Trưa nay đọc báo mạng thì hay tin ông Nguyễn Cao Kỳ đã qua đời vào sáng ngày hôm nay tại Kualar Lumpur (Malaysia). Ông thọ 81 tuổi. Thế là thêm một cựu chính khách miền Nam thời trước 1975 đã đi về cõi vĩnh hằng. Thấy báo chí trong nước có vẻ khiêm tốn trước tin này, nên tôi post lại đây bản tin trên báo Người Việt cho rõ ràng hơn.
Trong chính trường Việt Nam, có lẽ tướng Nguyễn Cao Kỳ là người thuộc vào nhóm “controversial” nhất. Ông và việc làm của ông là tiền để của biết bao tranh luận không ngừng nghỉ. Tôi chỉ biết loáng thoáng về ông, và có thể nói là rất có cảm tình với ông qua những việc làm cuối đời trong công cuộc hòa hợp hòa giải dân tộc.
Đọc tiểu sử thì được biết ông sinh ngày 8/9/1930 ở Sơn Tây. Như vậy là cùng quê với Thi sĩ Quang Dũng, tác giả bài thơ nổi tiếng mà sau này Nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ thành nhạc “Đôi mắt người Sơn Tây” bất hủ. Một bài báo tôi đọc trước đây cho biết ông vẫn còn nhiều họ hàng ở Sơn Tây và có một người trong dòng họ với tên Nguyễn Cao Kỳ. Theo wikipedia, ông nội của ông Nguyễn Cao Kỳ là Nguyễn Cao Côn làm tới chức thương tá (tức thương biện hay thương tá tỉnh vụ) tỉnh Sơn Tây; bố ông là Nguyễn Cao Hiếu làm nghề thầy giáo, sinh được 4 người con: 3 gái 1 trai. Nguyễn Cao Kỳ là con thứ 3, và là con trai duy nhất.
Ông là một người ăn học đàng hoàng. Tốt nghiệp trường Chu Văn An ở Hà Nội năm 1948, tốt nghiệp trường sĩ quan trừ bị ở Nam Định 1952, trường Marrakech Air Force (Morroco) năm 1954, và trường sĩ quan không quân (Air Command and Staff College) ở Mĩ năm 1958. Ông là một trong những phi công đầu tiên của Việt Nam. Theo như nhiều người kể lại, ông chẳng những là một tướng lãnh “chịu chơi” mà còn là một phi công có tài. Ông còn nói tiếng Anh giỏi. Đã thấy ông trả lời và nói chuyện với báo chí, tôi nghĩ hiếm thấy một chính khách Việt Nam nào có khả năng ngoại ngữ tốt như ông.
Về binh nghiệp và câu chuyện bên lề, có thể xem bài sau đây của vợ ông để biết thêm một nhân vật độc đáo. Xin trích một đoạn:
– Khi ra dẹp loạn Miền Trung năm 1966, Tướng Thủy quân Lục Chiến Hoa Kỳ, Lewis Walt tỏ ra uy quyền, hạch hỏi, anh Kỳ đã nghiêm mặt dạy cho ông ta một bài học về lãnh đạo chỉ huy.Anh hỏi: “Ông ở trong quân đội bao nhiêu năm rồi?”
“20 năm, sir”.“Vậy anh có biết trong quân đội có những mệnh lệnh chỉ cho cấp dưới biết mấy phút trước khi hành quân không?”
“Yes Sir”
“Vậy tôi là Thủ Tướng chính phủ, còn anh là Tướng chỉ huy của quân đội đồng minh, dưới quyền của Thủ Tướng. Anh có nghĩ là tôi phải xin phép anh hay hỏi ý kiến anh trước khi hành quân không?
“No sir”
“Then we understand each other, you may dismiss”.
Ông Kỳ là như thế. Dù tùy thuộc vào Mĩ nhưng ông có tự trọng của một người tướng, không bao giờ quị lụy Mĩ như nhiều người bên kia tưởng.Nay thì ông đã về cõi vĩnh hằng. Sự ra đi của ông trong lúc đất nước cần những tiếng nói hòa hợp hòa giải dân tộc thì cũng tiếc. Thôi thì tôi xin chúc ông được chuyển nghiệp một cách an lành.
NVT
====
Cựu Phó Tổng thống, tướng Nguyễn Cao Kỳ qua đời
Tướng Nguyễn Cao Kỳ trong tấm hình chụp năm 1971. (Hình: AFP/Getty Images)
Một trong hai nguồn tin này là ca sĩ Thanh Hà, bạn thân của Nguyễn Cao Kỳ Duyên, nói rằng cô được thông báo trực tiếp từ Kỳ Duyên.
Nguyễn Cao Kỳ Duyên, con gái ông Nguyễn Cao Kỳ, đang trên đường sang Malaysia mang thi hài thân phụ về Việt Nam an táng.
Bản tin của AP, dẫn lời ông Peter Phan, một người cháu của ông Kỳ, viết rằng ông Nguyễn Cao Kỳ qua đời trong khi được điều trị bệnh liên quan đến đường hô hấp, tại một bệnh viện ở Kuala Lumpur, Malaysia.
Cựu đại tá không quân, nhà báo Bồ Đại Kỳ, nghe tin này nói với Người Việt: "Tôi cũng rất buồn, ông vừa là cấp trên vừa là bạn của tôi. Nhưng một phần cũng thông cảm cho ông Kỳ là lúc lớn tuổi mà phải chịu tiếng bấc tiếng chì. Đối với người lớn tuổi thì điều đó cũng đau xót lắm nên qua đời cũng là sự giải thoát."
Ông Bồ Đại Kỳ nói thêm, "Cũng may là ông qua đời ở Mã Lai chứ không phải ở Sài Gòn hay Hà Nội. Nếu không, thì 'họ' sẽ còn lợi dụng cái chết của ông để làm nhiều chuyện khác."
Ông Nguyễn Cao Kỳ sinh năm 1930 tại Sơn Tây, nhập ngũ và qua khóa huấn luyện sĩ quan quân đội quốc gia Việt Nam ở khóa Nam Định năm 1952, rồi được tuyển đưa đi học phi công ở Marrakech, Morocco, cho tới năm 1954.
Trong Không quân Việt Nam Cộng Hòa, ông tiến nhanh từ chức vụ phi đoàn trưởng vận tải lên tới chỉ huy trưởng căn cứ không quân Tân Sơn Nhứt. Ông được qua Hoa Kỳ một thời gian để theo học trường chỉ huy tham mưu không quân ở Alabama và khi trở về nước đã thăng cấp mau chóng cùng với nhu cầu phát triển của không quân Việt Nam Cộng Hòa.
Năm 1963 ông tham gia cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm và sau đó được thăng cấp Thiếu tướng, giữ chức vụ Tư lệnh Không quân.
Tướng Kỳ nổi bật ở giai đoạn 1964-1965 vì tính cách độc lập của ông và vai trò của không quân trong sự tranh chấp giữa các tướng lãnh đưa tới những cuộc đảo chính liên tiếp.
Từ tư lệnh không quân lên thủ tướng, phó tổng thống
Giữa năm 1965 khi chính phủ dân sự trao quyền lực cho quân đội, tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, tương đương Thủ tướng.
Năm 1967, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ đắc cử Phó Tổng thống trong liên danh tướng Nguyễn Văn Thiệu và phục vụ tới năm 1971.
Năm 1975 khi quân đội Bắc Việt tiến chiếm miền Nam, tướng Nguyễn Cao Kỳ rời khỏi Sài Gòn trước giờ chót bằng trực thăng ra tàu USS Blue Ridge của hạm đội 7 Hoa Kỳ ngoài khơi Vũng Tàu.
Cựu tướng Nguyễn Cao Kỳ và vợ là bà Lê Kim trong chuyến về Việt Nam năm 2004. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Những năm đầu lưu vong tại Mỹ ông Kỳ ở Westminster, California và có thời gian làm chủ một tiệm liquor.
Năm 2004 ông gây sửng sốt trong dư luận và gặp sự chống đối mạnh mẽ của nhiều giới trong cộng đồng tị nạn khi loan báo trở về thăm Việt Nam, rồi tiếp theo cổ vũ và môi giới cho việc đầu tư của các công ty Hoa Kỳ vào làm ăn ở Việt Nam. Việc làm này khiến ông bị nhiều người chỉ trích là thỏa hiệp với cộng sản.
Từ năm 2005 ông Nguyễn Cao Kỳ chính thức trở về sống tại Việt Nam và chỉ trở lại Hoa Kỳ từng thời gian, không xuất hiện trước công chúng để tránh những sự đối kháng.
Ông Kỳ có ba người vợ. Vợ thứ nhất của ông là một phụ nữ Pháp ông lấy trong thời gian được huấn luyện phi công ở Bắc Phi. Sau cuộc đảo chính năm 1963 ông kết hôn với một nữ tiếp viên Air Vietnam, bà Đặng Tuyết Mai. Người vợ thứ ba là bà Lê Kim hiện còn sống với ông.
Ông có 6 người con, trong đó cô con gái út Nguyễn Cao Kỳ Duyên, con người vợ thứ nhì là bà Đặng Tuyết Mai, sau này nổi tiếng trong vai trò là người giới thiệu chương trình trong các băng nhạc Thúy Nga Paris. (HNV)
====
By THE ASSOCIATED PRESS
KUALA LUMPUR, Malaysia (AP) — Nguyen Cao Ky, the former air force general who ruled South Vietnam with an iron fist for two years during the Vietnam War, died Saturday. He was 80.
Nguyen Cao Ky in 1965. Associated Press
Mr. Ky died at a hospital in Kuala Lumpur, where he was being treated for a respiratory complication, his nephew in Southern California told The Associated Press.
“He was in good health, but in the last couple of weeks he had been weak,” the nephew, Peter Phan, said. He said Mr. Ky split his time between his home in California and Vietnam.
One of his nation’s most colorful leaders, Mr. Ky served as prime minister of South Vietnam, which was backed by the United States, in the mid-1960s. He had been commander of South Vietnam’s air force when he assumed the post in 1965, the same year American involvement in the war escalated.
He was known as a playboy partial to purple scarves, upscale nightclubs and beautiful women. In power during some of the war’s most tumultuous times, he was a low-key but sometimes ruthless leader.
“It’s true that I did have absolute power when I was made premier,” he said in a 1989 interview with The Associated Press. “You may recall there was no congressional body in South Vietnam at that time. For more than two years, my word was the absolute law.”
From 1967 to 1971, he was vice president under his frequent rival, Gen. Nguyen Van Thieu.
When General Thieu’s government in Saigon fell to North Vietnamese troops in 1975, Mr. Ky fled by piloting a helicopter to a United States Navy ship. He and his family eventually settled in the United States, where he led a quiet life largely away from politics. He made headlines in 2004 when he made a controversial visit back to his homeland, praising the Communists, his former enemies.
Born in Son Tay Province west of Hanoi in 1930, Mr. Ky grew up under French colonialist rule and became involved as a youth in the national liberation movement led by Ho Chi Minh.
He left the movement, however, when he fell ill with malaria. He eventually enlisted in the army, where he trained as a pilot and rose through the ranks during the French fight against the insurgency. He was among the one million who fled the south after France’s defeat at Dien Bien Phu in 1954. The French withdrawal divided the country into the Communist North and non-Communist South.
Mr. Ky rose steadily in South Vietnam’s fledgling air force and was chosen as prime minister by a junta even though he had no political experience.
He was able to end a disruptive cycle of coups and countercoups that had followed the assassination of Ngo Dinh Diem, whose repressive regime was overthrown by military generals in 1963.
But Mr. Ky proved overly optimistic about the American prospects for victory.
In an interview with The New York Times in 1966, Mr. Ky said American airstrikes would “very soon” force the North to request a cease-fire, and said of war critics in the Unites States Senate: “They know nothing about Vietnam. ... They just represent the minority.”
Saying he wanted to end corruption, Mr. Ky threatened to shoot merchants manipulating the country’s rice market. A businessman convicted of war profiteering was executed by a firing squad in March 1966; Mr. Ky attended the trial’s opening session.
But when it came time for the country’s presidential election in 1967, Mr. Ky yielded power to his longtime rival, General Thieu, who at the time held the ceremonial post of chief of state. Mr. Ky served as General Thieu’s vice president until 1971, when he was briefly a rival candidate to General Thieu’s re-election.
He went on to watch General Thieu preside over the fall of Saigon. General Thieu was forced to step down as North Vietnamese troops closed in. He eventually left the country and died in Boston in 2001 at age 78.
The journalist and author Neil Sheehan, who won a Pulitzer Prize for his book on Vietnam, “A Bright Shining Lie,” told The A.P. in 1989 that Mr. Ky and General Thieu were “corrupt Young Turks” who rose to power as American involvement dramatically increased.
Mr. Ky flatly denied the characterization, saying, “If I had stolen millions of dollars I could live like a king in this country, but obviously I don’t live like a king. Believe me, I was a soldier fighting for freedom, not a politician interested in power and money.”
Mr. Ky made headlines in 2004 when, after 29 years in exile, he made a homecoming trip to Vietnam, dropping his vitriolic anti-Communist rhetoric and calling for peace and reconciliation.
Mr. Ky, who was married three times, is survived by six children and, according to his memoir, 14 grandchildren. He had five children by his first wife, a French woman. He and his second wife, a Vietnamese woman, had a daughter, Nguyen Cao Ky Duyen, a prominent Vietnamese-American entertainer. He met his third wife while living temporarily in Bangkok.
Đỗ Văn
Cựu phóng viên BBC Việt Ngữ
Vợ chồng Tướng Nguyễn Cao Kỳ tới thăm Đỗ Văn tại nhà riêng ở London, 1968
Phải chờ một vài ngày sau khi Tướng Nguyễn Cao Kỳ từ trần người ta mới chứng kiến một tiếng vang lớn trong cộng đồng người Việt ở cả trong và ngoài nước và trong giới truyền thông đại chúng trên trường quốc tế.Tin ông qua đời đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng mọi người, tùy theo cách suy luận của mỗi người về cuộc đời ông.
Riêng cá nhân Tướng Nguyễn Cao Kỳ có những nét đặc biệt, nhưng nói chung người ta còn được biết và quan tâm theo dõi đến những hành động và ngôn từ của ông liên quan đến vận mệnh đất nước Việt Nam trong vài chục năm qua.
Như vậy ông không phải là người tầm thường.
