TT - Một nữ bác học gốc Việt - người được lấy tên đặt cho một tiểu hành tinh trong Hệ mặt trời, là người đồng khám phá ra vành đai Kuiper - đã có một hành trình đến với vinh quang không thể ngờ tới và đầy thú vị.
Sáng 19-7, GS Jane X. Luu (Lưu Lệ Hằng) đã đến sân bay Phù Cát (Bình Định). Nữ bác học có tên được đặt cho một tiểu hành tinh trong Hệ Mặt trời, là người đồng khám phá ra Vành đai Kuiper (mà Diêm Vương tinh là thiên thể thành viên trong vành đai ấy), xuất hiện giản đơn với áo thun màu xám, quần kaki màu xanh nước biển, đi giày thể thao, trên môi luôn nở nụ cười giản dị, trẻ trung, cởi mở, dễ gần.
GS Lưu Lệ Hằng trong vòng tay đón tiếp của vợ chồng GS Trần Thanh Vân - Lê Kim Ngọc tại Quy Nhơn, ngày 19-7 - Ảnh: Hoa Khá |
Do sân bay cách quá xa trung tâm thành phố Quy Nhơn cho nên ngay từ 6g bà Trần Thị Thu Hà, phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đã ra sân bay sớm để kịp đón GS Hằng. TS Trần Thanh Sơn, trợ lý của GS Trần Thanh Vân, cùng tôi tháp tùng bà phó chủ tịch đến tận chân cầu thang máy bay đón GS Hằng.
Tại phòng khách sân bay, bà phó chủ tịch tỉnh nói ngay: "Người Việt Nam nói chung, người Bình Định nói riêng, ai cũng tự hào khi biết có một tiểu hành tinh trong Hệ Mặt trời được cộng đồng thiên văn học thế giới đặt tên là 543 Luu để vinh danh người phụ nữ mang dòng máu Việt họ Luu. Một nhà bác học nam giới nếu đạt được niềm vinh quang ấy cũng đã rất đáng tự hào rồi, huống chi đây lại là một phụ nữ! GS Hằng còn là người, vào năm 2012, được tặng Giải thưởng Kavli ở Na Uy và Giải thưởng Shaw ở Hong Kong, hai giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực thiên văn học…".
Tại khách sạn Hải Âu, ông bà GS Trần Thanh Vân - Lê Kim Ngọc gặp lại GS Lưu Lệ Hằng như gặp lại một người bạn lâu năm thân thiết bởi lẽ cách đây đúng hai thập niên, vào mùa thu năm 1995, TS Lưu Lệ Hằng, lúc ấy mới 32 tuổi, phó giáo sư Đại học Harvard, đã nhận lời mời của GS Vân về TP.HCM dự Gặp gỡ Việt Nam lần thứ II. Tại cuộc gặp năm ấy bà đã trình bày những kết quả bước đầu về việc khám phá ra Vành đai Kuiper…
Vô cùng hiếu học
Lưu Lệ Hằng quê gốc ở Hải Phòng - quê hương của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, một đỉnh cao của trí tuệ Việt Nam. Nhưng Hằng sinh ra tại Sài Gòn năm 1963. Năm 1975, Hằng theo cha mẹ sang định cư ở Mỹ.
Không hề được số phận cưng chiều, người con gái ấy chỉ có thể tạo dựng tương lai bằng cố gắng của chính mình. Cô giành được học bổng của Đại học Stanford danh giá, và năm 21 tuổi đỗ cử nhân vật lý.
Cũng năm ấy, trong một lần đến thăm Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực, được tận mắt nhìn thấy những hình ảnh do con tàu không gian Voyager truyền về từ Hỏa tinh, Thổ tinh, Hằng thích thú quyết định theo đuổi ngành thiên văn học.
23 tuổi, sau chuyến đi du lịch dài ngày đến Nepal và Tây Tạng, ngồi trong thảo am đàm đạo triết lý sống với các vị thiền sư dòng Mật tông, cô gái trẻ ưa phiêu lưu mạo hiểm ấy quyết định vào học tiếp tại khoa Trái đất, khí quyển và khoa học hành tinh của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
Chính tại đây chị làm việc bên cạnh David Jewitt, người mà về sau gắn bó với chị suốt hai thập niên nghiên cứu về Vành đai Kuiper.
