Tóm tắt Do ảnh hưởng của cuộc sống khẩn hoang cần thông tin nhanh gọn, trong đó có việc định danh, định vị không gian nên địa danh nói tắt rất phổ biến ở Nam Bộ. Đó là hình thức rút gọn, chỉ giữ lại những từ ngữ dùng để khu biệt nghĩa hoặc là gộp nhiều địa danh lại thành một tên mới theo cách tích hợp.
Địa danh nói tắt có ưu điểm giúp thông tin nhanh gọn và tiết kiệm, nhưng cũng có nhược điểm làm che lấp nhiều tầng nghĩa vốn có. Do đó, giải thích các địa danh nói tắt là việc làm cần thiết như một cách giáo dục di sản văn hoá cho thế hệ trẻ.
Từ khoá: địa danh, Nam Bộ, nói tắt.
1. Dẫn nhập Do đặc thù lịch sử nên địa danh ở Việt Nam phần lớn là địa danh dân gian hoặc có nguồn gốc dân gian. Mà ngôn ngữ dân gian luôn chủ trương tiết kiệm nên địa danh ở Việt Nam cũng luôn mang tính tiết kiệm.
Đặc biệt, khi lưu dân Việt vào đến Nam Bộ thì, do yêu cầu thực tiễn cuộc sống mới còn vô số công việc bề bộn cần giải quyết ngay, nên mọi thứ vật dụng họ dùng đều có hình thức sao cho tiết kiệm, tiện dụng mà hiệu quả nhất, trong đó bao gồm cả địa danh.
Địa danh là cách con người định danh, định vị không gian nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống là giao thông liên lạc. Thuộc về hệ thống thông tin liên lạc nên yêu cầu của địa danh là phải mang tính khu biệt và ngắn gọn. Do đó mà dạng địa danh nói tắt ở Nam Bộ rất phổ biến.
2. Hiện tượng nói tắt trong địa danh Nam Bộ
2.1 Phổ biến nhất là các địa danh thuần Việt. Địa danh phần lớn là một cụm danh từ, trong đó những từ ngữ dùng để khu biệt thường đứng sau. Do đó, để rút gọn địa danh, người ta thường giữ lại từ chỉ loại đứng đầu và những từ dùng để khu biệt nghĩa đứng sau cùng, bỏ bớt những từ ít quan trọng ở giữa. Thí dụ:
Hỡi ai còn nhớ Bảy Ngàn,
Củ co ăn với củ bàng thế cơm. (Ca dao)
2.2. Ngoài ra, ở Nam Bộ còn vô số địa danh dân gian khác có hình thức rút gọn chức vụ của một nhân vật. Chẳng hạn:
2.3. Ngoài địa danh dân gian ra, có rất nhiều địa danh hành chính ở Nam Bộ cũng có hình thức rút gọn. Chẳng hạn:
3. Địa danh nói tắt và vấn đề giáo dục di sản
Địa danh nói tắt cho thấy óc thực dụng của văn hoá Nam Bộ: đáp ứng yêu cầu tiết kiệm của ngôn ngữ, giúp thông tin được nhanh gọn, đạt hiệu quả giao tiếp cao. Tuy nhiên, cách nói tắt như vậy cũng khiến nhiều tầng nghĩa của địa danh bị che lấp, khó nhận ra. Do đó, giải thích các địa danh nói tắt là việc làm cần thiết như là một cách giáo dục di sản văn hoá cho thế hệ trẻ.
Bởi lẽ, địa danh – mà nhất là cá địa danh nói tắt như trên – chính là những “tấm bia văn hoá”. Thông qua việc lí giải các địa danh này, thế hệ trẻ có thể biết được rất nhiều thông tin về lịch sử, địa lí, phương ngữ/ tiếng dân tộc, sản vật, v.v. đặc thù của địa phương một cách hết sức cô đọng và dễ nhớ.
Hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa của các địa danh “kì dị” của địa phương, người ta sẽ dễ yêu quê hương xứ sở hơn, từ đó tự nhiên sẽ có thêm động lực để tìm hiểu sâu và rộng hơn về địa phương của mình và có ý thức kế thừa, phát huy di sản của cha ông để lại.
__________________
CHÚ THÍCH:
[1] Tên hai cây cầu nằm trên đường Nguyễn Văn Linh, Q.7, TP.HCM.
[2] Nằm đầu đường Trần Xuân Soạn, Q.7, TP.HCM (tiếp giáp với Q.8).
[3] Nơi có đặc sản gạo “nàng thơm Chợ Đào”.
