LÊ THANH HÀ, TRÚC QUỲNH
TT - Sau mười giờ “chiến đấu”, lúc 19g tối 5-1, bác sĩ McKay McKinnon (Mỹ) cùng êkip phụ mổ người Việt đã thành công trong việc cắt bỏ khối bướu khổng lồ 90kg của anh Nguyễn Duy Hải.
Những ca mổ khó như thế này trên thế giới chỉ mới có vài ca, nên tất cả đều vỡ òa niềm vui...
Sẽ phẫu thuật cho bệnh nhân có khối u 80kg
Xem tường thuật ca mổ
Bác sĩ McKay McKinnon (giữa) thảo luận cùng các phụ tá - Ảnh: Minh Đức
Mẹ của bệnh nhân Nguyễn Duy Hải trải qua những giờ phút lo lắng, căng thẳng và hạnh phúc khi ca mổ thành công - Ảnh: Th.Thắng
Xem video do Truyền hình Tuổi Trẻ thực hiện :
“Tôi cứ tưởng không bao giờ có ngày này, nhưng ngày ấy đã đến và trở thành sự thật. Tôi có cảm giác như đang lơ lửng trên không...”. Bà Nguyễn Thị Cho Con - mẹ của anh Nguyễn Duy Hải (32 tuổi, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) - vỡ òa hạnh phúc khi chứng kiến giây phút khối bướu khổng lồ 90kg được bóc tách khỏi cơ thể con.
Thời khắc đó diễn ra lúc 19g ngày 5-1, sau đúng mười giờ phẫu thuật đằng đẵng. Cả phòng hội nghị Bệnh viện FV (TP.HCM), nơi đặt màn ảnh truyền hình trực tiếp ca mổ cho anh Hải, vỡ òa niềm vui, trút bỏ được sự lo âu, hồi hộp dõi theo ca mổ của các bác sĩ. Tất cả đều vỗ tay chúc mừng êkip phẫu thuật. Nhiều bác sĩ, nhà báo, nhân viên Bệnh viện FV đã nắm tay chúc mừng, chung vui với mẹ anh Hải.
Ca mổ “lịch sử”
Nhiều tháng nay, kể từ khi Tuổi Trẻ thông tin về tình trạng bệnh tật của anh Hải, bạn đọc khắp cả nước đã rất quan tâm, mỗi người góp một chút để anh có viện phí phẫu thuật cắt bỏ khối u phải đeo mang nhiều năm trời. Từ 6g30 ngày 5-1, anh Hải đã được các bác sĩ đưa vào phòng phẫu thuật để thực hiện các bước chuẩn bị cuộc mổ. Ca mổ “lịch sử” cho bệnh nhân có khối bướu ở chân phải lớn nhất tại Việt Nam đến thời điểm này đã được thực hiện tại Bệnh viện FV. Ca mổ thu hút sự quan tâm, đưa tin của rất nhiều cơ quan truyền thông đại chúng trong và ngoài nước.
Theo bác sĩ Viết, bác sĩ McKinnon là người có kinh nghiệm phẫu thuật trên 150 bệnh nhân có những khối u bướu khổng lồ. Ông từng phẫu thuật bóc tách khối u nặng khoảng 90kg cho một nữ bệnh nhân người Hungary. Tuy nhiên, việc phẫu thuật bệnh nhân có khối bướu cực lớn và bị tràn dịch màng phổi như anh Hải thì mới có khoảng vài ca.
Đồng lòng “gỡ” khối u
Để tiến hành ca mổ này, từ ngày 27-12-2011, anh Hải đã nhập viện tại Bệnh viện FV. Ngày 3-1, bác sĩ người Mỹ McKay McKinnon đã có mặt tại TP.HCM hội chẩn với các y bác sĩ tại Bệnh viện FV để đánh giá toàn diện sức khỏe của bệnh nhân trước khi phẫu thuật. Theo bác sĩ Gerard Desvignes - giám đốc y khoa Bệnh viện FV, sức khỏe bệnh nhân có thể đáp ứng được với ca phẫu thuật.
Mọi việc đã sẵn sàng và sức khỏe, tinh thần của anh Hải diễn tiến rất tốt trước khi ca mổ bắt đầu. Tuy nhiên, đây là một ca phẫu thuật lớn với rất nhiều rủi ro đi kèm và anh Hải có nguy cơ tử vong trong quá trình phẫu thuật lẫn hậu phẫu. Tỉ lệ thành công của ca mổ được đánh giá “năm ăn năm thua”. Các bác sĩ đã tư vấn, giải thích rõ với bệnh nhân và gia đình về quá trình phẫu thuật cũng như các rủi ro đi kèm, bệnh nhân và gia đình đều đồng ý phẫu thuật.
Theo Bệnh viện FV, êkip phẫu thuật cho anh Hải bao gồm ba bác sĩ gây mê và hai kỹ thuật viên gây mê của Bệnh viện FV, bác sĩ McKay McKinnon (phẫu thuật viên chính) và hai bác sĩ ngoại tổng quát của Bệnh viện FV là bác sĩ Phan Văn Thái và bác sĩ Nguyễn Quốc Thái tham gia phụ mổ. Suốt ca mổ, bác sĩ Gerard Desvignes trực tiếp có mặt để giám sát ca phẫu thuật này.
Dự kiến thời gian phẫu thuật, bóc tách bỏ khối u kéo dài 8-10 giờ, trong tình trạng bệnh nhân được gây mê và huyết áp bình thường. Anh Hải ngoài việc được truyền máu hoàn hồi của chính mình (máu của anh chảy ra khi phẫu thuật được xử lý qua bộ lọc để truyền lại cho chính anh lúc đang mổ, nhằm giảm nguy cơ rối loạn đông máu do phải truyền máu quá nhiều) còn có thể phải truyền 15-25 đơn vị máu (mỗi đơn vị 250ml).