Sự nghiệp của ông xuất thân là một phi công và rồi từ đó ông lên đến đỉnh cao trong Không lực Việt Nam Cộng Hòa với chức Tư lệnh.
Ông đã từng vào sinh ra tử, từng tiếp xúc với thần chết trong cuộc đời binh nghiệp của mình.
Một đêm mưa bão, trong một chuyến bay ra nước ngoài trên không phận Nhật Bản, phi cơ bị hỏng máy định hướng, ông đã hướng dẫn máy bay chao đảo trên vùng trời. Nhưng thần chết đã phải lùi bước và ông đã đưa được máy bay và đồng đội hạ cảnh an toàn tại một phi trường không định trước.
"Hành động của ông không phải là nông nổi và thiếu suy nghĩ mà vì ông cho là để có một viễn kiến chính xác cần phải đóng góp cho tương lai của đất nước mai sau."
Đỗ Văn
Như một vị tướng đích thân cầm quân ra trận, đã có lần ông dẫn đầu một phi vụ đi tấn kích trong thời chiến ở Việt Nam và máy bay bị trúng đạn ngay ghế ngồi, sinh mệnh trong đường tơ kẽ tóc.
Nhưng ông vẫn sống vì dường như định mệnh đã bắt ông phải sống để đưa ông vào đời sống chính trị, một thiên chức mà ông không ngờ trước là lịch sử đã đưa đẩy ông tới vài trò lãnh đạo vào hàng cao nhất ở miền Nam Việt Nam.Cũng nhờ vậy mà trong khoảng giữa thập niên 1960, sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, sau nhiều cuộc đảo chính và chỉnh lý ông đã ổn định được xã hội, gạt bỏ và bình trị được những bất ổn trong chính trường để từ đó về sau nền Đệ nhị Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam đi vào một tiến trình lập hiến theo thể chế dân chủ.
Có lẽ sự thành công của ông về mặt chính trị một phần nào cũng nhờ ở những suy nghĩ của ông dựa trên cảm tính mà ra.
Ngay sau khi lên cầm quyền, ưu tiên của ông là triệt để trừ khử nạn tham nhũng.
Hành động này của ông thể hiện được một cách mạnh dạn vì chính bản thân ông cho đến tận bây giờ không ai có thể nói rằng ông là một con người đã bị tha hóa và bị lôi cuốn vào tệ trạng nham nhũng, một căn bệnh đã làm ô danh nhiều chính khách và chính thể trên trường quốc tế.
Dễ bị hiểu lầm
Bề ngoài, Tướng Nguyễn Cao Kỳ là một nhân vật dễ bị người ta hiểu lầm vì ông có phong cách hào hoa, dễ bị coi là hào nhoáng. Nhưng sự thật, ông là một con người rất bình dị và nhân hậu.
Điều đáng lưu ý hơn nữa đó là ông cũng là một con người độ lượng và không bao giờ để tâm hằn học với những người lên tiếng chỉ trích ông hoặc các đối thủ chính trị ác cảm với ông.
Tướng Nguyễn Cao Kỳ luôn luôn nói đến hai chữ TÂM và ĐỨC của đạo Phật. Đã có lúc ông thổ lộ rằng đối với ông, bất cứ một ý nghĩ nào cũng phải dựa vào cái Tâm và bất cứ một hành động nào cũng phải đặt trên nền tảng của cái Đức.
Tướng Nguyễn Cao Kỳ và ông Đỗ Văn, 3/2010
Cũng vì thế ông đã nhẹ nhàng nhân nhượng để Tướng Nguyễn Văn Thiệu ra tranh cử Tổng thống vào lúc ông đang có toàn quyền và thế lực ở trong tay, một điều mà sau này ông tỏ ra rất hối tiếc khi nghĩ đến sự suy vong của miền Nam về sau.Nói cho cùng, đất nước Việt Nam vào nửa sau thế kỷ 20 đã không may vì ở vào vị thế bất lợi trong cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai ý thức hệ cho nên bất cứ một chế độ nào, một nhân vật nào trong chính trường cũng khó có thể hành xử được mọi điều theo ý muốn vì cái khó bó cái khôn.
Cho đến cuối cuộc đời, Tướng Nguyễn Cao kỳ vẫn còn là một nhân vật gây ra nhiều tranh luận khi chung cuộc ông trở về Việt Nam.
Hành động của ông không phải là nông nổi và thiếu suy nghĩ mà vì ông cho là để có một viễn kiến chính xác cần phải đóng góp cho tương lai của đất nước mai sau.
Con người chỉ nhất thời, chế độ nào cũng chỉ nhất thời rồi sẽ bị mai một nhưng đất nước ngàn thu vẫn còn đó. Đúng hay sai, hãy để lịch sử mai sau phê phán.
Tướng Nguyễn Cao Kỳ vẫn thường nói, sống chết có số mệnh. Ông tự hào là con nhà Phật. Nay ông đã trở về với cõi trời nơi cửa Phật. Cầu mong linh hồn ông được thanh thản, bớt đi những ưu tư về tình yêu đất nước luôn luôn canh cánh trong lòng.
Nguyễn Giang
BBCVietnamese.comThủ tướng Nam Việt Nam, Nguyễn Cao Kỳ và Tổng thống Mỹ Johnson tại Honolulu năm 1966
Ngày 6/2/1966, báo chí Mỹ đưa tin Tổng thống Lyndon B. Johnson cùng các nhân vật quân sự cao cấp của Hoa Kỳ gặp Thủ tướng Nam Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ tại in Honolulu.Kể từ đó cho đến cuộc hành quân Lam Sơn năm 1971, nỗ lực đáng kể cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa để đổi thế cờ, tưởng như còn rất xa.
Các bài liên quanThiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ qua đời ở tuổi 81 Khi thăm Hawaii ông Kỳ cũng bắt đầu cùng các tướng lĩnh trong Bấm Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia dấn bước vào một cuộc phiêu lưu chính trị - quân sự đầy bất trắc nhưng Hoa Kỳ luôn đóng vai quyết định.
Cũng vào đầu năm 1966, ai mà hình dung được lúc Sài Gòn sụp đổ, chính Tướng Kỳ có cú đáp trực thăng xuống tàu chiến Mỹ, liều lĩnh nhưng 'hạ cánh an toàn', như mọi việc trong cuộc đời luôn được báo chí chú ý của ông.
Và ai nghĩ được 'Con Tạo oái oăm' tới mức khi ông về thăm quê Sơn Tây nhiều năm sau cuộc chiến, báo chí của nước Việt Nam cộng sản bám sát, mô tả ông một cách hãnh diện.
Danh nhân Sơn Tây
Trong khi News Online của BBC tiếng Anh chạy tin "Vietnam Welcomes Former Enemy" (Việt Nam đón chào kẻ cựu thù), báo chí trong nước coi chuyến về thăm quê của ông Kỳ là một thành công của chính sách kiều vận.Ông cũng không hề che dấu chuyện về Việt Nam, nhưng cũng chẳng tỏ ra hối tiếc hay xin lỗi gì về cuộc chiến như một số nhân vật ở Hà Nội mong mỏi.
Tôi chưa bao giờ gặp ông Nguyễn Cao Kỳ và đọc cuốn 'Con Cầu Tự - Cuộc chiến để cứu Việt Nam của tôi' (Bấm Buddha's Child: My Fight to Save Vietnam) ông viết với tác giả Mỹ Marvin Wolf thấy có quá nhiều đoạn tự khen.
Ngoài các vụ gây choáng cho 'đồng minh Hoa Kỳ' như chở tướng lĩnh của họ bay thấp tới mức chạm sóng biển, ông cũng dành nhiều trang kể cảnh tán gái.
Tướng Nguyễn Cao Kỳ cổ đeo khăn lụa, hỏi một tù binh cộng sản bị bịt mắt tại Gio Linh năm 1967, đằng sau là ký giả của đài CBS News
Trực thăng của công được ông dùng để tạo ấn tượng cho một thiếu nữ đã bay tung cả mái nhà nơi xóm nghèo cô sống.Chả thế mà báo chí ngoại quốc gọi là là tay tướng 'cao bồi' của Chế độ Sài Gòn.
Với người miền Nam, một tướng Kỳ nắm quyền còn được ghi nhớ qua chính biến lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, cuộc đấu đá với Tướng Nguyễn Khánh, vụ loại Tướng Nguyễn Chánh Thi, trấn áp Phật giáo miền Trung, và nhiều sự kiện khác.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC Tiếng Việt khi ông có ý định về nước Tướng Kỳ nói rất tình cảm rằng Việt Nam là tổ quốc, quê hương và nói mạch lạc, mạnh mẽ rằng ông chưa bao giờ ủng hộ chủ nghĩa cộng sản.
Câu đó có thể khiến bạn nghe đài BBC ở trong nước ng̣ac nhiên nhưng với cả triệu người Bắc di cư năm 1954 thì là chuyện hiển nhiên.
Thực ra ông Kỳ về thăm quê vì nhiều năm sau cuộc chiến, quê hương với ông vẫn to lớn hơn khái niệm 'cộng sản'.
Và khi đã có tuổi, ai mà không có quyền của một con người tìm về lại nơi chốn tuổi thơ.
Nhưng với nhiều người gồm cả tôi, chuyện ông về thăm quê thì cũng bình thường thôi, chỉ lạ là việc gì ông phải hăng lên nói về khá nhiều đề tài.
Tôi không rõ việc làm ăn của ông ở Việt Nam thành bại ra sao.
Nhưng dù không phải là chiến lược gia, ông cũng vung vinh khuyến khích Việt Nam "phải đi theo con đường Trung Quốc" và ca ngợi thuyết 'thịnh vượng không cần tự do' bằng các ví dụ của Hàn Quốc thời Park Chung Hee và Thái Lan thời Sarit Thanarat.
Nhưng đấy là khi đặt ra vấn đề quan điểm, còn với không ít người dân miền Bắc, việc ông về nước không gây tranh cãi nhiều lắm.
Trong một lần lên thăm Thành Sơn Tây và ngồi ăn trưa với bạn bè, tự nhiên câu chuyện về địa phương của chúng tôi lan sang bàn về ông Kỳ, người xuống Hà Nội sống hồi trẻ và đi xa hơn nhưng vẫn mang tính cách 'ngông có hạng' của vùng Sơn Tây.
Người dân ở đó nhắc đến ông Kỳ cũng như bất cứ mọi nhân vật có tên tuổi làm nổi danh làng xã, tỉnh huyện mình.
Với họ, 'danh nhân Sơn Tây' gồm cả Tướng Kỳ của Sài Gòn và nhà thơ quân đội Quang Dũng, người vì thơ hay và tính khảng khái (một dạng ngông?) nên bị Đảng xử tệ.
Ông là ai?
Bức hình từ năm 1971 thường được truyền thông ngoại quốc dùng để mô tả về một ông Nguyễn Cao Kỳ 'hào hoa' và biết ăn chơi
Với người Việt thì l̀a như vậy, còn với nước ngoài, tôi nghĩ cuộc đời ông Kỳ và cách người ta nhìn ông cũng nói lên khá nhiều về vị thế và thân phận người Việt Nam nói chung.Tướng Charles de Gaulle của Pháp từng hỏi "Qui est Ky?", tạm dịch thiếu phần chơi chữ tiếng Tây: Kỳ, y là ai?
Tôi dám chắc rằng ngày nay, mỗi khi một lãnh đạo cao cấp từ Ba Đình ra nước ngoài, thì quan chức Âu Mỹ cũng hỏi như vậy, hàm ý "Y là loại gì, có gì đáng nói?"
Và ông Kỳ còn hơn nhiều ông lãnh đạo hiện giờ vì ông rành cả tiếng Pháp, tiếng Anh, ngồi hút thuốc, đàm đạo với các lãnh đ̣ạo Phương Tây, Đài Loan, Đông Nam Á rất có vai vế, chẳng kém chút nào.
Nhưng nghĩ kỹ lại thì hình ảnh bên ngoài là một chuyện, cách nước lớn đối xử với ông, tức là với miền Nam khi đó và rộng ra là người Việt Nam nói chung, lại là chuyện khác.
Sau cuộc gặp Honolulu, Tổng thống Johnson hùng hồn:
"Cuộc hội đàm ra tuyên bố chung rằng Hoa Kỳ cam kết giúp Nam Việt Nam 'chống xâm lược', phát triển nền kinh tế, thiết lập nguyên tắc tự quyết, chính phủ vì đồng thuận của nhân dân."
Hệt như các ông Bush và Obama sau này nói về Afghanistan và Iraq, ông Johnson cũng nói rằng chiến thắng ở Việt Nam không phải bằng quân sự mà là 'chiến thắng đói nghèo, bệnh tật và nỗi vô vọng'.
Tôi luôn thán phục người Mỹ, xưa và nay, về tài hùng biện.
Nhưng lời của ông Johnson, người mới thực là quê xứ cao bồi Texas, đã bị những cơn lốc chiến tranh và mớ bùng nhùng của chính trị Washington cuốn đi rồi tan biến trong không trung.
Thứ còn lại không chỉ là vị đắng của quân nhân cán chính đồng minh Việt Nam Cộng Hòa mà cả vị ṃăn của hàng triệu người Việt đổ ra.
'Nền dân chủ cho Nam Việt Nam' hai ông tuyên bố chung ở Honolulu thì đến nay cả nước Việt Nam vẫn còn chật vật 'quá độ' mãi chưa tới.
Hoa Kỳ đang quay lại ve vãn một cựu thù đa nghi vì cuộc chơi đại dương và hàng hải mới ló nhưng tôi chưa thấy rõ con cháu ông Johnson sẽ thực hiện các mục tiêu cao đẹp ông nói với ông Kỳ năm 1966 cho Việt Nam bằng cách nào.
Điều quá rõ trong Cuộc chiến Việt Nam là một mình ông Kỳ, bản thân chưa bao giờ là một danh tướng, chẳng làm được gì để xoay chuyển tình thế cho miền Nam.
Đầu năm 2004 vợ chồng ông Kỳ trở lại Việt Nam
Phỏng vấn :Thậm chí đến cả bây giờ, một nước Việt Nam thống nhất, do một đảng lãnh đạo toàn quyền mà còn gay go tìm hướng trong cuộc chơi với các nước lớn, huống chi là tình cảnh của VNCH khi đó.
Nên tất nhiên ta cũng sẽ không công bằng nếu đòi ông Kỳ phải có phần trong việc gây dựng lại Việt Nam thời hậu chiến.
