất này. Tuy nhiên, khi nói đến hệ quả của những cuộc di cư đến nước Mỹ thì vấn đề được truy xét không chỉ dừng lại ở mặt định lượng, mà còn là vấn đề định tính của nó. Bởi lẽ, di dân không chỉ mang theo số lượng con người đến Mỹ, mà còn mang theo cả văn hoá của khắp mọi nơi trên thế giới đến vùng đất này. J.Kennedy đã dẫn lại lời của nhà thơ Walt Whiteman (1819 – 1892) rằng, “chúng ta là một dân tộc gồm nhiều dân tộc”(4). Vì thế, trong hành trang của mỗi người di cư đến đây đều ít nhiều mang trong đó bản sắc văn hoá riêng của dân tộc họ. Đây là những cái riêng phong phú, đa dạng góp nhập vào kho tàng Mỹ để làm nên bản sắc Mỹ.
Thế hệ đầu tiên của nước Mỹ là những con người can đảm phi thường từ khắp các châu lục, đó là những con người có ý chí mạnh mẽ, dám dứt bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình để bước chân đến một vùng đất hoàn toàn mới lạ. Người Tây Ban Nha là những người đầu tiên đặt chân tới nước Mỹ, tiếp đến là người Pháp, người Hà Lan, người Thuỵ Điển,… Người Anh đến nước Mỹ chậm hơn nhưng lại không phải “uống nước đục”. Họ dần dần chiếm ưu thế và làm bá chủ nơi này.
Những con người thuộc thế hệ đầu tiên của nước Mỹ đều giống nhau ở một điểm là: “phóng thích mình ra khỏi sự ràng buộc về đạo đức, có tinh thần tiên phong, dám mạo hiểm, dám hy sinh, có niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Người ta thừa nhận, “kỷ nguyên của Jackson tháo vát và ít quan tâm đến nghệ thuật nhưng giỏi xoay sở để có thể hoàn thành tốt những gì mà mình tiến hành. Người Mỹ trên vùng biên giới mới này đôi khi là cả những người quê kệch, thô lỗ nhưng họ là những người làm việc có hiệu quả, sản xuất giỏi, có đầu óc thực tế hướng về tương lai và đoàn kết gắn bó với nhau”(5). Trong so sánh, nhà văn Mark Twain (1835 - 1910) đã chỉ ra rằng, tính cách người Âu bảo thủ, còn người Mỹ thì thực dụng. Ông còn mô tả người Anh là “người làm những gì đã từng làm”, và người Mỹ là “người làm những gì mà họ chưa bao giờ làm”(6).
Từ rất sớm, những cư dân xây dựng nước Mỹ đã xác định phương hướng sinh tồn cho mình. Trước mắt, để có thể “tồn tại”, họ phải “rũ bỏ” lại đằng sau ý thức hệ phong kiến châu Âu. Đối với họ, đó là truyền thống không còn phù hợp với không gian sinh sống mới. Những luân lý trong quan hệ giai cấp mà phong kiến châu Âu tạo ra đã trở thành một món ăn tinh thần tẻ nhạt và cần phải được thay thế bằng một thứ khác. ý thức hệ được xây dựng một cách hào hứng, cả cộng đồng người Mỹ mới đồng tình xây dựng một phong thái tinh thần mà trong đó họ cảm nhận được sức sống mạnh mẽ, đủ lực để xóa bỏ trạng thái sống cũ kỹ của văn hoá truyền thống châu Âu.
ở Mỹ, có một khái niệm văn hoá đã thành văn: “Nồi hầm nhừ” (Melting-pot). Với người Mỹ, ai cũng hiểu điều này. Đó là, tất cả mọi thứ đều được cho vào “nồi nấu” để nấu cho nhuyễn, hoặc có thể hiểu nó là một nơi mà ở đó những con người, những nền văn hoá và tư tưởng các loại đan xen lẫn nhau. Ai xứng danh là một người Mỹ, thì người đó phải hấp thu một cách tất yếu những giá trị văn hoá khác nhau, và sự hấp thu của họ góp phần hình thành nên phong cách Mỹ. Crèveoeur (1735 - 1813), năm 1782 đã nói rằng, “những cá nhân thuộc đủ các dân tộc trà trộn nhuần nhuyễn thành một chủng tộc mới, và từ đó sẽ xuất hiện con người mới nhiều đặc điểm”(7). Về sau, năm 1908, Zangwil (1864 - 1926) đã cụ thể hóa bằng vở kịch “Nồi hầm nhừ” (The melting - pot) tại Washington, nhằm tôn vinh lãnh địa trú thân của những người biệt xứ và ca ngợi sự hoà hợp về hôn nhân giữa những con người thuộc các dân tộc khác nhau. Và, càng tiến gần đến sự phồn thịnh của nền văn minh công nghiệp thì tính chất của “Melting - pot” càng được trộn nhuyễn vào mọi góc cạnh của đời sống. Nhà công nghiệp Ford đã chuyển tải tinh thần “Nồi hầm nhừ” của người Mỹ bằng hành động đầy tự hào trong một buổi trao thưởng cho công nhân như sau: “Trước một màn sân khấu vẽ một chiếc tàu buông neo ở bến cảng nơi người nhập cư đổ bộ, có đặt một chiếc lò lớn được nối vào tàu qua một chiếc cầu nhỏ. Hơn hai trăm thanh niên từ tàu lên chui vào lò, lúc bước ra mặt mày rạng rỡ, phấn khởi vì đã trải qua quá trình “tôi luyện” để trở thành người Mỹ. Trước khi bước vào lò, những thanh niên ấy đã vứt lại quần áo rách bẩn của người di cư, và họ ra khỏi lò với những bộ quần áo mới. Hàng nghìn khán giả theo dõi. Người ta hỏi học viên ở lò ra: “Bạn có phải là người Mỹ - Ba Lan hay người Mỹ - ý không?” Họ trả lời: “Không! Tôi là người Mỹ”(8).
Trong cuốn “Văn minh Hoa Kỳ”, Jean Pierre Fichou viết: “Làn sóng di dân vào Mỹ vừa nhiều vừa liên tục, chỉ nhất thời bị biến loạn vào những thời kỳ khủng hoảng, suy thoái kinh tế ở các nước có di dân, hoặc trái lại, do có sự vẫy gọi của tân thế giới. Hệ quả đầu tiên là sự muôn hình, muôn vẻ của các cội nguồn sinh học và văn hoá. Những cuộc hôn nhân giữa những người dân tộc khác nhau đã góp phần rất lớn vào thành công của “Melting - pot”: Người Ariang, Do Thái, da đen, da vàng trộn lẫn với nhau, dù rằng cho tới gần đây những cuộc hôn nhân ấy hãy còn hiếm. Con cái những cặp vợ chồng đó tiếp nhận hai dấu ấn văn hoá của bố và mẹ, cộng với dấu ấn của môi trường xã hội, nhất là trường học. Tiếng Anh nhanh chóng trở thành sợi dây liên kết bền vững. Sự pha trộn bẩm sinh ấy hẳn là nguồn gốc của tinh thần bao dung, trí óc cởi mở, yêu thích những tình thế quá độ. Cũng có thể tìm thấy ở đó nguyên nhân sự ít quan tâm đến quá khứ, hướng nhiều vào tương lai”(9).
