Tran Tinh Hien
1. HỆ THỐNG XÉT-NGHIỆM-TRUY VẾT COVID-19 (TEST-TRACE-TREAT SYSTEM)
Từ đầu Đại Dịch Tổ Chức Y tế Thế Giới W.H.O luôn kêu gọi 3T = Test, Trace and Treat. Sự bùng nổ xét nghiệm diễn ra khắp nơi...Ở hai quốc gia có tiềm năng đáng kể về nguồn lực khoa học kỹ thuật là Hoa Kỳ và Anh Quốc các chiến dịch xét nghiệm được đẩy mạnh chưa từng thấy...
Nhưng kết quả như thế nào?
- US- CDC bị phê phán nặng nề vì không cung cấp đủ số lượng và chất lượng test, một phần chịu trách nhiệm về tình trạng nặng nề của Covid-19 trong 2020 ở nước này.
- Chính Phủ Boris Johnson cũng không tránh được búa rìu dư luận... Tháng Ba 2021, một báo cáo của Uỷ Ban Nghị Viện Anh nói rằng “hệ thống T&T” không tạo ra được một sự khác biệt có thể đo lường (no measurable difference) được mặc dù đã tiêu tốn “37 tỷ Bảng Anh”! Tuy nhiên Bộ Trưởng Giao Thông Anh nói rằng nếu không có hệ thống T&T thì tình hình có thể xấu hơn rất nhiều. Văn Phòng Kiểm Toán Quốc Gia (NAO) phê phán hệ thống T&T của NHS đã tỏ ra chậm trễ trong mùa đông và tuỳ thuộc quá mức vào nhân viên tham vấn (nhân viên có nhiệm vụ liên lạc với người dương tính) – tuy chính phủ tuyển dụng trên 20,000 - nhưng nhiều người không có việc gì làm trong nhiều tuần...
Cũng cần nhắc là hệ thống T&T&T của Anh sẽ liên lạc với người có test dương tính qua tin nhắn, email, điện thoại hay qua một phần mềm (NHS Covid-19 app). Sau đó người dương tính sẽ vào một trang web khai báo tên họ, địa chỉ, những người sống chung, những nơi đã đến trong vòng 9 ngày và 48 giờ trước khi có triệu chứng và chi tiết của những người tiếp xúc gần (dưới 2 m, bạn tình...) Nhưng những người này chỉ phải TỰ CÁCH LY trong vòng 10 ngày để khỏi lây lan virus cho người khác trong trường hợp họ cũng bị nhiễm (dương tính). Những người khác trong nhà không cần tự cách ly mà chỉ cần giữ khoảng cách > 2m, vệ sinh tay... trừ khi lại dương tính. Nếu không thực hiện tự cách ly sẽ bị phạt từ 1,000 đến 10,000 bảng Anh.
Người ta còn cho rằng sự thất bại của hệ thống 3T này chịu một phần trách nhiệm đến sự bùng phát của biến chủng Delta gần đây. Vì trong 3 tuần liền, giới hữu trách của 8 địa phương không thể tiếp cận thông tin của những trường hợp dương tính như ở Lancashire...
Một chiến lược tốt tại sao không nước nào thực hiện thành công cả?
Bill Gates từng phê phán cách T&T&T ở Mỹ là phí phạm vì kết quả đến sau 72 giờ (bây giờ ý kiến BG mất uy!) Don’t reimburse any test where the result goes back after three days. You’re paying billions of dollars in this very inequitable way to get the most worthless testing results in the world.”
Nói như vậy để thấy rất cần đánh giá hiệu quả việc thực hiện xét nghiệm “thần tốc” và “lớn nhất lịch sử”như hiện nay. Như nhiều ý kiến đã nêu, nếu không có kết quả nhanh chóng thì khó mà đạt mục tiêu “gom hết covid vào trong rọ”! Đó là chưa kể các vấn đề về thiết lập khu vực xét nghiệm theo tiêu chuẩn cần thiết của PCR, bảo quản sinh phẩm cũng như bệnh phẩm, trình độ kỹ thuật viên...
2. LOCKDOWN DỰA TIÊU CHUẨN NÀO?
Khi nhà nước – chính phủ quyết định áp dụng biện pháp nghiêm ngặt nhất trong giản cách xã hội thì thường dựa vào các yếu tố nào?
Người ta đưa ra mấy tiêu chí
1. Số lượng người phải vào bệnh viện: ở đây có một nghịch lý là số lượng người vào viện dựa vào tiêu chuẩn là “người bệnh”, nghĩa là có triệu chứng đủ nặng và cần hỗ trợ y tế chứ không phải số lượng RT-PCR dương tính!
2. Tốc độ gia tăng số lượng người bị nhiễm (test dương tính): với biến chủng delta tốc độ lây lan nhanh thì tốc độ này cao. Nhưng bản thân nó không phải là tiêu chuẩn duy nhất
3. Nguy cơ trở thành nặng khi bị nhiễm: đây chính là yếu tố mà California sử dụng để quyết định có lockdown hay không vào mùa Giáng Sinh năm 2020 là dựa vào số nhập viện và số lượng giường ICU bị lấp đầy.
Với Sài Gòn và cả nước rất khó tìm ra thông tin này *
4. Số lượng người đã tiêm vắc-xin đầy đủ: tỷ lệ tiêm chủng có tác động lên số bệnh nặng tử vong và sự lan truyền do đó giảm được nguy cơ lockdown nhưng hiện nay ngay cả quốc gia tiêm chủng tốt nhất cũng mới vào khoảng hơn 50% (đã tiêm đầy đủ)...
--------------------------------------------
(*) Khi không thể biết được các số liệu này thì có thể sử dụng thuật toán mô hình có tên là “probabilistic multiplier model” để tính toán từ số ca dương tính các số liệu như số nhiễm virus covid-19, số nhiễm có triệu chứng, số BN nhập viện của một khu vực.
Theo dõi trên Worldometer thì Việt Nam không có số liệu về bệnh nặng này trong khi Thái Lan là 2,147; Mã Lai là 947, Anh 300 và Mỹ 3,799 (ngày 4-7/2021).
-------------------------------------------
Thật là khó khi nói “dầu sôi lửa bỏng” khi không có số liệu về bệnh nhân nặng...
Và cũng thật là khó khi phải “theo đuổi tận diệt virus SAR-CoV-2”...
Singapore một quốc gia nhỏ có nhiều tiềm năng, đã từng kiểm soát rất tốt Covid-19 trong hơn một năm qua, nay đã “mệt mõi vì chiến trận”, tuy đã tiêm vaccine sớm và với loại tốt nhất hiện nay, với tỷ lệ trên 40% cho toàn dân, giờ đây nói rằng “tin xấu là Covid-19 có thể không bao giờ biến mất, tin tốt là có thể sống bình thường với Covid-19 giữa chúng ta... (The bad news is that Covid-19 may never go away,” they wrote in response. “The good news is that it is possible to live normally with it in our midst.” (WSJ ngày 1-7-2021)
Có đáng cho chúng ta suy nghĩ?