Khi về thăm lại quê hương năm 2004, theo cách tính tuổi của nhiều làng quê miền Bắc thì ông đã ở tuổi th́ất tuần, thuộc hàng thượng thọ.
Lục lại tư liệu tôi thấy hóa ra không phải khi đó ông Kỳ mới thay đổi cái nhìn về người Mỹ, về miền Bắc.
Năm 1967, khi hỏi chuyện một tù bình cộng sản ở gần vùng giới tuyến, ông được báo chí Mỹ trích lời phê phán Washington "ngưng chiến", và hô hào đối thoại với Hà Nội.
Theo ông, hai miền Nam Bắc Việt Nam cần nói chuyện trực tiếp, "không có những kẻ lạ" (without outsiders) vào một th̀ơi điểm chín muồi.
Không biết lúc qua đời, Tướng Nguyễn Cao Kỳ (1930 - 2011) có nghĩ rằng câu nói của ông trên 40 năm trước, có thể chỉ để 'lấy điểm' với truyền thông ngoại quốc vẫn còn ý nghĩa.
Người Việt trong và ngoài nước chưa thực sự thống nhất về tinh thần, và vai trò của những 'outsider' với số phận Việt Nam nay còn lên cao hơn bao giờ hết.
Việc ông Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Phó Tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ đang cư trú tại California (Hoa Kỳ) được Nhà nước ta cho phép về thăm quê hương Sơn Tây đang là chuyện thời sự của người dân Sơn Tây (tỉnh Hà Tây).
Nhà số 51 Ngô Quyền, Sơn Tây
Có người hỏi: “Sao lại cho cái con người đã từng tham gia cuộc chiến tranh phi nghĩa chống lại dân tộc, gây ra bao nhiêu đau thương tang tóc cho nhân dân Việt Nam, mặc dù cuộc chiến tranh ấy đã lùi xa, về thăm quê được?”. Nhưng nhiều người lại bảo:
“Đảng, Nhà nước ta thực hiện chính sách khoan hồng và nhân đạo, tạo điều kiện cho ông Kỳ về thăm quê hương. Đó cũng là đạo lý cao đẹp của người Việt Nam chúng ta”.
Có 2... Nguyễn Cao Kỳ
Chiều ngày 7/1/2003, tức 16 tháng chạp âm lịch, chỉ còn 14 ngày nữa là đến tết 2004, chúng tôi có mặt tại thị xã Sơn Tây. Cả một con phố Ngô Quyền dài, nơi ông Nguyễn Cao Kỳ sinh ra và lớn lên, đang râm ran bàn tán chuyện ông được về thăm quê. “Các chú hỏi con cháu nhà ông Nguyễn Cao Kỳ nào? Ở đây có tới 2 ông Nguyễn Cao Kỳ” Một bà cụ ở đầu phố Ngô Quyền (mà sau đó chúng tôi được biết là Kiều Thị Lợi, 83 tuổi) vặn lại khi chúng tôi hỏi thăm cụ về con cháu của ông Nguyễn Cao Kỳ. Thấy chúng tôi ngạc nhiên cụ Lợi cười, giải thích: “Chuyện là thế này: Ông Nguyễn Cao Hoạch và ông Nguyễn Cao Hiếu là 2 anh em con chú con bác. Ông Nguyễn Cao Hoạch (dân Sơn Tây gọi là ông phủ Hoạch) sinh được 2 người con, con cả là Nguyễn Cao Đăng, con thứ 2 là Nguyễn Cao Kỳ (tức Tùng). Chúng tôi hay gọi là Kỳ Tùng, hay Kỳ “anh”. Còn ông Nguyễn Cao Hiếu (hay còn gọi là cụ giáo Hiếu) sinh được 3 người con: 2 cô con gái đầu và cậu con trai thứ 3 là Nguyễn Cao Kỳ, tức Kỳ “em”. Kỳ “em” chính là cựu Phó Tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ Nguyễn Cao Kỳ. Kỳ “anh” sau đó vào Sài Gòn sinh sống bằng nghề bán xăng dầu”.
Ông Hoạch.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết sau những thăng trầm của lịch sử dòng họ Nguyễn Cao đã ly tán, phiêu bạt khắp nơi. Hiện nay ở Sơn Tây chỉ còn lại một người cháu gọi ông Nguyễn Cao Kỳ , cựu Phó Tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ bằng chú. Đó là chị Nguyễn Thị Tý (tức Tâm), 44 tuổi ở phố Ngô Quyền. Chị Tý (hiện có 2 con: một trai đang học lớp 10, con gái học lớp 8) là con gái ông Nguyễn Cao Đăng. Cuộc sống của gia đình chị Tý rất khó khăn. Hàng ngày chị bán rau ở chợ Sơn Tây, còn chồng chị làm nghề sửa chữa xe đạp ở Hà Nội. Khi chúng tôi tới nhà chị thì trời đã tối mịt. Chị cũng vừa đi chợ về. Chị cho biết, sáng 7/1 ra chợ chị được một số người quen cho biết rằng báo chí đăng tin ông Nguyễn Cao Kỳ được Nhà nước ta cho về thăm quê. “Đây thực sự là tin đột ngột đối với gia đình chúng tôi. Ban đầu tôi không dám tin vì nghĩ rằng dẫu sao thì chú ấy cũng đã từng là Phó Tổng Thống Chính quyền nguỵ, từng tham chiến chống lại cách mạng”.
Nguyễn Cao Kỳ qua ký ức của người Sơn Tây
Ông Bạn.
Chị Tý kể rằng, chị không hề biết “mặt mũi của ông Nguyễn Cao Kỳ ra sao cả”. Trong các năm từ 1974 đến 1977 gia đình chị nhận được chừng chục lá thư của ông Nguyễn Cao Kỳ. Sau đó thì không có liên lạc gì với ông Kỳ nữa. “Lúc đó mẹ tôi còn sống. Bà rất giận ông Kỳ vì ông Kỳ đã làm rất nhiều điều tồi tệ: chống lại cách mạng, gieo rắc nhiều đau khổ cho nhân dân. Nhận đựơc thư bà kiên quyết không chịu đọc. Thậm chí còn đem đốt hết, mặc dù trong thư ông cũng chỉ hỏi thăm sức khoẻ của cha mẹ tôi. Thư không có địa chỉ nên chúng tôi cũng không hồi âm” - chị Tý kể. Ông Nguyễn Văn Bạn, 78 tuổi (ở 98 Phùng Hưng, thị xã Sơn Tây), người học cùng lớp với ông Nguyễn Cao Kỳ “anh”, từng biết rất rõ ông Nguyễn Cao Kỳ “em” kể: “Ông Nguyễn Cao Kỳ “em” sinh năm 1930, là con trai của ông giáo Hiếu. Ông Hiếu rất cưng chiều ông Kỳ. Ông Kỳ học giỏi, nhưng rất ngỗ ngược. Trẻ con cùng trang lứa ai cũng “ngán” cậu “quý tử” này. Ông Kỳ học ở Sơn Tây đến hết lớp 4 thì được ông Hiếu cho về Hà Nội vào học Trường Bưởi (Trường PTTH Chu Văn An hiện nay). Năm 1952 Nguyễn Cao Kỳ bị Pháp bắt đi lính và được đưa vào huấn luyện tại Trường sỹ quan trừ bị khoá I ở Nam Định. Sau đó Nguyễn Cao Kỳ được chọn sang Pháp đào tạo tại trường không quân Narrakech. Sau khi kết thúc thúc trường này Nguyễn Cao Kỳ bắt đầu con đường binh nghiệp và chính trị đầy sóng gió và bi kịch của mình”.
Ngõ vào nhà chị Tý.
Còn ông Lý Đức Phương, 57 tuổi, Phó Chủ tịch, rồi Chủ tịch phường Ngô Quyền giai đoạn 1979-1989 kể: “Tôi lớn lên thì ông Nguyễn Cao Kỳ đã rời khỏi Sơn Tây rồi. Sau này chúng tôi biết rằng ông Nguyễn Cao Kỳ đã làm đến chức Phó Thủ tướng, rồi Phó Tổng thống nguỵ, từng nổi danh với cái tên “ông tướng râu kẽm” chống lại cách mạng, chống lại nhân dân rất quyết liệt. Là người cùng quê chúng tôi đã từng rất căm giận ông ấy. Nhưng nay cuộc chiến tranh đã lùi xa. Hơn nữa những năm gần đây ông Kỳ đã có những thái độ khác trước: năm 1992 ông ấy đã từng lên tiếng đòi chính quyền Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam. Ông ấy lại liên tục xin được về quê và tết năm nay đã được Nhà nước cho phép về thăm quê. Chúng tôi hiểu và chia sẻ những tâm tư, trăn trở của ông ấy”.
Vâng, tất cả những người Sơn Tây mà chúng tôi có dịp gặp gỡ và trò chuyện đều không quên những gì mà ông Nguyễn Cao Kỳ đã làm, nhưng tất cả đều sẵn sàng tha thứ để đón nhận ông...
Lê Tuấn Vũ
Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN Phạm Thế Duyệt: "Đó là đạo lý của người Việt Nam"
Ngay sau khi ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Thủ tướng, cựu Phó Tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ hiện đang sinh sống tại Mỹ được Nhà nước ta đồng ý cho về thăm quê Sơn Tây (tỉnh Hà Tây) vào dịp tết Giáp Thân, TS đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ VN về vấn đề này.
Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN Phạm Thế Duyệt
Chủ tịch Phạm Thế Duyệt nói:
Chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, xoá dần dị biệt, mở rộng tương đồng, đoàn kết rộng rãi những người Việt Nam yêu nước, thương nòi cùng góp sức xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp hơn. Đồng thời chúng ta cũng không định kiến đối với những người đã từng một thời lầm lỗi, từng có thời chống phá lại công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, nhưng nay họ đã có những suy nghĩ và hành động muốn góp phần xây dựng quê hương, đất nước thì chúng ta đều tạo điều kiện để họ có cơ hội được làm điều đó.
Nhưng thưa Chủ tịch, ông Nguyễn Cao Kỳ từng là Phó Tổng thống Chính quyền Sài Gòn?
Ông Nguyễn Cao Kỳ nay tuổi đã cao, sức đã yếu lại nhớ về quê hương. Ông ấy có ý nguyện được về thăm lại nơi đã sinh ra và lớn lên, đã xin phép và được các cơ quan chức năng của Nhà nước ta cho phép. Đây là sự thể hiện tính nhân đạo của chúng ta, của những người cộng sản Việt Nam, chứ không phải chúng ta muốn “lấy lòng” ai cả. Đó cũng là cách để chúng ta thể hiện rằng chúng ta không có thành kiến với bất cứ một ai, nếu người đó có thiện chí. Đó cũng là đạo lý của người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Đạo lý này đã được thể hiện xuyên suốt cả chiều dài lịch sử của dân tộc ta: từ các thời Đinh, Lý, Trần, Lê...
Nhưng có ý kiến cho rằng đây là chính sách có phần “ưu tiên” cho ông Nguyễn Cao Kỳ?
Đây không phải là chính sách “ưu tiên” cho riêng cá nhân ông Nguyễn Cao Kỳ mà bất cứ ai có thiện chí muốn tìm hiểu tình hình Việt Nam, mong muốn được đóng góp trí tuệ, sức lực cho đất nước chúng ta đều tạo điều kiện tốt nhất có thể được cho họ và ai cũng có cơ hội như nhau.
Xin cám ơn Chủ tịch!
Lê Nam (thực hiện)
Việt Báo (Theo_VietNamNet)
Kính Thưa chư vị cao tăng Phật Giáo.
Kính thưa Ngài Đại diện Hoàng Gia và chính phủ Mã Lai
Kính thưa toàn thể quan khách, những bạn bè của bố mẹ Kỳ Duyên, các chú các bác, thân bằng quyến thuộc và các bạn của KD.
Trước hết KD rất nghẹn ngào gửi lời cám ơn đến tất cả quí vị đã đến phúng điếu, tiễn đưa và chia buồn với gia đình chúng tôi.
Trong lúc tang gia bối rối thế nào cũng có điều sơ xuất, xin quí vị hãy nịêm tình tha thứ cho.
Sự có mặt của quí vị ở đây hôm nay, đường xá xa xôi diệu vợi, đã nói lên lòng ưu ái của quí vị đối với bố chúng tôi thật tuyệt vời.
Tôi tin chắc Linh hồn của bố tôi, quanh quẩn đâu đây , chắc đang mỉm cười nhìn quí vị!
Bố ơi!
Thế là bố đã ra đi vĩnh viễn thật rồi…! tự nhiên chúng con cảm thấy hụt hẫng, mất mát một điểm tựa tinh thần vô cùng quí giá. Lúc còn sống, tuy mấy bố con vì hoàn cảnh nên mỗi người một phương, nhưng khi gập chuyện gì khó khăn thì lại non dại chạy về với bố, và bố đã cho chúng con những lời khuyên nhủ thật xác đáng.:
Đôi khi hoang mang vì thấy có một số người chống đối bố, chúng con hỏi, thì bố giảng giải tường tận cho chúng con…
và chúng con lại thấy rất hãnh diện về lý tưởng, về lòng yêu nước cũng như tinh thần khởi bước hòa giải dân tộc của bố.
Giống như vừa được thêm nội lực, chúng con lại tự tin, và mạnh dạn đối diện với cuộc sống.
Con thiết nghĩ, niềm tự hào và hãnh diện về bố trong lòng chúng con còn to lớn và quí giá hơn tất cả tiền bạc trên thế gian mà bố có thể để lại được cho tụi con.
Bố đã dậy chúng con biết làm người, cho chúng con ngửng mặt lên hiên ngang với đời, chứ không phải âm thầm, tự ti mặc cảm vì bố mình.
Bố nói : “muốn thực thi lý tưởng, mình phải dũng cảm và vững tin ở mình. Chấp nhận khó khăn và một vài chống đối của những người chưa hiểu mình hay không đồng chí hướng. Và… lẽ dĩ nhiên là cô đơn rồi ! đó là cái giá mình phải trả thôi! Nhưng khi có lý tưởng mình sẽ không còn sợ gì nữa!”
Bố đúng hay sai, sau này sử xanh sẽ phán xét. Chỉ biết rằng riêng chúng con, với tư cách khách quan là một công dân VN ( vì chúng con đã đủ tuổi trưởng thành để biết xét đoán, và không thiên vị ) Chúng con thật tự hào, kiêu hãnh và vinh hạnh được là con của bố!