“Nồi hầm nhừ” đối với người Mỹ là một huyền thoại. Nó khảm sâu vào tâm trí người Mỹ một ước mơ, một khát vọng rũ bỏ sự “rác rưởi” để khoác lên mình ánh hào quang của sự giàu có. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là ước vọng mang tính lý tưởng hoá đôi khi dùng để cổ vũ hoặc tuyên truyền, vì thực tế người Mỹ sống đối diện với nhau hơn là kề vai sát cánh. ở Mỹ, tinh thần dân chủ, công bằng của người da trắng (Anglo sacxong) ưu trội chỉ như một tấm màn che mỏng manh, mà nhìn từ xa người ta tưởng là trong trắng và tinh khiết, nhưng sau động thái “vén màn” người ta ngỡ ngàng vì biết người da đỏ bị diệt chủng, người da đen bị nô lệ hoá và từ đó, “Nồi hầm nhừ” chỉ còn như “một cái bẫy giương giương để đánh lừa chú chim non” (theo cách nói của Jean Pierre Fichou). Điều đó khiến “nồi hầm nhừ” ngày nay ở Mỹ luôn âm ỉ nhiệt độ nóng bỏng và gây ra nhiều vết rạn nứt, làm cho tinh thần gắn kết truyền thống của người Mỹ ngày càng doãng ra.
Tất cả những ai, dù ở phương trời nào, khi đến Mỹ đều được khuôn đúc thành một khối. Những con người hướng tầm nhìn và bước chân đến miền “đất hứa” không chỉ mang theo thân xác, ý chí khẳng định mình, mà còn gói trong hành trang văn hoá của dân tộc họ. Tuy nhiên, khi đến đây - đối diện trước một tồn tại mới, bắt buộc họ phải tẩy rửa những vết tích quá khứ để hội nhập và “đeo bám”, để “rượt đuổi” và tìm kiếm sự thành công.(9)
Thiết chế của một nền dân chủ, tự do là chất xúc tác để hình thành nên cá tính dân tộc Mỹ và nó được biểu trưng bằng những cá nhân trong xã hội. Chủ nghĩa tự do Mỹ dựa trên chủ nghĩa bình quân và thuyết đa nguyên cho thấy tiêu chí sinh tồn của một nước Mỹ đa sắc tộc, đó là có lợi ích cá nhân thì mới có tiến bộ, sự bình đẳng về cơ hội cho phép ai cũng có thể phát huy khả năng trong bối cảnh “trăm hoa đua nở”. Mỗi người Mỹ đều tự khẳng định rằng, dù trong xã hội làm nghề gì, giàu hay nghèo, đã có những hành động gì... thì chính tôi đã tự tạo ra bản sắc của tôi. Vì vậy, mỗi người Mỹ không chịu nhờ vả ai, họ đi lên bằng chính đôi chân của mình bởi họ quan niệm rằng, “vận mệnh không ai trao cho mình bằng chính mình tạo ra”. Với suy nghĩ đó, họ chấp nhận hứng trải cuộc sống trong niềm tin, sự lạc quan về một kết cục tốt đẹp. ở Mỹ, chủ nghĩa tự do là cơ sở cho chủ nghĩa cá nhân phát triển, vì trong dòng chảy cuộc sống mỗi cá nhân tự khẳng định mình trong sự sáng tạo. Sự sáng tạo đó được xã hội công nhận trong chừng mực cá nhân đó thành đạt và có ích cho xã hội. Chủ nghĩa tự do ở Mỹ cũng có quan hệ mật thiết với đạo Tin Lành và Thanh giáo, bởi lẽ nó cho phép con người một mình đối diện trực tiếp với Chúa để tự do lựa chọn, tự giao ước. “Ngay thuở bình minh của sự ra đời của nước Mỹ, những nhóm nhỏ di dân đã ấp ủ một niềm tin mạnh mẽ vào sứ mạng xây dựng một vương quốc của Chúa Trời trên “miền đất hứa” này. Sự thông giao của Chúa với tín hữu Thanh giáo coi thành công vật chất là sự minh chứng về ơn huệ của Chúa. Lòng khao khát của cải, lòng hăng say lao động và vui sống đạm bạc, tất cả như biện minh cho việc kinh doanh buôn bán chính là một phương thức giành thắng lợi”(10).
Một phương châm sống đã thành truyền thống của người Mỹ là phải tự làm nên chính mình - thân lập thân (self made man). Người Mỹ quan niệm rằng, giá trị hữu dụng với cá nhân không thể có được từ một sự may rủi nào, nó phải là kết quả của sự nỗ lực cá nhân. Đây chính là cơ sở tạo nên tính tự chủ về hành vi trong mỗi hành động của người Mỹ, họ quyết đoán trong hành động và có bản lĩnh chịu trách nhiệm đối với những hành động của mình. Để làm được điều này, đôi khi người Mỹ chấp nhận mạo hiểm. Nhưng vì lợi ích, họ chấp nhận lao vào vòng xoáy của sự tiến thân, “vươn vượt” lên phía trước để theo đuổi lợi ích, và xem mạo hiểm chỉ là một yếu tố trên con đường đi đến thành công. “Nếu hành động trong mạo hiểm sẽ có một nửa cơ hội thành công và một nửa nguy cơ thất bại, nhưng nếu không hành động thì không có gì cả. Vậy, nên hành động để có thể thành công”. Đó là suy luận của một người Mỹ khi đối diện với cơ hội và thách thức. Đối với người châu Âu, nếu không làm được cái gì tốt nhất thì thà rằng chẳng có gì; ngược lại, với người Mỹ: thà có được một cái gì đó còn hơn không có gì cả. Vì thế, hành động trong cuộc sống luôn được người Mỹ tôn thờ như một tín ngưỡng. (10)
Người Mỹ quan niệm hành động là phải thúc đẩy để tạo ra một hiệu quả nào đó và nó phải giúp ích cho sự tồn hữu của họ. Họ quả quyết rằng, cái gì có “tác dụng” thì cái đó là chân lý, chân lý là “hiệu quả”, càng nhiều chân lý càng tốt. Để hành động có hiệu quả, mỗi cá nhân Mỹ lao phóng vào thực tiễn bằng sự dũng cảm và quyết đoán của ý chí, dám đối diện với thách thức và vượt qua nó để đạt đến thành công. Mọi hành động phải luôn xác định rõ mục đích và mục đích cuối cùng là “hiệu quả”. Hiệu quả chính là thước đo giá trị hành động.