Quá trình hội chẩn và phẫu thuật được kênh truyền hình MorningStar Entertainment của Mỹ ghi hình trực tiếp. Đồng thời Bệnh viện FV sắp xếp quay và truyền hình trực tiếp ca phẫu thuật đến phòng hội nghị ở tầng ba của bệnh viện để các bác sĩ tại FV và bệnh viện bạn có thể quan sát trực tiếp và cùng tích lũy kinh nghiệm. Theo Bệnh viện FV, tổng chi phí của ca phẫu thuật ước tính 420 triệu đồng, chưa bao gồm phí phẫu thuật viên. Tuy nhiên, Bệnh viện FV chỉ thu viện phí ca mổ của anh Hải 252 triệu đồng (Hội Chữ thập đỏ Đà Lạt ủng hộ 110 triệu đồng và các nhà hảo tâm, bạn đọc báo Tuổi Trẻ ủng hộ 142 triệu đồng. Toàn bộ chi phí ăn ở và đi lại của bác sĩ McKay McKinnon trong thời gian một tuần ở Việt Nam do Bệnh viện FV tài trợ. Bác sĩ McKay McKinnon không tính tiền công phẫu thuật cho bệnh nhân).
Các bác sĩ trong êkip mổ chúc mừng mẹ bệnh nhân Nguyễn Duy Hải sau khi phẫu thuật cắt khối bướu thành công - Ảnh: thuận thắng
Từ nhật ký phòng mổ...
Khoảng 6g30, anh Hải được đưa vào phòng mổ để gây mê, vệ sinh vô trùng khối bướu. Các bác sĩ phải rất vất vả để xoay trở anh Hải từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp để phẫu thuật. Bác sĩ McKay McKinnon dùng bút lông vẽ những đường dọc ngang trên khối bướu để xác định vùng bướu sẽ được cắt bỏ. Theo đồng hồ đeo tay của chúng tôi, đúng 8g55 đường dao mổ đầu tiên của bác sĩ McKinnon đã được rạch trên khối bướu theo đường vẽ trước đó. Lớp cơ đầu tiên được bộc lộ dần từng lớp, kéo dài nhiều hơn và ngày càng sâu hơn. Đến 10g, khối bướu đã bóc tách đường dài được khoảng 50cm, sâu 5-7cm. Đến 13g, khi khối bướu được bóc tách ra đã rất lớn thì các bác sĩ không chỉ phẫu thuật khó hơn do đường mổ ngày càng nằm sâu hơn mà còn do phần khối bướu đã được bóc tách ra ngày càng nhiều, phủ tràn xuống vị trí đang được tiếp tục bóc tách.
Không như chúng tôi hình dung, ca mổ diễn ra không hề căng thẳng, lo lắng mà toàn bộ êkip phẫu thuật đều rất bình tĩnh, cẩn thận, phối hợp nhịp nhàng, ăn ý trong từng thao tác bóc tách khối u, khâu lại các mạch máu, dùng ống hút máu chảy, chèn gạc thấm máu... Chỉ có người ở ngoài nghe tiếng máy theo dõi dấu hiệu sinh tồn, nhìn màn ảnh truyền hình trực tiếp thỉnh thoảng hiện lên số thời gian phẫu thuật đã trôi qua là hồi hộp, lo lắng.
Ngồi theo dõi ca mổ cắt khối u cho anh Hải, bác sĩ Bùi Chí Viết - trưởng khoa ngoại 2 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - giải thích cho chúng tôi là bác sĩ McKinnon đã bắt đầu đường mổ bóc tách khối bướu từ phía sau lưng rồi từ từ đường bóc tách từng lớp mỡ, cân, cơ đi theo hình vòng tròn dần ra phía trước. Bác sĩ Viết ước đường mổ vòng này dài khoảng 1m. Khi bóc tách khối bướu ra tới đâu thì được khâu cầm máu ngay tới đó. Đặc biệt, bác sĩ McKinnon cắt cục nidus (ổ bệnh, nguồn gốc phát sinh khối bướu) nằm dưới da ngay sau lưng anh Hải để ngăn chặn bướu tái phát sau khi phẫu thuật cắt bỏ.
Đến 17g30, cuộc phẫu thuật bước vào giai đoạn quan trọng nhất vì việc bóc tách sẽ tiến sát tới động mạch đùi bệnh nhân. Động mạch này bị giãn rộng khoảng 2cm (bình thường khoảng 1cm). Do đó nếu không cẩn thận khi cắt rời động mạch này ra khỏi khối bướu thì nguy cơ chảy máu có thể xảy ra... Nếu không khống chế được thì nguy cơ lượng máu mất sẽ rất lớn. Bác sĩ Viết cho biết ca mổ chảy máu rất nhiều nhưng bác sĩ McKinnon đã kiểm soát rất tốt.
Anh Nguyễn Duy Hải trước khi phẫu thuật - Ảnh: H.T.Vân
... đến nghẹn ngào hạnh phúc
Theo gia đình anh Hải, anh bị khối bướu ở chân phải từ năm 4 tuổi. Theo thời gian, khối bướu ngày càng lớn dần khiến anh không thể di chuyển và rất bất tiện trong sinh hoạt. Năm 1997, anh Hải được cắt bỏ khối bướu, đồng thời cắt bỏ cả chân phải. Năm 2001, khối bướu tiếp tục phát triển và ngày càng to dần. Anh Hải đã chữa trị nhiều nơi nhưng không khỏi đến khi được bác sĩ McKay McKinnon tiếp nhận phẫu thuật.
Lúc ca mổ bắt đầu, mẹ anh Hải không dám bước vào phòng xem truyền hình trực tiếp vì không chịu nổi cảm xúc lo lắng đến nghẹt thở. Cảm giác này khiến bà bồn chồn đi ra đi vào, không ăn được gì. Đến khi nghe mọi người ra báo khối u đã được tách rời cơ thể anh Hải, bà chạy ào vào, tay ôm ngực và những giọt nước mắt hạnh phúc từ từ lăn xuống. Bà kêu trong tiếng thở dồn dập “mừng quá, mừng quá” và hai tay ôm lấy mặt nghẹn ngào.
LÊ THANH HÀ
Bác sĩ McKinnon giải thích cách phẫu thuật
Bác sĩ McKay McKinnon khẳng định thời gian phẫu thuật kéo dài vì phải cắt tận gốc khối u. Trong cuộc trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ tại TP.HCM cách đây một tháng, bác sĩ McKinnon cho biết gốc khối u nặng 90kg của anh Hải nằm phần đuôi của cột sống, nơi tập trung một số lượng cực kỳ lớn các mạch máu đã cung cấp chất dinh dưỡng và “nuôi lớn” khối u khổng lồ này trong nhiều năm.
