Ca khúc vượt thời gian – Ca khúc Việt
- 60 năm cuộc đời – Y Vân
- Anh cho em mùa xuân – Kim Tuấn & Nguyễn Hiền
- Ai đưa em về – Nguyễn Ánh 9
- Ảo ảnh – Y Vân
- Bà mẹ quê & Em bé quê – Phạm Duy
- Bà rằng bà rí – dân ca
- Bài ca đất phương Nam – Lư Nhất Vũ & Lê Giang
- Những “Bài không tên” – Vũ Thành An
- Bài không tên cuối cùng – Vũ Thành An
- Bèo dạt mây trôi – dân ca
- Bến xuân – Văn Cao & Phạm Duy
- Bến xuân xanh – Dương Thiệu Tước & Minh Trang
- Biết đâu nguồn cội – Trịnh Công Sơn
- Biết nói gì đây – Huỳnh Anh
- Biển cạn – Kim Tuấn
- Biển tình – Lam Phương
- Bonjour Vietnnam – Marc Lavoine
- Bóng cây kơ-nia – Ngọc Anh & Phan Huỳnh Điểu
- Bông hồng cài áo – Thích Nhất Hạnh & Phạm Thế Mỹ
- Ca dao em và tôi – An Thuyên
- Ca dao xanh – Quốc Bảo
- Cát bụi – Trịnh Công Sơn
- Cây đàn bỏ quên – Phạm Duy
- Chiếc lá cuối cùng – Tuấn Khanh
- Chiều – Hồ Dzếnh & Dương Thiệu Tước
- Chiều làng em – Trúc Phương
- Chiều lên bản Thượng – Lê Dinh
- Chiều mưa biên giới – Nguyễn Văn Đông
- Chiều tím – Đan Thọ & Đinh Hùng
- Chị tôi – Trần Tiến
- Cho lần cuối & Tình khúc cho em – Lê Uyên & Phương
- Cho tôi được một lần – Bảo Thu
- Chuyến tàu hoàng hôn – Minh Kỳ & Hoài Linh
- Con đường cái quan – Phạm Duy
- Con đường xưa em đi – Châu Kỳ & Hồ Đình Phương
- Cô đơn – Nguyễn Ánh 9
- Cô hàng cà phê – Canh Thân
- + Cô hàng nước – Vũ Minh
- Cung đàn xưa – Văn Cao
- Dạ cổ hoài lang – Cao Văn Lầu
- Dạ khúc – Nguyễn Mỹ Ca & Hoàng Mai Lưu
- Dạ khúc – Quốc Bảo
- Dấu tình sầu – Ngô Thụy Miên
- Diễm xưa – Trịnh Công Sơn
- Duyên quê – Hoàng Thi Thơ
- Duyên tình – Xuân Tiên & Y Vân
- Dừng bước giang hồ – Hoàng Trọng & Quang Khải
- Đám cưới đầu xuân – Trần Thiện Thanh
- Đà Lạt hoàng hôn – Minh Kỳ & Dạ Cầm
- Đêm đô thị – Y Vân
- Đêm thấy ta là thác đổ – Trịnh Công Sơn
- Để gió cuốn đi – Trịnh Công Sơn
- Điệu buồn phương Nam – Vũ Đức Sao Biển
- Đón xuân – Phạm Đình Chương
- Đôi mắt người Sơn Tây – Quang Dũng & Phạm Đình Chương
- Đưa em tìm động hoa vàng – Phạm Thiên Thư & Phạm Duy
- + Đường xa ướt mưa – Đức Huy
- Đường xưa – Quốc Dũng & Nguyễn Đức Cường
- Đường xưa lối cũ – Hoàng Thi Thơ
- + Đừng xa em đêm nay – Đức Huy
- Em đến thăm anh một chiều mưa – Tô Vũ
- Em lễ chùa này – Phạm Thiên Thư & Phạm Duy
- Gánh lúa – Phạm Duy
- Giã từ đêm mưa – Văn Phụng
- Giấc mơ trưa – Giáng Son
- Gọi anh – Dương Thụ
- Gọi tên ngày mới – Võ Hoài Phúc
- Hai phương trời cách biệt – Hoàng Trọng
- Hai vì sao lạc – Anh Việt Thu
- Hà Nội mùa vắng những cơn mưa – Trương Quý Hải
- Hàn Mạc Tử – Trần Thiện Thanh
- Hãy yêu nhau đi – Trịnh Công Sơn
- Hoa nở về đêm – Mạnh Phát
- Hoa soan bên thềm cũ – Tuấn Khanh
- Hoa trinh nữ – Trần Thiện Thanh
- Hoài cảm – Cung Tiến
- Hòn Vọng Phu – Lê Thương
- Họa mi hót trong mưa – Dương Thụ
- Hồ trên núi – Phó Đức Phương
- Hội trùng dương – Phạm Đình Chương
- Hương xưa – Cung Tiến
- Hướng về Hà Nội – Hoàng Dương
- Không bao giờ quên anh – Hoàng Trang
- Không còn mùa thu – Việt Anh & Lê Quốc Dũng
- Khối tình Trương Chi – Phạm Duy
- Khúc hát ân tình – Xuân Tiên & Song Hương
- Khúc thụy du – Du Tử Lê & Anh Bằng
- Kiếp nào có yêu nhau – Minh Đức Hoài Trinh & Phạm Duy
- Kỷ niệm – Phạm Duy
- Làng tôi – Chung Quân
- Lâu đài tình ái – Trần Thiện Thanh & Mai Trung Tĩnh
- Lòng mẹ – Y Vân
- Ly rượu mừng – Phạm Đình Chương
- Mộng dưới hoa – Đinh Hùng & Phạm Đình Chương
- Mộng lành – Hoàng Trọng
- Một lần nào cho tôi gặp lại em – Vũ Thành An
- Một mình – Thanh Tùng
- Một thuở yêu đàn – Hoàng Trọng
- Mơ khúc tương phùng – Lam Minh
- Mùa đông của anh – Trần Thiện Thanh
- Mùa thu không trở lại – Phạm Trọng Cầu
- Mùa thu mây ngàn – Từ Công Phụng
- Mùa xuân đầu tiên – Tuấn Khanh
- Mùa xuân đầu tiên – Văn Cao
- Mưa – Văn Phụng & Văn Khôi
- Mưa hồng – Trịnh Công Sơn
- Mười năm tình cũ – Trần Quảng Nam
- Nắng chiều – Lê Trọng Nguyễn
- Nắng có còn xuân – Đức Trí
- Nắng lên xóm nghèo – Phạm Thế Mỹ
- Nếu có yêu tôi – Ngô Tịnh Yên & Trần Duy Đức
- Ngàn thu áo tím – Hoàng Trọng
- Ngày xưa Hoàng Thị – Phạm Thiên Thư & Phạm Duy
- Ngăn cách – Y Vân
- Ngậm ngùi – Huy Cận & Phạm Duy
- Nghìn trùng xa cách – Phạm Duy
- Người đi qua đời tôi – Trần Dạ Từ & Phạm Đình Chương
- Người ở đừng về – Quan họ Bắc Ninh
- Nhạt nắng – Xuân Lôi & Y Vân
- Nhật ký của mẹ – Nguyễn Văn Chung
- Như cánh vạc bay – Trịnh Công Sơn
- Như có Bác trong ngày đại thắng – Phạm Tuyên
- Như một lời chia tay – Trịnh Công Sơn
- Những bước chân âm thầm – Kim Tuấn & Y Vân
- Những đồi hoa sim – Hữu Loan & Dzũng Chinh
- Niềm tin chiến thắng – Lê Quang
- Niệm khúc cuối – Ngô Thụy Miên
- Nối vòng tay lớn – Trịnh Công Sơn
- Nụ tầm xuân – ca dao & Phạm Duy
- Nửa hồn thương đau – Phạm Đình Chương
- Ô mê ly – Văn Phụng & Văn Khôi
- Ông trăng xuống chơi – đồng dao & Phạm Duy
- Qua cơn mê – Trịnh Lâm Ngân
- Quê hương tuổi thơ tôi – Từ Huy
- Quê nghèo – Phạm Duy
- Rồi mai tôi đưa em – Trường Sa
- Mùa thu trong mưa – Trường Sa
- Riêng một góc trời – Ngô Thụy Miên
- Rước tình về quê hương – Hoàng Thi Thơ
- Sáng rừng – Phạm Đình Chương
- Sắc màu – Trần Tiến
- Suối tóc – Văn Phụng & Thy Vân
- + Tám điệp khúc – Anh Việt Thu
- Tàu đêm năm cũ – Trúc Phương
- Thà làm hạt mưa bay – Lý Thiện Ngộ & Trần Thanh Tùng
- + Thà như giọt mưa – Nguyễn Tất Nhiên & Phạm Duy
- Thành phố buồn – Lam Phương
- Thành phố mưa bay – Bằng Giang
- Thằng Cuội – Lê Thương
- Thiên thai – Văn Cao
- Thì thầm mùa xuân – Ngọc Châu
- Thoi tơ – Đức Quỳnh & Nguyễn Bính
- Thôi – Nguyễn Long & Y Vân
- Thu ca – Phạm Mạnh Cương
- Thu vàng – Cung Tiến
- Thuyền viễn xứ – Huyền Chi & Phạm Duy
- Tiếng dân chài – Phạm Đình Chương
- Tiếng hát với cung đàn – Văn Phụng & Vĩnh Phúc
- Tiếng sáo thiên thai – Thế Lữ & Phạm Duy
- Tình – Văn Phụng
- Tình ca – Phạm Duy
- Tình hoài hương – Phạm Duy
- Tình cầm – Hoàng Cầm & Phạm Duy
- Tình khúc – Quốc Bảo
- Tình nhớ – Trịnh Công Sơn
- Tình khúc chiều mưa – Nguyễn Ánh 9
- Tình khúc thứ nhất – Vũ Thành An & Nguyễn Đình Toàn
- Tóc mai sợi vắn sợi dài – Phạm Duy
- Tôi đi giữa hoàng hôn – Văn Phụng
- Trăng sơn cước – Văn Phụng & Văn Khôi
- + Trăng tàn trên hè phố – Phạm Thế Mỹ
- Trên đỉnh Phù Vân – Phó Đức Phương
- Trống cơm – dân ca
- Trở về bến mơ – Ngọc Bích
- Trở về Huế – Văn Phụng
- Trương Chi – Văn Cao
- Trường làng tôi – Phạm Trọng Cầu
- Và con tim đã vui trở lại – Đức Huy
- Về đây nghe em – Trần Quang Lộc
- Xóm đêm – Phạm Đình Chương
- Xuân ca – Phạm Duy
- Xuân họp mặt – Văn Phụng
- + Yêu – Văn Phụng
- Ba ơi con muốn hát Ba nghe – Yên Lam
- + Đêm giã từ – Y Vân
- Giọt mưa thu – Đặng Thế Phong
- Khúc ru – Hồng Kiên
- Kiếp nghèo – Lam Phương
- Lời kinh đêm – Mán Thuần & Việt Dzũng
- Ngứa cổ hát chơi – Trần Thanh Sơn
Dẫn nhập
Mỗi khi mệt mỏi và muốn thư giãn, tôi thường tìm về âm nhạc. Theo năm tháng, bộ sưu tập của tôi có những ca khúc mà mình yêu thích nhất theo cảm quan riêng, nhưng tôi nghĩ cũng được nhiều người yêu thích qua thời gian dài. Những ca khúc được giới thiệu ở đây nằm trong số đó.
Thế hệ thời xưa thích ca khúc thời xưa đã đành, nhưng tôi nhận thấy thế hệ bây giờ cũng thích hát ca khúc thời xưa và họ được tán thưởng thật sự. Vì thế tôi dùng cụm từ “vượt thời gian” cho dù đó chỉ là một cách nói mà bạn có thể không đồng ý; tôi chủ quan mà! Không thể nào làm vừa lòng mọi người.
Việc chọn lựa những bản thu âm và video ở đây theo một số tiêu chí riêng.
Tôi có chủ ý tránh cách trình diễn quá sầu não. Tôi có thể cảm nhận ca khúc mang tâm tình bâng khuâng, một ít da diết, nhưng diễn tả thành u buồn áo não thì thấy khó đi vào hồn mình. Cuộc đời đã mệt mỏi rồi, khi cần thư giãn lại mệt mỏi vì âm nhạc làm gì! Như lời Đức Huy tâm sự: “Những bài nhạc buồn thì tôi… vứt hết. Không nên cứ sống mãi trong kỷ niệm buồn”. Vả lại, tôi nghĩ khi soạn nhạc, tuy ca từ có ý buồn nhưng nhiều tác giả không hẳn đặt tâm trạng quá sầu não vào sáng tác của họ – trừ một ít trường hợp ca khúc có tâm trạng nặng nề thật sự.
Tôi có chủ ý chọn video có âm thanh hay và hình ảnh đẹp. Tuy nhiên, một số video mờ nhòe về hình ảnh nhưng có âm thanh quá hay, hoặc thể hiện một tư liệu về lịch sử âm nhạc, thì tôi cũng đưa vào đây. Trong trường hợp này, bạn nên nhắm mắt lại, mở rộng tâm tư mà thưởng thức âm nhạc.
Tôi cũng có chủ ý loại ra những bài trình diễn tuy là nghe hay nhưng không tạo đồng cảm cho mình vì sai đối tượng. Thường thấy nhất là tâm trạng ca khúc xuất phát từ người nam, nhưng lại do nữ ca sĩ trình bày. Đúng là trong âm nhạc Việt Nam có hiện tượng “âm thịnh dương suy”, nhưng có những nữ ca sĩ tôi yêu mến lại “lấn sân” thì vẫn thấy khó mà cảm nhận. Một số trường hợp có thể chấp nhận được, nhưng giọng nữ mà da diết với câu Vắng em đời còn ai với ai, ngất ngây men rượu say thì nghe khó chịu quá! Ông ấy say vì nhớ đến người vợ quá cố, còn cô uống rượu dùm ông ấy hay sao? Hoặc là, trong một ca khúc khác, các cô cứ hát Một chiều em khóc trong hồn tôi thì thật là khó cảm nhận!
Còn nữa: một anh sửa ca từ để nỉ non hát Bèo dạt mây trôi em ơi anh vẫn đợi thì nghe cũng kỳ kỳ! Tương tự, lời thơ của một nữ sĩ được phổ nhạc Đừng nhìn em nữa anh ơi đầy tâm trạng đau khổ trong nữ tính, bị nam ca sĩ đổi thành Đừng nhìn anh nữa em ơi nghe đã thiếu đồng cảm, đến câu kế về thân phận người phụ nữ Hoa xanh đã phai rồi, Hương trinh đã tan rồi, thế mà các anh vẫn tỉ tê cho được!
Ví dụ khác là trẻ em hát như người lớn, như trường hợp bé gái hát bài Bóng cây kơ nia với câu Về nhớ anh, không ngủ, thì quả thật tôi không thể thưởng thức được. Hoặc bé gái 10 tuổi hát lên câu nhìn hết một mối tình … để buốt trái tim. Hoặc bài độc tấu piano Diễm xưa của một em bé 5 tuổi 6 tháng cũng lâm vào tình trạng đó.
Một lý do khác phải loại video là hình ảnh không thích hợp với nội dung âm nhạc, như cứ cố tình đưa những hình ảnh cô gái mặc áo yếm không nội y, trông nửa kín nửa lồ lộ mà chẳng liên quan gì tới nội dung bài hát.
Về miêu tả bối cảnh đằng sau ca khúc, khi tôi thấy tư liệu nào xem ra đáng tin thì tóm tắt ở đây mà không thể kiểm chứng hoặc tìm kiếm thêm tư liệu đầy đủ, chỉ vì không có đủ phương tiện và thời giờ. Vì thế, nội dung về tác giả và ca khúc có thể chỉ là một vài khía cạnh có liên quan. Tùy bạn tìm hiểu thêm tư liệu về tác giả và ca khúc bạn quan tâm.
Trong những phần dưới đây, các hình thức trình bày gồm có:
- Bản thu âm: chỉ để nghe âm thanh, như bạn nghe đĩa CD, cho âm thanh trong trẻo lại không có tiếng ồn bên ngoài. Để thưởng thức trọn vẹn âm nhạc thì tôi nghĩ bản thu âm là thích hợp nhất: ta có thể đắm mình vào âm thanh, lòng không bị xáo trộn bởi hình ảnh nào cả.
- Video âm thanh: âm thanh tương tự như Bản thu âm nhưng có thêm hình ảnh.
- MV: viết tắt của “music video”, có thể hiện phần trình diễn của ca sĩ hoặc ban nhạc.
- Video trình diễn sống, như trình diễn trên sân khấu hoặc trường quay, tuy trong một số trường hợp khó phân biệt với MV.
Tôi cảm ơn các bạn Bình, Hội và Long đã giới thiệu bổ sung một số ca khúc, nhưng việc tuyển chọn ca khúc để giới thiệu ở đây là trách nhiệm của một mình tôi.
Ghi chú: trong phần giới thiệu dưới đây, những phần trình diễn mà tôi vô cùng yêu thích được ghi dấu sao (*) ở đầu mục, lại cũng do chủ quan của tôi, còn tiết mục mới được thêm vào trong 3 tháng gần đây được đánh dấu cộng (+).
Ca khúc tuyển chọn
60 năm cuộc đời – Y Vân
Vào thời miền Nam ngập tràn những giai điệu bolero hoặc slow rock ủy mị, ca khúc 60 năm cuộc đời như thổi một luồng gió mới và – khởi đầu với tiếng hát Hùng Cường – trở thành một bản hit đúng nghĩa, lan rộng trên các sóng phát thanh và sân khấu ca nhạc. Đó là do sự nhạy bén của Y Vân đối với thể loại nhạc “đợt sống mới”. Khi đó ở Sài Gòn, ca khúc Let’s twist again rất được ưa chuộng trong giới trẻ, nên Hãng đĩa Sóng Nhạc đặt hàng nhạc sĩ Y Vân viết một ca khúc theo điệu twist. Chỉ trong vòng một tuần miệt mài, nhạc sĩ Y Vân đem nộp đến… ba ca khúc: 60 năm cuộc đời, 20 và 40, Kim. Với tiếng hát Hùng Cường, ba ca khúc của nhạc sĩ Y Vân mang lại cho Hãng đĩa Sóng Nhạc một nguồn thu lớn. Vì vậy, ngoài thù lao theo giao kèo, nhạc sĩ Y Vân còn được thưởng thêm khoản tiền đủ mua một căn nhà.
Ngoài Hùng Cường, một số ca sĩ khác trình bày ba ca khúc nêu trên qua những phong cách rock hoặc twist khác nhau, khá mới lạ ở Việt Nam thời bấy giờ và tạo niềm hứng khởi cho nhiều tầng lớp khán giả, cho đến ngày nay vẫn còn tạo niềm hứng khởi cho ca sĩ và ban nhạc thể hiện cung cách mới lạ.
Bản ghi âm, Miu Lê, với ca từ:
https://nhac.vn/bai-hat/60-nam-cuoc-doi-miu-le-so8N5mO
* Video trình diễn sống, Angel Gia Hân, với phụ đề Anh ngữ, phong cách và nhạc đệm tái hiện không khí sân khấu và phòng trà vào thời của tác giả ca khúc:
https://www.youtube.com/watch?v=Nxw86EixZfI
* Video trình diễn sống, Như Loan & Nguyễn Hưng, trong chương trình “Paris By Night 108”, Liên khúc 60 năm cuộc đời & 20 và 40, theo phong cách kiểu Mỹ vào thời bắt đầu du nhập vào Việt Nam:
https://www.youtube.com/watch?v=EzsAto7Lccc
Anh cho em mùa xuân – Kim Tuấn & Nguyễn Hiền
Anh cho em mùa xuân là một ca khúc xuân nổi tiếng từ thập niên 1960, do nhạc sĩ Nguyễn Hiền (1927-2005) phổ thơ của Kim Tuấn (1938-2003).
Kim Tuấn tên thật là Nguyễn Phước Vĩnh Khuê, sinh tại Huế nhưng quê gốc ở Hà Tĩnh. Ông là hậu duệ 5 đời Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, là con trai duy nhất của gia đình, thuở nhỏ sống cùng gia đình ở Phan Thiết, lớn lên vào Sài Gòn học.
Nguyễn Hiền người Hà Nội. Nhạc của ông thường dìu dặt, sâu lắng, như trong các ca khúc Buồn ga nhỏ (viết chung với Minh Kỳ), Gửi một cánh chim, Hoa bướm ngày xưa (viết chung với Thanh Nam), Mái tóc dạ hương (thơ Đinh Hùng), Ngàn năm mây bay, Tiếng hát học trò (viết chung với Minh Kỳ), Tìm đâu…
Năm 2004 ông được Trung tâm Thúy Nga mời đến Toronto, Canada, để thực hiện Đại nhạc hội Paris by Night 74 với chủ đề “Hoa bướm ngày xưa” nhằm vinh danh ông cùng với hai nhạc sĩ khác là Huỳnh Anh và Song Ngọc.
Theo Trần Chí Phúc (2015a),
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền kể rằng mùng 5 Tết năm Nhâm Dần (1962), ngồi trong phòng làm việc còn bàng bạc không khí mùa xuân, ông mở tập thơ được tặng trong đó có bài thơ 5 chữ mang tên Nụ hoa vàng ngày xuân và chợt có cảm hứng phổ nhạc bài thơ này.
Chỉ trong 3 câu đầu Anh cho em mùa xuân, nụ hoa vàng mới nở, chiều đông nào nhung nhớ, nét nhạc hiện ra thật ngọt ngào, và ông tiếp tục làm xong ca khúc trong buổi sáng hôm đó. Ông giữ gần hết các câu thơ, chỉ sửa vài chữ cho hợp nốt nhạc, và lấy câu thơ đầu đặt tên cho ca khúc là Anh cho em mùa xuân.
Hôm sau thi sĩ Kim Tuấn đến thăm ông và tình cờ có cả ông chủ hãng đĩa Asia. Ba người gặp nhau và đồng ý để bản Anh cho em mùa xuân được thu đĩa với tiếng hát Lệ Thanh. Bài hát phổ biến và được ưa thích từ đó cho đến nay.
Theo Dòng Nhạc Xưa (2012a),
Ít nhất đã có hai thế hệ hát Anh cho em mùa xuân. Các ca sĩ và ban nhạc của thế hệ thứ hai (ở trong và ngoài nước) có khuynh hướng thay đổi tiết tấu của bài nhạc ấy bằng nhịp điệu nhanh, mạnh, sôi nổi, như muốn làm rộn ràng hơn không khí mùa xuân. Việc “cải biên” này cũng… tốt thôi, và cũng phù hợp với “phong cách trình diễn” trẻ trung, sống động hiện đại, tuy rằng bài nhạc, với âm giai LaTango Habanera dìu dặt ở “thuở ban đầu”, tự nó đã đủ để mang về mùa xuân (mà không cần phải “đánh nhanh, đánh mạnh” bằng điệu nhạc kích động để… mừng đón xuân về). Việc thay đổi tiết tấu và cách trình diễn ấy có phần nào đánh mất khí hậu của bài hát là vẻ lắng đọng của đất trời vừa mới sang xuân, pha lẫn chút thi vị ngọt ngào của “bài thơ còn xao xuyến”, thể hiện qua lời thơ và từng nốt láy mềm mại ở cuối những câu nhạc. trưởng và nhịp điệu.
Mùa xuân của Anh cho em mùa xuân là xuân của trời đất giao mùa, là xuân của “lộc non vừa trẩy lá”, là vẻ e ấp của “nụ hoa vàng mới nở”. Trong cái nắng sớm của ngày đầu xuân có chút se se lạnh của chiều cuối đông còn rớt lại, có chút vấn vương của “chiều đông nào nhung nhớ”, có chút hơi hướng của đông tàn, xuân mới vừa sang…
Đôi lúc việc thay đổi hoặc hát sai lời nhạc cũng làm giảm phần nào cái đẹp và độ truyền cảm của bài nhạc gửi đến người nghe.
Hai câu hát trong bài bị ca sĩ… hát sai nhiều nhất: Đất mẹ gầy có lúa / đồng ta xanh mấy mùa.
Câu thứ nhất, “đất mẹ gầy có lúa”, là ước mơ đơn sơ của tác giả bài thơ gửi về quê mẹ Hà Tĩnh (vùng “đất cày lên sỏi đá”), bị nhiều ca sĩ đổi thành “đất mẹ gầy… cỏ lúa”, hoặc “đất mẹ gầy… cỏ úa”, hoặc “đất mẹ… đầy cỏ lúa”!
Câu thứ hai, “đồng ta xanh mấy mùa”, ước mơ khác, bị nhiều ca sĩ đổi thành “đồng xa xanh mấy mùa”, hoặc… “đồng xanh xa mấy mùa”!
“Bầy chim lùa vạt nắng…”, chữ “lùa” ấy rất mới, rất đẹp, rất thơ. Làm sao mà Nguyễn Hiền lại có thể nghĩ ra được cái chữ tài tình đến như vậy? Làm sao mà ông lại dùng chữ ấy chứ không phải là chữ nào khác? (“Bầy chim… đùa vạt nắng” chẳng hạn, như thế cũng là hay, nhưng không thể hay bằng “… lùa vạt nắng”). Ngày ấy chưa ai viết những lời như thế trong thơ, trong nhạc. Mãi về sau này ta mới nghe “lùa nắng cho buồn vào tóc em” (Nắng thủy tinh, Trịnh Công Sơn). Điều thú vị, câu kia không phải là câu thơ Kim Tuấn trong Nụ hoa vàng ngày xuân, mà là thơ… Nguyễn Hiền.
“Nhạc, thơ tràn muôn lối”, câu hát cuối của bài hát ấy cũng không thấy trong thơ Kim Tuấn. Trong Nụ hoa vàng ngày xuân không có câu nào nói đến “nhạc” cả. Vậy thì những câu ấy ở đâu ra, nếu không phải là… thơ của Nguyễn Hiền. Trong nhạc có thơ, trong thơ có nhạc. Nhạc quyện vào thơ, thơ quấn lấy nhạc. Nhạc thơ, thơ nhạc đã hòa làm một.
Bài thơ: Nụ hoa vàng mùa xuân – Kim Tuấn (1961)
Kim Tuấn viết về quê mẹ của ông là Hà Tĩnh, vùng đất miền Trung khô cằn, cho nên có câu Đất mẹ gầy có lúa, khi hát chữ ‘có’ bị nốt nhạc làm người nghe lầm tưởng là ‘cỏ’. Bài thơ vẽ ra khung cảnh quê hương thanh bình, có con sông bờ cát trắng, có con đê diều căng gió, có trăng sáng có hàng dừa, có đồng ruộng, có tiếng chim hót, có tiếng chuông chùa, có phố nhỏ đường hoa. Và hòa vào tình yêu non nước có tình yêu đôi lứa thật dễ thương.
Anh cho em mùa xuân
nụ hoa vàng mới nở
chiều đông nào nhung nhớ
đường lao xao lá đầy
chân bước mòn vỉa phố
mắt buồn vin ngọn cây.
Anh cho em mùa xuân
mùa xuân này tất cả
lộc non vừa trẩy lá
thơ còn thương cõi đời
con chim mừng ríu rít
vui khói chiều chơi vơi.
Đất mẹ gầy có lúa
đồng ta xanh mấy mùa
con trâu từ đồng cỏ
giục mõ về rộn khua.
ngoài đê diều thẳng cánh
trong xóm vang chuông chùa
chiều in vào bóng núi
câu hát hò vẳng đưa.
Tóc mẹ già mây bạc
trăng chờ trong liếp dừa
con sông dài mấy nhánh
cát trắng bờ quê xưa.
Anh cho em mùa xuân
bàn tay thơm sữa ngọt
giải đất hiền chim hót
người yêu nhau trọn đời
mái nhà ai mới lợp
trẻ nô đùa nơi nơi
hết buồn mưa phố nhỏ
hẹn cho nhau cuộc đời.
Khi hoa vàng sắp nở
trời sắp sang mùa xuân
anh cho em tất cả
tình yêu non nước này
bài thơ còn xao xuyến
nắng vàng trên ngọn cây.
Trần Chí Phúc (2015a) nhận xét:
Bài thơ đã được phổ nhạc, mối duyên thơ–nhạc hội ngộ và, như một lời tiên tri, Nguyễn Hiền cho biết bài hát sẽ nổi tiếng mãi mãi với câu kết “Nhạc thơ tràn muôn lối”.
Nếu bài thơ chỉ nói về quê hương đất nước thì thiếu sự hấp dẫn, nếu bài thơ chỉ nói riêng về tình yêu hai đứa thì thiếu sự bát ngát. Đàng này tình yêu quê hương hòa lẫn vào tình yêu đôi lứa thì thật tròn đầy hạnh phúc. Đó là giá trị của bài thơ.
Sự khéo léo của người phổ nhạc làm cho ca khúc Anh cho em mùa xuân trở thành một trong những ca khúc phổ thơ thành công nhất và cũng là một trong những bản xuân ca được ưa thích nhất.
Video trình diễn sống, Minh Tuyết, Hương Thủy, Mai Thiên Vân, Hạ Vy, Hà Thanh Xuân, Châu Ngọc Hà, Hoàng Nhung, Diễm Sương, trong chương trình “Paris By Night 124”:
https://www.youtube.com/watch?v=nT5TZwBZgM8
Video trình diễn sống, Mai Tiến Dũng & Đức Phúc & Erik, trong chương trình “Cặp đôi hoàn hảo”:
https://www.youtube.com/watch?v=N4NR1GCc0DY&t=129s
Ai đưa em về – Nguyễn Ánh 9
Theo Anon. (2014),
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cho biết, các bài hát của ông bị hát sai lời rất nhiều, đặc biệt là Ai đưa em về. Theo nhạc sĩ, ngay tựa đề bài hát cũng có nhiều người nhầm thành Đêm nay ai đưa em về. Lời gốc của bài hát là: “Đêm nay tôi đưa em về / Đường khuya sao trời lấp lánh … Đêm mai ai đưa em về…”, thế nhưng nhiều người vô tình hát thành “Đêm nay ai đưa em về / Đường khuya sao trời lấp lánh…” Chỉ cần thay đổi một chút là nội dung ý nghĩa của ca khúc cũng thay đổi. “Sao lại đêm nay ai đưa em về? Phải là tôi thì sao trời mới lấp lánh và mắt em mới sao chiếu long lanh chứ! Còn mai mới là ai đưa em về” – nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 phân tích. Theo nhạc sĩ, nguyên do của việc hát sai này là do ca sĩ lấy nguồn bài hát trên mạng, trong khi đó lời bài hát trên internet bị nhầm lẫn rất nhiều.
Riêng tác giả bài tổng hợp này nhớ lại có lần đi nghe hát trong một phòng trà nổi tiếng ở Quận 1, một nam ca sĩ nổi tiếng hát bài Ai đưa em về với giai điệu dồn dập, vừa hát vừa múa may và cười toe toét. Tôi nói đùa với cô bạn cùng đi nghe hát: Hẳn là anh chàng vui quá vì được thoát nợ do “đêm mai không ai đưa về”! Tôi nghĩ lúc đó nếu Nguyễn Ánh 9 nghe anh chàng kia hát như thế thì hẳn ông càng rầu thúi ruột! Bạn có thể tìm trên Internet một vài video tương tự.
Tình trạng tương tự xảy ra với ca khúc Không của Nguyễn Ánh 9. Ông than phiền về việc trình bày bài hát này:
… lớp trẻ bây giờ hát nhảy trên sân khấu bài này sai hết giai điệu… Đó là tai hại của việc ca sĩ hát mà không hiểu lời bài hát nói gì. Khán giả họ đâu để ý, nghe nhiều thành quen, vô tình ca sĩ làm cho khán giả tưởng nhầm giai điệu bài hát là như vậy.
Lại có một số nữ ca sĩ hát Đêm nay tôi đưa em về đoạn đầu nghe như là tình chị em, nhưng sau đó kêu lên Người yêu ơi lại nghe chuệch choạc, nên không được giới thiệu ở đây.
* Video âm thanh, Elvis Phương:
https://www.youtube.com/watch?v=HM6bSk72Juk
Video âm thanh, Pebe Suri và bạn:
https://www.youtube.com/watch?v=WyLlXjvPRO0
* Video trình diễn sống, Lương Tùng Quang & Ngọc Liên, trong chương trình “Paris By Night 83”:
https://www.youtube.com/watch?v=jQwmGMzXHbY
+ Video trình diễn sống, Hoàng Nhật Minh, trong chương trình “Hãy nghe tôi hát”, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=woMzeKfLuBU
Ảo ảnh – Y Vân
Theo Tâm Giao (2019),
Y Vân tên thật là Trần Tấn Hậu (1933-1992), quê gốc Thanh Hóa. Ông là nhạc sĩ tiêu biểu của tân nhạc Việt Nam thập niên 1950s đến 1990s.
Thuở niên thiếu, ông từng theo học nhạc với giáo sư, nhạc sĩ Tạ Phước và sáng tác từ rất sớm. Năm 1952, nhạc sĩ vào Nam, tiếp tục sáng tác, chơi nhạc, hòa âm và dạy nhạc. Ông còn viết sách dạy nhạc và đàn guitar. Y Vân là người đi tiên phong cho dòng nhạc nhẹ với những bài hát có giai điệu cha cha cha, disco, twist như: 60 năm cuộc đời, Ảo ảnh, Kim, Sài Gòn, Thôi…
Bà Minh Lâm, vợ nhạc sĩ Y Vân, nói ông chỉ có mối tình sâu đậm duy nhất trước khi cưới bà. Người con gái đó tên Vân và là nguồn cảm hứng để cố nhạc sĩ lấy làm nghệ danh Y Vân (theo ý ông là Yêu Vân). “Khi đó anh 19 tuổi, cô Vân mới 16. Mối tình của họ kéo dài được mấy năm thì chia cắt do gia đình bên kia không cho cô lấy nhạc sĩ vì sợ nghèo. Sau này, anh vào Nam, cô Vân có gửi thư nhưng vì bận, anh không trả lời, đưa tôi giữ đến tận bây giờ. Mối tình đó tôi rất tôn trọng”.
Con gái của nhạc sĩ Y Vân cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ khi nhắc về tình đầu của bố. Chị Ngọc Tú cho biết: “Bố không liên lạc vì muốn cô Vân hạnh phúc. Cô Vân nguyện sống độc thân nên từ trước đến nay thư từ chỉ một hướng từ cô. Tôi thấy thương cô”. Mối tình đầu sâu nặng đó là cảm hứng để cố nhạc sĩ Y Vân cho ra đời nhiều ca khúc nổi tiếng về sau.
* Video trình diễn sống, Hồng Gấm, tiểu phẩm trong chương trình “Người kể chuyện tình”:
https://www.youtube.com/watch?v=KAGf_vsO69o
Video trên dựa theo một giai thoại được lan truyền khá rộng rãi. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về bóng hồng đằng sau ca khúc Ảo ảnh, bà Minh Lâm, vợ nhạc sĩ Y Vân, trả lời, theo Tâm Giao (2019):
Bài này ra đời trước khi cô gặp nhạc sĩ Y Vân… Cô cũng có nghe anh nói, mà mình sống bên cạnh mình biết tánh anh rất là nghiêm túc. Ảnh bảo mỗi khi ảnh viết một bài gì thì ảnh phải suy nghĩ, anh phải tưởng tượng ra cái khung cảnh đó hay người đó để anh viết lên. Chứ còn cái tánh lăng nhăng hay gặp người này người kia thì không có. Còn theo báo thì bao nhiêu lâu cứ sao qua sao lại cứ tên Huyền, thì hoàn toàn tôi chưa biết cô Huyền là ai. Mà sự thật thì thấy đúng là không có gì cả, mình sống với chồng 23 năm mà có thấy bóng hồng nào đâu..
Bản ghi âm, Elvis Phương:
https://www.youtube.com/watch?v=pkjsD4-cZWw
Video trình diễn sống, Hoàng Anh Thư & Mai Thanh Sơn, trong chương trình “Asia 72”:
https://www.youtube.com/watch?v=m6aB6XSNRJM
Video trình diễn sống, Ôn Vĩnh Quang, trong chương trình “Người hát tình ca”:
https://www.youtube.com/watch?v=fnAIeIUcOeg
Bà mẹ quê & Em bé quê – Phạm Duy
Trong Hồi ký, Phạm Duy cho biết vào năm 1949 ông sáng tác ca khúc mở đầu cho một bộ ba (trilogie) về con người Việt Nam. Đó là ba bài Bà mẹ quê, Vợ chồng quê, Em bé quê. Cùng với bài Bà mẹ Gio Linh trước đó và với bài Bà Mẹ phù sa sau này, bài Bà mẹ quê là bước đầu của huyền thoại Mẹ, dần dà sẽ được dẫn đến địa vị cao sang nhất trong Trường ca Mẹ Việt Nam. Bài Vợ chồng quê là xu hướng nhạc tình của tác giả, xu hướng này đã khởi đi từ những bài hát nói về cuộc tình đơn sơ để sẽ vươn tới những tình khúc chan chứa hạnh phúc và khổ đau trong huyền thoại Tình Yêu. Bài Em bé quê là tiền thân của loại bé ca sau này, những huyền thoại Tuổi Thơ, lúc nào cũng chỉ muốn nhắc nhở tới sự trinh trắng rất cần thiết cho con người phải sống liên miên trong một xã hội điên đảo vì chiến tranh và thù hận.
Bản thu thanh_Bà mẹ quê, Jacqueline Thuy Tram:
https://www.youtube.com/watch?v=v6_SbU5nfrk
* MV_Bà mẹ quê, Hoàng Yến Bolero, âm thanh tuyệt vời, dàn dựng hình ảnh công phu:
https://www.youtube.com/watch?v=EAYCbhRre-U
* Video trình diễn sống_Liên khúc Em bé quê & Bà mẹ quê, Ngọc Khuê, trong chương trình “Giai điệu tự hào”, hai ca khúc đan xen thật nhuần nhuyễn, phong cách và nhạc đệm mới lạ:
https://www.youtube.com/watch?v=ZtdGabiCMsU
Video trình diễn sống_ Bà mẹ quê, Nguyên Phượng, trong Liveshow “Nguyên Phượng – Tí tách ngày xưa”:
https://www.youtube.com/watch?v=U4NmDPzaxcY
+ Video trình diễn sống_Em bé quê, trong đêm nhạc “Ngày trở về” (2006):
https://www.youtube.com/watch?v=jIMrwc3ORd8
+ Video trình diễn sống_Em bé quê, Kim Anh và Hồng Ân, trong chương trình “Đấu trường âm nhạc nhí”:
https://www.youtube.com/watch?v=UNqPU8X3FoA
Bà rằng bà rí – dân ca
Ca khúc này bắt nguồn từ một bài hát xoan bất hủ của vùng Phú Thọ, có nội dung liên quan đến tệ tảo hôn.
Theo Trần Lê Túy-Phượng (2015),
Người đưa lối dẫn đường sắp xếp trong tục tảo hôn ở miền Bắc thường được gọi là bà rằng/bà rí, danh từ này đồng nghĩa với bà mai/bà mối trong miền Nam.
Bài dân ca Phú Thọ Bà rằng bà rí’ vừa có tiết tấu rộn ràng, lại hóm hỉnh. Đây là bài gốc gắn liền với nghi lễ tín ngưỡng của tộc người Mường ở Xuân Sơn, Phú Thọ.
Ðồng bào Mường ở Xuân Sơn xa xưa có hát “bà Dằng bà Dí…”; nhiều địa phương khác ở Phú Thọ cũng hát bài bà Dằng, bà Dí… Sau này các nhạc sĩ sưu tầm nâng cao nên bài hát càng được phổ biến rộng rãi. Trong dân ca xoan ghẹo Phú Thọ được ghi là bà Rí. Lời ca và tiết tấu âm nhạc được nâng cao nhưng vẫn giữ giá trị gốc, bản địa của nó với tính hình tượng biểu hiện cho mối giao hòa âm dương.
Tính phồn thực được biểu hiện đậm nét ở những tình tiết trong nhân vật bà Rí. Từ ông Dằng biến thành bà Rằng và từ các vị thần trong tín ngưỡng thờ cúng được dân gian thế tục hóa thành bài hát để khôi hài giải trí vốn là chuyện thường có trong sinh hoạt văn hóa dân gian thuở xưa.
Video âm thanh, Ái Vân:
https://www.youtube.com/watch?v=UYEM_CSCO-0
Video trình diễn sống, Hòa Minzy, tiểu phẩm Liên khúc Bà rằng bà rí & Lạy anh em đi lấy chồng trong chương trình “Gương mặt thân quen”:
https://www.youtube.com/watch?v=tOqJaDwny7w
Bài ca đất phương Nam – Lư Nhất Vũ & Lê Giang
Bài ca đất phương Nam là ca khúc do Lư Nhất Vũ (1936- ) viết nhạc, vợ ông, nhà thơ Lê Giang, tên thật là Trần Thị Kim (1930- ), phổ lời. Ca khúc tạo nên chủ đề của bộ phim truyền hình Đất phương Nam được sản xuất năm 1997, chuyển thể từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi (1925-1989).
Lư Nhất Vũ là nhạc sĩ dân ca, nhà sưu tầm nghiên cứu âm nhạc dân gian Nam Bộ. Ông vốn họ Lê, sinh ra và lớn lên ở Thủ Dầu Một – Bình Dương. Còn Lê Giang là vợ ông. Hai người cùng nhau làm nên những ca khúc được ưa chuộng như Hãy yên lòng mẹ ơi và Bài ca đất phương Nam.
Lư Nhất Vũ thành công trong việc làm nội dung ca khúc thể hiện được hình ảnh ông cha vượt qua bao hiểm nguy, gian khổ đi mở đất từ ba thế kỷ trước, với giai điệu ca khúc mang đậm âm hưởng thiết tha, sâu lắng của dân ca Nam Bộ, xây dựng trên điệu thức “Oán” – một dạng thang âm đặc sắc, tiêu biểu trong âm nhạc tài tử Nam Bộ, còn gọi là điệu thức vọng cổ.
Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ từng đưa ra nhận xét:
Loại thang âm tưởng chừng đơn giản nhưng không phải dân tộc nào cũng có. Và khó tìm gặp trong kho tàng âm nhạc truyền thống của nhiều nước. Nó không thuộc hệ thống ngũ cung của Hán tộc, và ít thấy xuất hiện trong các làn điệu dân ca Bắc Bộ.
Không lâu sau khi ra mắt, ca khúc dứt khỏi bộ phim mà đứng độc lập, không còn chỉ của bộ phim mà trở thành một bài ca đặc trưng cho vùng đất phương Nam. Ca khúc được đánh giá là đã gây xúc động cho đông đảo người xem bộ phim Bài ca đất phương Nam, là một trong những bài nhạc chủ đề phim Việt gây ấn tượng tốt nhất.
MV, Quốc Đại:
https://www.youtube.com/watch?v=LYivx8ARjQQ
* Video trình diễn sống, Phương Mỹ Chi, trong chương trình “Gala Giai điệu Tự hào”, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=80O5hr6hbzQ
Video trình diễn sống_Liên khúc Bài ca đất phương Nam, Dạ cổ hoài lang, Lý quạ kêu, Tấn Bảo & Nhật Duy, trong chương trình “Tuyệt đỉnh song ca nhí”:
https://www.youtube.com/watch?v=CNa3JRRkQWw
Video trình diễn sống, Nguyễn Tuấn Hoàng, trong chương trình “Solo cùng bolero”:
https://www.youtube.com/watch?v=DPUX9U1fGRo
Những “Bài không tên” – Vũ Thành An
Vũ Thành An (1943- ) sinh tại Nam Định, là một trong những nhạc sĩ nổi bật của miền Nam Việt Nam thời kỳ 1965-1975.
Vũ Thành An cùng với Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Lê Uyên Phương tạo thành một lớp nhạc sĩ mới đầy tài năng.
Theo Wikipedia_Lệ Quyên,
Đầu tháng 6 năm 2014, 10 bài không tên của nhạc sĩ Vũ Thành An chính thức được cấp phép tại Việt Nam.
Tháng 11 năm 2014, ca sĩ Lệ Quyên phát hành album biên tập “Vùng tóc nhớ” gồm 10 bài không tên của nhạc sĩ Vũ Thành An, những tác đã đi sâu vào tâm thức của nhiều người yêu nhạc hơn 50 năm qua. Các thế hệ ca sĩ đã thể hiện thành công nhưng vẫn có những nhầm lẫn, chưa chính xác về ca từ. Vì vậy, đích thân nhạc sĩ cẩn thận chỉnh sửa từng nốt nhạc, lời hát trước khi đưa cho Lệ Quyên thu âm. Ông mong muốn đây là album đúng và hoàn chỉnh nhất để lưu truyền thế hệ sau. Ví dụ, trong Bài không tên số 9 có cụm từ “một lần đã trao nhau” chính xác là “một lần đã cho nhau”. Ngoài ra có thêm câu cuối: “Một đời chỉ nuôi ảo giác mà thôi” ít khi được hát. Trong Bài không tên số 7, có câu “tâm sự rồi đêm đắng”, thật ra là “tâm sự rồi đến đắng”…
Khi được hỏi về giọng hát Lệ Quyên, nhạc sĩ Vũ Thành An chia sẻ: “Mỗi thời đại trời sinh ra những nghệ sĩ vừa đẹp vừa có tài để đem lại niềm vui cho mọi người. Tôi đã nghe rất nhiều ca sĩ hát những bài hát của mình, và mỗi người đều có một thế giới riêng để truyền tải cảm xúc. Lệ Quyên là một vóc dáng hiếm quý. Ở Lệ Quyên, tôi thấy được một nét đẹp và giọng hát hiện đại nhưng đâu đó vẫn lẩn khuất sự chia sẻ giữa tình người muôn thuở!”
Dưới đây là 4 bài được chọn ra từ 10 bài không tên. Chủ ý không chọn video trình diễn sống để bạn có thể cảm nhận tâm tình của Vũ Thành An với dòng nhạc sâu lắng qua những cách diễn đạt khác nhau.
Bản ghi âm_Bài không tên số 2, Lệ Quyên, với ca từ:
https://nhac.vn/bai-hat/bai-khong-ten-so-2-le-quyen-soYvPG
* Video âm thanh_Bài không tên số 2, Hồ Hoàng Yến:
https://www.youtube.com/watch?v=979VopK9KL8
Bản ghi âm_Bài không tên số 5, Lệ Quyên, với ca từ:
https://nhac.vn/bai-hat/bai-khong-ten-so-5-le-quyen-soMDJQ
* Video âm thanh_Bài không tên số 5, Tuấn Ngọc:
https://www.youtube.com/watch?v=u7G5UCcayO8
* Bản ghi âm_Bài không tên số 7, Lệ Quyên, với ca từ:
https://nhac.vn/bai-hat/bai-khong-ten-so-7-le-quyen-soz4qR
+ Bản ghi âm_Bài không tên số 8, Lệ Quyên, với ca từ:
https://nhac.vn/bai-hat/bai-khong-ten-so-8-le-quyen-soKDww
Bản ghi âm_Bài không tên số 8, Thùy Dương:
https://www.youtube.com/watch?v=yrTDxsGZyFo
Bài không tên cuối cùng – Vũ Thành An
Theo Mai Nhật (2017), Vũ Thành An trải lòng khi chuẩn bị tổ chức Đêm nhạc “Vũ Thành An – Chuyện tình không tên” sẽ diễn ra vào tối 18/8/2017:
Tôi vừa có chuỗi đêm nhạc tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn. Đây là những nơi mấy chục năm tôi mới ghé lại, thậm chí có nơi tôi đến lần đầu. Tôi ngỡ rằng nhạc Vũ Thành An thuộc thể loại nhạc xưa, sáng tác đầu tiên của tôi có tuổi đời ngót 50 năm. Thế nhưng, tôi rất bất ngờ khi đa số khán giả thưởng thức lại là những người trẻ, số người đứng tuổi khá ít. Đi đến đâu, tôi cũng được khán giả đề nghị được chụp ảnh cùng. Tôi ngạc nhiên khi ở tuổi này vẫn được đối đãi như một người mẫu (cười). Tôi cảm động và nghĩ rằng, khi mình viết nhạc từ trái tim, khán giả cũng sẽ đón nhận bằng cả tấm lòng.
Ngoài ra, tôi rất hạnh phúc khi có nhiều nhà hảo tâm đã đồng hành, cùng đóng góp vào hoạt động thiện nguyện của tôi.
Cuộc đời của chúng ta không phải lúc nào cũng là màu hồng, không chỉ có vàng mà còn có đá. Nhưng ta phải nhìn ra sắc hồng, ánh vàng để tìm thấy hy vọng, để sống tiếp. Có một thời, nhiều tác phẩm của tôi phản ánh sự đau buồn của những cuộc tình đổ vỡ. Khi chúng ta mới ngoài 20, chập chững bước vào đời, bao niềm tin đặt vào người mình yêu. Rồi đột ngột, họ bỏ ta đi, thành ra “anh biết tin ai bây giờ” (Bài không tên cuối cùng). Thế nhưng, tôi vẫn hy vọng: “Hãy cố vươn vai mà sống/ Tô son lên môi lạnh lùng” (Bài không tên số 5). Tôi vẫn hay nhắn nhủ với các bạn trẻ: điều đáng sợ là chúng ta không biết yêu ai, chứ không phải yêu mà không được đáp đền. Hãy giữ lấy tình yêu và quý nó. Với tôi, đã yêu ai rồi thì không nên chiếm hữu bằng được người mình yêu. Chỉ cần thấy bóng dáng của em, tôi đã mãn nguyện.
Ý thức được sự hữu hạn của đời người, tôi dành nhiều thời gian cho công việc thiện nguyện. Thu nhập từ tác quyền âm nhạc từ năm 2002 đến nay, tôi đều dành 100% cho quỹ từ thiện của mình. Tôi cũng lớn tuổi rồi, không có nhiều nhu cầu riêng cho bản thân. Nhưng tôi có niềm tin rằng: giúp đỡ người khác tức mình đang bỏ vào trong kho báu của mình ở bên kia đời. Đó chính là mình để dành cho mình, không mất đi đâu cả.
Video trình diễn sống, Triệu Long, trong chương trình “Người kể chuyện tình”:
https://www.youtube.com/watch?v=oOYYNP7Tbtw
Video trình diễn sống, Nguyễn Hồng Ân, trong chương trình “Giai điệu vàng”:
https://www.youtube.com/watch?v=crdxol955jw
Video âm thanh, Vũ Khanh:
https://www.youtube.com/watch?v=5cjXtXeo0Pk
Bèo dạt mây trôi – dân ca
Bèo dạt mây trôi là một bài dân ca Việt Nam, với nội dung thể hiện nỗi nhớ của người con gái đối với người yêu ở phương xa. Chưa có nghiên cứu xác định được chính xác nguồn gốc của bài hát này, nhưng một số website âm nhạc Việt Nam phần lớn đều cho rằng bài xuất xứ từ quan họ Bắc Ninh, trong khi đó các phương tiện thông tin đại chúng lại nhận định bài là dân ca đồng bằng Bắc bộ, thậm chí là dân ca Nghệ Tĩnh.
* Video âm thanh, Thu Hiền:
https://www.youtube.com/watch?v=0kGRfk8yAbw
* Bản ghi âm, Anh Thơ, với ca từ:
https://nhac.vn/bai-hat/beo-dat-may-troi-anh-tho-soYyMjG
* Video âm thanh, Mỹ Tâm, giọng điệu và nhạc đệm theo cung cách hiện đại, nhưng cuốn hút:
https://www.youtube.com/watch?v=58ZpkOH7tKw
Bến xuân – Văn Cao & Phạm Duy
Bến xuân là một thành quả tuyệt vời hiếm hoi do sự cộng tác của hai cây đại thụ trong nền âm nhạc Việt Nam: Văn Cao (1923-1995) và Phạm Duy (1921-2013).
Theo Dòng Nhạc Xưa (2017a),
Đầu thập niên 1940, nhờ các hoạt động văn nghệ với nhóm Đồng Vọng ở Hải Phòng, một tình cảm đẹp nảy sinh giữa nhà nhạc sĩ trẻ tuổi Văn Cao và đóa hoa hương sắc Hoàng Oanh của vùng đất Cảng. Có một lần, nàng Hoàng Oanh ghé thăm Văn Cao, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhà nhạc sĩ. Đó cũng chính là cảm hứng để Văn Cao sáng tác nhạc phẩm bất hủ: Bến xuân.
Ca khúc Bến xuân không chỉ là một bài hát làm xuyến xao lòng người, mà còn là một bức tranh sống động, một bài thơ nhiều biểu cảm. Cả ba năng khiếu (thơ, nhạc, họa) tài hoa của Văn Cao đều dồn vào Bến xuân. Nét nhạc thật nhẹ nhàng và thanh thoát, đưa ta đến cõi mơ, ở đó có thanh, có sắc, có tĩnh, có động, có bóng giai nhân. Bản nhạc được Nhà Xuất bản Tinh Hoa ấn hành năm 1942 với lời ghi “nhạc: Văn Cao, lời: Văn Cao – Phạm Duy”.
Trang web của Cục Nghệ thuật Biểu diễn được truy cập ngày 12/9/2020 liệt kê 8 ca khúc của Văn Cao được phép phổ biến tại Việt Nam, trong đó ca khúc Đàn chim Việt là phiên bản thứ hai của Bến xuân:
http://cucnghethuatbieudien.gov.vn/LicensedSongs.aspx?sitepageid=544&act=search&q=v%c4%83n%20cao
Theo Cua đồng’s Blog (2012):
Trong lịch sử vốn dĩ chứa đựng rất nhiều điều kỳ lạ (hay kỳ dị) của nền âm nhạc Việt nam hiện đại, cặp đôi bài hát Bến xuân và Đàn chim Việt của nhạc sĩ Văn Cao nổi lên như một điều kỳ lạ ít thấy, bởi hiếm khi có nhạc sĩ nào lại sáng tác hai bài hát (hoặc nói như bây giờ là hai phiên bản) có cuộc sống riêng rẽ trên cùng một nền nhạc.
Những người nghe của miền Bắc XHCN từ thế hệ 60’s về sau thường chỉ được nghe bài hát Đàn chim Việt mà ít được biết tới bài hát Bến xuân và mãi sau này, khoảng cuối những năm 90’s mới được biết tới bài hát này qua giọng hát của ca sĩ Cao Minh. Chất giọng và cách thể hiện rất truyền cảm của người ca sĩ kiêm giáo viên thanh nhạc Cao Minh góp phần không nhỏ trong việc đưa bài hát đến với trái tim người nghe, và cho đến bây giờ Cao Minh vẫn được số đông đánh giá là người thể hiện bài hát này hay nhất.
Một điều không khó đoán là một bài hát tình cảm lãng mạn như Bến xuân, dù có hay đến đâu chăng nữa mà không có tính giai cấp, tính chiến đấu thì hẳn sẽ không có đất sống trên chiến khu thời chống Pháp (và cả trên miền Bắc XHCN sau đó). Bởi thế, có lẽ vì tiếc cho một giai điệu đẹp, ghi dấu bao kỷ niệm mà phải chịu cảnh tắt tiếng nên hồi đó nhạc sĩ Văn Cao đã phải đặt thêm một lời hát nữa trên nền nhạc xưa cho hợp với đất sống mới, để mong cho Bến xuân không bị chìm vào quên lãng chăng?
Trong khi Cao Minh thể hiện đúng chất nhạc tiền chiến, ba nghệ sĩ kế tiếp chưa nổi tiếng lắm nhưng có cách trình bày Bến xuân thật hay.
* Video âm thanh, Cao Minh:
https://www.youtube.com/watch?v=EzwYGlBra_0
* Video âm thanh, Thùy Dương, với ca từ, nhạc đệm và nhóm hát bè đều rất hay:
https://www.youtube.com/watch?v=mCs_m1JKakQ
* Video âm thanh, Đại Dương, hòa âm piano: Lê Từ Phong, cách trình bày đơn giản mà truyền cảm:
https://www.youtube.com/watch?v=oF-t50Mc6RQ
Video âm thanh, Trần Thái Hoà & Khánh Ly, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=kzzj17P2YmA
Bến xuân xanh – Dương Thiệu Tước & Minh Trang
Theo Wikipedia_Dương Thiệu Tước,
Dương Thiệu Tước (1915-1995) người Hà Nội, là một nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng và được coi là một trong những nhạc sĩ tiền phong của tân nhạc Việt Nam. Ông là người có sáng kiến soạn nhạc “bài Tây theo điệu ta”, những nhạc phẩm đầu tay của ông thường được viết bằng tiếng Pháp. Mặc dù theo học nhạc Tây, nhưng nhạc của ông vẫn thắm đượm hồn dân tộc. Trong một ấn phẩm viết tay, ông ngỏ ý: “Theo tôi tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Để đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền”.
Tại Sài Gòn ông làm chủ sự phòng văn nghệ tại Đài phát thanh Sài Gòn đồng thời được mời làm giáo sư dạy guitar tại trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn. Sau ngày nước Việt Nam thống nhất năm 1975, nhạc của ông bị cấm đoán và ông cũng bị mất chỗ dạy học tại trường Quốc gia Âm nhạc.
Những sáng tác được biết đến nhiều nhất của Dương Thiệu Tước là Bến xuân xanh, Bóng chiều xưa, Chiều (thơ Hồ Dzếnh), Đêm tàn bến Ngự, Khúc nhạc dưới trăng (ký cùng với Minh Trang), Kiếp hoa, Ngọc lan, Ơn nghĩa sinh thành (thơ Hồ Dzếnh), Thuyền mơ, Tiếng xưa.
Trang web của Cục Nghệ thuật Biểu diễn được truy cập ngày 12/9/2020 liệt kê 12 ca khúc của Dương Thiệu Tước (kể cả những ca khúc nêu trên) được phép phổ biến tại Việt Nam:
Từ hồi còn nhỏ tôi đã mê bài nhạc Dòng sông xanh của Johann Strauss II. Mời xem bài dưới đây:
Thưởng thức nhạc cổ điển – https://tamdiepblog.wordpress.com/2019/02/25/thuong-thuc-nhac-co-dien/
Từ đó tôi mê luôn ca khúc Bến xuân xanh của Dương Thiệu Tước (1915-1995). Khác với nhiều ca khúc tân nhạc Việt Nam theo cấu trúc thông thường, A-A-B-A, Bến xuân xanh thay đổi từ đoạn này qua đoạn kia không khác gì Dòng sông xanh!
Cấu trúc Bến xuân xanh có thể được xem như có 3 chương (movement):
- Chương 1: kết cấu A-B-A, thanh thoát, tươi vui
- Chương 2: kết cấu C-D-E, dịu dàng hơn. Riêng cách chuyển qua E từ “Đây trên bến xuân thướt tha” tạo cảm giác thật thích thú, ở đây ca sĩ và dàn nhạc có thể đi chậm lại để tạo nét nhấn nhá quyến rũ hơn.
- Chương 3: trở lại kết cấu A-B-A.
Vào thuở chưa học nhạc lý, chưa học đàn, những lúc lắng nghe Bến xuân xanh qua chiếc radio nhỏ xíu, tôi mơ đến ngày có một nhạc sĩ soạn hòa âm thật hay để một dàn nhạc đại hòa tấu (cách nói lúc đó thay cho “giao hưởng” bây giờ) trình diễn Bến xuân xanh, và tôi nghĩ lúc đó bài nhạc này sẽ không kém Dòng sông xanh! Hóa ra sau này tôi mới biết ý của mình trùng hợp với ý của một nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng.
Trải qua nửa thế kỷ, ước mơ của tôi vẫn chưa thành hiện thực, tiếc cho nền âm nhạc Việt Nam nói chung và Dương Thiệu Tước nói riêng!
Theo Dòng Nhạc Xưa (2017b).
Dương Thiệu Tước sáng tác Bến xuân xanh rất công phu. Tác phẩm dài tổng cộng 180 trường canh (gấp ba một bài luân vũ trung bình có 64 trường canh, như Thu vàng của Cung Tiến) và được viết bằng âm giai Do trưởng, loại âm giai được coi là “sáng”. (Xin có đôi lời về nhạc thuật ở đây: giới sáng tác nhạc cho âm giai Re giáng trưởng và La giáng trưởng là âm giai “dịu” nhất; âm giai Sol thứ và Si thứ là âm giai “buồn” nhất, còn âm giai Do trưởng và Fa trưởng là “sáng” nhất)
Vì thế, Bến xuân xanh đòi hỏi ca sĩ phải trình bày đúng âm giai nguyên thủy. Khi nghe một người trình bày không đúng “ton” (thí dụ người hát không lên được những nốt cao nhất của bài hát, phải hạ xuống một hay hai “cung”) thì nhà soạn nhạc hơi hơi buồn. Ðoạn biến khúc của Bến xuân xanh được Dương Thiệu Tước chuyển sang âm giai La giáng trưởng, trở nên êm dịu lạ thường trước khi về lại cung Do trưởng trong sáng.
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước còn soạn phần nhạc mở đầu (introduction) và kết thúc (coda) thật vi vút, du dương. Lời ca trong Bến xuân xanh tràn đầy thơ, nhạc, hoa, nắng, gió và sóng nước: toàn những biểu tượng lung linh rực rỡ của mùa xuân. Khi Dương Thiệu Tước vừa tạ thế ở trong nước, trong dịp tưởng niệm ông ở hải ngoại, 12 năm về trước, nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi nhắc tới bản luân vũ này với lòng khâm phục, cho rằng không thua kém gì các nhạc khúc về sông nước nổi tiếng của Tây phương!
Ca sĩ Quỳnh Giao nhận xét:
Một bậc sư trong nghệ thuật dung hợp cái rất Tây và rất Ðông trong tân nhạc là Dương Thiệu Tước. Ông vua của tiết điệu bán cổ điển Tây phương trong nhạc Việt cống hiến cho chúng ta bản luân vũ được coi là hay nhất của Việt Nam, ca khúc Bến xuân xanh.
Bản ghi âm, Hiền Thục, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ben-xuan-xanh-hien-thuc.RdmZ0JRve5.html
Video âm thanh, Thùy Dương, nhạc đệm khá, nhóm hát bè hay:
https://www.youtube.com/watch?v=ptaZIzAn7Gw
MV theo nền nhạc ghi trên đĩa CD, Thanh Phương thể hiện nỗ lực chăm chút trong sự dàn dựng, nhưng hình ảnh mờ nhòe trước khi có công nghệ HD:
https://www.youtube.com/watch?v=cqZHw1nYXWk
Biết đâu nguồn cội – Trịnh Công Sơn
Trong khi đa số ca khúc Việt Nam có cấu trúc A-A-B-A thì Trịnh Công Sơn thường viết nhạc với cấu trúc ballad, theo nghĩa từng đoạn 4 câu lặp đi lặp lại. Biết đâu nguồn cội là ca khúc đặc trưng theo thể loại này, tạo một niềm sảng khoái giữa rừng ca khúc ủy mị.
Ca khúc này nên do giọng nam hát thì người nghe mới có thể cảm thông nhiều với tâm tình của Trịnh Công Sơn, ví dụ như trong câu Em đi qua chốn này sao em đành vội Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài. Chỉ có anh chàng lãng tử và lãng mạn họ Trịnh mới viết nên những dòng bay bướm đó!
* Video âm thanh, Quang Linh:
https://www.youtube.com/watch?v=5NKlYIC1T5Q
+ Video âm thanh, Tuấn Vũ:
https://www.youtube.com/watch?v=6I8HXgvspNM
Video âm thanh, Thanh Thảo (remix):
https://www.youtube.com/watch?v=UAYl8FyhijU
Biết nói gì đây – Huỳnh Anh
Ban đầu tôi bỏ qua ca khúc này vì nhớ lại, ngày xưa, ca khúc nghe quá ủy mị. Bây giờ, qua thế hệ ca sĩ mới, tôi có cảm nhận khác.
Huỳnh Anh (1932-2013) sinh tại Cần Thơ, là nhạc sĩ, nhạc công vang danh một thời. Năm 1947, Huỳnh Anh chính thức bước vào con đường âm nhạc với vai trò một tay trống trong một ban nhạc tại thành phố Đà Lạt. Từ đó cho tới năm 1957, ông là nhạc công cho những đoàn cải lương, các phòng trà ca nhạc với các ban nhạc Philippines. Huỳnh Anh chơi được nhiều nhạc cụ, từ guitar, piano cho tới kèn, percussion. Năm 1957, ông trở thành trưởng ban nhạc và là một tay trống lừng lẫy trình diễn ở nhiều phòng trà, vũ trường của Sài Gòn.
Những ca khúc khác của ông được biết đến nhiều là Mưa rừng, Kiếp cầm ca và Rừng lá thay chưa.
Năm 2004, Huỳnh Anh cùng với Nguyễn Hiền và Song Ngọc được Trung tâm Thúy Nga vinh danh trong chương trình Paris By Night 74 “Hoa bướm ngày xưa”.
* Video trình diễn sống, Hoàng Châu: đây là ca sĩ tôi nghe lần đầu tiên khi tổng hợp bài này, và lập tức tôi cảm thấy cuốn hút bởi chất giọng truyền cảm:
https://www.youtube.com/watch?v=EAEK6ue2oJQ
* Video trình diễn sống, Quỳnh Như, đây là một trong những tiếng hát tôi thích nhất, và cô không gây thất vọng cho tôi trong ca khúc này:
https://www.youtube.com/watch?v=CxIeIY-j33Q
* Video trình diễn sống, Khánh Hoàng, trong chương trình “Người kể chuyện tình”, 2019, chất giọng trữ tình thế là đạt, mong rằng trong tương lai ca sĩ đừng nhấn nhá thêm, riêng kỹ thuật ghi âm tuyệt vời tạo chiều sâu cho âm thanh (bạn cần dùng headphones):
https://www.youtube.com/watch?v=G8XMuRptBXU
+ Video trình diễn sống, Lưu Ánh Loan & Huỳnh Thật:
https://www.youtube.com/watch?v=iHJkFuT3urA
Biển cạn – Kim Tuấn
Theo Wikipedia_Kim Tuấn,
Kim Tuấn tên thật là Nguyễn Kim Tuấn (1961- ), là một nhạc sĩ nổi tiếng với các ca khúc nhạc trẻ, trữ tình. Anh sinh trưởng trong một gia đình âm nhạc, có chị gái là Bảo Yến và Nhã Phương, đều là những ca sĩ nổi tiếng. Anh thuộc những nhạc sĩ thế hệ thứ hai của nhạc trẻ Việt Nam sau thời kì đổi mới. Một số sáng tác được biết đến nhiều của Kim Tuấn là Biển cạn, Tôi ngàn năm đợi, Câu chuyện tình tôi, Thế giới không tình yêu.
Bản thu âm, Quang Dũng, với ca từ:
https://nhac.vn/bai-hat/bien-can-quang-dung-sopN1V
Video âm thanh, Lệ Quyên:
https://www.youtube.com/watch?v=VGXZOyXyW2s
Video trình diễn sống, Ôn Vĩnh Quang, trong chương trình “Người hát tình ca”:
https://www.youtube.com/watch?v=2FuJONn-tGc
Biển tình – Lam Phương
Theo Wilipedia_Lam Phương,
Lam Phương, tên thật Lâm Đình Phùng (1937- ), người tỉnh Rạch Giá, là một nhạc sĩ tiêu biểu của nền tân nhạc Việt Nam với gần 160 tác phẩm.
Ông bắt đầu tự mày mò học nhạc từ hồi còn nhỏ, rồi may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn. Ca khúc đầu tay của ông là bài Chiều thu ấy, viết vào năm 15 tuổi. Ông vay tiền của bạn bè để mướn nhà in in nhạc, sau đó thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn. Thời gian đầu sáng tác, ông gặp rất nhiều khó khăn về tài chính khi thường xuyên phải vay tiền những người bạn của mình để tự phát hành các tác phẩm âm nhạc. Thành công với tác phẩm đầu tay, Lam Phương càng miệt mài sáng tác. Ba năm sau, Lam Phương tung ra hàng loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là Khúc ca ngày mùa được hầu hết các trường học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chọn để dạy cho học trò ca múa.
Năm 1958, Lam Phương nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trở về dân sự một thời gian thì ông được lệnh tái ngũ, gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An. Sau khi đoàn này giải tán, ông tham gia ban văn nghệ Hoa Tình Thương và sau cùng là Biệt đoàn Văn nghệ Trung ương cho đến sự kiện 30/4/1975.
Một số tình ca của Lam Phương được biết đến nhiều nhất là Biển tình, Chiều tàn, Cho em quên tuổi ngọc, Khúc ca ngày mùa, Kiếp nghèo, Lá thư miền Trung, Ngày em đi, Trăm nhớ ngàn thương, Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi… Một số ca khúc có nội dung u buồn nhưng ca sĩ có thể chuyển qua điệu tango hoặc rumba giúp không khí trình diễn được thanh thoát hơn, như: Kiếp nghèo, Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi…
Vào năm 2017, teaser của phim Cô Ba Sài Gòn dùng một đoạn nhạc Thanh Tuyền hát ca khúc Biển tình (thu âm trước 1975) để làm nhạc nền, tạo nên một làn sóng của giới trẻ tìm về những bản thu âm cũ của nhạc vàng trước năm 1975, đặc biệt là Biển tình.
Trang web của Cục Nghệ thuật Biểu diễn được truy cập ngày 12/9/2020 liệt kê 113 ca khúc của Lam Phương (kể cả những ca khúc nêu trên) được phép phổ biến tại Việt Nam:
* Bản ghi âm, Thùy Dương:
https://zingmp3.vn/album/Nhung-Ca-Khuc-Tru-Tinh-Dac-Sac-Thuy-Duong/ZWZC0FOA.html
Video âm thanh, Thanh Tuyền, nhạc phim Cô Ba Sài Gòn:
http://video.mocha.com.vn/cung-nho-ve-mot-bien-tinh-sau-lang-truoc-1975-cua-thanh-tuyen-v1381462?src=suggest
MV, Mai Lệ Quyên:
https://www.youtube.com/watch?v=zZ86SiD0GNU
Video trình diễn sống, Quốc Khanh & Hoàng Thục Linh:
https://www.youtube.com/watch?v=ZY7ceG7E05E
+ Video trình diễn sống, Diễm Thùy:
https://www.youtube.com/watch?v=v9ytpkTKsGE
+ Video trình diễn sống, Phạm Quỳnh Anh & Lê Hoàng Hiệp:
https://www.youtube.com/watch?v=w4viUTGCaTM
Bonjour Vietnnam – Marc Lavoine
Cho dù đây không phải là bài hát Việt nhưng trên thế giới có lẽ chỉ có người Việt xúc động với bài hát này, còn người nước ngoài hẳn không mấy ai quan tâm. Vì lẽ đó, tôi giới thiệu bài Bonjour Việt Nam ở đây.
Bonjour Vietnam (có nghĩa: Thương chào Việt Nam) nguyên là bài hát tiếng Pháp, do Marc Lavoine sáng tác, và do ca sĩ người Bỉ gốc Việt Phạm Quỳnh Anh biểu diễn đầu tiên. Nội dung bài hát nói về tình cảm của một Việt kiều sinh ra xa quê hương dành cho đất nước Việt Nam.
Sau khi ra đời, bài hát gây tiếng vang lớn đặc biệt là trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Từ cuối năm 2005, dù ca khúc chưa được phát hành chính thức nhưng đã được lan truyền rộng rãi trên các phương tiện Internet, và được nhiều người yêu thích.
Trang web Toplist.vn xếp Bonjour Vietnam vào hạng nhất trong danh sách “Top 10 bài hát Việt Nam hay nhất mọi thời đại”.
Ca từ gốc Pháp ngữ: Bonjour Vietnam
Nguồn: https://www.paroles-musique.com/eng/Quynh_Anh-Bonjour_Vietnam-lyrics,p51835
Raconte moi ce nom étrange et difficile à prononcer
Que je porte depuis que je suis née
Raconte moi le vieil empire et le trait de mes yeux bridés
Qui disent mieux que moi ce que tu n’oses dire
Je ne sais de toi que des images de la guerre
Un film de Coppola, des hélicoptères en colère.
Un jour, j’irai là bas, un jour dire bonjour à ton âme
Un jour, j’irai là bas te dire bonjour, Vietnam.
Raconte moi ma couleur, mes cheveux et mes petits pieds
Qui me portent depuis que je suis née
Raconte moi ta maison, ta rue, raconte moi cet inconnu
Les marchés flottants et les sampans de bois
Je ne connais de mon pays que des photos de la guerre
Un film de Coppola, des hélicoptères en colère
Un jour, j’irai là bas, un jour dire bonjour à mon âme
Un jour, j’firai là bas te dire bonjour, Vietnam.
Les temples et les Boudhas de pierre pour mes pères
Les femmes courbées dans les rizières pour mes mères
Dans la prière, dans la lumière, revoir mes frères
Toucher mon âme, mes racines, ma terre.
Un jour, j’irai là bas, un jour dire bonjour à mon âme
Un jour, j’irai là bas te dire bonjour, Vietnam (2 fois)
Bản dịch: Thương chào Việt Nam – Đào Hùng, Diệp Minh Tâm chỉnh lý
Hãy kể tôi nghe về cái tên xa lạ và khó gọi
mà tôi mang tự thuở chào đời
Hãy kể tôi nghe về vương triều cũ và đôi mắt xếch của tôi
vốn nói rõ hơn tôi về những gì người không dám thốt ra
Tôi chỉ biết về người qua hình ảnh của chiến tranh
Một cuốn phim của Coppola, trực thăng trong cơn thịnh nộ.
Một ngày kia, tôi sẽ đến nơi ấy để chào hỏi hồn người
Một ngày kia, tôi sẽ đến nơi ấy để thương chào Việt Nam
Hãy kể tôi nghe về màu da, mái tóc và đôi bàn chân của tôi
đã mang tôi tự thuở chào đời
Hãy kể tôi nghe về ngôi nhà, con đường, hãy kể tôi nghe những điều chưa biết đó
Về chợ nổi trên sông và thuyền tam bản bằng gỗ
Tôi chỉ biết quê hương qua hình ảnh của chiến tranh
Một cuốn phim của Coppola, trực thăng trong cơn thịnh nộ…
Một ngày kia, tôi sẽ đến nơi ấy để chào hỏi hồn tôi
Một ngày kia, tôi sẽ đến nơi ấy để thương chào Việt Nam
Chào hỏi giùm những người cha của tôi
những ngôi chùa và những tượng Phật bằng đá
Chào hỏi giùm những bà mẹ của tôi
những phụ nữ đang còng lưng trên ruộng lúa
Trong lời nguyện cầu, trong ánh sáng, tôi thấy lại những người anh,
thấm vào tâm hồn, vào cội nguồn, vào đất mẹ quê cha.
