Antony Funnell
Nguồn: A window into our technological future: what do kids want?
‘Em muốn máy tính có thể làm được điều gì mà hiện nay chưa làm được?’ - một công ty nghiên cứu của Mỹ thăm dò các trẻ em ở độ tuổi dưới 12. Những câu trả lời của trẻ đã góp phần mở ra một hướng phát triển cho tương lai công nghệ thế giới.
Các công ty tin học đã tiêu tốn khá nhiều thời gian và tiền của để tiếp thị đối tượng trẻ em, lôi cuốn chúng hoặc cha mẹ chúng mua những sản phẩm công nghệ của họ.
Thế nhưng trẻ em mong muốn và chờ đợi gì ở công nghệ tương lai?
Ông Steve Mushkin là người sáng lập và Giám đốc điều hành tổ chức Latitude, một tập đoàn nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ. Tổ chức này đã khảo sát trẻ em ở độ tuổi từ 12 trở xuống để thu thập ý kiến của chúng về công nghệ hiện đại và tìm hiểu những ý tưởng của trẻ ở lứa tuổi này sẽ ảnh hưởng đối với hướng phát triển công nghệ ở giai đoạn chúng trưởng thành.
“Tôi cho rằng với nhiều lý do khác nhau, trẻ em là nhóm đối tượng thực sự thú vị trong nghiên cứu ý tưởng công nghệ. Rõ ràng, thứ nhất, mọi người đều hiểu rằng theo tự nhiên, trẻ em có trí tưởng tượng phong phú. Chúng tôi hi vọng có thể phát hiện được những ý tưởng hay từ đối tượng này và chúng tôi đã đạt được điều đó. Thứ hai, chúng tôi cho rằng trẻ em có thể mở ra định hướng phát triển công nghệ trong tương lai gần”, ông Mushkin nói.
Hiện đã có những nghiên cứu đối với thanh thiếu niên về việc sử dụng công nghệ và những thành tựu công nghệ mong muốn trong tương lai. Tuy nhiên, nghiên cứu với đối tượng trẻ em lại chưa được chú ý mấy.
Trong khi đó theo ông Steve Mushkin, nghiên cứu ý tưởng của trẻ em về công nghệ là một cơ hội thực sự. Người ta thường coi trẻ là đối tượng tiếp nhận công nghệ và có thể cả những rủi ro của công nghệ.
Tuy nhiên, hướng nghiên cứu và triết lý chung của công ty Latitude đối với trẻ em là coi chúng như những nhà sáng tạo, nhà phát minh, tác giả cũng như đối tượng của công nghệ. Đây là một lĩnh vực sẽ ngày càng phát triển và công ty Latitude sẽ lấp một phần khoảng trống.
Trẻ em muốn điều gì ở công nghệ?
Ông Steve Muskin cho biết phương pháp của nhóm nghiên cứu là thực hiện một cuộc khảo sát rất đơn giản. Họ liên lạc với trẻ thông qua bố mẹ và thu thập một số thông tin về thói quen dùng mạng Internet hay thiết bị điện tử trẻ đang sử dụng. Sau đó, trẻ được yêu cầu trả lời một câu hỏi đơn giản ‘Cháu muốn máy tính hoặc Internet có thể làm được điều gì mà hiện nay chưa thể làm được?’.
Qua khảo sát cũng yêu cầu trẻ miêu tả ý tưởng của chúng, Công ty Latitude đã thu thập những thông tin này, bao gồm những bức họa hoặc những lời miêu tả thiết bị công nghệ tương lai. Sau đó dữ liệu được chuyển cho các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu các ý tưởng đa dạng theo nhiều hướng khác nhau.
Nhóm nghiên cứu đang thực hiện theo hai hướng. Hướng thứ nhất đã được phân tích chi tiết với 2/3 số trẻ tham gia khảo sát là người Mỹ, 1/3 là người Úc. Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn từ Anh và Mỹ là vì lý do địa điểm thuận tiện và ngôn ngữ khảo sát là tiếng Anh, đồng thời có thể liên lạc thuận tiện và dễ tìm đối tượng nghiên cứu.
Hướng thứ hai, các nhà nghiên cứu đã khảo sát một nhóm 100 trẻ em đến từ các nước Nam Phi, Ấn Độ, Chile, Colombia, Argentina và Mexico. Từ những kết quả thu được theo hướng thứ hai, nhóm nghiên cứu có thể tiếp tục thực hiện theo hướng thứ ba, mở rộng đối tượng trẻ em tới từ nhiều nước khác.