[4] “Tắc” vốn là “Tắt”, tức đường thuỷ đi tắt, nối hai đường thuỷ lớn với nhau. Tắc Ráng là tên một cái “tắt”, do viết sai chính tả nên thành ra “Tắc Ráng”. Tại đây có người chế ra loại xuồng nhỏ, thon dài, dùng để gắn máy chạy với tốc độ cao, gọi là “xuồng Tắc Ráng”, nói tắt là “Tắt Ráng”.
__________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Địa danh nói tắt có ưu điểm giúp thông tin nhanh gọn và tiết kiệm, nhưng cũng có nhược điểm làm che lấp nhiều tầng nghĩa vốn có. Do đó, giải thích các địa danh nói tắt là việc làm cần thiết như một cách giáo dục di sản văn hoá cho thế hệ trẻ.
Từ khoá: địa danh, Nam Bộ, nói tắt.
1. Dẫn nhập Do đặc thù lịch sử nên địa danh ở Việt Nam phần lớn là địa danh dân gian hoặc có nguồn gốc dân gian. Mà ngôn ngữ dân gian luôn chủ trương tiết kiệm nên địa danh ở Việt Nam cũng luôn mang tính tiết kiệm.
Đặc biệt, khi lưu dân Việt vào đến Nam Bộ thì, do yêu cầu thực tiễn cuộc sống mới còn vô số công việc bề bộn cần giải quyết ngay, nên mọi thứ vật dụng họ dùng đều có hình thức sao cho tiết kiệm, tiện dụng mà hiệu quả nhất, trong đó bao gồm cả địa danh.
Địa danh là cách con người định danh, định vị không gian nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống là giao thông liên lạc. Thuộc về hệ thống thông tin liên lạc nên yêu cầu của địa danh là phải mang tính khu biệt và ngắn gọn. Do đó mà dạng địa danh nói tắt ở Nam Bộ rất phổ biến.
2. Hiện tượng nói tắt trong địa danh Nam Bộ
2.1 Phổ biến nhất là các địa danh thuần Việt. Địa danh phần lớn là một cụm danh từ, trong đó những từ ngữ dùng để khu biệt thường đứng sau. Do đó, để rút gọn địa danh, người ta thường giữ lại từ chỉ loại đứng đầu và những từ dùng để khu biệt nghĩa đứng sau cùng, bỏ bớt những từ ít quan trọng ở giữa. Thí dụ:
- Ba cụm cây sát mé sông -----> Ba Cụm (xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An).
- Ba Miếu Bà Thượng Động -----> Ba Động (xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh).
- Bến Bà Dược -----> Bến Dược (ở xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP.HCM)
- Ngã Ba Cây Dầu -----> Ba Dầu (xã Long Tiên, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).
- Ngã Ba Cây Dừa -----> Ba Dừa (tên chợ ở xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).
- Xứ có nhiều giồng cát -----> Ba Giồng (tên vùng đất chạy dọc theo QL1A, nay thuộc huyện/ thành phố như: TP.Tân An (tỉnh Long An), huyện Châu Thành, TP.Mĩ Tho, huyện Cai Lậy, TX.Cai Lậy, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang).
- Cầu Xóm Kiệu -----> cầu Kiệu (cầu bắc qua rạch Thị Nghè, nối Q.1 và Q.Phú Nhuận, TP.HCM).
- Cầu Rạch Ong Lớn -----> cầu Ông Lớn; cầu Rạch Ong Bé -----> cầu Ông Bé[1]. Nguyên ở đây có hai con rạch tên là rạch Ong Lớn và rạch Ong Bé (chữ Hán ghi là Đại Phong giang 大蜂江 và Tiểu Phong giang小蜂江). Hai con rạch này hợp lại thành rạch Ong, đổ ra kinh Tẽ và kinh Tàu Hủ, có cầu Rạch Ong[2] bắc ngang. Gần đó, thuộc Q.8 nay còn địa danh Cầu Mật, góp phần xác minh Ong ở đây là con ong (chữ Hán là phong 蜂) chứ không phải ông.
- Cầu Thợ Võ -----> cầu Võ (xã Tân Hoà Thành, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang).
- Chợ Rạch Đào -----> Chợ Đào (xã Mĩ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An)[3]. Vùng này có nhiều rạch nên “rạch” không khu biệt nghĩa, có thể lược bỏ, còn “Đào” mới khu biệt nghĩa nên được giữ lại.
- Gian Vườn Mù U -----> Gian U (xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).
- Miệt có nhiều con kinh Thứ -----> miệt Thứ (vùng đất ven biển thuộc 2 huyện An Biên và An Minh, tỉnh Kiên Giang. Vùng này từ thế kỉ XVIII đã có 10 con kinh đào từ nội đồng thoát nước ra biển Tây, chữ Hán gọi là Thập Câu (10 ngòi). 10 con kinh này được dân gian gọi tên theo thứ tự là Thứ Nhất, Thứ Hai,… đến Thứ Mười. Đến đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đào thêm 2 con kinh nữa gọi là Thứ Chín Rưỡi và Thứ Mười Một.