Những năm nghiên cứu sinh là quãng thời gian kỳ diệu nhất đối với chị. Chị hoàn toàn tự do nghiên cứu theo ý thích của mình, không bị ai gò ép. David cũng như chị đều thích thú khám phá những thiên thể nhỏ, nguyên thủy ở vùng ngoại vi Hệ Mặt trời, như các ngôi sao chổi, các tiểu hành tinh, thiên thạch, các vệ tinh.
Năm 1988, David Jewitt rời MIT đến nhậm chức giáo sư tại Đại học Hawaii. Chị cùng đi với David đến Hawaii để tiếp tục quan sát các thiên thể nhỏ. 27 tuổi, chị bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về sự liên quan giữa sao chổi và thiên thạch.
Giáo sư Lưu Lệ Hằng tại Quy Nhơn ngày 19-7 - Ảnh: Hoa Khá |
Khám phá
Vành đai Kuiper
Khi David Jewitt và Lưu Lệ Hằng bắt đầu nghiên cứu về Vành đai Kuiper thì cũng chính là lúc phần đông các nhà thiên văn học chẳng còn ai chú ý tới đề tài này nữa. Bởi lẽ họ cho rằng gần như mọi ngõ ngách trong Hệ Mặt trời đều đã được các con tàu thăm dò của Mỹ và Nga thám sát hết rồi.
Vùng ngoại vi của Hệ Mặt trời là trống không. Và phỏng đoán của nhà thiên văn học người Mỹ gốc Hà Lan Gerard Kuiper (1905-1973) về sự tồn tại một vành đai các tiểu hành tinh ở vùng cửa ngõ Hệ Mặt trời là vu vơ, vô căn cứ! Cũng cần nói thêm rằng đây chỉ là một phỏng đoán, chứ chưa phải một lý thuyết khoa học với những phương trình toán - lý chặt chẽ, đủ sức dẫn đường cho các thí nghiệm hay các quan sát.
Phương pháp truyền thống là: làm thí nghiệm hoặc quan sát để kiểm chứng một lý thuyết. Nếu dữ liệu thu được phù hợp với lý thuyết thì lý thuyết ấy đúng. Nếu dữ liệu không phù hợp thì lý thuyết ấy sai. Tuy nhiên, không phải bao giờ con đường tiến lên của khoa học cũng thẳng băng như vậy mà thường là quanh co với nhiều khúc ngoặt, chỗ quành không ai lường trước nổi! Chẳng hạn, việc khám phá ra Diêm Vương tinh.
Vào đầu thế kỷ XX, trên cơ sở đo đạc các vị trí của Thiên Vương tinh, nhiều nhà thiên văn học tin rằng quỹ đạo của Thiên Vương tinh bị gây nhiễu bởi một hành tinh chưa nhìn thấy được mà họ gọi là “hành tinh X”.
Niềm tin này mạnh đến mức một nhà thiên văn học kiêm thương gia giàu có ở Boston là Percival Lowell (1885-1916) bỏ tiền ra xây một đài thiên văn riêng ở Flagstaff, bang Arizona để khám phá cho bằng được cái “hành tinh X” này.
Ông dành 10 năm cuối đời để làm việc đó nhưng không thành công. Sau đó, Clyde Tombaugh (1906-1997), con một gia đình nông dân, yêu thiên văn học, được nhận vào làm tại đài Flagstaff, tiếp tục công việc của ông chủ, hết đêm này đến đêm khác chụp ảnh bầu trời, và đến năm 1930 thì thông báo rằng mình đã tìm thấy Diêm Vương tinh, gần đúng với vị trí Lowell tiên đoán.
Tin này lập tức được các báo khắp thế giới tung lên trang nhất và được gọi là Pluto, tên một vị thần La Mã ngự trị thế giới chết chóc và bóng tối, cho nên mới được người Trung Quốc và Nhật Bản dịch là Diêm Vương tinh.
Thoạt nhìn thì đó là một thí dụ hoàn hảo về cách làm khoa học: quan sát phù hợp với lý thuyết thì lý thuyết ấy phải đúng.
Nhưng chẳng bao lâu sau đó, các nhà thiên văn học nhận thấy hành tinh này khác hẳn 8 hành tinh đã biết về quỹ đạo, và hơn nữa nó quá nhỏ, thậm chí chỉ bằng 17,5% khối lượng Mặt trăng, khiến cho nó gần giống với tiểu hành tinh hơn là hành tinh. Sau đó, sự đo đạc về các vị trí của Thiên Vương tinh được phát hiện là sai, không có gì bất thường trong quỹ đạo của hành tinh này.