Ông nói để giải quyết triệt để tình trạng của bệnh nhân, bắt buộc phải cắt bỏ toàn bộ phần gốc phát sinh và có “tuổi thọ” lớn nhất trong toàn bộ khối thịt này, nếu không chắc chắn khối u sẽ mọc lại sau đó, dù có loại bỏ được toàn bộ thân bướu khổng lồ hiện nay. “Các thao tác khi phẫu thuật cần phải hết sức cẩn thận và chính xác, tránh cắt nhầm vào các mạch máu vốn tập trung dày đặc tại bướu, sẽ làm chảy máu ồ ạt gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân” - ông cho biết.
Các chuyên gia gây mê cần phải theo dõi chặt chẽ để tránh khả năng bệnh nhân bị suy tim khi đang phẫu thuật.
Sau ca mổ, nguy hiểm vẫn còn chực chờ khi vết thương hở rất lớn phía lưng sau khi cắt bỏ khối u sẽ dễ bị nhiễm trùng và hoàn toàn có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Các chuyên gia phẫu thuật tạo hình khi đó sẽ phải tiếp tục phẫu thuật tái tạo da để tạo ra một vùng da mới che kín vết thương hở rất lớn này.
Theo bác sĩ McKinnon, nếu ca mổ thành công, anh Hải sẽ còn phải trải qua nhiều tuần trong phòng chăm sóc đặc biệt và nhiều tháng tập vật lý trị liệu để có thể quay lại cuộc sống bình thường. Bản thân khối bướu của anh Hải không phải là bướu độc, nhưng đã phát triển thành một khối ký sinh bòn rút máu và chất dinh dưỡng từ cơ thể bệnh nhân, khiến anh ngày càng suy kiệt - bác sĩ McKinnon giải thích.
TRÚC QUỲNH
Ca mổ cắt khối u khổng lồ:
TT - Chiều 7-1, bà Nguyễn Thị Lệ Thu - giám đốc tiếp thị và phát triển kinh doanh Bệnh viện FV (TP.HCM) - cho biết sau gần hai ngày phẫu thuật cắt bỏ khối u khổng lồ 82kg, sức khỏe anh Hải đã diễn tiến rất tốt.
Anh Hải và bác sĩ Mỹ Vân cùng cười rạng ngời hạnh phúc tối 7-1 - Ảnh: L.TH.H.
Lúc 14g ngày 6-1, anh Hải đã tỉnh lại, tuy còn chảy máu vết mổ, sốt nhưng đã được bác sĩ chỉ định cho truyền thêm máu, cầm máu và hạ sốt, đồng thời ngưng thuốc an thần. Đến 20g cùng ngày, bác sĩ đã cho rút ống nội khí quản nên bệnh nhân tự thở được, nói chuyện được bình thường và anh Hải đã “đòi gặp mẹ” trong trạng thái tinh thần tốt.
Đến sáng 7-1, anh Hải đã có thể ăn nhẹ cháo lỏng, súp lỏng, các chức năng hô hấp, tuần hoàn, thận đều ở trạng thái tốt, bớt sốt, máu cũng bớt chảy nên không cần phải truyền thêm máu. Nếu tình trạng sức khỏe tiếp tục diễn tiến tốt, anh Hải có thể được bác sĩ cho ra khỏi phòng săn sóc đặc biệt vào ngày 9-1.
Biết ơn mọi người
Bác sĩ gây mê hồi sức Đào Thị Mỹ Vân cho biết thêm ngày 6-1, các y bác sĩ có hơi lo một chút vì anh Hải sốt mấy lần, có lúc sốt cao đến 39 độ. Thế nhưng cả ngày hôm nay anh không còn sốt, tình trạng đau đớn đã giảm nhiều và kiểm soát tốt.
17g42 cùng ngày, được sự đồng ý của bệnh viện, chúng tôi đã vào phòng săn sóc đặc biệt thăm anh Hải. Khi chúng tôi hỏi anh có nhận ra ai không, anh gật đầu, cười rất tươi. Hỏi anh cảm thấy thế nào sau ca mổ, anh nói: “Thấy nhẹ hẳn trong người nhưng vẫn còn đau”.
Anh Hải cho biết trong hai ngày qua mẹ và anh em trong gia đình đã vào thăm anh hai lần. Khi thấy anh tỉnh táo, nói chuyện được, mẹ anh rất mừng và khóc. Anh Hải chia sẻ với chúng tôi: “Đối với tôi, BS McKay McKinnon như người cha thứ hai sinh thành ra mình. Suốt đời tôi không bao giờ quên ơn ông đã phẫu thuật cứu giúp tôi”.
Qua báo Tuổi Trẻ, anh Hải nhờ chúng tôi chuyển lời cảm ơn đến bác sĩ McKay McKinnon, các y bác sĩ của Bệnh viện FV cũng như các nhà hảo tâm, bạn đọc báo Tuổi Trẻ trong và ngoài nước đã giúp đỡ anh và gia đình vượt qua khó khăn và thực hiện được mong ước thoát khỏi khối u khổng lồ này.
Bác sĩ McKay McKinnon (giữa) cùng các phụ tá mổ cho bệnh nhân Sa Ly trưa 7-1 tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM - Ảnh: HOÀNG THẠCH VÂN
Phẫu thuật cho cô gái có hàng ngàn khối u
10g10 ngày 7-1, chuyên gia phẫu thuật người Mỹ McKay McKinnon đã phẫu thuật cho cô Thạch Thị Sa Ly, người có hàng ngàn khối u trên người, tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM. Sa Ly, 35 tuổi, ở huyện Trần Đề, Sóc Trăng, được chẩn đoán đa u sợi thần kinh. Đây là bệnh nhân thứ ba được chuyên gia phẫu thuật người Mỹ này phẫu thuật liên tiếp trong ba ngày qua.
Êkip mổ gồm ông McKay McKinnon là phẫu thuật viên chính và hơn 20 chuyên gia đầu ngành, điều dưỡng, kỹ thuật viên Bệnh viện Chợ Rẫy. Sau gần sáu giờ phẫu thuật, ông McKay McKinnon đã kết thúc ca mổ và được đánh giá là thành công bước đầu.
