Một người lính luôn hoài nhớ những ngày còn tại ngũ, ngang dọc trên những chiến hạm biển Đông. Một người lính luôn day dứt với từng phút ký ức về trận hải chiến không cân sức, với từng tấc đất, từng vuông biển của Tổ quốc đang bị chiếm đóng. Một người lính trong lúc cố gắng vượt qua những khốc liệt của đời mình vẫn không bao giờ quên những hoàn cảnh, số phận đồng đội... Cũng là không có gì đặc biệt nếu người lính ấy không phải là Lữ Công Bảy, cựu thượng sĩ giám lộ tàu HQ4 của Việt Nam Cộng hòa, trực tiếp tham gia trận hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974.
Nghiệp vận vào tên
“Từng diễn biến một, chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí tôi”, câu nói nghe có vẻ thuận tai xuôi miệng ấy được ông Lữ Công Bảy minh chứng bằng cuốn vở học trò cũ nhàu với những dòng chữ mực xanh mực đỏ chen nhau chi chít. Ấy là những dòng hồi ký về hải chiến Hoàng Sa đã được ông viết, đối chiếu, chỉnh sửa suốt những năm tháng dài không quên được Hoàng Sa và không được nghe ai nhắc đến Hoàng Sa. Có máy vi tính, ông lại kỳ cạch ngồi gõ, sửa. Nghe đâu có tư liệu về Hoàng Sa, ông tìm mua, sao chụp bằng được. Nghe tin tức gì về một nhân chứng Hoàng Sa, ông tìm mọi cách liên lạc, thăm hỏi, gợi nhắc. Những cuộc trò chuyện, thảo luận về Hoàng Sa, có hay không có lời mời ông đều đến tham dự, không e ngại khi được mời phát biểu dù không ít lần phải buồn lòng vì gặp phải người có tư tưởng phân biệt cực đoan.
Trong gia đình, những người anh cựu chiến binh của ông Bảy khi trở lại Sài Gòn với tư cách người chiến thắng, gặp lại em trai đã không một lời nhắc đến sự phân biệt quân Giải phóng và lính Cộng hòa mà chỉ hỏi chuyện Hoàng Sa, và đặt cho ông cái tên “Bảy Hoàng Sa”. Ông Lữ Công Thiểu, nguyên phó tham mưu trưởng tỉnh đội Long Châu Hà (đã mất - PV), viết những dòng thơ tặng em trai: “Từ tận cùng của cuộc chiến tranh/ Bảy nhận ra người rõ nhất/ Ơn sâu, nghĩa nặng, nụ cười, nước mắt/ Những giọt máu đào, những chuyện chẳng quên”.
“Giọt máu đào” ấy đã giữ chân Lữ Công Bảy trong mấy ngày đêm 28, 29, 30.4.1975. Trong khi các sĩ quan hải quân Cộng hòa cùng gia đình chen nhau xuống tàu di tản, sáng 30.4.1975, Lữ Công Bảy hoàn tất nhiệm vụ của mình rồi lặng lẽ leo xuống bến cảng trước lúc con tàu ra khơi. Ông giãi bày: “Cha tôi, các anh ruột tôi, bà con quê tôi đều theo cách mạng. Tôi đăng lính hải quân của Việt Nam Cộng hòa trong tình thế triệt buộc của người thanh niên ở lại miền Nam. Làm sĩ quan kỹ thuật, tôi gần như chưa bao giờ cầm súng tham chiến kể cả trong trận Hoàng Sa. Tâm thế ấy khiến tôi chẳng có gì ngần ngại khi chọn ở lại Việt Nam ngày hòa bình lập lại...”.
Không chỉ có thế, sau khi về với gia đình vài ngày, 3.5.1975, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Quân quản Sài Gòn, Lữ Công Bảy đã lại xuống tàu với vai trò trợ lý hàng hải, phục vụ Lữ đoàn 173. Đến hôm nay, niềm vui sướng, choáng ngợp của tuổi thanh niên trước một bước chuyển thời cuộc lớn lao vẫn còn nguyên trong tâm trí ông: “Tôi rất hăm hở, lăn xả vào công việc với một tâm thế mới: phục vụ cho một quân đội hoàn toàn thuộc Việt Nam, bảo vệ một đất nước hòa bình”.