Một trong những phát hiện chính của nghiên cứu là sự kết nối giữa thế giới số và thế giới vật chất. Đây có lẽ là phát hiện đáng ngạc nhiên và thú vị nhất, mặc dù không phải hoàn toàn bất ngờ.
Với câu hỏi đơn giản về khả năng của máy tính, nhiều trẻ ngay lập tức đưa ra những câu trả lời ở phạm vi rộng hơn những gì mọi người thường nghĩ, vượt khỏi màn hình máy tính và bước vào thế giới vật chất.
Nhóm nghiên cứu gợi mở với một số trẻ em về những ý tưởng như máy tính có thể sản xuất thực phẩm, có thể chạm vào những vật trong máy tính. Một số trẻ được yêu cầu thực hiện một thao tác liên quan tới cả kỹ thuật số và thể chất: đọc ý nghĩ bằng máy tính!
Một trong những điều thú vị nhất của nghiên cứu là với sự khác biệt về trí tuệ và thể chất đã được chấp nhận trong nhiều xã hội và thường là do người trưởng thành phân định. Tuy nhiên, ranh giới này rất mờ nhạt ở trẻ em, thể hiện qua lối suy nghĩ của trẻ đối với thế hệ máy tính mới.
Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy trẻ tập trung hơn vào những thiết bị có các yếu tố phản ứng hoặc đặc điểm của con người. Ý tưởng nhân hóa các thiết bị này khá hấp dẫn.
Ông Mushkin cho biết, khi có được kết quả nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học đã ngay lập tức nghĩ đến việc thực hiện một nghiên cứu khác liên quan đến trẻ em và robot, thu thập những ý tưởng của trẻ về khả năng của robot.
Máy tính là ‘bạn’ của trẻ
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều trẻ em đã nhân hóa máy tính và Internet theo nhiều cách khác nhau. Chúng muốn máy tính có đặc điểm thể chất giống con người và có thể nói chuyện hay kết bạn với chúng. Trẻ em muốn phát triển tình bạn với thiết bị, hay ít nhất muốn máy tính và Internet có thể là bạn và giao tiếp chứ không chỉ là một thiết bị vô tri giác chỉ biết nhận lệnh và thực hiện các thao tác theo lệnh.
Ông Douglas Rushkoff, một nhà nghiên cứu lý thuyết công nghệ đã cảnh báo rằng xã hội sẽ gặp thảm họa trong tương lai nếu trẻ em ngày nay không được dạy cách lập trình máy điện toán.
“Tôi ủng hộ việc cung cấp kiến thức về lập trình cho mọi người từ nhỏ. Đây giống như chúng ta dạy trẻ toán học cơ bản. Trẻ phải hiểu các kiến thức cơ bản về máy tính để khi sử dụng, chúng không nghĩ rằng máy tính giống như một chiếc tivi hay một thiết bị vô tri vô giác”.
“Việc dạy trẻ kiến thức sử dụng máy tính cơ bản tương tự như việc dạy chúng biết đọc biết viết, đưa cho chúng những cuốn sách và những mảnh giấy trắng để chúng có thể viết những gì chúng nghĩ. Tôi cảm thấy một số trường học dạy trẻ cách sử dụng Microsoft Office, kiến thức cơ bản cần cho nhân viên văn phòng của thập kỷ 1990 nhưng không tạo ra những nhân viên năng động, chủ nhân của thế ký 21”, ông Rushkoff nhận xét.
Ông Steve Mushkin và các đồng nghiệp tại tập đoàn Latitude phát hiện thấy khoảng 30% trẻ thích chơi game. Một số trẻ không chỉ thích chơi mà còn thể hiện mong muốn sản xuất trò chơi điện tử. Xét trên phương diện nào đó, sở thích này liên quan tới việc lập trình.
‘Đây có lẽ là phát hiện thú vị nhất. Trẻ không chỉ muốn máy tính cho phép chúng tương tác như mọi người thường nghĩ. Chúng muốn trở thành người sáng tạo ra thế hệ máy điện toán và các trò chơi trong tương lai, nghĩa là giống với công việc các kỹ sư phần mềm thường làm. Họ không chỉ nghĩ đến một hành động tương tác hay một phần mềm hay trò chơi mà nghĩ đến một mục tiêu tự nhiên cụ thể”, ông Mushkin nói.