Một ngày kia, tôi sẽ đến nơi ấy để chào hỏi hồn tôi
Một ngày kia, tôi sẽ đến nơi ấy để thương chào Việt Nam (2 lần)
Ca từ Anh ngữ: Hello Vietnam – Marc Lavoine / Yvan Coriat / Guy Balbaert
Tell me all about this name, that is difficult to say
It was given me the day I was born
Want to know about the stories of the empire of old
My eyes say more of me than what you dare to say
All I know of you is all the sights of war
A film by Coppola, the helicopter’s roar
One day I’ll touch your soil, one day I’ll finally know your soul
One day I’ll come to you, To say hello Vietnam
Tell me all about my colour, my hair and my little feet
That have carried me every mile of the way
Want to see your house, your streets
Show me all I do not know
Wooden sampans, floatings markets, light of gold
All I know of you is the sights of war
A film by Coppola, the helicopter’s roar
And Buddha’s made of stone watch over me
My dreams they lead me through the fields of rice
In prayer, in the light, I see my kin
I touch my tree, my roots, my begin
One day I’ll touch your soil, one day I’ll finally know your soul
One day I’ll come to you, To say hello… Vietnam
One day I’ll walk your soil, one day I’ll finally know my soul
One day I’ll come to you, to say hello… Vietnam
To say hello… Vietnam, to say xin chao… Vietnam
Bản thu âm_Bonjour Vietnam bản gốc, Phạm Quỳnh Anh, với ca từ Pháp ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=KhPNX5dw-RI
Video âm thanh_Hello Vietnam, Phạm Quỳnh Anh, với ca từ Anh ngữ và phụ đề Việt ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=WwOY1o16T4s
Video âm thanh_Bonjour Vietnam, Trần Thái Hòa, với ca từ Pháp ngữ, phụ đề Việt ngữ và Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=5GE9qG2lfsk
* Video trình diễn sống_lời Việt, MC Nguyên Khang, trong chương trình “Tuyệt đỉnh song ca nhí”:
https://www.youtube.com/watch?v=re2dy53pnG0
Bóng cây kơ-nia – Ngọc Anh & Phan Huỳnh Điểu
Bài thơ Bóng cây Kơ-nia được sáng tác trong những năm 1957-1958 bởi nhà thơ, nhà báo Ngọc Anh, tên thật Nguyễn Ngọc Anh (1932-1964). Bài thơ được phỏng dịch theo điệu Kachoi của dân ca Hrê. Nguyên văn bài thơ:
Trời sáng em lên rẫy
Thấy bóng cây Kơ nia
Bóng ngả che ngực em
Về nhớ anh, không ngủ…
Buổi chiều mẹ lên rẫy
Thấy bóng cây Kơ nia
Bóng tròn che lưng mẹ
Về nhớ anh mẹ khóc…
Em hỏi cây Kơ nia:
– Gió mày thổi về đâu?
– Về phương mặt trời mọc,
Mẹ hỏi cây Kơ nia:
– Rễ mày uống nước đâu?
– Uống nước nguồn miền Bắc.
Con giun sống nhờ đất
Chim phí sống nhờ rừng
Em và mẹ nhớ anh
Uống theo nguồn miền Bắc
Như bóng cây Kơ nia
Như gió cây Kơ nia.
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (1924-2015) phổ thơ Bóng cây Kơ-nia vào năm 1971.
Bản thu âm, Lan Anh, với ca từ:
https://nhac.vn/bai-hat/bong-cay-ko-nia-lan-anh-soQBVnj
Video trình diễn sống, Hoài Thu:
https://www.youtube.com/watch?v=xEXDV748Z-U
Video trình diễn sống, Kim Ngân, giống như hát kaorake nhưng cuốn hút:
https://www.youtube.com/watch?v=QS_1JUpg0Wk
Bông hồng cài áo – Thích Nhất Hạnh & Phạm Thế Mỹ
Theo Hà Thu (2019),
Năm 1962, khi thiền sư Thích Nhất Hạnh đi nghỉ hè cùng với các sinh viên tại Camp Ockanickon ở Medford thuộc tiểu bang New Jersey, Mỹ, ông viết một số đoản văn gửi cho đoàn sinh viên Phật tử Sài Gòn. Một trong số những bài được chép tay, lưu truyền nhiều nhất của ông là Bông hồng cài áo. Tiêu đề bài viết là do cảm hứng từ tập tục mà nhà sư gặp khi sang Nhật Bản. Sinh viên Nhật cài một hoa hồng trắng lên áo ông sau khi hỏi ý kiến người bạn đồng hành của thầy. Sau này, thiền sư mới biết trong Ngày của Mẹ theo lịch phương Tây, người Nhật cài hoa trắng lên áo những ai không còn mẹ, và cài hoa đỏ cho những người may mắn còn có mẹ.
Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ vô tình đọc được bài văn của thầy Thích Nhất Hạnh. Năm 1967, ông sáng tác ca khúc Bông hồng cài áo. Bài hát trở thành một trong những nhạc phẩm bất hủ về tình mẫu tử, đặc biệt được yêu thích trong dịp Vu Lan báo hiếu. Tập tục cài hoa hồng lên áo trong ngày rằm tháng bảy cũng được phổ biến, trở thành nét văn hóa đẹp của người Việt.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nhận xét đoản văn Bông hồng cài áo của thiền sư Thích Nhất Hạnh được viết với ngôn ngữ dung dị, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. Ông thích nhất phần mở đầu mà thiền sư viết: “Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. “
Ngoài ra, cảm xúc “bơ vơ”, lạc lõng” khi mất mẹ của thầy khiến người đọc đồng cảm. “Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã bắt được tình ý đó để viết nên ca khúc Bông hồng cài áo. Tôi nghĩ giữa thầy Thích Nhất Hạnh và cố tác giả có sự đồng cảm lớn. Vì thế, ca từ bài hát dễ đi vào lòng người”, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói.
Phần mở đầu ca khúc tựa như một lời nhắn nhủ đến những ai đang còn mẹ, nhắc nhở họ trân trọng từng khoảnh khắc bên người. Giai điệu chậm rãi, khắc khoải khiến người nghe không khỏi day dứt, bâng khuâng.
Từ cảm xúc yên vui của những người đang còn mẹ, ca khúc khiến người nghe đối diện sự thật – mai này mẹ mất đi. Nhạc sĩ không đi sâu miêu tả nỗi đau trong tâm khảm mỗi người mà chọn những hình ảnh ước lệ để khắc họa sự mất mát của mỗi người khi mẹ ra đi. “Đóa hoa”, “trẻ thơ”, “bầu trời” – những sự vật được tác giả nhắc đến – vẫn tồn tại, nhưng cô quạnh, úa tàn, không còn sức sống.
Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ khắc họa tầm vóc lớn lao của người mẹ bằng loạt hình ảnh ẩn dụ mang tính tượng trưng cao: “dòng suối”, “bài hát”, “bóng mát”, “trăng sao”, “ánh đuốc trong đêm”.
Đoản văn của thiền sư Thích Nhất Hạnh giải thích rõ hơn ý nhạc. Thiền sư viết:
Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh như thế này. Chiều nay, khi đi học về, hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ, và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi: ‘Mẹ ơi, mẹ có biết không?” Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên, và sẽ nhìn anh, vừa cười vừa hỏi: “Biết gì?” Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp: “Mẹ có biết là con thương mẹ không?”
Sau nửa thế kỷ, Bông hồng cài áo được phổ biến rộng rãi với cộng đồng người Việt trong, ngoài nước. Ca khúc mang đậm giáo lý nhân văn của nhà Phật, khơi gợi sự hiếu thảo, lòng lương thiện trong mỗi con người.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng viết:
“Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên… Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ… Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc Hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc Hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc Hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ.”
Với ca khúc đầy tâm tư sâu lắng như thế này, tôi mong thấy sân khấu được bài trí một cách giản dị và sang trọng, thể hiện đúng ý nghĩa về tình mẹ, không có quá nhiều ánh đèn lòe loẹt, quá nhiểu cảnh trí sặc sỡ… làm phân tán ý nghĩa của ca khúc.
Video trình diễn sống, Diễm Thùy:
https://www.youtube.com/watch?v=siCuYbaKilg
Video trình diễn sống, Hồ Văn Cường, có phụ đề, trong chương trình Vietnam idol kids 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=MD6dhOq_Gws
Video trình diễn sống, Lưu Ánh Loan:
https://www.youtube.com/watch?v=1yUXd0MmPiA
Video trình diễn sống, Bằng Kiều, trong chương trình Paris by Night 113, ánh sáng và cảnh trí sân khấu không đến nỗi lòe loẹt:
https://www.youtube.com/watch?v=N3hjKbKAg2A&pbjreload=10
Ca dao em và tôi – An Thuyên
An Thuyên tên đầy đủ là Nguyễn An Thuyên (1949-2015) là một nhạc sĩ, nhạc công, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Ông là một trong số các nhạc sĩ đã khai thác, vận dụng và phát triển vốn âm nhạc của dân ca Nghệ Tĩnh cùng với các tên tuổi khác mà ông đã từng học tập như Nguyễn Văn Tý, Trần Hoàn, Đỗ Nhuận, Nguyễn Trọng Tạo, Phó Đức Phương…
Anh Mai (2015) nhận xét:
Những năm cuối của thập niên 1990 – thời kỳ rực rỡ của Làn Sóng Xanh, Ca dao em và tôi cùng Quang Linh nổi lên như một hiện tượng hiếm thấy. Hiếm là bởi vì giữa các bài hát trẻ trung, sôi động, giai điệu mang âm hưởng dân ca cùng những lời hát trữ tình vẫn được khán giả yêu mến không thua kém. Ca dao em và tôi khi đó như một minh chứng cho thấy giới trẻ không quay lưng với dân ca, với những làn hò điệu lý đặc trưng của dân tộc.
Nhiều thế hệ người yêu nhạc Việt Nam hẳn mãi nhớ đến tiếng hát ngọt ngào, dìu dặt của Quang Linh: “Cắt nửa vầng trăng, cắt nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ…” Đoạn mở đầu êm ái ấy dẫn dắt người nghe thả hồn một cách tự nhiên vào giai điệu như một khúc hát ru cùng những ca từ huyền hoặc, phiêu linh về một mối tình cách trở. Ca dao em và tôi có thể coi là một “di sản tinh thần” đặc biệt của nhạc Việt.
Nhạc sĩ An Thuyên mất tới 10 năm để hoàn thành bài hát. Câu chuyện về vầng trăng cắt nửa, câu thơ bẻ đôi lại chính là ca khúc gửi gắm nhiều tâm trạng day dứt nhất trong cuộc đời và sự nghiệp cống hiến cho âm nhạc của ông.
Ca dao em và tôi lấy ý tưởng từ vở nhạc kịch chưa từng được công bố về chàng Trương Chi mà nhạc sĩ An Thuyên được giao viết vào năm 1980. Nỗi khát khao, tuyệt vọng: “Đưa tôi về, với người tôi yêu” được nhạc sĩ chấp bút từ chính bi kịch bị nàng Mỵ Nương từ chối tình yêu của chàng Trương Chi trong truyền thuyết dân gian. Quá bi phẫn vì tình yêu không được đền đáp, chàng Trương Chi quay về bến sông, định trẫm mình xuống sông quyên sinh, nhờ trời nước, trăng sao chứng giám. Bi kịch tình yêu kết thúc ở đó nhưng nỗi đau đớn, xót xa của chàng Trương Chi vẫn mãi ám ảnh cùng bài hát của An Thuyên. Mãi sau này, nhạc sĩ không ngần ngại chia sẻ: “Đã có lúc tôi thấy mình giống chàng Trương Chi, cũng một đời đi tìm Mỵ Nương, đi tìm tình yêu”.
Nhiều người cho rằng đây cũng là ca khúc thể hiện rõ nét nhất tinh thần âm nhạc của An Thuyên – sự kết hợp giữa chất dân ca và sự đổi mới, cách tân trong âm nhạc hiện đại.
Bản ghi âm, Quang Linh, với ca từ:
https://nhac.vn/bai-hat/ca-dao-em-va-toi-quang-linh-soqdWB
Video trình diễn sống, Yên Nhiên & Kim Cương:
https://www.youtube.com/watch?v=HqS6XO0knC4
Ca dao xanh – Quốc Bảo
Quốc Bảo, tên đầy đủ là Bùi Quốc Bảo (1967- ), là nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc được biết đến qua nhiều ca khúc trữ tình. Ngoài sáng tác nhạc, anh còn làm cố vấn nghệ thuật cho nhiều ca sĩ, và viết báo phê bình âm nhạc.
Bài hát đầu tiên của Quốc Bảo là Em về tinh khôi, viết năm 1991. Một số ca khúc nổi tiếng sau đó là Bài tình cho giai nhân, Còn ta với nồng nàn, Dạ khúc, Tóc nâu môi trầm…
* Video âm thanh, Tik Tik Tak, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=dtCGekr2WZU
Video âm thanh, Vũ Phong Vũ:
https://www.youtube.com/watch?v=jgOaQGo9kQQ
Cát bụi – Trịnh Công Sơn
Vào thời Khánh Ly và Trịnh Công Sơn thích hát không công, ngoài những ca khúc về cuộc chiến còn có những ca khúc về cuộc đời vô thường mà cũng chỉ tiếng hát Khánh Ly mới thể hiện đúng tầm. Cát bụi là một trong những ca khúc như thế.
Nghe ra thì kỳ khôi, nhưng Cát bụi thật sự lan tỏa rộng nhất ở các đám tang. Người ta nghe Cát bụi ở nhiều đám tang, hoặc được phát ra từ băng cassette rồi đĩa CD ngày xưa và đoàn nhạc đám tang sau này, chủ yếu do yêu cầu của tang quyến. Họ đã thấm thía với bài nhạc và muốn dùng cung điệu đó để tiễn người ra đi. Những người có mặt không khỏi bồi hồi xúc động cho phận vô thường. Mặt khác, tôi nghĩ việc này tạo kết quả không hay: vì quá lan tỏa theo cách đó mà ca sĩ bây giờ có thể ngại hát Cát bụi trên sân khấu!
Trong Tạp chí Thế giới Âm nhạc số 1-1998, Trịnh Công Sơn viết về bối cảnh ra đời của ca khúc Cát bụi:
Vào một buổi chiều ngày tháng không còn nhớ, tôi một mình đến rạp Casino xem phim Hiệp sĩ mù nghe gió kiếm tập 6 . Đây là bộ phim nhiều tập, đã xem tập này thì không thể không chờ xem tập khác. Nói chung là tập nào cũng hấp dẫn. Trong 6 tập có đoạn hiệp sĩ mù xuất kiếm giải cứu cho một nàng Kiều xinh đẹp. Cứ mỗi tuyệt chiêu xuất ra là nghe có một tiếng nói bình giảng ca ngợi. Đường kiếm như có thêm sức mạnh mỗi lúc một uyển chuyển huy hoàng hơn. Sau khi cứu được nàng Kiều, hiệp sĩ mù quay về phía tiếng nói vái tay chào hỏi. Hóa ra bên vệ đường dưới gốc cây to có một người mù khác đang ngồi xếp bàn, trên hai chân có cây đàn bọc trong bao vải gác ngang. Người nghệ sĩ mù có nhã ý chơi một bản đàn tặng hiệp sĩ mù. Hai người bèn kéo nhau vào một khu rừng gần đấy. Hình như rừng vào thu nên các cành đều trơ lá, chỉ thấy một đám lá vàng đỏ trải dài trên mặt đất. Hai người ngồi tựa vào hai gốc cây đối diện nhau. Tiếng đàn cất lên như một lời than thở ngậm ngùi về đất trời, về kiếp người. Tiếng đàn nửa chừng bỗng đứt giây. Người nghệ sĩ mù nói: có kẻ bất thiện đang nghe lén. Quả đúng như vậy, có một tên gian đang rình rập hiệp sĩ mù. Thế là hai người lặng lẽ chia tay.
Hết phim, tôi tản bộ ngang trên đường phố. Không hiểu sao cái đoạn phim ngắn ngủi ấy khiến tôi buồn buồn. Chiều tôi về nhà, sau khi ăn, tôi ngồi đọc lại cuốn Zorba le Grec. Đến đoạn Zorba than thở: “Chim đa đa ơi thôi đừng hót nữa, tiếng hót mày làm tan nát tim ta”, tôi bỗng gập sách lại và không đọc nữa. Có một cái gì đó thật trùng hợp trong cùng một buổi chiều. Một nỗi buồn hay một điều gì đó gần với sự rời xa ly biệt đang cựa mình thức dậy trong tôi. Tôi lại ra đường tìm một góc quán quen thuộc ngồi. Trên đường trở về nhà, trong đầu bỗng vang lên một tiếng hát. Tôi lặp đi lặp lại nhiều lần trong đầu, hát thành tiếng khe khẽ. Đến khi về nhà ghi lại thì bài hát đã gần như hoàn chỉnh. Sáng hôm sau mang hát cho một số bạn bè nghe, hầu như ai cũng thích.
Theo Đông Kha (2019),
Trong bài Cát bụi, nhạc sĩ họ Trịnh có câu này, chắc hẳn nhiều người nghe cho qua chứ không hiểu lắm ý nghĩa:
Ôi cát bụi phận này
Vết mực nào xóa bỏ không hay
Bà Đặng Tuyết Mai (vợ cũ của ông Nguyễn Cao Kỳ) trong một dịp gặp gỡ văn nghệ được Trịnh Công Sơn giải thích và mô tả sự khai sinh và khai tử (như được ghi lại trong bài hát Cát bụi) ở trong các làng xã xa xôi ở miền quê Việt Nam là:
“Khi một đứa bé được sinh ra thì bố mẹ đứa trẻ báo cho làng xã biết. Người ta ghi tên đứa bé vào một cuốn sổ bằng viết mực… Thế rồi khi đứa bé lớn lên sau lũy tre xanh, trưởng thành, già… nếu chết đi thì người nhà cũng báo cho làng xã biết; người ta cũng lấy cái bút gạch tên người chết trong cuốn sổ đinh này là xong một đời người.”
Chính vì vậy mà sau khi một cuộc đời chấm dứt, câu “Vết mực nào xóa bỏ không hay” là thật chứ không phải là chuyện “mông lung” như chúng ta vẫn nghĩ.
Video âm thanh, Khánh Ly:
https://www.youtube.com/watch?v=qtEh7–fHIM
Video âm thanh, Thích Pháp Như:
https://www.youtube.com/watch?v=1xcPfMiu6YQ
Video trình diễn sống, Nguyễn Bảo Chương (guitar solo):
https://www.youtube.com/watch?v=FCeRklMSjpQ
+ * Video trình diễn sống, Còn tuổi nào cho em & Cát bụi, Kim Chung (guitar solo):
https://www.youtube.com/watch?v=eHpe5gQjquU
Cây đàn bỏ quên – Phạm Duy
Trong hồi ký của mình, Phạm Duy kể về bối cảnh ra đời ca khúc Cây đàn bỏ quên. Vào năm 1946, ông ở vài tháng trong chiến khu Bà Rịa-Vũng Tàu. Ông sống tại nhà của đồng bào có cô con gái rất xinh, vì bấy giờ nghĩ cần phải giữ “đạo đức cách mạng” cho nên ông chỉ soạn ra một bài hát rất rụt rè là bài Cây đàn bỏ quên, bịa ra chuyện ông đến chơi tại nhà cô em rồi ra về mới nhớ rằng quên cây đàn. Rồi ông còn thắc mắc không biết cô gái – hay người đời – yêu ông hay chỉ yêu nhạc của ông mà thôi?
* Bản thu âm, Duy Quang, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/cay-dan-bo-quen-duy-quang.oYKMU0D5ofMq.html
Bản thu âm, Trần Thái Hòa, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/cay-dan-bo-quen-tran-thai-hoa.AC0sJesmTGDi.html
+ Video âm thanh, Quang Dũng:
https://www.youtube.com/watch?v=zPdP5_Qyvrk
* Video trình diễn sống, Phan Ngọc Luân, trong chương trình “Chân dung cuộc tình”:
https://www.youtube.com/watch?v=_zVqiRS_pEg
Chiếc lá cuối cùng – Tuấn Khanh
Nguyễn Thụy Kha (2018) kể về Tuấn Khanh:
Tuấn Khanh (1933) tên khai sinh là Trần Trọng Ngọc, người Nam Định. Vào năm 1950, gia đình ông về Hà Nội. Lúc ấy, Tuấn Khanh đã 17 tuổi. Mê âm nhạc từ nhỏ, Tuấn Khanh được người anh cả là Trần Trọng Tuấn dạy chơi violin. Sau đó, học thầy Nguyễn Văn Diệp (vốn là học sinh trường “Pháp quốc Viễn đông âm nhạc viện” từ năm 1927). Từ thầy Diệp, Tuấn Khanh lại được học thầy người Pháp tên là De Haut. Khi thầy về Pháp thì Tuấn Khanh lại được giới thiệu học thầy Rits. Tuy học violin nhưng Tuấn Khanh lại có cả giọng hát bẩm sinh khá hay. Nhân kỳ thi giọng hát hay do Đài Pháp–Á tổ chức năm 1953, Tuấn Khanh (khi ấy vẫn tên là Trần Trọng Ngọc hay Trần Ngọc) đăng ký thi và đoạt giải nhì sau nữ ca sĩ Thanh Hằng (sau này là ca sĩ Lệ Hằng).
Sau Hiệp định Genève, có nhiều người Hà Nội di cư vào Sài Gòn. Mỗi người đều có một lý do riêng. Với Tuấn Khanh, lý do rất đơn giản: mê học violin với thầy Rits nên theo thầy vào Sài Gòn. Ở Sài Gòn, vừa học violin, Tuấn Khanh vừa đi hát để có tiền sinh sống và học tập. Với cái mác ca sĩ á quân cuộc thi Đài Pháp-Á, Tuấn Khanh kiếm đủ tiền để vừa sinh sống vừa học violin. Ở Sài Gòn dạo đó, ngoài các nhạc sĩ đã thành danh từ trước, nhiều nhạc sĩ trẻ xuất hiện. Nhờ thân quen với nhạc sĩ Y Vân, đồng niên (cùng sinh năm 1933), Tuấn Khanh được Y Vân vận động viết ca khúc. “Nói thật với chú, khi một mình bơ vơ ở đất Sài thành, tôi nhớ nhà lắm. Y Vân khuyến khích tôi nên viết ca khúc. Vậy là tôi đem nỗi nhớ ra để trang trải cảm xúc vào giai điệu. Cũng may, khi ấy tôi tham gia một ban nhạc ủng hộ các nhạc công nào có tác phẩm mới. Bài nào viết ra cũng được biểu diễn vài lần nên nhiều người nghe được. Họ thích là mình thành công rồi” – nhạc sĩ Tuấn Khanh nhớ lại.
Từ đó, Sài Gòn bắt đầu xuất hiện nhạc sĩ Tuấn Khanh. Ông trở thành một trong những nhạc sĩ thuộc trang lứa các nhạc sĩ đầu tiên xuất hiện ở Sài Gòn sau Hiệp định Genève. Ông cứ viết đều đều như thế cho đến khi viết ra Chiếc lá cuối cùng.
Cô gái 13 tuổi ngây thơ, trinh trắng là học trò thanh nhạc của Tuấn Khanh trong thời gian dài đã ám ảnh thầy. Ngày cưới của mình mà thầy không vui, chỉ thấy bâng khuâng, thẫn thờ, ngơ ngác như kẻ mộng du. Ở bên vợ mới cưới mà lòng cứ ngoái về hình bóng bé nhỏ thân thương. Chính lúc ấy, chàng nhận ra mình đã yêu cô gái ấy tận đáy lòng bằng tình yêu Platonique – tình yêu tâm hồn không xác thịt.
Chiếc lá cuối cùng có trong giáo trình thanh nhạc chính quy của học sinh, sinh viên trường nhạc nhiều năm nay.
Hoàng Thanh Tâm (2012), thuộc thế hệ nhạc sĩ trẻ sau 1975, nhận xét:
Chiếc lá cuối cùng là một tình khúc nổi tiếng, hay có thể nói là nhạc phẩm tiêu biểu trong cuộc đời sáng tác, và gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Tuấn Khanh. Giống như trường hợp của một số nhạc phẩm nổi tiếng khác, đây là bài hát mà khi nhắc đến tên tác giả, người ta liên tưởng đến ngay tựa đề của bài hát, như một định mệnh gắn liền giữa tác phẩm và tác giả.
Tương tự như Hoàng Thanh Tâm với Tháng Sáu trời mưa, Trần Quảng Nam với Mười năm tình cũ, Trần Trịnh với Lệ đá, Y Vũ với Tôi đưa em sang sông, Trường Sa với Xin còn gọi tên nhau, Trần Quang Lộc với Về đây nghe em, hay Em tôi của Lê Trạch Lựu, Chiều tím của Đan Thọ, Nắng chiều của Lê Trọng Nguyễn, Mùa thu không trở lại của Phạm Trọng Cầu, Con thuyền không bến của Đặng Thế Phong…, Chiếc lá cuối cùng của Tuấn Khanh phải được viết từ những rung động mãnh liệt và sâu lắng, với bao nỗi niềm khôn nguôi của một mối tình lớn trong đời, mới có thể gây cho người nghe một cảm xúc day dứt, loan tỏa trong tâm hồn như thể vừa uống một ly rượu mạnh…
Tôi đã yêu tình khúc này của Tuấn Khanh từ lúc còn rất bé, qua tiếng hát ca sĩ Lệ Thu vào khoảng năm 1972-1973, lúc cô đang ở trên đỉnh cao chót vót của danh vọng. Cũng không thể phủ nhận rằng tiếng hát của ca sĩ Lệ Thu góp phần rất lớn cho sự thành công của tình khúc tuyệt vời này.
Tâm tình trong ca khúc Chiếc lá cuối cùng nên được diễn đạt qua giọng nam thay vì nữ (Rượu cạn ly uống say lòng còn giá để dành cho nam giới thì thích hợp hơn!)
* Video âm thanh, Trọng Tấn:
https://www.youtube.com/watch?v=eIizg3Y052U
* Video âm thanh, Elvis Phương:
https://www.youtube.com/watch?v=91-ohPKcPwA
Video trình diễn sống, Khắc Minh trong chương trình “Chân dung cuộc tình”:
https://www.youtube.com/watch?v=y87xkau4ORo
Video trình diễn sống, Tuấn Anh & Phương Phạm (guitar):
https://www.youtube.com/watch?v=Og4pt4QMliY
* Video trình diễn sống, Y Phương & Nguyên Khang, với Trúc Hồ (piano), trong chương trình “Nhạc thính phòng SBTN”:
https://www.youtube.com/watch?v=Qtr1IRnK0iQ&list=PLu4zcWA5VP42RrxqwICl51QfFlKcmkEsx&index=47
+ * Video trình diễn sống, Lê Hoàng Hiệp:
https://www.youtube.com/watch?v=iJYmM0Qr4yQ
Chiều – Hồ Dzếnh & Dương Thiệu Tước
Cảm nhận của Cung Mi / SBTN:
Rất khó mà chọn ra một vài tác phẩm gọi là “tiêu biểu nhất” cho dòng nhạc Dương Thiệu Tước. Nhưng một trong những ca khúc của ông được nhiều người hát nhất, có lẽ là nhạc phẩm Chiều, phổ thơ của thi sĩ tiền chiến Hồ Dzếnh. Có thể nói rằng chính bài nhạc Chiều làm cho bài thơ trở nên nổi tiếng hơn.
Cả bài thơ lẫn ca khúc Chiều đều mang đậm nét lãng mạn theo kiểu Tây Phương. Bài thơ được phổ nhạc gần như giữ nguyên phần lời. Chiều của Dương Thiệu Tước là một trong những ca khúc tango tiêu biểu nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Bài hát đơn giản, dễ hát, nhưng hoàn toàn không “dễ dãi”. Nó khoan thai, tao nhã một cách nhẹ nhàng. Để sáng tác một ca khúc để đời mà giản dị như vậy không phải dễ. Để mãi đến bây giờ, sau gần một thế kỷ, nhiều chàng thanh niên Việt Nam vẫn lấy hình ảnh: “nhớ nhà châm điếu thuốc, khói huyền bay lên cây” làm mẫu mực cho sự lãng mạn.
Tôi rất thích ca khúc này, nhưng khi nghe nữ ca sĩ hát câu “Nhớ nhà châm điếu thuốc” thì mạch cảm nhận của tôi bị đứt đoạn! Càng ngày càng có thêm lời khuyên bỏ thuốc lá, thế nên cần vạch rõ rằng hút thuốc là thói quen của giới nghệ sĩ thời tiền chiến.
Bài thơ: Màu cây trong khói –Hồ Dzếnh (1943)
Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây…
Chim rừng quên cất cánh
Gió say tình ngây ngây
Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay?
Tôi là người lữ khách
Màu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây…
Bản ghi âm, Thái Châu:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/chieu-duong-thieu-tuoc-ho-dzenh-thai-chau.58TyDV-z2i.html
Video âm thanh, Khắc Triệu:
https://www.youtube.com/watch?v=pAWbfIQAAEs
Chiều làng em – Trúc Phương
Theo Wikipedia_Trúc Phương,
Trúc Phương (1933-1995) người Trà Vinh, tên thật Nguyễn Thiên Lộc, bắt đầu học nhạc ở lớp nhạc tại Sài Gòn của nhạc sĩ Trịnh Hưng chung với Đỗ Lễ, Thanh Thúy, Ánh Tuyết… và lập nghiệp luôn ở đó. Những sáng tác đầu tay của Trúc Phương là hai bản Tình thương mái lá và Tình thắm duyên quê được viết vào năm 1957, sau đó là Chiều làng em (1958) và Đò chiều (1959). Trúc Phương có số lượng sáng tác gần 70 ca khúc, được biết đến từ những năm cuối thập niên 1950s và được phổ biến nhiều trong suốt thập niên 1960s và sau này tại Sài Gòn.
Sau 1975, tất cả những ca khúc của Trúc Phương đều bị cấm phổ biến và trình diễn. Ông vẫn còn sáng tác thêm một số bài nói về tình yêu cây lá, tình yêu quê hương nhưng hầu hết ca khúc này, như ông xác nhận, không thành công lắm, chỉ với lý do: không còn cảm hứng dồi dào như những bài tình ca đã được đón nhận từ trước 1975.
Năm 2014, Trung tâm Asia thực hiện chương trình đặc biệt Trúc Phương – Ông hoàng của dòng nhạc bolero (DVD Asia 74) để vinh danh ông.
Những ca khúc của Trúc Phương được biết đến nhiều nhất là: Ai cho tôi tình yêu, Bóng nhỏ đường chiều, Buồn trong kỷ niệm, Chiều làng em, Con đường mang tên em, Hai chuyến tàu đêm, Hai lối mộng, Mưa nửa đêm, Nửa đêm ngoài phố, Tàu đêm năm cũ, Thói đời, Tình thắm duyên quê… Nhiều ca khúc gắn liền với “tiếng hát liêu trai” Thanh Thúy.
Trang web của Cục Nghệ thuật Biểu diễn được truy cập ngày 12/9/2020 liệt kê 21 ca khúc của Trúc Phương (kể cả những ca khúc nêu trên) được phép phổ biến tại Việt Nam:
Trong số những ca khúc bolero bị xem là ủy mị của Trúc Phương, hai bài tình tự quê hương vui tươi Chiều làng em và Tình thắm duyên quê tạo niềm sảng khoái đặc biệt. Có lẽ vì muốn tránh điệu ủy mị, ca sĩ thường trình bày hai ca khúc này theo điệu rumba, nhanh hơn và thanh thoát hơn.
Cả bốn ca sĩ được giới thiệu dưới đây đều thể hiện xuất sắc tinh thần của ca khúc Chiều làng em, được hỗ trợ bởi nhạc đệm thích hợp. Từ đó, tôi cho rằng Chiều làng em là ca khúc có tính giải trí cao nhất của Trúc Phương.
* Video trình diễn sống, Mai Thiên Vân, trong DVD Live Show Mai Thiên Vân, với múa minh họa đáng khen:
https://www.youtube.com/watch?v=IfEeRuDXFPw
Video trình diễn sống, Mai Kiều Bolero [Official MV] trong Album Bolero “Trữ tình mới”, với dàn nhạc đơn giản nhưng tiếng hát thì cuốn hút:
https://www.youtube.com/watch?v=tki3yBxGPsQ
Video trình diễn sống, Bảo Hân Bolero:
https://www.youtube.com/watch?v=WlM8oPd6uYo
+ Video trình diễn sống, Hà Thanh Xuân:
https://www.youtube.com/watch?v=yG3j2JU3gA8
Chiều lên bản Thượng – Lê Dinh
Lê Dinh có tên thật là Lê Văn Dinh (1934- ), người Gò Công, là nhạc sĩ hoạt động từ giữa thập kỷ 1950s tại miền Nam Việt Nam và tiếp tục sau này tại hải ngoại. Ông từng là một trong 3 thành viên của nhóm Lê Minh Bằng.
Chiều lên bản Thượng là ca khúc phổ biến nhất của Lê Dinh. Ca khúc thường được dùng làm nhạc nền cho những cách dàn dựng và phối khí khác nhau với trang phục người thiểu số và vũ điệu đa dạng tạo nhiều hứng thú cho người xem.
Bạn nên nghe và xem hết những bản trình diễn dưới đây để cảm nhận sự đa dạng trong ca khúc độc đáo này của Lê Dinh.
Bản thu âm, Thạch Thảo, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/chieu-len-ban-thuong-st-le-dinh-thach-thao.4ESWBkW0y0.html
* Video âm thanh, Giáng Tiên, [Official Audio] với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=ywOR87viu5I
* Video trình diễn sống, Lưu Chí Vỹ & Lưu Ánh Loan, POPS Music:
https://www.youtube.com/watch?v=CvQsfelvE38
Video trình diễn sống, Lê Như, POPS Music:
https://www.youtube.com/watch?v=thjgmsptB2A
Video trình diễn sống, điệu múa của học sinh Trường THPT Thanh Hòa, Bù Đốp, Bình Phước:
https://www.youtube.com/watch?v=_Rrk-aK-57Q
Chiều mưa biên giới – Nguyễn Văn Đông
Theo Wikipedia_ Nguyễn Văn Đông,
Nguyễn Văn Đông (1932-2018), nguyên quán ở Tây Ninh, nổi tiếng qua những ca khúc về người lính như Chiều mưa biên giới, Sắc hoa mầu nhớ… Năm 1972, ông được thăng cấp đại tá, và giữ cấp bậc này cho đến sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Sau ngày đó, vì là một sĩ quan cao cấp của chính thể cũ nên ông bị chính quyền mới bắt đi học tập cải tạo, cho đến khi được trả tự do vào năm 1985. Tuy nhiên, khi có Chương trình Ra đi có Trật tự, ông không xin đi xuất cảnh mà ở lại sống thầm lặng cùng gia đình tại quận Phú Nhuận, Tp HCM.
Ngay từ thập niên 1950, Nguyễn Văn Đông nổi tiếng khi là Trưởng Đoàn văn nghệ Vì Dân với thành phần ca nhạc sĩ tên tuổi như Mạnh Phát, Minh Kỳ, Hoài Linh, Thu Hồ, Quách Đàm, Minh Diệu, Khánh Ngọc và các nghệ sĩ danh tiếng như Kim Cương, Vân Hùng, Ba Vân, Bảy Xê, Trần Văn Trạch, diễn viên điện ảnh Trang Thiên Kim… Ông tổ chức và điều khiển các chương trình đại nhạc hội tại Sài Gòn và khắp các tỉnh của Việt Nam Cộng hòa.
Nguyễn Văn Đông là người tiên phong thực hiện album riêng cho từng ca sĩ mà trước đó chưa từng ai làm. Ông thực hiện loạt băng nhạc Sơn Ca nổi tiếng trong đó có Giao Linh: Sơn Ca 6, Khánh Ly: Sơn Ca 7, Lệ Thu: Sơn Ca 9, Phương Dung: Sơn Ca 5 và Sơn Ca 11, Thái Thanh và Ban Thăng Long: Sơn Ca 10… cùng một số album riêng cho Trịnh Công Sơn.
Nhiều sáng tác của ông viết về chủ đề người lính miền Nam thời đó. Nhạc phẩm Phiên gác đêm xuân được ông viết vào đêm 30 Tết Nguyên đán năm 1956 khi gác phiên ở khu 9 Đồng Tháp Mười. Chiều mưa biên giới ra đời năm 1956 và nổi tiếng qua tiếng hát của Trần Văn Trạch. Riêng Chiều mưa biên giới và Mấy dặm sơn khê từng gây cho ông nhiều khó khăn khi bị Bộ Thông tin Việt Nam Cộng hòa ra quyết định vào năm 1961 cấm phổ biến vì lý do phản chiến.
Tên tuổi của Nguyễn Văn Đông gắn liền với ca khúc Chiều mưa biên giới. Anh Tú (2018) cho biết bối cảnh ra đời của ca khúc này như sau.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông qua đời để lại cho lòng người ái mộ âm nhạc những tiếc nuối. Một trong những tác phẩm âm nhạc nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là Chiều mưa biên giới được ông sáng tác năm 1956. Bài hát được mở màn với câu Chiều mưa biên giới anh đi về đâu? Rất nhiều người nghe, thích câu này và cũng thắc mắc “biên giới” mà Nguyễn Văn Đông nhắc đến là “biên giới nào”.
Năm 1956, Nguyễn Văn Đông là trung úy của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tham gia chiến dịch Thoại Ngọc Hầu nhằm đối phó với lực lượng của Ba Cụt (tướng Lê Quang Vinh). Tài liệu đăng trên báo CAND cũng xác nhận: “Vào ngày 5.1.1956, Dương Văn Minh phát lệnh một cuộc tấn công đại quy mô có mật danh là ‘Thoại Ngọc Hầu’ nhằm vào lực lượng của Ba Cụt… Dù đang ‘nước sôi lửa bỏng’, thay vì ém quân thật kỹ, hàng ngày các tay súng của Ba Cụt vẫn ngang nhiên đột nhập vào nhà dân cướp bóc, hãm hiếp”.
Trong một lần trả lời phỏng vấn trước đây với một tờ báo hải ngoại, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông từng kể về hoàn cảnh sáng tác bài Chiều mưa biên giới: “Khi ấy tôi là trung úy trưởng phòng hành quân của chiến khu Đồng Tháp Mười, là người có trách nhiệm đề ra những phương án tác chiến. Lần đó tôi dẫn đầu một nhóm biệt kích bí mật đi điều nghiên chiến trường dọc theo biên giới Miên-Việt và Đồng Tháp Mười. Trên đường về, anh em chúng tôi lâm vào cảnh trời chiều gió lộng, mưa gào như vuốt mặt. Giữa cánh đồng hoang vắng tiêu sơ, lối vào tiền đồn thì xa xôi, thoáng ẩn hiện những nóc tháp canh mờ nhạt ở cuối chân trời. Và từng chập gió buốt kéo về như muối sát vào thịt da. Từ cảnh ấy, tận đáy lòng mình đã nghe nẩy lên những cung bậc rung cảm, những trường canh đầu tiên buồn bã: Chiều mưa biên giới anh đi về đâu…”
Câu sâu lắng nhất trong Chiều mưa biên giới phải kể đến đoạn cuối đầy triết lý nhân văn: Người đi khu chiến thương người hậu phương…
Không phải người hậu phương thương người đi ra chiến trường mà ngược lại chính người ra sa trường nghĩ và thương cho người ở hậu phương. Ở đây, có sự đồng cảm rõ giữa Nguyễn Văn Đông và nhà thơ Hữu Loan trong bài Màu tím hoa sim (sáng tác 1949) với câu: Nhỡ khi mình không về / thì thương / người vợ chờ /bé bỏng chiều quê…
Cùng là người khoác áo lính, với những âm hưởng đậm chất lính nhưng lại rất nhân văn, trong tâm trạng rất thật của con người, Nguyễn Văn Đông và Hữu Loan để lại cho chúng ta những tác phẩm bất hủ, lắng đọng mãi trong lòng người.
Cuối tháng 7.2017, ca khúc Chiều mưa biên giới được nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng giới thiệu trong album “Tình bơ vơ” sau khi anh xin và được cấp phép biểu diễn.
Video âm thanh, Đàm Vĩnh Hưng:
https://www.youtube.com/watch?v=LpbPLUSjZp8
Video trình diễn sống, Đào Anh Thư, trong chương trình “Bolero nhạc vàng xưa”:
https://www.youtube.com/watch?v=DC5gCWQ7esU
Video trình diễn sống_Liên khúc Chiều mưa biên giới & Sắc hoa màu nhớ, Tiêu Châu Như Quỳnh & Triều Quân, trong chương trình “Cặp đôi hoàn hảo”:
https://www.youtube.com/watch?v=Jbm8JOTIMkg
Chiều tím – Đan Thọ & Đinh Hùng
Như nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn nhận xét về Đan Thọ (1924- ): “… nhạc của ông, vui hay buồn đều chừng mực, lãng mạn nhưng không có vẻ ủy mị, đắm đuối, và nhất là luôn toát ra vẻ lịch sự, sang trọng”, những nốt nhạc cung Fa trưởng mở đầu cho bản Chiều tím của Đan Thọ rồi chuyển nhẹ sang Ré thứ với tiết điệu Valse Lente man mác hoài nhớ.
Chiều tím, chính nhạc sĩ Đan Thọ cho biết, có lời ca do nhà thơ Đinh Hùng (1920-1967) viết chứ không phải là thơ phổ nhạc, theo Nguyễn Đình Toàn ghi lại. Đan Thọ kể lại rằng, trong một bữa uống cà phê tại La Pagoda, Đan Thọ đưa bản nhạc vừa viết xong của mình cho Đinh Hùng và Thanh Nam coi. Đinh Hùng nói, “moi biết chơi mandoline, để moi viết lời ca cho”. Khi Đinh Hùng viết xong lời ca, ba người gặp lại nhau, Thanh Nam đề nghị đặt tên là Chiều tím. Ca sĩ trình bày Chiều tím đầu tiên trên làn sóng điện là Anh Ngọc.
Theo Dòng Nhạc Xưa (2013b):
Nhạc sĩ Đan Thọ tên thật là Đan Đình Thọ, sinh tại Nam Định. Nơi đây, trong những năm 1936-1942, Đan Thọ theo học chữ và học nhạc tại trường Saint Thomas d’Aquin. Qua năm 1942, ông bắt đầu theo học về hòa âm và sáng tác.
Một thời gian ngắn sau khi vào đến Sài Gòn năm 1956, Đan Thọ trở thành nổi tiếng ngay sau khi ông phổ nhạc thành ca khúc một thi phẩm của Đinh Hùng mang tựa đề Chiều tím. Nhạc phẩm này cho đến nay đã được rất nhiều ca sĩ thuộc nhiều thế hệ ở hải ngọai cũng như trong nước trình bầy. Và đó cũng là nhạc phẩm đã gắn liền với tên tuổi Đan Thọ với âm điệu du dương và tình tứ đã làm say mê bất cứ ai có dịp thưởng thức.
Chiều tím cũng còn có thể được coi là một trong những nhạc phẩm đặc sắc của nền tân nhạc Việt Nam.
Về mặt sáng tác, Đan Thọ không có một gia tài đồ sộ, mà chỉ cho ra đời không quá 10 nhạc phẩm. Ông chủ trương không chú trọng nhiều đến số lượng mà đặt trọng tâm vào chất lượng của từng sáng tác của mình. Vì thế, những nhạc phẩm đó đóng góp giá trị vào thế đứng vững vàng của ông trong số những nghệ sĩ có công với âm nhạc. Một điểm đặc biệt cần ghi nhận là quá nửa sáng tác của mình, Đan Thọ phổ nhạc từ thơ và mang đến cho những thơ đó những nét quyến rũ bằng âm thanh và giai điệu.
Những tưởng an hưởng tuổi già với con cháu, năm 2005, trận bão Katrina quét qua New Orleans khiến ông bà Đan Thọ phải dạt về Florida lánh nạn ở nhà trưởng nam Đan Thành. Dịp này, người nhạc sĩ lại mất sạch những nhạc cụ ông yêu quý, trong đó có cây vĩ cầm đến hơn 250 tuổi và cây kèn saxo mạ vàng. Cơn bão qua đi, ông bà dọn về Houston, Texas, cùng nơi cư ngụ của các con gái cho đến ngày nay.
* Video âm thanh, Thùy Dương, giọng ca ngọt ngào, hình ảnh xuất sắc do Hoàng Khai Nhan thiết kế (tôi vẫn ngưỡng mộ các video của ông):
https://www.youtube.com/watch?v=6eOAGJ1d-LM
Video âm thanh, Hồ Hoàng Yến, ghi âm trình diễn sống, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=cWxAjsy5Xc0
Video âm thanh, Hồng Nhung, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=P52TXFztt9A
Video trình diễn sống, Nguyên Khang & Y Phương, với Trúc Hồ (piano), trong chương trình “Nhạc thính phòng SBTN”:
https://www.youtube.com/watch?v=USZQDuzhblM
Chị tôi – Trần Tiến
Theo Giao Anh (2016):
Chị tôi kể về cuộc đời của một người chị tảo tần sớm hôm, hy sinh cả tuổi thanh xuân và hạnh phúc riêng của mình để lo cho đàn em. Hát về ca khúc mộc mạc và da diết đến thắt lòng này, nhiều nghệ sĩ như Bằng Kiều, Quang Linh, Tùng Dương… đều từng mang đến cho khán giả sự xúc động và niềm đồng cảm riêng. Tuy nhiên, theo nhiều khán giả, “cha đẻ” của ca khúc – nhạc sĩ Trần Tiến – là người thể hiện ca khúc này thành công nhất.
Bài thơ Chị tôi là của một cựu sinh viên trường Xây dựng sáng tác. Sau năm 1980, bài thơ này được Trần Tiến (1947- ) sử dụng để viết thành ca khúc nổi tiếng về số phận của những người thôn nữ. Đây là một tặng phẩm mà Trần Tiến gửi tặng người dân làng cổ Trường Yên (Hoa Lư – Ninh Bình), nơi có địa danh Cầu Đông nổi tiếng.
Theo các cụ cao niên trong làng Yên Thành, nhân vật tôi trong bài hát là con trai út trong gia đình có hai con gái và một con trai. Bố mất sớm, mẹ ông bị ốm liệt, đến năm ông 20 tuổi thì mất. Theo phong tục cũ thì con gái phải để tang cha mẹ 3 năm, đó là lý do khiến người chị cả lỡ bước khi “người đàn ông” trong bài hát không đủ kiên nhẫn để chờ đợi nữa. Không rõ lai lịch người đàn ông này ngoài việc về xây chiếc cầu nối bờ sông.
Sau khi chị cả mất, người em trai theo học đại học xây dựng và thường lui về sống cùng gia đình người chị thứ hai lúc này cũng đã xa giá theo chồng. Vì thế mà những lần trở về cố hương của anh thường mang nhiều cảm xúc khi tất cả chỉ là những kỷ niệm và hồi ức bên nấm mồ người chị. Tác phẩm thơ của người kỹ sư xây dựng này trở lên nổi tiếng khi được đăng tải và nhạc sĩ Trần Tiến sử dụng để sáng tác ra bài hát Chị tôi. Bài hát mang đậm triết lý nhân sinh sâu sắc về thân phận của người con gái khi mà xã hội còn trọng nam khinh nữ, không thể quyết định được số phận của mình.
MV, Trần Thu Hà, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=Uu05pIY2qLk
Video âm thanh, Bằng Kiều:
https://www.youtube.com/watch?v=RrDaVmFNyQ4
Video trình diễn sống, Trần Tiến:
https://www.youtube.com/watch?v=D-2VJcafLS0
* Video trình diễn sống (live streaming), Hoàng Anh Khang & khách mời đặc biệt Ngọc Ánh Kim, cách trình bày đơn giản với nhạc đệm đơn giản nhưng vẫn cuốn hút:
https://www.youtube.com/watch?v=aITzu1OfogM
Cho lần cuối & Tình khúc cho em – Lê Uyên & Phương
Năm 1968, anh Lê Minh Lập (1941-1999), thầy dạy triết và Việt văn gặp cô Lâm Phúc Anh (1952- ), rồi năm 1968 hai người thành hôn. Anh tâm sự, lúc hai người từ Đà Lạt xuống Sài Gòn biểu diễn, có nhiều phóng viên hỏi “Lê Uyên Phương là ai?”, anh buộc miệng chỉ cô gái (Phúc Anh) nói: “Đây là Lê Uyên, còn tôi là Phương”. Từ đó, nghệ danh của đôi vợ chồng là Lê Uyên Phương, có khi được gọi “Lê Uyên và Phương”.
Những năm đầu thập niên 1970, cặp đôi này mê hát và thích hát không công cho bạn bè nghe. Có lúc chỉ là một căn phòng nhỏ và chỉ với một cây đàn guitar, 15-20 người trong đó có giáo sư trung học, sinh viên, học sinh ngồi bệt trên sàn nhà say sưa nghe hai người say sưa hát từ bài này đến bài khác. Không khí và âm nhạc lúc đó được cảm nhận hay hơn nhiều so với khi hai người biểu diễn trên sân khấu.
Như là định mệnh, các ca khúc của Lê Uyên và Phương thắm đẫm tình yêu nồng nàn kèm nỗi hãi sợ sẽ xa nhau. Tình khúc cho em, được xem là ca khúc ngọt ngào nhất của hai người, cũng mang tâm tình như thế.
* Video âm thanh_Tình khúc cho em & Cho lần cuối, Lê Uyên & Phương, trừ dàn nhạc thì tiếng hát gần giống với cách hai người hát thuở ban đầu:
https://www.youtube.com/watch?v=-LhgnYWJCsQ
* Video trình diễn sống_Cho lần cuối & Tình khúc cho em, Gia Huy & Y Phương, trong chương trình Asia 76:
https://www.youtube.com/watch?v=xkzVIBA7mHM
Video âm thanh_Tình khúc cho em, Thái Hiền & Tuấn Ngọc:
https://www.youtube.com/watch?v=8dZrbBdqNE0
Video âm thanh_Tình khúc cho em, Bằng Kiều, Thiên Tôn, Đình Bảo:
https://www.youtube.com/watch?v=93k9xV0kJho
Cho tôi được một lần – Bảo Thu
Nguyễn Trung Khuyến (1944- ), người Sài Gòn, là một nhân vật đặc biệt. Về sáng tác âm nhạc, ông được biết với nghệ danh Bảo Thu. Về ảo thuật, ông được biết với nghệ danh Nguyễn Khuyến, là một trong số ít ảo thuật gia Việt Nam có bằng Tiến sĩ Ảo thuật do Hiệp hội Ảo thuật gia Quốc tế trao.
Sớm biểu lộ tài năng trong lĩnh vực tạp kỹ, đặc biệt với bộ môn ảo thuật, từ năm 1959, ông thường đi theo làm thành viên dự bị và diễn ảo thuật cho ban nhạc Lâm Tuyền cùng Nguyễn Ánh 9, Duy Khiêm, Phùng Trọng… Năm 1960, với nghệ danh Nguyễn Khuyến, ông nổi tiếng là thần đồng ảo thuật tại Việt Nam khi mới 16 tuổi. Trong khoảng thời gian này, ông học sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau như trống, guitar… Đặc biệt, ông được thọ giáo ngón đàn guitar của giáo sư–nhạc sĩ Hoàng Bửu, một bậc thầy về guitar flamenco.
Năm 1966, ông được mời phụ trách chương trình “Tiếng “K” Thời Đại”, chương trình ca vũ nhạc, ảo thuật xiếc, độc tấu đầu tiên của Đài truyền hình Việt Nam.
Cho tôi được một lần, Giọng ca dĩ vãng, và Nếu xuân này vắng anh là những ca khúc nổi tiếng nhất của Bảo Thu.
* Video trình diễn sống, Thái Châu, Chí Tài, Quang Ngọc, Nguyễn Hoàng Nam:
https://www.youtube.com/watch?v=dyZvpJ5CIWM
* Video trình diễn sống, Diễm Thùy:
https://www.youtube.com/watch?v=YrFo-j4Avwc
Chuyến tàu hoàng hôn – Minh Kỳ & Hoài Linh
Mùa hè năm 1962, nhạc phẩm Chuyến tàu hoàng hôn ra đời trong một ngày mưa đầu mùa ly biệt. Nhạc sĩ Minh Kỳ, tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ (1930-1975) là người đặt nhạc.Khi hoàn tất, ông mang bản nhạc đến nhờ nhạc sĩ Hoài Linh, tên thật Lê Văn Linh (1920-1995) đặt lời. Bản nhạc được viết tại Thị Nghè giữa năm 1962 và ngay sau đó được Nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam (của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo) ấn hành và tái bản nhiều lần trong suốt những năm của thập niên 60.
Ca khúc này được xem là vượt thời gian do âm nhạc hay, được thể hiện qua ca từ sâu lắng. Từ ngữ không toát vẻ đau thương nhưng tạo sức hút thấm thía. Ví dụ như sau buổi “Chiều nao, tiễn nhau đi khi bóng ngã xế tà” cho nên “Tâm tư cô đơn trách con tàu nỡ sao đành”, rồi đến “Tà dương khuất trong sương là mỗi lần mong chờ”. Trong nhạc có thơ và trong thơ có nhạc.
* MV, Quỳnh Trang, tiếng hát làm lay động lòng người mà không quá ủy mị, dàn dựng công phu, kịch bản hấp dẫn:
https://www.youtube.com/watch?v=zn2tsq3-m2o
Video trình diễn sống, Lệ Quyên:
https://www.youtube.com/watch?v=VGn87SE–sU
* Video trình diễn sống, Phương Anh:
https://www.youtube.com/watch?v=CziIokke8kI
Con đường cái quan – Phạm Duy
Con đường cái quan của Phạm Duy cùng với Hòn vọng phu của Lê Thương và Hội trùng dương của Phạm Đình Chương là ba cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam trong thể loại trường ca.
Theo Wikipedia_ Con đường cái quan,
Nhạc sĩ Phạm Duy cho biết Trường ca này được soạn xong phần đầu ở Paris năm 1954, ngay sau Hiệp định Genève, 1954 “để phản đối ngay lập tức sự chia cắt đất nước”, nhưng rồi bỏ dở. Chỉ khi tác giả về lại Sài Gòn, nhờ kiến trúc sư Võ Đức Diên (cũng là chủ tờ báo Sáng Dội Miền Nam lúc đó) giúp đỡ phương tiện để nhạc sĩ đi từ Sài Gòn đến Quảng Trị và lấy cảm hứng để hoàn thành. Khi hoàn tất, Con đường cái quan cũng được in ra đầu tiên trên báo Sáng Dội Miền Nam với bản viết tay của tác giả.
Trường ca này rất dài, chia ra làm 19 bài hát nhỏ (đoản khúc) có thể hát như 19 bài riêng biệt. Nội dung của Trường ca nói về một cuộc du hành của người lữ khách, mà theo Phạm Duy: Trường ca đưa ra một lữ khách đi trên con đường xuyên Việt, đi từ Ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, đi từ ngày lập quốc cho tới khi đã hoàn thành xứ sở, đi trong lịch sử và lòng dân, đi tới đâu cũng có tiếng dân chúng địa phương ca hát chúc tụng lữ khách đi nối liền được lòng người và đất nước…
Trường ca Con ðường cái quan gồm có ba phần:
- Từ miền Bắc: với hơi hướng của những điệu ca cổ truyền miền Bắc, mang tính chất hào hùng của miền quê cha đất tổ. Các đoản khúc là: Anh đi trên đường cái quan – Tôi đi từ ải Nam Quan – Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa – Người về miền xuôi – Này người ơi – Tôi đi từ lúc trăng tơ.
- Qua miền Trung: với hơi hướng hò và ca Huế, mang tình thương yêu chan chứa, đôi khi xót xa. Các đoản khúc là: Ai đi trong gió trong sương – Ai vô xứ Huế thì vô – Ai đi trên dặm đường trường – Nước non ngàn dặm ra đi – Gió đưa cành trúc la đà – Tôi xa quê nghèo ruộng nghèo. Riêng Nước non ngàn dặm ra đi được xem là đoản khúc hay nhất của trường ca, thường được trình diễn như là ca khúc riêng biệt trong các chương trình âm nhạc.
- Vào miền Nam: có hơi hướng hò, ru và vọng cổ, rất hoan lạc, tỏ sự vui mừng của con người đã cả thắng thiên nhiên để hoàn thành nước Việt… Các đoản khúc là: Anh đi đường vắng đường xa – Nhờ gió đưa về – Đi đâu cho thiếp theo cùng – Đèn cao Châu Đốc gió độc Gò Công – Cửu Long Giang/Về miền Nam – Giã ơn cái cối cái chầy/Về miền Nam – Đường đi đã tới.
Bạn nên nghe thêm diễn giải về Con đường cái quan trong video dưới đây:
Câu chuyện văn nghệ với Quỳnh Giao: https://www.youtube.com/watch?v=DokUdxRt_Ck
Toàn bộ bản trường ca được thu âm lần đầu tiên năm 1965 bởi Ban Hoa Xuân của Đài Phát thanh Sài Gòn (với Thái Thanh, Duy Khánh và Kim Tước, Thái Hằng, Nhật Trường, Trần Ngọc…) và ban nhạc Nghiêm Phú Phi, Y Vân, Đan Thọ, phát hành theo dạng cassette.
Năm 1991, Phạm Duy Cường phát hành một CD nhạc hòa tấu của trường ca này, rồi đến năm 1993, ông bổ túc phần hòa âm phối khí và tái bản cũng theo dạng CD.
Ban Hợp xướng Ngàn Khơi ở Mỹ trình tấu và phát hành CD nhiều trích đoạn từ trường ca này trong hai CD “Đêm Ngàn Khơi 4: 10 năm lưu niệm” và “Đêm Ngàn Khơi: Con đường cái quan & Tình hoài hương” (1994), hợp soạn bởi nhạc trưởng Lê Văn Khoa và Trần Chúc.
Năm 2008, Trung tâm Thúy Nga cho hát lại trích đoạn trường ca này trong chương trình Paris by Night 91 Huế – Sài Gòn – Hà Nội. Phần trình tấu được dàn dựng quy mô với các ca sĩ chủ lực của Trung tâm.
Ở Việt Nam sau 1975, một số trường trung học, cao đằng và đại học dàn dựng trình bày những trích đoạn của Con đường cái quan.
Video âm thanh_toàn bộ trường ca, với lời giới thiệu của Phạm Duy trước mỗi đoạn, 36 phút, có lẽ là bản thu âm đầu tiên của trường ca này:
https://www.youtube.com/watch?v=Cms6anl_XhY&t=205s
Từ miền Bắc: Thái Thanh, Thái Hằng
Qua miền Trung: Duy Khánh, Kim Tước [14:13]
Vào miền Nam: Duy Khánh, Kim Tước [25:32]
* Video âm thanh_toàn bộ trường ca, Ban Hợp xướng Ngàn Khơi, hợp xướng và hòa âm công phu, 31 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=UW0a7NhcSvY
* Video âm thanh_toàn bộ trường ca, hòa tấu với hòa âm phối khí bởi Duy Cường, 47 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=i-D4Bvdi03M
Bản thu âm_“Từ miền Bắc”, Dật Hanh, rất đáng khen cho dù nhạc đệm chủ yếu là guitar, 8 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=Bc7Kx1bIBGs
Video trình diễn sống_trích đoạn, trong chương trình “Paris by Night 91”, tiếng hát và dàn dựng hay, chỉ tiếc hình ảnh mờ nhòe, 19 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=Gqm4BRnIYqg
Từ Miền Bắc – Quỳnh Vi, Thế Sơn, Bằng Kiều, Quang Lê, Trần Thái Hòa, Dương Triêu Vũ, Trịnh Lam
Qua Miền Trung – Mai Thiên Vân, Trần Thái Hòa, Dương Triệu Vũ, Trịnh Lam, Lưu Việt Hùng, Nguyễn Hoàng Nam [6:46]
Vào Miền Nam – Hương Thủy, Thế Sơn, Quang Lê, Lưu Việt Hùng, Nguyễn Hoàng Nam [13:20]
Video trình diễn sống_“Từ miền Bắc”, sinh viên Trường Đại học Xã hội & Nhân văn Hà Nội, đơn ca và hợp xướng đều đáng khen, tuy vũ khúc có đôi điều cần bàn (như trang phục cổ Việt trong bối cảnh lịch sử Việt nhưng nam ôm nữ nhảy như là múa ballet!) và tiếc là kỹ thuật ghi hình chưa đạt vào thời đã có kỹ thuật HD, và các góc ghi hình cũng chưa khai thác hết vẻ đẹp của vũ khúc:
https://www.youtube.com/watch?v=Bm4HxF0w2TA
* Bản thu âm_Nước non ngàn dặm ra đi, Tấn Sơn, với ca từ, đơn ca và hát bè xuất sắc:
https://nhac.vn/bai-hat/nuoc-non-ngan-dam-ra-di-tan-son-so01q5l
Video âm thanh_Nước non ngàn dặm ra đi, hòa tấu đàn tranh & guitar:
https://www.youtube.com/watch?v=CMQvXD0m96Q
Video âm thanh_Này người ơi, Nước non ngàn dặm ra đi & Cửu Long Giang, Quỳnh Giao, với nhạc đệm xuất sắc:
https://www.youtube.com/watch?v=Q1MO_kOgEhY
* Video trình diễn sống_Nước non ngàn dặm ra đi, Quang Lê & Mai Thiên Vân, trong chương trình “Paris by Night 90”:
https://www.youtube.com/watch?v=YVuPqZNpzdw
Video trình diễn sống_Người về miền xuôi, Lành Nguyễn, trong Đêm nhạc Phạm Duy “Mừng sinh nhật lần thứ III” của Hội những người yêu nhạc Phạm Duy, 15-09-2018:
https://www.youtube.com/watch?v=w4qB249sU1I
Video âm thanh_Liên khúc Cửu Long Giang & Mẹ Việt Nam, Mẹ Trùng dương, Quỳnh Giao & Bảo Cơ, với hòa âm xuất sắc của Duy Cường:
https://www.youtube.com/watch?v=KFJIVz3xh7g
Con đường xưa em đi – Châu Kỳ & Hồ Đình Phương
Theo Wikipedia_Châu Kỳ,
Châu Kỳ (1923-2008) là nhạc sĩ Việt Nam thành danh với kho tàng tác phẩm gồm gần 200 ca khúc trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
Thuở nhỏ, Châu Kỳ học ở Trường Tiểu học Dưỡng Mong, sau ông lên Huế học ở trường Lycée Khải Định. Ở đây, Châu Kỳ gặp được sư huynh Petrus Thiều, một tu sĩ vừa giỏi về nhạc lý và sáng tác vừa sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ phương Tây. Sẵn dòng máu văn nghệ trong người, lại được thầy giỏi hướng dẫn, nên việc học nhạc và học hát của Châu Kỳ rất mau tiến bộ.
Nhạc của ông đã được nhiều thế hệ ca sĩ từ trước 1975 đến nay thể hiện ở Việt Nam và hải ngoại. Năm 2005, trung tâm Thúy Nga thực hiện Paris By Night 78: Đường xưa, vinh danh ông cùng với nhạc sĩ Quốc Dũng và Tùng Giang.
Một số ca khúc nổi tiếng nhất của Châu Kỳ là Cánh nhạn hồi âm, Con đường xưa em đi, Đón xuân này nhớ xuân xưa (với Anh Châu), Đừng nói xa nhau, Giọt lệ đài trang, Khuya nay anh đi rồi (với Hoàng Trang), Sao chưa thấy hồi âm…
Theo Dòng Nhạc Xưa (2015a),
Nhà thơ Hồ Đình Phương (1927-1979) sinh tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên–Huế, được mệnh danh “người đặt lời nhiều nhất trong tân nhạc Việt Nam”, người thổi ca từ thật đẹp vào nét nhạc tuyệt vời của nhạc sỹ Châu Kỳ để tạo thành bản nhạc bất hủ Con đường xưa em đi.
Ông đậu thủ khoa tại Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn năm 1958. Sau khi tốt nghiệp ông được bổ nhiệm làm Trưởng ty Thuế vụ tại tỉnh Long An. Khoảng năm 1960 ông giữ chức vụ Phó Tỉnh trưởng Tỉnh Ninh Thuận.
Một số ca khúc nổi tiếng do Hồ Đình Phương viết ca từ cho các nhạc sĩ sau:
- Châu Kỳ: Con đường xưa em đi, Tiếng hát dân Chàm
- Hoàng Nguyên: Đường nào lên thiên thai
- Hoàng Trọng: Bạn lòng, Bên bờ đại dương, Gió mùa xuân tới, Khúc hát mùa chiêm, Mộng ban đầu, Mộng đẹp ngày xanh, Mộng lành
- Lam Phương: Bức tâm thư
- Phạm Thế Mỹ: Đường về hai thôn
* Video trình diễn sống, Hà Thúy Anh, trong chương trình “Người kể chuyện tình”:
https://www.youtube.com/watch?v=3cO9KT9dTcQ
Video trình diễn sống, Nguyễn Thị Thu Hằng, trong chương trình “Solo cùng Bolero”:
https://www.youtube.com/watch?v=7S46k3N2VPU
Video trình diễn sống, Phương Anh:
https://www.youtube.com/watch?v=4lh0MzpG9EY
Cô đơn – Nguyễn Ánh 9
Theo Wikipedia_Nguyễn Ánh 9,
Nguyễn Ánh 9 có tên thật Nguyễn Đình Ánh (1940-2016), là nhạc sĩ sáng tác kiêm nghệ sĩ dương cầm.
Nguyễn Đình Ánh theo học trường Taberd đến năm 1954 rồi lên Đà Lạt, ở nội trú trường Yersin cho đến năm 1958. Ông bỏ nhà đi năm 18 tuổi để theo đuổi con đường âm nhạc. Ông tập chơi dương cầm từ nhỏ và trong thời gian học ở Đà Lạt, Nguyễn Đình Ánh có quen biết với nhạc sĩ Hoàng Nguyên và được Hoàng Nguyên dìu dắt vào con đường âm nhạc.
Sau khi tốt nghiệp Tú tài 2, qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, Nguyễn Ánh 9 được vào tham gia chương trình Tuổi Xanh của Đài phát thanh Sài Gòn và Đài phát thanh Đà Lạt. Ông cũng cộng tác với chương trình Tiếng hát sinh viên do Duy Trác thực hiện. Từ đó, Nguyễn Ánh 9 đi khắp nơi biểu diễn dương cầm ở các bar, các nhà hàng nổi tiếng và những ban nhạc thanh niên.
Nguyễn Ánh 9 bắt đầu sự nghiệp viết nhạc một cách rất tình cờ trong một chuyến đi Nhật biểu diễn cùng ca sĩ Khánh Ly. Sau buổi diễn tại hội chợ Ōsaka, khi cùng với Khánh Ly đứng chờ thang máy lên phòng khách sạn, thấy người bạn mình mang vẻ mặt buồn buồn, Khánh Ly lên tiếng hỏi: “Còn thương nó không bạn?”, ý muốn hỏi về một người bạn gái quen biết Nguyễn Ánh 9 vào thời đó. Sẵn cây đàn ghi-ta trên tay, Nguyễn Ánh 9 gảy ngay rồi cất tiếng hát: “Không! Không! Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa.” Đến khi trở về Việt Nam, Khánh Ly đề nghị ông soạn nhạc phẩm này. Trước đề nghị đó, ông hoàn tất nhạc phẩm đầu tiên của mình trong một thời gian ngắn. Ca khúc Không được Khánh Ly thu lần đầu.
Sau sự kiện tháng 4/1975, thời gian đầu ông đi diễn ở các tỉnh với đoàn văn nghệ của Duy Khánh cùng với nhạc sĩ Quốc Dũng. Từ 1976, ông làm nhân viên kiểm soát xe lưu thông tại Xa cảng miền Tây cho đến năm 1978. Một thời gian Nguyễn Ánh 9 có mở một lớp dạy dương cầm.
Năm 1982, Nguyễn Ánh 9 trở lại với âm nhạc; ông tiếp tục tham gia các chương trình hòa tấu và biểu diễn dương cầm ở nhiều nơi. Nguyễn Ánh 9 còn được mời viết nhạc nền cho một số phim như Mảnh tình nghiệt ngã, Mênh mông tình buồn.
Ngoài bản Không, những ca khúc khác của Nguyễn Ánh 9 được biết đến nhiều nhất là Ai đưa em về, Buồn ơi ta xin chào mi, Cô đơn, Tình khúc chiều mưa, Tình yêu đến trong giã từ.
Nguyễn Ánh 9 từng đệm piano nhiều lần cho Ngọc Mai hát ca khúc Cô đơn. Ông cho biết: “Có nhiều lúc nghe Ngọc Mai hát mà tôi có cảm tưởng là tâm trạng của Ngọc Mai còn hơn tâm trạng của tôi viết trong bài hát đó. Cái hay của Ngọc Mai là không bao giờ hát lại đúng như những lời trước mình hát; mỗi lần hát là mỗi lần khác. Đó là người ca sĩ hát với cảm xúc của mình.”
Dưới đây là bốn ca sĩ có bốn cung cách thể hiện riêng, và cả bốn không thể thiếu tiếng đàn của Nguyễn Ánh 9.
* Video trình diễn sống, Hà Trần với Nguyễn Ánh 9 (piano), tuyệt vời về mọi mặt:
https://www.youtube.com/watch?v=HzaCsQ0fZOc
Video trình diễn sống, Ngọc Mai, với Nguyễn Ánh 9 (piano), Thiên Hương (violon điện), trong chương trình “Nhịp cầu âm nhạc 2013”, đáng lẽ là tuyệt vời nhưng cảm xúc bị phá hỏng bởi quảng cáo quá nổi bật:
https://www.youtube.com/watch?v=vhobODyCbss
Video trình diễn sống, Thanh Lam với Nguyễn Ánh 9 (piano), tiếc cho hình ảnh mờ nhòe:
https://www.youtube.com/watch?v=6Y8cfH5W7Mc
Video trình diễn sống, Ánh Tuyết với Nguyễn Ánh 9 (piano):
https://www.youtube.com/watch?v=lrUJeR3VkbY
Cô hàng cà phê – Canh Thân
Nhạc sĩ Canh Thân là một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt Nam (1928-1975) nhưng có rất ít tài liệu nói về ông.
Xuất thân từ nghệ sĩ cải lương, thời kỳ đầu Nhạc sĩ Canh Thân là một ca sĩ của tân nhạc, ông có tham gia hội ái Tino và lấy biệt danh là Tino Thân, ngoài ra ông cũng là một nhạc công đa tài.
Ông có tham gia vào nhóm Đồng Vọng và cùng nhau sáng tác những bản hùng ca. Về lĩnh vực tình ca ông nổi tiếng nhất với bài Cô hàng cà phê.
MV, Thái Châu & Ái Vân, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=idqquhGWqtQ
Video âm thanh, Thanh Long:
https://www.youtube.com/watch?v=juqfRDIlOkM
+ Cô hàng nước – Vũ Minh
Ca khúc Cô hàng nước do Vũ Minh (? – 1995) sáng tác năm 1952 có đủ chất vui buồn và ngộ nghĩnh. Đây chưa phải là câu chuyện tình mà chỉ là mối tình thầm lặng từ phía chàng trai si tình. Tác giả tên thật là Vũ Huyến; Vũ Minh là tên ghép của ông với người vợ tên Minh Hoan. Vũ Minh là kịch sĩ có tiếng của đất Bắc thời xưa. Người ta kể ông rất sáng sân khấu, da trắng, mặt mũi thanh tú, dấp dáng thư sinh và đóng kịch rất có duyên. Vũ Minh sáng tác một số ca khúc, nổi tiếng nhất là Cô hàng nước.
Vũ Minh từng là thành viên của ban tam ca hài hước AVT cùng với hai nhạc sĩ Lữ Liên và Ngọc Bích. Ngoài ra ông còn là thành viên một thời gian với ban hợp ca Thăng Long Hải Ngoại với hai ca sĩ Hoài Trung và Mai Hương.
MV, Huyền Thương:
https://www.youtube.com/watch?v=CGqFgyV1YQ8
* Video trình diễn sống, tiểu phẩm Hòa Minzy & Quốc Thiên:
https://www.youtube.com/watch?v=EicyPVxnSbk
Video trình diễn sống, Nguyên Phượng, trong Liveshow “Nguyên Phượng – Tí tách ngày xưa”:
https://www.youtube.com/watch?v=hhn5uG2TFPc
Cung đàn xưa – Văn Cao
Theo Wikipedia, Cung đàn xưa là một trong những bản nhạc đầu tay (viết năm 1942) thuộc dòng nhạc tình trước 1945, của nhạc sĩ Văn Cao.
Theo Phạm Duy (Hồi ký):
Văn Cao soạn bài này thì không nói tới mùa thu mà nói tới mùa xuân nhưng lại là một mùa xuân đã tàn, đã chết như mùa thu. tuy là một bài hát ngắn, nhưng Văn Cao cũng chia ra 4 đoản khúc rõ ràng.
Đoạn đầu nói tới cung đàn năm xưa: “Hồn cầm phong hương…”
Đoạn 2 nói tới cung Thương, cung Nam mà Lê Thương, Phạm Duy cũng đều nói tới qua những bài Bản đàn xuân, Khối tình Trương Chi: “Cung Thương là tiếng đàn…”
Đoạn 3 chuyển qua một nhịp điệu khác, nói tới sự buồn rầu trong cung đàn xưa: “Cung đàn ngân / Buồn xa vắng trong tiếng thầm…”
Thì ra tất cả ba đoạn nói tới một cung đàn xưa đó chỉ muốn nhắc tới một người mà Văn Cao diễn tả một cách tuyệt mỹ, một người tình tưởng tượng có đôi mắt giữ lại mùa xuân, có đôi chân đi tới đâu hoa nở tới đó, có thân hình thơm hương, có tiếng nói khơi dậy thương yêu… khiến cho hiện thân của anh Trương Chi là Văn Cao đó, bây giờ đã phải cất lên tiếng đàn giao hoan và dệt nên không biết bao nhiêu là mộng mị: “gót hài khai hoa, mắt huyền lưu xuân, dáng hồng thơm hương”. Chỉ cần 12 chữ và dù chỉ để xưng tụng một người tình tưởng tượng mà thôi, Văn Cao đã đưa nhạc tình 1943-44 vượt khỏi những khuôn sáo cũ mèm.
* Bản thu âm, Trần Thái Hòa, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/cung-dan-xua-tran-thai-hoa.YiKOArtKZlSh.html
* Bản thu âm, Ánh Tuyết, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/playlist/cung-dan-xua-tinh-khuc-van-cao-va.r0jb28UDDcYy.html
Bản thu âm, Quỳnh Giao, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=niQsTLRwEiY
Dạ cổ hoài lang – Cao Văn Lầu
Dạ cổ hoài lang là bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm. Từ bản Dạ cổ hoài lang mỗi câu 2 nhịp, các nghệ sĩ sau này chuyển lên 4 nhịp rồi 8 nhịp, mà thành bài vọng cổ đầu tiên.
Bối cảnh ra đời của bài Dạ cổ hoài lang được kể lại với những chi tiết khác nhau. Cũng có nhiều ý kiến không tương đồng về thời điểm ra đời của bài hát; nhiều nghệ sĩ cho rằng đó là năm 1918.
Bởi vì có quá nhiều người hát sai ca từ, tôi chép lại đây bản chuẩn như sau:
Từ là từ phu tướng
Báu kiếm sắc phán lên đàng
Vào ra luống trông tin nhạn (A)
Năm canh mơ màng
Em luống trông tin chàng
Ôi! Gan vàng thêm đau
Đường dầu xa, ong bướm
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang (B)
Đêm luống trông tin bạn
Ngày mỏi mòn như đá vọng phu
Vọng phu vọng luống trông tin chàng
Lòng xin chớ phụ phàng
Chàng là chàng có hay
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
Bao thuở đó đây sum vầy?
Duyên sắt cầm đừng lợt phai
Là nguyện cho chàng
Hai chữ an – bình an
Trở lại gia đàng
Cho én nhạn hiệp đôi.
Chú thích:
(A): theo nghĩa cổ, nhạn là ngỗng trời. Tin nhạn: tin tức nói chung, từ điển tích Tô Vũ chăn dê trên hoang mạc, cột thư vào chân ngỗng trời cho bay mang về trung nguyên.
