Bùi Văn Phú
Nhưng JFK lên cầm quyền chưa được đầy ba năm thì bị ám sát chết tức tưởi và đầy bí ẩn. Khi tin JKF từ trần được loan đi, người Mỹ sững sờ xúc động đến tột cùng. Giây phút đột ngột đó đã là một mốc thời gian mà cho đến ngày nay, sau bốn thập niên của những bàng hoàng, oan nghiệt, người dân Mỹ vẫn thường hỏi nhau: “Where were you?” Bạn đang ở đâu, khi nghe tin JFK lìa trần. Khoảnh khắc thời gian như ngừng lại ở đó: 1 giờ trưa, giờ Trung bộ Hoa Kỳ ngày 22.11.1963. Đó là một ngày tang lớn của nước Mỹ.
Lịch sử gắn liền với hình ảnh của một ngày đẹp trời ở Thành phố Dallas, bang Texas khi JFK đi thăm dân, rồi bỗng trở thành tang thương và cho đến giờ còn như sống động trong lòng người dân Mỹ nhất là vào những thời điểm tưởng niệm 20, 30 hay 40 năm ngày JFK từ trần.
Khi JFK bị ám sát chết thì tôi còn là một đứa bé thích bắn bi, đánh đáo, thả diều, chơi khăng. Tin này tôi nghe bố mẹ cùng hàng xóm loáng thoáng nói với nhau. Thực ra họ còn đang mang mang những nỗi lo cho đất nước với cái chết của cụ Ngô, một vị tổng thống mà bố mẹ tôi thương mến. Tôi chỉ nhớ sau khi JFK chết, bố tôi nói một quảng trường ở Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đã được đặt tên là: “Công trường Kennedy” để tưởng nhớ vị tổng thống Mỹ.
JFK chết đi, nước Mỹ của những năm sau đó đầy biến động: cuộc chiến tại Việt Nam leo thang với lính tác chiến Mỹ được đổ vào; những vụ ám sát chính trị xảy ra ngay trên đất Mỹ: Robert F. Kennedy, em của JFK, bị giết khi đang vận động tranh cử tổng thống; Martin Luther King Jr., nhà tranh đấu dân quyền bị ám sát; vụ Watergate đưa Richard M. Nixon xuống vực thẳm chính trị.
1973
Tôi đã lớn lên trong một đất nước mịt mù khói lửa chiến tranh và trở nên quen thuộc với tên của những người Mỹ như Robert McNamara, Lyndon Johnson, Richard Nixon, Henry Kissinger, Bunker, Martin. Còn John F. Kennedy được nhắc đến như một anh hùng bạc mệnh, một người lãnh đạo tài giỏi của nước Mỹ với câu nói để đời trở nên phổ quát và cũng thường được truyền tụng trong giới sinh viên, học sinh Việt như một nhắc nhở về tinh thần phục vụ tổ quốc của người dân.
Đất nước Việt Nam sau nhiều năm chiến tranh, nay đã có một hiệp định vãn hồi hòa bình. Tôi lạc quan tin tưởng hoà bình sẽ ló dạng và người người sẽ cùng góp một bàn tay xây dựng đất nước.
Buồn thay. Hoà bình cũng chưa đến để rồi hai năm sau miền Nam Việt Nam sụp đổ để lại một vết đen trong lịch sử Hoa Kỳ. Năm mươi chín nghìn lính Mỹ đã bỏ mạng và hàng trăm tỉ đô la đã đổ vào để cuối cùng Hoa Kỳ chuốc lấy thất bại.
1983
Sau chiến tranh, tôi đến Hoa Kỳ làm người tị nạn, rồi trở thành công dân Mỹ. Thời gian theo học Đại học Berkeley, những tụ tập sinh hoạt ở Sproul Plaza cho tôi cơ hội làm quen với những cựu đoàn viên Peace Corps, một tổ chức mà JFK đã khai sinh vào năm 1961 với mục đích đưa thanh niên nam nữ Mỹ đi làm việc tại các nước nghèo. Tôi cũng mang nhiều hoài bão phục vụ đất nước, con người từ ngày còn ở quê nhà, nay dù đã chọn Hoa Kỳ làm quê hương mới, nhưng lý tưởng phục vụ tôi còn ôm ấp trong lòng.