GS Lưu Lệ Hằng nhận xét: “Vậy thì sự tiên đoán về “hành tinh X” là sai. Và Diêm Vương tinh được khám phá không phải dựa trên cơ sở một lý thuyết vững chắc nào, mà đơn giản chỉ là vì Tombaugh đang cố tìm cho ra một hành tinh mới trong khi chẳng có ai khác làm việc đó!
60 năm sau, David Jewitt và Lưu Lệ Hằng khám phá ra rằng Diêm Vương tinh trên thực tế chỉ là một thiên thể thành viên trong tổng số khoảng 70.000 vật thể có đường kính lớn hơn 100km, và hàng trăm triệu vật thể có đường kính nhỏ dần tới 1km. Trong số đó có một vài vật thể mang kích thước tương tự như Diêm Vương tinh. Tất cả hợp thành một quần thể tiểu hành tinh gọi là Vành đai Kuiper.
GS Hằng cho biết: “Công việc tìm tòi của chúng tôi không bị thúc đẩy bởi một lý thuyết nào cả, mà chỉ bởi một câu hỏi giản đơn: phải chăng vùng ngoại vi Hệ Mặt trời là trống không?”.
Vì vùng ngoại vi này cách Mặt trời tới 41 UA (đơn vị thiên văn bằng khoảng cách Trái đất - Mặt trời). Nếu các bạn có một vật thể ở khoảng cách 1 AU và dịch chuyển nó tới khoảng cách 10 UA, thì nó không phải mờ đi 10 lần mà mờ đi tới 10.000 lần! Cho nên nhiều vật thể ở khoảng cách đó mờ đến mức hầu như không nhìn thấy nổi!
Bởi thế, công việc mà David Jewitt và Lưu Lệ Hằng làm hầu như chẳng ai khác muốn làm!
Giữ cho đôi mắt luôn rộng mở
“Khoa học thường tiến lên phía trước theo những nẻo đường không ai dự đoán nổi! Đôi khi nó được hướng dẫn bởi một lý thuyết, nhưng lý thuyết ấy có thể sai, như trong trường hợp về Diêm Vương tinh; hoặc không có một lý thuyết nào hướng dẫn nó cả, như trong trường hợp Vành đai Kuiper.
Vậy thì điều quan trọng nhất đáng ghi nhớ ở đây là: nếu ta tò mò về một cái gì đó, thế mà ta chưa tìm được câu trả lời nào thỏa đáng thì ta hãy tự mình tiến hành một số quan sát hoặc thí nghiệm, không quan tâm đến việc có ai đó bàn ra tán vào. Phải kiên trì, các bạn ạ, bởi vì lời giải thường rất khó tìm thấy; nếu không thì người khác đã tìm thấy trước ta rồi.
Và, cuối cùng, các bạn phải giữ cho đôi mắt luôn rộng mở, tâm trí luôn rộng mở, bởi lẽ bạn không bao giờ biết điều gì bạn có thể trông thấy ngày mai”.
Đó là lời GS Hằng gửi tới các nhà khoa học tương lai của Việt Nam.
|
GS Lưu Lệ Hằng và các nhà khoa học quốc tế sẽ tham dự lễ khởi công công trình Tổ hợp Không gian khoa học vào sáng nay (20-7) và sau đó tham dự hội nghị khoa học vật lý quốc tế với chủ đề “Các hệ hành tinh: Một quan điểm đồng vận” của chương trình “Gặp gỡ Việt Nam lần XI” tại Trung tâm quốc tế Khoa học và giáo dục liên ngành của GS Trần Thanh Vân tại Quy Nhơn.
Được biết, chiều 21-7, tại hội trường Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Định, GS Lưu Lệ Hằng sẽ nói chuyện với học sinh, sinh viên và cán bộ nghiên cứu khoa học về chủ đề “Cách nhìn mới về Hệ Mặt trời và những khám phá của thiên văn học liên quan”.