Ở Mỹ, đứng trước “giá trị tiền mặt” thì mọi người đều bình đẳng như nhau: “Anh ta hài lòng vì ở đây (Mỹ) không phải là bác sĩ mới được tôn trọng, người ta không cần biết gốc gác anh là ai? Bố anh làm nghề gì?,... Chỉ cần có tiền là có thể mua xe Mescedes, tậu biệt thự, lên giai cấp dễ dàng... Nhiều nhà chính khách không giầu, mà còn khoe gốc gác hèn kém của mình. Người nước ngoài chê người Mỹ quá ư vật chất lý tài, họ chưa thấy hết giá trị tượng trưng cho thành công cá nhân của đồng tiền”(11).
Những người Mỹ thành đạt và trở nên giàu có như thế giới biết đến không phải là một sự ngẫu nhiên, may rủi hay “ngồi mát ăn bát vàng”. Thành quả của họ luôn nằm sau sự nhọc nhằn nắng mưa, chịu khó, chăm chỉ, biết tiết kiệm, sống có kỷ luật và coi trọng đạo đức lao động. Đạo đức lao động của người Mỹ thể hiện ở việc họ không chỉ biết quý giá trị của đồng tiền có được từ “mồ hôi, xương máu và nước mắt”, mà còn coi đó là một sự ân sủng của Thiên Chúa. Lịch sử “Lễ Tạ Ơn” của người Mỹ viết: “Năm 1620, có một tàu buồm mang tên “Hoa tháng năm” (Mayflower), sau 65 ngày trôi nổi trên mặt biển đã đến New England của châu Mỹ. Trên thuyền có tất cả 102 người... Mùa đông năm 1621, số người này gặp giá rét dữ dội, lại bị một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khiến họ phải trải qua một cuộc sống hết sức khổ sở. Sau tai nạn trên, con số 102 người chỉ còn sống có 44 người và trong số đó chỉ có 7 người đủ sức khoẻ để chôn người chết. Mặc dù phải chịu sự khổ sở như vậy, thế mà khi con thuyền “Hoa tháng năm” bắt đầu trở về nước Anh, không có một người nào chịu theo thuyền trở về nước cả!... Mùa thu 1621, họ trúng mùa to. Thế là họ tổ chức ngay một buổi tiệc tạ ơn giữa đồng nội”(12). Khi đó, những người Mỹ đầu tiên nghĩ rằng, Chúa đã thương tình cứu vớt sự sống bằng những giá trị đích thực; vì vậy, phải tạ ơn Chúa! Điều này chứng thực rằng, ở Mỹ, yếu tố tôn giáo chiếm giữ một vị trí quan trọng trong văn hoá. “Chúa” có vai trò quan yếu trong đời sống tinh thần của một bộ phận không nhỏ người Mỹ.
ở Mỹ, yếu tố cá nhân luôn được đề cao hơn cả trong văn hoá, chính điều này đã làm nổi bật “cá tính Mỹ”. Người Mỹ luôn chống lại quan điểm cho rằng "tất cả mọi người đều giống nhau”. Họ nêu khẩu hiệu: "Hãy là chính mình". Và, không có lý do gì phải thay đổi cách ứng xử để hợp với số đông”. "Nếu muốn một việc gì đó được thực hiện tốt, phải tự tay mình làm lấy" hoặc "về lâu về dài, người duy nhất mà bạn có thể tin cậy, đó là chính mình".
Tính cách Mỹ có những giá trị phổ quát đã được định hình. Tuy nhiên, nhìn từ giác độ đơn sắc thì nó lại luôn vận động không ngừng, vì mỗi cá nhân Mỹ luôn là một chủ thể bất định. Francis Lieber (1800 - 1872) từng nói: “ở Mỹ ông cảm thấy mình bị buộc vào cánh quạt của cối xay gió,… sự vận động trở thành sứ mệnh lịch sử”(13). Người ta cũng nói vui với nhau rằng, người Mỹ cử động cả trong khi ngủ. J.P.Fichou đã ví von: “Hoa Kỳ là đất nước của những bánh xe lăn”.
Sự hình thành cá tính Mỹ theo dòng chảy của lịch sử nước Mỹ không thể thiếu vắng triết học Mỹ. Như F.Nietzche (1844 - 1900) nói, triết học là yếu tố cơ bản (bên cạnh tín ngưỡng và khoa học) làm nên văn hóa Mỹ. Tuy nhiên, triết học Mỹ không như triết học châu Âu, vì ở châu Âu triết học là sản phẩm của nhà kính, của tư duy bị cuốn hút bởi những khái niệm tinh tế, còn ở Mỹ, triết học là sản phẩm của tự nhiên. Triết học Mỹ không xây dựng lâu đài bằng những khái niệm mà nó là một nền triết học tự do, tung bay ngoài trời. Nó chủ trương lảng tránh những vấn đề của triết học truyền thống, không thích bàn đến những vấn đề trừu tượng, chỉ chú tâm vào những vấn đề cụ thể mang lại lợi ích thiết thân cho con người. Trong sự đua nở của triết học Mỹ (triết học phân tích, triết học khoa học, trường phái lịch sử, chủ nghĩa Frued mới, chủ nghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa nhân vị, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa hiện sinh,…) thì chủ nghĩa thực dụng được xem là biểu trưng của văn hóa Mỹ, nó là đặc sản tinh thần của nước Mỹ, đã thấm sâu vào tính cách Mỹ. “Nếu nói có loại triết học nào trên thế giới bắt nhịp chặt chẽ nhất với mạch đập của thời đại, trước hết cần nêu lên triết học chủ nghĩa thực dụng của nước Mỹ, được nảy sinh theo tiếng gọi của thời đại Mỹ, có chung số phận với sự phát triển của xã hội Mỹ, trở thành triết học nhân sinh của người Mỹ”(14). Quả thật, đối với người Mỹ, chủ nghĩa thực dụng được xem như một loại phương pháp chỉ dẫn mỗi cá nhân hành động hướng đến hiệu quả. Mỗi khi nói đến nó, người ta nghĩ ngay đến nước Mỹ; ngược lại, khi nói đến nước Mỹ, người ta cũng nghĩ ngay đến chủ nghĩa thực dụng.
Tóm lại, nước Mỹ với những yếu tố tự nhiên cùng sự chuyển biến xã hội từ khi hình thành cho đến khi nó đi vào quỹ đạo phát triển là quá trình hình thành nên tính cách Mỹ. Nước Mỹ có điều kiện phát triển không giống bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới và tính cách của người Mỹ cũng khác biệt tương tự. Nhờ tính cách này mà người Mỹ luôn xác định được phương hướng nhân sinh phù hợp để hành động và có hiệu quả tốt.