(B): phát âm trại từ tao khang: tao là bã rượu, khang là cám gạo, là những thức ăn của người cùng khổ; nghĩa tao khang là nghĩa tình từ lúc sống khốn khó.
Một số lỗi về ca từ thường thấy là như sau.
- “sắc phong lên đàng”: ý nghĩa sai lệch. Đúng ra là “phán” tức là đưa lệnh từ trên xuống cho binh sĩ lên đường, còn “phong” như phong thưởng thì không đúng trong trường hợp này.
- “luôn trông”: chữ “luống” hợp với nốt nhạc hơn và cũng hợp với văn cổ hơn.
- “Vào ra luống trông tin chàng”, không theo đúng cách dẫn dụ gián tiếp thời xưa: ban đầu phải nói “trông tin nhạn” rồi sau đó mới nói “trông tin chàng” để thể hiện ý tình kín đáo, chứ một phụ nữ có nết na mà từ đầu “trông tin chàng” thì quá đường đột.
- “Gan vàng quặn đau” nghe quá mãnh liệt đối với phụ nữ hiền hòa; “thêm đau” vừa thâm trầm vừa nghe như đau triền miên.
- “Đường dù xa”: chữ “dù” là tiếng Bắc, tiếng Nam Bộ của ông Cao Văn Lầu là “dầu”.
- “Đường dầu say ong bướm”: nói như thế thì đành chấp nhận cho chàng say ong bướm hay sao? “Đường dầu xa, ong bướm” ý nói tuy đường xa xôi và có ong bướm, xin chàng…
Cho nên chỉ thay đổi một chút, ý tình và ngữ cảnh khác nhiều.
Nếu loại ra tất cả những bài trình diễn của nam ca sĩ hát “Em luống trông tin chàng” nghe không đồng cảm và nữ ca sĩ hát sai ca từ thì không còn lại gì để giới thiệu! Đó là hậu quả của người trước hát sai rồi người sau hát sai theo mà không ai tìm hiểu ca từ của người sáng tác. Tôi giới thiệu ở đây hai bài trình diễn tuy vẫn còn sai ca từ nhưng chấp nhận được.
Video trình diễn sống, NSƯT Bích Phượng:
https://www.youtube.com/watch?v=9fB4NV_0n5s
Video âm thanh, nghệ nhân dân gian Bạch Huệ:
https://www.youtube.com/watch?v=CAh3ePdp9DM
Dạ khúc – Nguyễn Mỹ Ca & Hoàng Mai Lưu
Nguyễn Mỹ Ca (1917-1946), nghệ danh khác: Nguyễn My Ca, người Mỹ Tho, anh họ của giáo sư âm nhạc Trần Văn Khê, là nhạc sĩ thời kỳ tiền chiến. Cuộc đời quá ngắn ngủi nên ông sáng tác không nhiều, trong đó bài Dạ khúc (phần lời của Hoàng Mai Lưu) được coi là tác phẩm bất hủ.
Bài hát viết theo nhịp 3/4, điệu waltz chầm chậm đưa người nghe vào một cõi buồn mê hoặc. Lời bài ca nói lên tâm trạng buồn chán và cô đơn của người ta, khi nghe một tiếng đàn chợt vang trong đêm trường.
Nếu ra đời ở một nước phương Tây thì có lẽ bài hát đã được phối khí để trình diễn trở thành thể loại nhạc cổ điển. Đối với người Việt, có vẻ như bài hát kén người nghe nên cũng kén ca sĩ: Thái Thanh, Duy Trác, Quỳnh Dao thời trước; Thu Giang và Thùy Dương sau này.
* Video âm thanh, Duy Trác:
https://www.youtube.com/watch?v=TBPGBxpu_ns
Bản thu âm, Quỳnh Dao (cần bấm biểu tượng “Play”):
https://thanhthuy.me/2014/07/29/da-khuc-nguyen-my-ca-qua-tieng-hat-quynh-giao/
* Video âm thanh, Thùy Dương, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=EVpbLB1s3Zo
Dạ khúc – Quốc Bảo
Nguyễn Hằng (2017) thuật lại bối cảnh ra đời bản Dạ khúc này như sau.
Trong chương trình “Ca sĩ bí ẩn” tập 23, câu chuyện tình phía sau ca khúc nổi tiếng Dạ khúc lần đầu được nghệ sĩ Chí Tài và nhạc sĩ Vũ Quốc Việt bật mí.
Ca khúc ra đời cũng là một cái duyên mà nhạc sĩ có được. Nhạc sĩ Quốc Bảo gặp được một anh phóng viên để hẹn phỏng vấn vào năm 2001 và vô tình hôm ấy anh chàng phóng viên dắt theo một nữ ca sĩ và có ý định nhờ nhạc sĩ Quốc Bảo sáng tác cho mình một bài hát. Số phận trớ trêu thay, cô ca sĩ có vẻ ngoài xinh đẹp nhưng mắc một chứng bệnh về mắt – nhìn bất cứ vật gì cũng mờ và tối.
Trong một lần vào phòng thu cùng nhạc sĩ Quốc Bảo, dù đèn trong phòng thu rất sáng nhưng nữ ca sĩ vẫn thấy mọi thứ xung quanh tối và mờ. Ngay chính trong hoàn cảnh đó, thương xót cho thân phận của nữ ca sĩ và nhạc sĩ Quốc Bảo đã cho ra đời câu hát đầu tiên trong bài hát: Cần đêm trắng để trút vơi lòng đầy.
* Video âm thanh, Hiền Thục, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=bHJbkne6xg0
* Video âm thanh, Lệ Quyên:
https://www.youtube.com/watch?v=43mPEykiRuU
Dấu tình sầu – Ngô Thụy Miên
Ngô Thụy Miên tâm sự:
Nhắc đến Giáng Ngọc là nhắc đến những kỷ niệm của một thời bọn sinh viên trẻ chúng tôi thường đến học tại các thư viện của Trung tâm Văn hóa Pháp, Đức (Sài Gòn). Giáng Ngọc là một cô nữ sinh Trưng Vương ngày đó với mái tóc dài đặc biệt xõa trên tà áo trắng học trò. Ba mươi năm trôi qua, tất cả đã đi vào quên lãng, nhưng bàn tay, mái tóc và dáng người đó đã cho tôi niềm cảm hứng để viết bài hát với những câu “Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa / Vẫn tóc mây bay má môi hồng thắm”…
Cô cũng là nguồn cảm hứng cho tôi viết bài Dấu tình sầu: “Chiều còn vương nắng để gió đi tìm / Vết bước chân em qua bao nhiêu lần”… (Vàng Son, 2020)
Thêm nữa:
Với tôi, âm nhạc cũng như đời sống, đều thay đổi theo thời gian và không gian. Sống ở quê hương với những thân yêu quanh mình, với những lụa là, mưa nắng Sàigòn, những quán hàng, những con đường quen thuộc từng dấu chân từng buổi sáng, buổi chiều… Những tháng năm đó đã cho tôi những ý nhạc nhẹ nhàng, trong sáng, những lời ca thơ mộng dịu dàng. Ở đây người ta thật vội vã, thật xa lạ! Yêu đương, hẹn hò cũng phải có giờ giấc. Những thành phố, nhà cửa thật to lớn, nhưng cũng thật lạnh lẽo! Ngày tháng bên này đã để lại trong nhạc tôi những dấu vết buồn bã của cuộc sống tạm dung, những muộn phiền cay đắng của những phần đời lặng lẽ quanh mình. (Nghiêm Xuân Cường, no date)
Bản thu âm, Thiên Kim, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/dau-tinh-sau-ngo-thuy-mien-thien-kim.-gjDT7jzj_.html
Video âm thanh, Lều Phương Anh, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=iWLmplQoQ00
Video trình diễn sống, Y Phương, với Trúc Hồ (piano), trong chương trình “Nhạc thính phòng SBTN”:
https://www.youtube.com/watch?v=0F-GFI9u54Y
Video trình diễn sống, Mai Kiều Bolero:
https://www.youtube.com/watch?v=ZJ3xGj0PmfA
+ * Video trình diễn sống, Lê Hoàng Hiệp:
https://www.youtube.com/watch?v=LHpvyTYCA4E
Diễm xưa – Trịnh Công Sơn
Theo T.N. (2013), ngữ nghĩa của Diễm xưa được Trịnh Công Sơn lý giải: “Diễm là đẹp, xưa là ngày xưa”.
Nhân vật được nhắc tới trong ca khúc này là nữ sinh Ngô Thị Bích Diễm của trường Đại học Văn khoa Huế. Nhà Bích Diễm ở bên kia sông qua Cầu Phú Cam, rẽ tay phải về phía đường Phan Chu Trinh, hàng ngày cô gái vẫn đi qua nơi Trịnh Công Sơn ở.
“Ngày xưa, cây cầu Phủ Cam tuy ngắn nhưng đầy duyên nợ. Trịnh Công Sơn ở căn gác tầng 2, số nhà 11/03 đường Nguyễn Trường Tộ. Hàng ngày, chàng cứ đứng lấp ló sau cây cột, lén nhìn một người đẹp. Nàng đi bộ từ bên kia sông, qua cầu Phủ Cam, dạo gót hồng dưới hàng long não, ngang qua chỗ Sơn ở là chàng cứ sướng ran cả người. Một tình yêu ‘hương hoa’ kéo dài cho đến cuối đời chàng. Sau này, mỗi một mối tình tiếp theo của Sơn đều có hình ảnh cô gái đó.” (GS Bửu Ý)
Theo Trí Lực (2018), Diễm xưa còn được đón nhận và yêu thích cả ở xứ Phù tang; ca khúc này ngay khi mới phổ biến đã được dịch sang tiếng Nhật. Với sự thành công của giọng ca được mệnh danh là người thổi hồn cho nhạc Trịnh, ca sĩ Khánh Ly từng gửi tới tất cả những người yêu nhạc ở hội chợ Osaka năm 1970 một Diễm xưa đầy ngọt ngào, sâu lắng.
Một tình khúc Việt phiên bản có tựa đề Utsukushii mukashi trở thành một trong 10 bài tình ca hay nhất mọi thời đại của Nhật Bản, và được xếp hạng 11 trong 20 ca khúc hay nhất trên kênh cáp của Nhật Bản năm 2004. Cũng trong năm 2004, Diễm xưa là nhạc phẩm Châu Á đầu tiên được Đại học Kansai Gakuin đưa vào chương trình giáo dục trong môn Văn hóa và Âm nhạc.
* Video âm thanh, Khánh Ly với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=mf7mZCxsNyE
Video trình diễn sống, Hạ Vân với Phương Phạm (guitar):
https://www.youtube.com/watch?v=0eoSL4CVfxc
Bản ghi âm, Nguyễn Ánh 9 (piano):
https://www.youtube.com/watch?v=mSkrktJHvTs
MV, Guitar Dương Kim Dũng:
https://www.youtube.com/watch?v=Lz5QYr4znC8
Video trình diễn sống_phiên bản tiếng Nhật:
https://www.youtube.com/watch?v=GLpkhjbgjcw
Duyên quê – Hoàng Thi Thơ
Theo Wikipedia_Hoàng Thi Thơ,
Hoàng Thi Thơ (1929- 2001), người Quảng Trị, là một nhạc sĩ Việt Nam có nhiều sáng tác ca ngợi quê hương, đất nước, con người Việt từ trước 1975.
Sau Cách mạng tháng Tám, Hoàng Thi Thơ gia nhập Đoàn Văn nghệ Quảng Trị như một diễn viên ca kịch nhạc do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba làm trưởng đoàn.
Năm 1957, ông bắt đầu tổ chức những kỳ Đại nhạc hội tại rạp Thống Nhất Sài Gòn. Năm 1961, ông thành lập Đoàn Văn nghệ Việt Nam gồm hơn 100 nghệ sĩ tên tuổi và lưu diễn qua nhiều nước Á Châu cũng như nhiều thành phố trên thế giới: Vientian, Hồng Kông, Ðài Bắc, Tokyo, Bangkok, Singapore, Sénégal, Paris, London… và nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Năm 1967, ông thành lập tiếp Đoàn Văn nghệ Maxim, gồm 70 diễn viên ca-vũ-nhạc-kịch, tổ chức những chương trình ca vũ nhạc kịch đặc biệt tại nhà hàng Maxim.
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là người duy nhất được Bộ Thông tin và Tổng cục Chiến tranh Chính trị Việt Nam Cộng hòa nhiều lần cử thành lập và dẫn các đoàn văn nghệ Việt Nam sang Châu Âu trình diễn…
Tháng 4 năm 1975, đoàn văn nghệ của ông đang lưu diễn ở Nhật Bản thì xảy ra sự kiện lịch sử ngày 30-4-1975. Ông không thể trở về nước được và từ đó phải định cư ở Hoa Kỳ.
Hoàng Thi Thơ sáng tác trên 500 ca khúc từ tình ca đến nhạc quê hương, dân ca đến nhạc thời trang, đoản khúc đến trường ca, nhạc cảnh đến nhạc kịch.
Khoảng năm 1972-1973, ông sử dụng thêm bút danh mới là Tôn Nữ Trà Mi và sáng tác một loạt ca khúc mà báo chí thời đó gọi là “đem lại cho làng tân nhạc Việt Nam luồng sinh khí mới và cảm hứng tân kỳ”.
Sau năm 1975, tại Việt Nam, ông cùng với nhạc sĩ Phạm Duy là hai người bị cấm về nhân thân (cấm toàn bộ tác phẩm). Đến đầu năm 2009, một số bài hát của ông mới được cấp phép phổ biến trở lại.
Những sáng tác được biết đến nhiều nhất của Hoàng Thi Thơ là Ai buồn hơn ai, Ai nhớ chăng ai, Chiều cố đô, Ngày vui lý tưởng, Đường xưa lối cũ, Duyên quê, Gạo trắng trăng thanh, Phố chiều, Rước tình về với quê hương, Ô kìa đời bỗng dưng vui, Túp lều lý tưởng,Việt Nam ơi ngày vui đã tới, Xây nhà bên suối,.
Trang web của Cục Nghệ thuật Biểu diễn được truy cập ngày 12/9/2020 liệt kê 61 ca khúc của Hoàng Thi Thơ (kể cả những ca khúc nêu trên) được phép phổ biến tại Việt Nam:
Duyên quê là ca khúc tiêu biểu của Hoàng Thi Thơ thuộc thể loại tình tự quê hương.
MV, Trang Anh Thơ:
https://www.youtube.com/watch?v=t92K5DE0Mvo
+ * Video trình diễn sống, Quang Lê & Ngọc Hạ:
https://www.youtube.com/watch?v=4B1dmQD1yUU
+ Video trình diễn sống, Mai Tiến Dũng & Lý Thu Thảo, trong chương trình “Cặp đôi hoàn hảo:
https://www.youtube.com/watch?v=5zjKC9F9QcU
Duyên tình – Xuân Tiên & Y Vân
Có thông tin thiếu nhất quán về tác giả của ca khúc Duyên tình: hoặc Xuân Tiên hoặc Y Vân hoặc cả hai. Theo Dòng Nhạc Xưa (2016a):
Không có cơ duyên gặp gỡ hai nhạc sĩ để tìm hiểu nhưng qua những gì chúng tôi sưu tầm trên internet thì có thể tạm kết luận Duyên tình phần chính là được Xuân Tiên sáng tác, nhưng nhạc sỹ Y Vân cũng góp phần. Sinh thời hai nhà nhạc sĩ khả kính của chúng ta không câu nệ “ai chính – ai phụ” và vẫn vui vẻ đứng tên chung thì theo thiển ý của [dongnhacxua.com], thế hệ hậu sinh chúng ta cũng không nên tranh luận quá mức làm gì mà cái chính là những ai yêu nhạc xưa cứ mãi say sưa “Biết nhau giữa độ trăng tròn …” là Y Vân mỉm cười nơi chín suối còn Xuân Tiên chắc cũng thanh thản an hưởng tuổi già ở Úc Châu xa xôi!
* Bản thu âm, Thu Hà, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/duyen-tinh-y-van-thu-ha.fWpeB__3gZ.html
* Video trình diễn sống, Diễm Thùy:
https://www.youtube.com/watch?v=1dlu27fu9fU
* Video trình diễn sống, Saigon South Revival, với phong cách mới lạ:
https://www.youtube.com/watch?v=rOShAYhHU-0
Dừng bước giang hồ – Hoàng Trọng & Quang Khải
Một ca khúc Việt hiếm hoi theo điệu paso-doble, với nhạc của Hoàng Trọng và lời của Quang Khải, nghe thật sảng khoái. Giai điệu theo phương Tây nhưng ý tình vẫn theo phương Đông.
* Video âm thanh, Đoan Trang, đúng chất paso-doble:
https://www.youtube.com/watch?v=ddM1IJ59HTE
Video trình diễn sống, Nguyễn Phi Hùng:
https://www.youtube.com/watch?v=NqiMHgs6b2I
* Video trình diễn sống_Liên khúc Đoàn lữ nhạc & Dừng bước giang hồ, Dấu ấn Đức Tuấn:
https://www.youtube.com/watch?v=uwsGl8SL1ag
Đám cưới đầu xuân – Trần Thiện Thanh
Bài nhạc xuân của Trần Thiện Thanh được nhiều người ở mọi lứa tuổi yêu thích nhất có lẽ là ca khúc Đám cưới đầu xuân. Bởi ca khúc nói về một mối tình mộng mơ và dễ thương, kéo dài từ thuở bé con cho đến tuổi thanh xuân, mà nhiều người hẳn đã từng trải qua trong đời.
Bản thu âm, Tâm Đoan & Thế Sơn:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/dam-cuoi-dau-xuan-tran-thien-thanh-the-son-ft-tam-doan.iifqGppkvG.html
* Video trình diễn sống, Nam Cường, Thúy Huyền, Nguyễn Phú Quí, Hà Thúy Anh, Triệu Long, Thu Trang:
https://www.youtube.com/watch?v=lxSdykIWBQE
Video trình diễn sống, Mai Lệ Quyên & Đoàn Minh:
https://www.youtube.com/watch?v=bSZoLQs56OQ
Đà Lạt hoàng hôn – Minh Kỳ & Dạ Cầm
Một lần tôi đi chơi Đà Lạt trên xe tour, nghe cô hướng dẫn viên du lịch hát ca khúc Đà Lạt hoàng hôn để giúp vui cho du khách. Tuy “giúp vui” bằng ca từ u buồn nhưng việc này cho thấy bài hát có sức lan tỏa rộng.
Ca khúc này trở thành nổi tiếng qua giọng hát của ca sĩ Thanh Tuyền, tuy tôi nghe có phần áo não! Giọng hát của Giao Linh nghe thanh thoát hơn.
Bản ghi âm, Thanh Tuyền, với ca từ:
https://nhac.vn/bai-hat/da-lat-hoang-hon-thanh-tuyen-sobY0jw
Bản ghi âm, Giao Linh, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/da-lat-hoang-hon-2010-giao-linh.O7OOZIhaBr.html
Video trình diễn sống, Triệu Long, trong chương trình “Hãy nghe tôi hát”:
https://www.youtube.com/watch?v=TyzVAWGsKVA
Video trình diễn sống, Mai Kiều Bolero:
https://www.youtube.com/watch?v=pBEcviIE8tU
Đêm đô thị – Y Vân
Đêm đô thị cùng với 60 năm cuộc đời, 20 & 40 và Kim là những ca khúc sảng khoái khuấy động giới trẻ miền Nam giữa những dòng nhạc bolero và slow rock ủy mị.
* Bản thu âm, Phương Vy (movie version), với ca từ:
https://nhac.vn/bai-hat/dem-do-thi-movie-version-phuong-vy-soA7K9L
* Video trình diễn sống, Khánh Thy:
https://www.youtube.com/watch?v=33tP5sbU6Bc
* Video trình diễn sống, Phan Ngọc Luân & Thu Hằng, tiểu phẩm trong chương trình “Người kể chuyện tình”:
https://www.youtube.com/watch?v=LDcLLKVTqd4
Đêm thấy ta là thác đổ – Trịnh Công Sơn
Cảm nhận của Trần Thanh Hà (2012):
Tôi rất tâm đắc khi giáo sư Hoàng Ngọc Hiến cho rằng: bài hát Đêm thấy ta là thác đổ của Trịnh Công Sơn có thể xem là bài thơ tình hay của thế kỷ. (Thơ Huế với lời bình, tr.112, NXB Thuận Hóa – Tạp chí Sông Hương, 2006). Nhưng, tôi nhìn lại bài thơ ở một góc độ khác. Góc độ mà Trịnh Công Sơn đã quyến rũ bao thế hệ người nghe bằng ca từ trong ca khúc của ông. Đó là sự tài hoa của người nghệ sĩ khi diễn tả những cảm xúc tâm trạng vô hình, khó lòng nói được bằng những hình ảnh rất cụ thể như: Thành phố hoang vu như một lần qua cuộc tình, Có một dòng sông đã qua đời hay Đêm thấy ta là thác đổ …
Đêm thấy ta là thác đổ là một hình ảnh rất thơ, rất đau và rất đẹp. Thác đổ không chỉ là tình yêu vô cùng mà thực sự còn là nỗi đau vô cùng. Tất cả suối nguồn yêu thương dạt dào bỗng nhiên òa vỡ; rơi, rơi mãi trong một cảm giác chơi vơi, hụt hẫng, không trọng lượng. Đó là tâm trạng bàng hoàng, sửng sốt khi chạm vào hư không. Tâm trạng của người đứng bên kia đời không có tình yêu. Cả khúc ca ngân lên, xuyên suốt một tâm trạng ấy.
Bản ghi âm, Quang Dũng:
https://nhac.vn/bai-hat/dem-thay-ta-la-thac-do-quang-dung-soXEXoe
Video âm thanh, Nguyễn Hồng Ân:
https://www.youtube.com/watch?v=4xlQtpXjSpc
Video trình diễn sống, Hiển Vinh:
https://www.youtube.com/watch?v=VR3aQBrnO7Y
Để gió cuốn đi – Trịnh Công Sơn
Cần có một ghi chú ở đây. Tôi nhờ một người cháu tên Hải giúp khởi động dùm blog này. Không hỏi ý kiến của tôi, cháu Hải đặt tiêu đề blog này là “Để gió cuốn đi”. Tôi thấy hay hay vì đúng theo tôn chỉ của mình “Góp nhặt từ bốn phương rồi đưa ra bốn phương” khi muốn tạo ra blog này. Thế nên tôi chấp nhận, cũng không muốn làm phiền cháu Hải phải đổi tiêu đề, tuy có băn khoăn trong dạ vì đã “cóp” tên một ca khúc. Tôi hy vọng hương hồn anh Trịnh Công Sơn – mà có lúc hai chúng tôi gặp nhau liên quan đến hoạt động của Phong trào Du ca – lượng thứ cho việc “cóp” này.
Ca khúc Trịnh Công Sơn đã lan tỏa rộng, riêng Để gió cuốn đi càng lan tỏa rộng hơn nữa, thậm chí đi vào quảng cáo thương mại. Ca khúc được viết theo điệu valse dìu dặt, ca từ có ý nghĩa sâu lắng khiến cho người nghe phải suy nghĩ, tạo cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ muốn trình bày theo phong cách riêng của họ với hòa âm nhạc đệm phong phú. Bạn nên nghe qua hết những phiên bản có cách trình bày đa dạng của kiệt tác Trịnh Công Sơn để nhận ra hết cái hồn trong những dòng nhạc đơn giản.
* Video âm thanh, Khánh Ly:
https://www.youtube.com/watch?v=B7uPKAK7o-s
* Video âm thanh, Hồng Nhung:
https://www.youtube.com/watch?v=l3pq87BN9Sc
Video âm thanh, Hiền Thục & Đức Tuấn, với ca từ, hai giọng hát thích hợp với ca khúc, phần nhạc đệm tuyệt vời, hình ảnh khác lạ:
https://www.youtube.com/watch?v=SmkJ-rRzFaA
MV, Nguyên Nhung, khởi đầu bằng ca khúc Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui cũng của Trịnh Công Sơn, phối khí khá (tuy tôi muốn nghe tiếng cello rõ hơn), hát bè và kịch bản đáng khen:
https://www.youtube.com/watch?v=DDfnirltmQg
MV, Hồng Duyên – Hồng Ngọc – Bích Ngọc, ba giọng hát đều hay, hình ảnh đẹp, tuy đôi lúc kịch bản không đi đôi với lời nhạc:
https://www.youtube.com/watch?v=Vz2HhCPEpWY
Đón xuân – Phạm Đình Chương
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (1929-1991) tức ca sĩ Hoài Bắc, người Hà Nội, là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền tân nhạc Việt Nam. Ông sinh ra trong một gia đình nghệ thuật mà song thân đều là những nghệ sĩ chơi nhạc cổ truyền. Chị của ông là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy, và em gái của ông là Phạm Thị Băng Thanh, tức danh ca Thái Thanh. Ngoài ra, ông còn có một người anh cùng cha khác mẹ là Phạm Đình Viêm, tức ca sĩ Hoài Trung.
Năm 1949, họ họp nhau thành Ban Hợp ca Thăng Long nổi danh cho đến đầu thập kỷ 1970s. Riêng Khánh Ngọc, vợ của Phạm Đình Chương, gia nhập muộn và rút lui sớm. Ban Hợp ca Thăng Long trình bày chủ yếu những ca khúc của Phạm Đình Chương và Phạm Duy, cùng tác phẩm của một số nhạc sĩ khác.
Phạm Đình Chương đa phần tự học nhạc từ năm 13 tuổi và trên cương vị một nhạc sĩ, ông bắt đầu sáng tác năm 18 tuổi với ca khúc đầu tay Ra đi khi trời vừa sáng (năm 1947) khi đó ông cùng các anh em đang tham gia kháng chiến và gia nhập Ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV. Năm 1951, đại gia đình ông vào Sài Gòn rồi tiếp tục các hoạt động sáng tác và trình diễn với Ban Hợp ca Thăng Long.
Phạm Đình Chương được đánh giá như sau, theo Nguyễn Hoàng Linh (2016):
Trong cả sự nghiệp âm nhạc, Phạm Đình Chương chỉ sáng tác trên dưới 60 ca khúc, nhưng theo nhận xét của nhà thơ Du Tử Lê, “nếu tính phần trăm số lượng ca khúc trở thành bất tử của ông, từ sáng tác đầu tay, tới sáng tác sau cùng, tỷ lệ đó, không dưới 80 phần trăm tổng số sáng tác”. Và đó là “những viên kim cương âm nhạc, bất hoại; hầu hết đã được thời gian thực chứng”.
Sáng tác của Phạm Đình Chương, ngay từ giai đoạn đầu, đã bao gồm nhiều ca khúc để đời như Ly rượu mừng, Xuân tha hương, Thuở ban đầu, Tiếng dân chài và đặc biệt, Trường ca Hội trùng dương với bộ tam khúc Tiếng Sông Hồng, Tiếng Sông Hương và Tiếng Sông Cửu Long.
Thời gian sau đó, Phạm Đình Chương tiếp tục được yêu mến với những bản tình ca vẫn được hát thường xuyên tới ngày nay, mà như lời nhạc sĩ Cung Tiến, là “những khúc hát làm thăng hoa ái tình”.
Đặc biệt, Phạm Đình Chương còn được coi là một “phù thủy” trong việc phổ nhạc cho những vần thơ, biến chúng thành bất tử, như Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng), Màu kỷ niệm (thơ Nguyên Sa), Người đi qua đời tôi (thơ Trần Dạ Từ) hay Đôi mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng). Trịnh Công Sơn, khi được hỏi, cho rằng Phạm Đình Chương bên cạnh Phạm Duy và Cung Tiến là những người phổ thơ xuất sắc nhất của tân nhạc Việt Nam.
Ca khúc Đón xuân được trình diễn vào dịp Tết hằng năm trên các sân khấu và buổi họp mặt trong nước và cộng đồng người Việt ở nước ngoài, và vì thế có vị trí lâu dài trong tâm hồn các thế hệ người Việt.
* Bản ghi âm, Như Quỳnh, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/don-xuan-pham-dinh-chuong-nhu-quynh.Ht-2ScljD5.html
* Video trình diễn sống, Linh Nhi (phối khí và trình bày piano):
https://www.youtube.com/watch?v=75wNriY6ej8
Video trình diễn sống, Minh Hằng:
https://www.youtube.com/watch?v=oB2EH7Rd3UY
Đôi mắt người Sơn Tây – Quang Dũng & Phạm Đình Chương
Theo Nhạc Tương Như (2013):
Quang Dũng (1921-1988) viết bài thơ Đôi mắt người Sơn Tây để tặng cho người tình của ông, một kỹ nữ trước kháng chiến tên là Nhật, còn có mỹ danh khác là Akimi. Vào thời chưa có chiến tranh, khi những giá trị xưa cũ vẫn còn, thi nhân, nhạc sĩ có tình nhân như thế là chuyện thường.
Chiến cuộc nổ ra, nàng lìa thành vào vùng kháng chiến, trở thành một cô bán cafe như trong những bài hát trứ danh Cô hàng cafe, Cô hàng nước… Còn chàng thành quân nhân lên đường chống giặc như bao trai tráng thời tao loạn.
Quang Dũng quê ở Sơn Tây, quê ngoại của Hoài Bắc Phạm Đình Chương (1929-1991) cũng ở Sơn Tây. Vì thế, hai tâm hồn nghệ sĩ lớn tìm thấy sự đồng điệu trong thơ, nhạc. Bài hát Đôi mắt người Sơn Tây được Phạm Đình Chương phổ nhạc vào mùa thu năm 1970 tại Sài Gòn. Riêng những câu mở đầu trong bài hát trên là lời bài thơ Đôi bờ của Quang Dũng.
Giờ đây, nhạc sĩ và thi nhân ắt hẳn đã tương ngộ nhau nơi miền miên viễn, có chăng còn lại cho đời là tuyệt phẩm Đôi mắt người Sơn Tây mà thôi…
Trong không khí tự do hoạt động nghệ thuật của miền Nam, một nhạc sĩ phổ nhạc một bài thơ của một nhà thơ đang sống ở miền Bắc, tạo cho đời một ca khúc bất hủ!
Xem thêm diễn giải của ca sĩ Quỳnh Dao:
https://www.youtube.com/watch?v=goggHymLajA&t=439s
Bài thơ: Đôi mắt người Sơn Tây – Quang Dũng (1949)
Ca sĩ Hoàng Oanh ngâm:
https://www.youtube.com/watch?v=_dAkjFkZWXQ
Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy núi Ba Vì
Vầng trán em mang trời quê hương
Mắt em như nước giếng thôn làng
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương?…
Mẹ tôi em có gặp đâu không?
Những xác già nua ngập cánh đồng
Tôi nhớ một thằng em bé nhỏ
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông
Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn
Đất đá ong khô nhiều suối lệ
Em đã bao ngày lệ chứa chan?
Đôi mắt người Sơn Tây
U uẩn chiều lưu lạc
Thương vườn ruộng khôn khuây
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca
Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta?
Bài thơ này có nhiều dị bản do chính tác giả sửa trong các bản in khác nhau.
Nguồn:
1/ Tuyển tập Quang Dũng, Trần Lê Văn tuyển chọn và giới thiệu, NXB Văn học, 2000
2/ Quang Dũng – tác phẩm chọn lọc, NXB Trẻ, 1988
Bản thu âm, Thái Hiền:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/doi-mat-nguoi-son-tay-pham-dinh-chuong-quang-dung-thai-hien.X0QB2W3PdR.html
Video âm thanh, Duy Trác, có ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=ryMNC4lu5uY
Video trình diễn sống, Mai Hoa:
https://www.youtube.com/watch?v=ho762jZz9vg
+ Video trình diễn sống, Duyên Quỳnh, trong chương trình “Người kể chuyện tình”:
https://www.youtube.com/watch?v=MmmbSS5A0Z4
Đưa em tìm động hoa vàng – Phạm Thiên Thư & Phạm Duy
Theo Yến Trinh & Tiến Long (2016),
Những ai say đắm bài thơ Động hoa vàng của nhà thơ Phạm Thiên Thư chắc sẽ bất ngờ khi biết nhiều ý tứ về “động hoa vàng” được ông lấy cảm hứng từ căn gác gỗ ở khu cù lao Phan Xích Long. Ở nơi đây, ông trải qua những năm tháng sáng tác rực rỡ nhất trong cuộc đời mình.
Khu cù lao còn là nơi cư ngụ của nhiều văn nghệ sĩ như Trụ Vũ, Thụy Long, cũng là nơi lui tới bàn chuyện con chữ thế sự của Phạm Duy, Sơn Nam…
Hình ảnh hoa vàng xuất hiện dày đặc trong thơ Phạm Thiên Thư. Nó trở thành một biểu tượng xuyên suốt, một nỗi hoài niệm.
Ông kể: “Năm 1942 khi cả gia đình còn ở xã Chi Ngãi, huyện Chí Linh (Hải Dương), bố tôi mua hẳn ngọn đồi Phượng Hoàng. Hoa cúc dại vàng mênh mông, bát ngát chạy dài che khuất đường chân trời”.
Năm 1968, gia đình nhà thơ mua 400 m2 đất ở khu cù lao. Rồi ông sáng tác thi phẩm Động hoa vàng với 100 đoạn thơ. Mỗi đoản khúc là một tiếng hót của loài dị điểu, sẵn sàng yêu và chết, và để tiếng hót của mình rơi rụng trên sông.
Khi nghe nhắc về cây hoa vàng, Tiến sĩ Nguyễn Nhã xác nhận đúng là trước đây ở đầu ngõ nhà của nhà thơ có cây hoa vàng rực, khung cảnh nên thơ vô cùng.
Trong những năm sống ở khu cù lao, Phạm Thiên Thư và nhạc sĩ Phạm Duy có mối liên hệ mật thiết. Cách đây hơn 40 năm, Phạm Duy lui tới căn gác của Phạm Thiên Thư để phổ nhạc một số bài thơ của ông. Nhạc sĩ và nhà thơ bàn về nhạc, về thơ say sưa, tâm đầu ý hợp.
Theo Mạc Lâm (2009),
Không phải lúc nào nhà thơ cũng theo đuổi tình yêu. Bên cạnh những lời thơ mang bóng sắc của cái ngã, Phạm Thiên Thư mang Thiền vào thơ của ông kể từ bài Động hoa vàng. Tác phẩm mở một hướng nhìn mới vào thế giới của tu trì và từ bên trong người theo gót thiền có cơ hội dàn trải những tình cảm trước thiên nhiên, cuộc sống trong đó không loại trừ tình yêu đôi lứa. Tình yêu trai gái trong thơ ông cũng nhuộm phần nào hơi hướm của tăng sòng và từ đó thơ ông trở nên tĩnh tại và sâu lắng hẳn.
Động hoa vàng có thể là nơi non cao, núi vắng nhưng cũng có thể là một xóm nhỏ nào đó giữa buổi chiều xuân im ắng hanh hao. Kẻ theo Thiền đạo có thể tin rằng mình vừa tìm được một lối nhỏ mong manh giữa cuộc trần dẫn đến sự thoát thai ý thức. Trong khi đó, người trần tục cũng không thể phớt lờ được từng ẩn dụ ý nhị lấp lánh phía sau mỗi câu thơ trong như suối ngàn và xanh như rừng thẳm.
Bài thơ: Động hoa vàng (trích đoạn) – Phạm Thiên Thư
7
Ừ thì mình ngại mưa mau
Cũng đưa anh đến bên cầu nước xuôi
Sông này chảy một dòng thôi
Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông
8
Ngày xưa em chửa theo chồng
Mùa xuân em mặc áo hồng đào rơi
Mùa thu áo biếc da trời
Sang đông em lại đổi dời áo hoa
9
Đường về hái nụ mù sa
Đưa theo dài một nương cà tím thôi
Thôi thì em chẳng yêu tôi
Leo lên cành bưởi nhớ người rưng rưng
12
Con chim chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rụng giữa giang hà xanh xao
Mai anh chết dưới cội đào
Khóc anh xin nhỏ lệ vào thiên thu
13
Tường thành cũ phiến bia xưa
Hồn dâu biển gọi trong cờ lau bay
Chiều xanh vòng ngọc trao tay
Tặng nhau khăn lụa cuối ngày ráng pha
14
Đêm dài ươm ngát nhụy hoa
Chim kêu cửa mộ trăng tà gõ bia
Em ơi rủ tóc mây về
Nhìn trăng nỡ để lời thề gió bay
15
Đợi nhau tàn cuộc hoa này
Đành như cánh bướm đồi tây hững hờ
Tìm trang lệ ố hàng thơ
Chữ xưa quyên dục bây giờ chim di
22
Thì thôi tóc ấy phù vân
Thì thôi lệ ấy còn ngần dáng sương
Thì thôi mù phố xe đường
Thôi thì thôi nhé đoạn trường thế thôi
25
Chim nào hát giữa thôn hoa
Tay nào hong giữa chiều tà tóc bay
Lụa nào phơi nắng sông tây
Áo xuân hạ nọ xanh hoài thu đông
41
Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say
62
Từ hôm em bỏ theo chồng
Áo trắng em cất áo hồng em mang
Chiều nay giở lại bàng hoàng
Mười năm áo cũ hoe vàng lệ xanh
99
Vào hang núi nhập niết bàn
Tinh anh nở đóa hoa vàng cửa khe
Mai sau thí chủ nào nghe
Tìm lên xin hỏi một bè mây xanh
100
Hoa vàng ta để chờ anh
Hiện thân ta hát trên cành tâm mai
Trần gian chào cõi mộng này
Sông Ngân tìm một bến ngoài hóa duyên
(HẾT)
* Video âm thanh, Sĩ Phú:
https://www.youtube.com/watch?v=Jx7ARlEOw10
Bản ghi âm, Mỹ Linh, trong đêm nhạc “Ngày trở về” (2006), live show đầu tiên của Phạm Duy sau khi ông về sống ở Việt Nam với lời giới thiệu của Phạm Duy và ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/dua-em-tim-dong-hoa-vang-my-linh.WahwvMml8X.html
Video âm thanh, Đức Tuấn:
https://www.youtube.com/watch?v=MVlBWduImjs
MV, Don Ho, Hoàng Thục Linh – Show Huyền Thoại 3:
https://www.youtube.com/watch?v=AWvHZRn2MO0
Video trình diễn sống, Nhật Hạ, trong chương trình “Cặp đôi vàng”:
https://www.youtube.com/watch?v=tOy4uL0THIk
+ Đường xa ướt mưa – Đức Huy
Bản thu âm, Nguyễn Hưng, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/duong-xa-uot-mua-nguyen-hung.FOUUtl3EwXA7.html
Video âm thanh, Đàm Vĩnh Hưng, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=Ij-j5DLml4M
Video âm thanh, Hà Nhi remix, với ca từ, theo phong cách mới lạ:
https://www.youtube.com/watch?v=eCM-rV11GM0
* Video âm thanh, Trọng Tấn:
https://www.youtube.com/watch?v=mZgEk2WMjbw
Video trình diễn sống, Bằng Kiều, trong chương trình Live show Đình Bảo, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=76hfyIE5pkg
Đường xưa – Quốc Dũng & Nguyễn Đức Cường
Theo Wikipedia_Quốc Dũng,
Quốc Dũng tên thật là Nguyễn Quốc Dũng (1951- ), sinh tại Thái Lan. Năm 1954, gia đình ông hồi hương trở về Việt Nam. Năm 10 tuổi, Quốc Dũng vào học tại trường Quốc gia Âm nhạc ở Sài Gòn, và năm 16 tuổi ông tốt nghiệp thủ khoa môn nhạc pháp Tây phương. Sau khi đỗ Tú tài 2, ông vào học tại Viện Đại học Vạn Hạnh.
Đam mê âm nhạc từ nhỏ, lúc 15 tuổi Quốc Dũng đã trình diễn mandolin trên truyền hình trong dàn nhạc đại hòa tấu. Bản nhạc đầu tiên của Quốc Dũng được ông viết khi mới 11 tuổi. Nhưng đó chỉ là một nhạc phẩm không lời. Phải đến năm 17 tuổi ông mới hoàn chỉnh bản nhạc đó thành ca khúc đầu tay Em đã thấy mùa xuân chưa. Sau đó ông viết nhiều ca khúc nổi tiếng khác như Chuyện ba người, Còn mãi nơi đây, Cơn gió thoảng, Điệp khúc mùa xuân, Đường xưa, Hoang vắng, Mai, Thoát ly…
Vào những năm đầu thập niên 1970, khi phong trào nhạc trẻ phổ biến ở miền Nam Việt Nam, Quốc Dũng cùng Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà là những nhạc sĩ đầu tiên Việt hóa nhạc trẻ, bắt đầu soạn các ca khúc nhạc trẻ bằng tiếng Việt. Khi đó ông cùng với Thanh Mai tạo thành một đôi song ca nổi tiếng. Với khả năng sáng tác, biểu diễn và sử dụng mandolin, guitar, piano, trống, bass, keyboard, organ, Quốc Dũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của nhạc trẻ thời đó.
Sau 1975, Quốc Dũng chọn ở lại Việt Nam và kết hôn lần thứ hai với ca sĩ Bảo Yến khi ông làm biên tập, hòa âm phối khí cho Đài truyền hình Tp HCM.
* Video âm thanh, Quốc Thiên, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=M1yuXyq1SzA
* Video trình diễn sống, Thúy Huyền trong chương trình “Người kể chuyện tình”:
https://www.youtube.com/watch?v=TXWjMf0uKCQ
Video trình diễn sống, Hồng Gấm trong chương trình “Gương mặt thân quen”:
https://www.youtube.com/watch?v=gMG_idFMXCY
Đường xưa lối cũ – Hoàng Thi Thơ
Một người đàn ông kể câu chuyện cảm động của đời mình. Anh kể đường xưa lối cũ của anh có người em gái tóc xanh hay mơ màng và có bà mẹ run run trong hôn hoàng. Anh ra đi một thời gian nhưng khi anh về, nào ngờ người em sang ngang khi xuân chưa tàn và nào ngờ mẹ tôi ra đi bên kia cuộc đời.
Với ý tình như thế, ca khúc này nên dành cho nam ca sĩ thì dễ truyền cảm hơn.
Hãy nghe năm người đàn ông kể lại câu chuyện đó.
+ * Bản thu âm, Quang Minh:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/duong-xua-loi-cu-quang-minh.d6YEdwCFK3hN.html
Video âm thanh, Vũ Khanh:
https://www.youtube.com/watch?v=_iixMF81rUY
Video trình diễn sống, Quách Tuấn Du:
https://www.youtube.com/watch?v=Z6nyee3u__w
Video trình diễn sống, Trọng Khương trong chương trình “Solo cùng Bolero”, 2018, dàn dựng công phu nhưng dễ làm phân tâm người xem:
https://www.youtube.com/watch?v=MAuej5hsGOM
+ Video trình diễn sống, Chung Tử Lưu, trong chương trình “Chân dung cuộc tình”:
https://www.youtube.com/watch?v=NxfpwtwOB9w
+ Đừng xa em đêm nay – Đức Huy
Video trình diễn sống, Nhật Kim Anh, trong chương trình “Hãy nghe tôi hát”:
https://www.youtube.com/watch?v=LmZ-VU9bnfk
Video trình diễn sống, Quỳnh Trang:
https://www.youtube.com/watch?v=zYAZrtfbwXc
* MV, Hồ Hoàng Yến:
https://www.youtube.com/watch?v=W20zl5N_jbg
Em đến thăm anh một chiều mưa – Tô Vũ
Theo Hà Đình Nguyên (2013),
Giáo sư–nhạc sĩ Tô Vũ tên thật là Hoàng Phú (1932- ), sinh tại Bắc Giang nhưng sống từ thời thơ ấu đến hết tuổi thanh niên ở Hải Phòng, tạo dựng sự nghiệp tận Hà Nội và cuối cùng chọn TP.HCM làm nơi an hưởng tuổi già.
Thời niên thiếu (những năm 1930), ông cùng anh ruột là nhạc sĩ Hoàng Quý (tác giả ca khúc Cô láng giềng nổi tiếng) theo học đàn nguyệt, nhưng chính thầy lại khuyên hai anh em nên học một nhạc cụ phương Tây và giới thiệu họ đàn violon. Sau đó, hai anh em gặp một phụ nữ người Pháp tên Leprêtre – chủ cửa hiệu Orphée, chuyên bán nhạc cụ và sách nhạc Tây ở Hải Phòng. Tuy nhiên, người tích cực khuyến khích hai anh em họ Hoàng đi theo “âm nhạc cải cách” (tân nhạc) là thầy dạy môn văn chương Pháp: thầy Ngô Đình Hộ (tức nhạc sĩ Lê Thương, tác giả bài Hòn vọng phu bất hủ), để cùng thầy biểu diễn trong các tiết mục văn nghệ của trường. Thầy cũng hướng dẫn cho các học trò tập tành sáng tác…
Năm 1943, Hoàng Phú lập nhóm Đồng Vọng, quy tụ một số bạn bè, anh em như: Phạm Ngữ, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Hoàng Quý, Văn Cao… Nhóm sáng tác được khoảng 60 ca khúc mang nội dung ca ngợi đất nước, ca ngợi truyền thống anh hùng dân tộc.
Hai anh em họ Hoàng tham gia Việt Minh từ rất sớm. Kháng chiến bùng nổ, Hoàng Phú gia nhập Ban Văn nghệ tuyên truyền Kiến An (Hải Phòng), còn Hoàng Quý cũng tích cực sáng tác và hoạt động cách mạng. Các ca khúc Cảm tử quân, Sa trường hành khúc… ra đời trong giai đoạn này. Nhưng vì mắc bệnh nan y nên Hoàng Quý qua đời rất sớm khi mới 26 tuổi (nhạc sĩ mất ngày 26.6.1946).
Riêng về ca khúc Em đến thăm anh một chiều mưa, nhạc sĩ Tô Vũ kể với người viết trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 11.2002:
“Bản nhạc được tôi viết năm 1947, khi đơn vị tuyên truyền huyện Kiến An chúng tôi tiếp nhận 3 nữ cứu thương của huyện Tiên Lãng đi phục vụ chiến đấu bị lạc đường. Tôi và 2 người bạn ở trong một ngôi đình. Khi chúng tôi tập hát thì các cô này rủ nhau tới xem. Thoạt đầu họ còn e dè nhưng sau đó cũng nhận lời tập múa hát chung với chúng tôi. Trong đó, một cô hát rất hay và vững nhịp nên thường song ca với tôi. Mỗi lần đi biểu diễn, tiết mục của chúng tôi được hoan hô nhiều nhất. Nhưng chỉ khoảng 2 tháng sau thì ba cô gái này phải trở về đơn vị cũ, cách chỗ tôi khoảng 8 km. Khi chia tay, chúng tôi ước hẹn sẽ sang thăm nhau vào chủ nhật mỗi tuần. Nếu họ không qua thì ba đứa tôi sang, nếu cả hai bên cùng sang thì sẽ gặp nhau ở giữa đường, bởi là đường độc đạo và phải qua một bến sông.
Hôm ấy trời mưa, chúng tôi không thể sang bên kia thăm được. Buổi chiều trời vẫn mưa. Tôi đang “trụ trì” ngôi đình (hai ông bạn kia đã đi chơi) thì đột nhiên “em” một mình đội mưa đến. Xúc động đến bồi hồi, tôi đã viết: “Em đến thăm anh một chiều đông. Em đến thăm anh một chiều mưa. Mưa dầm dề, đường trơn ướt tiêu điều. Em đến thăm anh, người em gái…” Ở chữ “gái”, tôi chọn nốt “si bémol” (si giáng) lửng lơ mà khi hát lên, nghe rất… nũng nịu, không chút gì giống với “người em gái” bình thường cả. Tuy nhiên, theo thời gian tôi không tài nào nhớ nổi người nào trong số 3 cô gái đã “hiện ra” trong buổi chiều mưa năm ấy. Sau này, tôi cũng lần lượt gặp lại từng “cố nhân”. Có người nhận “là em đấy!” nhưng tôi không tin. Có người lại chối phắt, người còn lại thì không tiện hỏi… đành phải tan giấc mơ hoa: “…Ta ước mơ một chiều thêu nắng. Em đến chơi quên niềm cay đắng và quên… đường về!”
Riêng nghệ danh Tô Vũ thì:
“Trước đó tôi có 4 học bổng đi học ở Pháp, khi anh Hoàng Quý mất, tôi phải về xin dạy hợp đồng ở Trường Bình Chuẩn (Hải Phòng) để nuôi các em. Lúc ấy, mấy ông bạn từ Hà Nội xuống Hải Phòng chơi với bọn tôi như Văn Cao, Nguyễn Đình Thi đều để râu như một kiểu “mốt”. Tôi cũng bắt chước để râu và mặc bộ quần áo nâu như họ. Có một ông đem cho tôi cái nón Sơn Tây. Trời mưa, đường trơn đi phải chống gậy. Thế là có người bảo tôi giống hệt cái hình vẽ tích ông Tô Vũ chăn dê trên lọ độc bình. Rồi người ta cứ gọi tôi là “ông Tô Vũ chăn dê”. Tôi tức lắm, bèn lấy cho mình cái bí danh là “Hoàng Minh Vọng” nhưng đi đâu người ta cũng cứ: “Ơ… ơ… ông Tô Vũ chăn dê đi đâu đấy? Vào đây hát một bài…” Năm 1948, tôi là đại biểu duy nhất của Chiến khu 3 đi dự Đại hội Văn hóa Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất. Một anh nhanh nhảu giới thiệu: “Có nhạc sĩ Tô Vũ ở Chiến khu 3 lên trình diễn một bài”. Xuống sân khấu tôi vẫn rất hậm hực: Đã giới thiệu mình là Hoàng Minh Vọng mà vẫn bị gọi là Tô Vũ. Tôi đem chuyện này nói với người ngồi bên cạnh (sau này mới biết là nhà thơ Thế Lữ). Thế Lữ trầm ngâm một lúc rồi bảo: “Đấy là tên nhân dân đặt cho anh. Thôi anh bỏ cái tên Hoàng Minh Vọng đi!” Tôi mang cái tên Tô Vũ mà mình không hề tự đặt từ đó”.
Tuy là tâm tình của nhạc sĩ nhưng ca từ thích hợp cho cả giọng hát nam và nữ, vì thế người nghe có thể cảm nhận được cả.
Bản thu âm, Lê Dung, với ca từ:
https://bcdcnt.net/bai-hat/em-den-tham-anh-mot-chieu-mua-3889.html
Video âm thanh, Khánh Hà:
https://www.youtube.com/watch?v=AgYhGFVnZJ8
+ * Video âm thanh, Cao Minh [Official Audio]:
https://www.youtube.com/watch?v=bW9qczB8cyQ
Video âm thanh, Nguyên Thảo:
https://www.youtube.com/watch?v=dBmtlyiR_e0
Video âm thanh, Quang Tuấn, thiết kế hình ảnh của Hoàng Khai Nhan:
https://www.youtube.com/watch?v=uRGtPUWQTuo
Video trình diễn sống, Hoàng Hải, trong chương trình “Giai điệu tự hào 2016”:
https://www.youtube.com/watch?v=WSSLTR3XZpg
Em lễ chùa này – Phạm Thiên Thư & Phạm Duy
Theo Wikipedia_Phạm Duy,
Phạm Duy (1921-2013), tên thật Phạm Duy Cẩn là nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam. Ông thường được coi như nhạc sĩ lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam với lượng sáng tác đồ sộ cũng như đa dạng về thể loại, trong đó có rất nhiều ca khúc trở nên kinh điển và quen thuộc với người Việt. Nhạc của ông thường sử dụng những yếu tố nền tảng của âm nhạc cổ truyền Việt Nam kết hợp với những kỹ thuật, cấu trúc của nhạc hàn lâm Tây phương, tạo nên một phong cách riêng với nhiều tác phẩm lớn có tính đột phá, giàu ảnh hưởng đối với các nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ. Ông cũng là người khởi xướng, định hướng nhiều trào lưu, phong cách mới mẻ cho nền tân nhạc Việt. Ngoài sáng tác và biểu diễn, ông còn có những công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị. Ông từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Ông còn được coi như một nhà văn với 4 tập hồi ký được giới phê bình đánh giá cao về giá trị văn học lẫn giá trị tư liệu. Với hơn 70 năm sự nghiệp, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước, ông được coi là “cây đại thụ” của nền âm nhạc Việt Nam. Tuy vậy bên cạnh đó, các quan điểm nhìn nhận về ông cũng khác biệt, chủ yếu là do các vấn đề chính trị.
Phạm Duy là tên tuổi lớn và đầy ảnh hưởng tại miền Nam Việt Nam với những hoạt động tích cực dành cho cả âm nhạc và chính trị, và những hoạt động này còn tiếp diễn sau giai đoạn 1975, khi ông di tản sang Hoa Kỳ. Vì lý do chính trị, nhạc của ông bị cấm hoàn toàn tại miền Bắc Việt Nam sau 1954, và toàn Việt Nam sau 1975.
Nhạc của Phạm Duy đến nay phải có gần cả ngàn bài. Nhạc sĩ thú nhận chính ông còn không nhớ chính xác đã sáng tác, phổ nhạc bao nhiêu ca khúc vì: “Sáng tác xong tôi phải quên ngay để không bị lặp lại trong các ca khúc sau. Nếu có ai hỏi đến bài nào thì tôi mới lục lọi lại trí óc của mình”.
Một số ca khúc của Phạm Duy đáng được xem là vượt thời gian gồm có Bà mẹ Gio Linh, Bao giờ biết tương tư (viết cùng Ngọc Chánh), Cây đàn bỏ quên, Chuyện tình buồn (phổ thơ Phạm Thanh Bình), Còn chút gì để nhớ, Con đường tình ta đi, Đưa em tìm động hoa vàng, Kiếp nào có yêu nhau, Ngày xưa Hoàng Thị, Nghìn trùng xa cách, Thuyền viễn xứ, Tình ca, Tình cầm, Tình hoài hương.
Trang web của Cục Nghệ thuật Biểu diễn được truy cập ngày 12/9/2020 liệt kê 259 ca khúc (có một số ca khúc nước ngoài lời Việt) của Phạm Duy được phép phổ biến tại Việt Nam:
Bài thơ Thoáng hương qua của Phạm Thiên Thư được Phạm Duy phổ nhạc thành ca khúc Em lễ chùa này.
Bài thơ: Thoáng hương qua – Phạm Thiên Thư
Nguồn: https://poem.tkaraoke.com/15175/Thoang_Huong_Qua.html
Ðầu xuân em lễ chùa này
Có búp lan vàng khép nép
Vườn trong thoáng làn hương bay
Bãi sông lạc con bướm đẹp
Vào hạ em lễ chùa này
Trên đồi trái mơ ửng chín
Lò hương có làn trầm bay
Vờn trên bờ tóc bịn rịn
Giữa thu em lễ chùa này
Lầu chuông có con chim hót
Tiếng ca theo làn gió may
Lá vàng sương gieo nhẹ hạt
Sang đông em lễ chùa này
Ngoài sân có mưa bụi bay
Hắt hiu trong cành gió bấc
Vườn chùa rụng cánh lan gầy
Cuối đông đưa em tới đây
Trong lòng áo quan gỗ trắng
Tóc em tợ óng làn mây
Cội hoa tưởng ai trầm lặng
Em vừa nằm xuống đất này
Vườn trong có bông đào nở
Con bướm chập chờn hương bay
Quơ sợi râu vàng bỡ ngỡ
Nắm đất nào vừa lấp mộ
Có con chim hót đầu cành
Tiếng tan trên giòng suối xanh
Nước ơi sao buồn nức nở
Bây giờ tôi biết em đâu
Cuối vườn nụ mai nhiệm mầu
Vừa thoát làn hương trinh bạch
Em ơi ! Mây đã qua cầu…
Lê Phú Hải (2016) kể, theo lời Phạm Duy: “Khi Phạm Thiên Thư đưa thêm thơ cho tôi phổ nhạc thì tôi chọn bài Em lễ chùa này vì cả hai chúng tôi đều muốn quay về xưng tụng những gì thuộc về văn minh Việt Nam, như ngôi chùa cổ ở miền Bắc là nơi lúc còn nhỏ tôi thấy đôi kẻ tình nhân thường hẹn nhau tới dâng hương cầu nguyện…” Đây chỉ là cảm nhận riêng của người nhạc sĩ chớ thật ra đọc trên nguyên tác bài thơ ta sẽ thấy cái “tình” kia ảo diệu hơn nhiều. Phạm Thiên Thư là một nhà thơ–tu sĩ, tình của ông là tình của người đứng xa ngắm nhìn và cảm nhận. Phạm Duy là một nhạc sĩ–người tình nên dĩ nhiên tình của ông là tình của người trong cuộc, cũng như nhan đề bài thơ chỉ là Thoáng hương qua chớ không cụ thể như Em lễ chùa này như tên ca khúc.
Phải là giọng hát nam mới lột tả hết tâm trạng của ca khúc này. Giọng hát nữ thì nghe ra như diễn tả tình chị em, như thế chưa thấm sâu vào lòng người nghe.
* Bản thu âm_Liên khúc Em lễ chùa này & Chuyện tình buồn, Quốc Khanh:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/em-le-chua-nay-quoc-khanh.X0rw0CbXin.html
* Video trình diễn sống, Đức Tuấn:
https://www.youtube.com/watch?v=mttHGwfbNKA
Gánh lúa – Phạm Duy
Phạm Duy kể trong Hồi ký của ông:
Tuy nhìn thấy cái bi, cái khổ trong kháng chiến, nhưng tôi vẫn không quên xưng tụng cái hùng, cái vui của người dân, lúc đó hãy còn rất hăng say tranh đấu cho sự tự do của đất nước. Một bài dân ca nữa được soạn trong kháng chiến là bài Gánh lúa (Thanh Hóa–1949), xưng tụng phong trào dân công. Nhìn thấy hàng ngàn người gánh thóc đi qua nơi tôi ở, tôi soạn bài hát trữ tình này.
Ca khúc có tiết điệu vui tươi, ta có cảm tưởng như đang trông thấy quang gánh đựng lúa nhún nhẩy theo nhịp bước, âm hưởng lại mang làn điệu dân ca. Bài nhạc thích hợp để dàn dựng tiểu phẩm có múa minh họa, ví dụ như màn trình diễn của Hòa Minzy.
Bản thu âm, Thanh Thúy & Dzoãn Minh:
https://www.youtube.com/watch?v=lJjoNomhJ_0
* Video âm thanh, Hương Lan & Quang Linh:
https://www.youtube.com/watch?v=DnNCk9G-c0Q
* Video trình diễn sống, Hòa Minzy, trong chương trình “Cặp đôi hoàn hảo”, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=OCrcigM_0u8
Giã từ đêm mưa – Văn Phụng
Văn Phụng viết ca từ có những câu như Đôi chân lang thang tâm tư trầm lắng, Hạt mưa reo rắc nỗi buồn cho thế gian sầu, Hoang mang bâng khuâng ai mong từ giã?, Hạt mưa rơi ướt mi nàng, se thắt tim chàng.
Thế mà có một số ca sĩ trình diễn bài hát này với tiết tấu sôi nổi, nhạc trỗi dồn dập, thêm múa minh họa quay cuồng, cười toe toét, không thấy có vẻ gì là trầm lắng hay bâng khuâng, lại càng không có nỗi buồn và se thắt tim gì cả. Hát dồn dập thì không tránh khỏi việc nuốt chữ, nghe khó hiểu, là điều mà hẳn Văn Phụng không muốn. Cũng chỉ vì ông đánh đố người ta: viết ca từ thì nhẹ nhàng nhưng viết nhạc theo điệu như là rumba! Thế nên ca sĩ trông giống như đang nhảy nhót ăn mừng chuyện vui trọng đại gì đó chứ không buồn vì sắp từ giã. Mà bài hát nói đến mưa rơi tầm tã thì làm sao các vũ công có thể nhảy nhót tưng bừng như thế được! Có mà vấp phải các vũng nước rồi ngã lăn quay! Tức là người nghệ sĩ không sống với bài nhạc, cứ muốn phô diễn theo ý mình mà tôi thấy khó đồng cảm được. Thế nên đối với những cách trình diễn như thế, tôi đành phải cho điểm trừ!
Tôi thấy Ban Hợp ca Thăng Long trình bày tiết tấu đúng với tinh thần của bài hát nhất.
* Video âm thanh, Ban Hợp ca Thăng Long:
https://www.youtube.com/watch?v=2J_z3UJEYhI
* Video trình diễn sống, Thái Sơn, Tuấn Hoàng, Phương Anh, Vĩnh Quang, trong Chương trình “Người hát tình ca”, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=t9mi3XbBCdQ
Video trình diễn sống, Quỳnh Như & Vũ đoàn Gió Việt:
https://www.youtube.com/watch?v=YTTwT1ysw3w
Video trình diễn sống, Nguyên Khang, với Trúc Hồ (piano), trong chương trình “Nhạc thính phòng SBTN”:
https://www.youtube.com/watch?v=6Nqb9TjLmJ8
Giấc mơ trưa – Giáng Son
Giáng Son (1975- ) thuộc một gia đình mà tất cả thành viên đều làm nghệ thuật. Từ lúc năm tuổi, Giáng Son được cha hướng dẫn cho tập đàn piano. Đến tuổi đi học, Son vào học sơ cấp piano bảy năm tại Nhạc viện Hà Nội. Sau đó chuyển sang học bốn năm trung cấp sáng tác, lên đại học và tốt nghiệp năm 1999, rồi về Trường Đại học Sân khấu–Điện ảnh Hà Nội làm công tác giảng dạy. Là thành viên của nhóm Năm Dòng Kẻ ngay từ ngày đầu thành lập, Giáng Son giúp cho nhóm có được một phong cách và diện mạo như ngày hôm nay. Tuy nhiên, nhóm chủ yếu hoạt động ở Sài Gòn mà công việc chính của Son lại ở Hà Nội. Hơn nữa bản thân là một nhạc sĩ luôn cần một khoảng lặng cho sáng tác. Vì vậy tháng 9/2005, Son tách khỏi nhóm trong sự luyến tiếc của các thành viên.
Ngoài thời gian lên lớp tại Trường Đại học Sân khấu–Điện ảnh, Giáng Son còn tham gia giảng dạy ở Trung tâm Sao Xanh, mô hình đào tạo ca sĩ nhạc nhẹ đầu tiên của Hà Nội.
Tư duy khí nhạc giúp cho những ca khúc của Giáng Son khắc họa được những hình tượng đẹp thấm đượm màu sắc triết lý cuộc sống và tình yêu. Đến khi thành lập nhóm Năm Dòng Kẻ, những sáng tác của Giáng Son được mang ra phối âm phối khí cho các thành viên hát. Thế là những bài hát tưởng chỉ viết cho riêng mình trở nên quen thuộc với nhiều bạn trẻ.
Nguyễn Vĩnh Tiến (1974- ) người Phú Thọ, tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội năm 1996 và cao học Pháp ngữ chuyên ngành “Thiết kế Đô thị với Di sản và Phát triển bền vững”, là Chủ tịch HĐQT- Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng Hạ tầng Việt-Pháp, và cũng là thành viên của nhóm sáng tác M6. Nguyễn Vĩnh Tiến từng nhận nhiều giải thưởng văn học, đặc biệt nổi tiếng với tư cách là người sáng tác ca khúc kiêm kiến trúc sư. Ông từng hợp tác với Giáng Son trong một số ca khúc như Bóng tối Jazz, Chút nắng vàng bay và Giấc mơ trưa.
Hoàng Nguyên Vũ (2006) phân tích:
Giọng Khánh Linh trong veo với những giai điệu trong veo như xua đi cái oi bức, cái tấp nập của trưa hè Hà Nội. Lâu lâu rồi, thính giả mới được nghe thêm những giai điệu trẻ trung mà lãng mạn như vậy. Giáng Son đã sáng tác khá nhiều ca khúc, nhưng phải đến Giấc mơ trưa, chị mới thực sự “lộ diện” trong làng nhạc với hình hài riêng khó lẫn.
Một số người cho rằng giọng Khánh Linh và nhạc Giáng Son hợp nhau, bởi giọng ca trong trẻo của Linh sẽ tải được nét trong sáng trong giai điệu Giáng Son, làm cho ca khúc dễ thương và lãng mạn hơn. Còn Khánh Linh thì tìm được ở Giáng Son chất nữ tính, sự tinh tế dễ dung hòa.
+ * Video trình diễn sống, Thùy Chi, trong chương trình “Giọng ải giọng ai”:
https://www.youtube.com/watch?v=1yEqxwkD0Fc
Bản ghi âm, Thùy Anh hòa tấu:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/giac-mo-trua-giang-son-thuy-anh.wtfLIXag4U.html
* Video trình diễn sống, Khánh Linh và Giáng Son:
https://www.youtube.com/watch?v=pUAzieoxFag
Gọi anh – Dương Thụ
Dương Thụ (1943- ) là cháu họ nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và Giáo sư Tiến sĩ Dương Thiệu Tống.
Năm 1978, ông chuyển vào miền Nam, làm Giảng viên khoa lý luận tại Đại học Mỹ thuật Tp HCM.
Năm 1982, Dương Thụ chuyển sang hoạt động âm nhạc chính thức, vừa sáng tác vừa chỉ đạo nghệ thuật cho nhiều đoàn biểu diễn, rồi làm biên tập cho Nhà xuất bản Âm nhạc và Ðĩa hát Việt Nam, Tạp chí Âm nhạc.
Vào thập niên 1990, những sáng tác của ông bắt đầu được công chúng biết đến và đón nhận.
* Video âm thanh, Thanh Lam & Trung Kiên:
https://www.youtube.com/watch?v=YXrF2Gqg7lQ
Video trình diễn sống, Hoàng Hải (“gọi em”) & Đinh Hương (“gọi anh”):
https://www.youtube.com/watch?v=DyPs4HTC4Ec&list=RDDyPs4HTC4Ec&start_radio=1
Gọi tên ngày mới – Võ Hoài Phúc
Theo Wikipedia, Võ Hoài Phúc (1982- ) là một nhạc sĩ Việt Nam có nhiều ca khúc nổi tiếng như Hoang mang, Khi cô đơn em nhớ ai… Anh đã và đang cộng tác với Trung tâm Thúy Nga trong nhiều năm qua.
* Video trình diễn sống, Mai Tiến Dũng – Chuyện Tối Nay Với Thành:
https://www.youtube.com/watch?v=oFzgF5TA5jY
* Video trình diễn sống, Như Quỳnh, Minh Tuyết, Tóc Tiên, Kỳ Phương Uyên:
https://www.youtube.com/watch?v=vqK5qjMVTyU
* Video trình diễn sống, Mắt Ngọc:
https://www.youtube.com/watch?v=6O4ulXk9G9Q
Hai phương trời cách biệt – Hoàng Trọng
Theo tổng hợp của Dòng Nhạc Xưa (2017c),
Nhạc sĩ Hoàng Trọng được giới nghệ sĩ Miền Nam đặt cho danh hiệu là “Vua Tango”. Thật là một vinh hạnh hiếm hoi, khi trong giới văn nghệ mà lại được công nhận như một vị vua không ngai như vậy. Lý do khá dễ hiểu: Hoàng Trọng là người có nhiều ca khúc viết ở điệu tango nhất. Bài nào cũng đặc sắc, mỗi bài một vẻ: Lạnh lùng, Đường về, Mộng lành, Tiễn bước sang ngang… Một bản tango tiêu biểu của Hoàng Trọng có thể chọn ra đó là bài Hai phương trời cách biệt. Trong tiết điệu tango du dương, giai điệu của Hai phương trời cách biệt trầm bổng mà tha thiết, lời ca lãng mạn tình tứ.
Được xưng tụng “Vua Tango” là một vinh dự lớn. Nhưng đừng tưởng Hoàng Trọng chỉ thành công với thể điệu này. Nếu thế lại là một bất công khác đối với tài năng, và những cống hiến giá trị khác của nhạc sĩ Hoàng Trọng, bởi bên cạnh những ca khúc được coi là tuyệt vời với điệu tango, nhạc sĩ Hoàng Trọng cũng có những ca khúc bất hủ lưu truyền tới hôm nay được viết bằng những thể điệu khác như Ngàn thu áo tím (điệu valse – nhạc Hoàng Trọng, lời Vĩnh Phúc), hoặc như bài Dừng bước giang hồ (điệu paso-doble – nhạc Hoàng Trọng, lời Quang Khải).
* Bản ghi âm, Quốc Đại, với ca từ:
https://nhac.vn/bai-hat/hai-phuong-troi-cach-biet-quoc-dai-soDq3D1
Video trình diễn sống, Hồ Đông Thuyên, trong chương trình “Thần tượng Bolero 2019”:
https://www.youtube.com/watch?v=mZPsMcMVFPs
Video trình diễn sống, Trọng Khương, trong chương trình “Người kể chuyện tình”:
https://www.youtube.com/watch?v=ze_fPKT2NTk
Hai vì sao lạc – Anh Việt Thu
Theo Wikipedia_Anh Việt Thu,
Anh Việt Thu có tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang (1939-1975), là nhạc sĩ nổi tiếng từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Nghệ danh Anh Việt Thu có nghĩa là “anh của Việt Thu”, vì em trai của ông có tên là Việt Thu.
Từ năm 1965 đến năm 1966, ông thành lập đoàn Du ca Phù Sa gồm ông, Anh Việt Thanh, Hà Phương, Phạm Minh Cảnh, hát từ Cần Thơ ra đến Huế.
Năm 1966, ông là huấn luyện viên các khóa huấn luyện Thanh ca Tác động do Bộ Thanh niên tổ chức tại Sài Gòn, cùng với Đỗ Quý Toàn, Nguyễn Đức Quang, Phương Oanh, Nguyễn Thanh, Ngô Mạnh Thu,.. Khóa sinh do Ty Thanh niên ở các tỉnh tuyển chọn và đưa về dự. Đây tà iền thân của Phong trào Du ca Việt Nam.
Trong các năm 1966-1968, ông được Đài Vô tuyến Việt Nam mời về làm chương trình Phù Sa và Tuần báo văn nghệ truyền thanh. Sang năm 1971, ông có riêng chương trình Giờ âm nhạc Anh Việt Thu trên Đài Vô tuyến Truyền hình Việt Nam.
Giai đoạn 1972-1974, Anh Việt Thu hợp tác với hãng Đĩa hát Việt Nam thực hiện một số băng nhạc cổ vũ tín hiệu hòa bình từ Hiệp định Paris (1973).
Về cuối đời, ông làm việc tại Phòng Văn nghệ Đài phát thanh Quân lực Việt Nam Cộng hòa chung với nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và Phạm Minh Cảnh.
Lương An Cảnh (2016) kể lại:
Nhạc sĩ Anh Việt Thu học khóa đầu tiên về Hòa âm của Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Khi có lệnh gọi nhập ngũ, anh tình nguyện vào Tâm lý chiến, phòng văn nghệ chuyên sáng tác với cấp bậc bình nhì mặc dù anh có bằng Tú tài.
Anh Việt Thu qua đời khoảng gần 2 tháng trước 30-4-75 do bệnh hoại thận, phải dùng máy lọc thường xuyên.
Trước đó, Anh Việt Thu có ở chung với một người bạn là thi sĩ Anh Phương. Gữa Anh Việt Thu và Anh Phương rất thân nhau, khắn khít như hình với bóng.
Một hôm, gia đình Anh Phương bảo anh ta về vì có việc làm ở địa phương. Trong mấy tuần cuối trước khi chia tay, hai người thường dẫn nhau đi chơi, tâm sự rất khuya mới về. Không biết sự tâm đắc và mật thiết giữa hai người như thế nào mà cả hai lại nghĩ rằng: “Hai người có lẽ là hai vì sao trên trời bị lạc xuống trần gian và vô tình gặp lại nhau”.
Đã từ lâu, khi nói đến nhạc sĩ Anh Việt Thu và những sáng tác của anh đều có nhắc đến ca khúc Hai vì sao lạc, nhưng chưa có ai nói đến hay hiểu ý nghĩa, nội dung của lời ca nói những gì và cũng không muốn tìm hiểu, mà chỉ thích nhạc điệu của bài ca thôi. Trong một chương trình văn nghệ của Đài Truyền Hình SBTN, nhạc sĩ Trần Chí Phúc có nêu lên thắc mắc: trong những bài tình ca, khi viết lời thường dùng từ ANH hay EM. Riêng trong bài Hai vì sao lạc của nhạc sĩ Nhạc sĩ Anh Việt Thu, toàn bản nhạc đều dùng chữ NGƯỜI.
Wikipedia liệt kê danh sách 62 ca khúc phổ thông của Anh Việt Thu. Một số ca khúc nổi tiếng nhất gồm có Đa tạ, Hai vì sao lạc, Người ngoài phố, Tám điệp khúc.
Năm 2019, Đài Truyền hình Vĩnh Long vinh danh Anh Việt Thu trong chương trình “Người kể chuyện tình Tập 4”, được giới thiệu như là “câu chuyện về người nhạc sĩ tài hoa với những bản tình ca nổi tiếng nhưng có cuộc sống riêng thật kín đáo và đã rời xa cuộc đời quá sớm”.
* Video âm thanh, Hoàng Oanh:
https://www.youtube.com/watch?v=LY9iNDgLmDQ
Video âm thanh, Thái Châu, trong album “Người yêu cô đơn”:
https://www.youtube.com/watch?v=WVORdw3-wo0
Video trình diễn sống, Diễm Thùy, hình ảnh không rõ lắm nhưng tiếng hát đáng thưởng thức:
https://www.youtube.com/watch?v=2zU7qKdVSA0
* Video trình diễn sống, Huỳnh Thật, POPS Worldwide:
https://www.youtube.com/watch?v=NOTF4MRqWfE
* Video âm nhạc đường phố, Thanh Hiền:
https://www.youtube.com/watch?v=HnILgv2WHgQ
Hà Nội mùa vắng những cơn mưa – Trương Quý Hải
Theo Wikipedia_Bùi Thanh Tuấn,
Bùi Thanh Tuấn (1974- ) sinh tại Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Sau khi tốt nghiệp Trung học, anh theo học Khoa Ngữ văn–Báo chí, Đại học Tổng hợp Tp HCM. Cuối năm 1992, anh viết một bài thơ mà sau này trở nên nổi tiếng để tặng người bạn gái cùng học đại học. Trong một chuyến tập huấn của cán bộ Đoàn các trường đại học, cao đẳng miền Bắc tại Tp HCM Hè năm 1993, Bùi Thanh Tuấn, lúc bấy giờ học khoa Văn, đọc tặng các bạn từ Hà Nội vào bài thơ này. Trong số đó có nhạc sĩ Trương Quý Hải, đang học Hệ bằng 2 ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Sau đó, Trương Quý Hải phổ nhạc bài thơ và đặt tên bài hát là Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, phỏng theo câu thơ đầu. Còn về bài thơ gốc, Bùi Thanh Tuấn sau đấy mới đặt tên là Chia tay người Hà Nội.
Bài thơ: Chia tay người Hà Nội – Bùi Thanh Tuấn (phiên bản 2008)
Tặng anh Trần Quang Dũng
Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa
Cái rét đầu đông giật mình bật khóc
Hoa sữa thôi rơi những chiều tan học
Cổ Ngư xưa lặng lẽ dấu chân buồn.
Trúc Bạch giận hờn phía cuối hoàng hôn
Để con nước thả trôi câu lục bát
Quán cóc liêu xiêu dăm ba tiếng nhạc
Phía Hồ Tây vọng lại một câu Kiều.