Giáo sư Lưu Lệ Hằng, 52 tuổi, người Mỹ gốc Việt, hiện đang làm việc tại khoa thiên văn học - Viện đại học Harvard và phòng thí nghiệm Lincoln - Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Hoa Kỳ. Dịp này, báo Tuổi Trẻ sẽ phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Bộ GD-ĐT tổ chức giao lưu trực tuyến với bạn đọc quan tâm đến khoa học, dự kiến vào ngày 18-8-2015 tại Trung tâm quốc tế Khoa học và giáo dục liên ngành.
|
Jane Luu
From Wikipedia, the free encyclopedia
Contents
[hide]Early life[edit]
Luu was born in July 1963 in South Vietnam to a father who worked as a translator for the U.S. Army.[3] Her father taught herFrench as a child, beginning her lifelong love of languages.[4]
Luu immigrated to the United States as a refugee in 1975, when the South Vietnamese government fell. She and her family settled in Kentucky, where she had relatives. A visit to the Jet Propulsion Laboratory inspired her to study astronomy.[4] She attendedStanford University, receiving her bachelor's degree in 1984.[5]
Work as a graduate student and co-discovery of the Kuiper Belt[edit]
As a graduate student at the University of California at Berkeley[6] and the Massachusetts Institute of Technology, she worked with David C. Jewitt to discover the Kuiper Belt.[4] In 1992, after five years of observation, they found the first known Kuiper Belt object, using the University of Hawaii's 2.2 meter telescope on Mauna Kea.[3][7] This object is (15760) 1992 QB1, which she and Jewitt nicknamed "Smiley".[5] The American Astronomical Society awarded Luu the Annie J. Cannon Award in Astronomy in 1991. In 1992, Luu received a Hubble Fellowship from the Space Telescope Science Institute and chose the University of California, Berkeley as a host institution. The asteroid 5430 Luu is named in her honor.[8][9] She received her PhD in 1992 at MIT.
Professional life[edit]
After receiving her doctorate, Luu worked as a professor at Harvard University, since 1994.[5] Luu also served as a professor atLeiden University in the Netherlands.[4] Following her time in Europe, Luu returned to the United States and works on instrumentation as a Senior Scientist at Lincoln Laboratory at MIT.
In December 2004, Luu and Jewitt reported the discovery of crystalline water ice on Quaoar, which was at the time the largest known Kuiper Belt object. They also found indications of ammonia hydrate. Their report theorized that the ice likely formed underground, becoming exposed after a collision with another Kuiper Belt object sometime in the last few million years.[10]
In 2012, she won (along with David C. Jewitt of the University of California at Los Angeles) the Shaw Prize "for their discovery and characterization of trans-Neptunian bodies, an archeological treasure dating back to the formation of the solar system and the long-sought source of short period comets" [11] and the Kavli Prize (shared with Jewitt and Michael E. Brown) “for discovering and characterizing the Kuiper Belt and its largest members, work that led to a major advance in the understanding of the history of our planetary system.”.[12]
Personal life[edit]
Luu enjoys traveling, and has worked for Save the Children in Nepal. She enjoys a variety of outdoor activities and plays the cello. She met her husband, Ronnie Hoogerwerf, who is also an astronomer, while in Leiden.[4]
Honors, awards and accolades[edit]
- 1991 Annie J. Cannon Award in Astronomy
- 2012 Shaw Prize in Astronomy [13]
- 2012 Kavli Prize in Astrophysics [14]
- The asteroid 5430 Luu is named in her honor.[15]
- She is a fellow of the Norwegian Academy of Science and Letters.[16]
Some publishing[edit]
- NASA Astrophysics Data System publication listing, Over 200 publications are listing
- Luu, Jane; D.C. Jewitt & C. Trujillo (2000). "Water ice in 2060 Chiron and its implications for Centaurs and Kuiper Belt objects". Astrophysical Journal 531 (2): L151–L154. arXiv:astro-ph/0002094. Bibcode:2000ApJ...531L.151L.doi:10.1086/312536. PMID 10688775.
- Luu, Jane; D.C. Jewitt (1998). "Deep Imaging of the Kuiper Belt with the Keck 10-Meter Telescope". Astrophysical Journal502: L91–L94. Bibcode:1998ApJ...502L..91L. doi:10.1086/311490.
- Luu, Jane; B. Marsden; D.C. Jewitt; C. Trujillo; C. Hegenrother; J. Chen & W. Offutt (1997). "A New Dynamical Class of Object in the Outer Solar System". Nature 387 (6633): 573. Bibcode:1997Natur.387..573L. doi:10.1038/42413.
