Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

Quảng Trường Concorde ở Paris: HÒA HỢP SAU CƠN KHỦNG KHIẾP TRONG THỜI CÁCH MẠNG

 h2



Quảng Trường Hòa hợp tức Place de la Concorde mang tên từ năm 1795 là một dấu hiệu thông cảm, hòa bình mà người ta hy vọng vĩnh viễn sau những sự kiện thảm thương La Terreur một giai đoạn « Khủng Khiếp » 1793-1794  của cuộc Cách mạng Pháp. Không phải nhờ địa thế ưu đãi, không phải nhờ những công trình cổ điển mới mà Quảng Trường nổi tiếng, qua những thời sự diễn biến một bầu không khí đặc biêt đã luôn bao phủ mảnh đất khá rộng nầy : hình tám cạnh, 84.000 mét vuông, 360m dài, 210m rộng. Quảng Trường được xây dựng đúng ra là để mừng vua Louis XV lành bệnh năm 1748,  lúc ban đầu dự kiến là một hinh tượng vua cưỡi ngựa, sau đó đồ án của kiến trúc sư Ange-Jacques Gabriel được chấp thuận: một bãi trống ở cuối vườn Les Tuileríes, một mảnh đất hoang hôi hám, phá mất lại là một phương cách kích hoạt đô thị hóa miền tây Paris. Phần lớn đất đai thuộc nhà vua, tuy nhiên cũng phải thương lượng với những địa chủ khác như những người thừa kế cựu bộ trưởng tài chánh của vua là ông Êcôt John Law de Lauriston, người đã nhập tịch giấy bạc vào Pháp. Nhưng người thừa kế đươc hưởng quyền xây nhà trên đường Royale nối Quảng Trường Concorde đến nhà thờ Madeleine. Mãi đến năm 1763 mới xây tượng vua Louis XV đặt chính giữa quảng trường mang tên ông, khác với các quảng trường khác là không có nhà cửa xung quanh, lại mở ra ba phía: nam là cầu Concorde, tây đại lộ Champs Elysées, đông vườn Tuileries, Quảng Trường đươc xây về phía bắc.


h3



Quảng Trường được xây dựng xong năm 1772, tương đối khác các quảng trường khác với nhiều bãi cỏ và mương rãnh. Hai khách sạn Crillon và Marine có mặt từ ban đầu. Khách sạn Crillon tuyệt vời nhất từ đầu là một Khách sạn 5 sao : ở đây bà Marie-Antoinette lại học chơi đàn dương cầm; Pháp chính thức công nhận nền độc lập Hoa Kỳ. Không quên Khách sạn được trang bị một quán có nghệ thuật nấu ăn ngon nổi tiếng, mang tên chính khách đầu tiên đươc sở hữu từ năm 1788: ông François Félix de Crillon. Khách sạn kia, Hôtel de la Marine,