Hai năm ở một tỉnh lẻ, ngoài công việc chính là dạy lý hóa cấp 3, tôi học hỏi được nhiều về nếp sống, sinh hoạt của người dân ở một xứ từng bị đô hộ, hoặc từng là thuộc địa của Đức, Anh và sau cùng là Pháp, như dân tộc Việt Nam đã chịu đựng bao năm nô lệ và đô hộ. Đám trẻ con bản xứ thấy tôi ngoài đường không reo vang câu hát bằng ngôn ngữ địa phương pha lẫn tiếng Pháp: “Yovo yovo, comment ca va bien, merci” là câu chào hỏi dành cho người da trắng, mà lại nói “Ni hao. Ni hao” vì cho tôi là “un petit Chinois”.
Hai năm ở Togo, dù cuộc sống miền quê thật đơn giản, bình dị với nhà lợp tôn, không điện, không nước máy, không bếp ga, không ti-vi nhưng là hai năm bình yên và với nhiều điều mới lạ tôi học được từ học trò, từ người bản xứ.
1993
Giỗ JFK lần thứ 30, nói theo ngôn ngữ Việt. Quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam bắt đầu được khai thông và có nhiều biến chuyển tích cực. “What if…” là những luận đề giả định được đưa ra về JFK, trong đó cuộc chiến Việt Nam vẫn là đề tài được bàn đến nhiều nhất. Nếu JFK còn sống thì cuộc chiến Việt Nam ra sao? xã hội Mỹ sẽ như thế nào?
2003
Kennedy đã trở thành một cố tổng thống được dân Mỹ nhắc đến trong ngày từ trần, chứ không phải trong ngày sinh như George Washington, Abraham Lincoln hay Martin Luther King Jr. là những anh hùng được ghi nhớ bằng những ngày nghỉ lễ. Những hoài niệm: “Where were you?”, những thông điệp và những giả định “What if…” lại được nhắc đến.
Tháng Mười Một năm nay có chiến hạm Mỹ trở lại Sài Gòn, có Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà qua thăm thủ đô nước thù nghịch cũ. Một sự việc bốn mươi năm trước không thể xảy ra được, nhưng có phải là một chuyến đi muộn màng lắm chăng? Ba mươi năm trước đã có cơ hội cho tướng Võ Nguyên Giáp qua Mỹ sau khi Hiệp định Ba Lê được ký kết. Biến cố tháng Tư 1975 đã xóa đi những viễn ảnh đó.
Những ngày công tác ở Togo, khi bàn chuyện Việt Nam nhiều bạn đồng hành thường nói với tôi nếu Hoa Kỳ đã gửi đoàn viên Peace Corps đến Việt Nam, thay vì cố vấn và lính Mỹ, thì vấn đề đã được giải quyết khác đi. Cuộc diện Việt Nam liệu có khác nếu JKF còn sống, câu trả lời nếu có cũng chỉ là những giả định. Lịch sử chiến tranh Việt Nam đã sang trang và không thay đổi được.
Di sản sống động nhất JFK để lại cho đến ngày nay là từ hơn bốn mươi năm qua mỗi ngày đều có nhiều chục ngàn đoàn viên Peace Corps – được gọi là “những người con của Kennedy” – tình nguyện đi phục vụ khắp nơi trên thế giới tại những trường học, trong những bệnh xá, trạm y tế, trên những ruộng vườn, khu chăn nuôi. Nhân loại ở những nơi xa xôi hẻo lánh nhất của địa cầu còn nhớ đến Kennedy là qua hình ảnh những tình nguyện viên Peace Corps.