- Luu, Jane; D.C. Jewitt (1996). "Color Diversity among the Centaurs and Kuiper Belt Objects". Astronomical Journal 112: 2310–2318. Bibcode:1996AJ....112.2310L. doi:10.1086/118184.
- Luu, Jane; D.C. Jewitt (1992). "High Resolution Surface Brightness Profiles of Near-Earth Asteroids". Icarus 97 (2): 276–287. Bibcode:1992Icar...97..276L.doi:10.1016/0019-1035(92)90134-S.
- Luu, Jane (1991). "CCD Photometry and Spectroscopy of Outer Jovian Satellites". Astronomical Journal 102: 1213–1225. Bibcode:1991AJ....102.1213L.doi:10.1086/115949.
- Crystalline Ice on Kuiper Belt Object (50000) Quaoar (article co-written with David Jewitt, published in the December 9, 2004 issue of Nature)
- The Shape Distribution of Kuiper Belt Objects (paper co-written with Pedro Lacerda, June 2003)
- Comet Impact on McMaster (presentation summary, November 2001)
- Accretion in the Early Kuiper Belt I. Coagulation and Velocity Evolution (paper co-written with Scott J. Kenyon, published in May 1998 Astronomical Journal)
- Optical and Infrared Reflectance Spectrum of Kuiper Belt Object 1996 TL66 (paper co-written with D.C. Jewitt, January 1998)
References[edit]
- ^ Graduate Student Advisees by David Jewitt
- ^ Hữu Thiện, Jane Lưu lên núi ngắm sao..., Vietnamnet, 2004
- ^ ab Bartusiak, Marcia (February 1996). "The Remarkable Odyssey of Jane Luu" (PDF). Astronomy 24: 46. Bibcode:1996Ast....24...46B. Autobiography of Jane Luu 17 September 2012
- ^ ab c d e An Interview With...Jane Luu, 21 March 2003
- ^ ab c May/June 1998 Feature Alum, Jane Luu, '84. CLASS NOTABLE: JANE LUU, '84, Scoping the Cosmos By Erika Check, '99
- ^ The Kuiper Belt Michael E. Brown, Physics Today, doi:10.1063/1.1752422
- ^ University of Hawaii 2.2-meter telescope - Public Information Richard J. Wainscoat
- ^ John Keith Davies (2001). Beyond Beyond Pluto: Exploring the Outer Limits of the Solar System. Cambridge University Press. p. 219.
- ^ Marquis Who's Who. 2006.
- ^ Chang, Kenneth (December 9, 2004). "Astronomers Entertain Visions of Icy Volcanoes in Faraway Places". The New York Times. pp. A33.
- ^ The 2012 Shaw Prize
- ^ Dresselhaus, Graybiel, Luu receive 2012 Kavli Prizes - MIT News Office
- ^ The Shaw Prize in Astronomy 2012 29 May 2012
- ^ Kavli Prize 2012
- ^ John Keith Davies (2001). Beyond Pluto: Exploring the Outer Limits of the Solar System. Cambridge University Press. p. 219. Retrieved 2012-06-01.
- ^ "Gruppe 2: Astronomi, fysikk og geofysikk" (in Norwegian). Norwegian Academy of Science and Letters. Retrieved 26 April 2014.
External links[edit]
Jane Lưu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Jane Lưu | |
---|---|
Sinh | 1963 (51–52 tuổi) Sài Gòn, Việt Nam |
Nơi cư trú | Lexington, Massachusetts |
Ngành | Thiên văn học, Vật lý thiên văn |
Alma mater | Viện Đại học Stanford, Viện Đại học California-Berkeley, Viện Công nghệ Massachusetts |
Nổi tiếng vì | Phát hiện ra vành đai Kuiper |
Giải thưởng | Annie J. Cannon Award in Astronomy [1991], Shaw Prize về Thiên văn học [2012], Kavli Prize về Vật lý thiên văn [2012] |
Jane Lưu (tên tiếng Anh Jane X. Luu, tên tiếng Việt Lưu Lệ Hằng[1][2]) là một nhà thiên văn học người Mỹ gốc Việt sinh năm 1963[2]. Năm 1992, sau nhiều năm tìm kiếm, bà cùng đồng nghiệp và là thầy hướng dẫn David Jewitt đã phát hiện ra vật thể đầu tiên trong vành đai Kuiper.[2] Nhờ những phát hiện và nghiên cứu sau đó về vành đai Kuiper mà hai người cùng với Michael E. Brown đã được trao giải thưởng Kavli năm 2012 của Na Uy trong lĩnh vực thiên văn vật lý.[3] Hai người cũng được trao giải Shawnăm 2012 về lĩnh vực thiên văn học. Từ năm 1994, bà là giáo sư khoa thiên văn học tại Viện Đại học Harvard, là một đại học danh tiếng ở Hoa Kỳ và hiện làm việc tại Phòng thí nghiệm Lincoln tại Viện Công nghệ Massachusetts, một viện đại học danh tiếng khác.