Nhiều nguyên nhân từ chính sách đến con người đã khiến Bảy không giữ được sự sảng khoái ấy lâu dài. Chỉ ba năm, anh buộc phải ra khỏi hải quân, chuyển sang chỉ huy một chiếc tàu kéo nhỏ dọc sông Hậu. Thất vọng, buồn bực, cuộc sống khó khăn đến khắc nghiệt năm 1978 đã cuốn Lữ Công Bảy xuống chiếc tàu gỗ mỏng mảnh vượt biên cho dù chỉ mới trước đó ba năm anh từ chối chuyến di tản cuối cùng trên tuần dương hạm.
“Chuyến tàu ấy là một sai lầm kinh khủng và tai hại nhất đời tôi”, hôm nay Lữ Công Bảy vẫn chưa hết hoảng hốt. Chiếc tàu nhỏ ra giữa biển thì chết máy, lênh đênh trên sóng suốt 26 ngày. Khi được cứu, bốn người đã chết, trong đó có em ruột của Bảy. Những người còn lại dở sống dở chết, suốt một thời gian dài mới hồi phục, trong đó có vợ con của Bảy. Những người bị cho là tổ chức phải nhận án tù, trong đó có Bảy.
Nghĩa tình Hoàng Sa
“Được tham gia vào quỹ Nhịp cầu Hoàng Sa với tôi là một may mắn lớn”, ông Lữ Công Bảy vui hẳn lên khi nhắc đến mối quan tâm lớn nhất của mình mấy năm nay. Nghe tin một số nhà báo, trí thức thành lập Nhịp cầu Hoàng Sa để kết nối, tri ân, chăm sóc các binh lính, thân nhân các tử sĩ Hoàng Sa, ông đã hào hứng tham gia. Khi quỹ mở rộng hơn tầm hoạt động, chăm lo cả chiến sĩ, thân nhân liệt sĩ Gạc Ma, biên giới phía Bắc, ông càng hào hứng.
“Nhờ có Nhịp cầu, tôi được hội ngộ nhiều anh em của chiến hạm Trần Khánh Dư xưa. Mấy mươi năm gặp nhau mừng mừng tủi tủi, đồng cảnh nên thương lắm...”, Lữ Công Bảy nhắc mãi “cái ơn” của Nhịp cầu Hoàng Sa: tài trợ một phần kinh phí để ông có thể đến thăm từng đồng đội bằng mọi phương tiện: máy bay, tàu hỏa, xe đò, xe máy vào năm 2014. Người nào có cuộc sống ổn định, người nào còn chật vật long đong ông đều biết rõ. Lật tập ảnh chụp được cất giữ cẩn thận trong chồng hồ sơ, Lữ Công Bảy lần lượt chỉ dẫn rành mạch: “Đây: Phạm Ngọc Roa ở Lâm Đồng, Ngô Thế Long ở Cam Ranh, Nguyễn Văn Phấn ở Long An, Nguyễn Văn Chánh, Trần Dục, Mai Yến Ngọc...”. Trong ảnh, Lữ Công Bảy cùng đồng đội choàng vai nhau thân thiết, những nụ cười đàn ông đượm nắng gió và nỗi đời được ống kính nghiệp dư ghi lại vừa rạng rỡ, vừa thật nhiều nỗi niềm.
Những người được tham gia những buổi sinh hoạt, gặp gỡ của Nhịp cầu Hoàng Sa như chúng tôi mừng không kém khi chứng kiến Lữ Công Bảy và Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cùng nhau thắp nén nhang trước vong linh trung tá Ngụy Văn Thà, hay khi Lữ Công Bảy và cựu binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo bắt tay thân thiết, cùng bàn luận sôi nổi về nguyên nhân thất bại trong hải chiến Hoàng Sa, mất đảo Gạc Ma... Không có sự phân biệt nào về màu quân phục họ từng mặc hay sự khác nhau của lý tưởng mà họ từng phụng sự, chỉ có câu chuyện của những người con Việt Nam kể về việc tham gia bảo vệ đất mẹ. Và kết thúc của những câu chuyện cũng là cùng một ước vọng: được thấy ngày những hòn đảo, những vùng biển mà cha ông đã khai phá, quản lý, bảo vệ về lại với Việt Nam.