Đây là một bệnh nhân rất đặc biệt vì ngay cả chuyên gia người Mỹ đã trải qua hàng chục năm phẫu thuật và nhiều chuyên gia hàng đầu của Bệnh viện Chợ Rẫy cũng chưa từng gặp một bệnh nhân nào có nhiều khối u như thế. Trên người cô gái nổi rất nhiều khối u, cái nhỏ như hạt mè, phần lớn mọc chi chít như những hạt bắp và khối u to nhất bằng một nắm tay.
PGS.TS Lê Hành - trưởng khoa tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, thành viên của êkip mổ - cho biết vì bệnh nhân có rất nhiều khối u trên toàn thân nên chỉ qua một cuộc phẫu thuật sẽ không thể lấy hết khối u cho bệnh nhân. Êkip mổ đã cắt bỏ những khối u to, những khối u mọc ở những vị trí gây cản trở sinh hoạt cho bệnh nhân như ở lưng, mông, tay và mặt, tổng cộng số khối u nặng khoảng 3kg.
Sau khi lấy những khối u ở trán, cằm, mũi, êkip phẫu thuật đã lấy vùng da phía trong của hai đùi, da ở cẳng chân là những vùng da ít bị nổi u nhất trên cơ thể bệnh nhân để ghép da lên trên vùng mặt.
Do bệnh nhân nằm co hơn mười năm qua nên hai khớp gối đã bị cứng lại. Để giúp bệnh nhân có thể đi lại được, Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ tiếp tục phẫu thuật khớp gối cho bệnh nhân và phẫu thuật để lấy dần các khối u còn lại.
Bà Thạch Thị Sà Phai, mẹ của bệnh nhân, kể từ lúc sinh ra con bà đã có khối u mọc ở sau lưng. Sau đó, khối u xuất hiện ở nhiều vị trí khác và bắt đầu lan ra khắp cơ thể. Khi Sa Ly được khoảng 5 tuổi, gia đình đã đưa Sa Ly đến bệnh viện tỉnh điều trị nhưng bác sĩ nói không điều trị được. Do kinh tế rất khó khăn nên từ đó gia đình không đưa Sa Ly đến bệnh viện nào chữa trị nữa. 15 năm qua, thế giới của Sa Ly chỉ là một góc giường và trừ những người thân trong gia đình, không một ai dám nhìn con gái bà.
LÊ THANH HÀ - THÙY DƯƠNG - QUỲNH TRUNG
Báo chí nước ngoài quan tâm đặc biệt đến ca mổ
Ít nhất 215 tin bài của hơn 50 đơn vị truyền thông từ châu Âu, châu Mỹ đến châu Úc, châu Phi đã đưa thông tin về ca mổ đặc biệt của anh Nguyễn Duy Hải. Các trang mạng lớn như The Sun, CNN, CBS, BBC... đều có thông tin và hình ảnh về ca mổ. Tờ Daily Mail của Anh giật tít “Thành công!” đồng thời tường thuật chi tiết cuộc chiến cam go của các bác sĩ để giải phóng anh Hải khỏi khối u nặng hơn 80kg. Nhiều phản hồi của bạn đọc thế giới cũng chia sẻ với “phép mầu” đã đến với anh Hải. “Hi vọng anh Hải bình phục hoàn toàn và sống trọn vẹn” - một độc giả ở Tennessee (Mỹ) viết. Tuy nhiên báo chí nước ngoài cũng nhận định việc hồi phục của anh Hải là một chặng đường khó khăn không kém với các cuộc hậu phẫu và nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Trước đây, một nữ bệnh nhân ở Michigan (Mỹ) có khối bướu lớn tương đương anh Hải cũng được bác sĩ McKinnon phẫu thuật năm 1999, phải nằm viện thêm sáu tuần và trị liệu vật lý một năm.
TRẦN PHƯƠNG
______________________
Đạo diễn người Mỹ Andrew Nock:
Hải là tấm gương lớn về cuộc sống
Đồng hành trong hành trình đầy cảm xúc của Duy Hải, ngoài bác sĩ McKay McKinnon cùng tổ chức từ thiện The Tree of Life còn có một nhóm người nước ngoài khác là đoàn làm phim của Hãng Morningstar Entertainment (Hoa Kỳ).
Morningstar dự định sản xuất một bộ phim tài liệu dài một giờ cho hệ thống truyền hình Discovery Network về ca phẫu thuật cho anh Hải của bác sĩ McKinnon, cũng như hai ca mổ khác cho bệnh nhân người Việt Nam là Sa Ly và Mỹ Dung.
Hơn mười năm qua, hãng truyền hình có trụ sở tại California này đã sản xuất nhiều bộ phim tài liệu y tế ghi lại những ca phẫu thuật khối u thành công trên khắp thế giới của bác sĩ McKinnon. Điển hình là trường hợp của chị Lucica Bunghez với khối u nặng 70kg ở Romania năm 2004.
Chính nhờ một trong những tập phim này mà chị Nguyễn Thị Minh Châu (40 tuổi, chị gái của anh Hải, hiện định cư ở Florida, Mỹ) đã tìm đến bác sĩ McKinnon để nhờ ông cứu em trai mình - đạo diễn và là nhà sản xuất Andrew Nock cho biết.
Từ tháng 11-2009, đoàn làm phim gồm ba thành viên người Mỹ cùng hai điều phối viên Việt Nam đã có mặt tại Đà Lạt và ghi lại hành trình nhiều sóng gió của Duy Hải từ đây cho đến ngày anh được phẫu thuật tại Bệnh viện FV ngày 5-1.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, ông Andrew Nock nói thời điểm tồi tệ nhất của cả đoàn là khi nghe tin một bệnh viện từ chối nhận mổ cho Hải: “Chúng tôi đau buồn khi khát khao được sống của Hải và gia đình bị khước từ như vậy”.
Không đành lòng nhìn mẹ con Hải lầm lũi quay về Đà Lạt, Morningstar đã tìm và trả tiền thuê căn nhà cho anh Hải ở quận 2, TP.HCM từ tháng 12 đến đầu tháng 2. “Dù vào thời điểm đó chúng tôi thật tình không biết sẽ có bệnh viện nào chịu tiếp nhận Hải hay không và mẹ con họ sẽ phải chờ đợi đến khi nào” - ông Andrew Nock nói.
Thời gian này, Morningstar cũng giúp chị gái Hải gây quỹ giúp em trai và sát cánh cùng với bác sĩ McKinnon tìm một lối ra cho Hải. “Đam mê lớn nhất của chúng tôi là những bộ phim tài liệu y tế có sức lay động lớn, để nhiều khán giả biết đến và chung tay giúp đỡ những trường hợp như Hải... Chúng tôi không thể mặc kệ họ như vậy được” - ông Andrew Nock tâm sự.