- Núi Bà Cố [Hỉ] -----> núi Cố (TP.Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
- Rạch Cá Chốt -----> rạch Chốt (huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang).
- Rạch Cây Giá -----> Rạch Giá (tên thành phố tỉnh lị tỉnh Kiên Giang).
- Rạch Bà Kiến -----> rạch Kiến (xã Long Hoà, huyện Cần Đước, tỉnh Long An).
- Rạch có nhiều cây ô rô -----> rạch Rô (xã Nhị Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh).
- Sông Ông Đốc -----> sông Đốc (tên thị trấn thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Theo Nghê Văn Lương trong Cà Mau xưa, An Xuyên nay thì ông Đô đốc Nguyễn Văn Vàng đã liều mình cứu chúa Nguyễn Ánh tại đây.
- Tắc[t] đi ngang miễu Cậu -----> Tắc Cậu. Nam Bộ có hai địa danh Tắc Cậu: một ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang và một ở xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
- Tắc[t] có nhiều cây rau ráng -----> Tắc Ráng (TP.Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang)[4]. Vùng này có rất nhiều loại rau, nên “rau” không khu biệt nghĩa, mà chỉ có “Ráng” mới khu biệt nghĩa.
- Vàm Ba Xuyên -----> vàm Ba (TT.Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng). Vàm Ba Xuyên (còn gọi Vàm Tấn) là nơi sông Ba Xuyên (còn gọi rạch Bãi Xàu) đổ ra sông Hậu.
- Ngã ba Vũng Tàu không phải ngã ba nằm ở Vũng Tàu mà là ngã ba để từ đó đi Vũng Tàu, được tạo bởi QL1A và QL51, thuộc TP.Biên Hoà, Đồng Nai.
- Ngã ba Cát Lái không phải ngã ba nằm ở Cát Lái mà là ngã ba để từ đó đi Cát Lái, được tạo bởi Xa lộ Hà Nội và đường Nguyễn Thị Định, thuộc Q.2, TP.HCM.
- Ngã tư Bình Phước không phải ngã tư nằm ở Bình Phước mà là ngã tư để từ đó đi Bình Phước, được tạo bởi QL1A và QL13, thuộc Q.Thủ Đức, TP.HCM.
- Ngã tư Đa Khoa: ngã tư giữa đường Nguyễn Văn Linh và đường Nguyễn Thị Thập ở Quận 7, TP.HCM, gần đó có bệnh viện Đa khoa Quận 7.
- [Thủ] Dầu Một (nay là TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương): Xưa có cây dầu cao to đứng một mình sát bên đồn canh (thủ);
- Quéo Ba (xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An): nơi có ba cây quéo (xoài có nhỏ trái) đứng cạnh nhau;
- Tràm Một (xã Tân Hoà Thành, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang): con rạch có cây tràm to đứng đơn độc.
- Sao Đôi (xã Mĩ Phước, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang): nơi có 2 cây sao to đứng cạnh nhau.
- Xoài Đôi (xã Long Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An): nơi có 2 cây xoài to đứng cạnh nhau.
- Xoài Tư (xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang): nơi có 4 cây xoài to đứng cạnh nhau.
Củ co ăn với củ bàng thế cơm. (Ca dao)
2.2. Ngoài ra, ở Nam Bộ còn vô số địa danh dân gian khác có hình thức rút gọn chức vụ của một nhân vật. Chẳng hạn:
- Cầu gắn với ông Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng -----> cầu Ông Lãnh(Q.1, TP.HCM).
- Chợ gắn với Thống lãnh binh Nguyễn Văn Linh -----> chợ Thống Linh(xã Mỹ Ngãi, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
- Kinh bang biện tên Nhị -----> kinh Biện Nhị (huyện U Minh, tỉnh Cà Mau). Bang biện là chức vụ phụ tá cho người đứng đầu.
- Kinh gắn với ông Nhiêu học tên Lộc -----> kinh Nhiêu Lộc (chảy qua các quận : Q.3, Tân Bình, Phú Nhuận, là ngọn ngọn của rạch Thị Nghè)
2.3. Ngoài địa danh dân gian ra, có rất nhiều địa danh hành chính ở Nam Bộ cũng có hình thức rút gọn. Chẳng hạn:
- Thời Nguyễn, Lục tỉnh Nam kì được chia thành 3 cặp, mỗi cặp gồm một tỉnh lớn và một tỉnh nhỏ kế bên trực thuộc: Gia Biên (Gia Định, Biên Hoà), Long Tường (Vĩnh Long, Định Tương), An Hà (An Giang, Hà Tiên).