Ứng dụng nghiên cứu
Vậy những phát hiện nghiên cứu có được ứng dụng trong tương lai gần hay không và ai sẽ quan tâm tới nghiên cứu?
Ông Mushkin cho rằng có nhiều đối tượng quan tâm tới nghiên cứu này. Các nhà giáo dục là đối tượng đầu tiên sẽ tìm hiểu kỹ kết quả nghiên cứu để hiểu rõ trẻ em nhìn nhận công nghệ máy tính, các thiết bị ra sao.
Họ cũng muốn biết suy nghĩ của trẻ về những hoạt động tương tác với thiết bị, những khả năng ứng dụng trong dạy dỗ trẻ và đặc biệt là vấn đề trò chơi điện tử.
Thứ hai, các công ty có cơ hội xem xét các ý kiến thu thập được và đưa vào ứng dụng chế tạo những thiết bị theo ý tưởng đó. Các công ty tư nhân hoặc thậm chí các tổ chức phi chính phủ cũng có cơ hội tham gia lĩnh vực này. Ví dụ, một số công ty thực sự có cơ hội nghiên cứu khả năng tạo nền móng cho trẻ sáng tạo các trò chơi và các loại thiết bị khác.
Liệu ý tưởng của trẻ thu thập được trong nghiên cứu trên có phải là một xu hướng phát triển công nghệ trong tương lai hay không?
Ông Mushkin cho rằng trẻ em hiện đang sống trong thời đại công nghệ. Có lẽ những ý tưởng của trẻ em ở lứa tuổi này là hướng phát triển công nghệ đang diễn ra.
Hẳn nhiên không phải tất cả những ý tưởng được phát hiện qua cuộc nghiên cứu đều sẽ trở thành hiện thực trong tương lai nhưng dù sao đó là các định hướng phát triển.
Không còn nghi ngờ gì nữa, trẻ em giúp chúng ta hiểu rõ những gì mới xảy ra và có thể xảy ra trong thế giới điện toán, bao gồm các thiết bị cố định hoặc di động. Chúng có thể đề xuất những ý tưởng cấp tiến thú vị về hướng phát triển công nghệ trong tương lai.
Nguồn: A window into our technological future: what do kids want?
‘Em muốn máy tính có thể làm được điều gì mà hiện nay chưa làm được?’ - một công ty nghiên cứu của Mỹ thăm dò các trẻ em ở độ tuổi dưới 12. Những câu trả lời của trẻ đã góp phần mở ra một hướng phát triển cho tương lai công nghệ thế giới.
Trẻ em muốn gì ở công nghệ tương lai? (Ivan Walsh/Flickr.com)
Trẻ em: 'nhà sáng tạo'Các công ty tin học đã tiêu tốn khá nhiều thời gian và tiền của để tiếp thị đối tượng trẻ em, lôi cuốn chúng hoặc cha mẹ chúng mua những sản phẩm công nghệ của họ.
Thế nhưng trẻ em mong muốn và chờ đợi gì ở công nghệ tương lai?
Ông Steve Mushkin là người sáng lập và Giám đốc điều hành tổ chức Latitude, một tập đoàn nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ. Tổ chức này đã khảo sát trẻ em ở độ tuổi từ 12 trở xuống để thu thập ý kiến của chúng về công nghệ hiện đại và tìm hiểu những ý tưởng của trẻ ở lứa tuổi này sẽ ảnh hưởng đối với hướng phát triển công nghệ ở giai đoạn chúng trưởng thành.
“Tôi cho rằng với nhiều lý do khác nhau, trẻ em là nhóm đối tượng thực sự thú vị trong nghiên cứu ý tưởng công nghệ. Rõ ràng, thứ nhất, mọi người đều hiểu rằng theo tự nhiên, trẻ em có trí tưởng tượng phong phú. Chúng tôi hi vọng có thể phát hiện được những ý tưởng hay từ đối tượng này và chúng tôi đã đạt được điều đó. Thứ hai, chúng tôi cho rằng trẻ em có thể mở ra định hướng phát triển công nghệ trong tương lai gần”, ông Mushkin nói.
Hiện đã có những nghiên cứu đối với thanh thiếu niên về việc sử dụng công nghệ và những thành tựu công nghệ mong muốn trong tương lai. Tuy nhiên, nghiên cứu với đối tượng trẻ em lại chưa được chú ý mấy.