Một quốc gia thịnh hay suy chủ yếu là do yếu tố con người của quốc gia đó. Chính người Mỹ và tính cách của họ đã làm nên sự phồn vinh và thịnh vượng của đất nước họ. Bằng nội lực con người cộng với “thiên thời, địa lợi” nước Mỹ đã trở thành một siêu cường về nhiều lĩnh vực chỉ sau 4 thế kỷ. Cá tính Mỹ là sự hoà quyện lẫn nhau bởi các giá trị văn hoá, văn minh của nhiều dân tộc trên thế giới. Nó là một cá tính tồn tại trong đa dạng nhưng lại hết sức độc đáo. Sự độc đáo này đã làm nên một phong cách riêng biệt – phong cách Mỹ.(14)
(1) Lê Minh Đức, Nguyễn Nghị. Lịch sử nước Mỹ. Nxb Văn hóa – Thông tin, 1994, tr.6.
(2) Lê Thị Hương. Chủ nghĩa thực dụng và cuộc đấu tranh chống lối sống thực dụng ở nước ta hiện nay. Luận văn Thạc sĩ Triết học, 2004, tr.8.
(3) Đặng Ngọc Dũng Tiến. Hoa Kỳ - phong tục và tập quán. Nxb Trẻ, Tp. HCM, 2001, tr.239.
(4) Vương Kính Chi. Lược sử nước Mỹ. Nxb Tổng hợp, Tp. HCM, 2000, tr.43.
(5) Nguyễn Thái Yên Hưng. Liên bang Mỹ - đặc điểm xã hội - văn hoá. Nxb Văn hóa – Thông tin, 2005, tr.132.
(6) Đặng Ngọc Dũng Tiến. Hoa Kỳ - phong tục và tập quán. Sđd., tr.19.
(7) Nguyễn Thái Yên Hưng. Liên bang Mỹ - đặc điểm xã hội – văn hóa. Sđd., tr.143.
(8) Nguyễn Thái Yên Hưng. Sđd., tr.72.
(9) Jean Pierre Fichou. Văn minh Hoa Kỳ. Nxb Thế giới, Hà Nội, 1998, tr.33.
(10) Vương Kính Chi. Lược sử nước Mỹ. Sđd., tr.39.
(11) Nguyễn Thái Yên Hưng. Liên bang Mỹ - đặc điểm xã hội - văn hóa. Sđd., tr.72.
(12) Vương Kính Chi. Lược sử nước Mỹ. Sđd., tr.14.
(13) Jean Pierre Fichou. Văn minh Hoa Kỳ. Sđd., tr.51.
(14) Vương Ngọc Bình. Uyliam Giêmxơ. Nxb Thuận Hóa, Huế, 2004, tr.69.
(2) Lê Thị Hương. Chủ nghĩa thực dụng và cuộc đấu tranh chống lối sống thực dụng ở nước ta hiện nay. Luận văn Thạc sĩ Triết học, 2004, tr.8.
(3) Đặng Ngọc Dũng Tiến. Hoa Kỳ - phong tục và tập quán. Nxb Trẻ, Tp. HCM, 2001, tr.239.
(4) Vương Kính Chi. Lược sử nước Mỹ. Nxb Tổng hợp, Tp. HCM, 2000, tr.43.
(5) Nguyễn Thái Yên Hưng. Liên bang Mỹ - đặc điểm xã hội - văn hoá. Nxb Văn hóa – Thông tin, 2005, tr.132.
(6) Đặng Ngọc Dũng Tiến. Hoa Kỳ - phong tục và tập quán. Sđd., tr.19.
(7) Nguyễn Thái Yên Hưng. Liên bang Mỹ - đặc điểm xã hội – văn hóa. Sđd., tr.143.
(8) Nguyễn Thái Yên Hưng. Sđd., tr.72.
(9) Jean Pierre Fichou. Văn minh Hoa Kỳ. Nxb Thế giới, Hà Nội, 1998, tr.33.
(10) Vương Kính Chi. Lược sử nước Mỹ. Sđd., tr.39.
(11) Nguyễn Thái Yên Hưng. Liên bang Mỹ - đặc điểm xã hội - văn hóa. Sđd., tr.72.
(12) Vương Kính Chi. Lược sử nước Mỹ. Sđd., tr.14.
(13) Jean Pierre Fichou. Văn minh Hoa Kỳ. Sđd., tr.51.
(14) Vương Ngọc Bình. Uyliam Giêmxơ. Nxb Thuận Hóa, Huế, 2004, tr.69.
Người Mỹ dạy trẻ mẫu giáo
Lê Hy Văn lược dịchTạp chí Tia Sáng
Một nhà khoa học đoạt giải Nobel khi được hỏi, ở đâu ông học được những kiến thức khiến ông trở nên vĩ đại như vậy? đã trả lời rằng: Nơi tôi học được nhiều nhất đó là vườn trẻ, vì rằng, ở đó người ta dạy tôi cách biết tuân thủ các quy định, biết nói xin lỗi khi mình sai... Có lẽ sẽ là thừa khi chúng ta nhắc lại ở đây những lý luận nhằm chứng minh vai trò rất quan trọng của giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo đối với quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Tuy nhiên, câu trả lời sẽ trở nên thú vị, khi chúng ta tìm hiểu việc giáo dục trẻ em độ tuổi mẫu giáo ở Mỹ, nơi nền giáo dục được coi là hiện đại và tiên tiến bậc nhất trên thế giới.
Dạy trẻ từ tính tự lập
Người Mỹ rất coi trọng tinh thần độc lập, tự lực cánh sinh của mỗi người. Vì thế, ngay từ khi trẻ một tuổi rưỡi, họ đã bắt đầu dạy cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân. Họ cho rằng, nắm bắt các kỹ năng tự phục vụ có thể giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công, nó không chỉ có lợi cho sự phát triển của trẻ mà còn giúp ích rất nhiều cho chính những người lớn.
Những người làm công tác giáo dục mẫu giáo ở Mỹ đều được nhấn mạnh việc giáo dục cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ. Bất cứ sự chăm sóc nào từ phía người lớn cũng phải tạo cho trẻ những cơ hội để rèn luyện cho trẻ các kỹ năng này. Đồng thời, họ cũng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của gia đình để giúp các kỹ năng mà trẻ được dạy ở lớp được rèn luyện và thực hành ngay tại nhà.