Ai cũng có những lỗi lầm trong đời sống cá nhân. Bố cũng không tránh khỏi. Tuy nhiên bố đã sống một đời đáng sống. Ngày đó, nếu muốn, Bố đã có thể trở thành Tổng Thống một cách thuận lợi. Nhưng bố đã từ chối, chỉ vì muốn nêu cao tinh thần liêm khiết, và giữ tình đoàn kết của quân đội mà bố vẫn chủ trương.
Người đời có thể chê bố quá thẳng thắn, ruột ngựa, không có thủ đoạn hay : “non jeu”. Nhưng không ai dám nói bố không yêu nước và với chúng con, như thế là đủ.
Bố đã hoàn tất xứ mạng của mình trên cõi tạm này rồi. Đã mãn hạn kỳ, Xin bố hãy buông thả và thanh thản ra đi, với lòng bình an,với tâm tự toại...
Từ nay âm dương cách trở rồi! bố ơi…Vĩnh biệt bố, chúng con rớt nước mắt trên môi cười để đưa tiễn bố lần cuối cùng hôm nay, và cầu mong bố …thấy bóng Thiên Đường cuối Trời thênh thang.
Chúng con, Thắng, Trí, Đạt , Tuấn, Kỳ Vân, Kỳ Duyên và các cháu nội ngoại cùng khóc và thương tiếc bố..
Vĩnh biệt bố.
Malaysia 27-7-2011
Tang lễ của ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Phó Tổng thống chính quyền Sài Gòn, đã được gia đình tổ chức tại Malaysia vào ngày hôm nay (29/7).
Thân nhân và bạn bè của ông Cao Kỳ đã bay từ Mỹ và Việt Nam đến Malaysia để dự tang lễ.
"Bố tôi muốn mọi người nhớ đến ông như một người yêu quê hương sâu sắc. Tôi rất tự hào về ông", bà Nguyễn Cao Kỳ Duyên (con gái ông Nguyễn Cao Kỳ) nói với phóng viên AP.
Bà Kỳ Duyên cho biết, ông Nguyễn Cao Kỳ sẽ được hỏa táng và tro cốt của ông sẽ được đưa về Mỹ để thân nhân và đồng nghiệp cũ đến viếng. Theo di nguyện của ông Kỳ, một phần tro cốt sẽ được đặt trên án thờ tại nơi ông sinh thành ở Sơn Tây, Hà Nội.
Theo hãng thông tấn AP, ông Nguyễn Cao Kỳ qua đời hôm 23/7 tại Malaysia vì các biến chứng liên quan đến nhiễm trùng phổi, hưởng thọ 80 tuổi. Trước đó, ông Kỳ đã ở Kuala Lumpur trong 2 tuần để thành lập quỹ học bổng cho những người trẻ tuổi đi Mỹ du học.
Mọi người khóc trước linh cữu của ông Kỳ (Ảnh: AP)
Bà Lê Hoàng Kim Nicole, người vợ thứ 3 của ông Kỳ, tại lễ tang chồng (Ảnh: AP)
Đông đảo thân nhân và bạn bè của ông đã đến dự tang lễ (Ảnh: AP)
Tro cốt ông Kỳ sẽ được đưa về Mỹ dù ông ước nguyện sẽ được yên nghỉ ở quê nhà.Ảnh BBC
Thu Hằng (Theo AP)
Gửi cho BBC từ California
[Bài rút gọn đã đăng trên BBCVietnamese.com 30.07.2011]
Lễ tang ông Nguyễn Cao Kỳ ở Kuala Lumpur ngày 29/07/2011
Người gây chú ý qua hành động và phát biểu liên quan đến Việt Nam trong gần nửa thế kỷ qua, cựu Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ qua đời hôm 23-7 tại Kuala Lumpur đã khép lại một cuộc đời sôi nổi với nhiều khen chê.
Thời làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương từ 1965 đến 1967, chức vụ tương đương với thủ tướng trong chế độ đại nghị, tướng Kỳ cho xử bắn một thương gia gốc Hoa vì đầu cơ tích trữ gạo. Ông còn đem súng ra hù doạ bắn bỏ nhiều người khác, dù đó là một linh mục công giáo, thượng tọa phật giáo, một tướng Thủy quân Lục chiến Mỹ hay một bộ trưởng.
Tính cao bồi, ngang tàng của tướng Kỳ gây chú ý cho giới truyền thông. Ông bay trực thăng thấp giữa Sài Gòn để lấy le với cô bồ là tiếp viên hàng không Đặng Tuyết Mai, sau này trở thành phu nhân và là mẹ của MC nổi tiếng Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Mang hàm tướng và là một chính khách nhưng cách ứng xử trực tính của ông nhiều khi tưởng chỉ là chuyện bàn vui nơi hàng quán, nhưng là những sự thực được chính ông kể lại trong hai tác phẩm: Twenty Years and Twenty Days – 20 năm và 20 ngày [Nxb Stein and Day 1976] và Buddha’s Child: My Fight to Save Vietnam – Con cầu tự: cuộc chiến đấu để cứu Việt Nam của tôi – viết chung với Marvin J. Wolf [Nxb St. Martin 2002].
Với nhiều người lính Việt Nam Cộng hoà, đặc biệt là không quân, tướng Kỳ được quý mến vì trực tính, trong sạch và đối xử tốt với thuộc cấp. Với các cố vấn Mỹ đến giúp miền Nam, ông chứng tỏ mình không phải là một người dễ bảo và việc Mỹ ảnh hưởng sâu vào nội bộ chính trị miền Nam làm ông bực mình không ít. Tinh thần tự chủ, độc lập của ông thể hiện qua cách đối đáp với tướng Lewis W. Walt, Đại sứ Maxwell Taylor, với nhà ngoại giao Averell W. Harriman, hay Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, các Thượng nghị sĩ William J. Fulbright, George McGovern. Phản ứng của ông nhiều khi thiếu phong cách ngoại giao, tạo xì căng đan.
Đối với người Việt tị nạn, phát biểu thiếu đắn đo của ông mà nhiều người còn nhớ là trong những ngày cuối của cuộc chiến, ông lên tiếng sỉ vả các tướng tá đã bỏ đi là hèn nhát, kêu gọi quân dân ở lại chiến đấu dù Sài Gòn có biến thành Stalingrad và khuyên mọi người đừng đi Mỹ vì ở đó không có nước chè, nước vối, không cà ghém mắm tôm, ăn bơ uống sữa chỉ đi tiêu chảy. Nhưng ngày hôm sau ông cũng lái trực thăng bay ra hạm đội Mỹ để được di tản qua Hoa Kỳ.
Tuy thế, đến Mỹ vẫn có người quý trọng vì ông là vị tướng đã sống trong trại tị nạn cùng đồng bào trong khi nhiều tướng khác phải vội vàng rời trại ngay vì những bất bình của đồng hương. Tướng Kỳ đến Camp Pendleton cũng ngủ lều, xếp hàng ăn cơm tị nạn chung với mọi người và còn có dự tính tìm nông trại để giúp định cư người Việt trong giai đoạn đầu.
Phát biểu từ lều tị nạn, tướng Kỳ mong có một ngày về: “Đối với chúng tôi, hy vọng duy nhất là trở về. Khi Hitler chiếm đóng châu Âu, những người như Tổng thống De Gaulle đã hy vọng ông có thể trở về - và ông đã trở về.”. Theo báo chí ghi nhận ông muốn làm tâm điểm của người đồng hương, nhưng không có kế hoạch thành lập chính phủ lưu vong. (Tuần báo TIME 19.5.1975)
Sau tháng 4-1975 nhiều tổ chức kháng chiến phục quốc ra đời trong nước và có nhắc đến tướng Nguyễn Cao Kỳ là người đứng sau yểm trợ, dù ông đang sống ở Mỹ. Những người vượt biển cho biết vào giai đoạn đó tên tuổi ông vẫn còn là một huyền thoại.
Thực tế tại hải ngoại, ông Kỳ mở tiệm bán rượu ở miền nam California một thời gian. Không thành công ông khai phá sản, rồi mua tàu đánh tôm cá để kinh doanh.
Năm 1992 khi Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu từng bước tiến tới quan hệ song phương, trong một diễn văn đọc tại Câu lạc bộ Không quân và Hải quân Hoa Kỳ ở vùng San Jose, ông lên tiếng ủng hộ việc bỏ cấm vận và bang giao gây xôn xao và ông bị lên án là phản bội tổ quốc và đồng đội. Một số người biểu tình ném trứng thối, cà chua vào hình nộm tướng Kỳ.
Ông Nguyễn Cao Kỳ ở Hà Nội năm 2004
Dịp đó tôi với ông đã tranh luận trong một chương trình do đài truyền hình Việt Nam Tự do ở San Jose tổ chức. Nhận định của ông Kỳ là “bang giao càng sớm thì chế độ cộng sản càng mau sụp đổ” và ông tin: “cải cách kinh tế sẽ kéo theo cải tổ chính trị.”. Còn tôi cho rằng Hoa Kỳ muốn một Đông dương ổn định thì chỉ bang giao khi vấn đề hoà bình Campuchia, hồ sơ POW-MIA được giải quyết và điều kiện dân chủ, nhân quyền của dân Việt được đặt ra trong quan hệ hai nước. Tôi không tin chỉ kinh tế không thôi sẽ đưa đến cải cách chính trị trong chế độ cộng sản với tham nhũng lan tràn như ở Việt Nam. Ông muốn dạy cho lãnh đạo Hà Nội cách chống tham nhũng.
Đến năm 2004 tướng Kỳ mới trở về sau 30 năm xa cách. Chuyến đi được ông và Hà Nội đánh giá là tiến trình hoà giải quốc-cộng lên đến đỉnh điểm, trong khi nhiều người Việt hải ngoại phản đối những lời ca ngợi lãnh đạo và chính sách của Hà Nội.
Đầu năm 2005, báo Thanh Niên Xuân Ất Dậu có bài phỏng vấn ông với những phát biểu:
“Trong số những vị cùng vai với tôi (các tướng Việt Nam Cộng hoà), cứ mười ông thì đến mười một ông tham sống sợ chết! Trong khi đó, miền Bắc có trang bị quân số, vũ khí không kém gì, nhưng các ông chỉ huy lại có rất nhiều kinh nghiệm chiến trường, được cấp dưới tin cậy và kính trọng về nhân cách, đó là sự hơn hẳn.”
Sự việc này khiến nhiều người Việt hải ngoại xôn xao phản đối dữ dội. Ông Kỳ lúc đó đã lên tiếng tuyên bố truyền thông trong nước xuyên tạc. Trả lời đài RFA ngày 25-1-2005, ông nói: “Phải nói rằng chẳng có cái gì trung thực cả, tôi mới được biết chuyện đó và tôi có viết bức thơ cho ban biên tập báo Thanh Niên, tôi nói anh nào viết bài đó thứ nhất là ấu trĩ, chẳng biết gì cả rồi cắt xén, viết lách lăng nhăng, hoàn toàn những chuyện gây ngộ nhận và láo lếu.”
Báo Thanh Niên không trả lời thư ông và cũng không đính chính những gì đã đăng.
Sau chuyến trở về đầu tiên, ông Kỳ làm tư vấn cho công ty Mỹ xây dựng sân golf tại Việt Nam với dự án mấy trăm triệu Mỹ kim. Ông muốn sống cuộc đời còn lại với quê hương. Từ đó thỉnh thoảng trở lại Hoa Kỳ, nhưng ông không còn xuất hiện trước đám đông.
Hai tháng trước có tin ông về lại Hoa Kỳ vì thế sự kiện Tướng Kỳ chết trong một bệnh viện ở Kuala Lumpur, Malaysia làm nhiều người ngạc nhiên.
Nguyễn Cao Kỳ, cái tên theo ông giải thích trong sách là mang ý nghĩa của một tay chơi cờ cao. Nhưng trong canh bạc chính trị ông đã hai lần thua vào năm 1967 và 1971. Gần cuối đời, ông trở lại quê nhà đánh một canh bạc xả láng và cũng không thắng.
Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã về cõi Phật sau 81 năm sống ở dương trần.
Đời ông nhiều sóng gió lúc sinh thời. Nay chết, chuyện hậu sự cũng tạo dư luận vì đến giờ ít ai biết được ước nguyện cuối cùng của một cựu thiếu tướng, thủ tướng và phó tổng thống Việt Nam Cộng hoà là những gì.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Bùi Văn Phú, hiện dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do sống ở vùng Vịnh San Francisco, California.
Buddha’s Child, Nguyễn Cao Kỳ, Đứa Con Cầu Tự
Vũ Trung Hiền
Cựu Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ vừa cho trình làng "tác phẩm" thứ nhì của ông, Buddha’s Child, My Fight to Save Vietnam. Sách dày 372 trang, do nhà xuất bản St. Martin’s Press in tại New York. Bìa cứng, bao bìa in hình ông Kỳ, có lẽ chụp trong thập niên 60, thuở huy hoàng nhất của tác giả, khi ông còn nắm trọn quyền lực trên chính trường miền Nam.
Phải công nhạân nội dung cuốn sách rất lôi cuốn, gần như một thứ tự truyện, với nhiều chi tiết khá hấp dẫn qua những chặng đời ông, từ lúc thân mẫu tác giả lên chùa Hương cầu xin Phật ban cho mình một mụn con trai, thời thơ ấu, giai đoạn đi kháng chiến, năm tháng quân ngũ, những trớ trêu của lịch sử Việt Nam sau cuộc đảo chánh tháng 11 năm 1963 đưa đẩy một người chiến sĩ với kinh nghiệm quản trị rất giới hạn, đi vào chính trường, nắm giữ chức vụ quan trọng nhất miền Nam trong hơn hai năm đầy sóng gió và thử thách.
Đây có thể coi như đoạn đời vinh quang nhất của tác giả, khi ông đã đạt tới tột đỉnh danh vọng: trong nước thì quyền hành không ai sánh bằng; ngoài nước thì tiếp xúc ngang ngửa với các nhà lãnh đạo tầm cỡ quốc tế.
