Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt nổi tiếng mà tướng quân Lý Thường Kiệt từng dùng để nâng cao tinh thần binh sĩ trong việc đánh đuổi quân Tống trong lịch sử Việt Nam đã được nhóm sinh viên nước này đang du học ở Melbourne hô vang trong ngày 4/6.
"Tạo niềm xúc động”
Các nhân chứng cho hay có khoảng gần 50 sinh viên Việt Nam tập trung trước cổng Tổng lãnh sự Trung Quốc tại khu Toorak (Melbourne) để bày tỏ thái độ phản đối trước các sự kiện mà họ tin rằng Trung Quốc đang tăng cường xâm lấn chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Số lượng này thấp hơn rất nhiều so với dự kiến, bởi có sự chênh lệch lớn giữa những thành viên cho biết họ sẽ tham dự (khoảng 350 người) và lượng sinh viên thực tế có mặt tại nơi diễn ra sự kiện.
Tuy nhiên, trong một buổi chiều cuối thu rực nắng ở Melbourne, những lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam đã tung bay và nhóm sinh viên đã bày tỏ chính kiến của họ một cách hòa bình, trật tự, có tổ chức.
Những hình ảnh và cả đoạn video clip dài 4 phút được đưa lên mạng Youtube rồi lan truyền qua Facebook sau đó (nhanh chóng được hơn 8.000 lượt xem) cho thấy nỗ lực khá khí thế của nhóm sinh viên này.
Họ mang theo biểu ngữ được sơn chữ đỏ trên giấy cứng, tấm vải xanh có chữ ‘Hòa bình’ và cả đàn guitar.
Một chàng trai trẻ mặc áo trắng, quần jean xanh trông rất lịch sự và hiền lành, cầm loa phát động những tiếng hô: “Tôi yêu Việt Nam”, “We love Vietnam, We love Australia” và cả “We love Australian police”.
Cũng chính anh, một tay cầm loa và tay còn lại nhìn vào iPad, đọc sang sảng bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ‘Nam quốc sơn hà’ được sáng tác thời Lý và được ví là ‘bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam’.
Nhóm sinh viên đã hưởng ứng đọc theo đầy nhiệt huyết.
Một vài lời bình luận trên mạng xã hội rằng đoạn đồng thanh đọc thơ đó “đã tạo niềm xúc động và tự hào”.
Khoảng 30 cảnh sát khu vực, vốn đã được thông báo trước, đã túc trực bên ngoài Tổng lãnh sự Trung Quốc, đồng thời dựng một số thanh chắn trước cửa và tường rào. Họ lặng lẽ theo dõi hoạt động ôn hòa của nhóm sinh viên Việt Nam từ khoảng cách 30 mét.
Sau khi nhóm sinh viên Việt Nam giải tán ra về trong trật tự và thân thiện, tốp cảnh sát cũng rút đi.
Là người yêu nước?
Một trong những người đứng ra kêu gọi bạn bè ở Melbourne tham gia sự kiện trên viết lại cảm xúc của anh trên Facebook rằng anh đã “làm được điều ý nghĩa nhất trong hơn 3 năm sống xa quê nhà”.
Với việc “được đứng cạnh những người bạn trẻ, vượt lên nỗi sợ hãi, bước đến trước cửa nhà của kẻ đã dám xâm phạm đất nước tôi, hô vang khẩu hiệu phản đối hành động ngang ngược đó, hô vang bốn chữ "Tôi yêu Việt Nam", anh cảm thấy “mình là người yêu nước”.
Tuy nhiên, anh vẫn thừa nhận rằng “có một chút buồn” vì có những người bạn chưa đến tham gia sự kiện ngày 4/6.
Điều này phần nào phản ánh những cự li khác biệt nhất định trong việc xuống đường biểu tình, hay từ ngữ được dùng gần đây là ‘tuần hành ôn hòa’, để phản đối Trung Quốc trong tâm lý giới trẻ Việt Nam.