Các kỹ năng tự phục vụ của trẻ bao gồm: Buộc dây giầy, mặc quần áo, cài cúc áo, kéo phéc-mơ-tuya, rửa mặt, đánh răng, chải đầu, ăn cơm… Tuy nhiên, những kỹ năng này không đồng nhất ở tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ. Các nhà nghiên cứu, sau nhiều năm nghiên cứu và quan sát đã chỉ ra rằng: Trẻ từ 18-24 tháng có thể tự dùng cốc uống nước, có thể tự nhặt lấy đồ chơi; từ 2-3 tuổi có thể học cách tự mình đi đại tiểu tiện, ăn cơm, mở phéc-mơ-tuya và mặc quần áo; từ 3-4 tuổi, tính độc lập của trẻ đều phát triển mạnh, những kỹ năng đã học được ở trên đều trở nên thành thục hơn, gần như trẻ có thể làm mà không cần sự giúp đỡ của người lớn; từ 5-6 tuổi, trẻ có thể học cách tự rửa bát, sắp xếp đồ đạc của mình ngay ngắn,…
Các kỹ năng tự phục vụ của trẻ bao gồm: Buộc dây giầy, mặc quần áo, cài cúc áo, kéo phéc-mơ-tuya, rửa mặt, đánh răng, chải đầu, ăn cơm… Tuy nhiên, những kỹ năng này không đồng nhất ở tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ. Các nhà nghiên cứu, sau nhiều năm nghiên cứu và quan sát đã chỉ ra rằng: Trẻ từ 18-24 tháng có thể tự dùng cốc uống nước, có thể tự nhặt lấy đồ chơi; từ 2-3 tuổi có thể học cách tự mình đi đại tiểu tiện, ăn cơm, mở phéc-mơ-tuya và mặc quần áo; từ 3-4 tuổi, tính độc lập của trẻ đều phát triển mạnh, những kỹ năng đã học được ở trên đều trở nên thành thục hơn, gần như trẻ có thể làm mà không cần sự giúp đỡ của người lớn; từ 5-6 tuổi, trẻ có thể học cách tự rửa bát, sắp xếp đồ đạc của mình ngay ngắn,…
Những giáo viên mẫu giáo Mỹ khi rèn luyện cho trẻ khả năng tự lập thường dùng phương pháp là: Đồng thời với việc đề ra nhiệm vụ, họ cũng đưa ra những điều kiện để trẻ có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách dễ dàng hơn. Chẳng hạn, để dạy trẻ tự mang giày, họ thường đưa cho trẻ những đôi giày to hơn một chút so với cỡ chân của các em. Hoặc để dạy trẻ tự rót nước sữa, họ đưa cho trẻ những bình sữa có miệng to giúp trẻ thực hiện công việc một cách dễ dàng hơn. Cách làm như vậy sẽ gây cho trẻ hứng thú cũng như tự tin trong việc hoàn thành các “nhiệm vụ”.
Đến sự lễ phép
Ở các trường mẫu giáo ở Mỹ, ngoài việc khơi mở trí lực giai đoạn đầu cho trẻ, người ta rất coi trọng việc dạy cho trẻ các quy tắc lễ nghi. Yêu cầu đối với mỗi em là phải nghe theo lời chỉ bảo của các giáo viên, học cách tham gia các hoạt động tập thể cùng với những học sinh khác. Trong các trường mẫu giáo ở Mỹ, mỗi khi có một bạn nhỏ hắt xì, sẽ phải nói với những người bạn xung quanh của em rằng: “Xin lỗi!”, ngược lại, những người bạn của em sẽ nói: “Chúc phúc cho cậu!”. Điều này đã trở thành một hành vi tự giác của trẻ.
Đối với những trẻ em phạm lỗi, không nghe lời,… người ta thường dùng phương pháp “phạt ở một mình”. Lý do là, trẻ em ở độ tuổi này sợ nhất là việc phải ở một mình. Hơn nữa, phương pháp này cũng có tính khoa học của nó. Khi trẻ bình tĩnh trở lại, mới giảng giải điều hay lẽ phải cho trẻ hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều. Tất nhiên việc “giam” một mình đối với trẻ có phần nào đó khó chấp nhận đối với các bậc phụ huynh, tuy nhiên, nó có thể tạo được ảnh hưởng tích cực, đó chính là giúp trẻ hình thành thói quen giữ bình tĩnh trở lại khi đang tức giận. Nổi nóng ở những nơi công cộng là điều dường như không ai có thể chấp nhận được ở Mỹ. Do đó có thể khống chế được tình cảm của bản thân, bất luận trong tình huống như thế nào cũng có thể bình tĩnh ứng xử là một nội dung quan trọng trong các mối quan hệ công chúng ở Mỹ. Phong độ cũng như sự trầm tĩnh của người Mỹ, có lẽ liên quan nhiều đến phương pháp giáo dục ngay từ độ tuổi mẫu giáo này.
Trong việc giáo dục những lễ nghi ứng xử cho trẻ ở giai đoạn này, một trong những yếu tố rất được đề cao là vai trò của người giáo viên. Ở độ tuổi mẫu giáo, những điều trẻ học được không phải là những lý giải mà là những mô phỏng. Vì thế, nếu như những thầy cô giáo ở trường có thái độ không tốt đối với trẻ, chúng sẽ học theo các thầy cô, đối xử không tốt với bạn bè và người xung quanh. Nói cách khác, hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Do đó, những giáo viên mẫu giáo ở Mỹ đều phải thông qua những yêu cầu rất nghiêm ngặt về trình độ. Bên cạnh yêu cầu trình độ cử nhân trở lên, những giáo viên này còn phải thông qua một chương trình tập huấn chuyên nghiệp và đạt được “Chứng chỉ giáo viên mẫu giáo” hoặc “Chứng chỉ giáo viên tiểu học”. Những năm gần đây, một số bang của Mỹ còn đưa ra yêu cầu trình độ tối thiểu là thạc sỹ đối với các giáo viên ở trường mẫu giáo.
Sự tôn trọng: Chất “dinh dưỡng” đặc biệt
Sự tôn trọng: Chất “dinh dưỡng” đặc biệt
Ở Mỹ, việc tôn trọng trẻ em không chỉ vì chúng nhỏ tuổi, cần sự ưu ái, quan tâm, chăm sóc mà còn vì trong quan niệm của họ, mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của mình. Bất kể là bố mẹ hay thầy cô giáo đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng. Đặc biệt là trẻ em, sau này trưởng thành, cha mẹ hay thầy cô không thể thay thế thế chúng trong những lựa chọn mà chúng phải đối mặt trong hiện thực. Vì thế, cần phải làm cho trẻ cảm thấy rằng, bản thân chúng, chứ không phải ai khác là chủ nhân của mình.