Hà Nội trời buồn nhớ mắt người yêu
Nhớ góc phố nhớ hàng me kỷ niệm
Nhớ buổi chia tay mắt đầy hoa tím
Ngõ hoa giờ hút dấu gót hài xưa.
Hà Nội mùa này nhớ những cơn mưa…
Bản ghi âm, Đan Nguyên, Hà Thanh Xuân, Cát Lynh:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ha-noi-mua-nay-vang-nhung-con-mua-dan-nguyen-ft-ha-thanh-xuan-ft-cat-lynh.d2UZ0wRuhTBO.html
MV, Minh Quân:
https://www.youtube.com/watch?v=YVD5MCSdHOc
+ * Video âm thanh, Lâm Nhật Tiến, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=IoNVPQi7Dsk
Hàn Mạc Tử – Trần Thiện Thanh
Ca khúc Hàn Mặc Tử được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác vào năm 1965. Đây là một trong những ca khúc rất thành công của ông, kể về cuộc đời tình ái và sự nghiệp của một thiên tài trong thi ca Việt Nam, là thi sĩ Hàn Mặc Tử (1912-1940).
Video âm thanh, Mai Thiên Vân:
https://www.youtube.com/watch?v=rlcWeBBlWes
* Video âm thanh, Lệ Quyên:
https://www.youtube.com/watch?v=jUrWo7UxvpU
Video trình diễn sống, Trần Thiên Vũ:
https://www.youtube.com/watch?v=PLUe58yMin8
Hãy yêu nhau đi – Trịnh Công Sơn
Cùng với Văn Cao (1923-1995) và Phạm Duy (1921-2013), Trịnh Công Sơn (1939-2001) được xem là một trong ba cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam. (Có những nhạc sĩ khác cũng được gọi là đại thụ, và tôi không muốn tranh cãi.)
Ngoài ra, Trịnh Công Sơn còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ, một ca sĩ và một diễn viên không chuyên. Sinh ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế, ông theo học ở Lycée Jean Jacques Rousseau, Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây. Ca khúc được công bố đầu tiên của ông là Ướt mi, được in năm 1959.
Wikipedie liệt kê 237 ca khúc của Trịnh Công Sơn được phổ biến và được biết cho đến nay. Một số ca khúc đáng được xem là vượt thời gian gồm có Biển nhớ, Biết đâu nguồn cội, Cát bụi, Diễm xưa, Để gió cuốn đi, Hạ trắng, Hãy yêu nhau đi, Một cõi đi về, Nối vòng tay lớn, Tình nhớ.
Theo Wikipedia_Trịnh Công Sơn,
Năm 1957 khi 18 tuổi, Trịnh Công Sơn bị một tai nạn khi đang tập judo với người em trai, ông bị thương nặng ở ngực, suýt chết và phải nằm liệt giường gần hai năm tại Huế. Thời gian nằm bệnh, ông đọc nhiều sách về triết học, văn học, tìm hiểu dân ca. Ông từng thổ lộ: “Khi rời khỏi giường bệnh, trong tôi đã có một niềm đam mê khác – âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trỗi dậy.”
Có một đánh giá khá phổ biến cho rằng phần nhạc của Trịnh Công Sơn quá đơn điệu về đề tài, chủ yếu tập trung vào tâm trạng mơ hồ, mộng tưởng. Đánh giá này trùng khớp với lời lý giải của ông về sự sáng tác của mình: “Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo…”
Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 600 ca khúc, tuy nhiên trang web của Cục Nghệ thuật Biểu diễn được truy cập ngày 12/9/2019 liệt kê 93 ca khúc của Trịnh Công Sơn được phép phổ biến tại Việt Nam:
Vương Hà (2013) kể về thuở ban đầu giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly:
Nhớ về Trịnh, Khánh Ly tiết lộ, Trịnh Công Sơn gặp chị trong hộp đêm Tulipe Rouge tại Đà Lạt… Khi nghe giọng hát Khánh Ly, ông bị hút hồn và tìm cách gặp chị. Những bạn bè của Trịnh cũng từng xác nhận chuyện này: vào năm 1965 tại Đà Lạt mộng mơ, Trịnh Công Sơn tình cờ nghe được giọng hát Khánh Ly. Ông biết ngay giọng hát của cô ca sĩ này hợp với những bản nhạc của mình nên mời chị tham gia. Thời gian sau, Khánh Ly rời Đà Lạt xuống Sài Gòn và trở thành giọng ca chuyên hát nhạc Trịnh Công Sơn.
Khi Trịnh Công Sơn gặp Khánh Ly, chị chưa nổi tiếng, đến cuối năm 1965, họ có buổi ra mắt đầu tiên tại trường Đại học Văn khoa với hàng ngàn sinh viên và trí thức… Khánh Ly hát say sưa những bài tự tình quê hương và thân phận con người đã làm đắm say hàng ngàn khán giả đêm đó. (Hẳn Hoàng Ngọc Tuấn cũng ở trong đám đông đó, và anh viết nên truyện ngắn Tiếng hát hoang đường.) Cứ thế, những buổi biểu diễn liên tiếp tại các trường đại học, các tụ điểm ca nhạc công cộng khiến Trịnh Công Sơn và Khánh Ly trở thành hiện tượng âm nhạc.
Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thường đi hát không thù lao, chủ yếu cho khán giả trẻ nơi giảng đường của các trường đại học. Trịnh Công Sơn dáng người mảnh khảnh, cặp kính trắng, giọng nói nhỏ nhẹ xứ Huế với cuộc sống của một lãng tử. Khánh Ly khi hát đi chân đất, khiến khán giả quen, yêu quý mà gọi chị là “nữ hoàng chân đất”. Chị hát bằng cả tấm lòng người nghệ sĩ yêu hết mình những giai điệu của nhạc Trịnh.
Có lẽ hình ảnh làm nhiều người thời đó nhớ nhất là Khánh Ly đứng trên một két gỗ (loại dùng để chứa 12 chai bia lớn) trông ọp ẹp như chực ngã đổ, phía trên đầu cô chỉ có một bóng đèn điện treo rũ xuống, Trịnh Công Sơn cầm đàn đứng kế bên, chung quanh là bóng tối, bọn sinh viên và học sinh ngồi bệt trên thảm cỏ trong khuôn viên trường Văn khoa (sau này là Thư viện Khoa học Tổng hợp), không gian cách biệt với 4 con đường bao quanh. Đó là vào cuối thập niên 1960s sang đầu thập niên 1970s.
Chỉ có tiếng hát Khánh Ly mới thể hiện đúng ý tình trong những lời ca như Đại bác đêm đêm dội về thành phố / Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe, hoặc Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn đong đưa phận mình, hoặc Khi đất nước tôi thanh bình tôi sẽ đi thăm…
Đó là những ca khúc về cuộc chiến. Bây giờ, những người muốn quên đi cuộc chiến đón nhận ca khúc mang đầy tính nhân văn nồng nàn như Hãy yêu nhau đi.
* Video âm thanh, Trần Thu Hà:
https://www.youtube.com/watch?v=KjklEsVDat8
+ Video âm thanh, Trịnh Vĩnh Trinh:
https://www.youtube.com/watch?v=zBowmkGplUk
Video trình diễn sống, Thành Lộc & Kyo York, hai giọng ca hiếm khi được nghe!:
https://www.youtube.com/watch?v=GpiR9ElTo3c
Hoa nở về đêm – Mạnh Phát
Theo Wikipedia_Mạnh Phát,
Mạnh Phát (1929-1973) gốc miền Trung, là một ca sĩ, nhạc sĩ có một số sáng tác được yêu thích.
Năm 1940, ông cùng gia đình vào Sài Gòn sinh sống. Sau khi học xong bậc trung học, ông được mời hát cho hai hãng đĩa Béka và Asia. Thời đỉnh cao của sự nghiệp ca sĩ, ông thường hát trên Đài Phát thanh Pháp Á chung với nữ ca sĩ Minh Diệu (vợ ông sau này).
Đầu thập niên 1960s, Mạnh Phát cùng các nhạc sĩ cùng thời khác như Châu Kỳ, Hoài Linh chuyển sang sáng tác nhạc theo điệu nhạc bolero. Phần lớn các ca khúc phổ thông của ông ở giai đoạn này như Hoa nở về đêm, Ngày xưa anh nói, Phố vắng em rồi,, Sương lạnh chiều đông Vọng gác đêm sương… vẫn còn được yêu thích cho đến tận nay. Năm 1962, Nguyễn Văn Đông và Mạnh Phát đưa Phạm Như Mai (ca sĩ Thanh Tuyền) từ Đà Lạt về Sài Gòn lăng-xê, tạo nên sự nghiệp ca hát lẫy lừng cho nữ ca sĩ này.
Theo Tường Bách (2019),
Nhạc sĩ Mạnh Phát được khán giả biết đến qua những ca khúc nổi tiếng như: Hoa nở về đêm, Mong người trở lại, Nỗi buồn gác trọ, Sương lạnh chiều đông… Ông là một nhạc sĩ tài ba, cả đời cống hiến cho nghệ thuật…
Con dâu của nhạc sĩ Mạnh Phát bật mí rằng lúc ra Huế công tác, ông có một mối tình bí mật cùng một người con gái tên Hoa. Cô tâm sự: “Sau này tôi có gặp một người phụ nữ tên Hoa, cô ấy nói là bạn cũ của ba và ca khúc Hoa nở về đêm của ông chính là sáng tác tặng cho người ấy”.
Bởi trong thời gian ở Huế, nhạc sĩ quen biết và say đắm trước nhan sắc của cô gái trẻ tên Hoa, vì công việc mà nhạc sĩ Mạnh Phát và cô Hoa chỉ gặp nhau, hẹn hò vào buổi tối nên ông lấy đó làm cảm hứng ra đời cho ca khúc ngọt ngào, da diết Hoa nở về đêm. Con dâu nhạc sĩ chia sẻ thêm: “Cô Hoa rất nhiều lần cố gắng liên lạc với gia đình tôi, may mắn sao cuối cùng tôi và cô ấy cũng gặp được nhau và nghe lại chính câu chuyện tình ngày xưa của hai người”.
* Bản thu âm, Lưu Hồng:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/hoa-no-ve-dem-manh-phat-luu-hong.COZdTqa92D.html
+ * Video trình diễn sống, Phương Anh:
https://www.youtube.com/watch?v=FZW-qTVKkHU
Video trình diễn sống, Bảo Ngọc, trong chương trình “Duyên dáng bolero”:
https://www.youtube.com/watch?v=w2H_CS4-auA
Video karaoke, anh thợ xây, chất lượng âm thanh tuyệt vời so với máy móc thô sơ nơi công cộng:
https://www.youtube.com/watch?v=RQAtFthmQqU
Hoa soan bên thềm cũ – Tuấn Khanh
Nếu không tính ca khúc Đò ngang viết chung với nhạc sĩ Y Vân, thì Hoa soan bên thềm cũ là sáng tác thứ nhất của Tuấn Khanh, được mua và in thành sheet nhạc lẻ bởi nhà xuất bản An Phú, năm 1956. Ca khúc được viết để tặng một nữ sĩ, mà sau này là bạn đời ‒ nhanh chóng đưa tên tuổi ông đến với rộng rãi quần chúng.
Ở Mỹ, sinh kế chính của gia đình ông là quán phở mang tên “Hoa soan bên thềm cũ”, là nơi lui tới của nhiều người trong giới văn nghệ sĩ.
Năm 2008, Tuấn Khanh về thăm Việt Nam và cho ra mắt đĩa nhạc “Hoa soan bên thềm cũ”.
Một số ca khúc nổi tiếng khác của Tuấn Khanh là Chiếc lá cuối cùng, Dưới giàn hoa cũ, Đêm này nghỉ đỡ chân, Hoa soan bên thềm cũ, Mộng đêm xuân, Mùa xuân đầu tiên, Nỗi niềm, Quán nửa khuya… Cho đến 1975, ông viết khoảng 120 ca khúc tại Sài Gòn, chủ yếu là tình ca ‒ được xếp vào thế hệ thứ 3 của nền tân nhạc.
Phạm Duy nhận xét: “Trong tất cả những nhạc sĩ đã suốt một đời sáng tác cho quê hương Việt Nam biết bao nhiêu luân lạc, Tuấn Khanh là một nhạc sĩ đã nối tiếp con đường nhạc tiền chiến rất thành công…”
* Bản ghi âm, Anh Khoa:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/hoa-soan-ben-them-cu-anh-khoa.mxAjGCy4j8QR.html
Video âm thanh, Thanh Lan:
https://www.youtube.com/watch?v=pcdvnFE6tRU
* Video trình diễn sống, Thái Châu, trong chương trình “Chân dung cuộc tình”:
https://www.youtube.com/watch?v=w037fPpVFjo
+ Video trình diễn sống, Đào Ngọc Sang, trong chương trình “Hãy nghe tôi hát”:
https://www.youtube.com/watch?v=4fidapF58VA
Hoa trinh nữ – Trần Thiện Thanh
Đông Kha (2018) cho rằng ca khúc Hoa trinh nữ bắt nguồn từ chuyện tình tan vỡ giữa Trần Thiện Thanh và ca sĩ Minh Hiếu, lúc đó cả hai mới ngoài 20 tuổi. Tình yêu vừa chớm nở giữa hai người nghệ sĩ thì vào năm 1965, Minh Hiếu lọt vào tầm ngắm của tướng Vĩnh Lộc, Tư lệnh Vùng 2, trở thành phu nhân chính thất của ông tướng này. Trần Thiện Thanh bị mất người yêu, mối tình tan vỡ, ông đau đớn sáng tác thành bài hát Hoa trinh nữ nổi tiếng. Nhiều khán giả khi nghe nhạc, nếu không biết nội tình sẽ nghĩ bài hát đơn thuần là viết về loài hoa mắc cỡ hèn mọn, không hương không sắc màu. Điệp khúc Tôi không phải là vua… nhằm nhắc tới ông tướng Vĩnh Lộc, vốn được xem là ông vua một cõi, nổi tiếng là thích phô trương, tiền hô hậu ủng với ngọc ngà kiệu hoa. Trần Thiện Thanh tự nhận mình chỉ thích yêu một loài cây bình thường biết xếp lá ngây thơ, chứ không phải là nàng hồng kiêu sa hay cúc vàng tươi. Trần Thiện Thanh như cũng có ý oán trách Minh Hiếu khi ví với loài hoa dạ lý bán hương thơm.
Ý kiến xung quanh Album Trần Thiện Thanh – Một ngày ta được yêu của Đức Tuấn
Việc phát hành Album này gây nên một số ý kiến thú vị mà bạn nên biết qua. Trước nhất, đó là do ca từ mà Đức Tuấn hát: Tôi chỉ là người khách phong trần.
Gia Bảo (2019) cho biết:
Ca sĩ Mỹ Lan (vợ cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh) viết trên trang cá nhân: “Mình không đồng ý với Đức Tuấn sửa lời dù chỉ 2 chữ vì nghe xong đã làm thay đổi ý nghĩa bài hát. “Lính xa nhà” là tác giả đã gợi lên hình ảnh người lính dầm mưa ngoài chiến trường nhưng vẫn nhớ đến người yêu phương xa qua hình ảnh hoa trinh nữ. Khi sửa lời đã làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của bài hát thì không thể chấp nhận được”.
Ngoài ra, bà cũng đang cân nhắc việc yêu cầu phía Việt Nam cấm lưu hành bài hát này và thông báo cho bên Youtube biết lên quan đến tác quyền.
Theo Thu Thảo (2019),
Đức Tuấn khẳng định mình không sửa lời bài hát Hoa trinh nữ. Tuấn nói: “Trước khi ghi âm bất kỳ ca khúc nào, tôi cũng tìm hiểu rất kỹ về hoàn cảnh sáng tác, từng lời ca. Với nhạc xưa, tôi lại càng cẩn trọng hơn và luôn tham khảo qua rất nhiều tài liệu tham chiếu, các bản ghi cũ. Trong trường hợp ca khúc Hoa trinh nữ, tôi không tự ý sửa lời bài hát lính xa nhà, lính phong trần thành khách phong trần”.
“Tôi nghĩ, ca khúc này cũng như nhiều ca khúc nhạc xưa khác có những dị bản. Ca sĩ Nhật Trường cũng chính là nhạc sĩ Trần Thiện Thanh cũng đã có bản ghi ca khúc Hoa trinh nữ trong album Mười năm tình cũ với lời hát “khách phong trần” đã được phát hành rộng rãi, chính thức cách đây nhiều năm. Vấn đề ở đây là tôi đã chọn hát theo phiên bản nào? Tôi đã chọn hát khách phong trần vì tôi nhận thấy ca từ này phù hợp với tâm tình của cá nhân tôi và những người yêu nhạc có hoàn cảnh giống tôi”.
Cũng có ý kiến cho rằng Đức Tuấn phá cách nhạc của Trần Thiện Thanh.
Theo Gia Bảo (2019), Đức Tuấn trả lời như sau:
Tôi cũng xin lỗi nếu các bản thu của mình không hợp tai lớp khán giả cũ, mong họ sẽ đi tìm nghe các bản khác. Cá nhân tôi nhắm tới đối tượng khán giả hiện đại, cởi mở và tư duy không có định kiến…
Đã đến lúc dẹp bỏ những rào cản, định kiến để các nhạc phẩm đến với công chúng rộng rãi hơn. Tôi không làm đĩa này cho những ai trung thành với cách hát cũ. Tôi cũng không bức tử nhạc sến như những nhận xét cực đoan dành cho mình những ngày vừa qua.
Trọng Thịnh (2019) tường thuật thêm:
Sáng ngày 19/3, đại diện gia đình nhạc sĩ Trần Thiện Thanh là chị Trần Thị Thanh Trúc (sống tại Mỹ) và anh Trần Thiện Anh Châu (sống tại TPHCM) có buổi trao đổi với ca sĩ Đức Tuấn…
Về Album Trần Thiện Thanh – Một ngày ta được yêu của Đức Tuấn, chị Thanh Trúc cho biết chị rất thích sự phá cách của Đức Tuấn. “Từ rất lâu rồi, nhạc của bố không có ca sĩ nào làm mới cả, cứ hát theo lối cũ, cứ cố hát giống bố (Ca sĩ Nhật Trường), nhất là các nam ca sĩ. Với sự phát triển của âm nhạc, tôi ghi nhận sự khám phá, tìm tòi và sáng tạo của Đức Tuấn với nhạc Trần Thiện Thanh, gia đình chúng tôi ủng hộ”.
Về việc thay đổi lời hát trong ca khúc Hoa trinh nữ, nhạc sĩ–ca sĩ Lê Châu (Tức Trần Thiện Anh Châu) cho rằng ngay từ khi cha anh còn ở Việt Nam, ông đã nghe cha thay đổi lời ca khúc đó từ “Lính xa nhà” thành “Khách xa nhà” và bản thân cha anh cũng rất thích hình ảnh người lữ khách. “Khi tôi sinh con, cha tôi đòi đặt tên con là Lữ như thể hiện sự yêu thích của cha. Còn khi sang Mỹ, tôi xác nhận cha tôi cũng từng hát Khách xa nhà nên không thể nói Đức Tuấn sửa lời được”. Ca sĩ Lê Châu cũng khẳng định với việc Đức Tuấn lựa chọn hát “Khách xa nhà” trong ca khúc Hoa trinh nữ là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, phù hợp với khán giả hiện nay.
* Video trình diễn sống, Nam Cường:
https://www.youtube.com/watch?v=-G3TNYO6qEs
Video âm thanh, Đức Tuấn, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=kd9froPoDLY
Video trình diễn sống, Trương Quân Bảo:
https://www.youtube.com/watch?v=KPr2ountffY
+ Video trình diễn sống, Phương Anh Bolero:
https://www.youtube.com/watch?v=7iMmNfN5ZpQ
Hoài cảm – Cung Tiến
Cung Tiến tên thật là Cung Thúc Tiến (1938- ), người Hà Nội, nổi tiếng theo dòng nhạc tiền chiến. Thời kỳ trung học, ông học xướng âm và ký âm với hai nhạc sĩ nổi tiếng Chung Quân và Thẩm Oánh tại hai trường Trung học Chu Văn An và Nguyễn Trãi. Ông được xem như nhạc sĩ trẻ nhất có sáng tác được phổ biến rộng, với bài Hoài cảm năm 14 tuổi. Vào thời kỳ chỉ xem âm nhạc như một thú tiêu khiển của tuổi trẻ, nhưng ông để lại những nhạc phẩm rất giá trị như Hoài cảm, Hương xưa và Thu vàng.
Lúc học xong trung học, năm 1956, ông được học bổng sang Úc học về kinh tế. Trong thời giờ rảnh 1957-1963, ông đi học thêm các khóa về dương cầm, hòa âm, đối điểm, và phối khí ở Nhạc viện Sydney, từ đó khám phá ra những khía cạnh khác của âm nhạc, không phải chỉ một melody, một làn điệu mà còn nhiều yếu tố khác tạo nên âm nhạc.
Trong những năm 1970 đến 1973, với một học bổng cao học của Hội đồng Anh (British Council) để nghiên cứu kinh tế học phát triển tại đại học Cambridge ở Anh quốc, ông dự thêm các lớp nhạc sử, nhạc học, và nhạc lý hiện đại.
Năm 1987, Cung Tiến viết nhạc tấu khúc Chinh phụ ngâm, soạn cho 21 loại nhạc khí phương Tây, được trình diễn lần đầu vào năm 1988 tại San Jose với dàn nhạc thính phòng San Jose, và được giải thưởng Văn học nghệ thuật quốc khánh 1988.
Năm 1992, Cung Tiến soạn tập Ta về, thơ Tô Thùy Yên, cho giọng hát, nói, ngâm và một ban nhạc cụ thính phòng. Năm 2003, Ông thực hiện tác phẩm nhạc đương đại Lơ thơ tơ liễu buông mành dựa trên một điệu dân ca chèo cổ. Ông cũng là hội viên của diễn đàn nhạc sĩ sáng tác Hoa Kỳ.
Trầm Thiên Thu (2014) nhận định: Nhạc sĩ Cung Tiến có cách viết lạ, chất nhạc rất bác học, có nét như giao hưởng. Âm nhạc của ông nhẹ nhàng, giản dị, nhưng vẫn đủ chuyển tải tình cảm sâu lắng khiến người nghe rung nhịp theo từng nốt nhạc. Ca khúc Hoài cảm là một trong các ca khúc nổi tiếng có sức thuyết phục. NS Cung Tiến không xa lạ với nhiều người, nhất là những người trung niên trở lên. Nhạc của ông sâu lắng, có nét riêng độc đáo, buồn mà không ủy mị, ca từ giản dị mà thâm sâu, đặc biệt là ca khúc Hoài cảm.
Dòng Nhạc Xưa (2016b) cho rằng sáng tác đầu tay Hoài cảm của Cung Tiến để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người yêu nhạc nhờ nét nhạc lãng mạn đặc trưng thời tiền chiến cùng ca từ đầy chất thơ.
Riêng Cung Tiến cho biết:
Hoài cảm là bài hát mà tôi viết ra trong tưởng tượng. Tưởng tượng ra là mình nhớ một người nào mình yêu mến thôi, chứ không có ý nghĩ sâu xa gì đằng sau cả. Ðó chỉ hoàn toàn là trí tưởng tượng trong âm nhạc cũng như trong lời ca. Lời ca bị ảnh hưởng từ những bài thơ mình học ở trường, như thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, những nhà thơ lãng mạn của Việt Nam hồi đó.
Âm nhạc hay bất cứ sáng tác nghệ thuật nào, cũng là sự tưởng tượng cả. Tưởng tượng về cái này, tưởng tượng về cái kia, gây lên một mối sầu, mối buồn hay mối vui hay mối khoan thai, hoàn toàn là tưởng tượng của người sáng tác.
* Video âm thanh, Trọng Tấn:
https://www.youtube.com/watch?v=tF1TWBm6b9w
* Video âm thanh, Sĩ Phú:
https://www.youtube.com/watch?v=4i86rbEzSY8
Video trình diễn sống, Đình Bảo, Ngọc Anh, Thiên Tôn, Trần Thái Hòa, trong chương trình “Paris by Night 116”:
https://www.youtube.com/watch?v=Hj0n9VCJZXc
+ Video trình diễn sống, Thụy Yên:
https://www.youtube.com/watch?v=lhZH6C8AoB4
+ Video trình diễn sống, Kim Chung (guitar solo):
https://www.youtube.com/watch?v=6ZGiH_6auBs
Hòn Vọng Phu – Lê Thương
Nhạc sĩ Lê Thương (1914-1996) người gốc tại Nam Định. Mồ côi mẹ từ năm lên 9 tuổi, ông lớn lên nhờ công ơn nuôi dưỡng của bà nội trong một gia đình theo đạo Công giáo có nền nếp luân lý đạo lý tốt đẹp. Tài năng âm nhạc của ông một phần do năng khiếu bẩm sinh, một phần do ảnh hưởng từ những ngày thơ ấu theo học ở một trường dòng. Ca khúc đầu tay ông viết năm 22 tuổi (1936) mang tựa đề Trưng Vương được nhạc sĩ Lưu Hữu Phước giới thiệu trên Báo Lên Đàng. Lê Thương là một trong những nhạc sĩ tiền phong xây dựng nền móng cho âm nhạc Việt Nam cũng là nhạc sĩ tiền phong của nhiều thể loại âm nhạc khác.
Hòn vọng phu là trường ca trứ danh do nhạc sĩ Lê Thương (1914-1996) sáng tác từ năm 1943 đến 1947. Đây là một trong những bản nhạc theo thể loại trường ca đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam.
Lê Thương nghiền ngẫm đề tài người chinh phụ từ lâu trước khi sáng tác. Nhạc sĩ đọc thuộc Chinh phụ ngâm, cả nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn và bản dịch chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm. Tiếp theo, Lê Thương bắt gặp nhiều hình tượng người chinh phụ ngoài đời thực. Nàng Tô Thị bồng con chờ chồng đến nỗi hóa thành đá ở Lạng Sơn, người chinh phụ trên núi Đá Bia, ở Phú Yên, phía đông đèo Cả, thậm chí là cả Vọng phu thạch ở Trung Quốc (khi ông vượt qua biên giới Việt–Trung). Tất cả những hình tượng này đều khiến Lê Thương đưa ra một chiêm nghiệm: dù ở phương trời nào, chiến tranh gây ra nỗi đau đè nặng lên người phụ nữ. Cảm xúc đó khiến nhạc sĩ xúc động sâu sắc để viết bộ ba bài hát Hòn Vọng Phu.
Trong trường ca này, Lê Thương sử dụng nhuần nhuyễn âm giai ngũ cung của Việt Nam phối hợp với tiết điệu Tây phương để kể về mối tình chia cắt của người chồng và người vợ do chiến tranh loạn lạc. Hòn vọng phu đã thể hiện sự kết hợp khéo léo, hợp lý giữa thang âm 7 bậc của phương Tây và thang âm ngũ cung của châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, kết hợp âm hưởng dân gian với cách tạo cấu trúc, phát triển tư duy âm nhạc phổ biến trong âm nhạc bác học của châu Âu.
Trường ca Hòn vọng phu gồm có ba phần. Mỗi phần có thể được hát như một bài riêng:
Phần 1: Đoàn người ra đi. Khi chiến tranh nổ ra, người chồng theo lệnh vua tòng quân với lời hẹn ước chỉ một thời gian sẽ trở về. Hai vợ chồng, “người đi ngoài vạn lý quan san, người đứng chờ trong bóng cô đơn.”
Phần 2: Ai xuôi vạn lý. Người vợ chờ đợi mãi vẫn không thấy chồng trở về. Chiều nào nàng cũng bồng con ra ngóng tin chồng; vết chân nàng đi dần hằn sâu trên phiến đá. Cỏ cây, hoa lá, sông núi, nước non… cả đất trời đều thương cảm cho nàng, đều giúp nàng ngóng tìm chồng, “xem chàng về hay chưa”. Ngóng trông mãi đến lúc tất cả đều khuyên nàng đừng chờ đợi nữa, hãy “trở về chớ đừng để xuân tàn”. Thế nhưng, nàng vẫn chờ, chờ mãi nơi ấy. Nước mưa, bụi thời gian tuôn xối xả lên nàng, “thấm vào đến tận tâm hồn đứa con”.
Phần 3: Người chinh phu về. Sau khi vượt qua biết bao gian khổ, hiểm nguy, người chồng cuối cùng thực hiện được lời hứa là trở về với nàng, nhưng quá muộn! Nàng không còn gặp chồng, chỉ còn “vết bước đi trên phiến đá mòn còn in dấu” và nỗi cảm thương lưu truyền mãi đến muôn đời sau.
Trường ca Hòn vọng phu khiến giới âm nhạc và công chúng yêu nhạc các thế hệ mãi mãi nhớ đến nhạc sĩ Lê Thương trong kho tàng ca khúc Việt Nam. Riêng ở miền Bắc khi hai miền còn chia cắt, Hòn vọng phu bị cấm hát, hẳn một lẽ vì tác giả đang sống trong Nam, một lẽ vì Phần 2 thiếu tính chiến đấu: người vợ ở nhà sầu khổ chứ không vui vì chồng đi phục vụ đất nước!
Lê Thương cất công viết lời cho trường ca Hòn Vọng Phu vốn dài lại dài thêm vì có những đoạn nhạc giống nhau lặp lại trong mỗi phần. Có lẽ chưa có ai trình diễn hết tất cả ca từ của Lê Thương, như ghi dưới đây để bạn nhận ra từng đoạn và biết phần trình diễn lượt bớt đoạn nào. Hơn nữa, ca từ thật đẹp, có đoạn hào hùng, có đoạn trầm lắng, thiết tha mà bạn nên đọc qua mới thấm hết cái hồn của trường ca này.
Ca từ Hòn Vọng Phu
Phần 1: Đoàn người ra đi
1A
Lệnh vua hành quân trống kêu dồn
Quan với quân lên đường
Đoàn ngựa xe cuối cùng
Vừa đi theo lối sông
Phía cách quan sa trường
quan với quân lên đường
hàng cờ theo trống dồn
ngoài sườn non cuối thôn
phất phơ rợp trời bay.
[nhạc]
Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn
Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn
Người đi ngoài vạn lý quang sơn
Người đứng chờ trong bóng cô đơn
Bên Man Khê còn tung gió bụi mịt mùng
Bên Tiêu Tương còn thương tiếc nơi ngàn trùng
Người không rời khỏi kiếp gian nan
Người biến thành tượng đá ôm con.
1B
Ngựa phi ngoài xa hí vang trời
Chiêng trống khua trăm hồi
Ngần ngại trên núi đồi
Rồi vọng ra khắp nơi
Phía cách quan xa vời
chiêng trống khua trăm hồi
ngần ngại trên núi đồi
rồi dậy vang khắp nơi
thắm bao niềm chia phôi.
[nhạc]
Vui ra đi rồi không ước hẹn ngày về
Ai quên ghi vào gan đã bao nguyện thề
Nhìn chân trời xanh biếc bao la
Người mong chờ vẫn nhớ nơi xa
Bao nhiêu năm bồng con đứng đợi chồng về
Bao nhiêu phen thời gian xóa phai lời thề
Người tung hoành bên núi xa xăm
Người mong chồng còn đứng muôn năm.
Phần 2: Ai xuôi vạn lý
[Ngâm]:
Đời xưa đời xửa vua gì
Có người đứng ngóng chồng về đầu non
Thế rồi mong mỏi mong mòn
Thế rồi hoá đá ôm con đứng chờ
Thế rồi phải chút duyên mơ
Có người đem đặt thành thơ để truyền ơ hờ …
2A
Người vọng phu trong lúc gió mưa
Bế con đã hoài công để đứng chờ
Người chồng đi đã bao năm chưa thấy về
Đá mòn nhưng hồn chưa mòn giấc mơ
Có đám cây trên đồi, sống trong trong mơ hồ
Ngày nào tròn trăng, lại nhớ đến tích xưa
Khi tướng quân qua đồi, kéo quân, quân theo cờ
Đoàn cỏ cây hãy còn trẻ thơ
Cho đến bây giờ, đã thành đoàn cổ thụ già
Mà chờ người đi mất từ ngàn xưa, nàng đứng ôm con
Xem chàng về hay chưa, về hay chưa…
Có ai xuôi vạn lý, nhắn đôi câu giúp nàng
Lấy cây hương thật quý, thắp lên thương tiếc chàng
[nhạc hoặc hò]
Thôi đứng đợi làm chi, thời gian có hứa mấy khi
Sẽ đem đến trả đúng kỳ, những người mang mệnh biệt ly.
2B
Trời chuyển mưa trong tiết tháng ba
Suốt năm nước nguồn tuôn đổ xuống Bà
Hình hài người bế con nước chảy chan hòa
Thấm vào đến tận tâm hồn đứa con
Nên núi non thương tình, kéo nhau đi thăm nàng
Nằm thành Trường Sơn vạn lý xuyên nước Nam
Dâng lá hoa suối nguồn, với muôn chim vô vàn
Bầy cảnh Nam Bắc đầy cỏ hoa
Như cố khuyên nàng trở về, chớ đừng để xuân tàn
Nhiều đồi rủ nhau kéo thành đảo xa, lan tới khơi ngàn
Xem chàng về hay chưa, về hay chưa…
Chín con long thật lớn, muốn đem tin tới nàng
Núi ngăn không được xuống, chúng kêu ca dưới ngàn
[nhạc hoặc hò]
Ta cố đợi nghìn năm, rồi nghìn năm khác sẽ qua
Đến khi núi lở sông mòn, mới mong tới Hòn Vọng Phu
mới mong tới Hòn Vọng Phu.
2C
Một nghìn năm vừa mới thoáng qua
Núi non nao lòng đau lòng nức nở khóc Bà
Một loài chim xứ xa bỗng nhiên vô tình
Báo rằng: Đến lượt sơn hà chiến chinh
Non sông xuyến xao tấc lòng, tiến quân nghe ban truyền
Người đời rủ nhau mài kiếm đi viễn chinh
Dân gian thoát qua mấy lần ách tham ô quan quyền
Vì hồn thanh kiếm vẫn còn linh
Nên khiến sắt son bẽ bàng mắc nợ còn chưa đền
Nhiều người tìm thanh kiếm thần thuở xưa
Đi xuống Phương Nam xem chàng về hay chưa. Về hay chưa.
Có con chim nhỏ bé dám ca câu sấm thề
Cuối thu năm Mậu Tý tướng quân đem kiếm về
[nhạc hoặc hò]
Đời mong đợi thằng con, ngày nào nó xuống núi non
Xuất chinh với cả mối thù, nối lại giống nòi chinh phu
nối lại giống nòi chinh phu.
Phần 3: Người chinh phu về
[Ngâm]:
Nơi phía Nam giữa núi mờ
Ai bế con mãi đứng chờ
Như nuớc non xưa đến giờ?
[nhạc]
3A
Đường chiều mịt mù cát bay tỏa buớc ngựa phi
Đường trường nếp tàn y hùng cường vẫn còn bay trong gió
Bóng từ xa sắp dần qua
Bóng chàng chập chùng vượt núi non cũ với hành lương độ đường
Chiếc hùng gươm danh tuớng, dưới tà uy, đếm nhịp đi, vó ngựa phi.
Dấn bước tang bồng giữa nơi núi rừng
Bên nợ tình thâm, bên nợ giang san
Bên đồi ai oán, bên rừng đa đoan đón đưa bóng chàng
Đường về nước chập chùng xa
Nhiều đồi núi cheo leo, cây với rừng rườm rà
Đường Vạn Xuyên, đường Cổ Lũy
Duyên núi sông vẫn như thắm hòa
Đò Vạn Lý, Đò Ải Quan
Đò rừng lá nước trong, bao cá lội từng đàn
Thành Cổ Loa, Đền Vạn Kiếp
Bao tháng năm dấu chưa xóa nhòa.
Tiếng núi non lưu luyến tấc lòng, bao nghìn năm
Tiếng gió cồn như tiếng trống dồn, buổi khuya vắng
Từ bóng cây ngôi mộ bên đường
Từ mái tranh bên đình trong làng
Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống
Bao mối thương vang động trong lòng.
Đồi lan, đồi quế rắc kho hương nồng
Rừng sao đua đòi rừng trắc
Lo che ánh lửa vầng dương, tiếp đưa bóng chàng
Đường cao, đường thấp khắp khe chân chàng
Nhìn qua con đường mòn cũ
Quanh co mấy buổi tà dương mới mong tới làng.
Nhớ cố hương xao xuyến tấc lòng, mau dồn chân
Vết bước đi trên phím đá mòn còn in dấu
Từ bóng cây ngôi mộ bên đường
Từ mái tranh bên đỉnh trong làng
Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống
Bao mối thương vang dậy trong lòng.
[nhạc]
3B
Đường rừng gập ghềnh dấu binh lửa chiếu hào quang
Đục ngầu thúc người trong lời gào dẫn đoàn quân trăm chiến
Mấy ngàn binh tới ngoài biên
Thoát vòng ngục tù gọi nước non cũ tiến về Nam miệt mài
Vẫn từ xưa hăng hái, súng lòng vang, dưới cờ bay, lấp trời mây
Núi đá kinh hoàng nhắc câu sấm thề
Hỡi người chinh phu, anh hùng non sông
Trao người con quý, cho người trông nom, thiếp xin lỗi thề
Chàng rảo bước ngoài sườn non
Tìm người đứng cô đơn, đang ngóng đợi chồng về
Vượt Hoành Sơn, vòng thành lũy
Mong tới nơi cô thôn bước về
Từ dải đất miền đồng hoang
Lời hẹn ước tương lai, đang chúc mừng chàng về
Chờ nhìn con, chờ người đón
Bao nét xưa ước mong sẽ còn
Núi đá thu reo ước mơ, bao nghìn xưa
Thấy đứa con xanh ngắt nỗi hùng, còn trong đó
Cầm chiếc gươm chinh phụ di truyền
Chàng bế con trao lại gươm bền
Rồi chỉ vào sơn hà biến cố
Trao nó đi gây lại cơ đồ
Thời gian, đã thắm biết bao suy tàn
Người xưa đâu còn hình đá
Bơ vơ đứng đợi chồng đi, đã không hứa về
Lòng son lụn chí trước cơn mưa về
Đã xuôi tan tành đời đá
Nên mưa gió đổ quạnh hiu xuống ai mới về
Chiếc báu gươm chinh khách biết trao, cho thằng con
Chí khí cao đã nối mãi còn tài non nước
Chàng đã ghi trong sử xanh đời
Một mối duyên trong vạn kiếp người
Từ nghìn sau biến đổi với đá
Dân chúng đem ca tụng duyên Bà
[Kết]:
Người vọng phu, người vọng phu
Cho đến ngàn đời, cho đến ngàn đời
Người người vẫn nhớ, nhớ Hòn Vọng Phu.
Chú thích: có một số dị biệt về từ ngữ giữa các bản trình diễn. Ví dụ như câu thường nghe là phất phơ ngậm ngùi bay trong Phần 1, có khi được hát là phất phơ rợp trời bay, có ý nghĩa hay hơn. Hoặc Vui ca xang chứ không phải Vui ca xong.
* Bản ghi âm, Thái Thanh & dàn hợp xướng:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/hon-vong-phu-1-2-3-thai-thanh.jDeTlSiDCE.html
* Video trình diễn sống, Bá Duy, với ca từ, trong chương trình “Hát vui – Vui hát”, nỗ lực cá nhân đáng được trân trọng:
https://www.youtube.com/watch?v=Dl8IAz6WXMI
* Video trình diễn sống, Thế Sơn / Họa Mi / Ngọc Hạ & Thiên Tôn, tuyệt vời về mọi mặt:
https://www.youtube.com/watch?v=oX5geLJxxTM
* Video trình diễn sống, Quang Vũ, Tiến Long, Gia Kiệt, trong chương trình “Ai sẽ thành sao nhí?”, với dàn dựng công phu:
https://www.youtube.com/watch?v=Z-prZaN-JJI
Video trình diễn sống_ Đoàn người ra đi, Uyên Linh, trong chương trình “Những bài hát còn xanh”:
https://www.youtube.com/watch?v=z4uG7i_JnkI
Video trình diễn sống_Ai xuôi vạn lý, Thanh Tuyền:
https://www.youtube.com/watch?v=V701RR9evXY
Họa mi hót trong mưa – Dương Thụ
Khi được hỏi ông sáng tác bài Họa mi hót trong mưa trong hoàn cảnh nào, Dương Thụ chia sẻ:
Tôi thường viết bài hát những lúc “im lặng” và những khi cảm thấy hơi buồn. Khi viết Họa mi hót trong mưa, tôi ở Tp HCM và sống rất khó khăn. Nghèo và ít được hiểu. Hoàn cảnh như thế không hiểu sao lại viết được bài Họa mi hót trong mưa (cười). Các bạn đừng hiểu lời bài hát theo nghĩa đen, hãy hiểu những gì ở đằng sau nó. Tôi chả bao giờ sáng tác dành cho ai cả, ngay cả khi các cô ca sĩ đặt bài.
Người viết như tôi không có khả năng viết những gì ngoài bản thân mình. Cái riêng tư ấy là của mình, chẳng để dành tặng ai. Nhưng khi bài hát được cất lên thì tự nó đi tìm người nghe. Người nào thích thì nghĩa là người ấy được tôi tặng đấy! Như bạn chẳng hạn. Nếu bạn yêu thích bài hát đó thì đấy chính là bài hát tôi tặng cho bạn.
* Bản thu âm, Khánh Linh & Giáng Sol, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/hoa-mi-hot-trong-mua-khanh-linh.RHDHwnF5HUpF.html
Video trình diễn sống, Hồng Nhung:
https://www.youtube.com/watch?v=TwT4sQy6CHY
Video trình diễn sống, Khánh Linh:
https://www.youtube.com/watch?v=TJbCPwKMZRI
Hồ trên núi – Phó Đức Phương
Phó Đức Phương (1944- ) người Hưng Yên, là nhạc sĩ sáng tác ca khúc quần chúng dòng nhạc trữ tình. Ông là Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC).
Phó Đức Phương viết Hồ trên núi vào năm 1971. Ông viết bài hát này cho một bộ phim tài liệu nghệ thuật của đạo diễn Khánh Dư. Thoát khỏi cuộc sống phố xá và những lo toan đời thường, ông chèo thuyền trên hồ Cấm Sơn (Bắc Giang). “Giai điệu tự nhiên bay lên ngay trên mặt nước, lời ca cũng vậy: “Núi núi, thuyền thuyền, mây mây, nước nước”.
Nguồn: https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20100302000715AAA1xKu
Bản ghi âm, Thanh Lam, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ho-tren-nui-thanh-lam.i38dgQ1Nh6iP.html
* Video trình diễn sống, Hồ Quỳnh Hương:
https://www.youtube.com/watch?v=8xSL4arNAFc
* Video trình diễn sống, Hà Trần ft Nhóm Ayor:
https://www.youtube.com/watch?v=BHAxop_141Y
Hội trùng dương – Phạm Đình Chương
Hội trùng dương là bản trường ca bất hủ về ba con sông lớn, tượng trưng cho ba miền của Việt Nam: Sông Hồng, Sông Hương và Sông Cửu Long. Theo Phạm Thành (con trai nhạc sĩ Phạm Đình Chương) cho biết thì thời gian ông sáng tác và hoàn tất là bốn năm ròng rã.
Sáng tác năm 1954 , một năm không người Việt nào quên, Phạm Đình Chương muốn nói lên tâm tư Bắc-Nam là một và những dòng sông rồi cũng xuôi về biển Mẹ.
Phân tích của Phạm Văn Kỳ Thanh (1984):
* Về bố cục, trường ca Hội trùng dương gồm một đoạn mở đầu và ba phiên khúc. Mỗi phiên khúc là tiếng nói của một dòng sông tiêu biểu cho mỗi miền. Miền Bắc có Sông Hồng đại diện, vào đến miền Trung có Sông Hương lên tiếng, xuôi miền Nam có Sông Cửu Long góp mặt. Tiếng nói của ba dòng sông đều được biểu tượng hóa bằng nỗi lòng của ba thiếu nữ. Tâm sự của mỗi dòng sông cũng là tâm sự của người dân địa phương về dân sinh, về nỗi khó khăn trong sự khuất phục với thiên nhiên, về sự can trường tranh đấu với nạn ngoại xâm.
* Về nhạc thuật, trong cả ba phiên khúc Phạm Đình Chương đã dung hợp ý nhạc có âm hưởng dân ca, với nhịp điệu Tây phương. Những điệu hò dùng ở đây đều do sự sáng tạo tinh tế của Phạm Đình Chương, vì ông không dùng âm điệu dân ca nguyên thủy.
Trái lại ở phần đầu của Tiếng Sông Hồng (Chiều nay nước xuôi… người áo nâu giãi dầu), ông dùng điệu Hò Dô Ta sáng tạo, thoát ly dân ca nguyên thủy từ nhạc điệu đến nhạc thức. Vì lớp Trống (Hò Cái) nét nhạc hoàn toàn Tây phương và lớp Mái (Hò Con) biến đổi thành một phần đối âm (counterpart) của lớp Trống và cả hai bị chi phối bởi luật hòa âm (harmony) Tây phương.
Phần hai của đoạn Tiếng Sông Hồng dồn nhanh (acceleration), chậm hơn Foxtrot và nhanh hơn March, cứ như thế hai lớp Trống Mái không còn ở tư thế đối đáp nữa, cuối cùng lớp Mái nhập vào lớp Trống để biến thành một hành khúc.
Sang đến phiên khúc Tiếng Sông Hương, trừ đoạn cuối (Bao giờ máu xương… tiếng cười đoàn viên), có lẽ vì muốn duy trì nét cổ kính của miền cố đô nên Phạm Đình Chương đã khéo léo trở về với nét nhạc ảnh hưởng rất nặng dân ca nguyên thủy.
Ở đây, ông phỏng theo điệu hò Mái Đẩy miền Trung, nhịp điệu chậm rãi, rất hợp với sự than van kể lể (Hò ơi phiên Đông Ba… để lan biển khơi). Đoạn hai của phiên khúc hai lặp lại đoạn hai của phiên khúc một. Tuy nhiên khó phủ nhận được nghệ thuật dụng âm ngữ tài tình của Phạm Đình Chương ở phiên khúc hai.
Những chữ trong đoạn này: ánh, bến, lắm, mỗi, vắng, tuy là những thanh trắc nhưng bị kéo oằn xuống ở một vị trí thấp hơn thành bằng với chữ đi kế trước hoặc tiếp sau (khua, trăng, vân, ai, năm, thôn). Cụ thể, những đoạn này sẽ nghe thành:
Đêm đêm khua ạnh trăng vàng mà than
Bện Vân Lâu thuyền vó đơm sầu
Quê hương em nghèo lặm ai ơi!
Trời rằng trời hành cơn lụt mội năm
Ai là qua là thôn vặng.
Chính vì vậy điệu hò mới nổi bật địa phương tính qua lối phát âm thổ ngơi miền Trung. Nét đặc trưng này khiến người hát không cần phải là người miền Trung, nếu xướng âm (déchiffrer) đúng cao độ của câu hát cũng có thể tạo thành âm hưởng của tiếng nói miền này.
* Về nội dung, trường ca được sáng tác trước cuộc chia cắt đất nước, trước thời điểm mà vùng đất miền Trung bên dưới vĩ tuyến 17 trở thành một chiến địa hoang tàn. Hơn nữa, miền Trung cũng là một mảnh đất chịu nhiều thiệt thòi với “trời rằng trời hành cơn lụt mỗi năm, khiến đau thương thấm tràn ngập Thuận An…” Có lẽ vì vậy mà khi đi tới miền Trung, nét nhạc của Phạm Đình Chương buồn hơn, ai oán hơn 2 phiên khúc kia.
Đoạn hai của phiên khúc 2 – Tiếng Sông Hương dồn nhanh hơn đoạn đầu và về ý nhạc thì lặp lại đoạn hai của phiên khúc 1 – Tiếng Sông Hồng. (Ai là qua là thôn vắng… Tiếng cười đoàn viên). Về nội dung, đoạn này mơ về một ngày “tan đao binh” để “quê miền Trung hết điêu tàn…” Ai ngờ rằng tan cuộc chiến này lại đến một cuộc chiến khác khốc liệt hơn, đau thương hơn sau đó.
Vào đến miền Nam, miền đất phù sa màu mỡ, sức đối kháng với thiên nhiên không còn mãnh liệt như miền Trung. Vì thế, Phạm Đình Chương dùng những nét nhạc thật khỏe khoắn, cởi mở, sung túc để nói lên đặc tính địa lý nhân văn của miền nàỵ. Trong cả phiên khúc 3 – Sông Cửu Long, ông chỉ xen lẫn hai câu hò theo điệu ru con miền Nam:
Chẻ tre bện sáo cho dày
Ngăn ngang sông Mỹ có ngày gặp em.
Điệu ru này thuộc ngũ cung hơi Nam giọng oán, tựa như điệu ru con ở Quảng Nam miền Trung.
Tương tự, trong trường ca Con đường cái quan Phạm Duy cũng biến cải điệu Hò Ru Con miền Nam thành bốn câu đầu của đoản khúc số 18 để đưa người lữ khách ghé thăm miền Nam nước Việt.
Như thế, điệu Hò Ru Con miền Nam đóng vai trò rất quan trọng trong dân ca miền Nam. Phạm Đình Chương nhận chân được điều ấy, khiến ông thành công trong tiến trình nêu lên địa phương tính đặc trưng cho miền Nam. Chỉ với hai câu Hò Ru đó thôi cũng làm nổi bật ý nhạc dân tộc giữa những cung điện Tây phương khỏe khoắn tươi sáng (Nước sông dâng cao… nắng khô đồng lầy).
Đoạn cuối của phiên khúc 3 – Tiếng Sông Cửu Long lặp lại tứ nhạc của đoạn cuối của phiên khúc 1 – Tiếng Sông Hồng và phiên khúc 2 – Tiếng Sông Hương. Đó cũng là lúc ba dòng sông cùng lên tiếng:
Trùng dương! Ba chị em là ba miền
nhưng tình thương đem nối liền
Gặp nhau ven trời biển Đông thắm duyên.
Tác giả nhân cách hóa 3 dòng sông Bắc Trung Nam là “3 chị em” ở 3 miền, hẹn cùng gặp nhau ở vùng Biển Đông của Tổ quốc. Bài hát ca tụng một Việt Nam trọn vẹn, thống nhất, trước khi đất nước bị chia đôi sau đó không lâu.
Đoạn kết là lời ca mạnh mẽ, hào hùng:
Hội Trùng Dương tay tay xiết chặt cùng hô:
Dựng mùa vinh quang, hoa đời tự do.
Nét đặc trưng dân ca mới chỉ là một trong những cá tính của âm nhạc Phạm Đình Chương. Với cảm nhận bén nhạy, ông là một trong những nhạc sĩ hàng đầu của miền Nam Việt Nam đã mang những nét tân kỳ của nhạc phổ thông Tây phương vào hồn thơ Quang Dũng, Đinh Hùng, Thanh Tâm Tuyền, Trần Dạ Từ, Hoàng Anh Tuấn, Hoàng Ngọc Ẩn… Thi ca tự nó đã có nhạc tính khi ngâm hay đọc lên. Tuy nhiên sự kỳ diệu của âm nhạc Phạm Đình Chương như đôi cánh vạm vỡ nâng hồn thơ lên cao hơn và bay xa hơn.
+ Video âm thanh, Ban Thăng Long:
https://www.youtube.com/watch?v=kI7Y494o8rE
+ Video âm thanh, Thái Thanh:
https://www.youtube.com/watch?v=spncRuGG070
* Video trình diễn sống, Ngô Quốc Dương với Ngọc Mai, Hà Vân và Vân Khánh cùng nhóm bè Sunright và Vũ đoàn Phương Việt trong chương trình “Thử tài siêu nhí”, với cách dàn dựng, phối khí nhạc đệm và nhóm hát bè đều rất đáng khen:
https://www.youtube.com/watch?v=_alRps-3oNo
Video trình diễn sống, Thanh Lan, Thanh Tuyền, Hoàng Oanh, chương trình Asia 31:
https://www.youtube.com/watch?v=Dw5qfaKSB34
+ Video trình diễn sống, Duyên Quỳnh, Trọng Khương, Trương Diễm, Minh Sang, phần trình diễn, hòa âm và dàn dựng đều đáng khen, nhưng rất tiếc kỹ thuật ghi hình và thu âm chưa đạt, và đó là năm 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=Ib9Le3LhksA
Hương xưa – Cung Tiến
Hai ca khúc Hương xưa và Hoài cảm như là đôi song sinh của Cung Tiến, thế nên đã giới thiệu bài đầu thì không thể bỏ qua bài sau.
Cảm nhận của Nguyễn Thanh Thủy (2007):
Đầu bản nhạc, NS Cung Tiến vẽ lên một bức tranh quá đẹp, thật thơ mộng trong khung cảnh thanh bình của hai người yêu nhau.
Còn đó tiếng tre êm ru
Còn đó bóng đa hẹn hò
Còn đó những đêm sao mờ hồn ta mênh mông nghe sáo vi vu.
Còn đó tiếng khung quay tơ
Còn đó con diều vật vờ
Còn đó nói bao nhiêu lời thương yêu đến kiếp nào cho vừa.
Thế rồi đến lúc phải xa nhau và sống khắc khoải trong đợi chờ thì NS Cung Tiến ví sự mong muốn được sống với người yêu này như nàng Quỳnh Như trước đây đã mong được sống với người yêu là Phạm Thái.
Phạm Thái chống Tây Sơn mà Khái Hưng viết thành truyện tiểu thuyết Tiêu Sơn tráng sĩ.
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như là một đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết, nhưng không được sống cạnh nhau vì phụ thân của Quỳnh Như bắt nàng phải kết hôn với người khác.
Quỳnh Như tự vẫn, trước khi có quyết định này thì nàng gặp Phạm Thái và hứa với chàng là kiếp sau sẽ lấy chàng. Thế rồi sau khi chết đi, nàng đầu thai vào người con gái khác và lấy Phạm Thái sau này.
Ôi, những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một giấc ai mơ
Dù đã quên lời hẹn hò
Thời Hoàng Kim xa quá chìm trong phôi pha
Chờ đến bao giờ tái sinh cho người.
Trở lại với 2 câu:
Tình nhị hồ vẫn yêu âm xưa
Cung nguyệt cầm vẫn thương Cô Tô
Nhị là cây đàn nhị, loại đàn có 2 dây, âm thanh hơi giống vĩ cầm [violon], hồ còn gọi là hồ cầm, đàn 5 dây biểu tượng của Ngũ Hành – kim mộc thủy hỏa thổ, trổi lên Ngũ Âm – thanh thương giốc chủy vũ, đàn làm bằng gỗ ngô đồng nên tiếng trong và thanh. Lệ luật hồ cầm của người xưa rất là khắc khe.
Nguyệt cầm là cây đàn nguyệt, là thứ đàn có thùng tròn (như mặt trăng).
“Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa” nói lên tâm trạng của Kim Trọng vẫn yêu Thúy Kiều tha thiết, dù rằng đã bị…Thúy Kiều gá nghĩa phu thê cho Thúy Vân!
Thúy Kiều là một giai nhân luân lạc vì số kiếp, ngoài tài văn chương thi phú nàng còn chơi đàn rất giỏi, nhưng thường không là người tri kỷ quyết không đàn!
Thúy Kiều có hai người được Nguyễn Du miêu tả là tri kỷ : Kim Trọng và Từ Hải. Đối với 2 người này Thúy Kiều có tâm tình khác biệt: với chàng Kim thì đây là mối tình đầu lưu luyến ngây thơ, còn với Từ Hải thì Kiều cảm ân nghĩa và khí thế độ lượng anh hùng.
Chàng Từ có thể là tri kỷ nhưng không thể nào là bạn tri âm cùng Kiều được, nếu so với Kim Trọng khi gặp lại Kiều sau 15 năm xa cách , chàng Kim vẫn xem Thúy Kiều như những … ngày xưa!
Tình xưa lai láng khôn hàn
thong dong lại hỏi tiếng đàn ngày xưa.
Câu “Tình nhị hồ vẫn yêu âm xưa” là ám chỉ một chân tình tha thiết ấy!
Còn câu “Cung nguyệt cầm vẫn thương Cô Tô” là muốn nói đến chuyện tình Tây Thi với Phù Sai và Phạm Lãi.
Mặc dù sống trong Cô Tô Đài với Phù Sai nhưng lúc nào Tây Thi cũng vẫn nhớ thương Phạm Lãi. Vì Phù Sai mê sắc đẹp của Tây Thi và bỏ bê việc triều chính để rồi Câu Tiễn đem quân đánh chiếm được thành Cô Tô. Sau khi Cô Tô Thành bị thất thủ thì Tây Thi gặp lại Phạm Lãi và cả hai cùng biệt tích để sống với nhau.
Hai câu vừa đối chữ mà lại vừa đối ý thật hay:
Tình nhị hồ vẫn yêu âm xưa
Cung nguyệt cầm vẫn thương Cô Tô
Hai chữ “yêu” và ‘thương” ngụ ý tình cảm giữa các nhân vật. Tiếng đàn nhị và hồ cầm đi với cung nguyệt cầm. Hơn nữa còn có một điểm tương đồng, đó là hai cuộc tình tay ba: Thúy Kiều với Từ Hải và Kim Trọng, Tây Thi với Phù Sai và Phạm Lãi.
Thật đáng phục Cung Tiến ở tuổi 16 mà đã sáng tác một bản nhạc bán cổ điển thật hay, không những thế mà Cung Tiến còn dùng lời với các điển tích chứng tỏ sự uyên bác của Nhạc Sĩ.
Thế rồi NS cho một kết cục thật vui khi được gặp lại cố nhân:
Người có thương yêu loài người và yên vui sống cuộc sống vui
Ðời êm như tiếng hát của lứa đôi
Đoạn kết giống như Trương Quỳnh Như gặp lại Phạm Thái, Thúy Kiều gặp lại Kim Trọng, Tây Thi gặp lại Phạm Lãi.
* Video trình diễn sống, Ngọc Mai, với ca từ, trong đêm văn nghệ đại lễ Phật Đản 2017 : chất giọng ngọt ngào, nhạc đệm đơn giản, kỹ thuật thu âm thô sơ, nhưng người nghe vẫn có thể cảm nhận cái hồn của bài hát:
https://www.youtube.com/watch?v=TKUzza7UHPc
Bốn bài trình diễn dưới đây đều thể hiện giọng hát hay được hỗ trợ bởi hòa âm nhạc đệm tuyệt vời.
MV, Trần Thu Hà:
https://www.youtube.com/watch?v=LpKi-9TQMko
MV, Tuấn Ngọc:
https://www.youtube.com/watch?v=HIJVMikCJZ0
Video trình diễn sống, Thiên Tôn, trong Paris by Night 108:
https://www.youtube.com/watch?v=GExuFBoqfS8
+ MV, Cecilia Bach, với phụ đề Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=1EQoyyjLI10
Hướng về Hà Nội – Hoàng Dương
Hoàng Dương, tên đầy đủ Ngô Hoàng Dương (1933-2017), là nghệ sĩ đàn cello, người có công đầu xây dựng bộ môn cello và khoa đàn dây Nhạc viện Hà Nội. Hoàng Dương viết không nhiều ca khúc. Hai bài Hướng về Hà Nội và Tiếc thu là nổi tiếng hơn cả.
Hoàng Dương kể về bối cảnh ra đời ca khúc Hướng về Hà Nội, theo Vườn CVA 5461 (2017):
Đó là những năm 1953-1954, tôi đang hoạt động cách mạng tại Đội tuyên truyền văn nghệ Thành nội bộ Hà Nội nên luôn phải trốn trách sự truy lùng của quân địch. Một lần khi đang tá túc tại nhà người dân nơi ngoại thành Hà Nội, tiếng pháo tiếng súng phía bên kia thành phố vẫn dội một bên tai, kháng chiến chưa biết ngày nào toàn thắng, nhớ lại bóng hình người con gái Hà Nội mình thầm yêu chẳng biết có bao giờ còn dịp gặp lại…
Tất cả những điều đó thôi thúc tôi ngồi vào bàn viết. Ánh đèn giăng mắc muôn nơi, mái trường phượng vĩ dâng hoa, thanh bình tiếng guốc reo vui, phố phường dãi ánh trăng mơ… đều là những hình ảnh quen thuộc, khảm sâu suốt một thời tuổi trẻ nên tôi viết rất nhanh, cảm xúc cứ thế tự nhiên đến.
Năm 1954, Hướng về Hà Nội được công bố qua tiếng hát Kim Tước để rồi sau đó được phổ biến rộng rãi. Nó là lời nhắn gửi của một thế hệ, một tầng lớp thanh niên tri thức thủ đô “gác bút nghiên” lên đường vì nghĩa lớn. Chính vì vậy bài hát mang một vẻ đẹp sang trọng và buồn, đậm chất của những con người thành phố và có thể nói, đây cũng là một bài hát mang đậm… “nỗi buồn tiểu tư sản”.
Cũng giống như nhiều tác phẩm bị “quy” vào cái “tội”: “mang tính chất tiểu tư sản”, một thời gian dài Hướng về Hà Nội không có cơ hội được phát công khai. Không được phổ biến rộng rãi nhưng những lời thơ ấy vẫn âm thầm chảy trong ký ức, trong trái tim của biết bao thế hệ con người Hà Nội, dù đi xa hay ở ngay tại lòng thành phố, mỗi khi lời hát được cất lên, trong nền nhạc violoncenl trầm đục, mỗi người con của thành phố đều cảm thấy rưng rưng biết bao kỷ niệm. [Chú thích: khi hai miền còn chia cắt, ở miền Nam ca khúc này vẫn được trình bày rộng rãi bởi Mai Hương, Duy Trác, Lệ Thu…]
Phải hơn bốn mươi năm sau, đến những năm cuối của thế kỷ 20, bài hát mới được “minh oan” và đón nhận được nhiều sự chia sẻ của khán giả. Có nhà phê bình âm nhạc không tiếc lời khi nói: Hướng về Hà Nội là sự chưng cất của nét tài hoa lắng đọng trong không gian thời gian và linh thiêng sông núi.
* Video âm thanh, Lê Dung:
https://www.youtube.com/watch?v=0sXZ6ARYi_0
+ Video âm thanh, Hồng Nhung:
https://www.youtube.com/watch?v=xjgmhtJcFeo
+ Video âm thanh, Tuấn Ngọc:
https://www.youtube.com/watch?v=BTWsuGMylmM
+ MV, Minh Đức:
https://www.youtube.com/watch?v=FHWcIgXgbrk
Không bao giờ quên anh – Hoàng Trang
Theo Wikipedia_Hoàng Trang,
Hoàng Trang (1938-2011), người Bến Tre, tên tuổi gắn liền với ca khúc Không bao giờ quên anh. Nghệ danh Hoàng Trang (hoa trang vàng) là do lúc nhỏ ông sống ở quê nội nơi chợ Mới (Gò Công Đông, Tiền Giang), hình ảnh hoa trang vàng đã đi vào tâm thức nên sau này ông đã lấy hoa trang vàng đặt làm nghệ danh. Ông cùng thế hệ với các nhạc sĩ như Thanh Sơn, Trần Thiện Thanh, Trúc Phương,.. Tài năng âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Trang là do ông mày mò, kiên nhẫn tự học, không kinh qua trường lớp hoặc người thầy nào.
Không bao giờ quên anh thường bị xem là một trong những đại diện cho dòng nhạc ủy mị mà khi xưa người tổng hợp bài này nghe nhiều lần vẫn không thích. Bây giờ tôi nghĩ khác: qua bốn giọng ca thuộc thế hệ mới như giới thiệu dưới đây, ca khúc mang cung cách mới, vẫn truyền cảm nhưng không ủy mị, và tôi có cảm nhận sâu sắc.
* Video trình diễn sống, Quỳnh Như:
https://www.youtube.com/watch?v=wfVxMIvDPcI
* Video trình diễn sống, Hòa Minzy, trong chương trình “Cặp đôi hoàn hảo – Trữ tình & Bolero”:
https://www.youtube.com/watch?v=Q-xhICeE6Mk
Video trình diễn sống, Lưu Ánh Loan (MV Official):
https://www.youtube.com/watch?v=4f83RFMZVoU
Video trình diễn sống, LiLy Chen:
https://www.youtube.com/watch?v=u7GkeGIM9jg
Không còn mùa thu – Việt Anh & Lê Quốc Dũng
Việt Anh (1976- ) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng từ sớm với những ca khúc nhạc trẻ mang âm hưởng trữ tình, lãng mạn. Lên 8 tuổi, Việt Anh bắt đầu theo học nhạc, rồi tốt nghiệp đại học chuyên ngành piano vào năm 1999. Sau đó anh chuyển sang học ngành sáng tác và tiếp tục chặng đường âm nhạc của mình bằng việc sang New Zealand tu nghiệp vào năm 2001. Sau 6 năm, tốt nghiệp khoa sáng tác Trường Đại học Auckland, Việt Anh trở về nước rồi chính thức trở thành thành viên của nhà hát Giao hưởng Vũ kịch Sài Gòn.
Việt Anh nhìn nhận mình bị ảnh hưởng bởi nhiều dòng nhạc, đặc biệt là nhạc tiền chiến. Giai điệu của anh cũng kế thừa âm hưởng lãng mạn cổ điển đó.
Không còn mùa thu là ca khúc đầu tiên của Việt Anh, hợp tác với Lê Quốc Dũng (1956- ) người Đà Nẵng, được thu âm vào thập niên 1990s.
* Bản thu âm, Quang Tuấn, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/khong-con-mua-thu-viet-anh-quang-tuan.6XQXfz6pBN.html
+ * Video âm thanh, Thu Phương:
https://www.youtube.com/watch?v=KEEhC5jvM80
Video trình diễn sống, Ý Lan:
https://www.youtube.com/watch?v=bscN2PNdgdw
+ Video âm thanh, Hoàng Dũng, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=BY3SNqkiy7A
Khối tình Trương Chi – Phạm Duy
Có một vài ca khúc tôi rất thích nhưng không hiểu sao ca sĩ không mặn mà lắm nên tôi không thấy trình diễn trên sân khấu lớn nhỏ. Thế nên nhiều người không biết đến những ca khúc đó.
Truyện ca Khối tình Trương Chi là một ví dụ. Trong Hồi ký Phạm Duy, tác giả kể trong thời gian dừng chân ngơi ở Huế, một người con gái có vẻ như một công chúa Mỵ Nương hay một tiểu thư lá ngọc cành vàng đang sống trong một dinh thự rất đẹp trên con đường lên Nam Giao giúp ông cảm hứng để thay thế anh Trương Chi, hát lên cho hồn người phải thổn thức trong phòng loan…
Ca từ của Khối tình Trương Chi tuyệt vời, chỉ cần đọc lên là nghe như một bài thơ, còn tiết tấu thay đổi từ đoạn này qua đoạn khác chứ không theo công thức quen thuộc A-A-B-A.
Có thể xem bài hát gồm 2 chương (movement) trong một tiểu khúc (suite) của nhạc cổ điển.
Chương 1 gồm 5 đoạn A-B-C D-A, khi nàng “thổn thức trong phòng loan” vì nghe tiếng đàn Trương Chi.
Chương 2 gồm 5 đoạn A-B-C-D-A, khi nàng gặp chàng thì “đành tan vỡ câu chờ mong” để rồi “trong đáy sông hồn cầm ai chết đêm nguyệt rằm” và “thiếp trả nợ chàng nước mắt này dâng”. Đoạn A cuối kết thúc câu truyện: “Cho mắt rơi lệ rồi, cho chén tan thành lời / Để thành bài hát ru lòng tôi.”
Mỗi đoạn A đều bắt đầu bằng câu “Đêm năm xưa” nhằm dẫn chuyện và trở về chủ đề chính.
Kết cấu âm nhạc phong phú như thế, ca từ có hồn thơ như thế. mà tôi chưa nghe được dàn nhạc giao hưởng hỗ trợ cho giọng hát! Có nguy cơ là cách xử lý theo kiểu nhạc vàng trở thành quá bi ai, trong khi cách kể chuyện mang hơi hướng bâng khuâng, thương cảm nhẹ nhàng.
* Video âm thanh, Hoàng Oanh, với phần dẫn truyện và ngâm thơ:
https://www.youtube.com/watch?v=0YPioprjPGg
Video âm thanh, Tấn Minh, giọng ngọt ngào, có nhóm hát bè phụ họa, hòa âm nhạc đệm nghe mới lạ:
https://www.youtube.com/watch?v=CRDxPlIcczU
* Video âm thanh, Sĩ Phú:
https://www.youtube.com/watch?v=tO1l5n0-Qpw
Khúc hát ân tình – Xuân Tiên & Song Hương
Bài Khúc hát ân tình do Xuân Tiên sáng tác nhạc và Song Hương đặt ca từ, là bài hát được gắn liền với Xuân Tiên.
Theo Wikipedia_Xuân Tiên,
Xuân Tiên, tên thật là Phạm Xuân Tiên (1921- ), người Hà Nội, là một nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền tân nhạc Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Năm 6 tuổi, ông bắt đầu học nhạc Trung Quốc với cha và sau đó học nhạc phương Tây với người anh cả. Năm lên 10, ông còn được cha thuê người dạy tuồng và nhạc cải lương. Thời gian ban đầu khi còn ở miền Bắc, ông chơi chủ yếu là các loại kèn sáo phương Tây.
Cuối năm 1942, ông cùng anh trai là nhạc sĩ Xuân Lôi theo gánh cải lương Tố Như vào miền Nam trình diễn ở Sài Gòn và lục tỉnh. Trong quá trình đi trình diễn nhạc và sinh sống ở nhiều miền, ông thu thập được kiến thức về các loại hình nhạc của các miền khác, chủ yếu là miền Trung. Ông có khả năng chơi 25 loại nhạc cụ, lại còn cải tiến một số nhạc cụ.
Năm 1952, cả gia đình ông vào Sài Gòn kiếm sống bằng nghề nhạc cho đến sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.
Năm 2006, những đóng góp có giá trị của nhạc sĩ Xuân Tiên – cùng với hai nhạc sĩ Thanh Sơn và Nguyễn Ánh 9 – đối với nền tân nhạc Việt Nam được vinh danh trong chương trình Paris by Night 83: Những khúc hát ân tình của Thúy Nga.
Những ca khúc của Xuân Tiên được yêu thích nhất là: Chờ một kiếp mai (cùng Ngọc Bích), Cùng một mái nhà, Hận Đồ Bàn (ký chung với Lữ Liên), Khúc hát ân tình, Về dưới mái nhà,…
* Bản thu âm, Cẩm Ly, với ca từ:
https://nhac.vn/bai-hat/khuc-hat-an-tinh-cam-ly-soWKpY
* Video trình diễn sống, Như Quỳnh, Minh Tuyết, Hạ Vy, Hà Phương:
https://www.youtube.com/watch?v=TrCcyA8vSSg
* Video trình diễn sống, Diễm Thùy:
https://www.youtube.com/watch?v=iRXjz-pnsf0
Khúc thụy du – Du Tử Lê & Anh Bằng
Theo Wikipedia_Du Tử Lê,
Du Tử Lê tên thật là Lê Cự Phách (1942–2019), người Hà Nam, có những thành công nhất định về thơ văn như:
- Thơ ông được đưa vào giảng dạy, làm tài liệu nghiên cứu, đọc thêm tại một số trường đại học Hoa Kỳ và châu Âu.
- Năm 1998, nhà xuất bản W. W. Norton, New York chọn Du Tử Lê là một trong năm tác giả Việt Nam để in vào phần “Thế kỉ 20: thi ca Việt Nam” khi tái bản tuyển tập World Poetry – An Anthology of Verse From Antiquity to Our Present Time (Tuyển tập Thi ca thế giới từ xưa đến nay).
- Trong cuốn Understanding Vietnam, tác giả, giáo sư Neil L. Jamieson chọn dịch một bài thơ của Du Tử Lê viết từ năm 1964. Cuốn sách này sau trở thành tài liệu giáo khoa, dùng để giảng dạy tại các đại học Berkeley, UCLA, và Cambridge, London.
Theo Wikipedia_ Anh Bằng,
Anh Bằng, tên thật Trần An Bường (1926-2015), người Thanh Hóa, là một nhạc sĩ nổi tiếng dòng nhạc đại chúng của Việt Nam với số lượng sáng tác khoảng 650 tình khúc để lại cho đời. Ông là người sáng lập Trung tâm Asia vào năm 1980. Ngoài những tác phẩm của chính ông, Anh Bằng còn là một trong nhóm ba người hợp tác soạn nhạc với bút hiệu Lê Minh Bằng.
Theo Mộc Uyển (2018),
Lâu nay, mọi người vẫn biết đến bài hát Khúc thụy du, với nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng, dựa trên ý thơ của nhà thơ Du Tử Lê. Bài hát viết về tình yêu, hiển nhiên thế. Nhưng giữa bài thơ và bài hát được phổ là những câu chuyện khác nhau.
Bài thơ Khúc thụy du được viết vào tháng 3/1968. Lời bài thơ là tiếng kinh cầu của con người trước chiến tranh, loạn lạc; trên mảnh đất mà từng ngày, từng phút trôi qua là muôn vàn đạn bom, hận thù và cái chết đổ xuống. Nơi đó, thần chết lúc nào cũng ung dung, lởn vởn nhắc nhở: Là con người hay con vật trong chiến tranh thì thân phận cũng đều rẻ rúng như nhau, đừng đỏi hỏi gì cả. Nhà thơ Du Tử Lê ở tháng 3 năm 1968 đã để lời thơ cứ thế bật ra, như máu chảy, từng dòng, từng dòng đỏ thẫm, tang thương.
Bài thơ khi được viết ra dài trên 100 câu. Nhưng khi đăng tạp chí thì cắt bỏ đi gần 1/3 bài. Ngay chính tác giả cũng không còn bản gốc mình viết tay khi đó. Sau này, in trong các tập đành phải lấy theo bản bị cắt bỏ in trên tạp chí.
Theo những gì mà nhà thơ Du Tử lê kể lại thì vào năm 1985, nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm gặp ông tại quán cà phê Tay Trái và giới thiệu mình là người đã phổ nhạc bài thơ của ông, trước đó hai người chưa hề quen biết.
Nếu như bài thơ Khúc thụy du là mô tả những nỗi ám ảnh sống chết, tiếng kêu đau thương của con người, thì bài hát Khục thụy du mang đậm dấu ấn về tình yêu, với cách đặt vấn đề mang màu sắc triết luận và những câu hỏi đặt ra không nhằm hay không mong câu trả lời.
Nhạc sĩ Anh Bằng khéo léo rút tỉa những câu định đề của bài thơ, chuyển sang trạng thái tình yêu, thay vì đi sâu vào thân phận chiến tranh như bài thơ gốc. Ví dụ rõ ràng nhất là hình ảnh chim bói cá. Hình ảnh chim bói cá trong bài thơ là sự mở để đi sâu vào vô vàn hình ảnh người chết phía tiếp sau. Còn trong bài hát nó là sự nối tiếp của tình yêu, làm rõ cho tình yêu trong cuộc đời.