Những bạn trẻ hăng hái tham gia tụ tập cho rằng, ít ra, họ cần phải bày tỏ thái độ phản đối và yêu cầu chính quyền Trung Quốc phải ngừng những hoạt động xâm phạm lãnh hải Việt Nam.
Họ bộc bạch rằng tất cả hành động đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước chân chính. Có lẽ, không ai có thể phủ nhận điều này.
Nhưng, cũng có ý kiến cho rằng giới trẻ và du học sinh Việt Nam, nếu thật sự yêu đất nước của họ thì cần đẩy mạnh thêm nữa những việc làm thiết thực hơn.
Một thành viên trên Facebook, khi xem đoạn video clip mà nhóm sinh viên Việt Nam hô to những lời phản đối hành động của Trung Quốc, cho rằng: “Rất cảm phục tấm lòng của mọi người ở Melbourne. Nhưng mục đích của chúng ta mới chỉ là đăng clip… thì mới dừng ở mức thể hiện tình yêu nước chứ chưa khẳng định được sự thật với thế giới và với Trung Quốc”.
Có ý kiến băn khoăn về tính hiệu quả thật sự của cuộc tụ tập trước cổng Tổng lãnh sự Trung Quốc đóng kín im ỉm vào ngày cuối tuần trên một đoạn đường vắng vẻ. Những tiếng hô, những biểu ngữ… dường như chỉ có cảnh sát địa phương nghe, thấy!
Ý kiến khác gợi ý về những cuộc tuần hành ở Melbourne, ví dụ của Đảng Xanh hô hào hành động ngăn chặn biến đổi khí hậu, của sinh viên Ấn Độ chống phân biệt đối xử, của người Li-băng yêu cầu chính quyền thành phố xây phòng cầu nguyện cho họ, đều diễn ra tại những địa điểm thu hút sự chú ý của đông người như Parliament House (Tòa nhà Quốc hội tiểu bang Victoria) hoặc các con phố chính ở trung tâm Melbourne, được truyền thông Úc quan tâm vì đánh giá tầm mức quan trọng của sự kiện.
Trái tim nóng và cái đầu lạnh
Hiện tại, Việt Nam và cộng đồng người Việt, du học sinh Việt năm châu vẫn đang rất quan tâm đến vấn đề Biển Đông và chủ quyền lãnh thổ.
Dù vậy, vấn đề tuần hành chống Trung Quốc vẫn là việc rất nhạy cảm và "mang tính ‘tự phát’ của người dân".
Sáng ngày 5/6, không thấy các trang mạng báo chí chính thống tại Việt Nam đưa tin về các cuộc ‘tuần hành ôn hòa’ phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh dù một số phóng viên của các báo vẫn tham dự tuần hành và chụp hình.
Các thành viên ở các mạng xã hội ở Việt Nam, ngoại trừ Facebook, trong ngày 5/6, cũng không thể đăng bài viết hay hình ảnh trên blog của họ vì “lý do nâng cấp kỹ thuật”.
Duy nhất Thông tấn xã Việt Nam đưa bản tin ‘Một số người phản đối hành động của Trung Quốc trong ôn hòa’ vào buổi tối cùng ngày và được một số báo mạng ở Việt Nam đăng nguyên văn lại vào sáng sớm hôm nay 6/6.
Bản tin này cho hay: “Một số người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM để thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc, bày tỏ thái độ phản đối việc các tàu hải giám của Trung Quốc cản trở hoạt động, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Những người này tụ tập trật tự, bày tỏ thái độ một cách ôn hòa và sau khi được các đoàn thể, các cơ quan chức năng của Việt Nam giải thích đã tự giải tán”.
Trên mạng Facebook, hiện có phong trào các thành viên từ Việt Nam đồng loạt để hình ảnh chủ (avatar) là một bích chương màu đỏ có hình ảnh chiến sĩ hải quân nước này cầm súng và dòng chữ song ngữ Anh-Việt ‘Trường Sa-Hoàng Sa là của Việt Nam’.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến trên Facebook cho rằng giới trẻ nước này hãy giữ ‘Trái tim nóng và cái đầu lạnh’ trong phong trào phản đối Trung Quốc hiện nay, đồng thời bày tỏ lòng yêu nước bằng những hành động thiết thực hơn nữa.