Chẳng hạn, người Mỹ rất chú ý đến phương pháp cũng như giọng điệu khi nói chuyện với trẻ. Khi nói chuyện với trẻ, người lớn không chỉ phải chăm chú nghe mà có lúc còn phải quỳ xuống để nói chuyện với trẻ một cách “bình đẳng”, khiến trẻ cảm thấy được tôn trọng. Khi trẻ ăn cơm, không thể ép, khi trẻ phạm lỗi không nên quở mắng quá lời, khi muốn trẻ thay quần áo, cũng không thể to tiếng quát nạt,… nếu không, sẽ làm cho trẻ cảm giác nặng nề và tự ti.
Người Mỹ, khi đem con đến nhà người khác, nếu như chủ nhân đưa đồ ăn cho trẻ, họ sẽ không thay trẻ nói những câu đại loại như: “Không ăn đâu!”, “Không cần đâu!”,… Đồng thời, khi trẻ tỏ ý muốn ăn đồ ăn, họ cũng sẽ không to tiếng quát mắng. Họ cho rằng, trẻ muốn xem gì, ăn gì, bản thân nó không có gì sai, nếu như trẻ có nhu cầu đó, không có lý do gì có thể chỉ trích chúng cả. Điều những người lớn phải làm là, căn cứ vào thời điểm thích hợp mà đưa ra sự giảng giải thích hợp để trẻ hiểu, với tư cách là “người hướng dẫn”. Người Mỹ phản đối việc dạy dỗ con cái trước mặt người khác, càng không cho phép việc trách mắng là “ngu dốt”, “chẳng làm nên trò trống gì”, “không có chí khí”,… trước mặt nhiều người. Vì rằng, cách dạy dỗ đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tự tin cũng như sự phát triển về sau của trẻ.
Nhà giáo dục vĩ đại John Locke từng nói: “Bố mẹ không nói nhiều đến các lỗi của con cái thì chúng sẽ ngày càng coi trọng danh dự của bản thân, từ đó cố gắng để đạt được những lời khen ngợi của người khác đối với mình. Nếu như cha mẹ trước mặt mọi người nhắc đến lỗi lầm của trẻ sẽ khiến chúng xấu hổ. Trẻ em càng cảm thấy danh dự của bản thân bị tổn hại, lại càng ít chú ý đến việc giữ gìn danh dự”.Có người cho rằng, người Mỹ đã tôn trọng con cái một cách quá đáng, nhưng thực tế đã chứng minh, những trẻ em được bố mẹ chúng tôn trọng tỏ ra rất hợp tác với bố mẹ, hữu hảo với bạn bè, rất lễ phép, không có cảm giác mất tự nhiên khi nói chuyện với người lớn.
Hai mươi phút quan trọng trong ngày
Nhiều nhà giáo dục Mỹ kêu gọi các bậc cha mẹ dành 20 phút mỗi ngày để đọc sách cho con cái của mình nghe. Hai mươi phút là thời gian không dài nhưng sẽ rất hữu ích với trẻ. Qua giọng đọc rủ rỉ của cha mẹ mỗi ngày, hứng thú về việc đọc sách sẽ dần được hình thành trong trẻ. Bên cạnh đó, thực tiễn đã chứng minh, việc trẻ được nghe đọc sách thường xuyên có thể giúp trẻ tăng cường khả năng chú ý, vốn từ vựng, kích thích, khơi gợi trí tưởng tượng, mở rộng tầm nhìn và kiến văn cho trẻ,… Vì thế, ở Mỹ các chuyên gia đều khuyên các bậc phụ huynh đọc sách cho trẻ nghe càng sớm càng tốt.
Người Mỹ rất chú trọng việc đọc sách cho trẻ nghe mỗi ngày. Tại bang Hawaii nước Mỹ, các nhà giáo dục kết hợp với chính quyền nơi đây đã tổ chức cả một hoạt động quy mô: “Hãy đọc vì trẻ em”, kêu gọi các bậc phụ huynh mỗi ngày dành ít nhất là 10 phút để đọc sách cho trẻ nghe. Hoạt động này nhanh chóng lan rộng ra các bang khác của Mỹ với quy mô ngày càng lớn. Từ đó, không ít các tập đoàn kinh tế tổ chức và tham gia các loại hoạt động tương tự, đồng thời gọi đó là: “Hai mươi phút quan trọng nhất trong ngày của bạn”.
Tiểu kết
Lâu nay, người ta nói nhiều, bàn nhiều đến giáo dục Mỹ với một sự ngưỡng vọng về một nền giáo dục hiện đại và phát triển nhất thế giới. Điều gì tạo nên thành công của nền giáo dục Mỹ? Nguyên nhân thì có rất nhiều, song, có lẽ một trong những nguyên nhân quan trọng là người Mỹ đã quan tâm một cách thực sự đến việc giáo dục và đào tạo con người ngay từ giai đoạn đầu tiên. Cách mà người Mỹ dạy trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo có lẽ sẽ cho chúng ta nhiều gợi ý về một sự quan tâm đúng mức trong việc giáo dục trẻ ở giai đoạn này.
2.923-13/11/2010 10:11' PM
So sánh giáo dục Đại học Việt - Mỹ
TS. Vũ Quang ViệtTạp chí Khám Phá
Bài viết này tóm tắt những khác biệt cơ bản giữa giáo dục đào tạo (GDĐT) cấp cử nhân (Bechelor of Arts hay gọi tắt là BA) ở Mỹ và ở Việt Nam hiện nay. Những nét cơ bản này dựa vào so sánh chương trình học kinh tế ở VN và chương trình học khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn (liberalarts trong đó có kinh tế, toán, vật lý, hoá học, văn chương, tâm lý học…)
1. Chương trình học ở VN quá dài
Thời gian học 4 năm ở lớp tại VN là 2.183 giờ so với 1 380 giờ ở Mỹ. Như vậy chương trình ở VN dài hơn gần 60%. Điều này có thể là do thiếu sách vở, nên thày phải vào lớp đọc cho sinh viên chép hoặc là quán tính từ quá khứ để lại. Với thời gian ngồi lớp như vậy, SV sẽ còn ít thì giờ để tự học, nghiên cứu.
2. Chương trình ở VN không phải là dạy nghề, cũng không đào tạo một người có kiến thức sâu và tính sáng tạo.
Chương trình học kinh tế (KT) cần l.451 giờ học KT, so với ở Mỹ chỉ cần tối thiểu là 480 giờ (tức là 1/3 chương trình Đại học). Như vậy, sinh viên VN phải phải học gấp 3 lần số giờ ở đại học Mỹ.