Sự chuyển từ thơ sang nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng có nhiều người đồng tình, nhiều người phản đối. Phản đối vì bài hát đã giản lược phần quan trọng nhất của bài thơ là thân phận con người, chỉ nhấn vào khía cạnh tình yêu, một khía cạnh rất nhỏ. Đồng tình vì khi chỉ còn tình yêu bài hát không nặng nề, u ám, được lan truyền rộng rãi hơn. Bản thân nhà thơ Du Từ Lê sau mấy chục năm nhìn lại cũng công nhận nhạc sĩ Anh Bằng có cái lý của ông.
Và cả bài hát có cụm từ quan trọng mà bài thơ không có: cắt đứt cuộc tình đầu/ Thụy bây giờ về đâu. Sự cắt đứt này vừa vặn khép lại một vòng tròn với câu đầu mở ra: hãy nói về cuộc đời/ khi tôi không còn nữa.
Khúc thụy du là gì? Thụy là ai? Nhiều người suy luận rằng “Thụy” ở đây là tên riêng của bà Thụy Châu, vợ cũ nhà thơ, còn “Du” lấy từ chính bút danh của tác giả. Một giả thuyết khác, theo nghĩa Hán Việt, “Thụy du” là một khúc hát về giấc ngủ, cái chết hoặc một chuyến đi dài.
Còn tác giả cho biết thời gian bài thơ ra đời cũng là bắt đầu cuộc tình giữa ông và một cô sinh viên đại học Dược. Ông lấy chữ lót trong tên người con gái này, cộng với chữ đầu bút hiệu làm thành nhan đề bài thơ.
Vậy Thụy là ai? Liệu chúng ta có cần truy nguyên rõ ràng nguồn gốc, Thụy là cô A, là cô B… hay không? Thiết nghĩ là không. Bởi một khi tác phẩm đã đi vào lòng công chúng, thiết nghĩ, nó nên giữ lại phần nào đó sự kì bí của mình. Như cụm từ “Sơn Khê” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vậy. Cứ nghĩ đó là núi sông theo ý bạn. Hoặc Trịnh Công Sơn và Bích Khê nào đó nếu bạn muốn đi tìm…
* Bản thu âm, Tuấn Ngọc, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/khuc-thuy-du-anh-bang-du-tu-le-tuan-ngoc.Nx_B0EPMOg.html
Video âm thanh, Sunmi Nguyen:
https://www.youtube.com/watch?v=4zZyLzQ0pkU
Video trình diễn sống, Bảo Yến:
https://www.youtube.com/watch?v=fb8U97_4viU
* MV, Nhật Hạ, với hình ảnh đầy nét nghệ thuật nhưng có thể gây ám ảnh:
https://www.youtube.com/watch?v=xoUGY78VpJM
+ Video trình diễn sống, Hồ Hoàng Yến:
https://www.youtube.com/watch?v=Ly7Wh5cfpM0
+ Video trình diễn sống, Y Phương, với Trúc Hồ (piano), trong chương trình “Nhạc thính phòng SBTN”:
https://www.youtube.com/watch?v=pqoz_k2Ew14
+ Video trình diễn sống, Ngọc Anh, trong chương trình Paris by Night 130:
https://www.youtube.com/watch?v=6QPHJK6GmuI
Kiếp nào có yêu nhau – Minh Đức Hoài Trinh & Phạm Duy
Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Hoài Trinh (1930-2017), người Huế. Bà là con quan Tổng đốc Võ Chuẩn; ông nội là Thượng thư Bộ Lễ Võ Liêm. Năm 1964, bà đi Pháp, học chuyên ngành báo chí và Hán văn tại trường ngôn ngữ Đông phương La Sorbonne, sau đó ra trường và làm việc tại một đài truyền hình Pháp. Bà từng là phóng viên chiến trường tại Algérie và Việt Nam, được cử theo dõi và tường thuật cuộc hòa đàm Paris. Năm 1974-1975, bà trở về Việt Nam giảng dạy khoa báo chí tại Viện Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn.
Bà xuất bản hàng chục tập thơ như Lang thang, Thư sinh, Bơ vơ, Hắn, Mơ… Nhiều bài thơ của bà được cố tác giả Phạm Duy và nhiều tác giả khác phổ nhạc như Kiếp nào có yêu nhau, Đừng bỏ em một mình, Bài thơ cho Huế, Mây vẫn còn bay… Trong đó, ca khúc Kiếp nào có yêu nhau của Phạm Duy trở thành một trong những tình khúc kinh điển của tân nhạc, được nhiều thế hệ ca sĩ trình bày như Thái Thanh, Tuấn Ngọc, Ý Lan, Mỹ Linh, Đức Tuấn…
Hiếu Dũng – Ngân Vi (2013) kể:
Năm 1943, Phạm Duy theo gánh hát Đức Huy tới Huế vào một ngày êm đẹp. Cảm xúc ngày ấy như vẫn ngọt lịm trên từng giác quan người nhạc sĩ. Ông mơ màng hồi tưởng: “Ai tới Huế lần đầu tiên cũng đều cảm thấy như vừa gặp một nơi để biết ái tình ở dòng sông Hương… vì những bầy ‘Huế nữ’ không những đẹp thôi, ăn nói lại mặn mà có duyên. Tôi may mắn được quen biết mấy chị em trong một gia đình quyền quý và được mời tới dinh thự Hương Trang ở Nam Giao chơi… Trong số đó có một cô gái rất trẻ tên là Võ Tá Hoài Trinh. Cô này còn làm thơ nữa, lấy bút danh Minh Đức Hoài Trinh… Nói rằng tôi biết ái tình ở dòng sông Hương là thế, nhưng lúc quen nhau rồi thì cũng phải xa nhau. Tôi tiếp tục sống đời giang hồ, người mới quen dần trôi vào dĩ vãng…”
Năm 1948, nơi không gian nhỏ hẹp là khu vực của làng văn nghệ Quần Tín (tỉnh Thanh Hóa) vào thời gian mà cuộc toàn quốc kháng chiến đã gần đi vào năm thứ hai. Phạm Duy kể: “Tôi bấy giờ đang là quân nhân… bỗng gặp lại Minh Đức Hoài Trinh lúc đó được 17 tuổi từ thành phố Huế thơ mộng chạy ra với kháng chiến. Nàng còn đem theo đôi gót chân đỏ như son và đôi mắt sáng như đèn pha ô tô… Hồi đó, Minh Đức Hoài Trinh đã được Đặng Thái Mai coi như là con nuôi và hết lòng nâng đỡ”.
Con tạo xoay vần. Họ lại chia tay nhau. Nhưng, Phạm Duy tiếp tục câu chuyện về nữ sĩ Hoài Trinh: “Năm 1954, tôi gặp Minh Đức Hoài Trinh lần thứ ba khi tôi tới Paris ở khoảng hai năm. Nàng đã rời Việt Nam, đang sống với một người em trai trong một căn phòng nhỏ hẹp. Ba lần gặp nhau là rất hy hữu, tôi bèn giao lưu với nàng và soạn được hai bài ca bất hủ”.
Cuộc giao duyên thơ–nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy và nữ sĩ Hoài Trinh cho ra đời hai bản tình ca: Kiếp nào có yêu nhau và Đừng bỏ em một mình.
Năm 2016, đạo diễn Dustin Nguyễn thực hiện cuốn phim Bao giờ có yêu nhau dựa trên cảm hứng về ca khúc Kiếp nào có yêu nhau. Nhạc phẩm do danh ca Thái Thanh thể hiện là một trong số các ca khúc chủ đề của phim.
Bài thơ: Kiếp nào có yêu nhau – Minh Đức Hoài Trinh
Anh đừng nhìn em nữa
Hoa xanh đã phai rồi
Còn nhìn em chi nữa
Xót lòng nhau mà thôi
Người đã quên ta rồi
Quên ta rồi hẳn chứ?
Trăng mùa thu gãy đôi
Chim nào bay về xứ
Chim ơi có gặp người
Nhắn giùm ta vẫn nhớ
Hoa đời phai sắc tươi
Đêm gối sầu nức nở
Kiếp nào có yêu nhau
Nhớ tìm khi chưa nở
Hoa xanh tận nghìn sau
Tình xanh không lo sợ
Lệ nhòa trên gối trắng
Anh đâu, anh đâu rồi?
Rượu yêu nồng cay đắng
Sao cạn mình em thôi?
* Video âm thanh, Nhật Hạ:
https://www.youtube.com/watch?v=ncIaez7jc3A
* Video trình diễn sống, Hồng Gấm, trong chương trình “Chân dung cuộc tình”:
https://www.youtube.com/watch?v=nWGbnxYnEQ4
Video trình diễn sống, Nguyễn Hồng Nhung:
https://www.youtube.com/watch?v=eBxguVUo-As
Video âm thanh, Thái Thanh, nhạc phim Bao giờ có yêu nhau:
https://www.youtube.com/watch?v=3qLkSx1SSlg
Kỷ niệm – Phạm Duy
Phạm Duy viết trong Hồi ký của ông:
Sau một thời gian ngụp lặn trong vũng lầy của tâm ca, tâm phẫn ca, vỉa hè ca, tục ca, thương ca chiến trường, chiến ca mùa hè và sau khi cố bay lên để trốn tránh vào đạo ca thì vào năm 1972, tôi rơi xuống đất.
Tôi rơi vào kỷ niệm, những kỷ niệm của rất nhiều người thuộc lứa tuổi tôi, lúc còn bé, còn ngây thơ trong trắng và được sống ở tỉnh nhỏ, có những buổi chiều đi giữa làng quê, đi giữa ruộng lúa rồi vì quá mê trời mây tía nên không nghe tiếng mẹ gọi về… Hoặc trong những đêm mùa khô ráo ngồi bên cha mẹ, mơ ước viễn du khi nghe tiếng còi tầu xe lửa… Tôi nhớ lại kỷ niệm và xin quay về dĩ vãng.
Tôi xin lại Tình Yêu mà có lẽ tôi đã đánh mất. Tôi không cần khôn khéo nữa, tôi xin cho lòng tôi được non yếu để tôi có thể dễ khóc, dễ tin theo… Tôi xin lại thời thơ ấu nghĩa là tôi xin đi lại từ đầu.
* Video âm thanh, Thái Thanh:
https://www.youtube.com/watch?v=HW4Wo9zEU0o
Video âm thanh, Ý Lan, kèm những họa phẩm của Nguyễn Đức Cường:
https://www.youtube.com/watch?v=ydHE54hXqOI
Video âm thanh, Đức Tuấn:
https://www.youtube.com/watch?v=wPayTrQbCoQ
* Video trình diễn sống, Dương Triệu Vũ, trong chương trình Paris by Night 99:
https://www.youtube.com/watch?v=bm9-Fj8R3LM
Làng tôi – Chung Quân
Theo Dòng Nhạc Xưa (2012b) và Wikipedia,
Nhạc sỹ Chung Quân [1936–1988] là một trong số những nhạc sỹ chỉ để lại cho đời một vài tác phẩm nhưng lại là những sáng tác để đời. Làng tôi là một nhạc phẩm đẹp từ giai điệu đến ca từ.
Chung Quân tên thật là Nguyễn Đức Tiến, sinh năm 1936. Năm 1952, khi mới 16 tuổi, bản Làng tôi của ông giành được giải của công ty điện ảnh, tuồng cải lương Kim Chung ở Hà Nội để làm bản nhạc nền cho phim Kiếp hoa, một trong số ít những phim Việt Nam được thực hiện trong thời kỳ này.
Năm 1954, Chung Quân cùng gia đình di cư vào miền Nam. Nhờ đã từng học sư phạm chuyên ngành về nhạc và danh tiếng của ca khúc Làng tôi, Chung Quân được Bộ Quốc gia Giáo dục của Đệ Nhất Cộng hòa ưu đãi, cho dạy môn nhạc tại hai trường trung học Chu Văn An, và Nguyễn Trãi. Thời gian giảng dạy ở trường Nguyễn Trãi, Chung Quân là thầy dạy nhạc của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng sau này như Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Đức Huy, Nam Lộc…
Cũng khoảng thời gian 1955–1956, ông có soạn bản hợp xướng Sông Bến Hải, theo một vài ý kiến thì đó là một trường ca có giá trị nghệ thuật, viết về cuộc di cư năm 1954, nhưng về sau không thấy phổ biến rộng rãi.
* Bản ghi âm, Mỹ Tâm, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/lang-toi-my-tam.Q4vKNS0Kh6.html
+ Video âm thanh, Như Quỳnh:
https://www.youtube.com/watch?v=geYMj-gBoRA
+ Video âm thanh, Thi Giang:
https://www.youtube.com/watch?v=rL8bLOWg7J4
+ Video trình diễn sống, Vũ Đình Tri Giao:
https://www.youtube.com/watch?v=PGdCyBRc_KA
+ Video trình diễn sống, Thiên Kim:
https://www.youtube.com/watch?v=vOsTgApRFrk
Lâu đài tình ái – Trần Thiện Thanh & Mai Trung Tĩnh
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (1942-2005) còn là ca sĩ với nghệ danh Nhật Trường. Một số nghệ danh khác của ông là Anh Chương (tên con trai ông), Trần Thiện Thanh Toàn (em trai ông), và Thanh Trân Trần Thị.
Ông thường sáng tác về tình yêu với ca từ lãng mạn, thi vị. Những ca khúc của ông trong thể loại này được biết đến nhiều nhất là Ai nói yêu em đêm nay, Bảy ngày đợi mong, Chiếc áo bà ba, Chuyến đi về sáng, Chuyện hẹn hò, Đám cưới đầu xuân, Giây phút tạ từ, Hàn Mặc Tử, Hoa trinh nữ, Khi người yêu tôi khóc, Không bao giờ ngăn cách, Lâu đài tình ái, Mùa đông của anh, Trên đỉnh mùa đông…
Trang web của Cục Nghệ thuật Biểu diễn được truy cập ngày 12/9/2020 liệt kê 34 ca khúc của Trần Thiện Thanh (kể cả những ca khúc nêu trên) được phép phổ biến tại Việt Nam:
Có lúc tôi nghĩ lại: mình đã từng dự 6, 7 đám cưới thì có 3 lần được nghe ca khúc Lâu đài tình ái, trong đó 1 lần nghe chính cô dâu hát. Điều này cho thấy sức lan tỏa của bài hát với ca từ dễ thương này. Tuy rằng có lẽ vì được yêu mến quá trong khi phong trào hát bolero đang nổi nên ca khúc được xếp luôn vào dòng nhạc bolero!
Hãy nghe 4 cặp song ca hát rất đạt, tuy hình ảnh mờ nhòe trong 2 clip cuối nên mất điểm *.
* Video trình diễn sống, Tùng Anh & Tố My, trong chương trình “Solo cùng Bolero”:
https://www.youtube.com/watch?v=j8O_sukg8no
* Video trình diễn sống, Khánh Bình & Hà Vân:
https://www.youtube.com/watch?v=fTROOsCLkyo
Video trình diễn sống, Bằng Kiều & Lệ Quyên:
https://www.youtube.com/watch?v=WOXUeSSwejE
Lòng mẹ – Y Vân
Y Vân tên thật là Trần Tấn Hậu, (1933-1992), quê gốc ở Thanh Hóa, là một nhạc sĩ tiêu biểu của nền tân nhạc Việt Nam từ cuối thập niên 1950 đến 1990. Thuở niên thiếu, ông từng theo học nhạc với Giáo sư–nhạc sĩ Tạ Phước và cũng tập sáng tác từ rất sớm. Mồ côi cha, nhà nghèo, cả nhà nhạc sĩ phải dắt díu nhau nương náu trong một túp lều xiêu vẹo ở ngõ chợ Khâm Thiên. Chính vì thế, ông rất thương mẹ và các em, ông phải đi dạy đàn để nuôi gia đình.
Năm 1952 ông vào Nam, tiếp tục sáng tác, chơi nhạc, hòa âm và dạy nhạc, viết sách dạy nhạc lý và dạy đàn guitar. Ngoài ra ông còn là người đi tiên phong cho dòng nhạc nhẹ với những bài hát có giai điệu chachacha, disco, twist như: Sài Gòn, Ảo ảnh, Sáu mươi năm cuộc đời, Thôi… Ông để lại khoảng 200 ca khúc. Nhiều sáng tác của ông đã trở thành bất hủ và vẫn được trình diễn bởi những ca sĩ hiện thời.
Có một công trình nghệ thuật do nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông phác thảo và Y Vân sưu tầm tài liệu với các công việc: sưu tầm bài hát, tài liệu, nhạc khí cổ, tuyển chọn ca sĩ, ca nương theo đúng mẫu xưa phù hợp với phong cách từng địa phương. Dự án bao gồm 20 tiết mục chia đều cho ba miền và được phát hành trong nước trong băng/đĩa Continental 6. Ngoài ra, còn phát hành ấn bản tiếng Anh với tên gọi Vietnamese Traditional Songs để tặng đại sứ quán các nước và các cơ quan văn hóa Việt Nam ở nước ngoài. Tác phẩm này gây tiếng vang lớn và được tổ chức UNESCO khích lệ, hỗ trợ chuyên gia giúp củng cố hồ sơ di sản văn hóa thế giới. Hồ sơ hoàn thành năm 1974, được Bộ Ngoại giao cùng Bộ Thông tin VNCH xét duyệt và dự định chính thức gửi cho UNESCO vào năm 1975. Tuy nhiên vì sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 nên cuối cùng không thể thực hiện được.
Thời gian sau năm 1975, ông tham gia Đoàn ca nhạc Hương Miền Nam, nhận viết nhạc cho nhiều nguồn: viết nhạc phim, nhạc nền cho sân khấu… Ông làm việc cật lực bất kể ngày đêm để tạo cuộc sống tương đối cho gia đình. Ông tham gia viết nhạc phim mà nổi tiếng nhất là tác phẩm Như bầy sơn ca trong bộ phim thiếu nhi Sơn ca trong thành phố.
Một cô bạn của tôi kể mỗi khi nghe bản Lòng mẹ của Y Vân (1933-1992) là cô lại khóc khi nhớ đến người mẹ quá cố của mình. Tôi nghĩ nhiều người Việt khác hẳn cũng thế.
Theo Nguyên Minh (2015):
Năm 1959, ca khúc được xem là nổi tiếng nhất của ông, được nhà thơ Du Tử Lê gọi là “Quốc ca của tình mẫu tử”, Lòng mẹ, ra đời.
Lúc ấy Y Vân là nhạc công chơi đại hồ cầm (violoncelle) cho các nhà hàng ở Sài Gòn để kiếm tiền nuôi mẹ già và 2 em. Mỗi đêm khi ông đi chơi nhạc thì bà cụ ở nhà bê thau quần áo ra giặt ở máy nước công cộng.
Có một đêm, bà cụ giặt đến 2 giờ sáng thì bị cảnh sát bắt về bót vì tội… phá lệnh giới nghiêm. Đến sáng, nhạc sĩ về nhà, biết chuyện đã vừa khóc vừa viết: “Lòng mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa Thu. Tình mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ”. Sau đó, ông hát cho mẹ nghe, lần này thì bà vừa nghe vừa khóc.
Đó là câu chuyện do em trai của nhạc sĩ kể lại.
Lòng mẹ đưa Y Vân trở thành nhạc sĩ ăn khách và bài hát nổi tiếng đến mức sau đó, dù có thêm nhiều sáng tác mới, trẻ trung hơn và cũng rất hay nhưng người ta vẫn gắn kết Y Vân với ca khúc Lòng mẹ.
Bà Minh Lâm, vợ cố nhạc sĩ Y Vân tâm sự:
Anh ấy rất có hiếu với mẹ và thương yêu vợ con. Thời gian sau năm 1975, Y Vân tham gia Đoàn ca nhạc Hương Miền Nam, rồi nhận viết nhạc cho nhiều nguồn: phối nhạc cho Saigon Audio, viết nhạc phim, nhạc nền cho sân khấu… Anh làm việc cật lực bất kể ngày đêm. Ban trưa, nhìn anh xoay trần viết nhạc dưới mái tôn thấp nóng hầm hập, thấy thương vô cùng. Trời thương, nên giai đoạn đó anh được “đặt hàng” dồn dập, có thể nói là “ăn nên, làm ra”, nhờ đó mà gia đình chúng tôi xây lại được căn nhà tạm gọi là ngăn nắp, nhưng anh làm ra cho mẹ con chúng tôi hưởng, bởi chỉ một năm sau thì anh mất (28/11/1992). Dạo ấy, đứng trước quan tài của anh, mẹ chồng tôi không hề khóc một tiếng. Có lẽ tất cả nước mắt để khóc thương con, bà cụ đã âm thầm nuốt ngược vào trong. Chúng tôi nghe bà cụ nói: “Người đời thường bảo: Con ‘đi’ trước mẹ là bất hiếu, nhưng mẹ chẳng trách con đâu bởi con đã làm tròn chữ hiếu ngay từ lúc viết xong bài Lòng mẹ…”
Video trình diễn sống, Nguyễn Thành Viên:
https://www.youtube.com/watch?v=sPzc-YXD0sA
* Video trình diễn sống, Phương Mỹ Chi:
https://www.youtube.com/watch?v=uKOkX36ojoQ
* Video trình diễn sống, Ngọc Giàu & Văn Minh, trong chương trình “Tuyệt đỉnh song ca nhí”:
https://www.youtube.com/watch?v=DxSEZbQng5Q
Video trình diễn sống, Tứ ca 3 thế hệ (Giao Linh – Hoàng Châu – Uyên Trang – Phương Mỹ Chi):
https://www.youtube.com/watch?v=ehUSa2tUiA4
Ly rượu mừng – Phạm Đình Chương
Ly rượu mừng, do nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác năm 1952, là một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của ông. Được viết với tiết điệu valse, ca khúc này có âm điệu tươi vui mà dịu dàng như một lời chúc Tết tốt đẹp nhất theo truyền thống dân tộc, tới mọi người được hạnh phúc ấm no trong cảnh đất nước thanh bình tự do. Ca khúc đem lại nét vui tươi sống động trong mùa xuân. Giai điệu valse và tiết tấu có nhiều khía cạnh linh hoạt theo nội dung, rất thích hợp cho hợp ca hoặc phối hợp giữa hợp ca và đơn ca.
Nguyễn Hoàng Linh (2016) đánh giá:
Chỉ trong một vài câu ngắn gọn, lời chúc lành đầu xuân được vang lên với nhiều giai tầng trong xã hội, và ở những đoạn tiếp tới, tác giả không quên một ai. Ca khúc chỉ hàm chứa một chữ “xuân” ở câu mở đầu, và tất cả phần sau chỉ toàn những lời chúc và mong mỏi, cho con người và cho quê hương. Đặc biệt, cả bài hát không hề có những biểu tượng hay hình ảnh ngày Tết thường gặp trong mọi ca khúc về ngày tết.
Trong Ly rượu mừng, không hề thấy tả quang cảnh ngày tết với hoa đào, hoa mai, tràng pháo tết. hay bánh chưng xanh như lệ thường. Không có gì gợi nhớ hình ảnh “cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng”, “nhìn xác pháo bên thềm”, hay cảnh phố phường đông đúc với những cặp nam nữ tay trong tay “khăn san bay lả lơi trên hai vai” như của Đoàn Chuẩn trong Gửi người em gái miền Nam sáng tác sau đó vài năm.
Ra đời trong bối cảnh chiến tranh và được hát lên liên tục trong hơn hai thập niên sau đó, khi cuộc chiến Việt Nam ngày một leo thang, lòng người ly tán, Ly rượu mừng không chỉ cất lời chúc đầu năm, mà còn thổ lộ những nguyện cầu thiêng liêng và sâu thẳm, cho một nước Việt không còn cảnh tang thương, để người mẹ già “từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa” sớm thấy lại được “bước con về hòa nỗi yêu thương”.
Mùa xuân 1975, Ly rượu mừng có mặt chính thức lần cuối cùng tại quê hương Việt Nam trong cuộn băng tuyển chọn các ca khúc đặc sắc về xuân, phát hành thường niên do cơ sở băng đĩa của nhạc sĩ Ngọc Chánh tuyển chọn. Để rồi, như đại đa số các tác phẩm của giới văn nghệ sĩ miền Nam, bài hát có một giấc ngủ dài bốn thập niên, trong khi nó vẫn được thầm thì trên khóe môi nhiều người khi xuân về.
Những ai còn sở hữu hoặc có dịp nghe Ly rượu mừng trong bản thu âm dạo ấy, còn nhớ nó chính là nhạc phẩm mở đầu cuốn băng với phần trình diễn của Ban Hợp ca Thăng Long, trước những âm giai còn đọng lại trong ký ức nhiều người: tiếng pháo nổ tại phòng trà Đêm Mầu Hồng; tiếng trống của đội lân Nhân Nghĩa Đường Chợ Lớn; tiếng đại hồng chung của Viện Hóa đạo; tiếng chuông Nhà thờ Đức Bà…
Ở miền Nam Việt Nam trước 1975, bài hát này luôn được nghe trong dịp Tết.
Sau năm 1975, nhà nước Việt Nam thống nhất không cho phép phổ biến bài hát này. Nhà báo Nguyên Minh cho biết chính việc nhắc tới người lính, qua ngôn từ “đời lính”, “binh sĩ” mà bài hát này đã không được phép trình diễn suốt 40 năm. “Chính yếu tố người lính làm bài hát không được hát trở lại. Người lính là người lính nào?”, ông chia sẻ.
Ông Nguyên Minh cũng cho biết, sau này khi Phương Nam Phim muốn thu âm Ly rượu mừng, họ phải cùng gia đình tìm lại tất cả tư liệu cũ liên quan đến ca khúc này. Rất may, trong những tư liệu cũ kỹ, gia đình tìm thấy bản ghi chép, qua đó có thể xác định ca khúc được sáng tác khoảng thời gian 1951-1953. Tư liệu cũng cho thấy đó là ca khúc mà Phạm Đình Chương viết về người lính chống Pháp. Trên cơ sở đó, hồi đầu năm 2016 Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép cho ca khúc Ly rượu mừng. “Đó là bài hát về người lính chống Pháp. Bài hát cuối cùng đã được giải oan”, ông Minh nói (Ngữ Yên, 2017).
Theo Wikipedia_Ly rượu mừng, chỉ sau khi bài hát được phép trình diễn trở lại, đồng loạt nổi lên một số nhận xét tích cực – thậm chí tung hô – mà trước đó không ai dám cất tiếng:
- TS Nguyễn Thị Minh Thái: “Ly rượu mừng là ly rượu quá xứng đáng để tiễn một năm cũ đi”.
- Báo mạng Công an Tp HCM: “Ca khúc với âm điệu rộn ràng, tươi vui như một thông điệp, một lời chúc tết tốt đẹp nhất theo truyền thống dân tộc, tới mọi thành phần, lứa tuổi trong xã hội.”
- Báo Tuổi Trẻ: “Trong Ly rượu mừng không chỉ có mùa xuân, tình xuân, mà còn có cả khao khát từ ngàn đời”.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh (2017) nhận xét:
Như một giấc ngủ dài đến mức quên thức dậy, bất chợt một ngày, người ta hay tin bài hát Ly rượu mừng đã không còn bị cấm nữa. Chuyện được nghe, được hát Ly rượu mừng chỉ như điều thoảng qua tai, mà lý do cấm hay không còn cấm đều mơ hồ như nhau. Vì bởi không cần việc nhà cầm quyền cho phép, những con người Việt Nam vẫn hát và vẫn lắng nghe nó từ Nam chí Bắc, thản nhiên, từ rất lâu rồi.
Trên các trang báo nhà nước, người ta dễ dàng tìm thấy trong lúc này các bài viết tung hô việc thôi cấm đoán bài hát Ly rượu mừng, với cách nói như là một sự “giải oan”. Ở nơi đâu đó, nhạc sĩ Phạm Đình Chương và những tiền nhân ắt hẳn đã nhìn nhau bật cười, “oan gì mà giải”?…
Trong câu chuyện về bài hát Ly rượu mừng, thật buồn cười khi nhìn lại cách thức của chế độ kiểm duyệt văn hóa được kiểm soát kiên trì ở Việt Nam từ bao nhiêu năm nay. Những người có trách nhiệm luôn luôn giỏi trong các vai diễn lố bịch của mình: khi cấm thì cao giọng với đủ lý do quan trọng tầm ruồng, nhưng khi ngừng cấm thì cũng giỏi trình diễn sự nhân đạo hay cao cả vô nghĩa nào đó.
Trang web của Cục Nghệ thuật Biểu diễn được truy cập ngày 12/9/2020 liệt kê 13 ca khúc của Phạm Đình Chương được phép phổ biến tại Việt Nam:
Video trình diễn sống, Đăng Nguyên – Quốc Vinh – Ngọc Hà – Anh Vũ – Quốc Tĩnh – Nhật Linh – Thu Uyên – Thu Phương, với hòa âm phối khí xuất sắc của Đặng Tiến Đạt, phần trình diễn tươi vui thanh thoát nhưng không nhốn nháo và ồn ào như cách trình bày nhiều ca khúc Tết khác, bởi vì tôi nghĩ dù là những ngày Tết cũng nên có khoảnh khắc trầm lắng:
https://www.youtube.com/watch?v=Yq94voxGQM0
Video trình diễn sống, Ngọc Khuê, Bảo Trâm & nhóm Dòng thời gian, trong chương trình “Giai điệu Tự hào” tháng 12/2016 trên VTV1, với phần giới thiệu về Ban Hợp ca Thăng Long, có ca từ, sau 40 năm bài hát bị cấm ở Việt Nam:
https://www.youtube.com/watch?v=RukRuacrn-M
* MV, Đức Tuấn (Official MV), với hòa âm nhạc đệm mới lạ của Ignace Lai (tức Lại Vũ Hán Dương) và dàn dựng công phu tạo ý nghĩa sâu lắng:
https://www.youtube.com/watch?v=NeOxvybING8
hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=NeOxvybING8&t=153s
Video trình diễn sống, Trọng Khương và Vũ đoàn Chuông Gió, trong chương trình “Người kể chuyện tình 2019”, với tiết điệu, dàn dựng và hòa âm nhạc đệm mới lạ (tuy có vẻ như lạc điệu ở vài chỗ), tạo cảm nhận thú vị và cuốn hút:
https://www.youtube.com/watch?v=E0lYhLjjd2c
MV, Tuấn Khương & Hoàng Nghĩa, cung cách và dàn dựng đơn giản nhưng cuốn hút, riêng kỹ thuật ghi âm cần tốt hơn:
https://www.youtube.com/watch?v=ijxMjsJmlRA
Mộng dưới hoa – Đinh Hùng & Phạm Đình Chương
Nguyễn Đình Cường (2001) kể về bối cảnh ra đời của ca khúc Mộng dưới hoa:
Khi tôi [Nguyễn Đình Cường] hỏi về trường hợp sáng tác bản Mộng dưới hoa thì ông [Phạm Đình Chương] cho hay là khoảng năm 1957 gì đó, ông đọc tập thơ Đường vào tình sử của Đinh Hùng, thấy bài Tự tình dưới hoa hay hay, có nhiều hình ảnh đẹp, lời thơ có vẻ cổ điển ước lệ với mỹ nhân, với trăng sao, mây nước, suối rừng, mơ mộng v,v…, ông bèn âm ư nho nhỏ trong miệng, rồi bật ra thành những nốt nhạc đầu tiên, và ông ghi lại trên giấy.
Khi phần nhạc đã hoàn chỉnh thì chỉ có một số lời thơ được giữ nguyên văn, ngoài ra chính ông và thi sĩ Đinh Hùng gọt giũa lại rất nhiều. Đến phần điệp khúc, thì cấu trúc của bản nhạc lại thay đổi, không thể dùng 7 chữ được vì chỉ có 6 nốt, nên ông yêu cầu Đinh Hùng đặt lời mới cho đoạn đó. Dĩ nhiên công việc này không quá khó khăn với nhà thơ và cũng có phần đóng góp của chính Phạm Đình Chương. Từ đó hai đoạn điệp khúc 6 chữ được lồng vào giữa bài hát, một cách rất khéo léo, tự nhiên và nhất quán, nghĩa là vẫn giữ được không khí rất lãng mạn và cổ điển của bài thơ.
Nhớ lại hồi còn ở trong nước, mỗi lần từ Đà Lạt về Sài Gòn, vợ chồng tôi đều đến phòng trà Đêm Màu Hồng để nghe ban Thăng Long trình diễn. Thỉnh thoảng chúng tôi được nghe chính tác giả bài hát này. Đặc biệt mỗi lần hát đến câu “Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại” thì ông ngừng lại ngang xương khiến ban nhạc lỡ bộ, rồi nói: “Lả bóng, các bạn ạ, đừng hát là bóng, mất đẹp của câu thơ đi.” Nói xong, ông lại say sưa và mơ màng hát tiếp, ban nhạc lại ngoan ngoãn đệm theo.
Có thể nói bài hát Mộng dưới hoa là một hòa hợp tuyệt vời giữa thơ và nhạc của hai người bạn và cũng là hai thiên tài về thi ca và âm nhạc của chúng ta. Đây cũng là một trong những bản tình ca tuyệt đẹp của nền tân nhạc Viêt Nam. Tuy nhiên trong tuyển tập 20 bài thơ phổ nhạc nhan đề Mộng dưới hoa xuất bản năm 1991 tại Orange County, Phạm Đình Chương lại ghi chú tên bài thơ là Dưới hoa thiên lý. Có thể nhạc sĩ đã nhớ lầm chăng?
Bài thơ: Tự tình dưới hoa – Đinh Hùng (1961)
Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng:
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng
Mắt xanh là bóng dừa hoang dại
Thăm thẳm nhìn tôi, không nói năng
Bài thơ hạnh ngộ đã trao tay
Ôi mộng nào hơn giấc mộng này?
Mùi phấn em thơm mùi hạ cũ
Nửa như hoài vọng, nửa như say
Em đến như mây, chẳng đợi kỳ
Hương ngàn gió núi động hàng mi
Tâm tư khép mở đôi tà áo
Hò hẹn lâu rồi – Em nói đi!
Em muốn đôi ta mộng chốn nào?
Ước nguyền đã có gác trăng sao
Truyện tâm tình: dưới hoa thiên lý
Còn lối bâng khuâng: ngõ trúc đào
Em chẳng tìm đâu cũng sẵn thơ
Nắng trong hoa, với gió bên hồ
Dành riêng em đấy khi tình tự
Ta sẽ đi về những cảnh xưa
Rồi buổi ưu sầu em với tôi
Nhìn nhau cũng đủ lãng quên đời
Vai kề một mái thơ phong nguyệt
Hạnh phúc xa xa mỉm miệng cười
Bài thơ: Xuôi dòng mộng ảo – Đinh Hùng (1961)
Chim hồng về khu rừng cũ
Xuân ấy hai lòng mới yêu
Cùng hoa, bướm trắng sang nhiều
Nắng thơm những chiều tình tự
Xin em ngồi trên nhung cỏ
Nghe suối ca vui nhịp nhàng
Anh ru cho hồn em ngủ
Bằng điệu ca sang dịu dàng
Chim xanh về khu rừng cũ
Hè tới, hai lòng còn yêu
Cỏ thơm mọc đã cao nhiều
Cành mộng bao nhiêu hoa đỏ
Nếu bước chân ngà có mỏi
Xin em dựa sát lòng anh
Ta đi vào tận rừng xanh
Vớt cánh rong vàng bên suối
Lá đỏ rơi trong rừng cũ
Thu về, hai lòng còn yêu
Đường tình trải một làn rêu
Ngơ ngẩn hồn chiều tư lự
Em có lên sườn núi biếc
Nhặt cánh hoa mơ gài đầu
Này đôi nai vàng xa nhau
Có tiếng gọi sầu thảm thiết
Chim buồn xa khu rừng cũ
Đồi núi trập trùng cỏ rêu
Hai lòng nay đã thôi yêu
Có tiếng suối chiều nức nở
Em không nghe mùa thu hết?
Em không xem nắng thu tàn?
Trời ơi! Giọt lệ này tan
Là lúc linh hồn anh chết!
Video âm thanh, Duy Trác:
https://www.youtube.com/watch?v=Aksu0BAmsIQ
* Bản ghi âm, Hoàng Thanh Tâm:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/mong-duoi-hoa-pham-dinh-chuong-hoang-thanh-tam.WoOpZWQL4y.html
Video âm thanh, Elvis Phương:
https://www.youtube.com/watch?v=5l5-VuRuRZw
Video trình diễn sống, Trương Minh Quốc Thái & Dương Cẩm Lynh:
https://www.youtube.com/watch?v=UJy5U95yGI4
Mộng lành – Hoàng Trọng
Theo Wikipedia_Hoàng Trọng,
Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng (1922-1998), người Hải Dương, được mệnh danh là Vua Tango của nền tân nhạc Việt Nam.
Hoàng Trọng bắt đầu học nhạc từ năm 1933 qua người anh trai là Hoàng Trung Quý. Từ năm 1937, Hoàng Trọng học nhạc tại trường Thầy Dòng Saint Thomas Nam Định. Đến năm 1941, ông tiếp tục nghiên cứu âm nhạc qua sách vở và học hàm thụ từ một trường ở Paris. Cũng thời gian ở Nam Định, khoảng 1940 Hoàng Trọng có mở một lớp dạy nhạc.
Năm 15 tuổi, Hoàng Trọng cùng các anh em trong gia đình Hoàng Trung An, Hoàng Trung Vinh và một số bạn bè như Đan Thọ, Đặng Thế Phong, Bùi Công Kỳ… lập một ban nhạc, gần như chỉ để giải trí.
Hoàng Trọng có sáng tác đầu tay Đêm trăng được viết năm 1938, khi ông mới 16 tuổi. Một số bản nhạc tiếp theo của ông được Phạm Duy trình bày trên sân khấu của gánh hát Đức Huy, trong đó có Tiếng đàn tôi, một trong những bản Tango đầu tiên của Việt Nam. Một bản nhạc tiền chiến nổi tiếng khác của Hoàng Trọng thời gian đó là Một thuở yêu đàn.
Khoảng thời gian ở Sài Gòn, Hoàng Trọng sáng tác rất mạnh. Trong khoảng 200 nhạc phẩm của Hoàng Trọng, ông chỉ tự đặt lời khoảng 40 bài. Số còn lại được sự giúp đỡ của nhiều nhạc sĩ khác như Hồ Đình Phương, Hoàng Dương, Nguyễn Túc, Quách Đàm, Vĩnh Phúc… Trong giới nhạc sĩ Việt Nam, Hoàng Trọng viết tango nhiều và được xem như người thành công nhất với danh hiệu Vua Tango.
Sau 1975, Hoàng Trọng chỉ sáng tác một vài ca khúc và không phổ biến.
Một ca khúc của Hoàng Trọng được biết nhiều nhất là Bạn lòng, Bên bờ đại dương, Chiều tha hương (thơ Quách Đàm), Dừng bước giang hồ (lời Quang Khải), Gió mùa xuân tới, Lạnh lùng, Mộng đẹp ngày xanh, Mộng lành, Ngàn thu áo tím,
Tôi nghĩ Hoàng Trọng đã có ý viết Mộng lành theo điệu tango thì người trình diễn không nên biến tấu thành điệu khác. Tôi giới thiệu hai phiên bản dưới đây được trình bày theo điệu tango.
* Video âm thanh, Loan Châu:
https://www.youtube.com/watch?v=PPtXmbHkf1s
Video âm thanh, Ngọc Hạ:
https://www.youtube.com/watch?v=i_0Z3xfScjs
+ Video trình diễn sống, Hoàng Nhung, Paris by Night live show “Gió mùa xuân tới”:
https://www.youtube.com/watch?v=IkzjdXk5TH4
Một lần nào cho tôi gặp lại em – Vũ Thành An
Nhạc sĩ Vũ Thành An cho biết: “Mỗi khi nghe một ca sĩ hát bài của mình, tôi rất hồi hộp và buồn đến nỗi không muốn nghe nữa. Nếu bạn vào trang www.vuthanhan.com – nơi tôi đăng nhạc và lời ca khúc, rồi nghe các bài phổ biến trên mạng hiện nay, sẽ thấy rất ít bài đúng với nguyên bản. Có tới hơn 90% ca khúc của tôi bị hát sai lời”.
Ông dẫn ca khúc Một lần nào cho tôi gặp lại em, chữ “em” đã bị đổi thành “anh” để rồi sau đó mâu thuẫn với “Mái tóc mây bay giờ còn không? / Tiếng nói thơ ngây giờ còn không? / Anh có vui không? / Hai má còn hồng?”. “Anh” mà “hai má còn hồng”. Thế mà ca sĩ vẫn hát được.
Video âm thanh, Quang Dũng:
https://www.youtube.com/watch?v=I_bemmNgyug
Video trình diễn sống, Trần Thái Hòa:
https://www.youtube.com/watch?v=mtlWtJnlAwY
Một mình – Thanh Tùng
Thanh Tùng, tên đầy đủ Nguyễn Thanh Tùng (1948-2016) là một nhạc sĩ Việt Nam với nhiều ca khúc nhạc trẻ được yêu thích. Trong giai đoạn 1971-1975, ông chỉ huy dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam II. Sau 1975, Thanh Tùng về sống tại Tp HCM và là người có công xây dựng Dàn nhạc nhẹ Đài Truyền hình Tp HCM và khai sinh nhóm hợp ca Những làn sóng nhỏ.
Theo Hà Thu (2016),
Trong số nhiều sáng tác làm nên tên tuổi nhạc sĩ Thanh Tùng (1948-2016), Một mình là ca khúc mang đậm dấu ấn “cái tôi” trữ tình của ông nhất, được nhạc sĩ sáng tác từ chính hoàn cảnh của mình. Khi vợ qua đời năm nhạc sĩ Thanh Tùng 40 tuổi, ông ở vậy nuôi ba người con – hai trai và một gái. Thương vợ, thương mình, thương con, nhạc sĩ sáng tác ca khúc Một mình.
Một mình là khúc ca dạt dào thương nhớ của một trái tim đơn côi đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống… Một mình giống như tiếng nấc nghẹn ngào, chan chứa nhớ thương mà nhạc sĩ Thanh Tùng dành cho người vợ quá cố. Hình ảnh trong âm nhạc của Thanh Tùng chân thật và đẹp giản dị. Mạch cảm xúc dào dạt thấm nhuần trong từng câu chữ nên dù nhạc sĩ chỉ liệt kê ra một vài hình ảnh mang tính chất ước lệ về người vợ: vội vàng trong nắng trưa, giọt mồ hôi tóc mai, bóng em gầy, và có phần trách mình khi người vợ ngày xưa hay hỏi tan ca bố có đón đưa?… nhưng từ đó, người nghe có thể nhận thấy tình cảm sâu nặng mà ông dành cho vợ.
Ông nói về cuộc sống một mình: “Không còn cảm giác cô đơn nữa dù người ngoài nhìn vào thấy tôi một mình. Tôi có gia đình hạnh phúc, có đông bạn bè. Trong thân phận của mình, tôi tìm được sự lý giải về tình yêu cuộc sống, tình yêu lứa đôi. Chưa chắc hai người ở cạnh nhau đã có hạnh phúc, đã hết cô đơn. Nhưng nếu cuộc sống chỉ có một người và người này vẫn nhớ về người kia, vẫn cảm thấy người kia luôn hiện diện, thì sẽ không cảm thấy cô đơn”.
Tâm tình của nhạc sĩ là thế và cái hồn của ca khúc là thế: xuất phát từ một người đàn ông trung niên nhớ thương người vợ, nhưng không hiểu sao một số nữ ca sĩ lại hát bài này! Khi nghe câu như: Vắng em đời còn ai với ai, ngất ngây men rượu say, thì tôi khó đồng cảm với tiếng hát cho dù tôi thích nữ ca sĩ ấy đến đâu. Thế nên ở đây tôi chỉ chọn nam ca sĩ.
Video âm thanh, Trọng Tấn:
https://www.youtube.com/watch?v=Yv8fRRUajOI
Video âm thanh, Nguyên Khang:
https://www.youtube.com/watch?v=Xfl4kqaA7R8
* Video trình diễn sống, Lê Hoàng Hiệp, giọng hát và phối khí nhạc đệm đơn giản nhưng thật thích hợp với bài hát:
https://www.youtube.com/watch?v=ASWNmA3hOn0
Video trình diễn sống, Tùng Dương:
https://www.youtube.com/watch?v=kVGroGa8wDk
Một thuở yêu đàn – Hoàng Trọng
Một lần cùng đám bạn đi hát karaoke, bỗng dưng không cầu mà được, cô quản lý hát tặng bọn tôi ca khúc Một thuở yêu đàn, giọng hát giống như Họa Mi thu âm dưới đây. Từ lâu đã không nghe, bỗng ca từ mang tôi trở về quá khứ Ngày nào say đắm với cung đàn, Ngày nào hai đứa…
Hiện diện trong phòng karaoke thương mại tức là ca khúc Một thuở yêu đàn đã lan tỏa rồi.
Bản thu âm, Họa Mi, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/mot-thuo-yeu-dan-hoa-mi.QrejxpooSoPN.html
Video âm thanh, Lệ Thu, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=u_sl4HuITfs
Video âm thanh, TNP&BP, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=TUKm-gYE8nk
Video trình diễn sống, Vân Khánh:
https://www.youtube.com/watch?v=wcIE-tBrnjo
Mơ khúc tương phùng – Lam Minh
Thêm một ca khúc vui tươi hiếm hoi theo điệu paso-doble.
Bản ghi âm, Tam Ca Áo Trắng:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/mo-khuc-tuong-phung-tam-ca-ao-trang.003vQAWboiqv.html
Bản ghi âm, Đoan Trang, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/mo-khuc-tuong-phung-doan-trang.dxGv7IfVzhqo.html
Video trình diễn sống, Nhóm Lạc Việt:
https://www.youtube.com/watch?v=Af9Sb6WN68Y
Mùa đông của anh – Trần Thiện Thanh
Tôi nhận thấy có thể thay đổi ca từ của ca khúc này tùy theo tiếng hát nữ hay nam. Ví dụ như hai câu đầu của ca khúc có thể được hát như sau:
Nam đơn ca: Ngày nào anh yêu em, anh đã quên trong cay đắng tuyệt vời / Ngày nào em yêu anh, em hẳn quên với trời hạnh phúc mới. Em ơi đông lại về (Hẳn là ca từ gốc, vì do Nhật Trường hát)
Nữ đơn ca: Ngày nào em yêu anh, em đã quen trong cay đắng tuyệt vời / Ngày nào anh yêu em, anh hẳn quên với trời hạnh phúc mới. Anh ơi đông lại về (Lệ Quyên, Nguyễn Thị Thu Hằng)
Nam song ca: Ngày nào anh yêu em, anh đã quen trong cay đắng tuyệt vời (Bằng Kiều, Lê Hiếu, Huy Tâm, Thế Sơn)
Nữ song ca: Ngày nào em yêu anh, em hẳn/đã quên với trời hạnh phúc mới (Minh Tuyết, Thy Dung, Ngọc Lan, Hương Giang)
Nam song ca: Em ơi đông lại về (Bằng Kiều, Lê Hiếu, Huy Tâm, Thế Sơn)
Tôi nghĩ thay đổi như trên là khôn khéo, vì tâm tình trong ca khúc dễ đi vào lòng người. Tuy nhiên, vẫn có những biến thể khác. Lại có trường hợp tiếng hát nữ cất lên Em ơi đông lại về, thế thì cô muốn nói với em nào?
Video âm thanh, Thế Sơn & Hương Giang:
https://www.youtube.com/watch?v=QBJKV0A8mDg
Video trình diễn sống, Mai Tiến Dũng:
https://www.youtube.com/watch?v=pHUPyR6Z0Ds
Video trình diễn sống, Nguyễn Thị Thu Hằng:
https://www.youtube.com/watch?v=rc2LbAvr8Jg
Mùa thu không trở lại – Phạm Trọng Cầu
Theo Hà Đình Nguyên (2011b),
Phạm Trọng Cầu (1935-1998) sinh tại Phnom Penh (Campuchia) khi cha anh là trắc địa sư Phạm Văn Lạng, vốn gốc Hà Nội, đang làm việc tại đây (thời Pháp thuộc, những công chức có thể được điều chuyển khắp Đông Dương: Việt Nam, Campuchia, Lào). Măm 1943, cha anh đưa gia đình về Sài Gòn và mẹ của anh (bà Đào Thị Ngọc Thư) mở một nhà hàng ca nhạc mang tên Aristo. Tại đây, Phạm Trọng Cầu được tiếp xúc với những ban nhạc Philippines và một số nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng trong nước. Anh cũng bắt đầu học chơi đàn mandoline…
Năm 1953, Phạm Trọng Cầu thi vào trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, và chàng trai 18 tuổi, nhớ về thời thơ ấu cắp sách, sáng tác ca khúc Trường làng tôi. Tốt nghiệp xong, đến năm 1962 Phạm Trọng Cầu lại thi vào Nhạc viện Paris (Conservatoire Supérieur de Musique de Paris).
Năm 1953, Phạm Trọng Cầu thi vào trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, và chàng trai 18 tuổi, nhớ về thời thơ ấu cắp sách sáng tác ca khúc Trường làng tôi. Tốt nghiệp xong, đến năm 1962 Phạm Trọng Cầu lại thi vào Nhạc viện Paris (Conservatoire Supérieur de Musique de Paris).
Tại Paris, anh viết 12 ca khúc, trong đó có Mùa thu không trở lại. Với ca khúc này, Phạm Trọng Cầu tâm sự:
Dạo ở Paris, mình gặp và yêu một cô gái Việt Nam có mái tóc đen dài, đôi mắt buồn vời vợi. Tình yêu đang độ trăng rằm thì nàng phải về nước và không bao giờ trở lại Paris nữa. Chúng tôi chia tay vào mùa thu – khung cảnh mùa thu ở Châu Âu rất đẹp, nhưng nếu phải chia ly trong một cái nền như vậy thì nó lại trở nên thật tê tái.
Đối với tôi… là một mối tình xa xưa thời còn trai trẻ. Gặp nàng vào mùa xuân, mùa hạ tình nồng cháy và mùa thu nàng ra đi. Hôm tiễn nàng ra sân bay, tôi trở về nhà phải đi ngang qua khu vườn Luxembourg. Khu vườn đó, khi đi ngang, tôi chợt nhận ra mùa thu, vì chân mình đá rất nhiều lá vàng, trong tôi tự nhiên vang một giai điệu Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại… Dù là mùa thu ở Paris rất đẹp, nhưng mà từ mùa thu đó, với tôi, mùa thu không bao giờ trở lại nữa, chỉ có thế thôi.
Bản ghi âm, Sĩ Phú, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/mua-thu-khong-tro-lai-pham-trong-cau-si-phu.MyHaf54XAo.html
Video âm thanh, Vũ Khanh:
https://www.youtube.com/watch?v=E1TFRV_HN_w
Video âm thanh, Trọng Tấn:
https://www.youtube.com/watch?v=Jk9KXL9ysHE
Video trình diễn sống, Đặng Thành Thiện, trong chương trình “Thần tượng Bolero”, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=kNb2DC8hEFY
Mùa thu mây ngàn – Từ Công Phụng
Những năm cuối thập niên 1960s và đầu thập niên 1970s, có ba đôi song ca thường ca hát không thu tiền, và những người đến nghe họ hát là sinh viên và học sinh túi tiền thường rất nhẹ. Chỉ có một đàn guitar, một hệ thống âm thanh đơn giản, một phòng học với sẵn ghế ngồi, hoặc sân cỏ trường Văn khoa Sài Gòn (bây giờ là Thư viện Quốc gia). Trịnh Công Sơn đàn cho anh và Khánh Ly hát về thân phận con người trong cuộc chiến, Phương đàn cho anh và Lê Uyên hát về lứa đôi, riêng Từ Công Phụng đàn cho anh và Từ Dung hát những bản tình ca.
Từ Công Phụng (1943- ) sinh tại Ninh Thuận, viết nhạc từ thập niên 60 thế kỷ trước. Năm 18 tuổi, khi còn là học sinh trung học, Từ Công Phụng đã sáng tác ca khúc nổi tiếng Bây giờ tháng mấy. Tiếp theo đó là những tác phẩm nổi tiếng khác như Giọt lệ cho ngàn sau, Mắt lệ cho người, Mùa xuân trên đỉnh bình yên, Mùa thu mây ngàn.
Niên học 1967-1968, Từ Công Phụng vào học năm thứ nhất Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (bây giờ là Đại học Nông Lâm) Tp HCM. Trong khi đám sinh viên lo miệt mài học tập kẻo cuối năm thi rớt bị bắt lính thì người ta thường thấy anh chàng Từ Công Phụng tà tà lái chiếc La Dalat chở Từ Dung chạy đây đó trong thành phố, và tổ chức những đêm diễn miễn phí như nêu ở trên. Giọng anh trầm ấm, giọng Từ Dung thanh thoát, cả hai hợp thành một đôi song ca được yêu mến, hát dìu dặt những bài tình ca ngọt ngào do Từ Công Phụng sáng tác.
Mùa Thu mây ngàn là một trong những bản tình ca biểu trưng của Từ Công Phụng.
Bản thu âm, Từ Công Phụng, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/mua-thu-may-ngan-tu-cong-phung.UCx3E3Wp8E.html
Video âm thanh, Phi Khanh:
https://www.youtube.com/watch?v=h-GyNZ_oZhY
Video âm thanh, Thái Hiền & Tuấn Ngọc:
https://www.youtube.com/watch?v=tLiyMwaCKsQ
Video âm thanh, Phạm Thu Hà:
https://www.youtube.com/watch?v=G-NQfmQqHUU
Mùa xuân đầu tiên – Tuấn Khanh
Dòng Nhạc Xưa (2014) kể về bối cảnh ra đời của bài hát Mùa xuân đầu tiên của Tuấn Khanh:
Nhạc phẩm của Tuấn Khanh viết trước 1975 nên chất chứa nhiều niềm hy vọng về một ngày quê hương thôi tiếng súng, nền hòa bình thật sự đến với dân tộc Việt.
Cũng giống như bản Tình ca của Phạm Duy và Tình ca của Hoàng Việt, vượt lên trên sự khác biệt về thời gian và không gian cùng quan điểm chính trị (sau hiệp định Geneva 1954 Tuấn Khanh vào Nam còn Văn Cao vẫn ở lại miền Bắc; rồi sau 1975 thì Văn Cao ở lại Việt Nam còn Tuấn Khanh định cư tại Hoa Kỳ), cả hai bản Mùa xuân đầu tiên đều chuyển tải một thông điệp mang tính nhân văn: xin yêu thương đến với hận thù để từ nay người biết yêu người.
* Video trình diễn sống, Như Quỳnh & Thế Sơn, trong chương trình “Paris by night”:
https://www.youtube.com/watch?v=ktqCUUylCic
* Video trình diễn sống, Tố My & Quốc Đại:
https://www.youtube.com/watch?v=7oqhRozqrZU
Video trình diễn sống, Phương Anh:
https://www.youtube.com/watch?v=k9LXeQFUmNI
+ Video âm thanh, Phương Mỹ Chi & Trung Quang:
https://www.youtube.com/watch?v=V1RdXYMw-nA
Mùa xuân đầu tiên – Văn Cao
Dương Minh Đức (2014) kể về bối cảnh ra đời của ca khúc Mùa xuân đầu tiên do Văn Cao viết.
Trong một bài viết in báo cách đây khá lâu, họa sĩ, nhà thơ Văn Thao – con trai trưởng của nhạc sĩ Văn Cao kể lại quá trình phụ thân mình sáng tác nên ca khúc Mùa xuân đầu tiên: Vào một ngày giáp Tết Bính Thìn (1976), từ trung tâm chỉnh hình trên Ba Vì trở về nhà (108 Yết Kiêu, Hà Nội), vừa leo lên thang gác, Văn Thao chợt nghe vọng ra tiếng đàn dương cầm. Đó là một điệu valse với giai điệu mượt mà sâu lắng mà ông chưa bao giờ được nghe. Ông bước vào nhà. Một cảnh hết sức ấn tượng hiện ra trước mắt ông: “Văn Cao ngồi bên đàn. Đôi bàn tay khô gầy của ông đang lướt trên những phím đàn ố vàng, loang lổ. Tiếng đàn ấm áp, ngọt ngào âm vang đầy ắp căn phòng”…
Cũng theo ông Văn Thao cho biết thì phụ thân của ông đã hoàn tất ca khúc Mùa xuân đầu tiên đúng dịp Tết Bính Thìn. Ca khúc sau đó được in trên Báo Sài Gòn giải phóng. Và, không hiểu bằng cách nào, cũng trong năm ấy, ca khúc được dịch lời và in ở Nga. Tưởng như vậy là nhanh, kỳ thực phải tới nhiều năm sau, Mùa xuân đầu tiên mới được dàn dựng và phát sóng.
Theo cách cắt nghĩa của một số nhà nghiên cứu âm nhạc thì sở dĩ có thời kỳ, Mùa xuân đầu tiên không được giới quản lý cho phép phổ biến, ngoài những định kiến về Văn Cao trong quá khứ còn vì trong ca khúc, họ lấn cấn bởi những câu sau: Từ đây người biết quê người / Từ đây người biết thương người / từ đây người biết yêu người. Nghe mà thấy mơ hồ, rắc rối quá. Thì có một thời người ta cảnh giác, săm soi, bắt bẻ từng câu từng chữ như vậy mà.
Đây là nguyên văn ca từ của bài hát:
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn …
Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm …
Trở lại với câu chuyện, vì mấy câu ca từ kêu gọi tình thương một cách “chung chung, thiếu tính giai cấp” ấy mà mất một thời gian, bài hát không được phổ cập đúng với giá trị đích thực của nó.
Hồ Bất Khuất (2013) cho biết thêm:
Ngày đó người ta vẫn quen nghĩ về Văn Cao như một người có liên quan đến “Vụ án văn nghệ Nhân văn Giai phẩm” nên những sáng tác của ông không được công diễn. Vì vậy viết xong Mùa xuân đầu tiên, Văn Cao buộc phải cất cẩn thận nó trong chiếc tủ cũ và chấp nhận thời gian dần dà phủ bụi…
Mãi đến mùa thu 1983, sinh nhật 60 tuổi của Văn Cao được tổ chức tại căn gác nhà 51 Trần Hưng Đạo – Hà Nội. Lần đầu tiên sau nhiều năm, những tác phẩm Thiên thai, Suối mơ, Trương Chi… mới được hát trở lại.
Từ mùa xuân năm 1988, những “Đêm nhạc Văn Cao” được tổ chức trang trọng ở nhiều nơi, công chúng được thưởng thức nhiều tác phẩm thuộc loại đỉnh cao trong dòng âm nhạc hiện đại của Việt Nam, nhưng Mùa xuân đầu tiên vẫn chưa được hát. Quả là đây là một tác phẩm rất “cao số” của Văn Cao.
Mãi tới mùa thu 1993, trong đêm nhạc “Văn Cao – một đồng hành tuổi trẻ”, nhân kỷ niệm Văn Cao 70 tuổi, Mùa xuân đầu tiên mới được nữ ca sĩ Minh Hoa thể hiện. Rồi trong video ca nhạc “Văn Cao – Giấc mơ một đời người”, Mùa xuân đầu tiên cũng được vang lên qua trình diễn của ca sĩ Thanh Thúy. Nhưng dẫu sao đây cũng chỉ mới là những nỗ lực của một vài ca sĩ chưa có tiếng vang vào lúc bấy giờ. Do vậy Mùa xuân đầu tiên vẫn chưa được cả nước biết đến một cách rộng rãi.
Như là một định mệnh, mãi cho đến khi Văn Cao tạ thế (10/7/1995), Mùa xuân đầu tiên của ông mới được dàn dựng công phu, được trình diễn ở những sân khấu hoành tráng, được đưa lên sóng phát thanh, truyền hình. Đến lúc này Mùa xuân đầu tiên của Văn Cao mới thực sự “đóng đinh” vào đời sống âm nhạc Việt Nam.
Video âm thanh, Thanh Thúy, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=Elb7_aKr4Aw
* Video âm thanh, Năm Dòng Kẻ:
https://www.youtube.com/watch?v=hvCq1Gdot18
* MV, Đức Tuấn:
https://www.youtube.com/watch?v=x1ZmDHuK5-Q
Video trình diễn sống, Phương Anh (Official MV):
https://www.youtube.com/watch?v=OiCOOSpWJPk
Mưa – Văn Phụng & Văn Khôi
Tôi cho rằng đây là một trong những ca khúc về mưa hay nhất của nền âm nhạc Việt Nam.
* Bản thu âm, Đoan Trang, với ca từ, đúng là cung điệu của Văn Phụng, tiếng guitar như tiếng mưa tí tách:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/mua-doan-trang.2ukxuFfnAl.html
hoặc:
https://nhac.vn/bai-hat/mua-doan-trang-soWkxzo
* Video âm thanh, Lưu Bích: giọng hát dễ thấm vào lòng người, nhạc đệm hay một cách khác lạ:
https://www.youtube.com/watch?v=dFgN3wTcxG0
Video âm thanh, Quỳnh Lan, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=9Mnwu2wVFjQ
Mưa hồng – Trịnh Công Sơn
Theo một số nguồn, ca khúc Mưa hồng được cho là gắn liền với mối tình giữa Trịnh Công Sơn và một phụ nữ tên Ngô Vũ Dao Ánh. Theo chia sẻ của bà Trịnh Vĩnh Trinh – em gái của Trịnh Công Sơn – thì Dao Ánh là “người gốc Bắc, đẹp, cao, duyên dáng, sang trọng và tính tình rất dịu dàng. Chị không thích ồn ào, không thích đám đông và sống nội tâm, kín đáo, rất hợp với anh Sơn”.
Theo nhiều tư liệu, ban đầu Trịnh Công Sơn quen thân với Ngô Vũ Bích Diễm, chị của Dao Ánh. Trong mối quan hệ với Bích Diễm, nhà nhạc sĩ dường như chưa kịp nói lời yêu, mà chỉ thổ lộ tình cảm qua những ca khúc tặng Bích Diễm, còn Bích Diễm cũng không dám đáp lại tình cảm của ông. Mối tình ấy đẹp trong thầm kín. Với Bích Diễm, nhạc sĩ họ Trịnh có tuyệt tác Diễm xưa: “Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ, dài tay em mấy thuở mắt xanh xao…”
Ngay từ khi còn nhỏ, Dao Ánh đã ngưỡng mộ và yêu quý Trịnh Công Sơn. Chính vì thế, khi biết chị Bích Diễm chia tay Trịnh Công Sơn, Dao Ánh viết thư cho ông để nói lên tình cảm thân thương đồng thời cùng ông chia sẻ những tâm tư u buồn. Lúc đó, Dao Ánh 15 tuổi còn Trịnh Công Sơn 24 tuổi. Họ thư từ qua lại liên tục trong suốt 3 năm và phải đến gần Tết Trung Thu năm 1966, khi ấy Dao Ánh 18 tuổi, Trịnh Công Sơn mới nói lời yêu. Khi yêu nhau, Dao Ánh đang là nữ sinh của trường Đồng Khánh còn Trịnh Công Sơn vừa mới tốt nghiệp trường Sư phạm Quy Nhơn và đang giảng dạy tại thành phố B’lao (nay là Bảo Lộc – Lâm Đồng).
Cuộc tình giữa hai người kéo dài gần 4 năm (1964-1967), rồi đi vào kết cục buồn, khi Trịnh Công Sơn luôn hoài nghi về một cái kết hạnh phúc cho cả hai, và ông chủ động chia tay với Dao Ánh. Sau này, qua những bức thư Trịnh Công Sơn để lại, người ta tin rằng ông quyết định chia tay Dao Ánh vì biết mình không thể cho Dao Ánh cái bà muốn: một mái ấm gia đình.
Sau đó bà Dao Ánh sang Mỹ và lập gia đình. Mãi đến năm 1993, bà về Việt Nam và hai người tái ngộ, các bức ảnh đều cho thấy ông rất vui. Sau lần về Việt Nam này, bà đã ly dị chồng.
Cái tên Dao Ánh tuy không được nói ra nhưng được ngầm hiểu là nguyên mẫu trong ca khúc Mưa hồng, và còn nữa: Còn tuổi nào cho em, Lời buồn thánh, Ru em từng ngón xuân nồng … Riêng bản thảo ca khúc Xin trả nợ người có dòng bút ký của Trịnh Công Sơn “Viết cho Ánh”.
Những lời cuối cùng của Trịnh Công Sơn vẫn là viết cho Dao Ánh. Ngày đó (2001), ông nằm trên giường bệnh, không thể cầm bút được, nên phải đọc cho một người bạn viết giùm và gửi qua e-mail.
Theo Đông Kha (2019),
Em đi về cầu mưa ướt áo
Đường phượng bay mù không lối vào.
Hai câu hát nổi tiếng này trong bài Mưa hồng thực ra không có chứa đựng câu chữ nào là đánh đố hay khó hiểu. Nhưng nếu giải thích rõ ràng câu hát này ra thì sẽ có nhiều điều thú vị đằng sau đó.
Bài hát này được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết tặng cô Dao Ánh, với bối cảnh ở Huế. Mưa ở Huế thì buồn lắm, có nhiều bài hát đã nói lên nỗi buồn của cơn mưa xứ Huế rồi. Những ai sống ở đất cố đô đều biết con “đường phượng bay” nổi tiếng trong Thành Nội với hai bên trồng toàn cây phượng vĩ.
Còn câu hát: “Em đi về cầu mưa ướt áo”, nếu ghi rõ nghĩa hơn thì sẽ là: Em đi về, cầu cho mưa ướt áo em. Một người con gái đi ngoài mưa mù mịt, mưa rơi ướt sủng áo mỏng, lớp áo dán sát vào cơ thể. Không cần nói thì ai cũng biết hình ảnh đó gợi cảm biết nhường nào. Vấn đề ở đây là “ai cầu cho mưa ướt áo em?” Hẳn nhiều người sẽ cho rằng chắc chắn đó là “anh”, để anh còn có dịp “thưởng thức” nữa chứ.
Tuy nhiên, trong một buổi tiệc có mặt bà Đặng Tuyết Mai [vợ cũ ông Nguyễn Cao Kỳ] và Trịnh Công Sơn, bà Mai đưa ra ý kiến của bà như sau:
“Riêng tôi (bà Tuyết Mai) thì cho rằng chính cô gái mới là người cầu mong cho mình bị mưa ướt, bởi lẽ người xứ Huế rất coi trọng gia phong lễ nghĩa, nhất là trong cách ăn mặc – lúc nào cũng phải thật kín đáo, không bao giờ dám để lộ thân thể dù chỉ là một chút xíu. Cô gái trong bài hát tự biết mình có hình dáng đẹp, muốn khoe nhưng không biết làm cách nào nên chỉ dám cầu mưa cho mình bị ướt áo để khoe vẻ đẹp cơ thể một cách tự nhiên mà vẫn giữ được sự ngượng ngùng, e ấp… Khi nghe tôi giải thích như thế, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đứng dậy, với tay qua bàn tiệc bắt tay tôi kèm theo một nụ cười mãn nguyện”.
* Video âm thanh, Lê Hiếu, Nguyễn Công Phương Nam (piano), Tuan Trinh Production, cả tiếng hát và tiếng đàn đều tuyệt vời:
https://www.youtube.com/watch?v=ZOEAlz0XzlQ
* MV, Tuấn Mạnh (piano) | Lê Bá Đảng Memory Space 21/04/2019, sự hòa quyện lạ lùng giữa nhạc Trịnh và nhạc cổ điển tạo nhiều sảng khoái:
https://www.youtube.com/watch?v=fC7sNqc54-M
Video âm thanh, Trọng Tấn | Nhạc Trịnh [Audio]:
https://www.youtube.com/watch?v=03NagmNsRj0
Video trình diễn sống, Uyên Phương, kênh POPS Music:
https://www.youtube.com/watch?v=PgOsy1HRxjA
Mười năm tình cũ – Trần Quảng Nam
Theo Nguyễn Thụy Kha (2017), Trần Quảng Nam (1955- ) quê cha ở Hải Dương, quê mẹ ở Quảng Yên. Khi gia đình vào Nam thì sinh anh ở Quảng Nam. Bởi thế mới có cái tên Trần Quảng Nam. Anh tìm sách dạy nhạc mày mò tự học. Anh có thể viết cho dàn nhạc phần phối hoặc các tiểu phẩm không lời. Ngay trong ca khúc, ngôn ngữ âm nhạc của anh cũng hướng về kinh viện, kén người nghe.
Theo tác giả tự thuật (Hà Đình Nguyên, 2011a):
Trước năm 1975, tôi học Đại học Văn khoa (Anh văn) và Tri Hành (điện ảnh). Lúc đó, tôi yêu một cô gái mang hai dòng máu Việt-Pháp tên là Isabel Hạnh. Đầu năm 1975, tôi đi du học ở Mỹ, còn cô ấy hồi hương về Pháp năm 1976. Những năm đầu mới đến Mỹ, cô ấy có bay sang gặp tôi nhưng do tôi còn đi học, chưa có công việc ổn định nên cũng không “hứa hẹn” gì. Sau dịp đó, cô ấy về Pháp. Bẵng đi ít lâu, khi trao đổi qua điện thoại, tôi nghĩ cô ấy đã có người khác.
Từ đó chúng tôi không gặp lại… Một ngày của năm 1985, ngồi giở lại chồng ảnh cũ, bỗng nhiên tôi thấy lại những bức hình của Isabel Hạnh. Ảnh còn đây mà người đã biệt vô âm tín. Cảm xúc dâng trào, trong đầu tôi bỗng bật ra câu: Mười năm không gặp ngỡ tình đã cũ… Trước đây, những ca khúc của tôi mang phong cách bán cổ điển nên khó có người hát và ít được biết tới.
Ca khúc Mười năm tình cũ được viết nghe dễ hát, bạn bè khuyến khích “Được đấy!” Có nhiều người nói bài nhạc này nghe “sến”. Với tôi, ca khúc này chưa đạt tiêu chuẩn của nhạc “sến”, nhưng phần nào tôi cũng hãnh diện khi được “Nữ hoàng nhạc sến” Thanh Tuyền và “Hoàng đế nhạc sến” Chế Linh ghi âm vào những album của họ. Còn người có công đưa bài hát này đến công chúng lại là ca sĩ Lệ Thu, người thâu băng đầu tiên sau khi tôi sáng tác 1 năm (1986). Bây giờ thì nhiều người hát bản này quá, không thể nhớ hết…”
Bản thu âm, Lệ Thu, với ca từ:
https://nhac.vn/bai-hat/muoi-nam-tinh-cu-le-thu-soxKGQ4
* Video trình diễn sống, Elvis Phương:
https://www.youtube.com/watch?v=eE13dfLhhbQ
* Video trình diễn sống, Erik & Minh Dũng, trong chương trình “Cặp đôi hoàn hảo”:
https://www.youtube.com/watch?v=tCwyBwCBjJg
Nắng chiều – Lê Trọng Nguyễn
Lê Trọng Nguyễn (1926-2004) sinh tại Điện Bàn, Quảng Nam, mất tại Rosemead, Mỹ. Ông họ Lê, tên Trọng, riêng nghệ danh Nguyễn là họ của mẹ. Lê Trọng Nguyễn là một nhạc sĩ thuộc thời kỳ đầu của nền tân nhạc Việt Nam.
Có lẽ cơ duyên để ông đến với âm nhạc là do có một thời kỳ (1942-1945) ông sống ở Hà Nội và làm bạn với nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Sau này, ông học hàm thụ Trường École Universelle (Pháp) và trở thành hội viên Hội Nhạc sĩ Pháp SACEM (La Société des auteurs, compositeurs et éditeurs de musique). Ông sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của ông đều có giá trị nghệ thuật cao, giai điệu và ca từ trau chuốt, hình ảnh đẹp như tranh: Chiều bên giáo đường, Lá rơi bên thềm, Sóng Đà giang, Sao đêm…
Tuy nhiên, nói đến Lê Trọng Nguyễn là người ta nghĩ ngay đến ca khúc Nắng chiều. Bài hát viết theo điệu rumba, giai điệu rộn rã phối hợp giữa ngũ cung và thất cung, lời ca đầy hình ảnh, màu sắc.
Hà Đình Nguyên (2013) cho biết nhiều chi tiết về bối cảnh của ca khúc Nắng chiều.
Chất “bột” để “gột nên hồ” đầu tiên cho Nắng chiều là trong thời kỳ Nhật đảo chính Pháp (1945), có một gia đình công chức Nam triều từ Quy Nhơn chạy ra tá túc ở Hội An, gần nhà của Lê Trọng Nguyễn. Gia đình này chỉ có duy nhất cô con gái đang tuổi xuân thì. Tình yêu giữa đôi bạn trẻ chớm nở, đẹp và mong manh như cánh hoa trong thời ly loạn. Chỉ ít lâu sau, gia đình nàng lại rời bỏ Hội An.
Một thời gian sau, Lê Trọng Nguyễn cũng bỏ Hội An ra Huế. Ở đây anh có người bạn thân Vũ Đức Duy, anh này là cháu họ bà Từ Cung (thân mẫu vua Bảo Đại). Anh bạn này thường rủ Lê Trọng Nguyễn đến thăm bà Từ Cung ở cung An Định (cung này không nằm trong thành nội mà ở sát bờ sông An Cựu) vừa ngắm cảnh. Chính từ những chuyến đi chơi này mà Lê Trọng Nguyễn gặp được “chất bột” thứ hai: nàng thiếu nữ họ Hoàng, hoa khôi của đất thần kinh. Một chiều ngồi bên hồ sen, bất chợt cô gái ấy đi qua. Bóng dáng thướt tha ấy ngược sáng trong ánh tà dương. Nhìn cô này, bất giác Nguyễn… nhớ cô kia quá đỗi! Thế là bật lên tứ nhạc: “Nhớ sao là nhớ bóng người ngày xưa.”
Chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ, Lê Trọng Nguyễn đã viết xong Nắng chiều (1952). Ở Huế, Lê Trọng Nguyễn còn chơi thân với nhóm bạn văn nghệ (Minh Trang, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Hiền, Kim Tước…) nên khi bản Nắng chiều được xuất bản, chính Minh Trang là người hát và thu âm đầu tiên. Bản thu âm được phát thường xuyên trên hai đài phát thanh Huế và Sài Gòn từ năm 1953 trở về sau khiến Nắng chiều lan tỏa khắp Trung–Nam.
Theo Văn Bảy (2011), vài cơ sở chuyên in tập nhạc trước 1975 như Tinh hoa (Huế), Tinh hoa miền Nam (Sài Gòn), An Phú (Sài Gòn)… tái bản nhạc Lê Trọng Nguyễn rất nhiều lần, mỗi lần in 3.000 bản. Riêng ca khúc Nắng chiều thì được in vài chục lần, tổng số bản in lên đến cả trăm ngàn bản. Ca khúc này cũng liên tục được yêu cầu phát trên một số đài phát thanh tại Huế, Sài Gòn từ 1953 trở về sau.
Theo Wikipedia_Nắng chiều, bản dịch tiếng Hoa về nội dung nhìn chung vẫn giữ ý chính của bài:
我又來到昔日海邊,海風依舊吹皺海面
那樣熟悉那樣依戀,只有舊日人兒不見
(Tôi về thăm lại bến nước xưa, gió biển như năm cũ, thổi lộng vào mặt,
bóng dáng cũ vẫn in đậm trong tâm trí tôi, nhưng người xưa thì không thấy nữa).
Bài hát là nguồn cảm hứng cho bộ phim cùng tên của đạo diễn Lê Mộng Hoàng năm 1971.
Năm 1994, đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng làm phim Xích lô đưa bài hát này vào làm nền cho một đoạn tình tiết không lời thoại, bài hát được hát bằng giọng Quảng Nam do hai người lính cụt chân thể hiện trong quán ăn.