Tháng Mười Một theo truyền thống công giáo là tháng cầu cho các linh hồn. Năm nay giỗ Kennedy lần thứ 40, tôi có lời cầu xin: R.I.P.
(ảnh trong bài của tác giả)
© 2003 Buivanphu
[Bài đã đăng trên Việt Mercury, San Jose CA 11.2003]
Tác giả là nhà giáo, nhà báo sống tại vùng Vịnh San Francisco, đã dạy học tại Togo, châu Phi trong chương trình Peace Corps của Hoa Kỳ và làm tham vấn giáo dục cho Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc ở Đông nam Á. Ông có nhiều bài viết đăng trên San Jose Mercury News, Contra Costa Times, Oakland Tribune, BBCVietnamese.com, talawas.org, tienve.org, vietbao.com, viettribune.com, Độc Lập (Đức), Người Việt và Thời Báo (San Jose).
Tác giả, bên phải, và hai bạn đồng hành cũng là tình nguyện viên Peace Corps trong một ngày đi xem diễn binh ở Lomé, thủ đô của Togo
“Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn. Hãy tự hỏi bạn đã làm được gì cho tổ quốc chưa” là câu nói của cố Tổng thống John F. Kennedy mà người dân Mỹ còn mãi ghi nhớ như là một lời nhắc nhở về tinh thần trẻ trung, khai phá với những lí tưởng cao đẹp của một nước Mỹ hùng mạnh được lãnh đạo bởi một vị tổng thống mới 43 tuổi, tràn đầy nhiệt huyết.Nhưng JFK lên cầm quyền chưa được đầy ba năm thì bị ám sát chết tức tưởi và đầy bí ẩn. Khi tin JKF từ trần được loan đi, người Mỹ sững sờ xúc động đến tột cùng. Giây phút đột ngột đó đã là một mốc thời gian mà cho đến ngày nay, sau bốn thập niên của những bàng hoàng, oan nghiệt, người dân Mỹ vẫn thường hỏi nhau: “Where were you?” Bạn đang ở đâu, khi nghe tin JFK lìa trần. Khoảnh khắc thời gian như ngừng lại ở đó: 1 giờ trưa, giờ Trung bộ Hoa Kỳ ngày 22.11.1963. Đó là một ngày tang lớn của nước Mỹ.
Lịch sử gắn liền với hình ảnh của một ngày đẹp trời ở Thành phố Dallas, bang Texas khi JFK đi thăm dân, rồi bỗng trở thành tang thương và cho đến giờ còn như sống động trong lòng người dân Mỹ nhất là vào những thời điểm tưởng niệm 20, 30 hay 40 năm ngày JFK từ trần.
Khi JFK bị ám sát chết thì tôi còn là một đứa bé thích bắn bi, đánh đáo, thả diều, chơi khăng. Tin này tôi nghe bố mẹ cùng hàng xóm loáng thoáng nói với nhau. Thực ra họ còn đang mang mang những nỗi lo cho đất nước với cái chết của cụ Ngô, một vị tổng thống mà bố mẹ tôi thương mến. Tôi chỉ nhớ sau khi JFK chết, bố tôi nói một quảng trường ở Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đã được đặt tên là: “Công trường Kennedy” để tưởng nhớ vị tổng thống Mỹ.
JFK chết đi, nước Mỹ của những năm sau đó đầy biến động: cuộc chiến tại Việt Nam leo thang với lính tác chiến Mỹ được đổ vào; những vụ ám sát chính trị xảy ra ngay trên đất Mỹ: Robert F. Kennedy, em của JFK, bị giết khi đang vận động tranh cử tổng thống; Martin Luther King Jr., nhà tranh đấu dân quyền bị ám sát; vụ Watergate đưa Richard M. Nixon xuống vực thẳm chính trị.