được biết nhiều hơn theo tên cũ Garde Meuble, có tính cách một viện bảo tàng của nhà vua trong ấy người ta có thể xem đồ đạc, thảm thêu và những đồ khác phục chế và lưu trữ. Năm 1789, khách sạn trở thành bộ Hải quân. Cả hai khách sạn đều được kiến trúc sư Ange-Jacques Gabriel diễn đạt. Nhưng quảng trường đẹp đẽ và thích thú ấy, xây dựng để làm rạng danh vua và hoàng gia trở thành nơi bi thảm nhất Paris: năm 1792, Cách Mạng mất hướng đổi thành Quảng Trường Cách Mạng với trung tâm đặc quyền máy chém guillotine trên ấy ghi tên vua nước Pháp Louis XVI, bà hoàng Marie-Antoinette, Danton, Lavoisỉer, Robespierre,… cùng với 1119 công dân. Máy guillotine mang tên bác sĩ Guillotin đã trình bày trước Quốc hội Pháp thuở Cách mạng mới bắt đầu tuy quan niệm do bác sĩ Antoine Louis phát hành, được khánh thành ngày 25.04.1792. Người thực hiện đầu tiên chiếc máy giết người nầy là Tobias Schmidt, một ông người Đức chuyên chế tạo đàn dương cầm có cửa hàng ở Paris. Theo những nhà giám định y khoa thì tủy sống bị cắt gây chết tức khắc. Oái ăm là chính vua Louis XVI đề nghị lưỡi dao chếch thay vì lưỡi dao lưỡi liềm như đã dự kiến và sau một năm ông bị lưỡi dao ấy cắt cổ ! Máy được thử nghiệm trước trên cừu sống, sau trên các xác người trước khi được đem qua nhà tù Bicêtre áp dụng lên tử tù. Tù nhân hân hạnh đầu tiên được máy chém chiếu cố là Nicolas Jacques Pelletier ở Quảng Trường Grève ngày 25.04.1792. Kết quả mỹ mãn tuy công chúng ít hài lòng vì cuộc hành hình diễn ra quá lanh, không kịp thấy. Máy chém tuy vậy tồn tại gần hai thế kỷ. Năm 1814, quảng trường lấy lại tên cũ, Quảng Trường Louis XV, cho đến 1826 lại đổi thành Quảng Trường Louis XVI dưới thời Charles X theo mong muốn của vua Louis XVIII để tưởng nhớ ông vua bị chém. Quảng Trường mang tên ấy 4 năm, lại được thay tên dưới thời Cách Mạng 1830 nhưng tên mới Quảng Trường Concorde không bao giờ được thay nữa. Một câu hỏi khó trả lời là đặt giữa Quảng Trường di tích gì, không chính trị, không đảng phái, không bảo hoàng không cộng hòa, trung lập, để xứng danh hòa hợp ?


h4


Rút cuộc, được chon là tháp bia obélisque thuộc điện Louxor ở Ai Cập do phó vương Méhémet Ali quyết định « biếu » cho vua Charles X và nước Pháp đầu năm 1830 để cảm ơn Jean-François Champollion đã giải mã đươc tháp bia, Pháp chọn một trong hai tháp, cái nhỏ nhất và ít hư nhất. Cao 23m, nặng 23 tấn, phải hai năm rưỡi chở tàu thủy trên một chiếc đặc biệt xây cho nó, năm 1836 tháp bia được dựng lên giữa Quảng Trường trước mặt nghe nói đến 200.000 người đến xem ! Ai biết cổ tự Ai Cập có thể đọc lịch sử Ramses II và Ramses III trên đế tháp cất trong điện Louvre. Khán giả hiếu kỳ đươc nghe giảng Quảng Trường là môt chiếc đồng hồ khổng lồ mà tháp là cái kim. Để bù lại, Pháp tặng Ai Cập một cái đồng hồ 1845 hiện đang còn ở Cairo. Trên chóp tháp có một cái mái bằng vàng và đồng nay đã mất, thay thế bằng một cái mới năm 1998 gọi la Pyamidion nhân năm Ai Cập ở Pháp. Từ 1836, trong luôn mười năm, kỹ sư Jacques-Ignace Hittorff có nhiệm vụ tô thêm vẻ đẹp cho Quảng Trường theo đề tài hàng hải như tên khách sạn. Ông cho thêm ở Quảng Trường hai đài nước máy : Fontaine des Mers và Fontaine des Freuves, theo gợi ý của Fontaine de Maderno và Fontaine du Bẻnin. Ở Quảng Trường Saint-Pierre thành Roma cũng đã có một tháp bia Ai Cập do vua Calicula đem về. Mãi đến 1840 mới có những máy nước Pháp cũng không kém phần đẹp. Quanh Quảng Trường, 8 tượng sắp 8 góc đại diện cho 8 thành phố lớn Pháp thế kỷ XIX : Marseille, Lyon, Strasbourg, Brest, Rouen, Lille, Bordeaux và Nantes.