Sau những thành tích ngoạn mục, dẹp loạn miền Trung, ổn định giá gạo (bằng cách mời bảy tay đầu nậu chuyên làm giá gạo vào văn phòng, bắt mỗi người ghi tên mình vào một mảnh giấy, bỏ vào mũ, chờ bốc thăm, và cho họ biết, trong vòng một tuần, nếu giá gạo không xuống, họ sẽ phải trở lại văn phòng ông để bốc thăm. Bốc trúng tên ai, chính ông sẽ xử bắn người đó), bài trừ tham nhũng, dẹp sòng bạc quy mô của tướng Phạm Văn Đổng, lập pháp trường cát xử tử Tạ Vinh, trực tiếp chỉ huy và điều động toàn thể quân đội trong trận Mậu Thân (khi ông Thiệu không có mặt ở Sài gòn, vì đã về Mỹ Tho ăn Tết) ..., đem lại ổn định và trật tự cho miền Nam.
Đem lại ổn định và trật tự cho miền Nam là thành tích khiến cho tác giả hãnh diện nhất.
Trong cuộc dẹp loạn miền Trung, theo tác giả kể lại, ông Kỳ nghe tướng Viên báo cáo là trung tướng tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến My,õ Lewis Walt, cố vấn trưởng quân đoàn I, đã dọa cho phi cơ F4 của Mỹ bắn hạ phi cơ Skyraiders của không quân Việt Nam nếu phi cơ Việt Nam bay lên để yểm trợ cho lực lượng trên bộ của tướng Viên.
Ông Kỳ đã ra lệnh cho tướng Viên đặt sáu khẩu bích kích pháo cỡ lớn nhất hướng vào bộ chỉ huy của tướng Walt, và nạp đạn sẵn sàng để tiêu diệt tổng hành dinh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, nếu phi cơ Mỹ dám đụng đến phi cơ Việt Nam.
Sau đó, ông Kỳ mời đại sứ Mỹ Cabot Lodge đến văn phòng gặp ông gấp. Được đại sứ Mỹ xác nhận hành động của viên tướng Mỹ chỉ là quyết định cá nhân, không phải chính sách của chính phủ Mỹ, ông Kỳ yêu cầu ông Lodge bảo cho tướng TQLC Mỹ biết đây là việc nội bộ của VNCH, và không muốn người Mỹ can dự vào.
Xong xuôi, ông Kỳ leo lên khu trục cơ A-37, bay thẳng ra Đà Nẵng.
Biết ông Kỳ đến, tướng Walt gọi điện thoại mời ông Kỳ sang tổng hành dinh TQLC. Ông Kỳcho phụ tá trả lời: Bận lắm.
Tướng Walt gọi lần thứ nhì. Lần này, ông xin được sang gặp ông Kỳ. Ông Kỳ cho phụ tá trả lời y như lúc nãy: Bận lắm. Không có thì giờ.
Khi gọi lần thứ ba, tướng Walt cho biết ông ta gọi ông Kỳ theo yêu cầu của Dean Rusk (ngoại trưởng Hoa Kỳ).
Lúc ấy, ông Kỳ mới bảo phụ tá: " Được rồi, bảo hắn qua."
Sau đây là nguyên văn lời kể của ông Kỳ. Đoạn văn này có thể coi như một trong những đoạn hào hứng nhất trích từ cuốn sách:
"....Khoảng ba mươi phút sau, Walt tới. Ông ta to lớn, gân guốc, mặc đồ rằn ri TQLC. Đi theo phía sau là một người Mỹ nhỏ con nói tiếng Việt rất sõi. Tôi đã xem phim quay cảnh người này, một viên chức tại lãnh sự quán Mỹ ở Huế, tham dự những cuộc biểu tình của Phật giáo chống chính phủ.
Khi họ bước vào văn phòng tạm của tôi, tôi vẫn ngồi yên trên ghế trong lúc họ giơ tay chào theo quân cách.
"- Ngồi xuống, " tôi nói. "Này ông tướng, ông muốn gì?"
Ông ta đáp:
"-Tôi muốn biết về các cuộc hành quân. Có những cuộc chuyển quân, và tôi muốn biết chuyện gì đã xảy ra. "
Tôi nhìn ông ta chăm chăm một lúc lâu:
"- Ông tướng ở trong quân đội bao nhiêu năm rồi?"
Tôi có thể thấy ông ta chưa chuẩn bị sẵn sàng cho câu tôi vừa hỏi.
"- Hai mươi ba năm," ông ta đáp.
Tôi nhìn ông ta một lúc lâu hơn:
"- Ông đã ở quân ngũ hơn hai mươi năm, vậy mà ông không có một chút ý niệm nào về hệ thống quân giai hết! Tại sao ông nghĩ rằng ông có quyền hỏi tôi về chuyện hành quân? Là tổng tư lệnh quân đội, có những lúc, nếu tôi muốn, tôi có thể cho thuộc cấp biết trước cả ba mươi ngày, những gì tôi sẽ làm. Mà có thể tôi sẽ đợi đến khi bắt đầu cuộc hành quân, mới cho họ biết. Hoặc có thể, cho họ biết sau. Tất cả đều do tôi thôi. Thuộc cấp không có quyền hỏi tôi. Hệ thống quân giai là thế đấy. Ông có biết ông đang nói chuyện với ai đây không?"
"-Có. Với thủ tướng."
"- Như vậy thì làm sao ông cho rằng ông có quyền hỏi tôi những chuyện đó?"
Câu hỏi của tôi treo lơ lửng nhiều giây đồng hồ trong căn phòng gắn máy lạnh của chỉ huy trưởng căn cứ. Những giọt mồ hôi rịn ra trên khuôn mặt tướng Walt.
Cuối cùng, ông ta trả lời:
"- Ồ, vì tôi cũng là cố vấn của tư lệnh quân đoàn I. Mọi sự ở đây đang yên ổn. Chẳng có vấn đề gì cả. Tại sao tự nhiên chính phủ cho chuyển quân?"
"- Này ông tướng, ông là cố vấn quân sự, lo vấn đề quân sự thôi. Còn đây là vấn đề chính trị, và việc nội bộ của Việt Nam! Ông không có quyền xía vào. Ông có hiểu điều đó không?"
Bây giờ thì khuôn mặt tướng Walt toát mồ hôi đầm đìa, ướt cả cổ áo.
Tôi tiếp tục:
"- Này ông tướng, tôi hiểu rằng ông đã đe dọa dùng quân lực Mỹ để đánh chúng tôi. Ông biết rằng tôi có thể dùng điện thoại này gọi ông Johnson, tổng tư lệnh của ông. Tôi mà gọi, thì bảo đảm là chỉ trong vòng năm phút, ông sẽ chuẩn bị khăn gói về nước thôi. Bây giờ ông đã nghe tôi rõ rồi, ông có thể về đi."
Walt đứng dậy, giơ tay chào, và rời văn phòng. Đoàn tuỳ tùng cuả ông ta theo sau..."
Trong sách có nhiều đoạn khá cảm động cho thấy khía cạnh rất dễ thương của ông Kỳ: Sau hơn 20 năm, ông vẫn nhớ đến Takahashi, người trung sĩ Nhật ông quen biết và thân thiết hồi còn nhỏ. Tác giả đã nhờ chính phủ Nhật tìm ông này, nhưng không thành công.
Chuyện tình đơn phương hơn năm mươi năm (và vẫn còn tiếp tục) của tác giả với Tường Vân, cô gái Hà nội; tình yêu hoàn toàn trong sạch hơn ba mươi năm của ông với Cẩm Vân, người thiếu nữ Nha Trang, cho đến khi nàng qua đời, đã được kể lại bằng giọng văn lãng mạn, chân thành, khiến người đọc xúc động.
Tác giả cũng kể lại những thành tích ngoại giao của ông, các cuộc nói chuyện tay đôi với tổng thống Mỹ Johnson và Nixon, các thủ tướng Úc, Thái Lan, Mã Lai..., những cuộc tiếp xúc với báo chí và dân chúng tại Úc, Mỹ...nơi ông Kỳ phô diễn ngoạn mục tài hùng biện và cá tính mạnh mẽ, hấp dẫn của ông.
Nhưng kể từ cuộc bầu cử tổng thống 1967, ngôi sao lãnh đạo Nguyễn Cao Kỳ bị lu mờ, sau khi tác giả, vì quá quân tử Tầu, vì tội nghiệp tướng Thiệu "sắp oà khóc" (trang 245) lúc biết hội đồng tướng lãnh quyết định cho ông Thiệu giải ngũ, đưa ông Viên lên làm quốc trưởng, và đề cử ông Kỳ đại diện quân đội ứng cử tổng thống.
Trong một tích tắc yếu lòng, vì thương hại đối thủ, ông Kỳ đã yêu cầu hội đồng quân lực hãy cho ông trở về không quân, và nhường cho ông Thiệu đại diện quân đội ra ứng cử tổng thống.
Quyết định nông nổi đó đã khiến ông Kỳ suốt đời ân hận!
Chương cuối cùng, người ta thấy một Nguyễn Cao Kỳ già dặn, chín chắn hơn, và chắc chắn, đã khôn ngoan hơn ba bốn chục năm xưa rất nhiều. Ông đưa ra một số tiên đoán về tình hình chính trị Việt Nam và thế giới. Một số tiên đoán của ông đã trúng phóc. Một số hãy còn chờ thời gian trả lời.
Nói chung, qua Buddha's Child, My Fight to Save Vietnam, người đọc có thể thấy lòng tha thiết của tác giả Nguyễn Cao Kỳ đối với đất nước. Ông lạc quan tin tưởng nơi thế hệ lãnh đạo Việt Nam trong tương lai. Những người này, theo ông, sẽ đưa quốc gia Việt Nam hướng về mô thức phát triển kinh tế của Âu Châu và Hoa Kỳ. Ông tin rằng một khi Việt Nam đi vào con đường kinh tế tư bản, dân chủ và một nền pháp trị sẽ đi tiếp theo sau.
* * *
Ông Kỳ viết cuốn sách này chung với Marvin J. Wolf. Nhưng qua một số chi tiết, người đọc tự hỏi phải chăng ông Kỳ đã khoán trắng cho người Mỹ này, đến nỗi những chi tiết rất tầm thường, ông cũng bỏ qua, không để ý tới, chẳng chịu kiểm soát lại, thật đáng tiếc!
Trang 18, ông Kỳ cho biết khi về lại Hà nội, ông theo học trường Trung Học Bảo Hộ, còn gọi là Trường Bưởi (tác giả ghi là Lycée du Protectorate). Tên trường học này được nhắc lại hai lần trong trang 18, và còn ghi lại trong phần phụ lục, trang 357 nữa!
Trong tiếng Pháp, khi de cộng với le = du, thì danh từ phía sau phải là giống đực. Đây là luật sơ đẳng mà một học sinh lớp đệ thất phải thuộc lòng. Oâng Kỳ đỗ Tú Tài phần thứ nhất, sinh ngữ chính là Pháp văn, năm 1951. Tiếng Pháp của ông phải giỏi lắm (không giỏi, làm sao cặp bồ được với gái Pháp tưng bừng, thuở đi sang Tây học lái máy bay?), lẽ nào ông lại không biết trong tiếng Tây chỉ có chữ Protectorat mà thôi?
Trang 128, khi kể tên những người trong nội các, ông Kỳ cho biết ông Nguyễn Văn Trường nắm bộ giáo dục. Bác sĩ Trần Ngọc Ninh, một cộng sự viên cũ của ông Kỳ, nếu còn đang sống ở Orange County, hẳn là ngạc nhiên lắm, khi thấy ông Kỳ đã quên mình. Oâng Nguyễn Văn Trường không hề làm ủy viên giáo dục cho ông Kỳ. Oâng Trần Ngọc Ninh mới là Uûy viên giáo dục trong nội các chiến tranh của Nguyễn Cao Kỳ.
Phải đến chính phủ Trần Văn Hương, mới tới lượt ông Nguyễn Văn Trường nắm bộ giáo dục.
Trang 129, ông Kỳ cho biết bác sĩ Trần Văn Đôn phụ trách bộ ngọai giao!
Ở chính trường miền Nam trước 1975, không hề có một ông bác sĩ Trần Văn Đôn nào hết.
Trong ngành ngọai giao, người ta chỉ biết, và nhớ đến bác sĩ Trần Văn Đỗ, vị chính khách đã khóc năm xưa, khi hiệp định Genève được ký kết.
Trang 157, ông Kỳ nhắc đến bộ bình định và một ông ủy viên lạ hoắc tên là Lê Văn Tiến (?). Hay là ông muốn nói đến nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến, một trong những "quân sư" của ông?
Cũng xin nhắc để tác giả nhớ, thời nội các Nguyễn Cao Kỳ, chưa có bộ Bình Định Phát Triển. Lúc nắm quyền, ông đặt tên bộ ấy là Xây Dựng Nông Thôn. Bộ này đặt ở tòa nhà bốn tầng nằm phía sau quốc hội và khách sạn Caravelle. Có thể ông đã quên tên người cộng sự viên thân tín đứng đầu bộ XDNT, một trong những vị tướng nổi tiếng trong sạch của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng, dù ở phần giữa cuốn sách có đăng hình ông tướng này.
Trang 121, ông Kỳ kể lại chuyện thành lập phi đoàn Thần Phong. Rất tiếc, ông đã viết là thanh phong, hoặc đồng tác giả người Mỹ đã viết sai như thế, và ông Kỳ đã không xem lại bản thảo?
Trang 239, kể tên những ông tướng thân cận nhất của mình, tác giả đã viết sai tên hai tướng Nguyễn Bảo Trị và Nguyễn Viết Thanh. Riêng tướng Thanh, thì đã bị đổi tên thành ra Nguyễn Mạnh Thanh!
Một điều đáng tiếc nữa, là ngay trang đầu, trước phần mục lục, tác giả đã để cho người Mỹ ghi tên mình là Nguan Cao Ká, mà không buồn sửa. Phải chăng vì cẩu thả, không chịu đọc lại, hoặc vì ông Kỳ đã giao khoán cho người Mỹ lo tất cả?
Đại Học Tư Đầu Tiên Ở Việt Nam?
Theo lời kể trong cuốn sách, ông Kỳ có ba người chị và một em gái. Thân phụ ông là một nhà nho không gặp thời, không ra làm việc cho Pháp, chỉ dạy chữ Hán ở "một đại học tư" (a private college, trang 13, dòng 6 ).