- 3 làng Linh Chiểu Đông, Linh Chiểu Tây, Linh Chiểu Trung -----> Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung (nay là tên 3 phường thuộc Q. Thủ Đức, TP.HCM). Linh Chiểu 靈沼 nghĩa là ao nước linh thiêng. Đây là vùng đất cao, mùa khô nước ngọt để uống khan hiếm, nên các ao nước ngọt được thiêng hoá để gìn giữ cho tốt. Ngày nay tiếng Chiểu không còn, nên ít ai còn nhớ tới gốc tích xưa.
- 5 thôn An Thủy Đông, An Thủy Tây, Hòa An, Long Phú và Tân Sơn được lập vào cuối thế kỉ XVIII, thuộc tổng Kiến Hoà, huyện Kiến Đăng, phủ Kiến An, trấn Định Tường. Vì 5 thôn này nằm trên một cù lao nên dân gian gọi là cù lao Năm Thôn. Ngày 20/01/1875, thực dân Pháp sáp nhập 5 thôn này lại thành một thôn gọi là thôn Ngũ Hiệp, nay là xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- 3 tổng Bình Chánh, Bình Phú và Bình Thới thuộc quận Chợ Mới, tỉnh Vĩnh Long. Ngày 29/6/1916, thực dân Pháp đổi tên thành quận Tam Bình. Là tên huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
- Q. Bình Tân (TP.HCM) được lập chủ yếu từ một số xã của huyện Bình Chánh. Tên Bình Tân là cách nói gộp tên các khu vực chính của quận là Bình Hưng Hoà, Bình Trị Đông và Tân Tạo.
- P. Đông Hưng Thuận (Q.12, TP.HCM) do gộp 3 làng Tân Đông Trung, Trung Hưng và Thuận Kiều.
- P. Tăng Nhơn Phú (Q. Thủ Đức, TP.HCM) do gộp 3 làng Tăng Phú, Tân Nhơn và Phong Phú.
3. Địa danh nói tắt và vấn đề giáo dục di sản
Địa danh nói tắt cho thấy óc thực dụng của văn hoá Nam Bộ: đáp ứng yêu cầu tiết kiệm của ngôn ngữ, giúp thông tin được nhanh gọn, đạt hiệu quả giao tiếp cao. Tuy nhiên, cách nói tắt như vậy cũng khiến nhiều tầng nghĩa của địa danh bị che lấp, khó nhận ra. Do đó, giải thích các địa danh nói tắt là việc làm cần thiết như là một cách giáo dục di sản văn hoá cho thế hệ trẻ.
Bởi lẽ, địa danh – mà nhất là cá địa danh nói tắt như trên – chính là những “tấm bia văn hoá”. Thông qua việc lí giải các địa danh này, thế hệ trẻ có thể biết được rất nhiều thông tin về lịch sử, địa lí, phương ngữ/ tiếng dân tộc, sản vật, v.v. đặc thù của địa phương một cách hết sức cô đọng và dễ nhớ.
Hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa của các địa danh “kì dị” của địa phương, người ta sẽ dễ yêu quê hương xứ sở hơn, từ đó tự nhiên sẽ có thêm động lực để tìm hiểu sâu và rộng hơn về địa phương của mình và có ý thức kế thừa, phát huy di sản của cha ông để lại.
__________________
CHÚ THÍCH:
[1] Tên hai cây cầu nằm trên đường Nguyễn Văn Linh, Q.7, TP.HCM.
[2] Nằm đầu đường Trần Xuân Soạn, Q.7, TP.HCM (tiếp giáp với Q.8).
[3] Nơi có đặc sản gạo “nàng thơm Chợ Đào”.
[4] “Tắc” vốn là “Tắt”, tức đường thuỷ đi tắt, nối hai đường thuỷ lớn với nhau. Tắc Ráng là tên một cái “tắt”, do viết sai chính tả nên thành ra “Tắc Ráng”. Tại đây có người chế ra loại xuồng nhỏ, thon dài, dùng để gắn máy chạy với tốc độ cao, gọi là “xuồng Tắc Ráng”, nói tắt là “Tắt Ráng”.
__________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lê Công Lý (2014), “Giáo dục di sản văn hoá thông qua địa danh (trường hợp tỉnh Đồng Nai)”, trong Huỳnh Văn Tới chủ biên (2014), Giáo dục và truyền thông với văn hoá dân gian Đông Nam Bộ, Nxb Đồng Nai.
- Lê Trung Hoa (2015), Từ điển địa danh Nam Bộ, Đề tài Quỹ Nafosted (bản thảo).
- Nguyễn Đình Tư (2008), Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.