Nhìn chương trình giảng dạy ở ĐH Kinh tế TP.HCM ta thấy, SV trong 4 năm phải học gần như tất cả mọi thứ trên đời về KT mà nhà trường có thể nghĩ ra được. Họ học từ các môn cơ bản như KT vĩ mô và vi mô, đến các môn như KT lao động, quản trị xí nghiệp, kế toán, địa lý KT, luật kinh tế, dân số học, chính sách thương mại, kinh tế tài nguyên và môi trường, phân tích dự án KT, thị trường chứng khoán… Đây là những môn ít khi dạy ở cấp ĐH 4 năm và có dạy thì chỉ là những môn để sinh viên có thể chọn lựa. Đây cũng là những môn mà trường ĐH có thầy đã và đang nghiên cứu chuyên sâu. Đòi hỏi mỗi thứ một tí, SV không có khả năng hoặc thì giờ đi sâu vào bất cứ vấn đề gì và chắc chắn là thầy cũng chỉ đọc sách nói lại mà không biết thầy có hiểu không nữa. Theo các tài liệu giáo khoa của trường, thì nội dung rất nặng lý thuyết mà nhiều phần sinh viên ở Mỹ chỉ học trong chương trình sau cử nhân. Như vậy trường chỉ nhằm nhồi sọ kiến thức lý thuyết KT mà sự phân chia chi li các lớp học thì có vẻ thực dụng như dạy nghề.
3/ Chương trình ở Việt Nam không trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và toàn diện, khoa học tự nhiên, nhân văn, văn chương và nghệ thuật, không có một lớp nào về phương pháp nghiên cứu và viết luận văn.
Chương trình ở Mỹ (các Đại học danh tiếng) đòi hỏi SV phải học một chương trình cơ bản dù là học ngành gì khoa học cơ bản đó là học ngành gì khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn. Đây chính là chương trình thể hiện đích đào tạo những cá nhân có tri thức cơ bản, có phương pháp suy nghĩ và phân tích các vấn đề, có khả năng viết luận văn nghiên cứu. Chương trình cơ bản bắt buộc này cũng chiếm 1/3 thời gian học 4 năm như thời gian tối thiểu dành cho ngành học chính. Chúng gồm có những môn như sau:
Chương trình kiến thức cơ bản bắt buộc ở Đại học Mỹ:
Tín chỉ (theo chương trình 3 kỳ học một năm)
|
Thời gian học (giờ)
| |
Hội thảo về phương pháp suy nghĩ, phân tích, nghiên cứu và viết luận văn
|
2
|
60
|
Ngoại ngữ hoặc qua kỳ thi sát hạch*
|
6
|
180
|
Viết tiếng Anh hoặc qua kỳ thi sát hạch*
|
2
|
60
|
Kiến thức cơ bản
· Khoa học tự nhiên
|
1
|
180
|
· Quy tắc và phương pháp logic
· Khoa học xã hội và hành vi
· Sử học
· Giá trị (triết học, tôn giáo hoặc đạo đức)
· Văn học và nghệ thuật
|
1
1
1
1
1
| |
Tổng chương trình cơ bản
|
16
|
480
|
Tổng chương trình 4 năm
|
45-46
|
1.380
|
(Nguồn: dựa vào chương trình của Northwestern University - Nếu qua được kỳ thi sát hạch, học sinh có thể học ở những lớp cao hơn hoặc học về văn học nước ngoài dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc văn chương tiếng Anh để thay thế.)
4/ ĐH ở Việt Nam tất cả các môn có tính bắt buộc, SV không có quyền tự chọn. Ngược lại ở Mỹ, SV có quyền tự chọn đến 1/3 thời gian học dù học bất cứ ngành chính nào (như toán, vật lý, hóa học, kinh tế, tâm lý, văn chương…)
Việc tự chọn là rất quan trọng để SV mở mang kiến thức về nhiều ngành học khác nhau. Việc hiểu biết liên ngành này cho phép SV hợp tác nghiên cứu liên ngành, phân tích và nhìn vấn đề không bị cục diện, bó hẹp vào chuyên môn của mình. SVĐH với quyền tự chọn có thể chọn hai ngành chuyên môn, hoặc một ngành chính và một ngành phụ. Sau khi ra trường, họ có thể làmviệc ở nhiều chuyên môn khác nhau chứ không bị bó vào chuyên môn duy nhất mà mình học ở trường, kể cả thay đổi hoàn toàn để theo một ngành khác. Triết lý giáo dục ở Mỹ cho phép và trang bị cho sinh viên thực hiện việc đổi ngành mà không bị hụt hẫng.
Chương trình 4 năm đại học ở Mỹ:
Kiến thức cơ bản bắt buộc (trong đó có những lớp bắt buộc và những lớp tự chọn trong những ngành bắt buộc)
|
1/3 chương trình
|
680 giờ
|
Ngành chính
· Ngành bắt buộc học
· Phần tự chọn trong ngành chính
|
1/3 chương trình
1/6 chương trình
1/6 chương trình
|
680 giờ
|
Phần tự chọn trong các ngành khác, học sinh có thể lấy thêm một ngành chính khác, hoặc 1 ngành phụ và những lớp tự chọn thêm trong ngành chính
|
1/3 chương trình
|
660 giờ
|
Tổng
|
1.380 giờ
|
5/ Trong ngành học chính (toán, vật lý, hóahọc, kinh tế), ngoài các lớp cơ bản phải học, SV Mỹ có quyền tự chọn các lớp trong ngành chính. Ngược lại SV Việt Nam phải học tất cả mọi thứ mà nhà trường quyết định sẵn.
Trong ngành chính (major), chẳng hạn như KT, phần bắt buộc học cũng chỉ khoảng 1/2. Học sinh sẽ tự chọn những môn trong ngành KT mà họ thích. Ví dụ về KT, học sinh bị đòi hỏi học những môn sau:
Tín chỉ
|
Giờ
| |
Kinh tế vi mô nhập môn
|
1
|
30
|
Kinh tế vĩ mô nhập môn
|
1
|
30
|
Toán calculus nhập môn
|
1
|
30
|
Thống kê cho ngành XH nhân văn
|
1
|
30
|
Kinh trắc học nhập môn
|
1
|
30
|
Kinh tế vi mô trung cấp
|
1
|
30
|
Kinh tế vĩ mô trung cấp
|
1
|
30
|
Tổng giờ ngành học chính bắt buộc
|
210
| |
Giờ học ngành chính tự lựa chọn
|
270
| |
Tổng giờ học trong ngành chính
|
480
|
6/ Về chương trình cách tân
Do chương trình giảng dạy ở VN quá dài, vấn đề cắt bớt là cần thiết nhằm tạo thì giờ cho SV và thầy giáo nghiên cứu, tư học. Chương trình cắt bớt này có thể cắt bớt hoặc vẫn giữ nguyên giờ học về chủ nghĩa Mác - Lê nin. Nếu áp dụng đúng số giờ ở Mỹ thì tổng giờ học sẽ là 1.380, trong đó chỉ có 208 là môn học tự chọn (coi bảng sau). Nếu đưa tổng số giờ cho các môn tự chọn lên bằng ở Mỹ thì tổng số giờ học sẽ lên tới 1.640 giờ, cũng chỉ hơn Mỹ 20%, như vậy là giảm được 25% so với hiện nay.