Như vậy, không phải chờ đến thập niên 60, 70, lúc một loạt các đại học tư như Minh Đức, Hòa Hảo...được mở ở miền Nam, ngay từ thập niên 20, 30, theo ông Kỳ viết, đại học tư đã hiện diện ở miền Bắc Việt nam, và cụ thân sinh ông Kỳ đã là một trong những vị giáo sư đầu tiên dạy đại học?
Còn nếu thực sự cụ thân sinh ông Kỳ là một vị hương sư, hay một cụ đồ nho dạy học trò ngay tại nhà, hoặc tại làng xóm ở Sơn Tây, thì cứ việc nói thật như thế đi. Có một ông bố làm nghề dạy học thanh đạm là một điều đáng hãnh diện. Cớ chi phải khoác cho ông cụ một danh vị chưa hẳn là chính xác? Nếu đồng tác giả người Mỹ, vì không am hiểu văn hóa Việt nam, đã dùng chữ không đúng, thì với khả năng Anh ngữ xuất sắc của ông, (ông Kỳ đã hơn một lần, trong cuốn sách, tự hào về tài sử dụng tiếng Anh của mình hơn hẳn các ông Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Khánh, và những ông tướng khác trong nhóm tướng trẻ thời ấy) lẽ nào ông lại không phân biệt được sự khác nhau giữa school và college ?
Đứa Con Cầu Tự Được Nuông Chiều Quá Mức?
Sau khi cả hai người con trai (anh của ông Kỳ) đều qua đời khi còn rất nhỏ, cụ thân sinh ông Kỳ chuẩn bị cưới vợ lẽ để có con trai nối dõi tông đường.
Trong tuyệt vọng, bà cụ thân mẫu của ông phải vội vàng đi chùa Hương, cầu xin Phật ban cho bà một mụns con trai.
Lời cầu xin của bà cụ đã được nhậm. Chín tháng sau, ông Kỳ chào đời. Có lẽ vì vậy mà trong cuốn tự truyện, ông Kỳ thường nhắc đi nhắc lại, với vẻ tự hào, rằng mình là con Phật, và luôn luôn được Phật che chở.
Là con trai duy nhất trong nhà, lại là con cầu tự, cậu bé Kỳ đã được cha mẹ và các chị nuông chiều hết sức. Cậu laø ông vua con trong nhà, muốn gì được nấy. Cậu bé được phép làm bất cứ điều gì mình ưa thích. Một sở thích rất kỳ lạ, nếu không muốn nói là quái đản, của cậu bé, ngay từ lúc mới chập chững biết đi: Đập chén đĩa. Hễ cậu đang khóc, muốn cho cậu nín, người nhà chỉ việc đem đến cho cậu cái đĩa, hay cái ly, để cậu đập xuống đất cho vỡ tan, là cậu thôi khóc, và cười ngay.
Phải chăng sự nuông chiều quá mức mà ông Kỳ được hưởng thời thơ ấu đã ảnh hưởng không ít tới cá tính, và hành động của ông lúc trưởng thành, nhất là khi đang giữ quyền cao chức trọng?
Một Vài Chuyện Tiêu Biểu
Y như cậu bé được nuông chiều thuở nhỏ, đến năm ông Kỳ 23 tuổi, lúc ông đã mang lon thiếu úy, được đi học lớp phi công ở Marrakech, ông vẫn còn can đảm ngửa tay nhận mỗi tháng 30 ngàn francs của bà cụ thân mẫu gửi sang, mặc dù chính phủ Pháp đã cấp cho các sinh viên sĩ quan không quân theo học khóa huấn luyện mỗi tháng 30 ngàn francs rồi!
Ít lâu sau, chuyển về một trường huấn luyện khác ở miền Nam nước Pháp, để dành được 200 ngàn francs, nhân dịp cuối tuần, ông Kỳ đi Paris, định tìm mua một chiếc xe hơi Citroen để lái chơi với các bạn Việt Nam đồng khóa.
Thay vì đợi tới thứ hai, làm thủ tục mua xe, tối thứ bảy, ông Kỳ đến chỗ ăn chơi quen thuộc (ông tự hào rằng đến mấy chỗ ăn chơi La Cave và The Lucky thường xuyên, và chi tiêu hào phóng đến nỗi đám bồi bàn ở đó đã gọi ông là "Hoàng Tử"!)
Thấy một nữ ca sĩ trẻ đẹp có tiếng hát thiên thần mới xuất hiện lần đầu trên bục trình diễn, ông Kỳ chạy đi mua một vòng đeo cổ nạm kim cương, kèm theo bó hoa vĩ đại 120 đóa hồng (!) tặng nàng.
(Lúc nào rỗi, các bạn ra tiệm bán hoa, xem thử một bó hồng 12 đóa to bằng nào, và nặng bao nhiêu nhé. Ở đây, tới 120 đóa hồng lận! Có lẽ người bán hoa đã phải kết 120 bông hoa hồng này lại thành hình tròn, và chất lên xe đẩy, hoặc khiêng tới?! Xin lỗi ông tác giả Mỹ Marvin J. Wolf một chút, đại ngôn vừa vừa thôi chứ?)
Khi nàng ca sĩ trở lại sân khấu với món quà tặng đắt giá trên cổ, ông Kỳ gọi rượu xâm banh đãi tất cả mọi người trong quán. Sau đó, ông dẫn nàng đến các nơi sang trọng, và đắt tiền hơn ở khu Montparnasse và Montmartre (hai nơi ăn chơi đàng điếm nhất Paris, chú thích của người viết).
Và lại tiếp tục mua thêm hoa, gọi xâm banh, ăn uống, đãi đằng cả những người chưa hề quen biết.
Nghĩ lại mà thương cho những bà mẹ Việt Nam làm lụng cực khổ, dành dụm, gửi tiền nuôi những thằng con đi học xa (vì lầm tưởng chúng thiếu thốn).
Các bà có ngờ đâu chúng nó ăn chơi đàng điếm, và phá của đến như vậy!
Thông thường, những đứa con cầu tự, khi còn ở nhà với cha mẹ, được nuông chiều, không ai dám nói hay làm gì trái ý chúng, nên khi ra đời, gặp những sự không vừa ý, nếu có quyền lực hoặc vũ khí trong tay, chúng có khuynh hướng thích đe dọa kẻ khác và bắt mọi người làm theo ý mình.
Ông Kỳ kể lại một lần đưa người tình ở Nha Trang vào môt ngôi giáo đưòng tại trung tâm thành phố, không phải để xem lễ hay cầu nguyện, mà chỉ để hai người tâm sự với nhau.
Có lẽ vì thấy chướng mắt, ông linh mục quản nhiệm lên tiếng cảnh cáo:
"- Đây là nhà thờ. Không phải là chỗ làm mấy chuyện đó."
Ông Kỳ trừng mắt nhìn ông linh mục, tay đặt lên báng súng lục bên hông, thách thức:
"-Rồi sao? Chúng tôi chỉ nói chuyên thôi, đâu có làm gì sai quấy. Bộ chỗ này không cho công chúng vào à?"
Dĩ nhiên, ông linh mục phải chịu nhượng bộ.
Chuyện ông Kỳ dọa bắn gian thương gạo, như đã kể ở trên, có thể là việc làm đúng đắn và cần thiết. Nhưng xem cách xử sự của tác giả đối với một cộng sự viên, như ông đã kể lại ở trang 214, người đọc không thể không cảm thấy bất nhẫn.
Khi cuộc nổi loạn ở miền Trung xảy ra, lúc nửa đêm, ông Kỳ sai tướng Viên và tướng Loan bay đi Đà nẵng dẹp loạn. Sau đó, khoảng một giờ sáng, ông gọi tổng ủy viên viễn thông Trương Văn Thuấn (?) lên văn phòng Tân Sơn Nhất, ra lệnh cho ông này, trong vòng một tiếng đồng hồ, phải cắt hết mọi liên lạc vô tuyến trong và ngoài nước.
Ông tổng ủy viên, có lẽ còn ngái ngủ, không biết ất giáp thế nào, vừa mở miệng hỏi, liền bị ông Kỳ nạt:
- " Hãy làm theo lệnh, kẻo tôi bắn ông bây giờ!"
Và ông Kỳ xua tay, đuổi ông cộng sự viên ra ngoài.
Chao ôi, chỉ vì chút miếng đỉnh chung mà người ta đành cam tâm chịu nhục đến thế sao!
Ông Kỳ có vẻ rất hãnh diện về chuyện ông vốn là phi công vận tải, chưa lái khu trục cơ bao giờ, mà chỉ vì muốn lấy le với cô bồ tiếp viên hàng không, ông đã dùng quyền tư lệnh không quân, ép buộc viên sĩ quan chỉ huy phi đội Skyraider phải cho ông mượn một chiếc, và chỉ dẫn sơ qua cho ông cách sử dụng.
Sau đó, ông Kỳ đã tống hết ga xăng, cất cánh, bay đi tìm chiếc máy bay DC-6 của Hàng Không Việt Nam, cặp sát bên cạnh ( theo ông Kỳ, hai cánh phi cơ chỉ cách nhau có vài inches!)
Ông cho biết đã bay cặp sát theo như thế khoảng mười phút, cho đến khi cô tiếp viên xinh đẹp chịu chường mặt ra khung cửa sổ phòng lái của chiếc DC-6, cho ông nhìn thấy, ông mới chịu quay trở về Tân Sơn Nhất. (Để xem nguyên văn, xin các bạn mở trang 117).
Một lần khác, sau đó khoảng hai ba tuần, ông Kỳ bay trực thăng đi công tác ở vùng châu thổ sông Cửu Long. Chiều về, sợ trễ hẹn với cô tiếp viên, ông quyết định làm một cử chỉ ngoạn mục, a grand gesture!
Thay vì chờ đến khi về tới căn cứ, gọi điện thoại cho người đẹp, ông Kỳ quyết định cho chiếc trực thăng Huey của ông quần sát bên trên những ngọn cây quanh khu nhà nàng, đường Lê Lợi, giữa giờ tan sở, đường phố tràn ngập xe cộ đủ loại và khách bộ hành.
Chiếc chong chóng cực mạnh của trực thăng gây ra một cơn lốc cuốn tung mịt mù bụi, rác, và lá cây, khiến lưu thông tắc nghẽn!
Ông Kỳ cứ cho trực thăng quần vòng vòng như thế, cho đến khi cô tiếp viên bước ra khỏi nhà, nghe ông dặn dò mấy câu xong (người đọc tự hỏi, với tiếng động cơ rầm rầm nhức óc như thế, và ông Kỳ đang ở trên cao, chắc người đẹp phải có phép thần thông mới nghe thấy những gì ông dặn?), ông mới chịu bay về căn cứ!
Tướng Nguyễn Khánh, nhân vật số 1 thời đó, đã dùng ngôi sao chuẩn tướng, gắn cho ông Kỳ, để mua chuộc sự trung thành của ông (trong vòng không đầy sáu tháng, ông Kỳ nhảy vọt từ trung tá lên tướng!)
Do đó, tuy biết ông Kỳ có những hành động ngược ngạo (chứ không ngoạn mục, như ông tự hào đâu), vi phạm quân phong quân kỷ, và vô kỷ luật trầm trọng như thế, ông Khánh vẫn không dám nói gì.
Mấy tháng sau, ông Kỳ làm đám cưới với cô nữ tiếp viên hàng không, ông Khánh tặng ông Kỳ 1 triệu đồng VN. Tiền lương thủ tưóng của ông Khánh lúc ấy, theo ông Kỳ, chỉ có 50 ngàn đồng một tháng.
Người đọc tự hỏi ông Khánh lấy tiền ở đâu, của ai, để tặng (hay mua sự trung thành của) ông Kỳ? Nên nhớ, ông Khánh lật đổ ông Minh tháng giêng 1964. Đám cưới ông Kỳ và cô tiếp viên diễn ra vào tháng 4 năm đó. Chỉ trong vòng không đầy 3 tháng mà ông Khánh đã thủ đắc hàng triệu đồng như thế. Nếu đó là tài sản riêng của ông Khánh, chắc chắn nó đã tích lũy một cách bất chính. Còn nếu đó là công quỹ, ai cho phép ông ta dĩ công vi tư như thế??!!
Như đã nói ở trên, những đứa con cầu tự được nuông chiều quá mức, muốn gì được nấy, khi lớn lên, thấy cái gì mình ưa thích là làm đủ mọi cách để chiếm đoạt, dù đó đang là vật sở hữu của bạn bè, hay của đàn em mình.
Một thân hữu, trước sống ở Đà Lạt, kể cho người viết nghe: cô tiếp viên, mấy tháng trước đó, còn đang là tình nhân của một viên đại úy phi công. Viên đại úy này thường lên Đà Lạt chơi với cô ta.
Ông Kỳ cho biết, một khi đã quyết chí làm điều gì, ông nhất định làm cho bằng được. Khi ngỏ lời xin cưới cô tiếp viên, bà mẹ cô không bằng lòng, vì theo bà cụ, ông Kỳ mang tai tiếng nhiều quá.
Chúng ta hãy nghe ông đối đáp với bà mẹ vợ tương lai:
- "Tôi tử tế và lịch sự lắm, mới xin bà cho tôi cưới con gái bà, nhưng tôi có thể nói với bà rằng, dù bà bằng lòng hay không, tôi vẫn cứ cưới con bà như thường. Bà chẳng làm gì được đâu."
Một người con gái Việt Nam bình thường, nếu là con nhà có giáo dục, nghe người yêu nói với mẹ mình như thế, chắc chắn đã đoạn tuyệt, cho chàng trai đi chỗ khác chơi rồi!
Sự Trong Sạch của Nguyễn Cao Kỳ
Rất nhiều lần trong suốt cuốn sách, ông Kỳ nhắc đi nhắc lại mình là người trong sạch, không tham tiền, không tìm lợi riêng cho mình, không hề tham nhũng, không hề buôn lậu, thời gian ở không quân cũng như khi nắm quyền thủ tướng, và giữ chức phó tổng thống.
Trang 52, ông Kỳ viết: " Tướng Tỵ (Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Muu Trưởng QLVNCH thời tổng thống Diệm) biết tôi tuy nghèo, nhưng không ăn cắp của quân đôi, hay nhận tiền hối lộ để cho người dưới đặc ân và được thăng cấp, như nhiều sĩ quan đã làm."