Mục lục
[ẩn]Tuổi trẻ[sửa | sửa mã nguồn]
Lưu Lệ Hằng sinh năm 1963 ở miền nam Việt Nam, lớn lên tại Sài Gòn. Cha bà là một thông dịch viên làm việc cho quân đội Hoa Kỳ. Ông đã dạy bà học tiếng Pháp khi còn nhỏ và nó trở thành nền tảng cho quá trình học tiếng Anh của bà sau này.[2]
Trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Lưu cùng gia đình di tản ra khỏi Việt Nam và tị nạn vào Hoa Kỳ. Sau khi ở trại tị nạn khoảng một tháng rưỡi, bà cùng gia đình đã đến tiểu bang Kentucky do họ có một vài người họ hàng ở đó. Trong chuyến thăm Jet Propulsion Laboratory đã thúc đẩy bà quyết định chọn ngành thiên văn học cho nghề nghiệp của mình.[4] bà thi đậu vào Viện Đại học Stanford và tốt nghiệp cử nhân vật lý năm 1984.[5]
Đồng phát hiện ra thiên thể trong vành đai Kuiper[sửa | sửa mã nguồn]
Khi làm nghiên cứu sinh tại Viện Đại học California-Berkeley[6] và Viện Công nghệ Massachusetts, bà làm việc dưới sự hướng dẫn của David C. Jewitt.[4] Năm 1992, sau 5 năm quan sát, họ đã tìm thấy thiên thể đầu tiên trong vành đai Kuiper nhờ sử dụng kính thiên văn 2,2 mét của Viện Đại học Hawaii nằm ởĐài quan sát Mauna Kea, và nhờ đó đã phát hiện ra vành đai này với khoảng 70 ngàn thiên thạch (Kuiper Belt object, viết tắt KBO, hay còn gọi là Thiên thể ngoài Hải Vương Tinh)[7] Ký hiệu của thiên thể này là (15760) 1992 QB1, mà bà và Jewitt đặt cho nó là "Smiley".[5] Phát hiện này là một bước tiến lớn trong việc tìm hiểu lịch sử hình thành Hệ Mặt Trời.[3]
Về các thiên thạch trong vành đai Kuiper, giáo sư Lưu phát biểu:
"Chúng tôi đã phát hiện có hàng triệu thiên thạch ngoài đó, bên mép rìa Thái Dương Hệ, trong vành đai Kuiper giống như hành tinh Diêm Vương Tinh vậy.... Khám phá này làm hoàn toàn thay đổi quan niệm của chúng ta về định nghĩa hành tinh là gì."[8][9]
Năm 1991, Lưu nhận Giải thưởng Annie J. Cannon trong Thiên văn học từ Hội thiên văn học Hoa Kỳ. Năm 1992, bà nhận bằng tiến sĩ tại Viện công nghệ Massachusetts, và nhận học bổng Hubble của Viện Đại học California-Berkeley. Tiểu hành tinh 5430 Luu được đặt theo tên của bà để vinh danh.[10][11][12]
Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
Sau khi nhận bằng tiến sĩ, Lưu làm giáo sư tại Viện Đại học Harvard.[5] bà cũng từng làm giáo sư tại Viện Đại học Leiden ở Hà Lan.[4] Sau khi làm việc ở châu Âu, Lưu trở lại Hoa Kỳ và làm thành viên kỹ thuật thiết bị ở Phòng thí nghiệm Lincoln tại MIT.