Trong tập ghi chép Bảy Hoàng Sa mà ông Lữ Công Thiểu ghi lại cho em mình có câu thơ được đặt dưới tấm ảnh Lữ Công Bảy đứng trên hàng không mẫu hạm của hạm đội 7, Mỹ: “Tiền tài danh vọng mất còn/ Chỉ tình người mãi sắt son với người/ Dẫu đời là cuộc bể dâu/ Nổi chìm sống cũng ngẩng đầu mà đi”. Ông Bảy bảo mình chưa viết tổng kết đời mình nhưng đã có anh trai làm giúp...
Ngoài những đóng góp vật chất, hoạt động của Nhịp cầu Hoàng Sa được những người tham gia đánh giá mang đúng ý nghĩa của “nhịp cầu”: nối những cựu binh từng đứng ở hai bên chiến tuyến lại với nhau vì họ cùng nhau yêu thương và bảo vệ một Tổ quốc.
“Từng diễn biến một, chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí tôi”, câu nói nghe có vẻ thuận tai xuôi miệng ấy được ông Lữ Công Bảy minh chứng bằng cuốn vở học trò cũ nhàu với những dòng chữ mực xanh mực đỏ chen nhau chi chít. Ấy là những dòng hồi ký về hải chiến Hoàng Sa đã được ông viết, đối chiếu, chỉnh sửa suốt những năm tháng dài không quên được Hoàng Sa và không được nghe ai nhắc đến Hoàng Sa. Có máy vi tính, ông lại kỳ cạch ngồi gõ, sửa. Nghe đâu có tư liệu về Hoàng Sa, ông tìm mua, sao chụp bằng được. Nghe tin tức gì về một nhân chứng Hoàng Sa, ông tìm mọi cách liên lạc, thăm hỏi, gợi nhắc. Những cuộc trò chuyện, thảo luận về Hoàng Sa, có hay không có lời mời ông đều đến tham dự, không e ngại khi được mời phát biểu dù không ít lần phải buồn lòng vì gặp phải người có tư tưởng phân biệt cực đoan.
Ông Lữ Công Bảy và tài liệu, bản thảo Hoàng Sa cùng hình ảnh đồng đội. Ảnh Tự Trung
“Hôm ấy thật sự chúng tôi đã cố gắng hết sức, nhưng rồi lực bất tòng tâm. Mấy mươi năm trôi qua, nỗi đau ấy vẫn quặn thắt trong trái tim chúng tôi mỗi lần gặp lại nhau, nhắc lại chuyện cũ. Với những biến động lịch sử, mỗi người chúng tôi đều chồng chất những nỗi đau riêng. Nhưng đau riêng còn xoa dịu được, phai mờ được, lặn sâu được, nỗi đau chung này mỗi ngày mỗi tấy lên với những tin tức thời sự...”, Lữ Công Bảy nói vậy. Và ông mỉm cười, nụ cười thật an yên sau những thăng trầm cuộc đời: “May mắn nhất của đời tôi là gia đình, luôn là một điểm tựa ấm áp, vững vàng, đầy thương yêu...”.Trong gia đình, những người anh cựu chiến binh của ông Bảy khi trở lại Sài Gòn với tư cách người chiến thắng, gặp lại em trai đã không một lời nhắc đến sự phân biệt quân Giải phóng và lính Cộng hòa mà chỉ hỏi chuyện Hoàng Sa, và đặt cho ông cái tên “Bảy Hoàng Sa”. Ông Lữ Công Thiểu, nguyên phó tham mưu trưởng tỉnh đội Long Châu Hà (đã mất - PV), viết những dòng thơ tặng em trai: “Từ tận cùng của cuộc chiến tranh/ Bảy nhận ra người rõ nhất/ Ơn sâu, nghĩa nặng, nụ cười, nước mắt/ Những giọt máu đào, những chuyện chẳng quên”.