“Nếu bạn muốn giúp đất nước thiết thực nhất là hãy ra Hoàng Sa hay Trường Sa canh gác cùng các chiến sĩ ngoài đó bảo vệ bờ biển ranh giới khỏi tay Trung Quốc”, một bạn trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh viết trên trang Facebook của mình.
Đi xa đúng dịp ở nhà hừng hực lửa. Nhìn cảnh xuống đường mà lòng thêm bùng cháy. Bên này đại dương, ai cũng ngóng về quê nhà, gặp người Việt nào cũng hỏi chuyện biển Đông. Sóng biển Đông như sôi sang tận bờ biển Tây băng giá này.
Tôi gặp cả những nhóm cờ đỏ lẫn cờ vàng. Ừ thì nhiều khi lá cờ cũng chỉ là... chiếc áo. Vàng đỏ chi thì cũng là người Việt. Mấy chữ “đồng bào” và “tổ quốc” dường như càng đi xa càng thấm.
Nghe mấy nhóm bàn tính chuyện “chung cờ” xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc. Nhưng có vẻ không ổn. Lỡ ra trước Tòa lãnh sự Trung Quốc biểu tình phản đối người ta mà hai bên vàng đỏ nhà mình lại xung khắc vung tay võ mồm với nhau thì thằng Tàu nó cười cho muối mặt. Thế nên chẳng bên nào chịu bên nào, đỏ- vàng không chịu đứng chung trong cùng “đội ngũ”. 36 năm rồi, chỉ một nhúm người Việt xa quê cũng không nắm tay đứng chung được- Buồn tê tái!
Tôi bảo: Thế sao không dẹp hết cờ đi, tất cả nắm tay xuống đường với chỉ cùng một băng rôn mang hình Tổ quốc?
Ai cũng lắc đầu. Tại sao vậy nhỉ?
Sáng nay Thời báo Vancouver đưa tin và đăng hình trang nhất cảnh người Việt ở Los Angeles, Cali, Hoa Kỳ biểu tình trước tòa Tổng lãnh sự Trung Quốc. Lại thấy người như nóng ran, sục sôi.
Người Việt dù ở đâu, dù dưới sắc cờ nào cũng không ngồi yên trước chảo nước biển Đông. Ngọn lửa hừng hực ấy luôn âm ỉ trong mọi con dân Việt, không cần phải thổi cũng sẵn sàng bùng cháy bất cứ lúc nào, miễn là đừng bưng thau nước lạnh hắt tạt vào.
Các nhân chứng cho hay có khoảng gần 50 sinh viên Việt Nam tập trung trước cổng Tổng lãnh sự Trung Quốc tại khu Toorak (Melbourne) chiều ngày 4/6 (Bay Vút)
"Tạo niềm xúc động”
Các nhân chứng cho hay có khoảng gần 50 sinh viên Việt Nam tập trung trước cổng Tổng lãnh sự Trung Quốc tại khu Toorak (Melbourne) để bày tỏ thái độ phản đối trước các sự kiện mà họ tin rằng Trung Quốc đang tăng cường xâm lấn chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Số lượng này thấp hơn rất nhiều so với dự kiến, bởi có sự chênh lệch lớn giữa những thành viên cho biết họ sẽ tham dự (khoảng 350 người) và lượng sinh viên thực tế có mặt tại nơi diễn ra sự kiện.
Tuy nhiên, trong một buổi chiều cuối thu rực nắng ở Melbourne, những lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam đã tung bay và nhóm sinh viên đã bày tỏ chính kiến của họ một cách hòa bình, trật tự, có tổ chức.
Những hình ảnh và cả đoạn video clip dài 4 phút được đưa lên mạng Youtube rồi lan truyền qua Facebook sau đó (nhanh chóng được hơn 8.000 lượt xem) cho thấy nỗ lực khá khí thế của nhóm sinh viên này.