Tháng 12 năm 2004, Luu và Jewitt thông báo họ phát hiện ra tinh thể băng nước trên tiểu hành tinh Quaoar, vật thể lớn nhất trong vành đai Kuiper được biết đến tại thời điểm đó. Họ cũng phát hiện thấy sự có mặt của amôniắc hydrat. Trong công bố, họ giả thuyết rằng những tinh thể băng được hình thành bên dưới bề mặt, sau đó chúng bị hất xới lên bề mặt sau những va chạm với các vật thể khác trong vành đai Kuiper trong thời gian một vài triệu năm.[13]
Cuộc sống cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]
Bà thích đi du lịch và từng làm việc cho tổ chức Hỗ trợ trẻ em ở Nepal. bà cũng thích các hoạt động ngoài trời và chơi cello. Bà đã gặp chồng, Ronnie Hoogerwerf, cũng là một nhà thiên văn học, khi họ còn ở Leiden.[4]
Các tiểu hành tinh đã phát hiện[sửa | sửa mã nguồn]
Cùng với các đồng nghiệp, giáo sư Lưu đã phát hiện ra các tiểu hành tinh sau:
Tiểu hành tinh phát hiện: 31 | |
---|---|
(10370) Hylonome1 | 27 tháng 2 năm 1995 |
(15760) 1992 QB11 | 30 tháng 8 năm 1992 |
(15809) 1994 JS1 | 11 tháng 5 năm 1994 |
(15836) 1995 DA21 | 24 tháng 2 năm 1995 |
(15874) 1996 TL661,2,3 | 9 tháng 10 năm 1996 |
(15875) 1996 TP661,2 | 11 tháng 10 năm 1996 |
(19308) 1996 TO661,2 | 12 tháng 10 năm 1996 |
(20161) 1996 TR661,2,3 | 8 tháng 10 năm 1996 |
(15883) 1997 CR291,2 | 3 tháng 2 năm 1997 |
(20108) 1995 QZ91 | 29 tháng 8 năm 1995 |
(20161) 1996 TR661,2,3 | 8 tháng 10 năm 1996 |
(24952) 1997 QJ41,2,4 | 28 tháng 8 năm 1997 |
(24978) 1998 HJ1511,2,5 | 29 tháng 4 năm 1998 |
(26375) 1999 DE92 | 20 tháng 2 năm 1999 |
(33001) 1997 CU291,2,3 | 6 tháng 2 năm 1997 |
(58534) Logos1,2,3 | 4 tháng 2 năm 1997 |
(59358) 1999 CL1581,2 | 11 tháng 2 năm 1999 |
(60608) 2000 EE1732,6 | 3 tháng 3 năm 2000 |
(66652) Borasisi1,2 | 8 tháng 9 năm 1999 |
(79360) Sila-Nunam1,2,3 | 3 tháng 2 năm 1997 |
(79969) 1999 CP1331,2 | 11 tháng 2 năm 1999 |
(79978) 1999 CC1581,2,7 | 15 tháng 2 năm 1999 |
(79983) 1999 DF91,2 | 20 tháng 2 năm 1999 |
(91554) 1999 RZ2151,2 | 8 tháng 9 năm 1999 |
(118228) 1996 TQ661,2,3 | 8 tháng 10 năm 1996 |
(129746) 1999 CE1191,2 | 10 tháng 2 năm 1999 |
(134568) 1999 RH2151,2 | 7 tháng 9 năm 1999 |
(137294) 1999 RE2151,2 | 7 tháng 9 năm 1999 |
(137295) 1999 RB2161,2 | 8 tháng 9 năm 1999 |
(148112) 1999 RA2161,2 | 8 tháng 9 năm 1999 |
(181708) 1993 FW1 | 28 tháng 3 năm 1993 |
|
Một số bài báo đã đăng[sửa | sửa mã nguồn]
- Luu, Jane; D.C. Jewitt and C. Trujillo (2000). “Water ice in 2060 Chiron and its implications for Centaurs and Kuiper Belt objects”. Astrophysical Journal 531 (2): L151–L154.arXiv:astro-ph/0002094. Bibcode:2000ApJ...531L.151L. doi:10.1086/312536. PMID 10688775.
- Luu, Jane; D.C. Jewitt (1998). “Deep Imaging of the Kuiper Belt with the Keck 10-Meter Telescope”. Astrophysical Journal 502: L91–L94. Bibcode:1998ApJ...502L..91L.doi:10.1086/311490.