“Giọt máu đào” ấy đã giữ chân Lữ Công Bảy trong mấy ngày đêm 28, 29, 30.4.1975. Trong khi các sĩ quan hải quân Cộng hòa cùng gia đình chen nhau xuống tàu di tản, sáng 30.4.1975, Lữ Công Bảy hoàn tất nhiệm vụ của mình rồi lặng lẽ leo xuống bến cảng trước lúc con tàu ra khơi. Ông giãi bày: “Cha tôi, các anh ruột tôi, bà con quê tôi đều theo cách mạng. Tôi đăng lính hải quân của Việt Nam Cộng hòa trong tình thế triệt buộc của người thanh niên ở lại miền Nam. Làm sĩ quan kỹ thuật, tôi gần như chưa bao giờ cầm súng tham chiến kể cả trong trận Hoàng Sa. Tâm thế ấy khiến tôi chẳng có gì ngần ngại khi chọn ở lại Việt Nam ngày hòa bình lập lại...”.
Không chỉ có thế, sau khi về với gia đình vài ngày, 3.5.1975, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Quân quản Sài Gòn, Lữ Công Bảy đã lại xuống tàu với vai trò trợ lý hàng hải, phục vụ Lữ đoàn 173. Đến hôm nay, niềm vui sướng, choáng ngợp của tuổi thanh niên trước một bước chuyển thời cuộc lớn lao vẫn còn nguyên trong tâm trí ông: “Tôi rất hăm hở, lăn xả vào công việc với một tâm thế mới: phục vụ cho một quân đội hoàn toàn thuộc Việt Nam, bảo vệ một đất nước hòa bình”.
Nhiều nguyên nhân từ chính sách đến con người đã khiến Bảy không giữ được sự sảng khoái ấy lâu dài. Chỉ ba năm, anh buộc phải ra khỏi hải quân, chuyển sang chỉ huy một chiếc tàu kéo nhỏ dọc sông Hậu. Thất vọng, buồn bực, cuộc sống khó khăn đến khắc nghiệt năm 1978 đã cuốn Lữ Công Bảy xuống chiếc tàu gỗ mỏng mảnh vượt biên cho dù chỉ mới trước đó ba năm anh từ chối chuyến di tản cuối cùng trên tuần dương hạm.
“Chuyến tàu ấy là một sai lầm kinh khủng và tai hại nhất đời tôi”, hôm nay Lữ Công Bảy vẫn chưa hết hoảng hốt. Chiếc tàu nhỏ ra giữa biển thì chết máy, lênh đênh trên sóng suốt 26 ngày. Khi được cứu, bốn người đã chết, trong đó có em ruột của Bảy. Những người còn lại dở sống dở chết, suốt một thời gian dài mới hồi phục, trong đó có vợ con của Bảy. Những người bị cho là tổ chức phải nhận án tù, trong đó có Bảy.
Nghĩa tình Hoàng Sa
“Được tham gia vào quỹ Nhịp cầu Hoàng Sa với tôi là một may mắn lớn”, ông Lữ Công Bảy vui hẳn lên khi nhắc đến mối quan tâm lớn nhất của mình mấy năm nay. Nghe tin một số nhà báo, trí thức thành lập Nhịp cầu Hoàng Sa để kết nối, tri ân, chăm sóc các binh lính, thân nhân các tử sĩ Hoàng Sa, ông đã hào hứng tham gia. Khi quỹ mở rộng hơn tầm hoạt động, chăm lo cả chiến sĩ, thân nhân liệt sĩ Gạc Ma, biên giới phía Bắc, ông càng hào hứng.
“Nhờ có Nhịp cầu, tôi được hội ngộ nhiều anh em của chiến hạm Trần Khánh Dư xưa. Mấy mươi năm gặp nhau mừng mừng tủi tủi, đồng cảnh nên thương lắm...”, Lữ Công Bảy nhắc mãi “cái ơn” của Nhịp cầu Hoàng Sa: tài trợ một phần kinh phí để ông có thể đến thăm từng đồng đội bằng mọi phương tiện: máy bay, tàu hỏa, xe đò, xe máy vào năm 2014. Người nào có cuộc sống ổn định, người nào còn chật vật long đong ông đều biết rõ. Lật tập ảnh chụp được cất giữ cẩn thận trong chồng hồ sơ, Lữ Công Bảy lần lượt chỉ dẫn rành mạch: “Đây: Phạm Ngọc Roa ở Lâm Đồng, Ngô Thế Long ở Cam Ranh, Nguyễn Văn Phấn ở Long An, Nguyễn Văn Chánh, Trần Dục, Mai Yến Ngọc...”. Trong ảnh, Lữ Công Bảy cùng đồng đội choàng vai nhau thân thiết, những nụ cười đàn ông đượm nắng gió và nỗi đời được ống kính nghiệp dư ghi lại vừa rạng rỡ, vừa thật nhiều nỗi niềm.