Họ mang theo biểu ngữ được sơn chữ đỏ trên giấy cứng, tấm vải xanh có chữ ‘Hòa bình’ và cả đàn guitar.
Một chàng trai trẻ mặc áo trắng, quần jean xanh trông rất lịch sự và hiền lành, cầm loa phát động những tiếng hô: “Tôi yêu Việt Nam”, “We love Vietnam, We love Australia” và cả “We love Australian police”.
Cũng chính anh, một tay cầm loa và tay còn lại nhìn vào iPad, đọc sang sảng bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ‘Nam quốc sơn hà’ được sáng tác thời Lý và được ví là ‘bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam’.
Nhóm sinh viên đã hưởng ứng đọc theo đầy nhiệt huyết.
Một vài lời bình luận trên mạng xã hội rằng đoạn đồng thanh đọc thơ đó “đã tạo niềm xúc động và tự hào”.
Khoảng 30 cảnh sát khu vực, vốn đã được thông báo trước, đã túc trực bên ngoài Tổng lãnh sự Trung Quốc, đồng thời dựng một số thanh chắn trước cửa và tường rào. Họ lặng lẽ theo dõi hoạt động ôn hòa của nhóm sinh viên Việt Nam từ khoảng cách 30 mét.
Sau khi nhóm sinh viên Việt Nam giải tán ra về trong trật tự và thân thiện, tốp cảnh sát cũng rút đi.
Là người yêu nước?
Một trong những người đứng ra kêu gọi bạn bè ở Melbourne tham gia sự kiện trên viết lại cảm xúc của anh trên Facebook rằng anh đã “làm được điều ý nghĩa nhất trong hơn 3 năm sống xa quê nhà”.
Với việc “được đứng cạnh những người bạn trẻ, vượt lên nỗi sợ hãi, bước đến trước cửa nhà của kẻ đã dám xâm phạm đất nước tôi, hô vang khẩu hiệu phản đối hành động ngang ngược đó, hô vang bốn chữ "Tôi yêu Việt Nam", anh cảm thấy “mình là người yêu nước”.
Tuy nhiên, anh vẫn thừa nhận rằng “có một chút buồn” vì có những người bạn chưa đến tham gia sự kiện ngày 4/6.
Điều này phần nào phản ánh những cự li khác biệt nhất định trong việc xuống đường biểu tình, hay từ ngữ được dùng gần đây là ‘tuần hành ôn hòa’, để phản đối Trung Quốc trong tâm lý giới trẻ Việt Nam.
Những bạn trẻ hăng hái tham gia tụ tập cho rằng, ít ra, họ cần phải bày tỏ thái độ phản đối và yêu cầu chính quyền Trung Quốc phải ngừng những hoạt động xâm phạm lãnh hải Việt Nam.
Họ bộc bạch rằng tất cả hành động đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước chân chính. Có lẽ, không ai có thể phủ nhận điều này.
Nhưng, cũng có ý kiến cho rằng giới trẻ và du học sinh Việt Nam, nếu thật sự yêu đất nước của họ thì cần đẩy mạnh thêm nữa những việc làm thiết thực hơn.
Một thành viên trên Facebook, khi xem đoạn video clip mà nhóm sinh viên Việt Nam hô to những lời phản đối hành động của Trung Quốc, cho rằng: “Rất cảm phục tấm lòng của mọi người ở Melbourne. Nhưng mục đích của chúng ta mới chỉ là đăng clip… thì mới dừng ở mức thể hiện tình yêu nước chứ chưa khẳng định được sự thật với thế giới và với Trung Quốc”.
Có ý kiến băn khoăn về tính hiệu quả thật sự của cuộc tụ tập trước cổng Tổng lãnh sự Trung Quốc đóng kín im ỉm vào ngày cuối tuần trên một đoạn đường vắng vẻ. Những tiếng hô, những biểu ngữ… dường như chỉ có cảnh sát địa phương nghe, thấy!