Bài hát chất chứa nỗi hoài niệm bâng khuâng đến mức “tim tái tê” của một người đàn ông đối với một cô gái thuộc về quá khứ, thế mà một số nữ ca sĩ lại hát với nét mặt tươi tắn, nở nụ cười tươi như hoa, xem ra chưa thấm vào cái hồn của Lưu Trọng Nguyễn, nên tôi thấy cảm nhận khó quá!
Video âm thanh, Khôi Ngô:
https://www.youtube.com/watch?v=zhCF-zqoOHk
Video âm thanh, lời Hoa, tên 越南情歌, có nghĩa “Bản tình ca Việt”:
https://www.youtube.com/watch?v=QG_mp9slz90
+ Video âm thanh, Lê Anh Dũng:
https://www.youtube.com/watch?v=DqvdUA0k4-o
+ MV, Trung Quang, Dự án Music for Love, số 1:
https://www.youtube.com/watch?v=HW_jj18VLus
+ Video trình diễn sống, Đoàn Tuấn Anh, trong chương trình “Vòng tinh hoa”:
https://www.youtube.com/watch?v=gpyYzoGc_f4
Nắng có còn xuân – Đức Trí
Đức Trí tên đầy đủ là Trương Đức Trí (1973- ), là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên từng tu nghiệp chính quy ngành Biên soạn và Sản xuất Âm nhạc đương đại tại trường nhạc danh tiếng Berklee Colleg
e of Music ở Boston, Hoa Kỳ. Ông Đức Trí nổi tiếng ở lĩnh vực hòa âm phối khí, có nhiều sáng tác trẻ được yêu thích. Ông được Phạm Duy mời làm hòa âm cho một số ca khúc được trình diễn năm 2006, trong đêm nhạc đầu tiên của Phạm Duy sau khi về nước.
Theo Wikipedia_Ðức Trí,
Đức Trí hay viết về chủ đề tình yêu, những vẻ đẹp không trọn vẹn, những giấc mơ… có giai điệu nhẹ nhàng, nồng nàn, dễ nhớ, không dùng nhiều kỹ thuật. Là một nhạc sĩ đắt khách trên thị trường nhưng bản thân anh lại là một người không bao giờ nhận đơn đặt hàng.
Ở Ðức Trí có sự hội tụ của 3 dòng nhạc: dân tộc – cổ ðiển – hiện ðại. Anh chia sẻ: Các nốt Ðô, Re, Mi, Fa, Son, La, Si và các chữ Hò, Xự, Xang, Xê, Cống có thể hòa nhập thành một thể thống nhất mà vẫn không mất đi nét riêng của từng thành tố. Sự kết hợp chúng lại với nhau sẽ tạo ra cấu trúc âm nhạc mới mẻ đầy sức thuyết phục.
Tốt nghiệp nhạc viện khoa Lý luận phê bình nhưng Đức Trí cương quyết không viết một bài nào liên quan đến phê bình, chỉ đi về nghiên cứu lý luận vì theo anh làm phê bình phải có lập trường và chính kiến, mà điều ấy các nhà sáng tác ở mình không ưa, đã không ưa thì họ không để mình sống vui vẻ thoải mái.
Giáo sư Trần Văn Khê từng nhận xét: “Ðức Trí là một trong số ít nhạc sĩ trẻ có duyên với âm nhạc dân tộc mà triển vọng sẽ còn tiến xa trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian.”
Nắng có còn xuân là một trong những ca khúc xuân được yêu thích nhất của nhạc sĩ Đức Trí, mang âm điệu dân ca Bắc bộ.
MV, Quang Linh:
https://www.youtube.com/watch?v=9lVOgz9fSKI
* MV, Ngọc Hân:
https://www.youtube.com/watch?v=2jcl6s8Xq7s
* Video trình diễn sống, Lệ Quyên:
https://www.youtube.com/watch?v=gllidWlhrAc
Nắng lên xóm nghèo – Phạm Thế Mỹ
Theo Wikipedia_Phạm Thế Mỹ,
Phạm Thế Mỹ (1930/1932? – 2009) người Bình Định, là tác giả một số tình ca và bài ca về tình tự quê hương. Anh của ông là nhà văn Phạm Văn Ký và nhà văn Phạm Hổ. Năm 16 tuổi (chỉ 2 năm sau khi biết chơi guitar), ông nhận giải thưởng Phạm Văn Đồng về âm nhạc. Giám khảo lúc bấy giờ là nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
Đầu thập niên 1950, ông làm công tác tuyên huấn và làm phóng viên cho báo Quân đội Nhân dân. Nhạc phẩm đầu tay của ông là Nắng lên xóm nghèo.
Sau hiệp định Genève, ông được bố trí ở lại Miền Nam. Năm 1959, ông học trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Từ 1959 đến 1970 ông dạy Việt văn và âm nhạc tại các trường trung học tư thục Bồ đề, Tây Hồ, Sao Mai, Bán Công, Nguyễn Công Trứ, Tân Thanh… ở Đà Nẵng. Trong những năm 1965-1966, ông sáng tác bài nhạc bất hủ Bông hồng cài áo, lấy ý từ thơ Thích Nhất Hạnh). Từ năm 1970 đến 1975, ông là trưởng phòng Văn-Mỹ-Nghệ của Viện Đại học Vạn Hạnh.
Sau năm 1975, ông bắt đầu sáng tác những bài hát thuộc thể loại nhạc đỏ.
Những ca khúc của Phạm Thế Mỹ được biết đến nhiều nhất là tình ca: Người yêu và con chim sâu, Những ngày xưa thân ái, Thuyền hoa, Trăng tàn trên hè phố ; bài ca về tình tự quê hương: Đường về hai thôn, Hoa vẫn nở trên đường quê hương, Lúa về đêm trăng, Nắng lên xóm nghèo, Thương quá Việt Nam…
Bản thu âm, Cẩm Ly & Quốc Đại:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/nang-len-xom-ngheo-cam-ly-ft-quoc-dai.uhEKtOnsJ8.html
Video trình diễn sống, Kim Thoa:
https://www.youtube.com/watch?v=Qus50yQ8P1g
Video trình diễn sống, Tố My, trong chương trình “Tình Bolero”:
https://www.youtube.com/watch?v=yX8qImRZQxQ
+ Video trình diễn sống, Tâm Đoan & Hương Thủy, trong chương trình Paris by Night 121:
https://www.youtube.com/watch?v=2V1SlWorgBM
Nếu có yêu tôi – Ngô Tịnh Yên & Trần Duy Đức
Nhà thơ Ngô Tịnh Yên (1963- ) tên thật là Ngô Thị Tuyết Trinh, nguyên quán Gia Định–Sài Gòn, làm thơ khá sớm, có nhiều tác phẩm ra đời trong thập niên 90.
Ngô Tịnh Yên (2016) kể lại:
Đó là một buổi chiều của hơn mười năm về trước, tôi nhận được điện thoại của nhạc sĩ Trần Duy Đức, hỏi: “Anh tình cờ đọc một bài viết của em trên tuần báo Mai, câu thơ mà em trích trong bài đó có nguyên bản không, đưa cho anh đi?” Anh đến nhà tôi lấy bài thơ, và ngay tối đó nghe anh gọi cho biết: “Trên đường lái xe về nhà anh đã phổ xong bài thơ rồi, em ạ!”
Anh cũng tâm tình rằng lúc đó anh đang gặp nhiều chuyện không vui trong đời sống, và bài thơ dường như đúng với tâm trạng của anh, nên thơ và nhạc bỗng “bén duyên” ngay lập tức. Lúc ấy cả hai anh em chúng tôi đều không nghĩ rằng, và cũng chẳng hề ao ước rằng… sau này nó lại được mọi người quan tâm nhiều như thế, lại phổ biến từ trong đến ngoài nước nhiều đến thế!
Từ đám cưới, đám tang, cho đến những bữa tiệc gia đình, họp mặt hội đoàn, v.v… ca khúc này vẫn vang lên hàng đêm ở các sân khấu, quán nhạc, và nhiều nhất vẫn là ở các chương trình gây quỹ từ thiện. Những lời của Nếu có yêu tôi đã không còn là của riêng ai, không chỉ là lời lẽ của những người yêu nhắn nhủ cho nhau, mà còn là của bằng hữu gởi đến nhau, lời của người già cô đơn nằm thoi thóp trong một viện dưỡng lão nào đó, lời của đứa bé bơ vơ không nơi nương tựa giữa chợ đời, lời của đáy vực tuyệt vọng, lời của đỉnh cao lạnh lẽo… Chỉ cần cất lên tiếng hát là thấy như mọi người đang yêu thương nhau, đang được nắm tay nhau, đang có nhau. Riêng tôi, phải nói là rất hạnh phúc khi có được sự “đồng cảm” trước hết là từ nhạc sĩ Trần Duy Đức, sau là từ những ai yêu mến ca khúc Nếu có yêu tôi.
Bài hát này trong mấy năm qua đã chiếm nhiều giải… nhất như: Gây “scandal” nhiều nhất, bị “hát chùa” nhiều nhất ở Việt Nam bởi những ca sĩ đang ăn khách, không được trả tiền tác quyền cũng… nhiều nhất, và nó “hit” đến nỗi có ít nhất hai ca khúc ở trong nước đã “chôm” cái tựa đề Nếu có yêu tôi để “ăn theo” sự nổi tiếng này…
Nhiều người cũng hỏi tôi rằng nguyên do từ đâu tôi viết nên bài thơ đó mà tựa đề vốn rất mỉa mai là Rộn ràng một nỗi đau (trở thành Nếu có yêu tôi là do ca sĩ Khánh Ly đặt lại khi cô tập hát để ghi âm trong một CD mang tên này vào năm 2001). Đơn giản thôi, từ lúc còn ngồi trong ghế nhà trường, hầu như ai cũng được dạy câu danh ngôn của Lord Chesterfield là: “Đừng để đến ngày mai những việc gì bạn có thể làm hôm nay.”
Đó là một điều thật giản dị nhưng không phải ai cũng thực hiện được, và tôi là một trong số đó. Tôi vốn là người đại lãn với chủ trương việc gì cũng để ngày mai làm cũng chưa muộn. Nhưng thường thì luôn là… đã muộn rồi còn đâu! Cho nên trong nỗi muộn màng đó tôi lại nhớ đến câu danh ngôn này.
Thứ nữa, có một điều thực tế là… chẳng hiểu vì sao mà bạn bè anh em chúng tôi lại không có nhiều thời gian để thường xuyên chia sẻ vui buồn với nhau, mà cứ hay gặp gỡ nhau trong những cái… tang nghi quán. Nghịch lý là đưa tiễn người này mới gặp gỡ người kia. Cho nên bài thơ ra đời vào một trong những buổi chiều tôi mang tâm trạng bâng khuâng đó trở về từ nhà quàng Peek Family.
Từ tâm trạng đó của tôi, tác giả bài thơ, đến tâm trạng của nhạc sĩ Trần Duy Đức, người đưa những nốt nhạc vào bài thơ trong lúc chán ngán nhân tình thế thái, là chiếc cầu nối đưa tác phẩm vào lòng người thưởng ngoạn. Có ai đó vẫn thường xuyên hát lên những ca từ “Nếu có yêu tôi thì đến với tôi bây giờ… đừng đợi ngày mai đến lúc tôi qua đời” thì cũng chỉ là cái duyên hạnh ngộ của những người tri âm cùng mang tâm sự giống nhau trong đời sống ngắn ngủi này.
Bài thơ: Rộn ràng một nỗi đau – Ngô Tịnh Yên
Nguồn: https://www.dutule.com/a8236/ngo-tinh-yen-neu-co-yeu-toi-
Có tốt với tôi thì hãy tốt bây giờ
đừng đợi đến lúc tôi qua đời
đừng đợi đến khi tôi phải ra đi
và tất cả… thì đã muộn mất rồi
Có tha thứ cho tôi thì tha thứ bây giờ
đừng đợi đến lúc tôi nhắm mắt lại
đừng đợi đến khi tôi không còn hơi thở
tôi nói được lời xin lỗi với ai đây?
Có thương tôi thì hãy thương bây giờ
đừng đợi đến khi tôi nằm xuống bơ vơ
hồn phiêu dạt không nơi nương tựa
Có bao dung tôi thì bao dung bây giờ
đừng đợi đến lúc tôi xa lìa thế giới
đừng đến khi tôi thành mây thành khói
cát bụi làm sao có thể mỉm cười?
Có vui với tôi thì vui bây giờ
đừng đợi đến khi nuối tiếc ngày xưa
tôi muốn nói cám ơn… thì đã trễ!
Nhạc sĩ Trần Duy Đức (1953- ) sinh tại Phú Nhuận, Sài Gòn. Những sáng tác nổi tiếng của ông là Nếu có yêu tôi, Trong tay Thánh Nữ có đời tôi, Khúc mưa sầu, Chỉ nhớ người thôi đủ hết đời, Em hiểu vì đâu chim cọi nhau, Khúc tháng 9.
Năm 16 tuổi, ông bắt đầu soạn nhạc. Đam mê âm nhạc như thế, nhưng ở Việt Nam lại không có cơ hội học nhạc. Chỉ tới khi sang Hoa Kỳ, Trần Duy Đức mới ghi danh học các lớp sáng tác ca khúc tại Golden West College và Santa Ana College.
Trần Duy Đức nói có khi ông soạn ca khúc rất nhanh, như bản Nếu có yêu tôi chỉ mất khoảng 20 phút, nhưng cũng có ca khúc ông mất tới nhiều tháng, hay cả năm, vì làm dở dang rồi ngưng lại một thời gian.
Phần lớn các sáng tác của Trần Duy Đức được phổ từ thơ của các nhà thơ thành danh như Du Tử Lê, Mai Thảo, Nguyễn Dũng Tiến, Ngô Tịnh Yên….
Ca khúc Nếu có yêu tôi theo điệu swing tạo sự sảng khoái đồng thời khiến cho lòng người có đôi điều đọng lại.
* Video trình diễn sống, Khánh Hà:
https://www.youtube.com/watch?v=36orSpGMsdA
Video âm thanh, Khánh Ly:
https://www.youtube.com/watch?v=HJSeCyLEpMw&list=PL8A0UHc1RxEK4hoxTPx81i8gBm9S_x0vU
Video âm thanh, Thế Sơn, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=q3jg-Q1jTsM
* Video âm thanh, Elvis Phương | Nhạc Trữ Tình Hay 2017 | MV Audio:
https://www.youtube.com/watch?v=vN4AnqSeVq4
Ngàn thu áo tím – Hoàng Trọng
Được vinh danh là “Vua Tango” nhưng Hoàng Trọng để lại cho đời một bản valse tuyệt vời, được giới chuyên môn xem là bài hay nhất của Hoàng Trọng về điệu valse: Ngàn thu áo tím.
+ Video âm thanh, Mai Thiên Vân:
https://www.youtube.com/watch?v=ZYVEztp6K9c
* Video âm thanh, Thái Thanh:
https://www.youtube.com/watch?v=nbqwenPiG7Q
Video trình diễn sống, Ý Lan:
https://www.youtube.com/watch?v=_B3lnBWBXxY
* Video trình diễn sống, Thiên Hương, trong chương trình “Duyên dáng bolero”, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=O3YKqeBp-p0
Ngày xưa Hoàng Thị – Phạm Thiên Thư & Phạm Duy
Ngày xưa Hoàng Thị là tên một bài thơ được thi sĩ Phạm Thiên Thư sáng tác và nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc năm 1971 thành ca khúc cùng tên. Vào những năm đầu thập niên 70, bài Ngày xưa Hoàng thị trở thành một hiện tượng tại miền Nam Việt Nam.
Phạm Thiên Thư tên thật là Phạm Kim Long (1940- ), sinh tại Hải Phòng. Ông từng đi tu Phật giáo (1964) và hoàn tục (1973). Ông là một nhà thơ, được coi là “người thi hóa kinh Phật”.
Về bối cảnh ra đời bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị, nhà thơ kể (theo Phạm Ngọc Lân):
Tôi tuổi Thìn (1940), còn cô ấy tuổi Ngọ (1942) cho nên được bố mẹ đặt luôn tên là Ngọ. Cách nhau 2 tuổi nhưng học cùng lớp đệ tam (lớp 10 bây giờ) ở trường Trung học Văn Lang (khu Tân Định). Ngọ có dáng người thanh mảnh với mái tóc dài thả ngang vai. Nhà tôi ở đường Trần Khát Chân, nhà Ngọ ở Trần Quang Khải, cũng cùng khu Tân Định nên đi về chung đường. Mỗi lần tan trường, cô ấy ôm cặp đi trước, tôi lẽo đẽo theo sau. Tóc Ngọ bay bay trên đôi vai gầy nhỏ nhắn. Có những hôm trời mưa lất phất, cô ấy đưa cặp lên che ngang đầu. Tôi thấy thương quá, muốn làm một cử chỉ gì đó như là để chở che nhưng… thở mạnh còn không dám, nói chi là… Năm 1964 tôi “trôi dạt” vào “ăn cơm chay” ở các chùa, rồi Đại học Vạn Hạnh… Cho dù đã nương thân vào cửa chùa nhưng mỗi lần đi ngang qua con đường cũ, hình ảnh cô học trò ôm cặp, tóc dài bay bay trong gió vẫn thấp thoáng đâu đây… Và rồi những tứ thơ tràn về…”
Bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị được viết vào khoảng 1968, mười năm sau những ngày tác giả theo cô bạn học Hoàng Thị Ngọ trên đường từ trường về nhà.
Nhà thơ Phạm Thiên Thư còn xác nhận thêm (Mạc Lâm, 2009):
Bài Ngày xưa Hoàng Thị tôi viết trước khi đi tu. Khi tôi vào chùa rồi thì hình ảnh trên đường đi làm tôi nhớ lại kỷ niệm xưa. Nhớ lại hình ảnh của cô Ngọ, thời học trò ấy mà. Chẳng có tình yêu đâu, chỉ là học trò vui vui thôi. Đó là lý do tại sao tôi viết bài đó. Đó chỉ là những kỷ niệm dĩ vãng, mối tình thoảng nhẹ vu vơ của thời trai trẻ.
Bài thơ: Ngày xưa Hoàng Thị – Phạm Thiên Thư
em tan trường về
đường mưa nho nhỏ
chim non dấu mỏ
dưới cội hoa vàng
bước em thênh thang
áo tà nguyệt bạch
ôm nghiêng cặp sách
vai nhỏ tóc dài
anh đi theo hoài
gót giầy thầm lặng
đường chiều úa nắng
mưa nhẹ bâng khuâng
em tan trường về
cuối đường mây đỏ
anh tìm theo Ngọ
dáng lau lách buồn
tay nụ hoa thuôn
vương bờ tóc suối
tìm lời mở nói
lòng sao ngập ngừng
lòng sao rưng rưng
như trời mây ngợp
hôm sau vào lớp
nhìn em ngại ngần
em tan trường về
đường mưa nho nhỏ
trao vội chùm hoa
ép vào cuối vở
thương ơi vạn thuở
biết nói chi nguôi
em mỉm môi cười
anh mang nỗi nhớ
hè sang phượng nở
rồi chẳng gặp nhau
ôi! mối tình đầu
như đi trên cát
bước nhẹ mà sâu
mà cũng nhòa mau
tưởng đã phai mầu
đường chiều hoa cỏ
mười năm rồi Ngọ!
tình cờ qua đây
cây xưa vẫn gầy
phơi nghiêng ráng đỏ
áo em ngày nọ
phai nhạt mấy mầu?
chân tìm theo nhau
còn là vang vọng
đời như biển động
xoá dấu ngày qua
Về ca khúc Ngày xưa Hoàng Thị, Phạm Duy chia sẻ:
Tôi quen anh Phạm Thiên Thu vào năm 1970-1971 gì đó, hai anh em gặp nhau và tôi rất mến anh Phạm Thiên Thu. Anh ấy đưa cho tôi nhiều thơ để tôi phổ nhạc và trong đó có bài Ngày xưa Hoàng Thị, nhưng khi tôi phổ nhạc thì nó không còn toàn vẹn như cũ mà tôi đã thay đổi một chút ca từ so với bài thơ gốc.
Tôi thích bài này vì sự giản dị của nó. Thời đó Sài Gòn có rất nhiều bài hát cho các anh chị thiếu nữ, thanh niên, nhưng thường người con gái trong bản nhạc có những cái tên rất kiều diễm như Thủy Ngọc, Thu Cúc…. toàn là tên các loài hoa, còn trong bài thơ này người con gái có một tên hết sức bình dị trùng tên mẹ vợ tôi là “Ngọ”.
Chính điều đó làm tôi thích lắm. Hồi đó văn nghệ chỉ nói về những người con gái đẹp ở thị thành mà thôi và ca khúc này thì nói về vẻ đẹp của những thiếu nữ thôn quê.
Theo bối cảnh của bài hát như Phạm Thiên Thư nói ở trên thì thiết nghĩ cách trình diễn ca khúc không nên thể hiện sự u buồn mà chỉ là một ít bâng khuâng, nếu không thể “vui vui” như nhà thơ nói. Trong cách nghĩ đó thì tôi cho rằng Đoan Trang thể hiện xuất sắc tâm tình trong bài hát.
* Video trình diễn sống, Đoan Trang, giọng hát và âm nhạc tuyệt vời, múa minh họa thanh thoát:
https://www.youtube.com/watch?v=YUNczJQAxM4
Video âm thanh, Thái Thanh:
https://www.youtube.com/watch?v=V61zP2yOX8U
+ Video âm thanh, Đức Tuấn [Official Audio]:
https://www.youtube.com/watch?v=FloHm0S_4zY
MV, Hoàng Kim, tiếng hát có giọng như gái Huế (?!) nên nghe là lạ hay hay, được nhạc sĩ Trúc Hồ gọi là “giọng ca của một thế hệ mới”:
https://www.youtube.com/watch?v=d4X-qU6pxEY
Ngăn cách – Y Vân
Theo Tuy Hòa (2018),
Có một khoảng thời gian không dài, Trần Tấn Hậu [tên thật của Y Vân] theo học nhạc với thầy Tạ Phước. Từ năm 17 tuổi, Trần Tấn Hậu đã đi chơi nhạc ở các tụ điểm giải trí ở Hà Nội để kiếm thêm tiền phụ giúp bố mẹ nuôi hai em nhỏ. Trần Tấn Hậu luôn nghĩ rằng mình sẽ giữ vai trò một nhạc công mãi mãi, nếu không có khúc quanh bất ngờ của số phận.
Đấy là một lần tình cờ, đang lang thang ở Hồ Gươm, Trần Tấn Hậu nhìn thấy một thiếu nữ mặc áo dài trắng ôm cặp bước về phố Tràng Thi. Tấm lưng thon, bờ vai nhỏ, mái tóc dài khiến trái tim mơ màng của chàng trai 19 tuổi xao xuyến. Trần Tấn Hậu chạy theo với ý định làm quen, nhưng không kịp. Trần Tấn Hậu chỉ kịp nhìn thấy khuôn mặt đẹp thoáng nét kiêu sa của cô gái trước khi được một chiếc xe hơi sang trọng đón đi.
Như bị tiếng sét ái tình, Trần Tấn Hậu cứ tơ tưởng đến cô gái xa lạ và quý phái kia. Ngày nào, Trần Tấn Hậu cũng đi bộ từ phố Tràng Tiền qua phố Tràng Thi với hy vọng gặp lại mỹ nhân trong mộng, nhưng vô vọng. Rồi một sự trớ trêu đem lại may mắn. Ban nhạc mà Trần Tấn Hậu đang là thành viên bị giải tán. Trần Tấn Hậu chưa biết xoay xở mưu sinh ra sao thì người bạn giới thiệu cho một mối dạy đàn. Trần Tấn Hậu rụt rè đến ngôi nhà khá nguy nga trên phố Hàng Bông để nhận việc gia sư âm nhạc.
Sau khi được phụ huynh trao đổi và thống nhất thù lao thì học trò xuất hiện. Trần Tấn Hậu giật thót rồi đứng ngây như pho tượng, khi nhận ra cô học trò chính là thiếu nữ từng có cơ duyên hạnh ngộ ở phố Tràng Thi. Cô gái tên Tường Vân bắt đầu học đàn với thầy Trần Tấn Hậu mà đâu hề biết hình ảnh mình hơn một lần đi về trong giấc mơ của người đang dạy nhạc.
Trần Tấn Hậu làm gia sư khoảng nửa năm thì chinh phục được học trò Tường Vân. Tình yêu của họ nhen nhóm rồi phát triển từng ngày. Đến khi Tường Vân công khai với gia đình về quan hệ tâm đầu ý hợp với thầy dạy nhạc, thì hợp đồng gia sư của Trần Tấn Hậu bị… chấm dứt.
Bố mẹ của Tường Vân kiên quyết chối từ con gái đi lại với Trần Tấn Hậu vì nghĩ dan díu nghệ sĩ nghèo chỉ khổ thân. Trần Tấn Hậu không còn điều kiện bước vào căn nhà trên phố Hàng Bông, nhưng Tường Vân vẫn không nguôi ngoai mối tình đầu. Những ngày hẹn hò lén lút tạo cho Trần Tấn Hậu cảm hứng sáng tác. Ca khúc đầu tay Trần Tấn Hậu viết tặng Tường Vân có tên gọi Tình ta nở giữa mùa đông được ký bút danh Y Vân. Vì sao lại là Y Vân? Đơn giản, Y Vân nghĩa là… yêu Vân!
Ca khúc Tình ta nở giữa mùa đông được Tường Vân mang về nhà và hát đôi lần thì… bố mẹ cô quyết định đưa cô sang Pháp du học. Từ đó, bản nhạc ca khúc Tình ta nở giữa mùa đông rời khỏi Hà Nội, rời khỏi Việt Nam, và hầu như không còn ai được dịp hát nữa.
Tuy nhiên, trong gia tài âm nhạc của Y Vân, hình ảnh Tường Vân thuở nào vẫn ghi đậm ký ức. Mối tình đầu không chỉ mang đến nghệ danh, mà còn góp cho Y Vân hai bản tình ca day dứt: Ngăn cách và Ảo ảnh. Ca khúc Ngăn cách được viết sau khi nhạc sĩ Y Vân nhận được tin Tường Vân đã lấy chồng môn đăng hộ đối.
* Bản thu âm, Don Hồ & Lâm Thúy Vân, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ngan-cach-y-van-don-ho-ft-lam-thuy-van.pML_vUjQB2.html
* Video trình diễn sống, Thu Hằng trong chương trình “Chân dung cuộc tình”:
https://www.youtube.com/watch?v=gMGO_N6Dfj8
+ Video âm thanh, Xuân Phú:
https://www.youtube.com/watch?v=U7oPeoYuKAA
Ngậm ngùi – Huy Cận & Phạm Duy
Phạm Duy phổ nhạc nguyên vẹn bài thơ Ngậm ngùi – Huy Cận (1940), tức ca từ và bài thơ giống nhau.
Tôi vẫn mong sẽ đừng có nữ ca sĩ nào hát ca khúc này nữa. Hãy để một anh nào đó truyền tải ý tình của nhà thơ và nhạc sĩ để ru hồn người nghe qua tiếng hát Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây… Tay anh em hãy tựa đầu…
Video âm thanh, Tuấn Ngọc:
https://www.youtube.com/watch?v=kTeYTt4D_gM
Video âm thanh, Vũ Khanh, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=XWsWeVWLRVg
Video âm thanh, Quang Dũng:
https://www.youtube.com/watch?v=rfxJWwgwNaI
+ * Video âm thanh, Khôi Ngô:
https://www.youtube.com/watch?v=b960BeoTYn8
Nghìn trùng xa cách – Phạm Duy
Theo Văn Khoa (2016),
Phạm Duy sáng tác Nghìn trùng xa cách sau khi “mối tình đồng trinh duy nhất” với người đẹp Tây lai Alice từ tạ ông để đi lấy chồng sau Tết Mậu Thân (1968).
Phạm Duy bước chân vào lĩnh vực ca nhạc khi ở lứa tuổi thanh niên, anh là ca sĩ chuyên hát nhạc của Văn Cao trong gánh hát Đức Huy–Charlot Miều đi lưu diễn từ Bắc chí Nam. Năm 1944, gánh hát Đức Huy–Charlot Miều dừng chân Phan Thiết. Với ca khúc Buồn tàn thu của Văn Cao, nam ca sĩ Phạm Duy lọt vào mắt xanh Hélène, người góa phụ mang hai dòng máu Việt–Anh. Nàng sống ở đồn điền Suối Kiết cách Phan Thiết không xa, với mẹ già và hai người con là Alice (gái) và Roger (trai). Hélène đẹp, sung mãn và từng trải. Phạm Duy như bị “hớp hồn” trước vẻ đẹp “Tây lai” của Hélène. Hai người quấn quýt, đắm say. Họ yêu nhau như chưa bao giờ được yêu. Cuộc tình chóng vánh, tan biến vào hư vô. Chàng và nàng chia tay, mỗi người, mỗi ngả. Phạm Duy tiếp tục bước chân phiêu lãng, giang hồ.
Mười năm sau. Hélène và Phạm Duy bất ngờ gặp nhau giữa Sài Gòn hoa lệ. Cố nhân xưa giờ đã có gia đình. Hélène mời Phạm Duy về nhà mình. Phạm Duy ngỡ ngàng khi nhìn thấy Alice (tên Việt là Lệ Lan). Cô bé bây giờ là một thiếu nữ, giống mẹ như đúc, đẹp rạng ngời như thiên thần. Dường như ông “chao đảo” và mất hồn ngay từ ánh mắt đầu tiên của Alice. Người Sài Gòn ngày ấy có thú vui dã ngoại. Cuối tuần, Phạm Duy lái xe hơi đến đón Alice đi chơi vùng ngoại ô. Trong những lúc đó, “chú Phạm Duy” trở thành người bạn tri kỷ để Alice kể chuyện, những tâm sự ngây ngô của một cô gái chớm tuổi dậy thì. Alice mê âm nhạc, thi ca. Nàng rất thích những ca khúc Tình ca, Tình hoài hương, Tình kỹ nữ, Bên cầu biên giới… của Phạm Duy. Một chiều mùa thu 1957, Phạm Duy chính thức tỏ tình với Alice và được nàng ban cho một cái “ừ” lặng lẽ.
Phạm Duy kể, lúc đó ông quyết định, mối tình này cũng phải cao thượng như cuộc tình giữa ông và Hélène. Đã gần 10 năm vì quá mê mải soạn nhạc tình tự quê hương, ông không soạn một bản nhạc tình nào cả. Phạm Duy không ngờ trong một thời gian ngắn lại gặp được tình yêu. Ông không lẩn tránh, dù biết không giữ được nó suốt đời. Cuộc tình khởi sự bằng bài Thương tình ca (1956). Là một nghệ sĩ, Phạm Duy cần tình yêu để sáng tác, giống như con người cần khí trời để thở. Nhưng vì chênh lệch tuổi tác, không muốn làm phiền những người chung quanh, một lần nữa, ông cố gắng tránh mọi đụng chạm về xác thịt, để rồi hãnh diện mà nói rằng, nàng vẫn là một trinh nữ khi rời xa tôi để lên xe hoa về nhà chồng. Trong hơn 10 năm (1956-1968), nhạc tình của Phạm Duy đều là những bài viết cho nàng như Ngày đó chúng mình, Đừng xa nhau, Cỏ hồng, Nha Trang ngày về… Là một người rất yêu thơ, trước khi xa nhau, nàng đã viết tới 300 bài thơ để tặng Phạm Duy. Một vài bài thơ của Alice sau này được Phạm Duy phổ thành những tình khúc.
Sau Tết Mậu Thân (1968), Alice từ tạ Phạm Duy để lấy chồng. Sau này, Phạm Duy nhớ lại: “Qua một lá thư viết bằng bút chì, nàng giã từ tôi, không buồn rầu nuối tiếc, không ân hận xót xa. Xong rồi, mối tình của tôi phải chấm dứt ở đây rồi. Tôi soạn bài Nghìn trùng xa cách, coi như lời tiễn biệt người yêu”.
Những ngày thương nhau, Alice tặng Phạm Duy một vạt tóc nâu được cắt ra từ mái tóc rất đẹp của nàng cùng với cánh hoa ép nhân kỷ niệm sinh nhật của ông. Bởi thế, khi xa nhau, Phạm Duy thương xót:
…Vài cánh xương hoa nằm ép trong thơ
Rồi sẽ tan như bụi mờ
Vạt tóc nâu khô còn chút thơm tho
Thả gió bay đi mịt mù…
Ca khúc Nghìn trùng xa cách được xem là một trong những tình khúc hay nhất về cuộc tình giữa Phạm Duy và Alice, đỉnh cao của nhạc tình Phạm Duy.
Video âm thanh, Khánh Hà:
https://www.youtube.com/watch?v=OG0rgvg1-eA
+ * Video âm thanh, Thái Thanh:
https://www.youtube.com/watch?v=sP8KQ-66iJQ
Video trình diễn sống, Thu Phương trong chương trình Paris by Night 103 Tình sử trong âm nhạc Việt Nam:
https://www.youtube.com/watch?v=TPtkRTmtyNw
+ Video trình diễn sống, Mỹ Hạnh, trong đêm nhạc “Ngày trở về” (2006), với lời giới thiệu của Phạm Duy:
https://www.youtube.com/watch?v=V3-CDmkR_R8
Người đi qua đời tôi – Trần Dạ Từ & Phạm Đình Chương
Cùng với ca khúc Nửa hồn thương đau, đây cũng được xem là tâm trạng của Phạm Đình Chương sau khi đổ vỡ hôn nhân.
Thi sĩ Trần Dạ Từ, tên thật là Lê Hạ Vĩnh (1940- ), sinh tại Hải Dương, làm thơ và viết báo, trở thành một thi sĩ được yêu thích trong giới văn nghệ miền Nam. Đầu thập niên 1960 ông cộng tác với thi sĩ Nguyên Sa làm tờ Gió Mới. Ở Hoa Kỳ, cùng với vợ là nhà văn Nhã Ca, ông xuất bản tờ Việt Báo.
Bài thơ: Bài thơ cũ của nàng – Trần Dạ Từ
Người đi qua đời tôi
Trong những chiều đông sầu
Mưa mù lên mấy vai
Gió mù lên mấy trời
Mây mù lên mấy biển
Người đi qua đời tôi
Hồn lưng mùa rét mướt
Đường bay đầy lá mùa
Vàng xưa đầy dấu chân
Lòng vắng như ngày tháng
Đen tối vùng lãng quên
Người đi qua đời tôi
Chiều ầm vang tiếng sóng
Bàn tay mềm khói sương
Tiếng hát nào hơ nóng
Người đi qua đời tôi
Nghe những lời linh hồn
Phi lao dài tiếng ru
Êm ái lòng hối tiếc
Trên lối về nghĩa trang
Trong mộ phần tối đen
Người đi qua đời tôi
Không nhớ gì sao người
Em đi qua đời anh
Không nhớ gì sao em!
Video âm thanh, Quang Tuấn, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=w6H-E8hHkgk
Video âm thanh, Trần Thái Hòa, chỉ nên nghe âm thanh, bỏ qua phần hình ảnh:
https://www.youtube.com/watch?v=_M6ludS9hC8
* Video trình diễn sống, Duy Thành, có vẻ như lột tả được tâm trạng của Phạm Đình Chương trong ca khúc:
https://www.youtube.com/watch?v=AM8A0dbNFHc
Người ở đừng về – Quan họ Bắc Ninh
Người ở đừng về – cũng được gọi Người ơi người ở đừng về – là tên một bài hát dân ca Quan họ Bắc Ninh do Xuân Tứ cải biên từ bài Quan họ cổ Chuông vàng gác cửa tam quan và bài hát được phát triển từ một bài thơ dân gian. Bài hát thường được cất lên vào lúc hội tàn, khi “giã bạn”, có thể do bên liền anh hoặc liền chị hát. Bài hát nghe da diết, khẩn khoản như muốn níu kéo người nghe ở lại. Tình cảm của người hát với người nghe không chỉ thể hiện ở một câu hát, câu gọi mà thể hiện cả trong những câu dặn dò. Đến khi biết được rằng không thể níu kéo được, thì câu hát chuyển sang dặn người đi phải cẩn thận “sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua” và còn dặn với một câu khiêm nhường rằng, nếu gặp ai hơn thì kết còn ai bằng thì hãy đợi người hát. Trong mỗi đoạn hát đều có phần mở và kết chốt lại với câu “Người ơi! Người ở đừng về”.
Về sau, bài hát trở thành phổ cập, vượt ra khỏi các cuộc hát quan họ và được sử dụng khi kết thúc các buổi họp mặt, đón tiếp quan khách… như là một cách tỏ lộ sự quyến luyến khi giã từ và chúc khách lên đường bình an.
* Video âm thanh, Thu Hiền, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/nguoi-oi-nguoi-o-dung-ve-thu-hien.dXQFyAbRUc61.html
* Video âm thanh, Thanh Huyền, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/nguoi-o-dung-ve-quan-ho-bac-ninh-thanh-huyen.cRk2kQFHi1.html
Video trình diễn sống, trong chương trình Táo quân 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=pFkS6-esClY
+ * Video trình diễn sống, Sim Nông:
https://www.youtube.com/watch?v=vCKKX79Dt-A
Nhạt nắng – Xuân Lôi & Y Vân
Tôi cho rằng đây là một trong những ca khúc sâu lắng nhất về tình tự quê hương. Ca từ mộc mạc mà cảm động.
Theo Trần Quang Hải,
Nhạc-sĩ Xuân Lôi, tên thật là Phạm Xuân Lôi (1917-2006), người Hà Nội, khi còn nhỏ, đã nắm vững kỹ thuật nhạc khí Tàu và thông thuộc bài bản Tàu.
Năm 10 tuổi ông học nhạc lý, học nhạc khí Tây phương như: mandoline, kèn saxo baryton, rồi kèn saxo alto, clarinette.
Nhạc sĩ Xuân Lôi còn lại 27 ca khúc, trong khi nhạc sĩ Xuân Tiên còn lại 32 bài hát, trong số đó có bài Tình Bắc duyên Nam là nổi tiếng nhất. Đặc biệt là hai anh em đều sử dụng âm giai ngũ cung để sáng tác nhạc.
* Video âm thanh, Hoàng Thục Linh, tiếng hát, nhạc đệm và quay phim đều tuyệt vời:
https://www.youtube.com/watch?v=GXHOGnP0sJ8
* Video âm thanh, Hoàng Phương Mai:
https://www.youtube.com/watch?v=IdYCSuux1oM
+ Video trình diễn sống, Dư Phạm Ngọc Diệp, trong chương trình “Tuyệt đỉnh song ca nhí”:
https://www.youtube.com/watch?v=frYcLtSD8BA
Nhật ký của mẹ – Nguyễn Văn Chung
Ca khúc này hiếm hoi được trình bày, nhưng chỉ cần một MV của Hiền Thục với thao tác vẽ tranh cát để minh họa là đủ phát tán tới hàng chục triệu lượt xem.
Nguyễn Văn Chung (1983– ) là một nhạc sĩ của dòng nhạc trẻ Việt Nam. Âm nhạc của Nguyễn Văn Chung thuyết phục người nghe bởi âm hưởng ngọt ngào, nhẹ nhàng và sâu lắng.
MV, vẽ tranh cát minh họa, Hiền Thục, với phụ đề Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=3Waf1Gy9d90
hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=3Waf1Gy9d90&list=RDU44j_OHK50M&index=11
MV, bé Phương Anh:
https://www.youtube.com/watch?v=PTiJhK6lxVc
Như cánh vạc bay – Trịnh Công Sơn
Tôi thấy một vấn đề với nhiều ca khúc Trịnh Công Sơn là tâm tư người đàn ông – thường là của chính Trịnh Công Sơn – được thể hiện bằng giọng nữ. Trong một chừng mực tôi đành chấp nhận, nhưng thâm tâm vẫn muốn nghe giọng nam thổ lộ tâm tư của tác giả, có khi cũng là tâm tư của chính người nghe. Có như vậy ta mới thấy thấm thía với câu như Từ lúc đưa em về, là biết xa nghìn trùng.
Theo nhạc sĩ Trần Long Ẩn thì “Nhân vật của Như cánh vạc bay là một cô gái Huế đã định cư ở nơi xa. Không được ở bên nhau, sống với nhau, anh vẫn luôn mong người ấy hạnh phúc, dù anh âm thầm đau khổ” (P.V., 2014).
* Bản thu âm, Hoài Nam, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/nhu-canh-vat-bay-hoai-nam.GTuKFJwokI.html
Bản thu âm, Bằng Kiều, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/nhu-canh-vac-bay-bang-kieu.NmEIt6O8T4.html
+ * Video trình diễn sống, Trọng Bắc, Phòng trà WE:
https://www.youtube.com/watch?v=VsRmOQbO6GQ
Như có Bác trong ngày đại thắng – Phạm Tuyên
Tên gọi chính xác của bài hát được Phạm Tuyên đặt là Như có Bác trong ngày đại thắng. Tuy vậy bài hát vẫn thường được nhiều người quen gọi là Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, bởi vì nhiều người không biết tên gọi nhưng vẫn nhớ câu hát mở đầu của bài.
Wikipedia_Như có Bác trong ngày đại thắng cho biết bối cảnh của bài hát này là như sau.
Đầu tháng 4 năm 1975, Phạm Tuyên được Trần Lâm – Tổng giám đốc của đài tiếng nói Việt Nam giao nhiệm vụ sáng tác một tác phẩm lớn để mừng ngày chiến thắng sắp đến. Ông chuẩn bị và phác thảo một bản hợp xướng, nhưng cuối cùng lại ngừng việc hoàn thành bản hợp xướng trên vì ông cho rằng:”Dựng lên như vậy nhưng vẫn cảm thấy có cái gì đó gờn gợn trong lòng. Hơn nữa, nếu đất nước giải phóng, người dân sẽ đổ ra đường chứ chẳng ai ở nhà mà nghe hợp xướng cả.”
Đêm ngày 28 tháng 4 năm 1975, sau khi nghe bản tin cuối cùng của đài có tin phi công Nguyễn Thành Trung ném bom sân bay Tân Sân Nhất, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tiếng đồng hồ từ 9 giờ 30 phút tối đến 11 giờ Phạm Tuyên đã viết xong bài Như có Bác trong ngày đại thắng.
Sáng ngày 30 tháng 4, nhạc sĩ được ban biên tập đài triệu tập và bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng được chọn để phát vào chương trình thời sự đặc biệt lúc 17h chiều khi chính thức công bố tin giải phóng miền nam trước toàn thế giới.
Những tàn tích chiến tranh rồi sẽ xóa nhòa, những đau thương rồi sẽ dịu xuống, nhưng bài hát này vẫn vang vọng một cách đột xuất, không cần ai chỉ đạo và dàn dựng – dĩ nhiên là ngoại trừ cộng đồng những người còn cay đắng với cuộc chiến. Ít khi thấy bài hát được trình diễn trên sân khấu ngoại trừ trong những dịp có mục đích tuyên truyền, nhưng dần dà bài hát vượt quá chủ thuyết để trở thành một bài hát đại chúng trong các sự kiện thể thao nhằm cổ vũ cho đội bạn. Phải công nhận sức hút của bài hát thật là mãnh liệt, chủ yếu bởi vì ca từ dễ nhớ, nhịp điệu sôi nổi, thế nên nếu một nhóm nhỏ hay đám đông muốn hát chung với nhau một bài hát gì đó thì đa số trường hợp họ sẽ chọn bài hát này. Khi hát lên với nhau bài này, thể nào họ cũng vỗ tay với nhau mà không còn nhớ gì đến ngày 30/4. Đó là lý do chính mà người tuyển chọn xếp hạng bài hát này là vượt thời gian theo ý công tâm đối với bài hát, không xem xét đến yếu tố chính trị.
Bản thu âm, tốp ca, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/nhu-co-bac-ho-trong-ngay-vui-dai-thang-va.7mTHRLAZ3PUW.html
Như một lời chia tay – Trịnh Công Sơn
* Bản ghi âm, Trịnh Công Sơn, với ca từ, hiếm hoi tiếng hát của tác giả được thu âm với dàn nhạc chỉn chu:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/nhu-mot-loi-chia-tay-trinh-cong-son.drEgbtAohfkv.html
+ Video âm thanh, Khánh Ly, trong album “Một cõi đi về”:
https://www.youtube.com/watch?v=E2bVUvAR3PE
+ * Video âm thanh, Khánh Ly, Hồng Nhung & Quang Dũng:
https://www.youtube.com/watch?v=shrLMyGNlPI
Những bước chân âm thầm – Kim Tuấn & Y Vân
Theo nhà thơ Kim Tuấn do Trần Hữu Ngư (2017) kể lại,
Vào mùa nắng tháng 5 năm 1956, tôi theo bố tôi lên cao nguyên lập nghiệp. Lúc bấy giờ, Pleiku chỉ là một khu phố nhỏ với vài trăm người Kinh cư ngụ. Khu phố núi nằm giữa rừng thông xanh, những cội thông già xác xơ buồn thảm do những người tù thời Pháp thuộc trồng trên những ngọn đồi đất đỏ, đứng mờ khuất trong những chiều sương mù.
Vào những ngày tháng đó, cả một thời tuổi trẻ, tôi chỉ còn lại những buổi chiều. Đôi khi với một hai người bạn thân, hoặc một mình thơ thẩn dạo trong rừng thông để thấy mình như trôi giữa trời đất. Những lần như thế, không có gì để vội vã, nên chân thường bước chậm, từng bước một, để nghe được tiếng lá thông khô xào xạc dưới chân mình, lẻ loi giữa chiều yên ắng mênh mông.
Giữa khung cảnh và nỗi lòng như thế, tôi viết bài thơ Kỷ niệm với câu mở của bài thơ: Từng bước, từng bước chân… Và nhạc sĩ Y Vân phổ thành Những bước chân âm thầm từ thập niên 1960.
Những bước chân âm thầm mang giai điệu boston rock, theo Y Vân nó rất thích hợp với bài thơ. Nhưng khi tôi đem bản nhạc này đến hãng đĩa Việt Nam để bán lấy tiền trả bữa nhậu với bạn bè ở nhà hàng Thanh Thế, thì bà chủ hãng dĩa đồng ý mua với điều kiện phải đổi sang nhịp boléro cho phù hợp với thị hiếu là vừa vỗ thùng đàn, vừa hát lúc bấy giờ. Và Những bước chân âm thầm từ boston rock phải đổi sang boléro từ đó.
Đã là mùa nắng nóng, vậy tại sao “Những bước chân âm thầm” lại “Hoa vòng rừng tuyết trắng”?
Đúng là bài thơ này, tôi viết ở Pleiku vào mùa nắng, tháng 5, trời lúc đó chỉ vừa chớm những cơn mưa. Nhưng khi thành nhạc đã chuyển mùa đông lạnh giá, tuyết trắng phủ đầy. Có nhiều bạn tinh ý hỏi tôi điều này, nhưng tôi chưa có dịp công khai cùng các bạn. Sự thật thì trong bài thơ tôi viết: “Từng bước từng bước thầm/ Hoa VÔNG rừng tuyết trắng…” Bởi lúc đó những cây vông trong rừng thông đã nở bung những trái vông trắng xoá, và rơi xuống rừng thông như những hoa tuyết lơ lửng trong gió. Nhưng khi phổ nhạc, chữ “VÔNG” biến thành chữ “VÒNG”, nên hoa đã trở thành tuyết trong mùa đông!
Ghi chú: Vông rừng hoặc gòn rừng, là loại cây to và cao, có trái to và dài, khi chín thì vỏ nứt ra, những sợi bông trắng như tuyết bay ra. Ở các vùng nông thôn có loại cây gòn tương tự, vỏ thân cây thường vẫn giữ màu xanh lục tuy cây rất to, người dân thường thu hoạch trái khô trước khi nứt ra để lấy sợi gòn độn vào trong túi vải làm gối – thay cho sợi lấy từ cây bông, và bây giờ có sợi tổng hợp. Người tổng hợp bài này thời thơ ấu vẫn ngủ trên những chiếc gối độn bông gòn như thế.
Bài thơ: Kỷ niệm – Kim Tuấn (1961)
Nguồn: https://www.thivien.net/Kim-Tu%E1%BA%A5n/K%E1%BB%B7-ni%E1%BB%87m/poem-TysReQU5vZrxnTaIRb4N9g
Từng bước từng bước thầm
hoa vông rừng tuyết trắng
rặng thông già lặng câm
hai đứa nhiều hối tiếc
Sương mù giăng mấy đồi
tay đan đầy kỷ niệm
mưa giữa mùa tháng năm
dật dờ cơn gió thổi
Một tháng không trăng rằm
mây núi ôm trời thấp
giá rét về căm căm
cao nguyên mù đất đỏ
Từng bước từng bước thầm
cúi đầu in dấu mỏi
tuổi trẻ buồn lặng câm
núi nghiêng đầu thủ thỉ
Từng bước từng bước thầm
hoa vông rừng tuyết trắng
tuổi trẻ buồn lặng câm
víu hồn hoang cỏ dại
Từng bước từng bước thầm…
Do lỗi in ấn, câu thứ hai của bài hát trở thành Hoa vòng rừng tuyết trắng, lại có người chỉ nghe bài ca qua đài nên hát là Hoa vọng rừng tuyết trắng.
* Video âm thanh, Tường Nguyên & Tường Khuê, với âm điệu như thường được trình diễn trong cuối thập niên 1960s và đầu thập niên 1970s:
https://www.youtube.com/watch?v=SHRpgY0DNmc
+ * Video trình diễn sống, Mỹ Tâm, bài hát rất thích hợp với phong cách của ca sĩ, nhạc đệm, hát bè và múa minh họa đều tuyệt vời, như là cung cách giao thời giữa bài trên và bài dưới đây:
https://www.youtube.com/watch?v=EjA-hwQ5-6Q
* Video trình diễn sống, Khưu Huy Vũ, nhịp điệu, nhạc đệm, hát bè và múa minh họa đều theo cách hiện đại:
https://www.youtube.com/watch?v=6y5E1zuisR0
Video trình diễn sống, Hoàng Mỹ An, nỗ lực đáng khen:
https://www.youtube.com/watch?v=eRlI0J6ISt8
Những đồi hoa sim – Hữu Loan & Dzũng Chinh
Có một câu chuyện dài về ba cuộc đời gắn kết với hoa sim tím và liên quan đến ca khúc Những đồi hoa sim của Dzũng Chinh. Mời xem:
Giai thoại văn chương – https://tamdiepblog.wordpress.com/2019/01/29/giai-thoai-van-chuong/
Tóm tắt kết cục của câu chuyện như sau:
Dưới chân núi Chà Bang, nơi Dzũng Chinh ngã xuống là một vùng đầy hoa sim. Tác giả nhạc phẩm Những đồi hoa sim phổ thơ Màu tím hoa sim cuối cùng nằm xuống trên ngọn đồi bạt ngàn hoa sim tím.
Còn nhà thơ Hữu Loan, khi sống gắn kết với hoa sim tím, sau khi qua đời cũng thế: mộ ông nằm trên đồi sim tím thuộc xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Cộng thêm cô vợ Hữu Loan: từng dạo chơi với nhà thơ trên các đồi sim rồi ngã xuống nước ở vùng mọc đầy sim tím, thế là cuộc đời ba người gắn kết với hoa sim tím – trong những vần thơ và dòng nhạc và cuộc đời đầy bất hạnh.
Ít nhất có hai ca khúc khác phổ nhạc bài thơ Màu tím hoa sim. Trên một bài phát biểu trong tạp chí Kiến thức ngày nay, Hữu Loan cho biết ông thích nhất bản phổ nhạc của Dzũng Chinh.
Bài thơ: Màu tím hoa sim – Hữu Loan (1949)
Khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê…
Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu…
Bài thơ này có nhiều dị bản truyền tụng khác nhau, đây đã được xác nhận là bản gốc.
https://www.thivien.net/H%E1%BB%AFu-Loan/M%C3%A0u-t%C3%ADm-hoa-sim/poem-v01FLNY2dUr8lHvyni22LA
Video âm thanh, Như Quỳnh:
https://www.youtube.com/watch?v=txhNRbau5eQ
Video trình diễn sống, Phương Dung:
https://www.youtube.com/watch?v=wyWZow8Kj74
* Video trình diễn sống, Lưu Ánh Loan:
https://www.youtube.com/watch?v=HJYl44aBd3I
Niềm tin chiến thắng – Lê Quang
Ca khúc Niềm tin chiến thắng đã lan tỏa trong lĩnh vực thể thao, như thế càng rộng lớn hơn so với sân khấu âm nhạc, và chẳng bao lâu đã vượt thời gian. Mỹ Tâm vẫn thường được mời trình bày ca khúc này trong các buổi mừng công đội tuyển thể thao lập thành tích.
* Video âm thanh, Mỹ Tâm, lời Việt và lời Anh:
https://www.youtube.com/watch?v=vyS4uqlEKwY
Bản thu âm, Minh Hà:
https://tainhachay.biz/bai-hat/91022/tai-bai-hat-niem-tin-chien-thang-ve-dien-thoai.html
Niệm khúc cuối – Ngô Thụy Miên
Theo Wikipedia_Ngô Thụy Miên,
Ngô Thụy Miên, tên thật là Ngô Quang Bình (1948- ), sinh tại Hải Phòng. Trong thập niên 1960s, Ngô Thụy Miên theo học vĩ cầm với Giáo sư Đỗ Thế Phiệt và nhạc pháp với Giáo sư Hùng Lân tại Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn.
Năm 1963, ông bắt đầu viết nhạc. Tình khúc đầu tiên mà ông sáng tác là bài Chiều nay không có em, hoàn tất vào tháng 2 năm 1965, được giới sinh viên học sinh lúc bấy giờ hưởng ứng nồng nhiệt. Trong thập niên 1990s, nhạc sĩ tiếp tục sáng tác
Ngô Thụy Miên sáng tác tổng cộng được trên 70 bài hát, với khoảng 20 bài từ trong nước. Theo đánh giá của nhiều người, thì Ngô Thụy Miên chính là “một nhạc sĩ tài hoa đích thực”. Điều thú vị ở chỗ âm nhạc chỉ là nghề tay trái của ông. Trong thời gian 1970-1975, Ngô Thụy Miên làm kiểm soát viên không lưu tại phi trường Tân Sơn Nhất. Qua năm 1980, ông bắt đầu đi làm về ngành điện toán cho Đại học California–Los Angeles tại Thành phố Olympia thuộc Bang Washington.
Nói về việc bén duyên với các bản tình ca, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên cho biết: “Với tôi, chiến tranh chỉ là giai đoạn. Tình yêu mới là vĩnh cửu. Từ khi bắt đầu viết nhạc, tôi đã chọn cho mình một hướng đi, đó là tình ca. Và trước tôi cũng như sau tôi đã có nhiều nhạc sĩ viết về chiến tranh, về quê hương, về thân phận… Tất cả chúng tôi đều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam, mỗi người một khuynh hướng khác nhau. Tôi chỉ xin được nhớ đến như một người viết Tình Ca không hơn không kém.”
Trí Lực (2018) cho biết:
Niệm khúc cuối được viết năm 1971. Theo nhạc sĩ Ngô Thụy Miên thì có thể bài hát này đã được thu thanh, thu hình nhiều nhất trong các tác phẩm của ông.
Có một thông điệp mà nhạc sĩ Ngô Thụy Miên muốn gửi gắm qua tình khúc trong sáng và lãng mạn này, đó là: “Tình ơi! Dù sao đi nữa, xin vẫn yêu em. Đó là điều duy nhất tôi muốn nói về tình yêu. Hãy cho, hãy chấp nhận và hãy tha thứ để tình yêu vĩnh viễn mãi là niềm tin và hy vọng của chúng ta’’.
Bất kể ai đã từng lắng nghe Niệm khúc cuối, thì đều cảm nhận được một giai điệu thiết tha, êm ái mà lay động lòng người. Lời bài hát khiến cho ta như đang nghe một lời thì thầm đã quen thuộc, như tiếng của lòng mình. Lời ca mộc mạc, chân chất nhưng mang theo sự chân thành của một chàng trai với sự chung thủy và tình yêu mãnh liệt dám bước qua mọi trở ngại để đến với người mà mình yêu.
Những ca khúc nổi tiếng nhất của Ngô Thụy Miên gồm có Áo lụa Hà Đông (thơ Nguyên Sa), Bản tình cuối, Chiều nay không có em, Dấu tình sầu, Em về mùa thu, Mùa thu cho em, Niệm khúc cuối, Paris có gì lạ không em (thơ Nguyên Sa), Riêng một góc trời, Tháng sáu trời mưa (thơ Nguyên Sa),
Trang web của Cục Nghệ thuật Biểu diễn được truy cập ngày 12/9/2020 liệt kê 24 ca khúc của Ngô Thụy Miên được phép phổ biến tại Việt Nam:
* Video âm thanh, Lê Hiếu, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=4e817MplrMQ
Video âm thanh, Trọng Tấn:
https://www.youtube.com/watch?v=GlMZG8bEvqg
Video trình diễn sống, Khánh Ly & Elvis Phương:
https://www.youtube.com/watch?v=JOFBt65TQUw
* Video trình diễn sống, Sĩ Phú & Quốc Khanh:
https://www.youtube.com/watch?v=oXr11RSmkAQ
Nối vòng tay lớn – Trịnh Công Sơn
Trong số khoảng 230 ca khúc được biết đến rộng rãi của Trịnh Công Sơn, Nối vòng tay lớn tạo hiệu ứng lan rộng và mạnh mẽ nhất.
Nối vòng tay lớn được sáng tác vào năm 1968 nhưng tới năm 1970 ca khúc mới được hát vang tại trại “Nối vòng tay lớn” dành cho thanh niên, sinh viên, học sinh miền Nam được tổ chức trong ngày 24 và 25/4/1970. Từ đó, ca khúc này vẫn được hát giữa giới trẻ hoạt động xã hội bên ngoài trường học. Ca khúc không được trình bày trên đài phát thanh, không được in ấn để bán như nhiều ca khúc thương mại khác, nên đại đa số quần chúng rất ít được nghe Rừng núi giang tay nối lại biển xa. Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Khoảng 3 giờ chiều ngày đó, những người mở radio đón nghe tin tức qua Đài phát thanh Sài Gòn đột nhiên có cảm giác khác lạ khi chương trình chợt lặng đi một chút và tiếp ngay đó là tiếng của Trịnh Công Sơn: “Tôi là Trịnh Công Sơn”, rồi anh cất tiếng hát bài Nối vòng tay lớn.
Ca khúc được Richard Fuller dịch ra tiếng Anh với tựa đề The great circle of Việt Nam, với ca từ như sau.
From jungled hills to the distant sea,
We form a giant circle to unite our country.
From far and wide, we now return,
With joy, like a sandstorm, to the far horizons,
Let’s now join hands :
A great circle of Viet Nam
Flags in the wind, happy nights and days,
Of one blood our hearts ablaze,
Reconciled, a new day.
Hamlet, town now joined as one,
Remember the dead as we bask in the sun,
And one by one, we spread our smiles.
From North to South, we all join hands,
From fields long abandoned to mountainous lands,
We’ll ford deep streams, climb over hills.
From hamlets to the cities,
We embrace with glee an eternal circle :
Dead and living, one are we.
Video âm thanh, Khánh Ly:
https://www.youtube.com/watch?v=NRSM80ncRbI
Bản thu âm, Richard Fuller lời hát tiếng Anh The great circle of Việt Nam và tiếng Việt:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/the-great-circle-of-viet-nam-richard-fuller.GtfciSy-sj.html
Video trình diễn sống, Dàn hòa tấu kèn HS-SV khoa Kèn-Gõ, Nhạc viện Tp HCM:
https://www.youtube.com/watch?v=tYlNrsA3a7M
Nụ tầm xuân – ca dao & Phạm Duy
Bài ca dao:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay!
– Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu, biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng, biết thuở nào ra!
Bài ca dao hay là thế, ca khúc chuyển thể hay là thế, nhưng ít khi được trình diễn!
Bản thu âm, Ý Lan & Vũ Khanh:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/nu-tam-xuan-pham-duy-y-lan-ft-vu-khanh.vEto8V44qU.html
* Video âm thanh, Thu Hiền:
https://www.youtube.com/watch?v=i4kW_2qRsvE
Video trình diễn sống, Tiêu Châu Như Quỳnh & Hòa Minzy & Giang Hồng Ngọc, trong chương trình “Cặp đôi hoàn hảo”, ba cô có giọng tốt, nhưng đều nở những nụ cười tươi trong khi hát nội dung đầy tiếc nuối:
https://www.youtube.com/watch?v=AZptuc7go8I
Nửa hồn thương đau – Phạm Đình Chương
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (19291991) sinh tại Hà Nội, khi soạn nhạc ông lấy tên thật là Phạm Đình Chương, lúc làm ca sĩ lấy nghệ danh là Hoài Bắc. Sau khi cuộc hôn nhân với ca sĩ Khánh Ngọc tan vỡ, Phạm Đình Chương gần như cắt đứt mọi liên hệ xã hội và giảm thiểu mọi hoạt động âm nhạc trong một thời gian khá dài.
Do sự trùng hợp về thời gian nên có dư luận cho rằng vì gia đình tan vỡ nên sau đó Phạm Đình Chương đem tâm trạng đau thương của mình vào bài hát da diết Nửa hồn thương đau.
Thật ra, theo Thụy Vi (2017), lý do chính để cho ra đời Nửa hồn thương đau là do một hãng phim đặt Phạm Đình Chương viết một bài hát để dùng cho cuốn phim Chân trời tím.
Còn cho rằng Phạm Đình Chương phổ thơ Thanh Tâm Tuyền thì không hẳn chính xác. Ông viết nhạc rồi đặt lời cho toàn bài hát, rồi không biết phải viết phần kết thức (coda) ra sao cho hợp với nội dung bài hát. Khi bị thúc bách bởi đoàn làm phim, tác giả thấy bài hát Lệ đá xanh của Cung Tiến phổ thơ Thanh Tâm Tuyền có coda thích hợp với Nửa hồn thương đau. Vì cả Cung Tiến và Thanh Tâm Tuyền đều là bạn rất thân của tác giả nên ông đưa coda đó vào bài hát của mình. Cho nên trong toàn bài hát, chỉ có đoạn coda là từ thơ Thanh Tâm Tuyền qua trung gian của Cung Tiến.
Bài thơ: Lệ đá xanh – Thanh Tâm Tuyền
tôi biết những người khóc lẻ loi
không nguôi một phút
những người khóc lệ không rơi ngoài tim mình
em biết không
lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời chỉ còn trời sao là đáng kể
mà bên những vì sao lấp lánh đôi mắt em
đến ngày cuối
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời thơm phức những trái cây của thượng đế
mà bên những trái cây ngọt ngào đôi môi em
nguồn sữa mật khởi đầu
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết
mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em
vòng ân ái
đôi khi anh muốn tin
ôi những người khóc lẻ loi một mình
đau đớn lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi
Video âm thanh, Phan Đinh Tùng, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=h8KSNECkKIM
Video âm thanh, Bằng Kiều:
https://www.youtube.com/watch?v=xdNa3SPYgqw
Video trình diễn sống, Thế Sơn:
https://www.youtube.com/watch?v=YjU2d2IJR_c
Ô mê ly – Văn Phụng & Văn Khôi
Văn Phụng, tên thật là Nguyễn Văn Phụng (1930-1999), đoạt giải nhất độc tấu dương cầm tại Nhà hát Lớn Hà Nội năm lên 15 tuổi. Ông viết bản nhạc đầu tay Ô mê ly năm 1948, khi ông mới 18 tuổi. Lời ca của Văn Khôi là tiếng hát đồng quê, riêng nét nhạc của Văn Phụng là nhịp điệu fox, giật và nhẹ, rất mới thời bấy giờ nhưng vẫn tạo sự giao thoa giữa đồng quê Việt và giai điệu Tây phương. Vợ ông, ca sĩ Châu Hà, cho biết tiết tấu sôi động của bài Ô mê ly làm cho người nào nghe cũng thích nên được cả các ban nhạc nước ngoài đàn lên mà không biết tác giả là ai.
Từ lúc viết ra Ô mê ly, Văn Phụng bắt đầu trở thành một nhạc sĩ thuộc nhóm đa tài và đa diện nhất của nền tân nhạc Việt Nam.
Văn Phụng để lại cho đời khoảng 60 ca khúc, từ những bài Ô mê ly, Tiếng vọng chiều vàng, Trăng sơn cước với các tiết tấu lạ tai vào thời đó; ca khúc sống động vui tươi như Tiếng hát với cung đàn; bài hát xuân như Xuân họp mặt, Xuân miền Nam; tình ca như Suối tóc; nhạc khúc mang âm điệu cổ điển phương Tây như Mưa trên phím ngà, Tiếng dương cầm, Tôi đi giữa hoàng hôn… tới ca khúc chứa chất tình cảm quê hương như Bức họa đồng quê; Ghé bến Saigon, Mưa, Nhớ bến Đà giang, Trở về Huế; ca khúc đậm tình dân tộc như Trăng sáng vườn chè phổ ý thơ Nguyễn Bính; và trong bối cảnh chiến tranh, có những bài Các anh đi, Bóng người đi, Lời nhi nữ, Chung thủy, Nhắn người lạc lối…
Năm 1994, Trung tâm Thúy Nga thực hiện Paris by Night 27: “Văn Phụng – Tiếng hát với cung đàn” vinh danh ông và các sáng tác của ông.
Video trình diễn sống, Ánh Tuyết:
https://www.youtube.com/watch?v=GDjL4aEulJE
Video trình diễn sống, Như Quỳnh, Thanh Hà, Ngọc Anh, Thế Sơn, Don Hồ, Trần Thái Hòa:
https://www.youtube.com/watch?v=wxDljTM-buU
* Video trình diễn sống, Đoàn Khánh Linh, trong chương trình “Tuyệt đỉnh song ca nhí”:
https://www.youtube.com/watch?v=wiWEhsrUUh8
Ông trăng xuống chơi – đồng dao & Phạm Duy
Ca từ của bài hát cho trẻ em này dựa trên đồng dao, được Phạm Duy viết thành nhạc thiếu nhi. Có vẻ như số phận của bài hát này khá hơn một bài hát cho thiếu nhi khác làThằng Cuội của Lê Thương.
Video âm thanh, Thái Hiền, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=sivQSZIMBjw
Bản thu âm, Bé Bào Ngư, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ong-trang-xuong-choi-be-bao-ngu.uaqRL6JhMTH5.html
Video trình diễn sống, Ca múa Thiếu nhi SiĐô:
https://www.youtube.com/watch?v=0xTeqmEKzJU
* Video trình diễn sống, Bé Bào Ngư & Vũ đoàn Candy kids trong chương trình “Sao nối ngôi”, bài hát thiếu nhi được trình bày bởi giọng hát đúng chất thiếu nhi và không có kiểu cách của người lớn, thêm dàn dựng:
https://www.youtube.com/watch?v=HWCCULOXEYI
+ Video âm thanh, Tóc Tiên & tốp ca thiếu nhi, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=VkFgOpAsAQw
Qua cơn mê – Trịnh Lâm Ngân
Tác giả Trịnh Lâm Ngân là tên ghép của một nhóm nhạc sĩ được thành lập năm 1962 và hoạt động đến năm 1975 Nhật Ngân. Tên lấy từ nghệ danh ghép của các nhạc sĩ: Trần Trịnh, Lâm Đệ (không tham gia việc sáng tác) và Nhật Ngân, tên thật Trần Nhật Ngân (1942-2012). Qua cơn mê là một trong những ca khúc được biết đến nhiều nhất của nhóm này.
Bài hát Qua cơn mê làm nên tên tuổi của Băng Châu (tên thật là Xuân Mai, gốc ở Cần Thơ). Tôi yêu thích tiếng hát của cố nhân Băng Châu trong ca khúc này ngay cả khi cô hát lại nhiều năm sau khi hát lần đầu. Điều đáng ngạc nhiên là lớp ca sĩ trẻ sau này đều hát rất đạt. Tôi muốn rút ngắn danh sách dưới đây nhưng không biết phải loại bỏ ai. Tất cả các yếu tố giọng hát, nhạc đệm và hình ảnh đều đáng khen, mà tôi không ngần ngại đánh dấu sao (*), ngoại trừ đối với giọng ca nữ mà tôi nghĩ không thích hợp lắm với ca từ.
Video trình diễn sống, Băng Châu:
https://www.youtube.com/watch?v=Ll97pXxQiGU&list=RDLl97pXxQiGU&start_radio=1
* Video trình diễn sống, Huỳnh Thật:
https://www.youtube.com/watch?v=_wd0yQ5P0pM
* Video trình diễn sống, Duy Phương, trong Chương trình “Sàn chiến giọng hát”, 2019, giọng hát tôi thích nhất trong nhóm ở đây:
https://www.youtube.com/watch?v=1h6IxWWFLDM
Video trình diễn sống, Diễm Thùy:
https://www.youtube.com/watch?v=YXbMixilzro
Video trình diễn sống, Hồng Phấn:
https://www.youtube.com/watch?v=UUOYYG5u2-M
* Video trình diễn sống, Phan Ngọc Luân trong chương trình “Người kể chuyện tình”:
https://www.youtube.com/watch?v=v4iW9nTkXw0
MV, Hà Anh Tuấn, cung cách mới lạ:
https://www.youtube.com/watch?v=fxCAy2m0zTY
Quê hương tuổi thơ tôi – Từ Huy
Từ Huy tên khai sinh là Tạ Từ Huy (1948-2006), quê ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thuộc lớp nhạc sĩ đầu tiên trưởng thành sau 1975, ông nhanh chóng được biết đến qua những sáng tác trẻ trung như Chiều thứ bảy, Lời yêu thương, Một thoáng quê hương, Mong đợi ngậm ngùi, Mùa xuân tình yêu, Những lời em hát, Ngày em đến…
Là một trong bảy nhạc sĩ thuộc nhóm Những người bạn, Từ Huy vừa sáng tác vừa tổ chức Câu lạc bộ Nhạc sĩ nhằm giới thiệu các tác phẩm mới của các nhạc sĩ trẻ và giới thiệu các ca sĩ trẻ. Bên cạnh đó, ông cũng cho xuất bản nhiều tuyển tập thơ, ca khúc và album tác giả. Ông từng là họa sĩ báo Phụ nữ TPHCM và là thư ký tòa soạn tờ Thế giới Âm nhạc.
* Bản ghi âm, Mỹ Tâm:
http://mobiclip.vn/music/song/que-huong-tuoi-tho-toi,1257669.html
* Bản ghi âm, Quang Linh, với ca từ:
https://nhac.vn/bai-hat/que-huong-tuoi-tho-toi-quang-linh-so4YoRj
* Video trình diễn sống, Ngọc Hạ:
https://www.youtube.com/watch?v=43DiJi3tBlo
Quê nghèo – Phạm Duy
Bài này ban đầu có tựa: Bao giờ anh lấy được đồn Tây. Hồi ký của Phạm Duy thuật lại bối cảnh:
… sau gần một tuần lễ leo núi, chúng tôi tới được trụ sở của Ủy ban Kháng chiến Tỉnh Quảng Bình. Trụ sở là một cái nhà làm bằng nứa được dựng lên tại một bìa rừng cách thị xã và làng mạc ở dưới đồng bằng cũng không xa lắm. Được nghỉ ngơi vài ngày rồi được dẫn xuống một làng phụ cận, và dù rằng đồn canh của Pháp chỉ cách đây có vài cây số, chúng tôi cũng tổ chức một đêm trình diễn văn nghệ tuy đơn sơ nhưng rất hào hứng. Sau 3 năm chiến tranh và chịu đựng rất nhiều sự khủng bố của lính Pháp, đây là lần đầu tiên mà dân chúng Quảng Bình được gặp những văn nghệ sĩ nổi tiếng do Bộ Tư lệnh Quân khu gửi vào. Sự có mặt của chúng tôi cần thiết hơn là những vở kịch hay những bài hát của chúng tôi.
Làm xong công tác có tính chất ủy lạo rồi, chúng tôi sống với đồng bào vài ngày để lấy chất liệu sáng tác. Chúng tôi được nghe nhiều chuyện rất thương tâm của người dân ở trong vùng này và tôi soạn ngay tại đây một bài hát nhan đề Bao giờ anh lấy được đồn tây:
Chiều qua, tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cầy bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân
Chiều qua gánh nước cho Vệ quốc quân
Nghe tiếng o nghèo kể rằng:
Quân thù về đây đốt làng.
Tuy đã đi kháng chiến từ 1945, đây là lần đầu tiên [năm 1948] tôi thấy được sự thống khổ của người dân trong vùng bị Pháp chiếm… Do đó, người dân ở đây ai cũng mong chờ Vệ quốc quân về đánh đồn: Bao giờ anh lấy được đồn Tây, hỡi anh? Để cho cô con gái không buồn vì chiến tranh.
Sau này, khi tôi trở về Thanh Hoá và lên Việt Bắc, qua bài hát này, có nhiều người có nhiệm vụ lãnh đạo văn nghệ phê bình tôi là tiêu cực. Họ nói: “Dân chúng phải tự động đứng lên đánh đồn. Đừng chờ Vệ quốc quân”.
Tôi buồn và nghĩ rằng có lẽ những người này chưa bao giờ nhìn thấy cảnh quê nghèo ở miền Trung trong chiến tranh, chưa có dịp nhìn thấy những ruộng khô có những ông già rách vai, cuốc đất bên đàn trẻ gầy và chỉ có người bừa thay trâu cầy… như tôi nhìn thấy vào năm 1948 này. Hay là đã chưa có dịp nghe được tiếng o nghèo, miệng thì thở dài, đôi bàn tay khẳng khiu thì vỗ về trẻ thơ bùi ngùi trong những nửa đêm thanh vắng không một bóng trai… Không một bóng trai, bởi vì bao nhiêu người trai ở trong làng đều đã bị giết chết cả rồi. Lấy đâu ra trai làng để đi đánh đồn Tây? Hỡi những người sẽ trở thành “nhất tướng công thành vạn cốt khô”? Nhờ ở chuyến đi công tác tại đây mà tôi thấy được bộ mặt khác của kháng chiến. Trong vinh quang của chiến đấu có thống khổ của chiến tranh.
Nguồn: http://etruyen.com
Bạn cùng lớp SPCN của tôi, Hoàng Lan Chi, nhận xét:
Chỉ là môt bản nhạc nói về quê nghèo. Nhưng nhạc dịu dàng, ca từ đẫm lệ (còm tả tơi, rách vai, o nghèo, hiu hắt, thoi thóp) đến thơ mộng (không buồn vì gió đông, áo dài đùa trong tiếng cười, xây nhịp cầu bước sang…) làm cho nguời nghe phải bồi hồi, rung cảm đến tận tâm can.
Qua Quê nghèo, chúng ta lại thấy môt lần nữa, ngôn ngữ tiếng nuớc ta (tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi – thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi!) quả là phong phú. Vẫn đủ để diễn cảm. Không cần đến những gì cao siêu bí hiểm. Không cần đến những cỏ bồng, phiêu lãng, non cao, thác đổ… Chỉ là o nghèo bùi ngùi, chỉ là áo dài đùa trong tiếng cười mà đã vẽ lên đây đủ một Quê nghèo.