Thời gian theo mô hình Mỹ nhưng giữ nguyên thời gian dạy chính trị như hiện nay
Giờ học 4 năm
| |
Chương trình cơ bản
|
480
|
Ngành chính (có thể có toán, vật lý, kinh tế…)
|
480
|
Chủ nghĩa Mác - Lê nin
|
200
|
Tự chọn
|
208
|
Tổng
|
1.380
|
7/ Khả năng cách tân chương trình ở Việt Nam
Khả năng canh tân chương trình ở Việt Nam Khả năng canh tân chương trình ở VN hiện nay bị giới hạn bởi mô hình tổ chức ĐH ở VN. Trước tiên, để hiểu những hạn chế gặp phải, cần hiểu về những yếu kém của đại học VN, và do đó trước tiên cần biết qua về mô hình đại học Mỹ mà các nước trên thế giới hiện nay đang noi theo, kể cả ĐH ở Pháp. ĐH Mỹ có thể chia làm hai loại: university và col1ege (hoặc có khi gọi là faculty). Ví dụ ĐH Northwestern có nhiều trường (college) như: Trường khoa học tự nhiên và nhân văn (school of arts and science, đây là chữ thường dùng cho trường liberal arts như đã nói ở đoạn đầu, tức là gồm các ngành khoa học cơ bản như toán, vật lý, hoá học, và khoa học nhân văn như sử, kinh tế, chính trị, tâm lý…
· Trường thương mại (school of business)· Trường sư phạm (school of education),· Trường kỹ sư (school of engineering),· Trường luật,· Trường y khoa,· Trường âm nhạc…
Khi gọi là university thì Đại học gồm các trường như trên cộng thêm với trường sau cử nhân về khoa học tự nhiên và nhân văn (thường được gọi là graduate school of arts and science). Hầu hết các ĐH gọi là university cấp thêm ít nhất là Bằng Cao học (MA) và thường là cấp cả Bằng Tiến sĩ (PHD). Các trường chỉ cho Bằng Cử nhân thì thường gọi là college3.
Trường college of arts and science chính là Trường Khoa học Tự nhiên và Nhân văn, ở cấp Cử nhân (BA). Các trường khác hiện nay được tổng hợp vào một ĐH, nhưng trước kia được coi là trường chuyên nghiệp, nếu không nói là trường dạy nghề. Tuy nhiên, SV các trường chuyên nghiệp như vậy hiện nay cũng phải học chương trình kiến thức cơ bản, mặc dù có khi được châm chước giảm thiểu hơn một chút. Nhiều trường chuyên nghiệp chỉ có ở dạng sau cử nhân, tức là học sinh phải học xong Trường Khoa học Tự nhiên và Nhân văn rồi mới được nhận vào: đây là trường Luật, Y khoa, và nhiều nơi là trường Thương mại với chương trình MBA.
Với tổ chức như trên, Trường Khoa học Tự nhiên và Nhân văn là linh hồn của GDĐH, vì ở đây có thể dễ dàng thực hiện chương trình kiến thức cơ bản, học sinh các ngành khác nhau có thể học chung và có thể lấy những lớp ở những trường hoặc phân khoa (ngành chính) khác trong cùng trường cho chương trình tự chọn không thuộc ngành chính.
Chương trình học kinh tế cần 1.451 giờ học kinh tế, so với ở Mỹ chỉ cần tối thiểu là 480 giờ (tức là 1/3 chương trình Đại học). Như vậy SV Việt Nam phải học gấp 3 lấn số giờ ở Đại học Mỹ. Việc tự chọn là rất quan trọng để SV mở mang kiến thức về nhiều ngành học khác nhaui. Việc hiểu biết liên ngành này cho phép SV hợp tác nghiên cứu liên ngành, phân tích và nhìn vấn đề không bị cực diện, bó hẹp vào chuyên môn của mình.
Đại học Việt Nam hiện nay vẫn được tổ chức như là những ốc đảo, ốc đảo về tổ chức và ốc đảo về địa lý (theo nghĩa trường Nhân văn ở một nơi, trường Luật ở một nơi, trường Khoa học tự nhiên (như toán, vật lý, hóa học, sinh học) ở một nơi khác.
ĐH VN hiện nay vẫn được tổ chức như là những ốc đảo, ốc đảo về tổ chức và ốc đảo về địa lý (theo nghĩa trường nhân văn ở một nơi, trường luật ở một nơi, trường khoa học tự nhiên (như toán, vật lý, hoá học, sinh học) ở một nơi khác). Khi các trường ĐH ở VN được tổ chức lại thành các ĐH Quốc gia như ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Quốc gia Hà Nội, thì việc tổ chức lại chỉ là cái tên, với một lớp quản lý cao hơn ở phía trên, chương trình của đại học đã không tổng hợp lại, học sinh ở trường này không thể lấy lớp ở trường khác và địa dư khác biệt cũng làm cho việc lấy lớp khó khăn. Ốc đảo về tổ chức cũng không cho phép thầy giáo kết hợp, trao đổi và nghiên cứu chung. Việc tổ chức ốc đảo này tiếp tục vì triết lý giáo dục tổng hợp không được thể hiện trong chương trình giảng dạy ở mỗi trường. Mới đây trường ĐH KT rút ra khỏi trường ĐHQG thành một trường độc lập. Do đó việc học toán chẳng hạn ở những thầy dạy KT thì rõ ràng là học từ một người biết sơ về toán. Ngược lại muốn dạy về KT môi trường mà không biết gì về hoá học hoặc nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc không có cơ hội giao lưu với những người ở những ngành này thì mục đích cũng chẳng khác gì nhằm tạo ra những người khiếm thị.
Dù với những trở ngại này, vẫn có thể canh tân chương trình nếu như lấy triết lý GD ĐH là đào tạo ra những người có kiến thức cơ bản.
(1). Hệ thống tín chỉ ở Mỹ tại các trường không giống nhau.
(2). Việc học sinh ớ một khoa hoặc một trường tự chọn lớp ở một khoa khác hoặc môi trường khác phải nằm trong khuôn khổ soạn sẵn mà khoa hoặc trường cho là tương đương. nếu không học sinh phải xin phép đặc biệt của khoa mà học sinh học nhằm công nhân sự tương đương Điều này cần thiết nhằm bảo đảm chất lượng của lớp học.
(3). Ở Mỹ, vào college danh tiếng cũng khó như vào universlty danh tiếng. Các liberal arts college thường có dưới 2.000 sinh viên Các college danh tiếng như Williams college. Amherst college, Swarthmore cũng khó như vào Harvard, Yale, Columbia ...
Có thể tham khảo thông tin tại:
http://www.usnews.com/usnews/edu/college/rankings/rankindex_brief.php
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)