1973
Tôi đã lớn lên trong một đất nước mịt mù khói lửa chiến tranh và trở nên quen thuộc với tên của những người Mỹ như Robert McNamara, Lyndon Johnson, Richard Nixon, Henry Kissinger, Bunker, Martin. Còn John F. Kennedy được nhắc đến như một anh hùng bạc mệnh, một người lãnh đạo tài giỏi của nước Mỹ với câu nói để đời trở nên phổ quát và cũng thường được truyền tụng trong giới sinh viên, học sinh Việt như một nhắc nhở về tinh thần phục vụ tổ quốc của người dân.
Đất nước Việt Nam sau nhiều năm chiến tranh, nay đã có một hiệp định vãn hồi hòa bình. Tôi lạc quan tin tưởng hoà bình sẽ ló dạng và người người sẽ cùng góp một bàn tay xây dựng đất nước.
Buồn thay. Hoà bình cũng chưa đến để rồi hai năm sau miền Nam Việt Nam sụp đổ để lại một vết đen trong lịch sử Hoa Kỳ. Năm mươi chín nghìn lính Mỹ đã bỏ mạng và hàng trăm tỉ đô la đã đổ vào để cuối cùng Hoa Kỳ chuốc lấy thất bại.
1983
Sau chiến tranh, tôi đến Hoa Kỳ làm người tị nạn, rồi trở thành công dân Mỹ. Thời gian theo học Đại học Berkeley, những tụ tập sinh hoạt ở Sproul Plaza cho tôi cơ hội làm quen với những cựu đoàn viên Peace Corps, một tổ chức mà JFK đã khai sinh vào năm 1961 với mục đích đưa thanh niên nam nữ Mỹ đi làm việc tại các nước nghèo. Tôi cũng mang nhiều hoài bão phục vụ đất nước, con người từ ngày còn ở quê nhà, nay dù đã chọn Hoa Kỳ làm quê hương mới, nhưng lý tưởng phục vụ tôi còn ôm ấp trong lòng.
Tác giả trong giờ dạy hoá tại Lycée de Notsé ở tỉnh Haho
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi tình nguyện theo đoàn Peace Corps và được gửi qua châu Phi dạy học. Ở xứ Togo bé nhỏ, những tình nguyện viên Peace Corps đã có mặt ở đó trên 20 năm nên người dân bản xứ hiền hoà từ thành thị đến những làng xã xa xôi đều biết đến Kennedy.Hai năm ở một tỉnh lẻ, ngoài công việc chính là dạy lý hóa cấp 3, tôi học hỏi được nhiều về nếp sống, sinh hoạt của người dân ở một xứ từng bị đô hộ, hoặc từng là thuộc địa của Đức, Anh và sau cùng là Pháp, như dân tộc Việt Nam đã chịu đựng bao năm nô lệ và đô hộ. Đám trẻ con bản xứ thấy tôi ngoài đường không reo vang câu hát bằng ngôn ngữ địa phương pha lẫn tiếng Pháp: “Yovo yovo, comment ca va bien, merci” là câu chào hỏi dành cho người da trắng, mà lại nói “Ni hao. Ni hao” vì cho tôi là “un petit Chinois”.
Hằng năm có lễ hội văn hoá được tổ chức trên toàn quốc Togo và học sinh đều tham gia diễn hành mừng đón sinh hoạt này
Là người gốc tị nạn Việt Nam đầu tiên gia nhập Peace Corps, nên những học trò trung học của tôi thường có những thắc mắc: Việt Nam và Hoa Kỳ là hai quốc gia thù nghịch, người Việt đánh bại người Mỹ mà sao tôi lại đến Mỹ, rồi trở thành công dân và được gửi qua đây. Mỗi ngày tôi dành mươi phút trước khi tan lớp để kể chuyện cho học trò nghe về cuộc đời mình, hành trình đến Hoa Kỳ và về nếp sống Mỹ. Ngoài giờ học, sân si măng trước nhà là nơi nhiều học trò cùng láng giềng tụ họp có khi làm bài, ôn bài, có khi trao đổi văn hoá, nghe nhạc, nghe trực tiếp truyền thanh bóng đá qua chiếc ra-đi-ô cát-sét tôi mang theo từ Mỹ.Hai năm ở Togo, dù cuộc sống miền quê thật đơn giản, bình dị với nhà lợp tôn, không điện, không nước máy, không bếp ga, không ti-vi nhưng là hai năm bình yên và với nhiều điều mới lạ tôi học được từ học trò, từ người bản xứ.