Ông nhận xét anh Hải là một tấm gương lớn về cuộc sống mà anh và các đồng nghiệp đều cảm phục: “Anh ấy luôn cười, luôn lạc quan và tếu táo ngay cả trong những giờ phút cực kỳ khó khăn”.
Đối với cả đoàn, thách thức lớn nhất khi quay tại Việt Nam là “theo kịp” bác sĩ McKinnon khi ông liên tiếp thăm khám bệnh nhân và thực hiện những ca đại phẫu kéo dài hàng chục giờ. “Ông có sức làm việc phi thường, không biết mệt mỏi và tinh thần hết lòng tận tụy vì bệnh nhân”.
Nói về công việc của mình, ông Andrew bày tỏ: “Chúng tôi mong muốn độc giả sẽ xem phim và nhận ra họ đang rất may mắn”.
TRÚC QUỲNH
TT - Ca phẫu thuật cho anh Nguyễn Duy Hải thành công, lịch sử y học sẽ nhắc nhiều đến bác sĩ người Mỹ McKay McKinnon. Nhưng để có cuộc đời mới này, anh Hải mang ơn rất nhiều ba người phụ nữ đã chăm sóc cho anh suốt thời gian dài. Đó là mẹ anh, chị anh và cô em dâu.
Chị Nguyễn Thị Minh Châu, 40 tuổi, chăm sóc em ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM tháng 11-2011 - Ảnh: Quỳnh Trung
Cuộc sống thường ngày của anh Hải trước khi phẫu thuật chỉ là cái tivi làm bầu bạn, là khung cảnh trước cửa nhà, quen thuộc đến nhàm chán. Anh từng tâm sự vui rằng nơi mà anh đi xa nhất trong mấy năm gần đây cũng “không quá cái tấm nệm đang nằm”.
Thú vui duy nhất của anh là mỗi tối “tám” với gia đình cậu em Út nhà sát bên cạnh và mấy bạn hàng xóm, rồi ăn những món ăn do cô em dâu nấu nướng. Mọi sinh hoạt cá nhân như ăn uống, tắm rửa, vệ sinh của anh trong mười năm qua, kể từ khi anh nằm một chỗ, đều do mẹ già - bà Nguyễn Thị Cho Con - một tay chăm sóc.
Mẹ
“Chị luôn bảo vệ tôi từ lúc tôi còn quá nhỏ để hiểu hết được sự dị nghị, định kiến của người đời. Có lần khi chị cùng tôi đi thả diều, những người xung quanh nhìn vào cái bướu dị dạng của tôi và xầm xì bàn tán, tôi chỉ cười nhưng chị ấy đi thẳng tới họ và nói “mấy người không thương thì thôi, đừng xầm xì, tội nghiệp nó” rồi sau đó cõng tôi về, mặc kệ những ánh nhìn ái ngại” - anh Hải kể về chị gái mình.
Những ngày anh nhập Bệnh viện Pháp Việt (FV) tại TP.HCM, mẹ anh bồn chồn xen lẫn niềm vui vô bờ mà bà gắng giấu trong lòng. Khi chúng tôi tìm cách ghi hình những giờ phút trước khi anh lên bàn mổ, bà Cho Con cứ đi ra đi vào luôn miệng “thôi mấy chú đừng quay nữa”. Bà sợ người của bệnh viện phát hiện thấy phóng viên thì sẽ không mổ cho thằng Chẹm con bà - tên ở nhà của anh Hải.
Nỗi lo rất thực của bà mẹ nghèo. Sợ người ta không thèm mổ cho con bà, như hơn một tháng trước. Bà không muốn vi phạm, sai sót nào có thể làm hỏng mơ ước của bà và người con bất hạnh.
Mấy mươi năm qua, bà mẹ tuổi 60 này, vì cái nghèo, cái khổ chồng chất mà trông gương mặt hom hem hơn tuổi, chỉ có mỗi mơ ước đơn giản là “có ai đó lấy giùm khối u cho thằng con tội nghiệp”. Nhà nghèo, chồng làm thợ mộc, bà đi bán ve chai phụ thêm từ khi nghỉ việc điều dưỡng. “Tui đi khỏi nhà từ sáng sớm, vừa mua bán chai bao, vừa tranh thủ lượm thêm. Ngày nào chưa kiếm được mấy ký gạo nuôi con thì tui đi lượm thêm đến tối mịt. Có những hôm thấy nhà người ta lên đèn, nấu cơm mà tui còn ròng rã trên đường. Thương con đứt ruột” - bà mẹ già tâm sự.
Đến khi anh Hải nằm liệt giường cách đây mười năm và chồng qua đời thì bà cũng gần như phải ở nhà để chăm sóc cho con. Vì từ thời gian đó bà không những phải lo miếng ăn, miếng uống cho con mà còn phải giúp Chẹm không nghĩ quẫn tìm đến cái chết khi phải chịu đựng những cơn đau thấu ruột gan lúc trái gió trở trời.
Cuộc đời bà chẳng có mấy niềm vui cho đến khi có những thông tin cho biết có ông bác sĩ bên Mỹ “sẵn sàng mổ cho thằng Chẹm”.
Chị
Người đưa trường hợp anh Hải đi Mỹ chính là chị ruột anh, chị Nguyễn Thị Minh Châu. Kể về người chị đang định cư ở bang Florida (Mỹ), ánh mắt anh Hải luôn rạng ngời hạnh phúc và tự hào. Anh kể rằng không có chị, chắc anh không còn sống đến giờ này và càng không có hi vọng để có thể đi lại bình thường.
“Khi tôi còn nhỏ, lúc cái bướu khoảng 20kg, chị thường cõng tôi trên lưng vượt qua mấy con dốc trơn trượt và nguy hiểm đầu nhà để đưa tôi đi thả diều dọc bờ hồ Xuân Hương và xem ca nhạc hoặc đi đến bất cứ nơi đâu tôi thích, miễn là tôi thấy vui. Những đêm má tôi trực ở bệnh viện, tôi khóc vì đau đớn, chị ấy cũng khóc và ôm chặt tôi vào lòng, rồi ru cho đến khi tôi ngủ say”.