h8


Dài 2,5km, nối liền hai đại lộ Montmartre và Friedland, đại lộ Haussmann là nơi mua bán sầm uất, cũng là nơi thanh lịch nhất Paris. Nằm trên cả hai quận VIII và IX, đại lộ đươc ông bá tước Haussmann, lúc bấy giờ quận trưởng quận Seine, dự kiến từ Đệ nhị Đế chế trong chương trình cải tổ thành phố. Ngày nay đại lộ là nơi có những nhà hàng không thể bỏ qua, nhất là trước lễ Gíáng Sinh, những nhà hàng lớn như La Fayette Haussmann, Printemps Haussmann trang hoàng mỹ lệ. Nhà hàng nầy thật đồ sộ, hàng hóa đủ kiểu, đủ sở thích, xem một lần là nhớ mãi không quên, chiếm ba lầu tổng cộng 45 500 met vuông. Khẩu hiệu : lúc bấy giờ là « Ở nhà hàng Printemps mọi hàng hóa là mới, tươi và đẹp như mùa xuân ». Năm 1865, nhà hàng có cửa kính trong như là một ngôi chợ lợp với nhiều cột. Năm 1866, nhà hàng đổi mới, bán hạ giá những hàng cũ, gọi là bán xon, ngày nay còn thịnh hành. Năm 1870, chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ, buộc 250 viên chức nhà hàng phải nhập ngũ, hoạt động bị ngừng trệ, may nhờ hàng dự trữ, giúp nhà hàng đứng vững. Năm 1874, nhà hàng mở lớn hơn với một biến chuyển mới : nhà hàng có thêm hai thang máy, khá lạ thời bấy giờ, rất hấp dẫn cho trẻ con. Năm 1906, nhà hàng có điện thoại và không ngừng đổi mới cho đến ngày nay.


h6



Lấy tên từ champs Elysées, nghĩa là nơi địa ngục tiếp đón những linh hồn tiết hạnh trong huyền thoại Hy Lạp, đại lộ Champs Elysées dài 1910m nối tiếp Quảng Trường Concorde với Quảng Trường Charles-de-Gaulle (tên cũ Etoile). Đại lộ là một trục lịch sử bắt đầu từ tượng vua Louis XIV cưỡi ngựa trong sân Napoléon điện Louvre, dẫn qua cổng khải hoàn Carrousel, vườn Tuileríes, đến tháp bia obélisque, cửa khải hoàn chiến thắng Arc de Triomphe và xa hơn, ngoài địa phận Paris, vòm cầu phòng thủ Arche de la Defense. Đại lộ là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử Pháp ví dụ cuôc diễn hành Giải phóng năm 1944 hay cuộc tập hợp để ca tụng giải bóng đá hai năm 1998 và 2018. Đại lộ cũng là nơi xảy ra những vụ mưu sát giết người như năm 1986 tháng ba, một vụ bom nổ ở nhà hàng Point Show gây 1 người chết, 51 người bị thương, tháng chín, một gói khả nghi được tìm ra trong nhà hàng Pub Renault đem xuống hầm nổ làm hai nhân viên công an chết và mộy người đầu bếp bị thương nặng. Ngoài ra đại lộ là nơi biểu tình chống hay chịu tùy theo thời cuộc : năm 1810 pháo bông nhân đám cưới vua Napoléon I với Marie-Louise nước Áo, năm 1990 những máy gặt đập của hội CNIA phơi môt hecta rưỡi lúa mì chín gặt, hai năm 1996 và 1999 những nghệ sĩ chạm trổ triển lãm những tác phẩm hiện đại ; những nhân viên đường sắt SNCF trình bày những khí cụ lịch sử với, đặc biệt, một đường rầy phù du có hành khách ; bắt đầu từ 2018 nhiều biêu tình của phong trào Gilets jaunes,…


h7



Võ Quang Yến

Nhà dưỡng lão La Faiencerie thành Sceaux
Mùa Giáng Sinh 2021 mừng Năm Mới 2022