Rất nhiều trẻ em từ vùng sơ tán đã trở về Hà Nội vào tháng 3.1973, khiến các đường phố trở nên sinh động hơn nhiều. Một số hình ảnh trẻ em nhảy tàu điện đã được phóng viên quốc tế ghi lại thời gian này.
Các chiến sĩ cảnh sát trên đường phố Hà Nội tháng 3.1973. Vào thời gian này, một đoàn phóng viên phương Tây đã có mặt ở Hà Nội để ghi nhận tình hình ở thành phố này sau ngày hòa bình lặp lại. Ảnh tư liệu.
Người dân Hà Nội di chuyển trên đường phố bằng xe đạp. Vỉa hè nhiều tuyến phố ngổn ngang các chồng gạch, được dùng để tái thiết các ngôi nhà bị máy bay Mỹ tàn phá trước đó không lâu. Ảnh tư liệu.
Trẻ em đeo bám bên ngoài một toa tàu điện chật ních hành khách. Theo ghi nhận của Tracey Wood và Marie Grebenc, hai phóng viên hãng thông tấn UPI, rất nhiều trẻ em từ vùng sơ tán đã trở về Hà Nội vào tháng 3.1973, khiến các đường phố trở nên sinh động hơn nhiều. Ảnh tư liệu.
Nhiều người Hà Nội có kỹ năng "nhảy tàu điện" điêu luyện, nghĩa là nhảy lên và nhảy xuống nhịp nhàng khi tàu đang chạy. Không phải ai cũng có thể nhảy tàu điện, nhất là người cao tuổi. Kỹ thuật nhảy tàu khó nhất là nhảy bám vào phía ngoài toa tàu như các em nhỏ trong ảnh. Ảnh tư liệu.
Một góc nhà máy xe lửa Gia Lâm, Hà Nội tháng 3.1973. Phía sau các toa tàu là khu nhà xưởng đổ nát do bị máy bay Mỹ oanh tạc. Ảnh tư liệu.
Các học sinh nữ luyện tập đội hình đội ngũ trong công viên. Ảnh tư liệu.
Em bé ngồi trên xe đạp của bố. Vào thập niên 1970, mỗi chiếc xe đạp là cả một gia tài của người Hà Nội. Ảnh tư liệu.
Quang cảnh tại ngã ba Ngọc Lâm hướng lên cầu Long Biên, tháng 3.1973. Xe đạp là phương tiện giao thông cá nhân chủ yếu ở Hà Nội cho đến cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990. Ảnh tư liệu.