- Luu, Jane; B. Marsden, D.C. Jewitt, C. Trujillo, C. Hegenrother, J. Chen and W. Offutt (1997). “A New Dynamical Class of Object in the Outer Solar System”. Nature 387(6633): 573. Bibcode:1997Natur.387..573L. doi:10.1038/42413.
- Luu, Jane; D.C. Jewitt (1996). “Color Diversity among the Centaurs and Kuiper Belt Objects”. Astronomical Journal 112: 2310–2318. Bibcode:1996AJ....112.2310L.doi:10.1086/118184.
- Bartusiak, Marcia (tháng 2 năm 1996). “The Remarkable Odyssey of Jane Luu”. Astronomy 24: 46. Bibcode:1996Ast....24...46B.
- Luu, Jane; D.C. Jewitt (1992). “High Resolution Surface Brightness Profiles of Near-Earth Asteroids”. Icarus 97 (2): 276–287. Bibcode:1992Icar...97..276L.doi:10.1016/0019-1035(92)90134-S.
- Luu, Jane (1991). “CCD Photometry and Spectroscopy of Outer Jovian Satellites”. Astronomical Journal 102: 1213–1225. Bibcode:1991AJ....102.1213L.doi:10.1086/115949.
- Crystalline Ice on Kuiper Belt Object (50000) Quaoar (viết cùng với David Jewitt, số ngày 9 tháng 12, 2004 trên Nature)
- The Shape Distribution of Kuiper Belt Objects (viết cùng với Pedro Lacerda, tháng 6 2003)
- Accretion in the Early Kuiper Belt I. Coagulation and Velocity Evolution (viết cùng với Scott J. Kenyon, số tháng 5, 1998 trên Astronomical Journal)
- Optical and Infrared Reflectance Spectrum of Kuiper Belt Object 1996 TL66 (viết cùng với D.C. Jewitt, tháng 1, 1998)
- NASA Astrophysics Data System publication listing, Danh sách hơn 200 bài báo của Jane Lưu.
Các giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]
- 1991 Annie J. Cannon Award in Astronomy [14]
- 2012 Giải Shaw về Thiên văn học [15]
- 2012 Giải Kavli về vật lý thiên văn vì "Phát hiện và mô tả vành đai Kuiper và các thành viên lớn nhất của nó, công việc mà dẫn đến một bước tiến lớn trong sự hiểu biết về lịch sử của hệ thống hành tinh của chúng ta."[3]
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- 5430 Luu, tiểu hành tinh đặt theo tên của cô.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Bảo Anh (7 tháng 2 năm 2010). “Có một ngôi sao mang tên Việt 5430 Luu”. Lao Động.
- ^ a ă â b The remarkable odyssey of Jane Luu
- ^ a ă â Giải Kavli 2012
- ^ a ă â b An Interview With... Jane Luu 21/3/2003
- ^ a ă â Scoping the Cosmos, Erika Check, 1999
- ^ The Kuiper Belt
- ^ University of Hawaii 2.2-meter telescope - Public Information, Richard J. Wainscoat 2005
- ^ Người Việt đầu tiên được đặt tên cho một thiên thạch, VnExpress, 16/9/2005, trích lại từ báo Thanh Niên
- ^ Tuần báo Văn Hóa Thể Thao Trẻ, số ra ngày 15 tháng 9 năm 2005 tại Dallas, Hoa Kỳ
- ^ John Keith Davies (2001). Beyond Pluto: Exploring the Outer Limits of the Solar System. Cambridge University Press. tr. 219.
- ^ Marquis Who's Who. 2006.
- ^ Người Việt đầu tiên được đặt tên cho một thiên thạch, VnExpress, 16/9/2005 (theoThanh Niên)
- ^ Chang, Kenneth (ngày 9 tháng 12 năm 2004). “nhà thiên văn họcs Entertain Visions of Icy Volcanoes in Faraway Places”. The New York Times. tr. A33.
- ^ Annie J. Cannon Award in Astronomy
- ^ The Shaw Prize in Astronomy 2012 Hong Kong 29/5/2012
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Jane Lưu |
- Hữu Thiện, Jane Lưu lên núi ngắm sao..., Vietnamnet, 2004
- Có ngôi sao mang tên cô gái Việt, Hồ Trung Tú, 3/10/2005
- Comet Impact on McMaster David Fleming, (tháng 11, 2001)