Phan Sơn
SGTT.VN - Trước khi gặp ông, trong trí tưởng tượng của tôi một bác sĩ giải phẫu nước ngoài phải vạm vỡ và cao lớn, nhưng ông lại gầy ốm và tầm thước. Thế mà ông gần như trở thành tâm điểm trong tuần qua khi trong ba ngày liên tiếp mổ cho ba ca bệnh cực khó, ca nào cũng kéo dài 8 – 10 tiếng đồng hồ. Tên ông là McKay McKinnon.
Người giải quyết những ca mổ “bướu khủng”
“Sau ba ngày làm việc căng thẳng và bận rộn, giờ đây tôi thật sự thoải mái và nhẹ nhõm. Hôm nay tôi vừa đi thăm các bệnh nhân về, sức khoẻ của họ đều ổn định và tiến triển tốt, tôi thật sự hạnh phúc, mọi mệt nhọc như tan biến”, ngồi thư giãn bên ly nước vào chiều ngày 8.1, vài giờ trước khi ra phi trường về Mỹ, BS McKay McKinnon chia sẻ với tôi như thế.
Trong mắt không ít người, hàng trăm bài viết dồn dập của giới truyền thông trong và ngoài nước tuần qua về ba ca bướu kỳ dị là nhiều, nhưng theo tôi tất cả vẫn chưa hoàn chỉnh vì chân dung của người bác sĩ mang lại hạnh phúc cho bệnh nhân – BS McKinnon – chưa được khắc hoạ rõ nét. Ông chia sẻ: “Thú thật, thách thức lớn nhất của chúng tôi trong ba ca phẫu thuật là chỉ có thông tin về bệnh nhân – đặc biệt là anh Nguyễn Duy Hải. Tôi không biết nhiều về khả năng chuyên môn của êkíp sẽ làm việc chung và phòng ốc, cơ sở vật chất chuẩn bị cho cuộc mổ như thế nào, mà chỉ biết mọi chuyện qua email. Thật sự không có gì là chắc chắn”.
Sự lo ngại của BS McKinnon cũng đúng, vì êkíp phẫu thuật không khác gì một dàn hợp xướng, trong đó bác sĩ phẫu thuật chính được ví như người lĩnh xướng và những người còn lại – dù hát ở bè nào – cũng đều quan trọng để tạo nên sự thành công của buổi diễn. Tuy nhiên, nếu một tác phẩm âm nhạc thất bại còn làm lại được thì trong phẫu thuật – giá của thất bại là chính sinh mạng bệnh nhân. Cũng lưu ý thêm, thành công của cuộc mổ còn phụ thuộc vào trang thiết bị và cơ sở vật chất, một khiếm khuyết nào đó trong khâu hậu phẫu hoặc kiểm soát nhiễm trùng, mọi công sức sẽ đổ sông đổ biển.
Thật ra đây không phải là lần đầu tiên BS McKinnon phẫu thuật những khối u kỳ lạ và khổng lồ như thế, cũng không phải là lần đầu tiên ông thực hiện một ca “bướu khủng” ngoài nước Mỹ. Năm 2004, ông đã đến thành phố Brasov – Rumania để giải thoát khối u nặng 80kg trên người chị Lucia Bunghez, 47 tuổi. Trước đó, năm 2000, ông phẫu thuật thành công một khối u còn nặng hơn, gần 91kg, cho một bệnh nhân ở bang Michigan – Mỹ. Cả hai bệnh nhân này đều chung một bệnh như anh Nguyễn Duy Hải: bệnh Von Recklinghausen, một dạng bệnh di truyền hiếm gặp.