Ở đây, có hai câu hỏi được đặt ra. Một là, căn cứ vào đâu, ông Kỳ biết tướng Tỵ nghĩ về ông như vậy. Đâu có phải việc tướng Tỵ tặng ông hai thùng sữa đặc mỗi tháng là đủ để xác nhận sự trong sạch của ông? Thuở ấy, ông thường đích thân lái máy bay, chở tướng Tỵ đi nơi này nơi kia. Cụ Tỵ có thưởng cho ông chút bổng lộc, tưởng cũng chỉ là chuyện thường tình?
Câu hỏi thứ nhì, ông tự nhận mình là người trong sạch, cũng được đi. Việc gì ông phải viết thêm rằng nhiều sĩ quan khác đã làm những chuyện đáng xấu hổ đó? Phải chăng ông viết khơi khơi như vậy để dìm người khác xuống và tự đưa mình lên? Ông có bằng chứng gì về các hành vi tham nhũng của những sĩ quan khác? Tên tuổi của họ là gì? Ông vốn được tiếng là người trực tính, dám nói, dám làm.
Thế sao lúc ấy, và ngay cả bây giờ, ông không chịu lên tiếng?
Cũng theo ông Kỳ, ông trong sạch đến nỗi trong những chuyến bay ra ngoại quốc, ông không hề mua gì cho riêng mình, dù là một xấp lụa Thái Lan. Ngay cả một điếu thuốc lá ngoại, ông cũng không hề mua.
Chỉ một lần, vào năm 1957, bay sang Singapore, ông có mua tặng thân mẫu một chiếc radio transistor nhỏ của Nhật.
Tuy nhiên, người đọc vẫn còn thắc mắc, trong thời ông Kỳ còn ở không quân, những ngày chỉ huy phi đoàn vận tải, và rồi căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, với số lương khiêm tốn của một sĩ quan, lại đã một vợ mấy con, hoàn toàn trong sạch như thế, ông Kỳ lấy tiền ở đâu để ông và thuộc cấp đi ăn, đi nhảy thường xuyên trong các hộp đêm thượng hạng của Sài gòn (như ông đã kể lại ở trang 66)? Và tiền ở đâu để chu cấp cho những cô tình nhân, và một vài phụ nữ đã có con với ông tá hào hoa (trang 119)?
Ngôn Ngữ và Tác Phong của Đứa Con Cầu Tự
Ông Kỳ rất tự hào về tài lái máy bay của mình. Ông đã từng tranh tài với phi công Mỹ, trong lúc say rượu, tại căn cứ Tân Sơn Nhất. Ông và viên phi công Mỹ, mỗi người uống 1/5 chai rượu Whiskey, trước khi mỗi người leo lên một chiếc phi cơ, và trong lúc rượu thấm dần dần, say đến nỗi không đứng nổi nữa, họ điều khiển phi cơ theo sự hướng dẫn của phi công huấn luyện viên ngồi bên cạnh.
Đáp xuống đất, phi công Mỹ và Việt đồng tài, đồng sức, lại rủ nhau đi uống rượu tiếp!
Tác giả kể lại, thuở tổng thống Ngô Đình Diệm còn sống, cụ Diệm có thói quen đi ngủ sớm lúc 9 giờ tối. Một đêm, ông Kỳ và một số thuộc cấp Việt và Mỹ, khoảng 25 người, chạy 5 hay 6 chiếc xe Jeep, lên trung tâm Sài gòn chơi. Trên đường từ hộp đêm về, khoảng 1 giờ khuya, chắc hẳn lúc đó cả nhóm đã có chút men trong bụng rồi, ông Kỳ cho đoàn xe ngừng lai ở trước Dinh Độc Lập. Ông Kỳ cho rằng cụ Diệm đi ngủ sớm như vậy thì chán chết, nên quyết định giúp vui cho cụ. Và các ông phi công bắt đầu cất giọng hát, cả nhạc Việt lẫn nhạc Mỹ, cho tổng thống nghe!
Kể cũng lạ, liên đoàn phòng vệ phủ tổng thống đi ngủ đâu hết rồi? Tại sao không một người nào dám ra, mời mấy ông say rượu đi chỗ khác chơi?
Như vậy mới biết ở nước ta, không phải chỉ hơn hai trăm năm trước, thời vua Lê chúa Trịnh, mới có loạn kiêu binh!
Vậy mà sáng hôm sau, khi đại tá Đỗ Mậu, giám đốc nha an ninh quân đội, gọi cho ông Kỳ, hỏi có phải đúng là nhóm của ông đã đánh thức tổng thống không, ông Kỳ đã trả lời:
-"Đúng là chúng tôi. Chúng tôi vui chơi với nhau. Thì đã sao?"
Một trung tá trả lời một đại tá với giọng điệu như vậy, mà không sao cả, quả ông Kỳ có được Phật bảo vệ thật!
Khi đã lên làm thủ tướng, một hôm ông Kỳ cùng ông Lãm, tư lệnh vùng 1, đi thị sát sư đoàn 2 do tướng Toàn chỉ huy, vì ông đọc báo thấy tin ông Toàn không cho lính đi hành quân, mà dùng họ để khai thác quế trong rừng ở Quảng Nam, và đem bán.
Theo ông Kỳ kể lại, tướng Toàn, một người cao lớn, vạm vỡ, trông rất oai vệ, đã run lập cập khi nhìn thấy tờ báo ông Kỳ đưa ra. Ông Toàn không dám chối, phải khai thật. Ông Toàn cho ông Kỳ biết sư đoàn cần tiền để gây quỹ xã hội, và để chuẩn bị tiệc mừng Tết.
Ông Kỳ hứa cấp tiền cho quỹ của sư đoàn, và cho riêng ông Toàn nữa, nhưng đã cảnh cáo ông ta: "Nếu ông còn tiếp tục dùng lính để khai thác quế, hay làm những chuyện tương tự, ông sẽ bị xử tử."
Được biết Quế Tướng Công đang cư ngụ ở vùng Orange County. Ai quen biết ông, xin nhờ ông xác nhận chuyện này.
Ộng Kỳ cho biết, trang 135, người Mỹ đã giúp chính phủ của ông xây dựng trường y khoa đầu tiên của Việt Nam!
Ở điểm này, thì tác giả lầm to. Trước khi ông Kỳ làm thủ tướng, đã có trường y khoa rồi. Muốn cho chính xác hơn, lẽ ra ông Kỳ nên viết rằng người Mỹ đã giúp xây một cơ sở hoàn toàn mới cho trường y khoa Việt Nam.
Có lẽ, đây là một lầm lỗi khác của đồng tác giả người Mỹ, mà ông Kỳ, vì không xem lại bản thảo, nên đã không sửa chữa.
Trong phiên họp nội các, ông Kỳ hỏi ông tổng ủy viên giáo dục vì sao miền Nam thiếu huấn luyện y tế. Được biết trường y khoa đã xây xong, nhưng chưa mở cửa cho sinh viên vào học vì có sự bất đồng ý kiến giữa ông tổng ủy viên giáo dục và ông viện trưởng viện đại học Sài gòn: Ông viện trưởng muốn theo đường lối, và hệ thống của Pháp, còn ông tổng ủy viên giáo dục và đa số giới y khoa muốn theo hệ thống của Mỹ.
Cũng theo ông Kỳ, vì ông viện trưởng (có thể là bác sĩ Trần Đình Đệ ?) rất có uy tín, lại còn là thầy cũ của ông tổng ủy viên giáo dục, nên vấn đề cứ dùng dằng, và trường y khoa vẫn cứ tiếp tục đóng cửa.
Ông Kỳ ra lệnh cho ông bác sĩ đứng đầu ngành giáo dục:
"...-Tôi muốn trường y khoa phải mở cửa để huấn luyện các bác sĩ mới. Trong vòng ba ngày, tôi sẽ đến đó, cắt băng khánh thành, chính thức mở cửa trường để đón nhận sinh viên mới. Nếu lúc tôi đến, trường vẫn chưa mở cửa nhận sinh viên vào học, tôi sẽ bắt cả ông lẫn ông viện trưởng vào lính, và nhất định sẽ đưa các ông ra chiến đấu ngoài tiền tuyến. Ông hiểu không?"
Được biết bác sĩ Trần Ngọc Ninh, tổng ủy viên giáo dục trong nội các Nguyễn Cao Kỳ cũng đang ở tại Orange County. Ước mong ông Ninh xác nhận có phải ông đã từng là học trò của ông viện trưởng viện đại học Sài gòn, và phải chăng ông đã từng bị đe dọa bị bắt vào lính, mặc dù thời đó, ông đã bước vào tuổi 45,46 !!??
Những Trục Trặc Khi Để Người Mỹ Viết Sách Chung
Ông Kỳ có thể không biết đồng tác giả người Mỹ đã chế ra lối viết mới. Thay vì Cà mau, ông ta viết Cahmau; tên phi công Nguyễn Văn Cử, người cùng Phạm Phú Quốc ném bom Dinh Độc Lâp, tháng 2, năm 1962, bị sửa thành Nguyễn Văn Cú ! Vịnh Cam Ranh được đổi thành Cam Rahn.
Tên tướng Nguyễn Bảo Trị đổi ra thành Nguyen Boa Tri; tướng Nguyễn Viết Thanh, tư lệnh vùng 4 chiến thuật biến thành Nguyễn Mạnh Thanh!
Ông tác giả Mỹ, có lẽ đã không tìm hiểu gì về địa lý Việt Nam, nên ở trang 55, ông ta cho biết Đà Nẵng cách Sài gòn có chừng 300 dặm (480 km)!
Trên thực tế, khoảng cách Sài gòn - Đà Nẵng là 740 km.
Chắc chắn đây là lỗi của ông Marvin J. Wolf, chứ phi công tài ba Nguyễn Cao Kỳ đâu có thể ước tính khoảng cách Sài gòn - Đà nẵng như thế được? Bởi vì nếu ông bay theo khoảng cách ước tính ấy, thì phi cơ sẽ đáp xuống gần Nha Trang, hay cùng lắm là đến trang trại Khánh Dương của ông mà thôi.
Ở đầu trang 151, một lần nữa, người đọc lại thấy hai ông Kỳ và Wolf rành địa lý Việt Nam như thế nào.
Tây Ninh ở miền Trung hay miền Nam nước Việt, hỏi một cậu học sinh lớp đệ thất, cậu ta sẽ trả lời cho bạn biết ngay.
Nhưng tác giả viết: tỉnh Tây Ninh, nơi nhiều người theo đạo Cao Đài, thuộc miền Trung nước Việt.
Đọc đến đoạn này, chắc các vị giáo sư sử địa như Phạm Cao Dương, Võ Thành Điểm...phải giật mình té ngửa?!
Bí Ẩn Về Cái Chết Của Sáu Ông Tá
Nhận lời mời của Bộ Chỉ Huy Biệt Khu Thủ Đô đến một trường trung học Tầu (tư thục Phước Đức) xem triển lãm chiến lợi phẩm tịch thu được của Việt Cộng trong trận Mậu Thân, ông Kỳ chuẩn bị tham dự vào buổi sáng hôm sau. Trong đêm hôm ấy, ông mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ. Ông thấy mình đang bay, thì phi cơ ông nhào xuống một cái giếng khổng lồ. Đầy kinh hãi, ông cảm thấy mình không thể nào ra khỏi miệng giếng. Chắc chắn phi cơ sẽ rớt, và ông sẽ chết. Ngay lúc ấy, ông Kỳ nghe thấy, từ phía sau ghế máy bay ông ngồi, có tiếng của đại tá Lưu Kim Cương, nguyên chỉ huy trưởng căn cứ Tân Sơn Nhất.
Trong giấc mơ, ông Kỳ ngạc nhiên, vì đại tá Cương đã tử trận, một tuần sau Tết Mậu Thân, vì trúng đạn B-40.
Ông Kỳ nghe cố chuẩn tướng Lưu Kim Cương nói: "Tôi sẽ đưa thiếu tướng lên". Rồi phi cơ bay lên khỏi miệng giếng. Khi đã lên cao, ông Cương chỉ cho ông Kỳ xem một trận đánh phía bên dưới, và nói: "Thiếu tướng thấy đám khói vàng kia chứ? Xin hãy cẩn thận. Đó là nơi chúng nó sẽ tấn công."
Ông Kỳ cho ông Cương biết khói vàng đánh dấu nơi có quân bạn và thắc mắc vì sao lại tấn công quân bạn. Ông Cương công nhận ông Kỳ nói đúng, nhưng dặn ông Kỳ hãy ghi nhớ lời mình dặn.
Rồi ông Cương chỉ cho ông Kỳ xem tấm hình bảyngười nằm chết co quắp dưới đất.
Sáng hôm sau, thức dậy, mồ hôi ướt đẫm, mệt lả người, ông Kỳ quyết định ở nhà.
10 giờ sáng, tin sét đánh! Sáu sĩ quan thân cận nhất của ông Kỳ đã bị rocket từ trực thăng Mỹ bắn chết.
Khi xem tấm hình chụp ít phút sau tai nạn thảm khốc này, ông Kỳ thấy đó chính là tấm hình cố chuẩn tướng Lưu Kim Cương đã cho ông xem. Điều khác biệt duy nhất là tấm ảnh trong giấc mơ có bảy người nằm chết, còn bức hình ở trường Phước Đức chỉ có sáu.
Ông Kỳ tin chắc rằng hồn ông Cương đã cứu ông thoát chết.
Sau vụ này, ông Kỳ nghe rất nhiều lời đồn ông Thiệu đứng đằng sau vụ thảm sát sáu ông tá.
Ông cũng nghe nói đại tá Trần Văn Hai, tổng giám đốc cảnh sát quốc gia, người thay thế tướng Loan, có mặt trên chiếc trực thăng bắn rocket vào nhóm sĩ quan thân cận của ông Kỳ.
Rất tiếc, cả ông Thiệu lẫn ông Hai đều đã ra người thiên cổ. Biết đến bao giờ, sự thật về cái chết của sáu ông tá mới được tiết lộ?
Ông Ngô Đình Nhu Chỉ Huy 80 Ngàn Quân?
Trang 71, khi viết về những chuyện xấu xa của chế độ Ngô Đình Diệm, tác giả đã sai lầm trầm trọng khi cho biết ông Nhu chỉ huy 80,000 quân lực lượng đặc biệt phòng vệ dinh tổng thống!