Ý kiến khác gợi ý về những cuộc tuần hành ở Melbourne, ví dụ của Đảng Xanh hô hào hành động ngăn chặn biến đổi khí hậu, của sinh viên Ấn Độ chống phân biệt đối xử, của người Li-băng yêu cầu chính quyền thành phố xây phòng cầu nguyện cho họ, đều diễn ra tại những địa điểm thu hút sự chú ý của đông người như Parliament House (Tòa nhà Quốc hội tiểu bang Victoria) hoặc các con phố chính ở trung tâm Melbourne, được truyền thông Úc quan tâm vì đánh giá tầm mức quan trọng của sự kiện.
Trái tim nóng và cái đầu lạnh
Hiện tại, Việt Nam và cộng đồng người Việt, du học sinh Việt năm châu vẫn đang rất quan tâm đến vấn đề Biển Đông và chủ quyền lãnh thổ.
Dù vậy, vấn đề tuần hành chống Trung Quốc vẫn là việc rất nhạy cảm và "mang tính ‘tự phát’ của người dân".
Sáng ngày 5/6, không thấy các trang mạng báo chí chính thống tại Việt Nam đưa tin về các cuộc ‘tuần hành ôn hòa’ phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh dù một số phóng viên của các báo vẫn tham dự tuần hành và chụp hình.
Các thành viên ở các mạng xã hội ở Việt Nam, ngoại trừ Facebook, trong ngày 5/6, cũng không thể đăng bài viết hay hình ảnh trên blog của họ vì “lý do nâng cấp kỹ thuật”.
Duy nhất Thông tấn xã Việt Nam đưa bản tin ‘Một số người phản đối hành động của Trung Quốc trong ôn hòa’ vào buổi tối cùng ngày và được một số báo mạng ở Việt Nam đăng nguyên văn lại vào sáng sớm hôm nay 6/6.
Bản tin này cho hay: “Một số người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM để thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc, bày tỏ thái độ phản đối việc các tàu hải giám của Trung Quốc cản trở hoạt động, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Những người này tụ tập trật tự, bày tỏ thái độ một cách ôn hòa và sau khi được các đoàn thể, các cơ quan chức năng của Việt Nam giải thích đã tự giải tán”.
Trên mạng Facebook, hiện có phong trào các thành viên từ Việt Nam đồng loạt để hình ảnh chủ (avatar) là một bích chương màu đỏ có hình ảnh chiến sĩ hải quân nước này cầm súng và dòng chữ song ngữ Anh-Việt ‘Trường Sa-Hoàng Sa là của Việt Nam’.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến trên Facebook cho rằng giới trẻ nước này hãy giữ ‘Trái tim nóng và cái đầu lạnh’ trong phong trào phản đối Trung Quốc hiện nay, đồng thời bày tỏ lòng yêu nước bằng những hành động thiết thực hơn nữa.
“Nếu bạn muốn giúp đất nước thiết thực nhất là hãy ra Hoàng Sa hay Trường Sa canh gác cùng các chiến sĩ ngoài đó bảo vệ bờ biển ranh giới khỏi tay Trung Quốc”, một bạn trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh viết trên trang Facebook của mình.
Đi xa đúng dịp ở nhà hừng hực lửa. Nhìn cảnh xuống đường mà lòng thêm bùng cháy. Bên này đại dương, ai cũng ngóng về quê nhà, gặp người Việt nào cũng hỏi chuyện biển Đông. Sóng biển Đông như sôi sang tận bờ biển Tây băng giá này.
Tôi gặp cả những nhóm cờ đỏ lẫn cờ vàng. Ừ thì nhiều khi lá cờ cũng chỉ là... chiếc áo. Vàng đỏ chi thì cũng là người Việt. Mấy chữ “đồng bào” và “tổ quốc” dường như càng đi xa càng thấm.