Từ trái: nhà nghiên cứu hàng hải Đỗ Thái Bình, cựu thượng sĩ giám lộ tàu HQ4 Việt Nam Cộng Hòa, chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm trò chuyện về những bài học mất - còn của sự kiện 19.1.1974 tại Hoàng Sa. Ảnh: Tự Trung
Những ngày họp được thông báo quỹ có hàng ngàn người đóng góp, được đến khánh thành nhà mới cho bà quả phụ Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí là những ngày thật thỏa mãn, thỏa mãn về tinh thần chứ không phải vì vật chất. “Bản thân tôi nhờ có gia đình mà không phải chịu đựng nhiều sự phân biệt đối xử như những anh em cùng quân ngũ Việt Nam Cộng hòa, nhưng nỗi đau và sự thiệt thòi của họ cũng chính là của tôi. Nhờ Nhịp cầu Hoàng Sa mà bù đắp lại được phần nào, dù có phải là người thụ hưởng trực tiếp hay không, tôi cũng rất mừng”, ông Bảy giãi bày.Những người được tham gia những buổi sinh hoạt, gặp gỡ của Nhịp cầu Hoàng Sa như chúng tôi mừng không kém khi chứng kiến Lữ Công Bảy và Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cùng nhau thắp nén nhang trước vong linh trung tá Ngụy Văn Thà, hay khi Lữ Công Bảy và cựu binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo bắt tay thân thiết, cùng bàn luận sôi nổi về nguyên nhân thất bại trong hải chiến Hoàng Sa, mất đảo Gạc Ma... Không có sự phân biệt nào về màu quân phục họ từng mặc hay sự khác nhau của lý tưởng mà họ từng phụng sự, chỉ có câu chuyện của những người con Việt Nam kể về việc tham gia bảo vệ đất mẹ. Và kết thúc của những câu chuyện cũng là cùng một ước vọng: được thấy ngày những hòn đảo, những vùng biển mà cha ông đã khai phá, quản lý, bảo vệ về lại với Việt Nam.
Trong tập ghi chép Bảy Hoàng Sa mà ông Lữ Công Thiểu ghi lại cho em mình có câu thơ được đặt dưới tấm ảnh Lữ Công Bảy đứng trên hàng không mẫu hạm của hạm đội 7, Mỹ: “Tiền tài danh vọng mất còn/ Chỉ tình người mãi sắt son với người/ Dẫu đời là cuộc bể dâu/ Nổi chìm sống cũng ngẩng đầu mà đi”. Ông Bảy bảo mình chưa viết tổng kết đời mình nhưng đã có anh trai làm giúp...
Đúng nghĩa "Nhịp cầu"
Được khởi xướng bởi nhóm các nhà báo, trí thức, bắt đầu hoạt động từ 1.2014, đến nay Nhịp cầu Hoàng Sa đã được đóng góp 4.550 triệu đồng thông qua các hình thức quyên góp, bán đấu giá các vật phẩm văn hóa. Với mục đích chăm sóc, giúp đỡ thân nhân các tử sĩ, liệt sĩ bảo vệ Tổ quốc và các cựu chiến binh gặp khó khăn, Nhịp cầu Hoàng Sa đã hỗ trợ bà quả phụ trung tá hải quân Ngụy Văn Thà, bà quả phụ trung tá hải quân Nguyễn Thành Trí, mẹ của cựu binh Hoàng Sa Phạm Ngọc Đa có chỗ ở khang trang hơn; đồng thời giúp các cựu chiến binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo, Hồ Văn Ba, gia đình thiếu úy liệt sĩ Trần Văn Phương, gia đình đại úy Trần Văn Duẩn xây sửa nhà mới, hỗ trợ các cựu binh Hoàng Sa, Gạc Ma gặp khó khăn...Ngoài những đóng góp vật chất, hoạt động của Nhịp cầu Hoàng Sa được những người tham gia đánh giá mang đúng ý nghĩa của “nhịp cầu”: nối những cựu binh từng đứng ở hai bên chiến tuyến lại với nhau vì họ cùng nhau yêu thương và bảo vệ một Tổ quốc.