Với kiến thức quân sự của một binh nhì, người viết biết chắc chắn 80,000 quân thì phải cỡ 7 hoặc 8 sư đoàn. Thời ấy, đi ngang qua đường Thống Nhất, thấy doanh trại của Liên Đoàn Phòng Vệ Dinh Tổng Thống, ngoài số binh sĩ trú đóng trong Dinh Độc Lập, có lẽ chỉ trên dưới một đại đội, chỉ vỏn vẹn có hai dãy nhà ba tầng đối diện với rạp Thống Nhất và hãng Shell (sau cuộc đảo chính 1963, doanh trại này bị cắt làm đôi để con đường Đinh Tiên Hoàng nối vào đường Cường Để, biến thành đại học dược khoa và đại học văn khoa). Với cấp số của liên đoàn, và về sau, còn gọi là lữ đoàn, lực lượng phòng vệ tổng thống phủ nhiều lắm là ba bốn ngàn người.
Vậy mà tác giả đã cho phép tới 7 hay 8 sư đoàn trú đóng trong hai dãy nhà lầu ấy để bảo vệ Dinh Độc Lập!
Nếu đúng như tác giả nói, Dinh Độc Lập mà được 80,000 quân bảo vê, thì còn khuya mấy ông tướng già, tướng trẻ thời ấy mới lật đổ được cụ Diệm!
Thôi, cứ coi như đây lại là một lỗi lầm nữa của ông đồng tác giả Marvin J. Wolf.
Chứ thiếu tướng Kỳ, một thiên tài quân sự, nguyên tổng tư lệnh quân đội, làm sao không biết một liên đoàn có bao nhiêu quân!?
Ông Kỳ Đi Kháng Chiến?
Theo tác giả kể, thân phụ của ông, sau thời gian dạy học, vì bất mãn với chính sách cai trị của thực dân Pháp, đã bỏ vợ con ở lại, vào rừng gia nhập lực lượng du kích đánh Pháp.
Cuối năm 1944, thừa hưởng lòng yêu nước của thân phụ, cậu bé 14 tuổi Nguyễn Cao Kỳ, quyết định lên đường kháng chiến chống Pháp. Cậu lấy trộm khẩu Browning của anh rể mình (trung sĩ Takahashi tặng cho anh rể ông Kỳ khẩu súng này), và cùng hai người bạn nhỏ, tìm đường lên chiến khu Việt Bắc. Vì trời mưa bão, không thể thuê thuyền đi được, ba cậu thiếu niên phải chờ đợi, và bị gia đình nhờ cảnh binh tìm bắt lại.
Chiến tranh thứ nhì chấm dứt, gia đình ông Kỳ dọn về Hà nội. Ông theo học trường Bưởi được ít lâu, thì quân Pháp theo chân quân Anh và quân Tầu trở lại Việt Nam.
Căm phẫn, cậu thiếu niên 16 tuổi Nguyễn Cao Kỳ rời Hà nội, vào rừng gia nhập quân kháng chiến chống Pháp, giải phóng đất nước.
Trong hai năm tham gia kháng chiến, trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn, chứng kiến tận mắt sự chèn ép của những người tự vệ, du kích Việt Minh và cán bộ chỉ huy họ đối với trí thức thành thị...Suốt thời gian ở chung với Việt Minh, tác giả không được cầm súng, chỉ lo việc tăng gia sản xuất, nấu ăn cho bộ đội, dọn dẹp; và sau đó, đi theo đoàn văn nghệ tuyên truyền.
Ở trang 21, tác giả cho biết ông đã đi hàng trăm, hàng ngàn dặm, từ vùng này sang vùng khác, thăm viếng hầu như khắp nước!?
Ở điểm này, người đọc thấy hơi khó tin. Có lẽ tác giả Marvin J. Wolf đã phóng đại hơi nhiều. Đi bộ, đi thuyền công tác hàng trăm dặm đã là nhiều rồi. Nói chi đến chuyện hàng ngàn dặm, nghĩa là từ ngoài Bắc vào đến tận trong Nam? Mà lại còn nói đi khắp nước nữa!
Có lẽ tác giả đã đi trong lúc mơ ngủ?
Sĩ Quan Bộ Binh Nguyễn Cao Kỳ
Trang 25, tác giả cho biết năm 1950, Bảo Đại ra lệnh tổng động viên.
Thực ra, phải đến 1951, chính phủ Nguyễn Văn Tâm mới ra lệnh tổng động viên. Lúc ấy, ông Kỳ vừa đậu xong bằng tú tài 1.
Ông theo học Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định. Trường này nằm ngay thành phố Nam Định, cách Hà nội 87 km. Cho nên, người đọc lấy làm lạ, khi thấy tác giả quên tên trường võ bị này, và lại còn mô tả trường ở gần Hà nội.
Ra trưòng với lon thiếu úy bộ binh, ông về phục vụ tại tiểu đoàn 20 Việt Nam, đóng đồn ở Mỹ Trạch, dưới quyền viên đại úy tiểu đoàn trưởng người Pháp. Trong lúc sĩ quan Pháp chỉ lo rượu chè, chết nhát, không dám ra khỏi đồn đi hành quân, thiếu úy trẻ Nguyễn Cao Kỳ ngày đêm dẫn quân đi kích. Có lần, ông bắt được một tù binh Việt Minh sau khi đuổi theo người này vào làng, và nhảy tới tịch thu súng, dẫn tù binh về đồn, dễ dàng y như phim cao bồi bắt mọi da đỏ!
Ở trang 30, chắc chắn đã có lầm lẫn về ngày tháng. Tác giả viết là năm 1951, ông đã đi hành quân.
Làm sao ông có thể hành quân vào năm 1951 được? Lúc ấy, ông còn đang học trong Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định. Phải tới 1952, ông mới ra trường.
Ông Kỳ (hay tác giả Marvin J. Wolf ?) cho biết ông theo học trường sĩ quan Nam Định trong 10 tháng.
Ông Kỳ đã nhớ lộn rồi. Trường khai giảng tháng 10 năm 1951. Ra trường tháng 6, 1952. Học có 8 tháng thôi.
Để Kết Luận
Viết về một người như cựu thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, một nhân vật đặc biệt mà ngôn ngữ và hành động thường là đầu đề cho những tranh luận gay gắt, không phải là một chuyện đơn giản. Người ta dễ đứng về một trong hai phía, hoặc là yêu mến thì trung thành với ông hết mình, hoặc là đã ghét thì ghét và chê tất cả những gì ông nói, ông làm.
Lại càng phức tạp hơn, khi viết về một cuốn sách mang rất nhiều tính tự truyện. Nếu đứng từ phía ái mộ ông, người ta dễ dàng chỉ lọc ra những chi tiết về những thành tích ngoạn mục, những đức tính tốt, việc làm trung hậu của tác giả, để ca tụng ông. Còn nếu vốn ghét cá nhân Nguyễn Cao Kỳ, người ta cũng có thể chỉ lựa các khuyết điểm, sai sót của tác phẩm, những điều không có thực, hoặc sai sự thực trong đó, để chê bai thậm tệ.
Là một con người, thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ có cả tính tốt lẫn tính xấu, nhiều ưu điểm và cũng không thiếu những khuyết điểm mà ông đã bộc lộ qua tác phẩm mới nhất này.
Trong phần cuối cuốn sách, trang 360, ông đã "thú nhận nhũng sai lầm của tuổi tuổi trẻ thiếu kinh nghiệm, những lầm lỗi bắt nguồn từ một tấm lòng ngây thơ, tin người..."
Theo tác giả, lầm lỗi lớn nhất của ông là đã để cho một người bất xứng ngồi vào địa vị lãnh đạo, dẫn đến sự thua trận của miền Nam.
Ông cầu mong những người đang sống kiếp lưu vong, những người còn ở lại quê hương, và cả những người thuở ấy (thập niên 60,70) chưa ra đời, hãy tha thứ cho ông.
Năm nay, thiếu tướng Kỳ đã bước vào tuổi 73. Với những lời chân thành ông vừa bộc lộ, người ta có thể thông cảm với ông nhiều hơn.
Chúng ta hãy chờ xem kết quả những lời tiên đoán của tác giả về tình hình đất nước, và trông đợi những đóng góp của ông cho một đất nước Việt Nam mới, không còn cộng sản.
Một đề nghị sau cùng, xin gửi đến tướng Kỳ: Ở trang 349, ông cho biết đã không hài lòng với cuốn sách Twenty Years and Twenty Days vì đám nhà báo Mỹ đã bịa đặt ra những điều miệng ông không hề nói, và dựng lên những chi tiết, những biến cố chưa hề xảy ra!
Ông cho biết, chính vì thế, mà ông đã quyết định viết cuốn sách này.
Người đọc e ngại, biết đâu, ngay cả trong cuốn sách này, người Mỹ cũng đã xen vào trong sách những điều ông không hề nói, và những biến cố chưa hề xảy ra?
Một vài chi tiết về những sai lầm (địa danh, ngày tháng, tên người, cách dùng chữ, thành phần nội các...) kể trên khiến người ta nghĩ lần này chưa hẳn đã khác lần trước đâu.
Lần sau, nếu ông định viết thêm một cuốn sách nữa, xin ông viết bằng tiếng Việt.
Được như vậy, ít nhất đồng bào của ông mới biết ông thực sự là tác giả của tác phẩm ấy.
Tháng 8, 2002
Đặng Tuyết Mai
Tang lễ anh Kỳ đã tạm xong!
Tuy không theo về Mỹ để dự lễ truy điệu anh Kỳ, nhưng biết chắc chắn các anh em cựu chiến binh, các quân binh chủng và các người quen, thân bằng quyến thuộc từ khắp nơi sẽ tề tựu đông đủ về CA để chào và tiễn đưa anh lần cuối. Gập lại tất cả những người quen cũ sẽ gợi lại một dĩ vãng đau buồn, chắc tôi không chịu nổi.
Dù tránh mặt nhưng cảm giác mất mát ghê gớm vẫn đè nặng trong tim, đôi khi làm nghẹt thở phát ho lên cho nhẹ bớt lồng ngực.
Tôi đã từng trải nghiệm với sự mất mát người thân trong gia đình. Đó là sự ra đi của Bố, mẹ và người em trai yêu mến. Đó là những nỗi đau, những vết thương vẫn không bao giờ lành lặn. Vẫn nằm im trong góc tối nào của trái tim mà thỉnh thoảng nghĩ đến tôi vẫn thấy như còn rỉ máu. Sinh, lão, bịnh, tử!...Đó là quy luật không ai chống lại được. Những người thân đó đã bỏ tôi đi…
Riêng trường hợp anh Kỳ ra đi lại khác. Chính tôi đã bỏ anh! Tim còn nặng trĩu giận hờn, thù nghịch. Chính cái sự ghét hận đó đã nuôi sống tôi, giúp tôi đứng thẳng lên và kiên cường sống đến hôm nay. Tỏ ra thản nhiên vì người tây phương đã có câu “ sự trả thù hay nhất là sống thản nhiên ”, tỏ ra bất cần, tỏ ra hạnh phúc để làm đau người kia!
…Có cần thiết thế không? Tôi không biết nữa…
Tôi mạnh dạn sống, tôi đi hát, tôi rong chơi, tôi giữ gìn sắc đẹp và tôi mong tất cả nhưng việc này sẽ bằng cách nào đến tai anh Kỳ…Để làm gì? không biết nữa!
Cho đến những năm gần đây, thấm nhuần đạo Phật hơn tôi mới biết: phải hỉ xả, phải biết buông thả, biết tha thứ, biết quên và nhất là tự giải phóng cho tâm hồn mình thanh thản, không còn tự nhốt mình trong tù đầy căm hận nữa…
Tôi thật sự ao ước, một lần nào đó, gập lại anh và nói cho anh biết tôi đã hết giận hờn và đề nghị chúng ta hãy trở thành bạn bè với vợ chồng anh. Tại sao không? Anh đã chả quay về bắt tay với những người ngày xưa đã ở bên kia chiến tuyến, chĩa mũi súng vào anh đó sao? Không phải anh đã chủ trương hòa giải?
Ngoài tình nghĩa vợ chồng, ngày xưa chúng tôi còn là “đồng chí”, chia sẻ lý tưởng, tinh thần đảng phái “quân ta”, chống Cộng Sản, Chống Thiệu, chống Mỹ, chống tham nhũng và những tệ đoan xã hội. Ao ước xây dựng một Việt Nam tự do, dân chủ và phú cường.
Ngày xưa chúng tôi đã từng dắt nhau lên Khánh Dương, khai rừng phá núi, rửa tay gác kiếm, những tưởng sẽ sống những ngày quy ẩn, yên thân sống cho riêng mình, hiu hiu hạnh phúc, ngày ngày Vô Kỵ sẽ vẽ lông mày cho Triệu Minh…Ai ngờ đất nước lại rơi vào cảnh biển dâu, và hoàn cảnh lại ném chúng tôi trở về với trần thế.
Trong nỗi đau chung của người Việt tị nạn, những khó khăn về cuộc sống mới, trực diện với cơm áo mà riêng tôi phải gồng gánhvì ( không nỡ để anh Kỳ phải đi làm)… thì những “yếu lòng” của một người chồng có trái tim to lớn…không biết “say no” với những phụ nữ ngưỡng mộ mình, trở thành quá nặng nề. Cho nên sau nhiều lần tha thứ, tôi đã cảm thấy quá mệt mỏi, ngỡ ngàng đến trở thành thù hận. Cuối cùng chúng tôi đã chia tay cuối năm 89, mặc dù biết rằng anh Kỳ còn thương tôi, nhưng tôi không chịu nổi nữa. Giọt nước cuối cùng đã trào ra khỏi ly…Giá như ngày ấy tôi đã có lòng vị tha, tự tại như bây giờ…
Anh Kỳ có lỗi với riêng tôi. Nhưng riêng về lý tưởng và lòng yêu nước của anh vẫn chiếm trọn sự ngưỡng mộ của tôi. 25 năm sống sát cánh với anh, thiết nghĩ tôi có đủ thời gian để hiểu anh hơn ai hết và những nhận xét của tôi không thiên vị. Thú thật tôi cũng đã có những xung đột nội tâm giữa yêu và ghét. Nhưng bây giờ thì hiểu rồi, tất cả chỉ là “sắc sắc, không không” nên xin trả lại sự thật cho sự thật.
Anh Kỳ đã ra đi!... Tôi không còn ai để yêu, để ghét nữa…bây giờ mới thật sự thấm thía cái mất mát to lớn và vĩnh viễn này…
Đã mất thật rồi!
ky duyen ,nhung chuyen co that sau ngay bo mat