Nghe mấy nhóm bàn tính chuyện “chung cờ” xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc. Nhưng có vẻ không ổn. Lỡ ra trước Tòa lãnh sự Trung Quốc biểu tình phản đối người ta mà hai bên vàng đỏ nhà mình lại xung khắc vung tay võ mồm với nhau thì thằng Tàu nó cười cho muối mặt. Thế nên chẳng bên nào chịu bên nào, đỏ- vàng không chịu đứng chung trong cùng “đội ngũ”. 36 năm rồi, chỉ một nhúm người Việt xa quê cũng không nắm tay đứng chung được- Buồn tê tái!
Tôi bảo: Thế sao không dẹp hết cờ đi, tất cả nắm tay xuống đường với chỉ cùng một băng rôn mang hình Tổ quốc?
Ai cũng lắc đầu. Tại sao vậy nhỉ?
Sáng nay Thời báo Vancouver đưa tin và đăng hình trang nhất cảnh người Việt ở Los Angeles, Cali, Hoa Kỳ biểu tình trước tòa Tổng lãnh sự Trung Quốc. Lại thấy người như nóng ran, sục sôi.
Người Việt dù ở đâu, dù dưới sắc cờ nào cũng không ngồi yên trước chảo nước biển Đông. Ngọn lửa hừng hực ấy luôn âm ỉ trong mọi con dân Việt, không cần phải thổi cũng sẵn sàng bùng cháy bất cứ lúc nào, miễn là đừng bưng thau nước lạnh hắt tạt vào.
Cứ ước sáng mai thức dậy được cuốn mình giữa những dòng thác người Việt xuống đường giữa biển Tây này hướng về biển Đông, không một sắc cờ nào, chỉ có hai chữ “Việt Nam” và tấm hình Tổ quốc.
Thời báo Vancouver, Canada đưa cảnh người Việt ở Los Angeles, Cali, Hoa Kỳ biểu tình trước tòa Tổng lãnh sự Trung Quốc.
Vancouver, Canada đêm 15-6-2011
Trương Duy Nhất
Khoảng 350 người Việt tại Pháp, chủ yếu là sinh viên du học, đã biểu tình vào chiều ngày 24.6 tại quảng trường Trocadero, chống các hành động gây hấn ở Biển Đông của Trung Quốc. Dưới một rừng cờ đỏ, người biểu tình xếp hàng ngang 3,4 lớp trên sân đá giữa hai chái của lâu đài Chaillot, với một băng-rôn lớn nhất mang hàng chữ "Solidarité contre l'Invasion chinoise" (Đoàn kết chống Trung Quốc xâm lược), một băng khác bằng hai thứ tiếng "China, stop invading" và "Non à l'Invasion chinoise" ("Trung Quốc, hãy ngừng xâm lăng"), cùng nhiều bản đồ Biển Đông với cái lưỡi bò đỏ lòm, và những khẩu hiệu khác được viết nhỏ hơn...
Anh bạn Pháp-Việt Hồ Cương Quyết - André Menras mới hôm nào biểu tình ở trước lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM, nay cũng có mặt. Nhiều bà mẹ trẻ cũng mang con mình tới biểu tình.
Nhiều người khác đứng rải rác phía trước hàng ngũ, có nhiệm vụ phát truyền đơn và tranh thủ giải thích ý nghĩa của biểu tình với người qua đường. Truyền đơn bằng tiếng Pháp mang tiêu đề "Lời kêu gọi thế giới đoàn kết chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam", đã nhắc lại ngắn gọn (trong một trang giấy) các sự kiện tàu Trung Quốc phá hoại công việc thăm dò địa chấn của các tàu Bình Minh 2 và Viking II trong phạm vi vùng độc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế. Lời kêu gọi nêu bật tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông qua các hành động có chủ ý đó, và nhấn mạnh trở ngại mà Trung Quốc gây ra đối với việc hợp tác kinh tế biển giữa Việt Nam, Philipin, Malaysia, Indonesia và các nước khác (Mỹ, Anh, Úc, Pháp), gây tác hại cho sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới - vì tính chất thiết yếu của vùng biển này trên con đường vận chuyển hàng hoá giữa Đông Nam Á và châu Âu.