Qua Quê nghèo, một tác phẩm viết từ thời tiền chiến, tôi chỉ muốn đuợc xin phép nói với các nhạc sỹ thời nay: ngôn ngữ Việt không thiếu. Xin các vị hãy xem nhiều hơn, đọc nhiều hơn, đi nhiều hơn, sống thực hơn để cống hiến cho đời, những bản nhạc sống mãi hay ít ra cũng sống đuợc muời năm!
Video âm thanh, Thái Thanh:
https://www.youtube.com/watch?v=fG8lKgjs3Bg
Video âm thanh, Hương Lan:
https://www.youtube.com/watch?v=wZWiXLreViA
Nhạc sĩ Phạm Duy từng trả lời một nhà báo rằng đã 30 năm nay [2013] chưa ai hát Quê nghèo hay hơn nam ca sĩ Quang Linh: https://infonet.vietnamnet.vn/hong-ngoc-hat-ve-chuyen-tinh-cua-pham-duy-voi-nguoi-ky-nu-post84630.info
* Video trình diễn sống, Quang Linh, trong đêm nhạc “Ngày trở về” (2006), với lời giới thiệu của Phạm Duy:
https://www.youtube.com/watch?v=IDVOmt548wI
Video trình diễn sống, Thụy Vân trong chương trình “POPS Music”:
https://www.youtube.com/watch?v=l4DtLY_tSGs
Rồi mai tôi đưa em – Trường Sa
Trường Sa chào đời tại Ninh Bình, gia nhập Hải quân VNCH. Là Hạm phó tuần dương hạm Trường Sa nên để kỷ niệm, ông lấy tên Trường Sa làm bút hiệu.
Ông đến với âm nhạc là do sở thích. Hồi còn trẻ, ông tìm sách để tự học về ký âm pháp. Sau đó, nghiên cứu bộ Traité Dubois gồm có những phần hòa âm thuận, hòa âm nghịch, ký âm đối điểm… Ông cũng gặp gỡ những bạn như Anh Việt Thu chẳng hạn, và họ thường thảo luận về hòa âm này kia.
Nhạc sĩ Từ Công Phụng là người khích lệ Trường Sa viết tình ca, và năm 1967 từ một cuộc tình đành đoạn, Trường Sa viết những nốt nhạc đầu tiên của bài Rồi mai tôi đưa em, nhưng phải 2 năm sau mới hoàn tất. Đó cũng là ca khúc được biết đến nhiều nhất của ông. Xin còn gọi tên nhau là ca khúc tiếp theo, và cũng trong năm 1969, Mùa thu trong mưa là nhạc bản mà do cảm hứng dâng tràn, ông viết chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Ba nhạc bản đó được đưa ra liên tiếp, chẳng khác nào đợt sóng lãng mạn từng lớp ập đến với người nghe.
Ngô Thụy Miên nhận xét: “Lời ca của Trường Sa sâu lắng, man mác buồn, chau chuốt nhưng không kiểu cách, không làm dáng.”
Video âm thanh, Trần Thái Hòa, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=LFJGsq2ElT8
* Video trình diễn sống, Bằng Kiều, Thiên Tôn, Đình Bảo:
https://www.youtube.com/watch?v=STuAk91rj7g
+ Video trình diễn sống, Tuấn Nghĩa:
https://www.youtube.com/watch?v=RLqtKmiiPnI
+ Video trình diễn sống, Mạnh Đồng:
https://www.youtube.com/watch?v=ypbUNyYMWXs
Mùa thu trong mưa – Trường Sa
Đây là ca khúc thứ hai của Trường Sa, sau Rồi mai tôi đưa em. Cả hai ca khúc đều rất được yêu thích.
Đây là ca khúc thứ hai của Trường Sa, sau Rồi mai tôi đưa em. Cả hai ca khúc đều rất được yêu thích.
Video âm thanh, Trọng Tấn:
https://www.youtube.com/watch?v=IbW8gnLbr4Q
+ Video âm thanh, Quang Dũng:
https://www.youtube.com/watch?v=vc3jYxwoqX4
+ Video reifnh diễn sống, Triệu Quang Hà & Lưu Ánh Loan:
https://www.youtube.com/watch?v=ELQM-t66qsA
Riêng một góc trời – Ngô Thụy Miên
Ca khúc Riêng một góc trời được Ngô Thụy Miên sáng tác năm 1997.
Đinh Quý Anh (2015) chia sẻ:
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên luôn có một góc riêng trong cuộc đời, dành riêng cho mình. Ông sống và sáng tác mà không để tâm đến hoạt động showbiz. Đó cũng là nhận định chung của nhiều giọng ca gạo cội, nổi danh cùng dòng nhạc Ngô Thụy Miên. Thể loại âm nhạc của Ngô Thụy Miên không lẫn vào bất cứ ai. Ngô Thụy Miên cũng là nhạc sĩ luôn đi đúng con đường âm nhạc mình chọn trong suốt mấy chục năm qua.
Đó có lẽ cũng là tóm tắt cốt lõi cho ca khúc Riêng một góc trời.
Nguyễn Ngọc Quang (2018) cho biết:
Ngô Thụy Miên nói “Tôi không viết nhạc để sống, nhưng sống để viết nhạc”, cho thấy ông là người sống vì nghệ thuật hơn là nô lệ cho đồng tiền bằng tác phẩm của mình, do ông còn có một nghề khác là chuyên viên của ngành điện toán. Vì thế cho đến nay Ngô Thụy Miên chỉ đến với âm nhạc bằng những cảm xúc riêng tư, không hề có mục đích thương mại, như ông đã tuyên bố, do đó những tình khúc của ông đã thoát ra sự gò bó khi dùng âm nhạc và lời ca làm sinh kế như nhiều nhạc sĩ cùng thời. Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên muốn viết cho chính ông, bằng những cảm xúc thật của mình, “tôi không viết cho mọi người”.
Ngô Thụy Miên cũng cho biết, sáng tác của ông không hề nhắm vào một giọng ca nào theo kiểu “đo ni đóng giày” như một số nhạc sĩ đã thể hiện, như một Mạnh Phát viết cho Thanh Tuyền, Phương Dung, một Phạm Đình Chương viết cho Thái Thanh, một Tâm Anh viết cho Phương Hồng Quế v.v… vì vậy Ngô Thụy Miên cũng từng nói: Như bài Riêng một góc trời, tôi đâu có nghĩ là Tuấn Ngọc hát như vậy đâu, thế mà ông ấy hát ra nó lại thành công như vậy thôi! Tuấn Ngọc hát bài đó tới lắm.
Tôi có thể cho điểm * đối với một vài bản trình bày dưới đây. Tuy nhiên Ngô Thụy Miên cho biết “Tuấn Ngọc hát bài đó tới lắm”, nên tôi sẽ không cho điểm cộng hoặc điểm trừ cho ai cả. Tùy bạn đánh giá.
Bản thu âm, Nguyên Khang, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/rieng-mot-goc-troi-ngo-thuy-mien-nguyen-khang.QREPksZ9yq.html
Video âm thanh, Phan Đinh Tùng với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=xBF_HL1WEDc
Video âm thanh, Trọng Tấn:
https://www.youtube.com/watch?v=O94DvUUNhWQ
Video trình diễn sống, Lê Hoàng Hiệp:
https://www.youtube.com/watch?v=-KgaSvDIkT4
Video trình diễn sống, Hồ Hoàng Yến & Lê Anh Quân, trong chương trình Asia 69, hình ảnh mờ nhưng hai tiếng hát ngọt ngào:
https://www.youtube.com/watch?v=3mjN2COPbew
+ * Video trình diễn sống, Lê Hoàng Hiệp:
https://www.youtube.com/watch?v=-KgaSvDIkT4
Rước tình về quê hương – Hoàng Thi Thơ
Hoàng Thi Thơ nổi tiếng bởi những ca khúc thuộc thể loại tình tự quê hương. Sau ca khúc Duyên quê được giới thiệu ở trên, Rước tình về quê hương là một ca khúc tiêu biểu khác thuộc thể loại này.
Video trình diễn sống, Khánh Băng và Hồ Quang Lộc:
https://www.youtube.com/watch?v=aQ9uRwWF4Uk
+ Video trình diễn sống, Phương Dung, Thái Châu, Chung Tử Lưu và Vũ đoàn Chuông Gió:
https://www.youtube.com/watch?v=oXAPs6Xyhds
+ Video trình diễn sống, Quách Thành Danh & Dương Hồng Loan:
https://www.youtube.com/watch?v=tL1xdRA-ec0
Sáng rừng – Phạm Đình Chương
Theo Nguyễn Đình Toàn (2000),
Nghe nhạc Việt Nam, nói chung, hẳn có lúc chúng ta phải giật mình vì hình như nhạc của chúng ta quá buồn. Một nhà phê bình âm nhạc có nhận xét rằng: “Âm nhạc ở đâu dễ nghe, đời sống ở đó dễ sống.” Không biết có phải vì đời sống của chúng ta khó sống, nên đã tạo ra một nền âm nhạc như thế?
Không phải chúng ta không có nhạc vui. Nhưng cái vui, cái trong sáng của nhạc Hoàng Quý mới chỉ là cái vui, cái hớn hở của một buổi họp đoàn hướng đạo. Dương Thiệu Tước, Nguyễn Xuân Khoát, Hùng Lân cũng có những bài hát vui. Nhưng đằng sau cái vui của nhạc Dưong Thiệu Tước, Hùng Lân hay Nguyễn Xuân Khoát vẫn lẩn khuất một chút buồn.
Phải chờ đến Phạm Đình Chương, chúng ta mới được nghe, được hát những ca khúc thật sự vui tươi, thật sự khỏe mạnh. Nhạc Phạm Đình Chương bát ngát sức trai, nồng nàn hương sắc của núi rừng đồng nội. Căn cứ vào những ca khúc đầu tiên của ông Leo rừng, Được mùa, Tiếng dân chài hay Ra đi khi trời vừa sáng, người ta cảm nhận một sức sống rạt rào, nao nức. Cái nao nức của một cuộc lên đường, một bước vào đời có gian lao vất vả nhưng cũng phơi phới tin yêu. Có một vẻ gì đó giống như một thách thức hào hứng.
Nhạc như thế, lòng người như thế, tuổi xuân như thế, phải được hát lên không phải chỉ bằng một người, một giọng mà phải bằng nhiều người, nhiều giọng. Có lẽ điều này cũng giải thích vì sao Phạm Đình Chương đã xuất hiện cùng một lúc với ban hợp ca Thăng Long. Rừng núi, sông biển, ruộng đồng đều được nhắc tới trong nhạc Phạm Đình Chương. Nói như vậy cũng không chính xác. Phải nói rằng, những cảnh sắc ấy, những thực thể ấy, chính là một phần nhạc của ông, một phần tâm hồn ông.
Có bao nhiêu người đã viết về rừng núi, nhưng ca khúc Sáng rừng của Phạm Đình Chương vẫn cứ bừng bừng một nét riêng biệt. Cái âm u không bí hiểm, cái hoang dã không đe dọa. Mà ở đó là thơ. Ở đó là cuộc lễ linh thiêng của con người tiếp nhận tặng phẩm của Thượng Đế. Đó là sự chan hòa giữa thiên nhiên và con người. Tiếng chim hót như thế người ta chỉ có thể nghe thấy trong một sáng rừng. Và rừng là ân sủng của Thượng Đế ban cho. Rừng là của ta. Có lẽ không còn hình thức tiếp nhận nào hơn là hình thức tiếp nhận bằng âm nhạc trong một cuộc lễ như thế.
* Video âm thanh, Ban Hợp ca Thăng Long:
https://www.youtube.com/watch?v=_OQqhCpfNPk
* Video âm thanh, Phạm Thành thực hiện:
https://www.youtube.com/watch?v=sCcGI6z8qqM
* Video trình diễn sống, Lạc Việt:
https://www.youtube.com/watch?v=eM3eOhAJrZU
Sắc màu – Trần Tiến
Theo Minh Minh (2018),
Ca sĩ Trần Thu Hà cho biết, nhạc sĩ Trần Tiến viết ca khúc Sắc màu vào khoảng năm 2000. Khi đó, cô cũng đã đi hát một thời gian, hát nhạc của Trần Tiến cũng nhiều, nhưng chưa có bài riêng. “Chú cứ viết gì là tôi hát thôi, chẳng nghĩ đến chuyện “giành” riêng cho mình một bài nào. Chắc chú cũng có chút áy náy nên bảo: “Để bố viết cho con một bài”.
Những giai điệu của Sắc màu thực ra chú dành cho một bài khác, nhưng duyên bài hát chưa tới, chỉ giữ lại nốt nhạc, còn lời ca thì đã bị chú vứt vào… sọt ngẫu hứng, tức là sọt rác. Chỉ đến khi chú trải qua ca phẫu thuật ruột thừa chú mới viết Sắc màu trọn vẹn và tặng tôi, đề hẳn hoi là “Tặng cháu yêu Trần Thu Hà”. Từ đó, tôi mới chính thức có một ca khúc của riêng mình”, nữ ca sĩ chia sẻ.
Tuy nhiên, Trần Thu Hà cho biết, cô nhận ca khúc chú mình tặng trong một tâm trạng không biết phải diễn tả như thế nào cho chính xác. Lúc đó, nhạc sĩ Trần Tiến bị đau ruột thừa nhưng chậm mổ vì chủ quan và còn liều trốn ra khỏi bệnh viện, thế nên bệnh tình rất nặng. Lúc nằm mê sảng trên giường bệnh, ông mơ thấy một đường hầm ngập tràn ánh sáng, nhìn thấy hình hài của mình thật lẻ loi, và những ca từ ngập sắc màu buồn bã của ông được khởi nguồn từ đó. “Thực ra, lúc đó tôi mới tuổi đôi mươi, mà chú tặng cho tôi cả… cái chết lâm sàng của chú! Tôi nhận cũng dở, từ chối cũng dở, không biết làm gì với tác phẩm đó. Bởi trọng lượng của nó quá nặng với tôi. Tôi mới hơn 20 tuổi một chút thôi! Nhưng tôi đã phải cố gắng tìm cách để hát, tìm phương án hợp lý để ca khúc được vang lên đúng nghĩa nhất, đúng với tinh thần của một người vừa chết lâm sàng trở lại cuộc đời này”, Hà Trần nói.
Nữ ca sĩ cũng cho rằng cô bị… già bởi âm nhạc của Trần Tiến! “Âm nhạc của chú quá ám ảnh. May mà… nó không vận vào người tôi. Nhưng nó làm cho tôi già trước tuổi!” Hà Trần nói, thật quá khó khăn để một gái lứa tuổi đôi mươi như cô hát một ca khúc chở sức nặng trăn trở của một người đàn ông từng trải như chú mình. “Tôi tự lý giải, đó là sự chuyển giao năng lượng. Tôi cảm thấy chú đã sống hộ tôi một quãng đời và những gì ông chắt lọc được đã truyền lại cho tôi, để tôi nạp năng lượng đó vào mình thông qua tác phẩm. Tôi gọi đó là… “mã gen không ngủ yên”, được di truyền từ người cùng huyết thống”, cô bộc bạch.
Trong suốt gần 20 năm qua, khó có thể liệt kê được Hà Trần đã hát bao nhiêu lần ca khúc Sắc màu trên sân khấu. Cô cũng thể hiện Sắc màu với rất nhiều bản phối, nhiều phong cách khác nhau và giành không ít giải thưởng âm nhạc với ca khúc này. Nhưng khác với trước kia, Trần Thu Hà thường hát Sắc màu với gam màu trắng đen buồn bã thì gần đây, cô thể hiện bài hát sự tươi mới, tràn đầy năng lượng. Cũng là tâm trạng của người vừa đi ra từ cái chết nhưng khi còn trẻ với khi đã hiểu lẽ sinh tử, người ta lại có cách thể hiện bài hát khác nhau.
Đặc biệt, trong đêm nhạc Hà Trần hát Trần Tiến cách đây một thời gian, Trần Thu Hà hát Sắc màu khác lạ đến nỗi nhạc sĩ Trần Tiến phải bước lên sân khấu thốt lên những lời khen ngợi cô cháu gái mình và nhạc sĩ phối khí Hồng Kiên: “Tôi hết sức bất ngờ. Không ngờ bài hát của mình được phủ lên sự sang trọng đến thế. Đây là âm nhạc của thưởng thức đích thực!”
* Bản thu âm, Trần Thu Hà, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/sac-mau-thu-ha.-Vrb71aRJ-.html
Video trình diễn sống, Thanh Hà, Live Laugh love, Livestream 3 V Studio Dallas:
https://www.youtube.com/watch?v=0RJ4vRaPbiE
Video trình diễn sống, Team ST, remix:
https://www.youtube.com/watch?v=wdSPiaGKRSI
+ Video trình diễn sống, Henry Ngọc Thạch, trong chương trình “Hãy nghe tôi hát”:
https://www.youtube.com/watch?v=X7NYgSKedCg
+ Video trình diễn sống, Tùng Dương:
https://www.youtube.com/watch?v=-dFTbkGi7iM
Suối tóc – Văn Phụng & Thy Vân
Theo Quỳnh Dao (2016),
Khi kết duyên cùng ca sĩ Châu Hà, nhạc sĩ Văn Phụng viết bài Suối tóc, với lời của Thy Vân. Ca khúc có nét tân kỳ quý phái với điệu Boston dìu dặt như nhịp bước của đôi tình nhân. Không biết tác giả có lời yêu cầu với ông Thy Vân không, mà lời ca thì rõ là để tả mái tóc thời ấy của cô Châu Hà. Buông dài đến tận lưng, mầu nâu nhạt óng ả. Cho đến nay, ca khúc này vẫn còn được hát, đơn ca hay song ca, tam ca đều hay. Và dĩ nhiên người hát bài này tình tứ nhất là Châu Hà. Chứ còn ai nữa!..
Video âm thanh, Thùy Dương:
https://www.youtube.com/watch?v=yBQLYBHQE2M
Video trình diễn sống, Châu Hà, Văn Phụng (piano), trong chương trình Paris by Night, 1994:
https://www.youtube.com/watch?v=24Xbw-nj0KY
* Video trình diễn sống, Phi Khanh trong chương trình “Celebrity Dancing”, Paris by Night 93:
https://www.youtube.com/watch?v=W03jRT_6TSw
Video trình diễn sống, Vũ Khanh:
https://www.youtube.com/watch?v=VTPfNI7PW1Q
* Video trình diễn sống, Khánh Hoàng, trong chương trình “Người kể chuyện tình”:
https://www.youtube.com/watch?v=Vkk_2450VzA
+ Tám điệp khúc – Anh Việt Thu
Ca khúc mang âm hưởng dân ca được yêu thích trước 1975 nhưng mãi về sau mới thấy thế hệ sau thể hiện.
Video âm thanh, Nhật Trường:
https://www.youtube.com/watch?v=ODb47npvjg0
Video âm thanh, Mộng Thi, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=Jjnq73HZBTE
* Video trình diễn sống, Diễm Thùy:
https://www.youtube.com/watch?v=-EDfboePFs0
Tàu đêm năm cũ – Trúc Phương
Một bản bolero vốn bị cho là thuộc dòng nhạc ủy mị được ca sĩ thuộc thế hệ sau này làm mới một cách đáng khen.
Video trình diễn sống, Diễm Thùy:
https://www.youtube.com/watch?v=T0BViwRMk7Q
Video trình diễn sống, Ý Linh:
https://www.youtube.com/watch?v=sgTJpyR5NrU
+ Video trình diễn sống_Liên khúc Tàu đêm năm cũ & Nửa đêm ngoài phố, Phương Anh & Phương Ý, hai giọng hát và hai ca khúc hòa quyện với nhau một cách tuyệt vời:
https://www.youtube.com/watch?v=vRK_GNIGEFM
Thà làm hạt mưa bay – Lý Thiện Ngộ & Trần Thanh Tùng
Tôi có chủ yếu chỉ giới thiệu giọng nam để ta có thể đồng cảm với tâm tư Thà như bướm bay phiêu du trong giòng đời / Còn hơn anh phải nói yêu em!
+ Video âm thanh, Trọng Tấn, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=a-_CvW3ngk8
Video âm thanh, Khắc Trí:
https://www.youtube.com/watch?v=5G2Mrveeto8
+ Thà như giọt mưa – Nguyễn Tất Nhiên & Phạm Duy
Theo Dòng Nhạc Xưa (2011),
Hầu hết những người yêu nhạc như chúng ta biết nhạc phẩm Thà như giọt mưa của nhạc sĩ Phạm Duy là phổ từ thơ Khúc tình buồn của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên [1952–1992]. Thế nhưng có đọc bài thơ và nghe nhạc thì mới thấy lời bài hát có nhiều điểm khác với bài thơ.
Ví dụ: trong bài hát chúng ta nghe ‘Người từ trăm năm về ngang trường Luật’ hay ‘Ta hỏng tú tài, ta hụt tình yêu’. Những ý này hoàn toàn không có trong bài thơ Khúc tình buồn.
Một ví dụ khác là trong đoạn kết của bài hát có nhắc đến một người con gái tên Duyên thế nhưng trong bài thơ hoàn toàn không có chi tiết này.
Mang những thắc mắc đó, DongNhacXua.com tìm hiểu và phát hiện ra vài điều thú vị về ‘người tên Duyên’ và chuyện nhạc sĩ Phạm Duy có lẽ đã lấy cảm hứng không chỉ từ Khúc tình buồn mà còn cả từ bài thơ khác của Nguyễn Tất Nhiên là Duyên tình con gái Bắc.
Theo Đoàn Dự (no date),
Người con gái xứ Bắc tên Duyên đã đi vào thơ Nguyễn Tất Nhiên là ai? Bóng hồng ấy có sức hút mãnh liệt thế nào khiến nhà thơ đắm say, si tình, điều đó gợi ra trí tò mò của người yêu thơ Nguyễn Tất Nhiên… Chính từ thắc mắc ấy, nhà báo Hà Đình Nguyên bỏ công ra truy tìm nguyên mẫu trong hàng chục năm ròng rã từ nhiều nguồn tin, bằng các mối quan hệ và bằng cả cơ duyên.
Trong một lần tâm sự với nhà thơ Lê Minh Quốc, anh thành thật nói rằng mấy chục năm nay đã cố tìm tòi về người đẹp tên Duyên trong các bài thơ nhưng “bó tay”. Lê Minh Quốc lục trong trí nhớ và giới thiệu Hà Đình Nguyên tìm gặp nhà báo Lưu Đình Triều, người học cùng trường Ngô Quyền thuở trung học với người đẹp tên Duyên và cả nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên ở Biên Hòa, Đồng Nai.
Qua trí nhớ của người bạn của Nguyễn Tất Nhiên, cô gái tên Duyên cũng hé mở. Theo Lưu Đình Triều, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sau mới lấy bút danh Nguyễn Tất Nhiên. Còn cô Duyên, tên đầy đủ là Bùi Thị Duyên, dân “Bắc Kỳ”, gia đình di cư vào Nam năm 54. Tình yêu của Hải dành cho Duyên cả trường Ngô Quyền ai cũng biết. Ngoải ra, Duyên còn là nguồn cảm hứng, là nguyên mẫu cho nhiều bài thơ của Nguyễn Tất Nhiên khi anh ở độ tuổi đôi mươi.
Những tưởng Nguyễn Tất Nhiên sẽ chiếm được trái tim người đẹp khi tên cô ngân vang cùng nhạc Phạm Duy trong lòng bao nhiêu người yêu mến. Thế nhưng, người đẹp tên Duyên và nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên vẫn đường hai lối rẽ. Sau này, họ cùng sống ở Mỹ nhưng không biết có cơ hội nào gặp lại nhau không, vì một người ở Michigan, một người ở California.
Cô gái xứ Bắc mang tên Bùi Thị Duyên ngày nào hiện nay vẫn sống tại Michigan, Hoa Kỳ. Sau này, qua những người bạn của Nguyễn Tất Nhiên, cô đã nhớ lại những kỷ niệm thật đẹp của tuổi học trò: “Tụi này học chung cùng lớp với nhau từ năm đệ tứ. Nhưng lúc đó tôi ngây thơ, chưa nghĩ gì hết, còn Nguyễn Tất Nhiên nghĩ gì hay không thì tôi không biết. Gặp nhau, biết nhau từ lúc 14, 15 tuổi. Tôi được tặng một quyển thơ mà Nguyễn Tất Nhiên nói là có ba bản đặc biệt. Một bản của Nhiên, một bản tặng tôi và một bản cho ai tôi quên mất rồi. In ra khoảng chừng 100 quyển thôi. Tôi biết sự hình thành tập thơ của Nguyễn Tất Nhiên chứ không phải không. Tất cả bạn bè trong lớp ai cũng biết, nhưng đó là chuyện hồi nhỏ”.
Trong tập thơ Thiên Thai, Nguyễn Tất Nhiên có rất nhiều bài nói về người thiếu nữ tên Duyên và tập thơ này viết bởi nguồn cảm hứng duy nhất đó. “Dĩ nhiên là phải xúc động bởi nguyên một tập thơ viết cho tôi. Nhưng tôi đã nói với Nguyễn Tất Nhiên ngay từ đầu rằng mình là bạn thôi. Nếu có ý gì đó thì tôi không gặp nữa. Về sau anh ấy phải công nhận là muốn làm bạn, để còn được tiếp tục gặp một người bạn như tôi. Chắc anh ấy cũng quý tôi lắm” – người con gái tên Duyên chia sẻ.
Mới hay, tình yêu đơn phương, hay tình dang dở khiến người ta nghĩ đến nhau nhiều. Những vần thơ đã sống cùng thời gian, và người con gái tên Duyên thành biểu tượng thơ của Nguyễn Tất Nhiên. Những bài thơ đã làm cho cái tên Duyên trở nên nổi tiếng và ý nghĩa. Cái ý nghĩa gắn với một tình yêu cuồng si của một tài thơ điên, phận mỏng.
Khúc tình buồn – Nguyễn Tất Nhiên
https://www.thivien.net/Nguy%E1%BB%85n-T%E1%BA%A5t-Nhi%C3%AAn/Kh%C3%BAc-t%C3%ACnh-bu%E1%BB%93n/poem-EGFgQyhYBYPwU8Y5-lTR2w
1
người từ trăm năm
về qua sông rộng
ta ngoắc mòn tay
trùng trùng gió lộng
(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)
người từ trăm năm
về khơi tình động
ta chạy vòng vòng
ta chạy mòn chân
nào hay đời cạn
(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)
người từ trăm năm
về như dao nhọn
ngọt ngào vết đâm
ta chết âm thầm
máu chưa kịp đổ
(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)
2
thà như giọt mưa
gieo xuống mặt người
vỡ tan vỡ tan
nào ta ân hận
bởi còn kịp nghe
nhịp run vồi vội
trên ngọn lông măng
(người từ trăm năm
vì ta phải khổ)
1970
Nguồn: Thơ Nguyễn Tất Nhiên, Nhà xuất bản Nam Á, Paris 1982.
Duyên tình con gái Bắc –Nguyễn Tất Nhiên
https://www.thica.net/2008/02/21/duyen-tinh-con-gai-b%E1%BA%AFc/
Ta sẽ về thương lại nhánh sông xưa
Thương lại bóng hình người năm năm trước…
Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc
Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền
Nhớ dịu dàng nhưng thâm ý khoe khoang
Nhớ duyên dáng, ngây thơ mà xảo quyệt!
Ta sẽ nhớ dặn dò lòng nên tha thiết
Nên vội vàng tin tưởng chuyện vu vơ
Nên yêu đương bằng khuôn mặt khờ khờ
Nên hùng hổ để đợi giờ thua thiệt!
Nghe nói em vừa thi rớt Luật
Môi trâm anh tàn héo nụ xa vời
Mắt công nương thầm khép mộng chân trời
Xin tội nghiệp lần đầu em thất vọng!
(Dù thật sự cũng đáng đời em lắm
Rớt đi Duyên, rớt để thương người!)
Ta – thằng ôm hận tú tài đôi
Không biết tìm ai mà kể lể
Chim lớn thôi đành cam rớt lệ
Ngày ta buồn thần thánh cũng thôi linh!
Nếu vì em mà ta phải điên tình
Cơn giận dữ đã tận cùng mê muội
Thì đừng sợ, Duyên ơi, thiên tài yếu đuối
Tay tre khô mối mọt ăn luồn
Dễ gãy dòn miểng vụn tả tơi xương
Khi tàn bạo siết cổ người yêu dấu!
Em chẳng bao giờ rung động cũ
Ta năm năm nghiệt ngã với tình đầu
Nên trở về như một con sâu
Lê chân mỏng qua những tàn cây rậm
Nuôi hy vọng sau ngàn mưa nắng lậm
Lá xanh em chưa dấu lở loang nào
Ðể ta còn thi sĩ nhất loài sâu
Nhìn lá nõn, tiếc, thèm… đâu dám cắn!
Nếu vì em mà thiên tài chán sống
Thì cũng vì em ta ngại bước xa đời!
Ca khúc Thà như giọt mưa gắn liền với Duy Quang ngay từ khi được phát hành, được trình bày đầu thập kỷ 1970 bởi ban nhạc trẻ Dreamers – gồm Duy Quang (giọng ca chính), ba cậu em ruột Duy Minh (trống), Duy Hùng (lead guitar), Duy Cường (organ) – cho đến sau ngày anh mất.
Bản ghi âm, Duy Quang, trong Ban Dreamers:
https://www.youtube.com/watch?v=tliPQgFFZQ8
+ Bản ghi âm, Duy Quang:
https://zingmp3.vn/album/Tha-Nhu-Giot-Mua-Duy-Quang/ZWZ960EZ.html
+ Video âm thanh, Vũ Khanh:
https://www.youtube.com/watch?v=OKIACeHFU-I
Video trình diễn sống_Liên khúc Thà như giọt mưa & Hai năm tình lận đận, Duy Quang (1950–2012), Thái Châu, Thế Sơn, trong chương trình Paris by Night 109, 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=ZHFl6U_mWMg
Video trình diễn sống, Uyên Linh & Lân Nhã, trong Liveshow “Chẳng phải tình cờ”, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=BQ8Al2X0bNM
Thành phố buồn – Lam Phương
Theo Wikipedia_Thành phố buồn,
Thành phố buồn là một ca khúc gắn liền với tên tuổi nhạc sĩ Lam Phương. Nội dung trong bài hát miêu tả mối tình giữa đôi nam nữ trong bối cảnh thành phố Đà Lạt với rừng thông bao phủ sương khói tạo nên cảm giác buồn.
Vào năm 1970, nhạc sĩ Lam Phương cùng ban văn nghệ Hoa Tình thương của quân đội lên Đà Lạt biểu diễn. Khi Lam Phương đang ở nơi nghỉ ngơi, ông nhìn xuống dưới đồi núi sương khói che phủ bao quanh rừng thông nên có cảm xúc viết Thành phố buồn. Sau khi về Sài Gòn, Lam Phương đem xuất bản bài hát và lập tức bán rất chạy, thu bản quyền gần 12 triệu đồng tiền Việt Nam Cộng hòa. Ca khúc được xem là một kỷ lục xuất bản nhạc lúc đó.
* Video âm thanh, Lệ Quyên:
https://www.youtube.com/watch?v=BZvk_Oq8cEA
* Video trình diễn sống, Lan Anh, trong Album “Chuyện tình Bolero”:
https://www.youtube.com/watch?v=qJl2Iz8-i44
* Video trình diễn sống, Phương Anh hát và đệm guitar:
https://www.youtube.com/watch?v=OHEN0FAhJJU
Video trình diễn sống, Diễm Thùy:
https://www.youtube.com/watch?v=QE-Jmr0dcc4
+ Video trình diễn sống, Jang Mi:
https://www.youtube.com/watch?v=gvmh05U-di0
Thành phố mưa bay – Bằng Giang
Bằng Giang tên thật là Trần Văn Khôi (1939– ), người Biên Hòa, là tác giả một số ca khúc được nhiều người biết đến trước năm 1975. Thành phố mưa bay là ca khúc nổi tiếng nhất của ông.
* Bản thu âm, Quang Dũng:
https://nhac.vn/bai-hat/thanh-pho-mua-bay-quang-dung-soaw79Q
* Video âm thanh, Trọng Tấn:
https://www.youtube.com/watch?v=a_JdfKcHi0s
+ Video trình diễn sống, Lương Gia Huy, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=Hf_0ocEU7eY
+ Video trình diễn sống, Huy Cường:
https://www.youtube.com/watch?v=-Ia8nAISpO8
Thằng Cuội – Lê Thương
Ca khúc này từng vang vọng mỗi dịp Trung thu trước đây, sau này càng được biết đến nhiều hơn khi có cuốn phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của đạo diễn Victor Vũ.
Theo Phan Kỷ Sửu,
Nhạc sĩ Lê Thương cùng Nguyễn Xuân Khoát được khẳng định là những nhạc sĩ đầu tiên mở đầu cho dòng nhạc thiếu nhi. Ông chính là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của âm nhạc tiền chiến Việt Nam. Năm 1970, Lê Thương cùng nhạc sĩ Lê Cao Phan, Hùng Lân, Trần Hữu Đức thực hiện chương trình “Phát thanh học đường” trên Đài Phát thanh Sài Gòn. Ông đã sáng tác trên 100 ca khúc thiếu nhi.
Thằng Cuội được Lê Thương viết khoảng thời gian 1946-1954 với những ca từ chân chất, dân dã, dễ nhớ và dễ hát như một khúc đồng dao.
Video âm thanh, Ban Tuổi Xanh:
https://www.youtube.com/watch?v=VO_8M-ARVao
Bản thu âm, Tố Hà, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/thang-cuoi-le-thuong-to-ha.vMetqs0eh_.html
* Video âm thanh, Ngọc Hiển, với ca từ, nhạc phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh:
https://www.youtube.com/watch?v=UlhavmkX1CU
+ * Video trình diễn sống, Sam & Khuong Nguyen:
https://www.youtube.com/watch?v=8AeGfEJRQRw
Thiên thai – Văn Cao
Tôi không ngần ngại mà đồng ý với một đánh giá cho rằng đây là ca khúc hay nhất của Văn Cao.
Theo Wikipedia_Văn Cao,
Văn Cao (1923-1995) là một nhạc sĩ, họa sĩ, và nhà thơ. Ông được giới chuyên môn và công chúng yêu nhạc đánh giá một cách rộng rãi là một trong ba nhạc sĩ nổi bật nhất của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam trong thế kỷ 20, cùng với Phạm Duy và Trịnh Công Sơn.
Tài năng nghệ thuật đa dạng của Văn Cao bộc lộ ngay từ những năm còn chưa thành niên. Không được đào tạo một cách thực sự chính quy cả về âm nhạc và hội họa, những thành tựu của Văn Cao trong hai lĩnh vực này bắt nguồn chủ yếu từ thiên năng nghệ thuật sẵn có của ông (nói theo lời của nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha thì “Văn Cao là trời cho”). Ông được nhiều người xem là một hiện tượng hiếm có trong lịch sử phát triển của văn hóa Việt Nam – ở nơi “dòng chảy” của sáng tạo cá nhân một con người có sự “hợp lưu” xuyên suốt của ba nhánh nhạc-họa-thơ trong gần như toàn bộ những sáng tác đa dạng của ông.
Sau sự kiện Nhân văn–Giai phẩm, Văn Cao phải đi học tập chính trị. Trừ Tiến quân ca, tất cả những ca khúc của ông – giống như những nhạc phẩm tiền chiến khác – không được phép lưu hành ở miền Bắc nhưng vẫn được tự do trình bày ở miền Nam cho dù tác giả sống ở miền Bắc. Đến cuối thập niên 1980s, những nhạc phẩm này mới được biểu diễn trở lại ở Việt Nam.
Tổng kết về sự nghiệp văn nghệ của Văn Cao, nhiều người thường nhắc đến ông như một nghệ sĩ đa tài, thích “lãng du” qua những địa hạt nghệ thuật khác nhau. Dù không gắn bó liên tục quá lâu với một địa hạt nào trong số đó nhưng đối với những “miền” nào ông đã bước qua thì Văn Cao cũng đều lưu dấu không ít sáng tạo mang tính khai phá dành cho những người đến sau ông. Như Phạm Duy nhiều lần xác nhận, sự nghiệp sáng tác của ông chịu một ảnh hưởng lớn từ những khai mở (về chuyên môn) và khích lệ (về tinh thần) từ Văn Cao, với tư cách là một người bạn văn nghệ tri kỷ của Phạm Duy.
Thiên thai được xem là tuyệt phẩm đích thực do Văn Cao soạn nhạc và viết lời, riêng phần lời có ghi thêm tên Hoàng Thoại.
Trần Chí Phúc (2015b) nhận xét,
Ca khúc hay nhất của Văn Cao là Thiên thai được xếp hạng vào những ca khúc đặc biệt nhất của làng tân nhạc Việt Nam. Tác phẩm này vượt lên trên công thức khuôn sáo của ca khúc bình thường.
Bản này được sáng tác vào năm 1941, lúc ông lên 18 tuổi, đầu óc tràn đầy mộng mơ. Với chiều dài hơn một ca khúc bình thường, có 94 khuôn nhạc, được coi là truyện ca, có thể dựng thành nhạc cảnh Lưu Nguyễn Lạc Thiên Thai.
Theo truyện cổ tích thì Lưu Thần và Nguyễn Triệu vào rừng núi hái thuốc, gặp hai cô gái đẹp – hai nàng tiên, ở lại với họ trong vòng mấy tháng. Nhớ nhà cả hai chàng từ biệt tiên nữ về quê. Về đến nơi mới biết chốn trần thế đã trải qua cả trăm năm, không ai nhận ra họ, anh em bà con đã qua đời. Cả hai trở lại tìm tiên cảnh thì đã lạc dấu.
Đề tài cõi thiên thai này được nhiều thi văn nhạc sĩ sáng tác, nói lên ước mơ đẹp tình yêu và cuộc sống.
Với những khúc nhạc chuyển đổi tài tình theo câu chuyện kể, lời ca đẹp như thơ, ẩn chứa nhiều hình ảnh màu sắc, ca khúc Thiên thai được coi là một bản trường ca, nhạc cảnh thay đổi phong phú.
Nhiều ca sĩ đã cố gắng thể hiện bài hát này nhưng ít người thành công. Nó đòi hỏi làn hơi sung mãn, kỹ thuật điêu luyện mà truyền cảm, thêm dàn nhạc đệm bề thế thì mới diễn tả được hết cái hay của nhạc phẩm Thiên thai.
Trong cuộc sống đầy phiền muộn, có lúc thả hồn về một cõi ước mơ núi non phong cảnh đẹp với tình yêu thơ mộng, đó là cõi tiên, cõi thiên thai. Và nhạc phẩm Thiên thai của Văn Cao cho người nghe những giây phút thần tiên, được coi là một ca khúc kinh điển của dòng tân nhạc Việt Nam.
Theo Hoài Ân (2019),
Văn Cao viết ca khúc Thiên thai này từ ám ảnh sông Hương xứ Huế mà ông có dịp tới thăm mùa thu năm 1940 và ấn tượng khi đi thuyền trên sông Phi Liệt (Thủy Nguyên, Hải Phòng) và nghe ca trù năm 1941. Năm 1944, Văn Cao đã viết lời tựa cho bài Thiên thai để chính thức xuất bản:
… Ảnh hưởng sông nước khúc Thiên Thai cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường Thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Người Sông Ngự đã lạc cảm xúc rồi…
“Người sông Ngự” là biệt danh mà Văn Cao tự chọn cho mình – ngay khi gặp Huế Hương ông đã cảm thấy mình là một phần của địa phương cổ kính và mơ mộng này. Nhưng mãi tới năm 1944 Thiên thai mới được nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế phát hành. Tác giả Trác Như viết:
Tuy sông Hương là nguồn sữa nuôi nấng giấc mộng bồng lai, nhạc sĩ đã chọn điển tích Trung Hoa làm bối cảnh cho bài hát, và sau cùng thì thanh âm phong phú và lả lơi của các ả đào đất Cảng đã giúp cảm xúc ông chín mùi để hoàn tất tác phẩm cổ điển này.
Wikipedia_Thiên Thai (bài hát) trích một số nhận xét khác như sau:
Một bài hát, theo tôi thật là tuyệt diệu! Nó vừa có tính chất trường ca, vừa có tính chất nhạc cảnh. Nếu hình thức ca khúc trong tân nhạc Việt Nam cho tới năm 1944 này vẫn còn nằm trong khuôn khổ một đoản khúc được ước định trong một số khuôn nhạc nào đó, với một lối chuyển cung, chuyển điệu công thức nào đó… thì Thiên thai của Văn Cao đã vươn lên một thức rất lớn, chia ra nhiều đoạn, nhiều cảnh, gồm tới con số chín mươi bốn khuôn nhạc, chan chứa những giai điệu thần tiên và những lời ca thần diệu…
— Phạm Duy (Hồi ký)
Thiên thai là một bài hát hiếm hoi của Việt Nam sử dụng đến ba loại ngũ cung trong cùng một bài hát: ngũ cung Việt Nam, ngũ cung Trung Hoa và ngũ cung dân tộc Tây Nguyên.
— Vĩnh Lạc
Biến đổi tiết tấu và thang âm của ca khúc, hiện tại, nghe lại vẫn thấy mới. Cái thế giới thần thoại của cổ tích không phải chỉ được Văn Cao minh họa bằng những màu sắc tuyệt vời mà hình như ông còn tạo dựng bằng pha lê nữa. Mọi góc cạnh đều rắn, chắc. Màu sắc của nó còn có thể biến đổi tùy thuộc chủ quan của người thưởng ngoạn nữa.
— Nguyễn Đình Toàn
Đối với tuyệt phẩm Thiên thai này, tôi không giới thiệu video vì không muốn bạn bị phân tâm bởi hình ảnh khiến cho việc thưởng thức tiếng hát và tiếng đàn về cõi tiên thiếu trọn vẹn. Đừng bận tâm với hình ảnh, hãy trải lòng thưởng thức từng tiếng hát và từng cung bậc (nếu được thì mở âm thanh cho vang cả căn phòng của bạn), theo thứ tự thời gian được thu âm với ba tiếng hát hàng đầu của nền âm nhạc Việt.
* Bản thu âm, Thái Thanh, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/thien-thai-van-cao-thai-thanh.oGSlS7Djbl.html
* Bản thu âm, Lê Dung, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/thien-thai-van-cao-le-dung.g_ATl5PcVb.html
* Bản thu âm, Thu Giang, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/thien-thai-thu-giang.dn4X7aqZQEBd.html
Thì thầm mùa xuân – Ngọc Châu
Ngọc Châu (1967- ) người Hà Nội, tốt nghiệp Khoa Sáng tác ở Nhạc viện Hà Nội khóa 1983-1993. Ông sáng tác chưa nhiều, và Thì thầm mùa xuân là ca khúc được biết đến nhiều nhất của ông. Đây là một trong những ca khúc luôn được trình diễn ở Việt Nam mỗi dịp xuân về.
Theo Huy Hùng (2014),
Thì thầm mùa xuân là ca khúc ca sĩ Ngọc Châu viết riêng để tặng cho mối tình đầu của mình. Anh chia sẻ những cảm xúc thăng hoa khi sáng tác ca khúc này: “Tôi sáng tác như trong cơn mê sảng. Cô ấy có nghe và cũng nhận ra một vài cung bậc tình cảm mà tôi trao dâng. Bài hát này tôi viết vào thời gian cô ấy đi xa… và xa cả tôi. Sau khi học phổ thông, cô ấy ra nước ngoài học tiếp. Chúng tôi vẫn thỉnh thoảng thư từ cho nhau. Tình yêu của tôi không thay đổi nhưng tôi linh cảm rằng, nếu không có tôi thì cô ấy hạnh phúc hơn… Chúng tôi chia tay nhau.
Sau này, cô ấy lấy chồng và ở lại bên đó. Tình yêu chỉ có duy nhất. Nếu tôi có nhiều mối tình thì hẳn tôi không thể sáng tác âm nhạc, vì đơn giản đó không phải là tình yêu đích thực. Trong ca khúc của tôi, tình yêu như mang đầy niềm vui, sự sống… nhưng ngoài đời, tôi không được may mắn sống thực với một tình yêu như thế”.
Bản thu âm, Mỹ Linh, với ca từ:
https://nhac.vn/bai-hat/thi-tham-mua-xuan-my-linh-solz78j
Video trình diễn sống, Liên khúc Thì thầm mùa xuân & Chiều xuân, 10 ca sĩ trình diễn áo dài:
https://www.youtube.com/watch?v=mp2-cFAyO3g
* Video trình diễn sống, Minh Thư, Ái Phương:
https://www.youtube.com/watch?v=0gFVpm4ksNA
Thoi tơ – Đức Quỳnh & Nguyễn Bính
Trước 1975 tên tuổi nhạc sĩ Đức Quỳnh ít được công chúng biết đến. Ông sáng tác ít, chỉ khoảng trên dưới 10 tác phẩm. Riêng bài hát Thoi tơ được nhiều người thích hát nhưng tên tác giả bài hát thì lại không biết (tôi cũng thế!). Điều đó chứng tỏ tiết tấu của bài hát có sức lan tỏa khá rộng.
Đức Quỳnh phổ nhạc bài thơ thành ca khúc cùng tên năm 1950, ca sĩ Mộc Lan thu âm lần đầu năm 1952. Tính thứ tự thì đây là bài thơ thứ ba của Nguyễn Bính được phổ nhạc – sau Cô hái mơ (Phạm Duy, 1942) và Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc, 1944).
Bài thơ: Thoi tơ – Nguyễn Bính
Nguồn: https://www.thivien.net/Nguy%E1%BB%85n-B%C3%ADnh/Thoi-t%C6%A1/poem-ruXRltXCRbaFABY0fDQJXA
Em lo gì giời gió
Em sợ gì giời mưa
Em buồn gì mùa hạ
Em tiếc gì mùa thu
Em cứ yêu đời đi
Yêu đời như thuở nhỏ
Rồi để anh làm thơ
Và để em dệt lụa
Lụa dệt xong may áo
Áo anh và áo em
May áo nếu lụa thiếu
Se tơ em dệt thêm
Bài thơ làm xong anh đọc
Bên anh em lắng nghe
Và để lòng thổn thức
Theo vần âu yếm kia
Mộng đẹp theo ngày tháng
Đi êm đềm như thơ
Khác nào trên khung cửi
Qua lại chiếc thoi tơ…
Video âm thanh, Hoài Nam và Như Hảo:
https://www.youtube.com/watch?v=qdFTnZAmLp8
MV, Thu Mai & Tran Phu, cao tuổi mà dễ thương:
https://www.youtube.com/watch?v=ffRyVHCaYQg
Thôi – Nguyễn Long & Y Vân
Nguyễn Long tên thật Nguyễn Ngọc Long (1934-2009), người Hải Phòng, là tài tử nổi tiếng ở miền Nam hồi trước 1975. Ông tham gia nhiều bộ phim, đóng vai chính trong hàng chục vở kịch trên sân khấu và truyền hình. Ông còn là đạo diễn của nhiều cuốn phim khá nổi tiếng bấy giờ: Mưa lạnh hoàng hôn (1961), Thúy đã đi rồi (1962)… Tổng cộng 14 cuốn phim.
Ở Mỹ, ông tiếp tục làm đạo diễn một số phim, video ca nhạc, làm tờ tuần báo Kịch ảnh. Ông còn là tác giả của hơn 10 đầu sách, trong đó có Việt Nam 66 Năm Nhạc, Kịch và Điện ảnh: 1937-2002, ghi chép tiểu sử của hàng trăm nghệ sĩ, đạo diễn, tài tử VN.
Ông có một bài thơ lấy tên Thôi, được Y Vân phổ thành ca khúc cùng tên. Nguyên tác bài thơ như thế nào thì chưa tìm được.
Theo Nam Lộc (2009): Những cuốn sách do Nguyễn Long viết (11 cuốn) đều là Bản quyền Việt Nam. Bất luận người Việt Nam nào cũng có quyền tự do sử dụng miễn phí. Được phép trích từng đoạn hay cả bộ sách, kể cả việc in lại mà không cần phải hỏi sự đồng ý của tác giả.
* Video trình diễn sống, Nguyên Khang, mới lạ theo phong cách jazz nhưng vẫn lột tả được tinh thần ca khúc:
https://www.youtube.com/watch?v=naXWsMPGZ7Y
* Video trình diễn sống, Khắc Minh & Hồng Gấm, trong chương trình “Người kể chuyện tình”:
https://www.youtube.com/watch?v=yXka8TcJRTE
Thu ca – Phạm Mạnh Cương
Sau trên 50 năm hoạt động, Phạm Mạnh Cương (1933- ) sáng tác vào khoảng hơn 100 nhạc phẩm. Thật ra nhạc phẩm đầu tiên ông sáng tác là Mái trường xưa từ năm 1951, được phổ biến mạnh tại Huế, nhưng đến năm 1953 ông mới bắt đầu được biết đến với nhạc phẩm Thu ca, sáng tác tại Hà Nội.
Sau khi hoàn tất, Phạm Mạnh Cương gửi nhạc phẩm này đến đài phát thanh Hirondelle để sau đó được nữ ca sĩ Thanh Hằng phổ biến trên làn sóng điện. Một thời gian sau, Thu ca được rất nhiều ca sĩ trình bày cho đến sau này tại hải ngoại.
Dù Thu ca được coi như một nhạc phẩm thành công của Phạm Mạnh Cương trong bước đầu sáng tác, nhưng phải một thời gian khá dài sau đó, tên tuổi ông mới thật sự chiếm được một chỗ đứng cao kể từ năm 1959.
Thật ra, dạy học mới là là nghề tay phải của Phạm Mạnh Cương. Từ năm 1955, ông dạy các môn Việt văn, sử địa và triết học tại trường Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho. Sau 3 năm, ông về dạy tại trường Pétrus Ký, Sài Gòn, cho đến năm 75. Ngoài ra ông còn bận dạy tại nhiều trường tư khác như Hưng Đạo, Văn Học, Lê Bảo Tịnh, Bồ Đề, Nguyễn Văn Khuê, Văn Hóa… mà ông ví von như những ca sĩ hiện nay chạy show!
Mặc dù là một người sống nhiều với những tư tưởng triết học trên cương vị một giáo sư, nhưng Phạm Mạnh Cương chưa bao giờ đưa những tư tưởng đó vào tác phẩm của mình.
TVTS (2009) cho rằng nhạc phẩm được Phạm Mạnh Cương ưa thích nhất vẫn là Thu ca, được coi là một trong những bài tango hay nhất của Việt Nam.
+ Video âm thanh, Giang Hồng Ngọc, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=YvdVjBJSGfA
Video âm thanh, Thu Phương:
https://www.youtube.com/watch?v=YTNO08VA8Gk
Video trình diễn sống, Hoàng Thúy Vy, trong chương trình Paris by Night 119:
https://www.youtube.com/watch?v=b59_hfzI0oA
* Video trình diễn sống, Đoan Trang, với giọng hát, nhóm bè, hòa âm và vũ điệu đều đúng là thích hợp cho bài tango như thế này:
https://www.youtube.com/watch?v=OBwMVQR6KKk
Thu vàng – Cung Tiến
Dòng Nhạc Xưa (2015b) nhận xét:
Mặc dù trong ca từ Thu vàng của Cung Tiến có câu “Nhớ nhớ, buồn buồn với chán chường,” nhưng toàn cảnh vẫn là một trong rất ít những ca khúc viết về mùa thu không bi lụy hóa, hoặc sầu thảm hóa như nội dung của hầu hết những ca khúc viết về mùa thu, đã thành khuôn sáo từ hơn nửa thế kỷ trước.
Khi được một hỏi về ca khúc Thu vàng viết từ thời 14-15 tuổi, nhạc sĩ Cung Tiến tiết lộ, đại ý, sự thực đó chỉ là một bài tập trong thời gian ông mới bước vào khu rừng nhạc thuật mà thôi. Nhưng không vì thế mà Thu vàng có thể ra khỏi ký ức rộn rã những bước chân tung tăng, nhảy nhót thương yêu của rất nhiều thế hệ. Ðó là những bước chân tung tăng đuổi theo không chỉ những chiếc lá vàng rơi, mà còn đuổi theo cả một mùa thu thơ dại trên đường phố nữa.
* Video âm thanh, Hồng Nhung, giọng hát dễ thương và nhạc đệm tạo ấn tượng, hình ảnh lại đẹp:
https://www.youtube.com/watch?v=qfsorhKjFq8
Video âm thanh, Trọng Tấn:
https://www.youtube.com/watch?v=O10EfSJTyfs
Video âm thanh, Thanh Lan:
https://www.youtube.com/watch?v=kMvPoTYKmjo
Thuyền viễn xứ – Huyền Chi & Phạm Duy
Huyền Chi là bút danh của Hồ Thị Ngọc Bút (1934-), người gốc Bắc Ninh, theo gia đình vào Nam từ trước năm 1954. Lúc mới vào Nam (1948-1949), cô ở với chị gái tại Đà Lạt, sau đó về Sài Gòn (1950) vừa đi học vừa phụ mẹ trông nom một sạp vải ở chợ Bến Thành.
Trong quyển Hồi ký Phạm Duy (tập 3, ấn bản 2008), Phạm Duy viết:
Gần hai năm đã trôi qua kể từ khi tôi bỏ vùng quê vào Hà Nội, rời miền Bắc vào miền Nam, lo ổn định nơi ăn chốn ở và thu xếp công kia việc nọ ở Sài Gòn… Vào thời điểm này (trước cuộc di cư 1954), Huyền Chi, một cô em bán vải ở cửa Nam chợ Bến Thành đưa cho tôi phổ nhạc bài thơ nhan đề Thuyền viễn xứ. Bài thơ này nói lên tâm trạng một người Bắc Việt phải rời bỏ bến Đà Giang để vào sinh sống tại miền Nam.
Bài thơ: Thuyền viễn xứ – Huyền Chi
Ra khơi sương khói một chiều
Thùy dương rũ bến tiêu điều ven sông
Lơ thơ rớt nhẹ men lòng
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
Có thuyền viễn xứ Đà Giang
Một lần dạt bến qua ngàn lau thưa
Hò ơi! Câu hát ngàn xưa
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
Đường về cố lý xa xôi
Nhịp sầu lỡ bước, tiếng đời hoang mang
Sau mùa mưa gió phũ phàng
Bến sông quay lại, hướng làng nẻo xa
Lệ nhòa như nước sông Đà
Mái đầu sương tuyết lòng già mong con
Chiều nay trời nhẹ xuống hồn
Bao nhiêu sương khói chập chờn lên khơi
Hai bờ sông cách biệt rồi
Tần Yên đã nổi bốn trời đao binh
Ngàn câu hát buổi quân hành
Dặm trường vó ngựa đăng trình nẻo xưa
Biết bao thương nhớ cho vừa
Gửi về phương ấy mịt mờ quê hương
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ lên đường… lại đi…
Video âm thanh, Lệ Thu:
https://www.youtube.com/watch?v=fO8EdUjdLfo
Video âm thanh, Đức Tuấn:
https://www.youtube.com/watch?v=arCztKW1Uao
+ Video trình diễn sống, Thu Minh, trong đêm nhạc “Ngày trở về” (2006), với lời giới thiệu của Phạm Duy:
https://www.youtube.com/watch?v=IRB7IzFh3R4
+ Video trình diễn sống, Lan Anh:
https://www.youtube.com/watch?v=d4uZNycTstc
* Video trình diễn sống, Ngọc Hạ, trong chương trình “Paris by Night 114):
https://www.youtube.com/watch?v=JvTsofdTOow
MV, Kim Chung (chuyển soạn và trình bày guitar solo):
https://www.youtube.com/watch?v=qnBuAMeXjtM
Tiếng dân chài – Phạm Đình Chương
Tôi đồng ý với nhận xét cho rằng Tiếng dân chài của Phạm Đình Chương là ca khúc hay nhất về cuộc sống của ngư dân.
* Video trình diễn sống, Như Quỳnh, Hoàng Lan, Phi Nhung, Thế Sơn, Nguyễn Hưng, trong chương trình “Paris by night”:
https://www.youtube.com/watch?v=ka77L0q1UuI
* Video trình diễn sống, Huỳnh Đức Thanh, trong chương trình “Thử tài siêu nhí”:
https://www.youtube.com/watch?v=06eUYF9d6SU
Tiếng hát với cung đàn – Văn Phụng & Vĩnh Phúc
Hẳn Văn Phụng rất tâm đắc với bài hát này, bởi vì tên của bài hát “Tiếng hát với cung đàn” được khắc trên mộ của ông.
Ánh trăng đi vào một số ca khúc của Văn Phụng, như Hình ảnh một đêm trăng, Suối tóc và Trăng sáng vườn chè (ý ca dao), riêng trong ca khúc Tiếng hát với cung đàn “ánh trăng êm đềm trong sáng” làm nền cho những cung điệu vui tươi và lạc quan.
Bạn đừng tìm xem video vốn có hình ảnh mờ nhòe khiến bạn khó chịu mất tập trung, hãy nhắm mặt lại mà nghe bản thu âm với cung điệu và bốn tiếng hát hòa với nhau một cách tuyệt vời.
+ * Bản thu âm, Ái Vân, Phi Khanh, Duy Quang, Elvis Phương, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/tieng-hat-voi-cung-dan-ai-van-ft-phi-khanh-ft-elvis-phuong-ft-duy-quang.xcB82FWOFgiy.html
+ Bản thu âm, Thái Hiền, với ca từ:
https://lyric.tkaraoke.com/17018/tieng_hat_voi_cung_dan.html
Video âm thanh, Tâm Hảo & Phan Anh Dũng, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=0Aw0160yD8E
Tiếng sáo thiên thai – Thế Lữ & Phạm Duy
Đây là một kết hợp tuyệt vời giữa những vần thơ tuyệt vời và những cung điệu tuyệt vời!
Theo Trần Lê Túy-Phượng (2016b),
Thế Lữ tên thật là Nguyễn Đình Lễ (1907-1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Ông nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm thuộc trường phái Thơ Mới. Ông cũng đóng góp nhiều vào việc chuyên nghiệp hóa kịch nói ở Việt Nam.
Như bút danh “người khách đi qua trần thế” của mình, Thế Lữ được xem là người đầu tiên đề xướng con đường thoát ly bằng nghệ thuật, công khai tuyên bố chỉ đi tìm cái Đẹp. Thơ ông thể hiện niềm say mê với cái Đẹp, đi tìm cái Đẹp ở mọi nơi, ở âm thanh (Tiếng trúc tuyệt vời, Tiếng sáo thiên thai, Tiếng gọi bên sông) và cảnh sắc thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ Thế Lữ là một thiên nhiên của “một không gian tươi đẹp, rộng mở, rộn ràng sắc màu và thanh âm”, là “những bức tranh lộng lẫy và huyền ảo, có khi hùng vĩ uy nghi, có khi thơ mộng bí ẩn”.
Nhiều bài thơ của Thế Lữ thể hiện hình ảnh cõi tiên, với tiên nga, ngọc nữ, tiếng sáo Thiên Thai, hạc trắng hoa đào… Hoài Thanh nhận định: “Ở xứ ta từ khi có người nói chuyện tiên, nghĩa là từ khi có thi sĩ, chưa bao giờ ta thấy thế giới tiên có nhiều vẻ đẹp đến thế”; tuy nhiên ông cũng cho rằng Thế Lữ đã đi nhầm đường, bởi “thi nhân tưởng quê mình là tiên giới và quên rằng đặc sắc của người chính ở chỗ tả những vẻ đẹp của trần gian”.
Vũ Ngọc Phan không tán thành với Hoài Thanh, ông cho rằng cái đẹp tưởng tượng kia của Thế Lữ một ngày nào đó có thể trở thành cái đẹp có thực nơi trần thế. Thơ Thế Lữ cũng thể hiện cảm hứng dồi dào với nghệ thuật và với nàng Thơ, mà theo Uyên Thao, nghệ thuật đã là “một phần cuộc sống”, “một người bạn tâm giao” hay được ông coi như “một người yêu” của chính mình.
Bài thơ: Tiếng sáo thiên thai – Thế Lữ
Tặng Ngô Bích San
Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi
Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng
Tiếng đưa hiu hắt bên lòng
Buồn ơi! Xa vắng, mênh mông là buồn…
Tiên Nga tóc xõa bên nguồn
Hàng tùng rủ rỉ trên cồn đìu hiu
Mây hồng ngừng lại sau đèo
Mình cây nắng nhuộm, bóng chiều không đi.
Trời cao, xanh ngắt. – Ô kìa
Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai
Theo chim, tiếng sáo lên khơi
Lại theo giòng suối bên người Tiên Nga.
Khi cao, vút tận mây mờ
Khi gần, vắt vẻo bên bờ cây xanh
Êm như lọt tiếng tơ tình
Đẹp như Ngọc Nữ uốn mình trong không.
Thiên Thai thoảng gió mơ mòng
Ngọc Chân buồn tưởng tiếng lòng xa bay…
Các ca sĩ ở những độ tuổi khác nhau dưới đây đều thể hiện rất đạt cung điệu của ca khúc.
Video âm thanh, Ái Vân & Hương Lan, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=GqrRjKtGEnc
Video trình diễn sống, Phạm Thu Hà:
https://www.youtube.com/watch?v=-xx1plGEkt8
Video trình diễn sống, Đức Tuấn:
https://www.youtube.com/watch?v=Z4PQIwo5BbY
* Video trình diễn sống, Quỳnh Như & Thiên Vũ, trong chương trình “Solo cùng Bolero”, hay và đẹp, hay hơn nữa ở chỗ đây không phải là solo và cũng không phải là bolero:
https://www.youtube.com/watch?v=IqSJbGXJ6lc
Tình – Văn Phụng
Cũng như một số ca khúc khác cúa Văn Phụng, Tình có giai điệu mang âm hưởng phương Tây hoặc thậm chí Latin, nhưng vẫn có bản sắc Việt Nam.
Bản thu âm, Nguyên Khang, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/tinh-van-phung-nguyen-khang.clnrufKgjr.html
* Video âm thanh, Thanh Lan:
https://www.youtube.com/watch?v=PLBFFC_T5Gw
* Video trình diễn sống, Hữu Khương:
https://www.youtube.com/watch?v=q1tGCyVEp5g
Tình ca – Phạm Duy
Tình ca được nhạc sĩ Phạm Duy (1921-2013) sáng tác năm 1953. Bài hát mang đậm nét dân ca Bắc Bộ này rất nổi tiếng ở Việt Nam, được trình diễn lần đầu với giọng hát của Anh Ngọc và sau đó gắn liền với tiếng hát Thái Thanh.
Trong Hồi ký Phạm Duy, tác giả viết:
Những bài như Tình ca, Tình hoài hương với âm vực rất rộng, lúc đó được tôi soạn ra cốt để cho Thái Thanh hát và chỉ có cô mới hát nổi những nốt rất trầm (nốt Sol dưới) hoặc rất cao (nốt Sol trên) của hai tác phẩm này.
Phạm Duy cũng giải thích thêm:
Bài Tình ca này không còn thẳng băng ruột ngựa như những bài ca kháng chiến trước đây. Bây giờ nó muốn gắn bó tất cả người dân trong nước bằng một tình cảm thống nhất: tôi yêu tiếng nước tôi, yêu đất nước tôi, yêu người nước tôi. Thật là may mắn cho tôi là nói lên được phần nào bản sắc quốc gia (identité nationale) qua bản Tình ca này.
Nhạc phẩm Tình ca nói lên tình quê hương đất nước của một người Việt Nam qua sự phân chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: tình yêu với tiếng Việt, bắt đầu với câuTôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, rồi diễn giải cái ‘tiếng nước tôi’ đó qua tiếng mẹ ru, câu hò, câu hát, tiếng khóc cười theo mệnh nước nổi trôi.
Đoạn 2: tình yêu với non sông Việt, bắt đầu với câu Tôi yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh, đưa ra hình ảnh của ruộng đồng, nhắc đến dãy Trường Sơn, sông Hương, sông Cửu Long, sông Hồng.
Đoạn 3: tình yêu với con người Việt, từ “Tôi yêu bác nông phu, đội sương nắng bên bờ ruộng sâu”, đến trẻ quê và đàn trâu trong chiều dài lịch sử mở nước từ rừng sâu đến Cà Mau, qua các triều đại Lý, Lê, Trần… đầy những anh hùng thời xa xưa và sẽ có anh hùng ngày mai.
Ở cuối mỗi phần lời, Phạm Duy dùng bốn câu thơ lục bát, là thể thơ riêng của Việt Nam.
Tình ca của Phạm Duy là bài rất khó hát. Trong một thời gian dài, tiếng hát Thái Thanh là vô đối trong cách diễn đạt bản Tình ca, và những ca sĩ khác muốn tiếp nối không tránh khỏi bị so sánh! Có người cố ý trình bày một cách khác lạ: tiết tấu đều đều, đơn giản, không luyến láy, nhưng vô hình trung lại nghe như không truyền tải được cái hồn của ca khúc.
Một số người không thích giọng ca Thái Thanh vì cho rằng cô luyến láy quá nhiều. Tôi nhận thấy bài trình diễn dưới đây của Thái Thanh ít luyến láy hơn trước, làm cho chất giọng ngọt ngào và thanh thoát hơn trước.
Đối với tuyệt phẩm này, tôi để tùy bạn đánh giá mỗi cách diễn đạt.
Video âm thanh, Thái Thanh:
https://www.youtube.com/watch?v=x9g0KJSvwFo
Video âm thanh, Mỹ Linh:
https://www.youtube.com/watch?v=s2kpmlITdfU
Video trình diễn sống, Đức Tuấn, trong đêm nhạc “Ngày trở về” (2006), với lời giới thiệu của Phạm Duy:
https://www.youtube.com/watch?v=q0nly1wHKF0
+ Video trình diễn sống, Như Quỳnh, Mai Thiên Vân, Ngọc Anh, Nguyệt Anh, Hương Thủy, Hương Giang, Quỳnh Vi, Hồ Lệ Thu, Thế Sơn, Trần Thái Hòa, Quang Lê, Trịnh Lam, trong chương trình Paris by Night 111:
https://www.youtube.com/watch?v=sGTZpjrZleI
Video trình diễn sống, Hà My & Duy Đạt, hỗ trợ bởi Minh Tuyết & Quang Lê và Vũ đoàn Chuông Gió, trong chương trình “Tuyệt đỉnh song ca”:
https://www.youtube.com/watch?v=f6sljD4So_E
Video trình diễn sống, Tuấn Ngọc, Đức Tuấn, Tấn Minh & Hồ Trung Dũng:
https://www.youtube.com/watch?v=ISeQwaWqdFQ
Tình hoài hương – Phạm Duy
Đây là ca khúc mà mỗi khi vang lên ở xứ người, nhiều người nghe thường chảy nước mắt.
Trong Hồi ký Phạm Duy, tác giả kể về bối cảnh sáng tác hai năm sau ông khi bỏ vùng quê về Hà Nội, rời miền Bắc vào miền Nam:
Khi bắt đầu sáng tác lại, tôi soạn bài Tình hoài hương (1952). Nằm trong loại huyền thoại quê hương mà tôi tạo ra nhờ có cơ hội đi khắp ba miền đất nước trong thời bình và trong thời chiến… bài hát này không còn là một bài đối cảnh sinh tình như trước đây nữa. Nó là một bài hát hoài cảm, là sự nhớ nhung của riêng tôi đối với một nửa mảnh đất quê hương mà tôi vừa phải xa lìa…
Bài hát nói tới sự nhớ thương con sông đào xinh xắn, nhớ phiên chợ chiều xa tắp, nhớ vòm tre non và làn khói ấm hương thôn nơi đó, trong mảnh đời thơ ngây của tôi, có con trâu lành nằm mộng bên đàn em bé, có mẹ già yêu dấu ngồi nghe tiếng sáo chơi vơi… Chao ôi là nhớ nhung! Ngày hôm nay nhắc tới bài hát Tình hoài hương tôi còn thấy từ lúc ngồi nhớ con sông đào ngây ngất ở chốn quê cũ vào năm 1952, tôi đã mơ ước có một chiều xoay hướng để tôi được vượt qua những đại dương sâu thẳm, đi khắp các lục địa bao la, sống vui trong mối tình muôn đường…
Khi xem trình diễn bằng tốp ca trong đó mỗi người thay phiên nhau hát một câu, tôi thấy có vẻ như cảm xúc bị loãng đi. Thế nên tôi giới thiệu những bài đơn ca và song ca của các thế hệ nghệ sĩ khác nhau.
* Video âm thanh, Thái Thanh, trong CD “Diễm Xưa – Thái Thanh Hải ngoại 4”, với giọng hát trong thời gian sau này ngọt ngào hơn trước và nhạc đệm cũng hay hơn trước, hình ảnh tạo thêm cảm xúc:
https://www.youtube.com/watch?v=eBdaJ0gCPy4
+ Video trình diễn sống, Thái Thanh, hình ảnh mờ nhưng đây là tư liệu âm nhạc quý giá của giọng ca vượt thời gian hát ca khúc một vượt thời gian, trong chương trình Paris by Night 19, 1993:
https://www.youtube.com/watch?v=rw-8IWG9vxM
* Video trình diễn sống, Hương Lan, trong chương trình “Paris By Night Divas”:
https://www.youtube.com/watch?v=ufJ1uDq9UlA
Video trình diễn sống, Đức Tuấn:
https://www.youtube.com/watch?v=XtvxEvduyRY
Video trình diễn sống, Nguyên Phượng & Tiến Long, trong Liveshow “Nguyên Phượng – Tí tách ngày xưa”:
https://www.youtube.com/watch?v=60l-Ig89fNM
Video trình diễn sống, Nguyễn Tuấn Hoàng, trong chương trình “Solo cùng Bolero”:
https://www.youtube.com/watch?v=gMqCuJB1350
Tình cầm – Hoàng Cầm & Phạm Duy
Hoàng Cầm và Phạm Duy là hai nghệ sĩ sinh tử đồng thời. Hoàng Cầm (1922-2010) và Phạm Duy (1921-2013) cùng trưởng thành trong thời loạn ly, rồi theo tiếng gọi của non sông lấy lời thơ tiếng nhạc để cùng toàn dân chống Pháp. Rồi hai người cách xa nhau một thời gian dài, cả hai đều vẫn phải mang số phận con người trong vận nước nổi trôi.
Sau cùng cả hai, kẻ trước người sau, kẻ Nam người Bắc cũng nằm trong lòng đất Mẹ. Phạm Duy về Hà Nội gặp lại bạn thời niên thiếu rồi đưa tiễn Hoàng Cầm về nơi yên nghỉ cuối cùng ở miền Bắc. Phần Phạm Duy, hai năm sau ông qua đời và được an táng tại miền Nam.
Thi sĩ Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt (1922-), người Bắc Giang. Thuở nhỏ, ông học tiểu học, trung học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh; đến năm 1938, ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân Dân Xã của Vũ Đình Long. Từ đó, ông lấy bút danh là tên một vị thuốc đắng trong thuốc bắc: Hoàng Cầm.
Năm 1944, do Thế chiến 2 xảy ra quyết liệt, ông đưa gia đình về lại quê gốc ở Thuận Thành. Cũng tại nơi này, ông bắt đầu tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh. Sau đó ông về Hà Nội, thành lập đoàn kịch Đông Phương. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông theo đoàn kịch rút ra khỏi Hà Nội, biểu diễn lưu động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái Bình một thời gian rồi giải thể.
Cuối năm 1955, ông về cộng tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm việc xuất bản. Tháng 4 năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, và được bầu vào Ban Chấp hành. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án “Nhân Văn Giai Phẩm”, ông phải rút khỏi Hội Nhà văn vào năm 1958 và về hưu non năm 1970 lúc 48 tuổi.
Ông nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan và các bài thơ Lá diêu bông, Bên kia Sông Đuống. Ngoài bút danh Hoàng Cầm ông còn có các bút danh: Bằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi.
Bài thơ: Nếu anh còn trẻ – Hoàng Cầm (1941)
Nếu anh còn trẻ như năm cũ
Quyết đón em về sống với anh
Những buổi chiều buồn phơ phất lại
Anh đàn em hát níu xuân xanh
Nhưng thuyền em buộc bờ sông hận
Anh chẳng quay về bến trúc thương
Năm tháng em ca trong ánh nguyệt
Bao giờ em hết nợ Tầm Dương?
Nếu có ngày mai anh trở gót
Quay về thăm lại bến thu xa
Thì đôi mái tóc không xanh nữa
Mây trắng đêm vàng sẽ thướt tha
Theo Trần Lê Túy-Phượng (2016a), Phạm Duy kể lại về bối cảnh của ca khúc Tình cầm.
Một tập thơ khác — cũng là thơ chép tay — đã đến với tôi, lại là thơ của một người bạn cũ, đã từng cùng tôi đi làm công tác văn nghệ trên những nẻo đường kháng chiến hồi 1946-47… Ðó là tập thơ của Hoàng Cầm mang tên Ðường về Kinh Bắc … Tập thơ giúp tôi soạn ra những bài hát rất ngọt ngào nhưng cũng rất đắng cay mà tôi gọi là Hoàng cầm ca.
Trước hết, tôi — và họa sĩ Tạ Tỵ — ngồi nhớ lại những mẩu thơ tình của Hoàng Cầm, soạn ra vào lúc chàng ta mới 17 hay 18 tuổi. Nhớ ra một mẩu thơ ngắn vô đề, tôi bèn phổ nhạc ngay, có thêm thắt vài câu cho đủ nhịp, đủ phách. Hoàng cầm ca số 1 này mang tên Tình cầm, nghĩa là “mối tình của Hoàng Cầm” hay “mối tình của người cầm đàn” cũng được.
Video âm thanh, Tuấn Ngọc:
https://www.youtube.com/watch?v=zmjb7uMHGZc
Video âm thanh, Quang Dũng:
https://www.youtube.com/watch?v=YYQF_iMmFvQ
* Video trình diễn sống, Đình Bảo:
https://www.youtube.com/watch?v=ywHNp7qNNbo
Tình khúc – Quốc Bảo
Vừa mới nghe qua vài câu đầu trong ca khúc này, tôi có cảm tưởng như mình nghe một bài hát thuộc thể loại âm nhạc cổ điển, và tôi phải công nhận ngay đây là một ca khúc hay.
Bản ghi âm, Quang Lý:
https://www.nhaccuatui.com/playlist/qb-quoc-bao.HxkoW2zce0nP.html
* Video âm thanh, Đức Tuấn, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=8O5PPSxYEyk
+ Video âm thanh, Phạm Hoài Nam, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=lnRWvyi9axE
+ Video trình diễn sống, Bửu Phùng:
https://www.youtube.com/watch?v=IFMYZ3TxTyc
Tình nhớ – Trịnh Công Sơn
Đây là một trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn mà tôi thấy ca từ thật thấm thía, những đoạn lặp đi lặp lại với “ngỡ” và “nhưng”, như: Tình ngỡ đã phôi pha / Nhưng tình vẫn còn đầy; Người ngỡ đã đi xa / Nhưng người vẫn quanh đây. Trong nhạc có thơ và trong thơ có nhạc, vừa thực tế vừa ẩn dụ, không quá sầu não mà chỉ một thoáng bâng khuâng.
* Video âm thanh, Khánh Ly:
https://www.youtube.com/watch?v=K1MdJqjol5c
Video âm thanh, Quang Dũng:
https://www.youtube.com/watch?v=hTIDw5C0tyo
* Video trình diễn sống, Hoàng Nhung, trong chương trình Paris by Night 120:
https://www.youtube.com/watch?v=6gne9V2R6JU
Video trình diễn sống, Đinh Hương, đáng lẽ có điểm * nếu không vì nhạc dạo mang âm hưởng “Moonlight Sonata” của Beethoven:
https://www.youtube.com/watch?v=fSxqMcC1rOs
Tình khúc chiều mưa – Nguyễn Ánh 9
Tôi đồng ý với ý kiến cho rằng Tình khúc chiều mưa là ca khúc hay nhất của Nguyễn Ánh 9.