1993
Giỗ JFK lần thứ 30, nói theo ngôn ngữ Việt. Quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam bắt đầu được khai thông và có nhiều biến chuyển tích cực. “What if…” là những luận đề giả định được đưa ra về JFK, trong đó cuộc chiến Việt Nam vẫn là đề tài được bàn đến nhiều nhất. Nếu JFK còn sống thì cuộc chiến Việt Nam ra sao? xã hội Mỹ sẽ như thế nào?
2003
Kennedy đã trở thành một cố tổng thống được dân Mỹ nhắc đến trong ngày từ trần, chứ không phải trong ngày sinh như George Washington, Abraham Lincoln hay Martin Luther King Jr. là những anh hùng được ghi nhớ bằng những ngày nghỉ lễ. Những hoài niệm: “Where were you?”, những thông điệp và những giả định “What if…” lại được nhắc đến.
Tháng Mười Một năm nay có chiến hạm Mỹ trở lại Sài Gòn, có Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà qua thăm thủ đô nước thù nghịch cũ. Một sự việc bốn mươi năm trước không thể xảy ra được, nhưng có phải là một chuyến đi muộn màng lắm chăng? Ba mươi năm trước đã có cơ hội cho tướng Võ Nguyên Giáp qua Mỹ sau khi Hiệp định Ba Lê được ký kết. Biến cố tháng Tư 1975 đã xóa đi những viễn ảnh đó.
Những ngày công tác ở Togo, khi bàn chuyện Việt Nam nhiều bạn đồng hành thường nói với tôi nếu Hoa Kỳ đã gửi đoàn viên Peace Corps đến Việt Nam, thay vì cố vấn và lính Mỹ, thì vấn đề đã được giải quyết khác đi. Cuộc diện Việt Nam liệu có khác nếu JKF còn sống, câu trả lời nếu có cũng chỉ là những giả định. Lịch sử chiến tranh Việt Nam đã sang trang và không thay đổi được.
Di sản sống động nhất JFK để lại cho đến ngày nay là từ hơn bốn mươi năm qua mỗi ngày đều có nhiều chục ngàn đoàn viên Peace Corps – được gọi là “những người con của Kennedy” – tình nguyện đi phục vụ khắp nơi trên thế giới tại những trường học, trong những bệnh xá, trạm y tế, trên những ruộng vườn, khu chăn nuôi. Nhân loại ở những nơi xa xôi hẻo lánh nhất của địa cầu còn nhớ đến Kennedy là qua hình ảnh những tình nguyện viên Peace Corps.
Tháng Mười Một theo truyền thống công giáo là tháng cầu cho các linh hồn. Năm nay giỗ Kennedy lần thứ 40, tôi có lời cầu xin: R.I.P.
(ảnh trong bài của tác giả)
© 2003 Buivanphu
[Bài đã đăng trên Việt Mercury, San Jose CA 11.2003]
About Bùi Văn Phú
Tác giả là nhà giáo, nhà báo sống tại vùng Vịnh San Francisco, đã dạy học tại Togo, châu Phi trong chương trình Peace Corps của Hoa Kỳ và làm tham vấn giáo dục cho Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc ở Đông nam Á. Ông có nhiều bài viết đăng trên San Jose Mercury News, Contra Costa Times, Oakland Tribune, BBCVietnamese.com, talawas.org, tienve.org, vietbao.com, viettribune.com, Độc Lập (Đức), Người Việt và Thời Báo (San Jose).