Kể về chị mình, dòng chảy quá khứ cứ như mới tươi rói trong anh Hải.
Năm 2001, chị Châu sang Mỹ định cư theo diện chồng bảo lãnh. Kể từ đó đến nay hai vợ chồng chị làm thuê cho các tiệm làm móng (nail) của người Việt ở bang Florida, thu nhập khá bấp bênh. Dù đã có gia đình riêng với hai con nhỏ trong tuổi đi học, chị vẫn cố gắng dành dụm gửi tiền sinh hoạt và thuốc thang cho mẹ và em trai mỗi tháng.
Anh Hải kể cách đây khoảng bảy tháng, anh đau như cắt da cắt thịt và bỏ ăn gần hai tháng, chỉ duy trì sự sống bằng sữa và cháo. Lúc ấy anh nghĩ chết còn sung sướng hơn cái kiếp đau đớn này, chị Châu gọi điện về động viên cho anh thêm động lực để sống tiếp và đợi chờ phép mầu.
Phép mầu đó cũng do chính chị xoay xở tạo ra cho em mình.
Năm 2009, bà Amanda Schumacher, nhà sáng lập quỹ từ thiện The Tree of Life, đến tiệm nail chị Châu đang làm việc và tình cờ nhìn thấy tấm ảnh anh Hải mà chị Châu luôn mang theo bên mình để vơi bớt nỗi nhớ thành viên bất hạnh nhất trong nhà. Bà Amanda xúc động và yêu cầu chị cung cấp cho bà thêm nhiều hình ảnh của anh Hải để bà gây quỹ từ thiện.
Mừng như bắt được vàng, chị cùng chồng làm khoảng 50 thùng từ thiện có dán hình anh Hải đi xin đặt ở các tiệm nail khắp bang Florida để gây quỹ thêm cho ca phẫu thuật vì nghe đâu chi phí rất lớn. “Có nhiều người thương cảm đồng ý cho đặt trước cửa tiệm, nhưng cũng có những người xua đuổi chúng tôi hoặc giấu những cái thùng này đi vì cho rằng chúng tôi lừa đảo” - chị Châu kể.
Rồi thì bác sĩ McKay McKinnon, chuyên gia phẫu thuật hàng đầu những khối u cỡ lớn người Mỹ, biết đến trường hợp của anh Hải thông qua quỹ từ thiện The Tree of Life và bày tỏ mong muốn phẫu thuật miễn phí cho anh Hải. Khi bác sĩ McKay McKinnon thông báo sẽ phối hợp với Bệnh viện Ung bướu TP.HCM phẫu thuật cho anh Hải vào ngày 18-11-2011, chị vui mừng đến phát khóc và quyết định về nước để động viên và chia sẻ niềm vui với em trai.
Nhưng hi vọng nhanh chóng tiêu tan khi ca phẫu thuật được thông báo hoãn vào phút cuối. Bác sĩ McKinnon và vợ rơm rớm nước mắt khi chia tay anh Hải để trở về nước vì không thể giúp gì được cho anh.
Chị Châu không đầu hàng. Chị lại liên hệ với quỹ The Tree of Life và liên lạc lại với bác sĩ McKinnon để tìm hướng đi mới cho em trai.
Hơn một tháng sau đó, Bệnh viện FV thông báo tiếp nhận anh Hải và lấy phí tượng trưng 12.000 USD (khoảng 240 triệu đồng), một số tiền quá lớn với gia đình.
Ngoài khoảng 160 triệu đồng do các nhà hảo tâm trong nước đóng góp, chị Châu vay mượn số tiền còn lại từ bạn bè.
Em dâu
Khi ca mổ cho anh Hải tại Bệnh viện FV được truyền hình trực tiếp, mẹ anh và hầu hết những người thân trong gia đình đều không dám chứng kiến, chỉ một người phụ nữ nhỏ nhắn, ôm con ngồi dán mắt vào màn hình. Đó là chị La Thị Thu Hằng, em dâu anh Hải, người thường nấu những món ăn ngon cho anh Hải trong nhiều năm qua để giúp anh có thêm niềm vui sống.
“Thường tôi rất sợ máu, nhưng khi thấy anh Hải được đưa vào phòng mổ, tôi vẫn muốn vào xem và cầu nguyện cho ca mổ thành công để tôi có thể tiếp tục nấu ăn cho anh ấy” - chị bộc bạch.
Không chỉ khéo vun vén cho mái ấm nhỏ với một đứa con thơ kháu khỉnh cùng anh Nguyễn Duy Sang, em trai út của anh Hải, chị Hằng cũng rất quan tâm đến gia đình chồng, đặc biệt là anh Hải. Có lần chồng chị phải vào TP.HCM để cùng mẹ chăm sóc cho anh Hải hơn một tháng, chị không những không can ngăn mà còn động viên chồng mặc dù chị phải một tay chăm sóc con, lo công việc buôn bán ngoài chợ mà không có ai phụ giúp.
Ở sát cạnh nhà, gia đình chị Hằng tối nào cũng qua thăm và trò chuyện với anh Hải và nấu những món ăn ngon cho anh. “Nếu anh thèm món gì, tôi đều cố đi chợ và mua bằng được. Tuy vậy có những lúc anh Hải thấy gia đình khó khăn nên không đòi ăn món ngon nữa” - chị Hằng kể thật thà.
QUỲNH TRUNG - THANH LIÊM
Chỉ một ngày trước khi người đứng đầu của Bộ Y tế lên diễn đàn trực tuyến về công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân, dư luận cả nước đã có những phút giây hồi hộp dõi theo diễn biến của ca phẫu thuật cho bệnh nhân “chân voi” Nguyễn Duy Hải, thực hiện tại Bệnh viện FV - một bệnh viện do nước ngoài đầu tư 100%, vào ngày 5-1
Không hồi hộp sao được khi mà ca phẫu thuật, dù được chính bác sĩ McKay McKinnon- chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật các khối u khổng lồ - làm “nhạc trưởng”, nhưng ê kíp phẫu thuật vẫn công bố chỉ đủ tự tin 50% thành công. Bi kịch của y học là vậy: Cẩu thả là điều cấm kỵ nhưng không hẳn lúc nào cũng phải hội đủ 100% sự tin tưởng thì mới chịu ra tay cứu người bệnh.