Trong khi đó theo ông Steve Mushkin, nghiên cứu ý tưởng của trẻ em về công nghệ là một cơ hội thực sự. Người ta thường coi trẻ là đối tượng tiếp nhận công nghệ và có thể cả những rủi ro của công nghệ.
Tuy nhiên, hướng nghiên cứu và triết lý chung của công ty Latitude đối với trẻ em là coi chúng như những nhà sáng tạo, nhà phát minh, tác giả cũng như đối tượng của công nghệ. Đây là một lĩnh vực sẽ ngày càng phát triển và công ty Latitude sẽ lấp một phần khoảng trống.
Trẻ em muốn điều gì ở công nghệ?
Ông Steve Muskin cho biết phương pháp của nhóm nghiên cứu là thực hiện một cuộc khảo sát rất đơn giản. Họ liên lạc với trẻ thông qua bố mẹ và thu thập một số thông tin về thói quen dùng mạng Internet hay thiết bị điện tử trẻ đang sử dụng. Sau đó, trẻ được yêu cầu trả lời một câu hỏi đơn giản ‘Cháu muốn máy tính hoặc Internet có thể làm được điều gì mà hiện nay chưa thể làm được?’.
Qua khảo sát cũng yêu cầu trẻ miêu tả ý tưởng của chúng, Công ty Latitude đã thu thập những thông tin này, bao gồm những bức họa hoặc những lời miêu tả thiết bị công nghệ tương lai. Sau đó dữ liệu được chuyển cho các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu các ý tưởng đa dạng theo nhiều hướng khác nhau.
Nhóm nghiên cứu đang thực hiện theo hai hướng. Hướng thứ nhất đã được phân tích chi tiết với 2/3 số trẻ tham gia khảo sát là người Mỹ, 1/3 là người Úc. Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn từ Anh và Mỹ là vì lý do địa điểm thuận tiện và ngôn ngữ khảo sát là tiếng Anh, đồng thời có thể liên lạc thuận tiện và dễ tìm đối tượng nghiên cứu.
Hướng thứ hai, các nhà nghiên cứu đã khảo sát một nhóm 100 trẻ em đến từ các nước Nam Phi, Ấn Độ, Chile, Colombia, Argentina và Mexico. Từ những kết quả thu được theo hướng thứ hai, nhóm nghiên cứu có thể tiếp tục thực hiện theo hướng thứ ba, mở rộng đối tượng trẻ em tới từ nhiều nước khác.
Một trong những phát hiện chính của nghiên cứu là sự kết nối giữa thế giới số và thế giới vật chất. Đây có lẽ là phát hiện đáng ngạc nhiên và thú vị nhất, mặc dù không phải hoàn toàn bất ngờ.
Với câu hỏi đơn giản về khả năng của máy tính, nhiều trẻ ngay lập tức đưa ra những câu trả lời ở phạm vi rộng hơn những gì mọi người thường nghĩ, vượt khỏi màn hình máy tính và bước vào thế giới vật chất.
Nhóm nghiên cứu gợi mở với một số trẻ em về những ý tưởng như máy tính có thể sản xuất thực phẩm, có thể chạm vào những vật trong máy tính. Một số trẻ được yêu cầu thực hiện một thao tác liên quan tới cả kỹ thuật số và thể chất: đọc ý nghĩ bằng máy tính!
Một trong những điều thú vị nhất của nghiên cứu là với sự khác biệt về trí tuệ và thể chất đã được chấp nhận trong nhiều xã hội và thường là do người trưởng thành phân định. Tuy nhiên, ranh giới này rất mờ nhạt ở trẻ em, thể hiện qua lối suy nghĩ của trẻ đối với thế hệ máy tính mới.
Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy trẻ tập trung hơn vào những thiết bị có các yếu tố phản ứng hoặc đặc điểm của con người. Ý tưởng nhân hóa các thiết bị này khá hấp dẫn.
Ông Mushkin cho biết, khi có được kết quả nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học đã ngay lập tức nghĩ đến việc thực hiện một nghiên cứu khác liên quan đến trẻ em và robot, thu thập những ý tưởng của trẻ về khả năng của robot.
Máy tính là ‘bạn’ của trẻ
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều trẻ em đã nhân hóa máy tính và Internet theo nhiều cách khác nhau. Chúng muốn máy tính có đặc điểm thể chất giống con người và có thể nói chuyện hay kết bạn với chúng. Trẻ em muốn phát triển tình bạn với thiết bị, hay ít nhất muốn máy tính và Internet có thể là bạn và giao tiếp chứ không chỉ là một thiết bị vô tri giác chỉ biết nhận lệnh và thực hiện các thao tác theo lệnh.