Trong hơn một tiếng đồng hồ, trước khi giải tán, những người biểu tình đã hô nhiều khẩu hiệu đòi hỏi Trung Quốc chấm dứt các hành động xâm lấn đó, chấm dứt việc giết chóc ngư dân Việt Nam, chen lẫn với những bài hát như Dậy mà đi, Nối vòn tay lớn... đồng thời cũng dành thời giờ đọc một bức thư gửi ông Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, nói lên sự bất bình của cộng đồng người Việt tại Pháp trước các hành động xâm lấn nói trên của Trung Quốc, đi ngược lại nguyện vọng chung sống hoà bình và cùng phát triển kinh tế, chống nghèo đói, của hai dân tộc Trung Hoa và Việt Nam. Bức thư, với những lời lẽ rất ôn hoà, kết thúc với khẳng định "Tuy nhiên, chúng tôi cũng rất quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của đất nước, cho chúng tôi bây giờ và cho các thế hệ tương lai".
P.V.
Khoảng 350 người Việt tại Pháp, chủ yếu là sinh viên du học, đã biểu tình vào chiều ngày 24.6 tại quảng trường Trocadero, chống các hành động gây hấn ở Biển Đông của Trung Quốc. Dưới một rừng cờ đỏ, người biểu tình xếp hàng ngang 3,4 lớp trên sân đá giữa hai chái của lâu đài Chaillot, với một băng-rôn lớn nhất mang hàng chữ "Solidarité contre l'Invasion chinoise" (Đoàn kết chống Trung Quốc xâm lược), một băng khác bằng hai thứ tiếng "China, stop invading" và "Non à l'Invasion chinoise" ("Trung Quốc, hãy ngừng xâm lăng"), cùng nhiều bản đồ Biển Đông với cái lưỡi bò đỏ lòm, và những khẩu hiệu khác được viết nhỏ hơn...
Anh bạn Pháp-Việt Hồ Cương Quyết - André Menras mới hôm nào biểu tình ở trước lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM, nay cũng có mặt. Nhiều bà mẹ trẻ cũng mang con mình tới biểu tình.
Nhiều người khác đứng rải rác phía trước hàng ngũ, có nhiệm vụ phát truyền đơn và tranh thủ giải thích ý nghĩa của biểu tình với người qua đường. Truyền đơn bằng tiếng Pháp mang tiêu đề "Lời kêu gọi thế giới đoàn kết chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam", đã nhắc lại ngắn gọn (trong một trang giấy) các sự kiện tàu Trung Quốc phá hoại công việc thăm dò địa chấn của các tàu Bình Minh 2 và Viking II trong phạm vi vùng độc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế. Lời kêu gọi nêu bật tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông qua các hành động có chủ ý đó, và nhấn mạnh trở ngại mà Trung Quốc gây ra đối với việc hợp tác kinh tế biển giữa Việt Nam, Philipin, Malaysia, Indonesia và các nước khác (Mỹ, Anh, Úc, Pháp), gây tác hại cho sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới - vì tính chất thiết yếu của vùng biển này trên con đường vận chuyển hàng hoá giữa Đông Nam Á và châu Âu.
Trong hơn một tiếng đồng hồ, trước khi giải tán, những người biểu tình đã hô nhiều khẩu hiệu đòi hỏi Trung Quốc chấm dứt các hành động xâm lấn đó, chấm dứt việc giết chóc ngư dân Việt Nam, chen lẫn với những bài hát như Dậy mà đi, Nối vòn tay lớn... đồng thời cũng dành thời giờ đọc một bức thư gửi ông Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, nói lên sự bất bình của cộng đồng người Việt tại Pháp trước các hành động xâm lấn nói trên của Trung Quốc, đi ngược lại nguyện vọng chung sống hoà bình và cùng phát triển kinh tế, chống nghèo đói, của hai dân tộc Trung Hoa và Việt Nam. Bức thư, với những lời lẽ rất ôn hoà, kết thúc với khẳng định "Tuy nhiên, chúng tôi cũng rất quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của đất nước, cho chúng tôi bây giờ và cho các thế hệ tương lai".
P.V.