Phải sau 11 giờ liên tục, ca phẫu thuật mới hoàn tất được việc bóc tách khối u quái dị ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Chưa phải là lúc công bố thành công nhưng ít nhất đã có nhiều người thở phào nhẹ nhõm. Họ là những người lâu nay sẻ chia với nỗi đau của anh Hải và đã chung tay góp cho anh hàng trăm triệu đồng. Ca phẫu thuật cũng đã thực sự để lại dấu ấn đặc biệt trong dư luận trong và ngoài nước. Cho nên, ngoài việc “thu tượng trưng” 252 triệu đồng thì FV đã lãi lớn trong việc quảng bá thương hiệu.
Dư luận đang đặt ra câu hỏi vì sao ca phẫu thuật đặc biệt này lại được thực hiện ở FV chứ không phải là một bệnh viện công lập nào trong hệ thống y tế Việt Nam khi mà chỉ mới đây thôi, bệnh nhân Hải phải vất vả mang cái “chân voi” về TPHCM không ít lần để thực hiện những cuộc chẩn đoán hoành tráng bởi chuyên gia của nhiều đầu ngành, đến từ nhiều bệnh viện trong danh nghĩa chẩn đoán liên viện. Cuối cùng thì thông điệp được Bệnh viện Ung Bướu TPHCM đưa ra vào cuối tháng 11-2011 là không phẫu thuật được cho anh Hải và cũng không biết lúc nào sẽ phẫu thuật.
Bệnh viện FV không phải là bệnh viện đầu ngành về ung bướu trong hệ thống y tế nước ta và cũng đang khó khăn lắm mới hy vọng có đủ các loại danh hiệu cao quý như các bệnh viện công lập. Ngay với ca phẫu thuật này họ cũng không tự làm được mà phải vời đến “nhạc trưởng” McKay McKinnon và ê kíp mà chính Bệnh viện Ung Bướu TPHCM đã mời đến Việt Nam để chẩn đoán cho bệnh nhân Hải mới cách đây 2 tháng.
Giữa lúc ngành y tế đang bận rộn với những căn bệnh trầm kha chưa có thuốc chữa về quá tải, về y đức, về những tố cáo bằng gian và thuốc dỏm... thì cách làm như Bệnh viện FV đáng để ví như là một quả vô lê tuyệt đẹp, sút thẳng vào khung thành còn quá nhiều vấn đề của y tế Việt Nam.
LƯƠNG DUY CƯỜNG
(CNN) -- A Vietnamese man is recovering in the intensive care unit Friday, a day after surgery that completely removed from his right leg a tumor twice his body weight, according to the hospital in Ho Chi Minh City.
The growing tumor had rendered the patient, Nguyen Duy Hai, virtually immobile until his surgery.
The excised tumor weighed 180 pounds (82 kilos), according to the hospital, a bit less than the 200 pounds (90 kilos) estimated before surgery.
Hai, 31, of Da Lat City, has Von Recklinghausen's neurofibromatosis, said Dr. Jean-Marcel Guillon, chief executive officer of FV Hospital, where the 12-hour procedure was performed.
The autosomal dominant hereditary disorder is the same disease that contributed to the extraordinarily large head of Joseph Merrick, whose story was dramatized in the 1980 film, "The Elephant Man," explained Guillon. (Last July, according to the U.S. National Institutes of Health, its researchers identified the gene variant in Proteus syndrome and plan to test DNA from Merrick's skeleton to determine if Proteus caused his disfigurement.)
The tumor, which originated in Hai's spine, "may return," Guillon wrote in e-mails to CNN, "but we can operate him again, and it won't never reach such a size anymore."
Doctors expect that Hai's cardiac and pulmonary functions will return to normal during the next 10 days. After that, Hai faces rehabilitation, physical therapy and possible help from the hospital's clinical psychologist to deal with issues pertaining to body image, Guillon said. "This patient lived all his life with this tumor. It was part of him."
Hai also needs to learn how to do things that his body had forgotten, including using the left leg he had never used normally, Guillon added.
The tumor was first discovered when Hai was four years old and had grown to its enormous size since then.
Hai had undergone a surgery to amputate most of his leg -- and with it the tumor -- in 1997, but in 2001, the tumor grew, and no doctors agreed to operate on him, according to the hospital. Guillon said he did not know why the leg was amputated, as there are no medical records from that time.
Furthermore, his family could not afford surgery, and very few surgeons in Vietnam can treat neurofibromas, Guillon said.
The latest surgery was considered risky with a 50% success rate for a number of reasons, Guillon explained. "First, such a giant tumor has developed its own blood system with huge arteries branched out from the normal vascular system. Therefore, one of the main risks was abundant bleeding."
Doctors used a "cell saver," which suctions and filters the patient's blood before re-injecting it into the body, along with extra blood for the surgery.
The second and third risks lay in heart function ("How would a heart react when a tumor with twice the weight of a patient is removed?") and the effects of a long -- more than 13 hours -- anesthesia, Guillon said.
Leading the surgical team was Dr. McKay McKinnon, a specialist in plastic and reconstructive surgery from Chicago.
McKinnon has been credited with removing a 200-pound tumor from a woman in the U.S. state of Michigan in 2000, as well as a 176-pound (80 kilo) tumor from a Romanian woman in 2004.
Aside from McKinnon, no one else on the team had any prior experience with Hai's condition or performed such a surgery before, Guillon said. "Though the surgical techniques used by Dr. McKinnon are usual and routinely used by our surgeons, the difference lays in his experience: he knows what to expect and what to do at specific crucial moments."
Finally, the team of Vietnamese surgeons and anesthetists had never worked with McKinnon before, and communication issues could turn dangerous in an operating theatre, Guillon said, adding that two of the three Vietnamese surgeons also go by "Dr. Thai."
Nonetheless, the communication among all in the operating theatre went "extremely well," Guillon said.
During the surgery, FV Hospital set up a live video feed for other doctors and hospitals to watch.
Video during the surgery showed five people assisting in the disposal of the excised tumor from its own gurney into a yellow container, which was then sealed.
A small piece has been sent for examination; the rest will be incinerated as with all biological waste, Guillon said.
The cost of the surgery was estimated at $20,000, but the hospital said it will charge 60% of the cost, which will be covered jointly by the Red Cross of Da Lat City and sponsors.