Ông Douglas Rushkoff, một nhà nghiên cứu lý thuyết công nghệ đã cảnh báo rằng xã hội sẽ gặp thảm họa trong tương lai nếu trẻ em ngày nay không được dạy cách lập trình máy điện toán.
“Tôi ủng hộ việc cung cấp kiến thức về lập trình cho mọi người từ nhỏ. Đây giống như chúng ta dạy trẻ toán học cơ bản. Trẻ phải hiểu các kiến thức cơ bản về máy tính để khi sử dụng, chúng không nghĩ rằng máy tính giống như một chiếc tivi hay một thiết bị vô tri vô giác”.
“Việc dạy trẻ kiến thức sử dụng máy tính cơ bản tương tự như việc dạy chúng biết đọc biết viết, đưa cho chúng những cuốn sách và những mảnh giấy trắng để chúng có thể viết những gì chúng nghĩ. Tôi cảm thấy một số trường học dạy trẻ cách sử dụng Microsoft Office, kiến thức cơ bản cần cho nhân viên văn phòng của thập kỷ 1990 nhưng không tạo ra những nhân viên năng động, chủ nhân của thế ký 21”, ông Rushkoff nhận xét.
Ông Steve Mushkin và các đồng nghiệp tại tập đoàn Latitude phát hiện thấy khoảng 30% trẻ thích chơi game. Một số trẻ không chỉ thích chơi mà còn thể hiện mong muốn sản xuất trò chơi điện tử. Xét trên phương diện nào đó, sở thích này liên quan tới việc lập trình.
‘Đây có lẽ là phát hiện thú vị nhất. Trẻ không chỉ muốn máy tính cho phép chúng tương tác như mọi người thường nghĩ. Chúng muốn trở thành người sáng tạo ra thế hệ máy điện toán và các trò chơi trong tương lai, nghĩa là giống với công việc các kỹ sư phần mềm thường làm. Họ không chỉ nghĩ đến một hành động tương tác hay một phần mềm hay trò chơi mà nghĩ đến một mục tiêu tự nhiên cụ thể”, ông Mushkin nói.
Ứng dụng nghiên cứu
Vậy những phát hiện nghiên cứu có được ứng dụng trong tương lai gần hay không và ai sẽ quan tâm tới nghiên cứu?
Ông Mushkin cho rằng có nhiều đối tượng quan tâm tới nghiên cứu này. Các nhà giáo dục là đối tượng đầu tiên sẽ tìm hiểu kỹ kết quả nghiên cứu để hiểu rõ trẻ em nhìn nhận công nghệ máy tính, các thiết bị ra sao.
Họ cũng muốn biết suy nghĩ của trẻ về những hoạt động tương tác với thiết bị, những khả năng ứng dụng trong dạy dỗ trẻ và đặc biệt là vấn đề trò chơi điện tử.
Thứ hai, các công ty có cơ hội xem xét các ý kiến thu thập được và đưa vào ứng dụng chế tạo những thiết bị theo ý tưởng đó. Các công ty tư nhân hoặc thậm chí các tổ chức phi chính phủ cũng có cơ hội tham gia lĩnh vực này. Ví dụ, một số công ty thực sự có cơ hội nghiên cứu khả năng tạo nền móng cho trẻ sáng tạo các trò chơi và các loại thiết bị khác.
Liệu ý tưởng của trẻ thu thập được trong nghiên cứu trên có phải là một xu hướng phát triển công nghệ trong tương lai hay không?
Ông Mushkin cho rằng trẻ em hiện đang sống trong thời đại công nghệ. Có lẽ những ý tưởng của trẻ em ở lứa tuổi này là hướng phát triển công nghệ đang diễn ra.
Hẳn nhiên không phải tất cả những ý tưởng được phát hiện qua cuộc nghiên cứu đều sẽ trở thành hiện thực trong tương lai nhưng dù sao đó là các định hướng phát triển.
Không còn nghi ngờ gì nữa, trẻ em giúp chúng ta hiểu rõ những gì mới xảy ra và có thể xảy ra trong thế giới điện toán, bao gồm các thiết bị cố định hoặc di động. Chúng có thể đề xuất những ý tưởng cấp tiến thú vị về hướng phát triển công nghệ trong tương lai.