Video âm thanh, Elvis Phương:
https://www.youtube.com/watch?v=ENJL0j9VWck
+ Video âm thanh, Huy Sinh & Ngọc Lan:
https://www.youtube.com/watch?v=jAqthO_RdVY
* Video trình diễn sống, Bằng Kiều, Lương Tùng Quang, Trần Thái Hòa, Minh Tuyết, Ngọc Liên, Angela Trâm Anh:
https://www.youtube.com/watch?v=rc1XjZCve6Q
+ Video trình diễn sống, Nguyên Khang, với Trúc Hồ (piano), trong chương trình “Nhạc thính phòng SBTN”:
https://www.youtube.com/watch?v=UjvzPQ1vWqo
Tình khúc thứ nhất – Vũ Thành An & Nguyễn Đình Toàn
Năm 1965, khi mới 22 tuổi, Vũ Thành An vụt nổi tiếng với Tình khúc thứ nhất, phần nhạc Vũ Thành An và phần lời của Nguyễn Đình Toàn. Đây là sáng tác đầu tiên của Vũ Thành An được công chúng biết đến.
Nhận xét của Trần Hoàng Trường Hải (2015):
Tình khúc thứ nhất là là một trường hợp rất thú vị khi một người nhạc sĩ trẻ (năm ấy vừa tròn 22 tuổi) được công chúng yêu mến và trở nên nổi tiếng ngay từ nhạc phẩm đầu tiên. Lắng nghe Tình khúc thứ nhất, chúng ta sẽ bất giác chợt nghĩ: một bản nhạc có giai điệu hay, lạ và… rất khó hát. Nhạc sĩ Vũ Thành An là giáo dân Công giáo La Mã, nên trong âm hưởng những sáng tác của ông có hơi hướm của một thể loại thánh ca nhà thờ. Trong tiết tấu chầm chậm và trầm lắng, lời ca khúc như một lời kinh nguyện gieo rắc cung bậc cảm xúc cho người nghe. Cái hay, cái đẹp của nhạc Nguyễn Thành An có lẽ là sự đa dạng về tiết tấu và sự mô tả tâm trạng người nghe bằng nốt nhạc. Lắng nghe Tình khúc thứ nhất, mở đầu bài hát là sự gợi mở chậm rãi và đượm buồn.
Lời ca như hơi thở, nồng nàn và da diết. Mở ra một bài kinh nguyện tình yêu và nỗi đau nhân thế trong cõi ái tình. Sự kết hợp đẹp đẽ giữa giai điệu thanh khiết ngân nga âm hưởng giáo đường và lời nhạc sâu lắng đã khác họa một không gian cô quạnh, Tiết tấu khi trầm ấm, lúc cao vút nhưng vẫn giữ mạch cảm xúc, tựa như tâm tình giằng xé và rối bời của những người đang chơi vơi trong tình yêu. Lời ca là lời xưng tội với tấm chân tình, tựa lời thở than và cũng là nỗi riêng mang chất chứa bi ai. Nhưng ở đó, chúng ta vẫn thấy được hy vọng. Sự tuyệt vọng không hiện diện trong nỗi buồn của Vũ Thành An và Nguyễn Đình Toàn
Video âm thanh, Bằng Kiều:
https://www.youtube.com/watch?v=pFdm6QmhsdQ
Video âm thanh, Tuấn Ngọc:
https://www.youtube.com/watch?v=3WEDHLvecGs
+ * Video âm thanh, Thùy Dương:
https://www.youtube.com/watch?v=k8u1swgKKV0
Tóc mai sợi vắn sợi dài – Phạm Duy
Ca khúc của Phạm Duy dựa trên hai câu ca dao miền Nam:
Tóc mai sợi vắn sợi dài
Lấy nhau chẳng đặng thương hoài nghìn năm.
+ Video âm thanh, Ái Vân & Duy Quang:
https://www.youtube.com/watch?v=Ccx4NDYRiHk
* Video trình diễn sống, Ngọc Hạ & Trần Thái Hòa, trong chương trình Paris by Night 79:
https://www.youtube.com/watch?v=jxdY_f1d_gE
* Video trình diễn sống, Saigon Soul Revival, theo phong cách mới lạ:
https://www.youtube.com/watch?v=sPVOSgiEKA8&t=160s
Tôi đi giữa hoàng hôn – Văn Phụng
Giữa thị trường âm nhạc trong ngày đó vang đầy những âm hưởng u buồn, Tôi đi giữa hoàng hôn mang đến không khí thanh thoát qua những tiết tấu dìu dặt, ngọt ngào trong điệu slow rock của phương Tây thể hiện nỗi buồn nhẹ nhàng và trầm ấm chất phương Đông.
+ Video âm thanh, Khánh Hà:
https://www.youtube.com/watch?v=9bMO_QTwnrc
+ * Video âm thanh, Elvis Phương:
https://www.youtube.com/watch?v=0ORRAsivbjM
Video trình diễn sống, Nguyên Khang:
https://www.youtube.com/watch?v=auEmYbePSCE
+ Video trình diễn sống, Tuyết Loan, trong điệu swing sở trường của người hát, trong chương trình “Solo cùng Bolero”, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=R09k-RJZY38
Video trình diễn sống, Trung Quang & Đức Phúc, trong chương trình “Cặp đôi hoàn hảo”, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=hnqzRfXPLkE
Trăng sơn cước – Văn Phụng & Văn Khôi
Thêm một ca khúc với giai điệu mới lạ mang lại làn gió mát cho thị trường âm nhạc giữa rừng bolero. Ca khúc tạo nền thích hợp cho múa minh họa với trang phục dân tộc thiểu số lạ mắt.
Bản thu âm, Đức Tuấn, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/trang-son-cuoc-duc-tuan.FBCNCGmRh2xr.html
Video trình diễn sống, Hoàng Nhung & Hà Thanh Xuân, trong chương trình Paris by Night 126:
https://www.youtube.com/watch?v=Me7LBtrT3wA
Video trình diễn sống, Cao Mỹ Kim, trong chương trình “Hãy nghe tôi hát”:
https://www.youtube.com/watch?v=f46n7lnORdQ
+ Video trình diễn sống, Thùy Dương, trong chương trình “Chân dung cuộc tình”:
https://www.youtube.com/watch?v=KVEfabzZrMo
+ Trăng tàn trên hè phố – Phạm Thế Mỹ
Theo B.L.U.E (no date):
Phạm Thế Mỹ là một trường hợp đặc biệt hiếm hoi trong làng âm nhạc Việt Nam, cả trước và sau 1975. Ông là nhạc sĩ Việt-cộng, nhưng những bài nhạc của ông được các ca sĩ lính-quốc-gia hát nhiều đến mức, nếu không thật sự tìm hiểu kỹ, những bài nhạc đó rất dễ bị lầm tưởng là viết cho Việt Nam Cộng hòa. Dẫn đến việc, có một số bài của ông rất nổi tiếng được cấp phép chính thức và được hát khắp nơi: Bông hồng cài áo, Hoa vẫn nở trên đường quê hương…, lại có những bài đến giờ vẫn chưa được cấp phép hát, như Trăng tàn trên hè phố và Những ngày xưa thân ái.
Cả 2 bài Trăng tàn trên hè phố và Những ngày xưa thân ái xứng được liệt vào danh sách những bài nhạc vàng hay nhất ở miền Nam trước năm 1975. Rất nhiều ca sĩ thành danh ở miền Nam ngày đó, và hải ngoại hiện tại, vẫn trình bày 2 ca khúc này của ông: Duy Khánh, Giang Tử, Tuấn Vũ, sau thì có Băng Tâm, Đan Nguyên, Trường Vũ, Như Quỳnh…
Bài Trăng tàn trên hè phố có những câu rất đẹp, mà ắt phải có một tâm hồn tinh tế, yêu quê hương, xúc động với thời cuộc, tác giả mới viết ra được:
Lối gầy về nhà anh hoa phượng thắm
Màu xanh áo người thương
Nắng chiều đẹp quê hương
Hay nhạc buồn đêm sương.
hay
Ánh trăng khuya sắp tàn trên hè phố
Thôi mình chia tay
Rồi mai đây có về
Quà cho tôi anh nhớ chép bài thơ.
Video trình diễn sống, Phương Diễm Hạnh, trong chương trình Paris by Night 68:
https://www.youtube.com/watch?v=VbTcL8kUZyk
Video trình diễn đường phố, Thanh Hiền:
https://www.youtube.com/watch?v=bg74ZqrCMAE
Video trình diễn sống, Phương Anh & Phương Ý, Official MV, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=ZBMnhsr8G7k
* Video trình diễn sống, Tố My, trong chương trình “Friday with Bolero” Tập 16, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=Msmc43SBtfU
Trên đỉnh Phù Vân – Phó Đức Phương
Trên đỉnh Phù Vân là một trong những ca khúc được yêu mến nhất của Phó Đức Phương. Với âm hưởng dân gian đương đại cùng những tiết tấu nhanh, chậm cùng giai điệu và ca từ ma mị, ca khúc khiến không ít khán giả phải thừa nhận từng bị ám ảnh suốt một thời gian dài.
Năm 1996, nữ ca sĩ Mỹ Linh hát Trên đỉnh Phù Vân và ngay lập tức nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ khán giả yêu nhạc. Nhạc sĩ Phó Đức Phương cũng từng chia sẻ: “Mỹ Linh là người thể hiện đúng và hay nhất sáng tác này”. Sau 2 thập kỷ trôi qua, ca khúc không ngừng mới lạ hơn qua những phiên bản đặc biệt từ nhiều nghệ sĩ tuy ca khúc rất kén người hát.
* Video trình diễn sống, Ngọc Hạ, trong chương trình Paris by Night “Divas”, 2010:
https://www.youtube.com/watch?v=x4BWjGJYkaM
* Video trình diễn sống, Mỹ Linh, trong chương trình “Master of Symphony”, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=uoOG03JNZc8
* Video trình diễn sống, Tùng Dương, chương trình “Carnaval Hạ Long”, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=etfIGNGCJEk
Trống cơm – dân ca
Bài dân ca quan họ Bắc Ninh này được hát rộng rãi trong giới học sinh, sinh viên khi đốt lửa trại hoặc trình diễn văn nghệ, và cũng được nhiều ca sĩ cùng vũ đoàn biểu diễn. Thế nên từ lâu bài hát này đã vượt thời gian rồi.
Chỉ có điều là trong một thời gian dài trước đây, vì thiếu tài liệu đáng tin cây, người ta vẫn chép tay chuyền cho nhau (kể cả cho tác giả bài này!) ca từ mà hát câu Một đàn tang tình con nít, với ý nghĩa lạc lõng.
Một số bản trình diễn trong mấy năm gần đây vẫn hát sai như thế.
Đúng ra, bài hát dựa theo bốn câu dân ca quan họ:
Trống cơm khéo vỗ nên bông
Một đàn con xít lội sông đi tìm
Thương ai con mắt lim dim
Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ.
Bởi vì không biết con xít là con gì, nhiều người bèn thuận tiện hát thành “con nít”. Con xít là một loài chim nước lớn gần bằng con gà, chân cao, mỏ đỏ, lông đen ánh xanh.
* Bản ghi âm, Thanh Thảo, remix theo phong cách hiện đại:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/trong-com-thanh-thao.dCMhX5sGgmCA.html
Video trình diễn sống, múa minh họa bài hát của Thanh Thảo:
https://www.youtube.com/watch?v=B6ShJhfD65o
+ * Video trình diễn sống, Mai Lệ Quyên, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=nzWopx1yJhU
Trở về bến mơ – Ngọc Bích
Theo Wikipedia_Ngọc Bích (nhạc sĩ),
Ngọc Bích (1924/1925 – 2001) có tên thật là Nguyễn Ngọc Bích, sinh tại Hà Nội. Từ năm 10 tuổi, Ngọc Bích đã tỏ ra co năng khiếu về âm nhạc, ông bắt đầu học về ký âm pháp với một số thầy trong đó có nhạc sĩ Nguyễn Hiền.
Sau khi tốt nghiệp tiểu học, Ngọc Bích đậu vào trường Bưởi. Cùng năm đó, ông tham dự đơn ca ở Nhà hát lớn Hà Nội, chương trình ca nhạc giữa các màn kịch, do nhạc sĩ Thẩm Oánh đặc trách. Năm 1942, Ngọc Bích chơi đàn với ban nhạc tại vũ trường TaKara ở khu phố Khâm Thiên, vốn là tiệm khiêu vũ đầu tiên chơi nhạc sống tại Hà Nội.
Ngọc Bích bắt đầu sáng tác từ năm 1947, khởi sự với các bản tình ca viết theo theo nhịp swing và blues mới lạ.
Tại Hoa Kỳ, ông tham gia nhóm AVT hải ngoại của nghệ sĩ Lữ Liên cùng Vũ Huyến. Sau đó ban AVT cùng Thúy Liễu, vợ của nghệ sĩ Lữ Liên, thành lập ban thoại kịch Gió Nam, cùng đoàn nghệ sĩ của Hoàng Thi Thơ qua châu Âu trình diễn từ năm 1976. Sau đó họ cùng biểu diễn ở nhiều nơi trên thế giới.
Năm 1988, khi nhạc sĩ Nguyễn Hiền đến Hoa Kỳ thì Ngọc Bích và Nguyễn Hiền cùng một vài người bạn lập ra ban Saigon Band, chơi nhạc giúp vui cho mọi người ở Little Saigon, Westminster, California.
Theo lời nhạc sĩ Nguyễn Hiền, Ngọc Bích rất thận trọng trong lĩnh vực sáng tác, chú ý nhiều về cách sử dụng các âm trình, cung bậc, tránh tối đa những quãng mang tính cách phương Tây. Ngọc Bích luôn cố giữ bản sắc Việt Nam trong nhạc của mình, sợ mình làm nhạc có khuynh hướng Tây phương. Nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn nhận xét: “Nhạc của Ngọc Bích biểu tượng cho tuổi trẻ thành thị một thời, cái thời ông gọi là “chiến chinh” nhưng “ngát hương thanh bình” (Trở về bến mơ)”
Phạm Duy (2001) kể lại:
… với Ngọc Bích thì chúng tôi có cả một thời gian ba năm sống gần nhau, chia cơm, sẻ áo, ngủ chung, tắm chung… và nhất là cùng chung đem tiếng đàn giọng hát tươi trẻ của mình vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, khi chúng tôi mới vừa ngoài hai mươi tuổi…
Trong những năm đầu của thập niên 50, vài ba nhạc phẩm của anh đã được rất nhiều người ưa thích khi được phóng đi trên Đài Phát thanh Hà Nội, như các bài Hương tình, Trở về bến mơ v.v… qua giọng ca Tâm Vấn. Thanh niên Hà Nội ưa nhạc Ngọc Bích vì tính chất jazz của nó, đa số soạn theo nhịp swing rất mới mẻ so với những ca khúc khác. Vào lúc Tân Nhạc vừa phát triển, có ba ca sĩ thành danh vì chuyên hát nhạc của ba soạn giả : danh ca Minh Trang với nhạc Dương Thiệu Tước, nữ ca sĩ Thái Thanh với nhạc Phạm Duy, còn tài tử Anh Ngọc vì chuyên hát nhạc Ngọc Bích mà được nhiều người biết tới. Nhạc mang tính chất lãng mạn của Ngọc Bích lúc đó có phần ngang ngửa với nhạc Đoàn Chuẩn, Từ Linh…
Không là bạn với nhau trước đó, nhưng khi cuộc kháng chiến toàn quốc xẩy ra vào tháng chạp năm 1946 thì Ngọc Bích là một nhạc sĩ đi theo tôi trên rất nhiều chặng đường… Khi tôi ở lại Lào Kai với Văn Cao thì Ngọc Bích cũng ở lại đó luôn. Và anh đã hát cùng với tôi tại một cái quán có cái tên đích thực là quán Biên Thùy, vốn là nơi tôi soạn ra bài Bên cầu biên giới. Ngọc Bích cũng soạn ra những bài hát kháng chiến hay những bản nhạc tình và vào lúc đó hay về sau, anh thường nhờ tôi giúp một tay trong việc sửa lời hay soạn lời, ví dụ những bài như Bà già giết giặc, Giấc mơ ngàn v.v… Thêm vào các loại nhạc ra đời tại vùng kháng chiến như dân ca mới, hành khúc, nhạc cảnh, tiểu nhạc kịch… bây giờ với Ngọc Bích, nhạc kháng chiến có những bài soạn theo nhạc jazz của Hoa Kỳ.
… trong kháng chiến, Ngọc Bích soạn những bài hát vui cho Vệ quốc quân, như bài Bộ đội tập bò, trong đó anh khuyên họ hạ mông xuống không thì đạn tông vào đít! Ngoài ra còn những bài như Anh nghiện súng và bài Say chiến công. Trong bài Say chiến công, Ngọc Bích đưa ra chuyện ba anh bộ đội thi đua lập chiến công và chia nhau mỗi người hát một đoạn. Tôi phục Ngọc Bích vì dám đem một điệu nhạc Mỹ vào một bài hát kháng chiến. Đó là điệu swing. Do đó bài hát có một hành điệu rất vui.
Nhưng phải nói là bài Bà già giết giặc của Ngọc Bích mới là bài được dân chúng ưa thích nhất. Trong bài này, Ngọc Bích kể chuyện khi quân Pháp tới đóng tại một làng kia thì có một bà già phải nấu cơm cho chúng ăn. Bà già bèn cho thuốc độc vào nồi cơm khiến cho giặc chết hết. Bài hát — nói như Hoàng Cầm — tuy ngô nghê, nhưng lại có tác dụng tuyên truyền đối với đa số dân quê. Về sau, danh từ “bà già giết giặc” trở thành một “thành ngữ” dùng để gọi phái nữ vào tuổi trung niên.
Ngày đất nước bị phân chia, Ngọc Bích vào sinh sống tại Saigon, nghĩa là sau tôi chừng một vài năm. Những năm 50-60 phải là thời kỳ tốt đẹp nhất của Tân Nhạc. Nếu chỉ tạm phân tích sơ sơ về sự nghiệp âm nhạc thì Ngọc Bích là một nhạc sĩ của mơ mộng, của nhớ nhung… vì đa số soạn phẩm của anh là những giấc mơ, những cơn mộng, những niềm nhung nhớ
Nếu chỉ phân tích sơ sơ về sự nghiệp âm nhạc thì Ngọc Bích là một nhạc sĩ của mơ mộng, của nhớ nhung… vì đa số soạn phẩm của anh là những giấc mơ, những cơn mộng, những niềm nhung nhớ.
Một số ca khúc nổi tiếng của Ngọc Bích gồm có: Bến đàn Xuân, Chờ một kiếp mai (cùng với Xuân Tiên), Khúc nhạc chiều mơ, Mộng chiều Xuân, Trở về bến mơ.
* Video âm thanh, Sĩ Phú:
https://www.youtube.com/watch?v=7dvcVpvIFpo
* Video âm thanh, Thùy Dương:
https://www.youtube.com/watch?v=jOXW096Ja8g
Video âm thanh, Trần Thái Hòa:
https://www.youtube.com/watch?v=87pkcpyDROk
Trở về Huế – Văn Phụng
Thêm một bản tango hiếm hoi đầy tình tự quê hương.
* Bản thu âm, Nguyễn Hưng, với ca từ:
https://nhacdanca.net/tro-ve-hue.html
* Video âm thanh, Ngọc Hạ:
https://www.youtube.com/watch?v=LVwbsGb_L5A
Video âm thanh, Thao Ho:
https://www.youtube.com/watch?v=Zh5jQOuma-w
Trương Chi – Văn Cao
Theo Wikipedia_Trương Chi (bài hát),
Trương Chi là bài hát được Văn Cao sáng tác năm 1942, một trong những ca khúc lãng mạn góp phần tạo nên tên tuổi của nhạc sĩ. Trong hồi ký Nhớ, nhạc sĩ Phạm Duy nhận xét về bài này là “vào lúc tân nhạc mới chập chững biết đi mà Văn Cao đã viết được những câu nhạc diễn tả giọt mưa tài tình như vậy, thật là hiếm có.” Nhà nghiên cứu Trần Quang Hải thì cho rằng “Và cũng như hình ảnh cây đại thụ, Văn Cao đã kiêu hùng trải qua những bão táp của thế sự.”
Qua ca khúc này, Văn Cao mượn dòng nhạc và lời hát để kể lại chuyện tình tuyệt vọng của Trương Chi với Mỵ Nương. Nhưng Văn Cao đi xa hơn các nhạc sĩ khác: từ cảm hứng chuyện tình Trương Chi và Mỵ Nương, ông mượn hình ảnh xấu xí và tiếng hát tài hoa của Trương Chi để nói về con người và số phận đồng thời nói về chính mình. Nhưng chàng Trương Chi của thời đại, tức Văn Cao, không đi tìm cái chết mà chấp nhận sống để tiếp tục.
Video âm thanh, Thái Thanh, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=tzaY7prTPbk
* Video âm thanh, Trần Thái Hòa:
https://www.youtube.com/watch?v=Xr1ppusmkuw
* Video âm thanh, Thụy Long:
https://www.youtube.com/watch?v=vXq_GEn4ppk
Trường làng tôi – Phạm Trọng Cầu
Trường làng tôi là tác phẩm đầu tay của Phạm Trọng Cầu. Năm 1948, ông từ Campuchia trở lại Sài Gòn, tham gia phong trào xuống đường đấu tranh của sinh viên học sinh. Một thời gian sau, ông thoát ly và vào bộ đội Tiểu đoàn 308, rồi Trung đoàn Cửu Long. Sau đó ông bị thương, phải cưa chân, mẹ ông tìm cách đưa ông vào Sài Gòn cứu chữa. Chính thời gian này ông viết nên ca khúc Trường làng tôi. Ngôi trường trong bài hát là trường Tiểu học Vũng Liêm ở Tỉnh Vĩnh Long.
Vào năm 1998, nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu có dịp ghé thăm lại ngôi trường kỷ niệm này. Ngôi trường nay đã được xây dựng khang trang và tươm tất hơn ngày xưa rất nhiều. Sau chuyến đi đó khoảng 2 tháng, tác giả qua đời một cách đột ngột.
Nhiều thế hệ học sinh (trong đó có người tổng hợp bài này) được thầy cô dạy hát bài Trường Làng Tôi, từ đó giai điệu thể hiện một kỷ niệm đáng nhớ. Ca khúc này cũng được cất lên trong các buổi họp mặt và trình diễn văn nghệ của cộng đồng người Việt xa xứ.
Video âm thanh, Tốp ca cựu nữ sinh Gia Long: Hoàng Nga-Phương Mai-Tuyết Minh-Mỹ Ngôn:
https://www.youtube.com/watch?v=D2kelFvfiV0
MV, Tam ca Áo Trắng:
https://www.youtube.com/watch?v=AS3FaRi2ViU
+ Video trình diễn sống, LM Nguyễn Sang – Họa Mi – Nguyễn Than:
https://www.youtube.com/watch?v=BAlFstvsGyc
Và con tim đã vui trở lại – Đức Huy
Đức Huy (1947- ) là người Sơn Tây, Hà Nội. Sáng tác đầu tay của ông, Cơn mưa phùn (năm 1969), khi trình diễn cùng ca sĩ Thanh Tuyền được khán giả trẻ đón nhận nồng nhiệt. Hình ảnh mộc của cặp song ca, cùng chơi guitar, hát ca khúc nhẹ nhàng về tình yêu in sâu trong tâm trí nhiều khán giả. Từ đây, Đức Huy xác định con đường mình đi là trở thành ca sĩ–nhạc sĩ. Sau năm 1975, ông bắt đầu con đường âm nhạc chuyên nghiệp, từng cùng ban nhạc biểu diễn trên du thuyền, đi khắp Tahiti, Caribean, Jamaica, Mexico. Ca khúc Và con tim đã vui trở lại được sáng tác trên một trong những chuyến hải hành như thế.
Là một nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc hải ngoại, Đức Huy nổi tiếng với những bản tình ca nhẹ nhàng, sâu lắng, dễ đi vào lòng người nghe như Bay đi cánh chim biển, Đừng xa em đêm nay, Lời yêu thương, Một tình yêu, Như đã dấu yêu, Người tình trăm năm, Sao vẫn còn mưa rơi, Tiếng mưa đêm, Và con tim đã vui trở lại, Và tôi cũng yêu em.
Bài hát Và con tim đã vui trở lại lan tỏa rộng vì một phần được trình diễn trong các tiệc cưới của người Việt trong nước và hải ngoại.
Bản thu âm, Đức Huy, với ca từ:
https://nhac.vn/bai-hat/va-con-tim-da-vui-tro-lai-duc-huy-sodRMBk
Video trình diễn sống, nhiều ca sĩ:
https://www.youtube.com/watch?v=5LU4N6AK2Bk
Video trình diễn sống, Đức Huy, Anh Khoa, Hồng Hạnh, Phương Thanh:
https://www.youtube.com/watch?v=4FaevPF78_I
Về đây nghe em – Trần Quang Lộc
Trần Quang Lộc (1945- ), người Quảng Trị, theo học âm nhạc tại Trường Quốc gia Âm nhạc Huế năm ông 20 tuổi. Ông bắt đầu sáng tác vào cuối thập niên 1960. Tuyển tập đầu tiên của ông Hát trong dòng sông xưa được xuất bản năm 1970.
Trần Quang Lộc viết và phổ nhạc những bài hát mang tình người, tình quê hương, như bản Về đây nghe em, Em còn nhớ Huế không, Có phải mùa thu Hà Nội, Chợt nghe em hát, Định mệnh…
Ca khúc Về đây nghe em rút từ bài thơ của A Khuê, ra đời năm 1967 nhưng bị lãng quên sau năm 1975 và mãi đến năm 1990 mới được phổ biến ở Việt Nam. Ca từ nghe mộc mạc, gần gũi với nhiều người Việt.
Theo Mặc Lâm (2010),
Nhạc phẩm Về đây nghe em tuy xuất hiện trước năm 1975 nhưng người nghe hải ngoại gần 40 năm sau vẫn tưởng Trần Quang Lộc sáng tác cho mình!
Những ca từ hết sức dễ thương này như đi thẳng vào lòng người nghe với tất cả ngạc nhiên thích thú. Người con trai thầm thì bên tai cô gái những lời ru buồn nhưng thanh khiết, có khả năng lay động những bức tường kiên cố nhất cản trở bước chân cô.
Chàng trai không có gì để trao đổi lại với lời yêu cầu nhưng cô gái biết rằng những âm thanh ngập ngừng đứt quãng này phát xuất từ một trái tim rất hồng đang đập những nhịp điệu yêu thương về cô, người con gái bé nhỏ đang chơi với giữa giòng đời lạ lẫm.
Người nghe những lời thầm thì này bên ngoài đất nước Việt Nam sẽ nghĩ rằng từ nơi đất mẹ xa xôi, chàng trai xưa cũ đang cố thuyết phục người yêu làm một cuộc trở về, trở về với quê hương thanh tú chứa đầy kỷ niệm.
Hình ảnh đôi guốc mộc bình dị là thế nhưng lại có khả năng gây xao động cả một giòng sông ký ức. Người xa quê ai mà không nhớ những hình ảnh chân quê, mộc mạc này.
Trần Quang Lộc kể lại tiểu sử bài hát:
Tôi viết năm 69-70, thời điểm đó ở Sài Gòn thì chiến trang đang ở cao trào. Buổi tối ở Sài Gòn lúc đó thời tôi còn đi học tối thì đi đánh đàn ở các quán bar. Thành phố Sài Gòn giới nghiêm, ban đêm chỉ còn lại những người lính viễn chinh ở Mỹ. Còn trong mấy quán bar chỉ còn lại những cô vũ nữ, cave… những cô sinh viên mặc mini jupe phục vụ trong những quán bar này…
Lúc ấy mình là con người Việt Nam nên có cái nhìn hình như có điều gì đó ray rức trong lòng… cảm nhận có cái gì đó mình không diễn đạt được. Mình cảm nhận có một sự mời gọi để quay về với quê hương, những day dứt đó mình viết thành ca khúc Về đây nghe em.
Bài hát này sau đó được nhiều ca sĩ hát. Bài hát này thuận lợi cách nào đó cho nên thành công. Cho mãi đến bây giờ tuy đã mười mấy năm nhưng cũng còn nhiều ca sĩ chọn để hát. Trong những cuộc thi Tiếng hát truyền hình Việt Nam người ta cũng chọn nó.
Thì ra là vậy! Ca khúc Về đây nghe em có tuổi đời già hơn nhiều người lầm tưởng!
Bản ghi âm, Khánh Ly & Nguyễn Ngọc Ngạn, với ca từ, rất hiếm khi được nghe ông Ngạn hát:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ve-day-nghe-em-khanh-ly-ft-nguyen-ngoc-ngan.sDTz8y1z8X1a.html
* Video âm thanh, Phan Đình Tùng, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=lquC5T6ipP8
* Video âm thanh, Trung Quang:
https://www.youtube.com/watch?v=Mgo9_mmZ3Es
* Video trình diễn sống, Đăng Nguyên:
https://www.youtube.com/watch?v=19iPwuTQWqg
Xóm đêm – Phạm Đình Chương
Có một câu trong ca khúc này mà nếu không hiểu thì khó thấm thía với nội dung của ca khúc: “Hắt hiu vàng ánh điện câu.” Vào thời viết nên ca khúc này, nhà nghèo không được nhà máy điện (thời đó được gọi là “nhà đèn”) đấu nối điện một cách chính thức, thế nên họ phải xin hàng xóm cho câu điện. Điện dùng như thế tức là điện câu, có điện áp yếu, nên đèn cho ánh sáng vàng vọt, hắt hiu. Chỉ một câu ngắn ngủi, Phạm Đình Chương phác họa một cách sinh động khung cảnh nghèo khó thời đó.
Về ca từ, tôi tìm thấy một số dị biệt.
- Một bản in sheet nhạc năm 1957 ghi câu “Xa nghe tiếng ai ru mơ mòng”. Có vẻ như Ban Hợp ca Thăng Long hát như thế (tuy âm thanh không rõ lắm), lại nghe rõ Thanh Lan hát như thế. Mơ mòng có nghĩa như mơ màng, nhưng nghe thi vị hơn, như trong Chinh phụ ngâm: “Gác nguyệt nọ mơ mòng vẻ mặt, Lầu hoa kia phảng phất hơi hương”. Mơ mòng cũng thích hợp hơn nhằm tạo vần với câu trước: “Đường dài không bóng”.
- Sau đó, một bản in sheet nhạc năm 1967 ghi câu “Xa nghe tiếng ai ru mơ màng”, và một bản in khác ghi “Xa nghe tiếng ai ru mơ mộng”. Hoặc là do lỗi nhà in: họ không hiểu từ “mơ mòng” nên tự sửa đúng thành sai, hoặc là tác giả ca khúc khi cho in lại sheet nhạc sửa thành từ ngữ dễ hiểu hơn. Nhiều ca sĩ chọn một trong hai từ này, nhưng tôi thấy tiếc vì nét thi vị không còn, và lời ca lại mất vần điệu.
* Video âm thanh, Ban Hợp ca Thăng Long:
https://www.youtube.com/watch?v=njW4Fc6AEf8
* Video âm thanh, Lệ Quyên:
https://www.youtube.com/watch?v=zcJr0KtkfWM
Video trình diễn sống, Anh Khoa, Tường Nguyên & Tường Khuê:
https://www.youtube.com/watch?v=bS0FEdKKb1M
Video trình diễn sống, Minh Tuyết:
https://www.youtube.com/watch?v=ZwFVFCgwi0Q
+ Video trình diễn sống, Amy Hằng:
https://www.youtube.com/watch?v=Egt-UryZRzE
Xuân ca – Phạm Duy
Xuân ca được viết vào năm 1961, trong giai đoạn Phạm Duy viết những ca khúc có cái nhìn mang tính triết học về luật tử sinh của một kiếp người. Trong ca khúc này, tác giả cho thấy mùa xuân đã có trong ông từ lúc cha mẹ mới lấy nhau, rồi ông trở thành một bào thai trong bụng mẹ, cất tiếng khóc chào đời, rồi lớn lên với biết bao nỗi vui buồn của tình đời. Phạm Duy yêu cuộc sống, cho nên mong rằng nếu mai này có chết đi, thì lại được tái sinh làm người, để tiếp tục sống trong những mùa xuân nhân loại.
Có lẽ vì cho rằng mùa xuân trong một đời người là bất tận, Phạm Duy đưa ca khúc Xuân ca vào liveshow đầu tiên ở Việt Nam, dù lúc đó không phải vào mùa xuân.
Bản ghi âm, Năm Dòng Kẻ, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/hoa-xuan-ca-pham-duy-2006-5-dong-ke.kFFgnz9K_8.html
Bản ghi âm, Bích Ly, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/xuan-ca-bich-ly.kmyCIlIhfYly.html
Video âm thanh, Hợp ca Asia:
https://www.youtube.com/watch?v=-11eT3Q6bGk
+ Video trình diễn sống, Asia DVD “Xuân hy vọng”, 2012:
https://www.youtube.com/watch?v=mGFe9n5nRBs
Xuân họp mặt – Văn Phụng
Những ngày Tết là dịp để những người đi làm và học hành nơi xa trở về họp mặt cùng nhau trong không khí ấm áp và thiêng liêng. Chính truyền thống sum họp đó mang lại cảm hứng cho Văn Phụng sáng tác nên ca khúc Xuân họp mặt vào năm 1973.
* Bản thu âm, Như Quỳnh, Loan Châu, Bảo Hân:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/xuan-hop-mat-van-phung-2005-nhu-quynh-ft-loan-chau-ft-bao-han-ft-thuy-tien-hai-ngoai.n1X8duepms.html
* Video trình diễn sống, hợp ca:
https://www.youtube.com/watch?v=fQQ7YAw4JwQ
+ Yêu – Văn Phụng
Không chỉ được công chúng yêu thích qua những bài hát vui tươi như Bức họa đồng quê, Ô mê ly, Tiếng hát với cung đàn, Trăng sơn cước, Vui bên ánh lửa…, Văn Phụng còn có hàng loạt ca khúc lãng mạn, rất tình tứ. Đặc biệt, những tình khúc của Văn Phụng đều xuất phát từ chuyện tình của ông với một ca sĩ vang bóng một thời, Châu Hà. Thời trai trẻ, ông thường cùng các bạn bè nam, nữ tụ tập đàn hát với nhau, trong đó có một giọng hát rất đỗi “liêu trai” của Châu Hà, người thiếu nữ Hà Nội có mái tóc dài vẫn thường thả lỏng như một dòng suối.
Cha của Văn Phụng (vốn là thông phán) khá độc đoán, lại có ác cảm với nghề xướng ca vô loài nên tìm đủ cách để ly gián tình yêu của con trai mình. Biết rằng gia đình Văn Phụng không chấp nhận mình, Châu Hà phẫn uất đi lấy chồng và theo chồng vào Sài Gòn để xa hẳn một quá khứ buồn.
Châu Hà đi rồi, Văn Phụng vẫn thương nhớ cô. Chính những lúc buồn nản nhất, ông viết nên ca khúc Tôi đi giữa hoàng hôn (1962) với điệu slow rock: Tôi thương nhớ ngày qua…, thường thường hai đứa nắm tay nhau tươi cười, như thầm hẹn nhau mùa sau.
Một thời gian sau Văn Phụng cũng được bố mẹ cưới vợ. Ông chấp nhận như là để khỏa lấp những trống vắng mà Châu Hà đã để lại cho mình. Vợ ông cũng là người Hà Nội nổi tiếng “đẹp người, đẹp nết”, rất được bố mẹ chồng thương quý.
Rồi Văn Phụng cũng vào Nam. Châu Hà lúc này đã trở thành ca sĩ chuyên hát ở đài phát thanh và các phòng trà. Văn Phụng cũng mau chóng hòa nhập vào làng ca nhạc miền Nam. Không chỉ sáng tác ca khúc, ông còn thành lập ban tam ca nam đầu tiên ở Việt Nam với Văn Phụng – Anh Ngọc – Nhật Bằng (1953-1954).
Cuối cùng, hai người vượt qua mọi trở ngại mà tái hợp, tạo nên một đôi uyên ương nổi tiếng trong làng ca nhạc Sài Gòn một thời.
Ca khúc Yêu thể hiện sâu sắc tâm trạng vấn vương của Văn Phụng trong nỗi chia ly ngày xưa: Yêu là lòng bâng khuâng / nhớ hay thương một chiều thu vương… Cố nhân ơi giận hờn chi nhau.
Video âm thanh, Khánh Hà:
https://www.youtube.com/watch?v=csV_vz-4aos
Video âm thanh, Tuấn Ngọc:
https://www.youtube.com/watch?v=WM1Vmwj1C4s
* Video trình diễn sống, Hồ Hoàng Yến, trong chương trình “Nhạc thính phòng SBTN”:
https://www.youtube.com/watch?v=KuRbZsCgZvY
* Video trình diễn sống, Y Phương, với Trúc Hồ (piano), trong chương trình “Nhạc thính phòng SBTN”:
https://www.youtube.com/watch?v=xglZfp5mBzs&list=PLu4zcWA5VP42RrxqwICl51QfFlKcmkEsx&index=52
Một số ca khúc khác
Có một số ca khúc tôi yêu thích nhưng ít khi được trình diễn, có lẽ vì không hợp với lòng yêu thích của số đông chăng? Cũng có ca khúc không phổ biến lắm nhưng tôi tìm thấy cách trình bày độc đáo. Lại có ca khúc một thời vang tiếng nhưng rồi dần dà có thể chìm trong quên lãng vì lý do này hoặc lý do khác. Thế nên ở đây tôi giới thiệu ca khúc thuộc những trường hợp đó.
Ba ơi con muốn hát Ba nghe – Yên Lam
Phần trình diễn dưới đây nghe thật sảng khoái! Thiếu nhi hát ca khúc thiếu nhi đúng chất thiếu nhi. Hy vọng bài hát này sẽ vượt thời gian!
* Bản thu âm, Bé Bào Ngư & Quách Tuấn Du:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ba-oi-con-muon-hat-ba-nghe-quach-tuan-du-ft-be-bao-ngu.jhE58Iafi0VP.html
* Video trình diễn sống, Bé Bào Ngư & Quách Tuấn Du:
https://www.youtube.com/watch?v=gjZ-hlu5Gq0
+ Đêm giã từ – Y Vân
Tôi thích âm điệu và ca từ của ca khúc này, nhưng chỉ tìm được hai bản trình diễn mình ưng ý (tính đến tháng 9/2020). Có thể nào ca khúc hay như vậy lại không vượt thời gian!
Bản ghi âm, Thanh Thúy:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/dem-gia-tu-y-van-thanh-thuy.q2ckUGU2fl.html
Video âm thanh, Lưu Hồng:
https://www.youtube.com/watch?v=oS5NtdcOPD0
Giọt mưa thu – Đặng Thế Phong
Theo Wikipedia,
Đặng Thế Phong (1918-1942) là nhạc sĩ thuộc thế hệ tiên phong của tân nhạc Việt Nam, một trong những gương mặt tiêu biểu nhất cho giai đoạn âm nhạc tiền chiến. Ông mất năm 24 tuổi và chỉ để lại ba nhạc phẩm: Đêm thu, Con thuyền không bến và Giọt mưa thu.
Cả ba ca khúc của ông đều viết về mùa thu và hai trong số đó – Con thuyền không bến và Giọt mưa thu – được xếp vào những tác phẩm bất hủ của tân nhạc Việt Nam. Giọt mưa thu cũng là cảm hứng cho nhạc sĩ Hoàng Dương sáng tác bài Tiếc thu nổi tiếng. Nhiều ý kiến cho rằng Trịnh Công Sơn chịu ảnh hưởng bởi Giọt mưa thu khi viết ca khúc đầu tay Ướt mi.
Ngay từ những ngày xưa, tôi nghe cả ba ca khúc của Đặng Thế Phong và thấy sao mà giai điệu bài nào cũng buồn quá! Nghe rồi thì không thấy tâm hồn mình thư giãn gì cả, lại còn nặng nề thêm. Riêng bài Đêm thu có điệp khúc với điệu valse dìu dặt nhưng ca từ toàn bài vẫn nghe u buồn. Vì thế tôi chỉ đưa bài Giọt mưa thu ở đây như là một tư liệu về lịch sử âm nhạc.
Video âm thanh, Ngọc Hạ:
https://www.youtube.com/watch?v=rwB7jAvreco
Khúc ru – Hồng Kiên
Sau bài Lòng mẹ của Y Vân, thêm một ca khúc về người mẹ thật cảm động và sâu lắng. Nhưng vì sao tôi chỉ có thể kiếm được một bài trình diễn hay của Khánh Linh???
* Bản thu âm, Khánh Linh, với ca từ:
https://nhac.vn/bai-hat/khuc-ru-khanh-linh-soB4n0J
Kiếp nghèo – Lam Phương
Bài hát có nội dung u buồn nhưng điệu tango giúp bài hát này thanh thoát hơn, thậm chí với cách phối khí và trình diễn thích hợp có thể cho thấy niềm vui trong nỗi nghèo.
+ Video trình diễn sống, Lệ Quyên:
https://www.youtube.com/watch?v=Y3r5ekno3XM
+ Video trình diễn sống, Hoàng Bá Huy, trong chương trình “Thần Tượng Bolero”:
https://www.youtube.com/watch?v=MuQ5kHzoieE
Lời kinh đêm – Mán Thuần & Việt Dzũng
Bài hát gây xúc động sâu sắc cho nhiều người. Nhạc sĩ Trúc Hồ cho rằng “đây là một nhạc phẩm tuyệt vời.” Tôi đưa Lời kinh đêm ra đây như là một tư liệu lịch sử về âm nhạc chứ không mong ca khúc cứ vượt thời gian mãi, bởi vì thiển nghĩ chúng ta cần tiến tới để lo cho cuộc sống ngày một tốt hơn chứ không mãi vướng bận vào những buồn đau trong quá khứ.
Bản thu âm, Khánh Ly:
https://www.youtube.com/watch?v=SGEAblKu5sg
Ngứa cổ hát chơi – Trần Thanh Sơn
Một ca khúc dễ thương như thế này, tôi tự hỏi tại sao rất ít khi được trình bày.
* Video âm thanh, Tam Ca 3A:
https://www.youtube.com/watch?v=aE6DLjLqZKY
Kết luận
Chỉ khi tổng hợp bài này, tôi mới nhận ra rằng nhiều ca khúc được giới thiệu ở trên được những ca sĩ, dàn nhạc và nghệ sĩ múa sau này trình diễn rất hay, phần đông thoát ra khỏi trạng thái ủy mị thường nghe ở ngày xưa. Đặc biệt là những cuộc thi ở Việt Nam giúp phát hiện tài năng mới, làn điệu mới và cách dàn dựng mới, lại thêm chăm chút về phối khí nhạc đệm và hát bè – tất cả đều nâng nghệ thuật âm nhạc lên tầm cao mới và mang thêm nhiều sảng khoái cho người thưởng thức. Vẫn có điệu buồn, nhưng không buồn nặng nề, mang lại đúng giá trị giải trí cho khán/thính giả. Qua âm nhạc, cá nhân tôi muốn được thư giãn nhẹ nhàng chứ không muốn vận vào mình những nỗi sầu.
Nhưng trong việc phát hiện tài năng trẻ, đặc biệt tài năng nhí, có vấn nạn phát triển trẻ quá sớm, ở tuổi còn thơ mà trông già dặn quá mức, hát tỉ tê về mối tình, tình sầu… Điều trái khoáy là ngày xưa người ta phê phán nặng nề nhạc vàng miền Nam vốn được trình bày bởi người lớn, thì ngày nay người ta lại huấn luyện cho nhi đồng hát thi nhạc vàng trước khán giả nhi đồng!
Các bậc phụ huynh và các huấn luyện viên âm nhạc ơi!, hãy để các em phát triển tự nhiên theo độ tuổi của chúng, đừng tập cho các em hát như người lớn. Đừng khen ngợi các ca sĩ nhí nỉ non kể lể Buồn riêng một mình ai / Chờ mong từng đêm gối chiếc, hoặc Ngày xưa, ngày xưa đã hết rồi, hoặc Tâm tư cô đơn trách con tàu nỡ sao đành / Đem yêu thương đi đến nơi nào cách đôi tình, hoặc Anh gối tay tôi để nói chuyện xưa cũ / Gói trọn trong nỗi nhớ (do bé trai hát, và kế tiếp các giám khảo bấm nút liên tục để chấp nhận).
Mặt khác, đã có thành công rực rỡ khi các em trình diễn những bài thuộc dạng khó về tình tự quê hương và tình tự dân tộc như Hội trùng dương hoặc Hòn Vọng Phu. Tôi cũng như nhiều khán giả khác vô cùng xúc động với hai bài trình diễn đó. (Tôi chảy nước mắt khi xem bài đầu, và hóa ra một giám khảo khóc thật sự vì bài đó.) Còn nữa: Bài ca đất phương Nam, Nhạt nắng, Tiếng dân chài… Và nhất là bài Ba ơi con muốn hát Ba nghe (tôi nghe bài này mà nổi da gà!)
Cần khai thác âm nhạc thiếu nhi theo đường hướng đó. Còn chuyện tình sầu, tình cô đơn, nhớ nhung, đổ vỡ… thì xin đừng! Mang các em ra khoe “tài không đợi tuổi” kiểu đó thì không hay chút nào. Hoặc là, tản mạn một chút, tập cho các em múa điệu dân gian Việt, múa Chăm hay tương tự thì được, nhưng múa bụng kiểu Ả Rập thì nên nghĩ lại.
Còn có một chuyện lăn tăn nữa là việc trình diễn bị thương mại hóa một cách thô thiển. Đúng là nhà đài cần có tài trợ thì mới dàn dựng được hoành tráng, nhưng phải có chừng mực và tế nhị. Khán giả xem ca sĩ hát và xem luôn các nhãn hiệu bột giặt, mì ăn liền, thức uống chứa hương liệu hóa chất, thuốc sinh lý nam… trưng bày hiển hiện chói sáng trên sân khấu hoặc trường quay thì cảm xúc thưởng thức giảm đi nhiều. May mà không như xem hát cải lương, có lúc suốt bài vọng cổ mùi mẫn phải xem cả logo băng vệ sinh phụ nữ trên sân khấu!
Vì thế, bạn nên dùng headphone chụp lên hai vành tai rồi nhắm mắt lại mà nghe bản thu âm hoặc video âm thanh, nhằm cảm nhận âm thanh được trọn vẹn hơn.
Việc này cũng cần thiết đối với những ca khúc có nội dung sâu lắng nhưng sân khấu có quá nhiều ánh sáng lặp lòe và trang trí sặc sỡ làm rối mắt. Có vẻ như thiếu sự gắn kết giữa đạo diễn nghệ thuật và nhóm kỹ thuật xây dựng sân khấu, khiến cho dù bản nhạc có nội dung nào đi nữa thì cảnh trí vẫn lòe loẹt và hào nhoáng như nhau. Ca khúc Bông hồng cài áo là một ví dụ: sân khấu có quá nhiều màu sắc chói lòa nhưng lại không đưa ra hình ảnh một bông hồng.
Mặt khác, trong khi nhà đài đầu tư quá nhiều về mặt ánh sáng và màu sắc, lại bỏ qua phần sắc nét của hình ảnh. Trong khi đã có độ phân giải đến 4K từ nhiều năm nay, nhiều video trong một, hai năm trở lại đây vẫn mờ nhòe, thậm chí chưa đạt đến mức HD. Một số đưa lên video có chất lượng kém với ý định quảng cáo để mời chào mua đĩa HD (nhưng Paris by Night không làm như thế!). Hoặc một số khác chưa nâng cấp thiết bị ghi hình???
Tóm lại, vấn đề chính ở chỗ ngoài những phần trình diễn làm lay động lòng người còn có những cách hát vô hồn, không thể hiện tâm tình của ca từ hoặc bài thơ được phổ nhạc. Các ca sĩ ơi!, hãy nhập hồn vào bài hát, rồi hát cho chính bạn chứ không phải cho khán giả, không phải cho giám khảo. Ba đôi song ca Trịnh Công Sơn–Khánh Ly, Lê Uyên–Phương và Từ Công Phụng–Từ Dung ngày xưa đã từng hát như thế. Chẳng có dàn dựng phông nền, chẳng có múa minh họa, chẳng có dàn nhạc, trong khi ánh sáng chỉ là vài bóng đèn sẵn có và hệ thống âm thanh thì quá sơ sài.
Nhưng họ đi vào lòng người vì họ hát với cái hồn thật sự lồng vào từng bài hát. Hát vì mê hát, chứ chẳng vì danh hiệu gì cả.
Nguồn tham khảo
Anon. (2011). Pleiku thân yêu – Từ Kỷ niệm đến Những bước chân âm thầm. http://www.pleikucafe.com/ver2/tin-tuc-24h/pleiku-xua-va-nay/pleiku-than-yeu—tu-ky-niem-den-nhung-buoc-chan-am-tham.html
Anon. (2014). Nguyễn Ánh 9 than phiền vì ca khúc bị “phá nát”. http://baodatviet.vn/van-hoa/tin-tuc-giai-tri/nguyen-anh-9-than-phien-vi-ca-khuc-bi-pha-nat-3047862/
Anh Mai (2015). “Ca dao em và tôi” – khúc tình ca còn mãi với thời gian. https://vnexpress.net/giai-tri/ca-dao-em-va-toi-khuc-tinh-ca-con-mai-voi-thoi-gian-3243351.html
Anh Tú (2018). Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông: “Chiều mưa biên giới” là biên giới nào? https://motthegioi.vn/van-hoa-giai-tri-c-80/am-nhac-c-126/nhac-si-nguyen-van-dong-chieu-mua-bien-gioi-la-bien-gioi-nao-83027.html
Cua đồng’s Blog (2012). Bến xuân và Đàn chim Việt. https://cuadong2010.wordpress.com/2012/08/28/ben-xuan-va-dan-chim-viet/
Cung Mi / SBTN (2016). Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: xuất sắc trong cả nhạc Tây lẫn nhạc Ta. https://www.sbtn.tv/nhac-si-duong-thieu-tuoc-xuat-sac-trong-ca-nhac-tay-lan-nhac-ta/
Dòng Nhạc Xưa (2011). Thà như giọt mưa & ‘người tên Duyên’: từ thơ đến nhạc. https://www.dongnhacxua.com/tha-nhu-giot-mua
Dòng Nhạc Xưa (2012a). Anh cho em mùa xuân: nụ hoa vàng vẫn nở. https://www.dongnhacxua.com/anh-cho-em-mua-xuan
Dòng Nhạc Xưa (2012b). Nhạc sỹ Chung Quân (1936-1988) & Làng tôi. https://www.dongnhacxua.com/lang-toi-chung-quan
Dòng Nhạc Xưa (2013a). Ảo ảnh (Y Vân). https://www.dongnhacxua.com/ao-anh-y-van
Dòng Nhạc Xưa (2013b). Đan Thọ (1924): Chiều tím. http://www.dongnhacxua.com/chieu-tim-dan-tho
Dòng Nhạc Xưa (2014). Mùa xuân đầu tiên. https://www.dongnhacxua.com/mua-xuan-dau-tien
Dòng Nhạc Xưa (2015a). Con đường xưa em đi (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương). https://www.dongnhacxua.com/con-duong-xua-em-di-chau-ky-ho-dinh-phuong
Dòng Nhạc Xưa (2015b). Thu vàng (Cung Tiến). https://www.dongnhacxua.com/thu-vang-cung-tien
Dòng Nhạc Xưa (2016a). Duyên tình (Xuân Tiên – Y Vân). https://www.dongnhacxua.com/duyen-tinh-xuan-tien-van
Dòng Nhạc Xưa (2016b). Hoài cảm (Cung Tiến). https://www.dongnhacxua.com/hoai-cam-cung-tien
Dòng Nhạc Xưa (2017a). Bến xuân: hoài niệm cả đời cho một lần gặp gỡ. https://www.dongnhacxua.com/ben-xuan-hoai-niem-ca-doi-cho-mot-lan-gap-go
Dòng Nhạc Xưa (2017b). Bến xuân xanh (Dương Thiệu Tước). https://www.dongnhacxua.com/ben-xuan-xanh-duong-thieu-tuoc
Dòng Nhạc Xưa (2017c). Hoàng Trọng: Vua Tango. https://www.dongnhacxua.com/hoang-trong-vua-tango
Dương Minh Đức (2014). Nhạc sĩ Văn Cao “Mùa xuân đầu tiên”. Tuyệt tác cuối cùng. http://congly.vn/giai-tri/nhac/nhac-si-van-cao-mua-xuan-dau-tien-tuyet-tac-cuoi-cung-39259.html
Đoàn Dự (no date). Nhà thơ lãng tử dễ thương Nguyễn Tất Nhiên. https://sites.google.com/site/ccamnhac/ccan-67
Đông Kha (2019). Giải thích những ca từ “bí hiểm” và gây khó hiểu trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn. https://nhacxua.vn/giai-thich-nhung-ca-tu-bi-hiem-va-gay-kho-hieu-trong-cac-bai-nhac-trinh-cong-son/
Gia Bảo (2019). Bị vợ Trần Thiện Thanh phản ứng, Đức Tuấn: Tôi không sửa lời “Hoa trinh nữ”. https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/nhac/bi-vo-tran-thien-thanh-phan-ung-duc-tuan-toi-khong-sua-loi-hoa-trinh-nu-513684.html#inner-article
Giao Anh (2016). “Chị tôi” – ca khúc bất hủ về phụ nữ khiến Trần Tiến sợ nhất. https://www.tinmoi.vn/chi-toi-ca-khuc-bat-hu-ve-phu-nu-khien-tran-tien-so-nhat-011397722.html
Hà Đình Nguyên (2011a). Trần Quảng Nam: “Mười năm tình cũ” tới “Kim Vân Kiều”. https://thanhnien.vn/van-hoa/tran-quang-nam-muoi-nam-tinh-cu-toi-kim-van-kieu-335346.html
Hà Đình Nguyên (2011b). Từ “Trường làng tôi” đến “Mùa thu không trở lại”. https://thanhnien.vn/van-hoa/tu-truong-lang-toi-den-mua-thu-khong-tro-lai-327128.html
Hà Đình Nguyên (2012). Từ Bến xuân đến Cô láng giềng. https://thanhnien.vn/van-hoa/tu-ben-xuan-den-co-lang-gieng-440301.html
Hà Đình Nguyên (2013). Em đến thăm anh một chiều mưa. https://nhacxua.vn/em-den-tham-anh-mot-chieu-mua/
Hà Đình Nguyên (2014). Thoáng gặp, thoáng yêu trong Nắng chiều. https://nhacxua.vn/thoang-gap-thoang-yeu-trong-nang-chieu/
Hà Thu (2016). “Một mình” – tình yêu đích thực trong sự cô đơn của Thanh Tùng. https://vnexpress.net/giai-tri/mot-minh-tinh-yeu-dich-thuc-trong-su-co-don-cua-thanh-tung-3370231.html
Hiếu Dũng – Ngân Vi (2013). Kỳ 6: Yêu nhau kiếp nào. https://thanhnien.vn/van-hoa/ky-6-yeu-nhau-kiep-nao-439759.html
Hoài Ân (2019). Đôi dòng cảm nhận về ca khúc “Thiên Thai” của Văn Cao. https://viettri.net/doi-dong-cam-nhan-ve-ca-khuc-thien-thai-cua-van-cao/
Hoài Thu (2019). “Bông hồng cài áo” – từ đoản văn đến bản nhạc bất hủ về tình mẫu tử. https://vnexpress.net/giai-tri/bong-hong-cai-ao-tu-doan-van-den-ban-nhac-bat-hu-ve-tinh-mau-tu-3967978.html
Hoàng Lan Chi (2011). Quê nghèo – Phạm Duy. http://hoanglanchi.com/?p=466
Hồ Bất Khuất (2013). Nhạc sĩ Văn Cao và “Mùa xuân đầu tiên”. https://baomoi.com/nhac-si-van-cao-va-mua-xuan-dau-tien/c/10917764.epi
Hoàng Nguyên Vũ (2006). Giáng Son: Này giấc mơ trưa bao giờ em về… https://thanhnien.vn/van-hoa/giang-son-nay-giac-mo-trua-bao-gio-em-ve-171012.html
Hoàng Thanh Tâm (2012). Chiếc lá cuối cùng (Tuấn Khanh) – Hoàng Thanh Tâm. http://hoangthanhtam.blogspot.com/2012/12/chiec-la-cuoi-cung-tuan-khanh-hoang.html
Huy Hùng (2014). Bật mí về ca khúc “Lời thì thầm mùa xuân”. http://baicadicungnamthang.net/tu-lieu/bat-mi-ve-ca-khuc-loi-thi-tham-mua-xuan-559.html
Lê Phú Hải (2016). Thoáng hương qua & Em lễ chùa này. https://tuongtri.com/2016/03/21/thoang-huong-qua-em-le-chua-nay/
Lương An Cảnh (2016). Nhạc sĩ Anh Việt Thu và sự ra đời ca khúc “Hai vì sao lạc”. https://amnhac.fm/anh-viet-thu/6066-nhac-si-anh-viet-thu-va-su-ra-doi-ca-khuc-hai-vi-sao-lac
Mặc Lâm (2009). Phạm Thiên Thư và Ngày xưa Hoàng Thị. https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/LiteratureAndArts/Pham-thien-thu-and-ngay-xua-hoang-thi-mlam-11292009090256.html
Mặc Lâm (2010). Nhạc sĩ Trần Quang Lộc. https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/LiteratureAndArts/Composer-tran-quang-loc-and-the-story-of-his-artworks-mlam-11212010114713.html
Mai Nhật (2017). Vũ Thành An: “Đời phù du nhưng tình yêu có thật”. https://vnexpress.net/giai-tri/vu-thanh-an-doi-phu-du-nhung-tinh-yeu-co-that-3626580.html#ctr=related_news_click
Minh Minh (2018). Hà Trần bộc bạch “Mã gen không ngủ yên” của ca khúc “Sắc màu”. http://phunuvietnam.vn/ha-tran-boc-bach-ma-gen-khong-ngu-yen-cua-ca-khuc-sac-mau-post39181.html
Mộc Uyển (2018). “Khúc thụy du” – Từ thơ Du Tử Lê tới bản nhạc vạn người mê. https://news.zing.vn/khuc-thuy-du-tu-tho-du-tu-le-toi-ban-nhac-van-nguoi-me-post859014.html
Nam Lộc (2009). Vĩnh biệt anh Long… “Đất” của tụi em. http://forum.trungtamasia.com/yaf_postst1470_Gia-Tu-Mot-Tai-Danh—Long-Dat-Da-Di-Roi—new.aspx#post11840
Ngân Giang & Sang Ngô (2017). 9 điều cần biết về “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – https://news.zing.vn/9-dieu-can-biet-ve-noi-vong-tay-lon-cua-nhac-si-trinh-cong-son-post736575.html
Nghiêm Xuân Cường (no date). Nói chuyện với Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên. http://www.honque.com/PhongVan/pvNTMien/pvNTMien.htm
Ngô Tịnh Yên (2016). “Nếu có yêu tôi”… và 45 năm tình ca Trần Duy Đức. https://www.nguoi-viet.com/giai-tri/Neu-Co-Yeu-Toi-va-45-nam-tinh-ca-Tran-Duy-Duc-5900/
Ngữ Yên (2017). Tiết lộ vì sao ca khúc “Ly rượu mừng” bị cấm hát 40 năm. https://thanhnien.vn/van-hoa/tiet-lo-vi-sao-ca-khuc-ly-ruou-mung-bi-cam-hat-40-nam-779580.html
Nguyễn Đình Cường (2001). Một chút giai thoại về bài hát Mộng dưới hoa. http://www.hocxa.com/Nhac/PhamDinhChuong/PhamDinhChuong_NguyenDinhCuong.php
Nguyễn Đình Toàn (2000). Phạm Đình Chương. http://www.hocxa.com/Nhac/PhamDinhChuong/PhamDinhChuong_NguyenDinhToan.php
Nguyễn Hằng (2017). Chí Tài tiết lộ bí mật phía sau bài hát “Dạ khúc” của nhạc sĩ Quốc Bảo. https://dantri.com.vn/van-hoa/chi-tai-tiet-lo-bi-mat-phia-sau-bai-hat-da-khuc-cua-nhac-si-quoc-bao-20170901145611334.htm
Nguyễn Hoàng Linh (2016). Ngày xuân, nghe lại “Ly rượu mừng”, nhớ Phạm Đình Chương. http://nhipcauthegioi.hu/Van-hoa/NGAY-XUAN-NGHE-LAI-LY-RUOU-MUNG-NHO-PHAM-DINH-CHUONG-5018.html
Nguyên Minh (2015): Nhạc sĩ “Lòng mẹ” Y Vân: 60 năm cuộc đời không lãng quên. https://thethaovanhoa.vn/video/giai-tri/nhac-si-long-me-y-van-60-nam-cuoc-doi-khong-lang-quen-n20150806150646888.htm
Nguyễn Ngọc Quang (2018). Tuấn Ngọc “Riêng một góc trời” & Ngô Thụy Miên một đời cho tình ca. https://www.tongphuochiep.com/index.php/bao-chi/tac-gi-tac-ph-m/26609-tu-n-ng-c-rieng-m-t-goc-tr-i-ngo-th-mien-m-t-d-i-cho-tinh-ca
Nguyễn Thanh Thủy (2007) Những điển tích trong “Hương xưa” của NS Cung Tiến. http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1349&Itemid=47
Nguyễn Thụy Kha (2017). Gặp tác giả “Mười năm tình cũ”. https://laodong.vn/van-hoa/gap-tac-gia-muoi-nam-tinh-cu-520528.ldo
Nguyễn Thụy Kha (2018). Gặp Tuấn Khanh “Chiếc lá cuối cùng” ở Mỹ. https://nld.com.vn/van-nghe/gap-tuan-khanh-chiec-la-cuoi-cung-o-my-20180529212151214.htm
Nhạc Tương Như (2013). Những điều ít được biết về bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây”. https://vnexpress.net/y-kien/nhung-dieu-it-duoc-biet-ve-bai-hat-doi-mat-nguoi-son-tay-2909281.html
P.V. (2014). Như cánh vạc bay. https://vtv.vn/tinh-khuc-bat-hu/nhu-canh-vac-bay-135917.htm
Phạm An (2013). Những nhạc phẩm bất hủ của Phạm Duy. https://www.24h.com.vn/ca-nhac-mtv/nhung-nhac-pham-bat-hu-cua-pham-duy-c73a517196.html
Phạm Duy, Hồi ký Phạm Duy. https://gacsach.com/doc-online/114820/hoi-ky-pham-duy-quyen-1-2-quyen-1-chuong-01-02.html
https://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nnnmnqnnn31n343tq83a3q3m3237nvn
http://lmvn.com/truyen/index.php?func=viewpost&id=3IUv0DBCY2fNnkqPGMrWKIe4H6vjbuBT
Phạm Duy (2001). Ngọc Bích và tôi. https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tac-gia-tac-pham/o-p-q-r/pham-duy/ngoc-bich-va-toi
Phạm Văn Kỳ Thanh (1984). Phân tích trường ca “Hội trùng dương” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương – Tuyệt tác của tân nhạc Việt Nam. https://nhacxua.vn/phan-tich-nhac-thuat-cua-truong-ca-hoi-trung-duong-pham-dinh-chuong-mot-tuyet-tac-cua-tan-nhac-viet-nam/
Phương Thùy (2015). Mưa và những cuộc tình trong âm nhạc Trịnh Công Sơn. https://saobiz.net/mua-va-nhung-cuoc-tinh-trong-am-nhac-trinh-cong-son.html
Quỳnh Dao (2016). Người đẹp và suối tóc. https://www.dongnhacxua.com/nguoi-dep-va-suoi-toc
T.N. (2013). Điều thú vị trong 9 bài hát nổi tiếng của Trịnh Công Sơn. http://giaoduc.net.vn/Van-hoa/Am-nhac/Dieu-thu-vi-trong-9-bai-hat-noi-tieng-cua-Trinh-Cong-Son-post114884.gd
Tâm Giao (2019). Vợ cố nhạc sĩ Y Vân kể về sự chung thủy của chồng. https://vnexpress.net/giai-tri/vo-co-nhac-si-y-van-ke-ve-su-chung-thuy-cua-chong-3898317.html
Thiên Điểu (2019). Ngôi sao ban chiều, mối tình thời chiến và số phận kỳ lạ của bản tình ca. https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/ngoi-sao-ban-chieu-moi-tinh-thoi-chien-va-so-phan-ban-tinh-ca.html
Thu Thảo (2019). Đức Tuấn lên tiếng về vụ lùm xùm bị vợ nhạc sĩ Trần Thiện Thanh chỉ trích vì hát sai lời. http://helino.ttvn.vn/helino/duc-tuan-len-tieng-ve-vu-lum-xum-bi-vo-nhac-si-tran-thien-thanh-chi-trich-vi-hat-sai-loi-2220191539022394.htm
Thụy Vi (2017). Nói về nhạc phẩm Nửa hồn thương đau. https://cafevannghe.wordpress.com/2012/03/07/noi-v%E1%BB%81-nh%E1%BA%A1c-ph%E1%BA%A9m-n%E1%BB%ADa-h%E1%BB%93n-th%C6%B0%C6%A1ng-dau/
Trầm Thiên Thu (2014). Hoài cảm – Cung Tiến. http://vanthonhactrieuchau.blogspot.com/2014/11/hoai-cam-cung-tien.html
Trần Chí Phúc (2015a). Anh cho em mùa xuân – Nhớ thi sĩ Kim Tuấn & nhạc sĩ Nguyễn Hiền. https://www.sbtn.tv/anh-cho-em-mua-xuan-nho-thi-si-kim-tuan-nhac-si-nguyen-hien/
Trần Chí Phúc (2015b). Thiên Thai – ca khúc thần tiên của nhạc sĩ Văn Cao. https://www.sbtn.tv/thien-thai-ca-khuc-than-tien-cua-nhac-si-van-cao/
Trần Hoàng Trường Hải (2015). [Âm Nhạc] Tình Khúc Thứ Nhất. https://tranhoangtruonghai.wordpress.com/2015/08/27/am-nhac-tinh-khuc-thu-nhat/
Trần Hữu Ngư (2017). Hoàn cảnh ra đời: “Những bước chân âm thầm”. http://vanthonhactrieuchau.blogspot.com/2017/05/nho-thuong-kim-tuan1938-2003-toi-quen.html
Trần Lê Túy-Phượng (2015). Dân ca dân nhạc VN – Bà rằng bà rí. https://dotchuoinon.com/2015/03/19/dan-ca-dan-nhac-vn-ba-rang-ba-ri/
Trần Lê Túy-Phượng (2016a). Tân nhạc VN – Thơ phổ nhạc – “Lá diêu bông”, “Tình cầm” – Hoàng Cầm & Phạm Duy. https://dotchuoinon.com/2016/02/14/tan-nhac-bn-tho-pho-nhac-la-dieu-bong-hoang-cam-pham-duy/
Trần Lê Túy-Phượng (2016b). Tân nhạc VN – Thơ phổ nhạc – “Tiếng sáo thiên thai” – Thế Lữ & Phạm Duy. https://dotchuoinon.com/2016/01/07/tan-nhac-vn-tho-pho-nhac-tieng-sao-thien-thai-the-lu-pham-duy/
Trần Quang Hải. Tiểu sử nhạc sĩ Xuân-Lôi. https://tranquanghai.info/v1/p1095-tran-quang-hai%3A-tieu-su-nhac-si-xuan-loi.html
Trần Thanh Hà (2012). Đêm thấy ta là thác đổ. https://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=18260
Trí Lực (2018). Ngô Thụy Miên với tuyệt phẩm “Niệm khúc cuối”: Dù sao đi nữa xin vẫn yêu em. https://www.dkn.tv/nghe-thuat/ngo-thuy-mien-voi-niem-khuc-cuoi-du-sao-di-nua-xin-van-yeu-em.html
Trí Lực (2018). Tuyệt phẩm “Diễm xưa”: Trịnh Công Sơn, với mưa và Diễm của một cố đô xưa đầy hoài niệm. https://www.dkn.tv/nghe-thuat/trinh-cong-son-voi-mua-va-diem-cua-mot-co-do-xua-day-hoai-niem.html
Trịnh Công Sơn. Cát bụi. https://www.tcs-home.org/writings/CatBui
Trọng Thịnh (2019). Vụ Đức Tuấn bị tố hát sai lời “Hoa trinh nữ”: Con gái Trần Thiện Thanh: Mỹ Lan tự nhận là vợ bố tôi, không thừa kế tác quyền. https://www.tienphong.vn/van-hoa/con-gai-tran-thien-thanh-my-lan-tu-nhan-la-vo-bo-toi-khong-thua-ke-tac-quyen-1390535.tpo
Tuấn Hà. “Trên đỉnh Phù Vân” – tròn 2 thập kỷ thổn thức nỗi lòng người Việt. https://saostar.vn/am-nhac/tren-dinh-phu-van-tron-2-thap-ky-thon-thuc-noi-long-nguoi-viet-584444.html
Tuấn Khanh (2017). Ly rượu mừng giữa cuộc bể dâu. https://nhacsituankhanh.wordpress.com/2017/01/29/ly-ruou-mung-giua-cuoc-be-dau/
Tường Bách (2019). “Bóng hồng” trong nhạc phẩm Hoa nở về đêm của nhạc sĩ Mạnh Phát. http://congan.com.vn/van-hoa-giai-tri/he-lo-danh-tinh-nguoi-phu-nu-bi-mat-trong-nhac-pham-hoa-no-ve-dem-cua-nhac-si-manh-phat_68489.html
Tuy Hòa (2018). Nhạc sĩ Y Vân: Mối tình đầu mở lối vào âm nhạc. http://vnca.cand.com.vn/Tu-lieu-van-hoa/Nhac-si-Y-Van-Moi-tinh-dau-mo-loi-vao-am-nhac-515091/
TVTS (2009). Phạm Mạnh Cương: trên 50 năm sống trong nguồn vui âm nhạc. https://tvtsonline.com.au/vi/van-nghe/nghe-si-viet-nam/pham-manh-cuong-tren-50-nam-song-trong-nguon-vui-am-nhac/
Vàng Son (2020). Ngô Thụy Miên: Giáng Ngọc, Dấu tình sầu. https://vangson.info/nhac-vang/ngo-thuy-mien-giang-ngoc-dau-tinh-sau.html
Văn Khoa (2016). Phạm Duy và bài hát “Nghìn trùng xa cách”. https://baomoi.com/pham-duy-va-bai-hat-nghin-trung-xa-cach/c/20785531.epi
VnExpress. (2012). Dương Thụ: “Hồng Nhung hát nhạc tôi hay nhất”. https://vnexpress.net/giai-tri/duong-thu-hong-nhung-hat-nhac-toi-hay-nhat-2361202.html
Vườn CVA 5461 (2017). Vĩnh biệt nhạc sĩ Hoàng Dương. https://sites.google.com/site/cauchuyenvanhocnghethuat/vhnt-95
Vương Hà (2013). Nhân vật – Khánh Ly công bố sự thật về “mối tình” với Trịnh Công Sơn. https://www.nguoiduatin.vn/khanh-ly-cong-bo-su-that-ve-moi-tinh-voi-trinh-cong-son-a37871.html
Wikipedia_Anh Bằng. https://vi.wikipedia.org/wiki/Anh_B%E1%BA%B1ng
Wikipedia_Anh Việt Thu. https://vi.wikipedia.org/wiki/Anh_Vi%E1%BB%87t_Thu
Wikipedia_Buồn tàn thu. https://vi.wikipedia.org/wiki/Bu%E1%BB%93n_t%C3%A0n_thu
Wikipedia_Bùi Thanh Tuấn. https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B9i_Thanh_Tu%E1%BA%A5n
Wikipedia_Châu Kỳ. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2u_K%E1%BB%B3
Wikipedia_Con đường cái quan. https://vi.wikipedia.org/wiki/Con_%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng_c%C3%A1i_quan_(tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_ca)
Wikipedia_Du Tử Lê. https://vi.wikipedia.org/wiki/Du_T%E1%BB%AD_L%C3%AA
Wikipedia_Dương Thiệu Tước. https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng_Thi%E1%BB%87u_T%C6%B0%E1%BB%9Bc
Wikipedia_Ðức Trí. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%A9c_Tr%C3%AD
Wikipedia_Hoàng Thi Thơ. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_Thi_Th%C6%A1
Wikipedia_Hoàng Trang. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_Trang
Wikipedia_Hoàng Trọng. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_Tr%E1%BB%8Dng
Wikipedia_Kim Tuấn. https://vi.wikipedia.org/wiki/Kim_Tu%E1%BA%A5n_(nh%E1%BA%A1c_s%C4%A9)
Wikipedia_Lệ Quyên. https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%87_Quy%C3%AAn_(ca_s%C4%A9_sinh_1981)
Wikipedia_Lê Uyên Phương. https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Uy%C3%AAn_Ph%C6%B0%C6%A1ng
Wikipedia_Ly rượu mừng. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ly_r%C6%B0%E1%BB%A3u_m%E1%BB%ABng
Wikipedia_Mạnh Phát. https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1nh_Ph%C3%A1t
Wikipedia_Nắng chiều. https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BA%AFng_chi%E1%BB%81u_(b%C3%A0i_h%C3%A1t)
Wikipedia_Ngọc Bích (nhạc sĩ). https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%8Dc_B%C3%ADch_(nh%E1%BA%A1c_s%C4%A9)
Wikipedia_Ngô Thụy Miên. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Th%E1%BB%A5y_Mi%C3%AAn
Wikipedia_Nguyễn Ánh 9. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_%C3%81nh_9
Wikipedia_ Nguyễn Văn Đông, https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_%C4%90%C3%B4ng
Wikipedia_Như có Bác trong ngày đại thắng. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C6%B0_c%C3%B3_B%C3%A1c_trong_ng%C3%A0y_%C4%91%E1%BA%A1i_th%E1%BA%AFng
Wikipedia_Phạm Duy. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_Duy
Wikipedia_Phạm Thế Mỹ. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_Th%E1%BA%BF_M%E1%BB%B9
Wikipedia_Quốc Dũng. https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_D%C5%A9ng
Wikipedia_Thành phố buồn. https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_bu%E1%BB%93n
Wikipedia_Thiên Thai (bài hát). https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn_Thai_(b%C3%A0i_h%C3%A1t)
Wikipedia_Trịnh Công Sơn, https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Bnh_C%C3%B4ng_S%C6%A1n
Wikipedia_Trúc Phương. https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%BAc_Ph%C6%B0%C6%A1ng
Wikipedia_Trương Chi (bài hát). https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%C6%A1ng_Chi_(b%C3%A0i_h%C3%A1t)
Wikipedia_Văn Cao. https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_Cao
Wikipedia_Xuân Tiên. https://vi.wikipedia.org/wiki/Xu%C3%A2n_Ti%C3%AAn
Yến Trinh & Tiến Long (2016). “Động hoa vàng” của Phạm Thiên Thư. https://tuoitre.vn/dong-hoa-vang-cua-pham-thien-thu-1230469.htm