The hospital said it is financing all the traveling costs and accommodation for McKinnon, who is performing the surgery free of charge.
A Vietnamese man is in a stable condition in hospital after doctors removed a giant tumour which weighed far more than the rest of his body.
Nguyen Duy Hai's 90kg (198lb) tumour, which was growing on his right leg, was removed in a complex 12-hour operation.
The lead doctor, an American, waived his fee and other costs were funded through donations, the hospital said.
Family members burst into tears of happiness when they discovered he had survived, reported VietNamNet.
Mr Hai, who is believed to be 31, has been living with the tumour - which is non-cancerous and linked to a rare genetic disorder - since he was four years old, reported AFP news agency.
Part of his leg was amputated when he was 17 in an attempt to stem the growth of the tumour, reports said, but without success.
The tumour prevented Mr Hai walking and also hampered sleep.
This latest operation was carried out on Thursday at the France-Vietnam (FV) hospital in Ho Chi Minh City and led by US Dr McKay McKinnon, who previously successfully removed an 80kg tumour from a Romanian woman, AFP reported.
Family members and friends left their home in the mountainous central area of Da Lat to go to Ho Chi Minh city, where they prayed for Mr Hai and wept tears of joy once they learned he had survived, VietNamNet said.
Vietnam surgery removes tumor twice man's weight
(CNN) -- A Vietnamese man is recovering in the intensive care unit Friday, a day after surgery that completely removed from his right leg a tumor twice his body weight, according to the hospital in Ho Chi Minh City.
The growing tumor had rendered the patient, Nguyen Duy Hai, virtually immobile until his surgery.
The excised tumor weighed 180 pounds (82 kilos), according to the hospital, a bit less than the 200 pounds (90 kilos) estimated before surgery.
Hai, 31, of Da Lat City, has Von Recklinghausen's neurofibromatosis, said Dr. Jean-Marcel Guillon, chief executive officer of FV Hospital, where the 12-hour procedure was performed.
The autosomal dominant hereditary disorder is the same disease that contributed to the extraordinarily large head of Joseph Merrick, whose story was dramatized in the 1980 film, "The Elephant Man," explained Guillon. (Last July, according to the U.S. National Institutes of Health, its researchers identified the gene variant in Proteus syndrome and plan to test DNA from Merrick's skeleton to determine if Proteus caused his disfigurement.)
The tumor, which originated in Hai's spine, "may return," Guillon wrote in e-mails to CNN, "but we can operate him again, and it won't never reach such a size anymore."
Doctors expect that Hai's cardiac and pulmonary functions will return to normal during the next 10 days. After that, Hai faces rehabilitation, physical therapy and possible help from the hospital's clinical psychologist to deal with issues pertaining to body image, Guillon said. "This patient lived all his life with this tumor. It was part of him."
Hai also needs to learn how to do things that his body had forgotten, including using the left leg he had never used normally, Guillon added.
The tumor was first discovered when Hai was four years old and had grown to its enormous size since then.
Hai had undergone a surgery to amputate most of his leg -- and with it the tumor -- in 1997, but in 2001, the tumor grew, and no doctors agreed to operate on him, according to the hospital. Guillon said he did not know why the leg was amputated, as there are no medical records from that time.
Furthermore, his family could not afford surgery, and very few surgeons in Vietnam can treat neurofibromas, Guillon said.
The latest surgery was considered risky with a 50% success rate for a number of reasons, Guillon explained. "First, such a giant tumor has developed its own blood system with huge arteries branched out from the normal vascular system. Therefore, one of the main risks was abundant bleeding."
Doctors used a "cell saver," which suctions and filters the patient's blood before re-injecting it into the body, along with extra blood for the surgery.
The second and third risks lay in heart function ("How would a heart react when a tumor with twice the weight of a patient is removed?") and the effects of a long -- more than 13 hours -- anesthesia, Guillon said.
Leading the surgical team was Dr. McKay McKinnon, a specialist in plastic and reconstructive surgery from Chicago.
McKinnon has been credited with removing a 200-pound tumor from a woman in the U.S. state of Michigan in 2000, as well as a 176-pound (80 kilo) tumor from a Romanian woman in 2004.
Aside from McKinnon, no one else on the team had any prior experience with Hai's condition or performed such a surgery before, Guillon said. "Though the surgical techniques used by Dr. McKinnon are usual and routinely used by our surgeons, the difference lays in his experience: he knows what to expect and what to do at specific crucial moments."
Finally, the team of Vietnamese surgeons and anesthetists had never worked with McKinnon before, and communication issues could turn dangerous in an operating theatre, Guillon said, adding that two of the three Vietnamese surgeons also go by "Dr. Thai."
Nonetheless, the communication among all in the operating theatre went "extremely well," Guillon said.
During the surgery, FV Hospital set up a live video feed for other doctors and hospitals to watch.
Video during the surgery showed five people assisting in the disposal of the excised tumor from its own gurney into a yellow container, which was then sealed.
A small piece has been sent for examination; the rest will be incinerated as with all biological waste, Guillon said.
The cost of the surgery was estimated at $20,000, but the hospital said it will charge 60% of the cost, which will be covered jointly by the Red Cross of Da Lat City and sponsors.
The hospital said it is financing all the traveling costs and accommodation for McKinnon, who is performing the surgery free of charge.
A previous operation failed to stop the dramatic growth of the tumour
Nguyen Duy Hai's 90kg (198lb) tumour, which was growing on his right leg, was removed in a complex 12-hour operation.
The lead doctor, an American, waived his fee and other costs were funded through donations, the hospital said.
Family members burst into tears of happiness when they discovered he had survived, reported VietNamNet.
Mr Hai, who is believed to be 31, has been living with the tumour - which is non-cancerous and linked to a rare genetic disorder - since he was four years old, reported AFP news agency.
Part of his leg was amputated when he was 17 in an attempt to stem the growth of the tumour, reports said, but without success.
The tumour prevented Mr Hai walking and also hampered sleep.
This latest operation was carried out on Thursday at the France-Vietnam (FV) hospital in Ho Chi Minh City and led by US Dr McKay McKinnon, who previously successfully removed an 80kg tumour from a Romanian woman, AFP reported.
Family members and friends left their home in the mountainous central area of Da Lat to go to Ho Chi Minh city, where they prayed for Mr Hai and wept tears of joy once they learned he had survived, VietNamNet said.