Làm bổn phận người bác sĩ
Người Việt rất dễ thương và rộng lượng
“Các bác sĩ Việt Nam và Pháp đều là những người phụ tá tuyệt vời cho tôi. Chúng tôi thật sự là một nhóm phẫu thuật ăn ý, dù trước đó chúng tôi không biết gì về nhau. Cơ sở vật chất của bệnh viện FV và Chợ Rẫy đều rất tốt. Ở hai ca mổ tại bệnh viện Chợ Rẫy, việc trao đổi thông tin trong làm việc không nhiều như ở bệnh viện FV, nhưng chúng tôi đã vượt qua và không để xảy ra sơ suất nào, ca mổ diễn tiến tốt đẹp”
BS McKay McKinnon
“Động lực nào khiến ông đến Việt Nam để mổ cho anh Hải không tính phí như đã từng làm với chị Bunghez ở Rumania?”, tôi hỏi. Ông trả lời: “Ai cũng phải kiếm sống, nhưng tôi không làm việc chỉ với mục đích kiếm sống. Những ca mổ như thế này rất đắt tiền, không phải bệnh nhân nào cũng có thể chi trả. Cuộc sống còn có những người nghèo, không đủ khả năng chi trả nên chúng ta phải quan tâm đến họ”. Cần nói thêm, sở dĩ ông đến Rumania mổ không tính công vì chi phí lên đến 300.000 USD, và chính phủ nước này không kham nổi một số tiền lớn nếu cuộc mổ diễn ra trên đất Mỹ.
Dừng lại đôi chút, ông đính chính: “Nhưng tôi không phải là BS Mỹ duy nhất thỉnh thoảng phẫu thuật miễn phí. Ở Việt Nam mổ miễn phí có thể là hiếm hoi, ở Mỹ chuyện này không hiếm. Ngay từ nhỏ, tôi đã được giáo dục cần phải quan tâm đến những người chung quanh. Người có điều kiện vật chất, có kiến thức, có việc làm phải quan tâm đến những người thiệt thòi bên cạnh mình. Đó là một tinh thần tôn giáo mà chúng tôi noi theo”.
Dù được thế giới biết tiếng qua những ca mổ “bướu khủng” trước đây và lần này ở Việt Nam, nhưng BS McKay McKinnon rất ít nói về mình. Trong trò chuyện, khi nói về thành công của ca mổ, ông thường dùng từ “chúng tôi” (we) thay cho “tôi” (I). Vì đó là một người khiêm tốn. Nhiều năm qua, ông thường xuyên đặt chân đến Choluteca – Honduras để phẫu thuật sứt môi và hở hàm ếch cho trẻ em nghèo. Hơn 500 trẻ đã được mổ không mất tiền dưới bàn tay tài hoa của ông – một bác sĩ phẫu thuật tạo hình. Khi tôi hỏi động lực gì để ông làm điều này, ông chỉ trả lời ngắn gọn: “Đó là bổn phận (duty) của tôi mà!”
Những thiện nguyện viên thầm lặng
Mang lại hạnh phúc cho ba bệnh nhân còn có sự đóng góp thầm lặng của nhiều người tình nguyện trong và ngoài nước như anh Sam (ngụ tại Ottawa – Canada), chị Tina Thien – Nga Nguyen – một Việt kiều hồi hương, và đơn vị Y xã hội bệnh viện Chợ Rẫy. Họ chuẩn bị giấy tờ cần thiết của bệnh nhân để gửi ra nước ngoài, thuê nhà và đón bệnh nhân lên sống tại TP.HCM, tiếp đón đoàn chuyên gia của Mỹ và hàng loạt công việc vô hình khác.
Khi đề cập đến chuyện hành nghề giúp người, giúp đời, BS McKinnon vui hẳn. Ông nói: “Bác sĩ phẫu thuật là người mang kỹ năng mổ xẻ của mình ra phục vụ người khác khi được yêu cầu. Ở những vùng quê xa xôi của Mỹ hay những đất nước khác, khi bệnh nhân không có khả năng trả tiền cho cuộc mổ, tôi được mời đến để giúp họ. Ở nhiều nước, tôi còn hướng dẫn chuyên môn và chia sẻ kinh nghiệm điều trị cho các bác sĩ”.
Nguyễn Duy Hải, Thạch Sa Ly, Kiều Mỹ Dung qua bàn tay phẫu thuật của bác sĩ McKinnon đã có lại một hình hài bình thường. Nhưng nào chỉ có thế, họ còn được trả lại nhân phẩm, bởi căn bệnh Von Recklinghausen quái ác khiến họ gần như bị cộng đồng sợ hãi và xa lánh. Có chứng kiến những ngày tháng Thạch Sa Ly hay Kiều Mỹ Dung sống khép mình trong cô độc, mặc cảm không dám bước chân ra khỏi nhà vì sợ làm kinh động mọi người chung quanh thì mới hiểu hết ý nghĩa những gì mà BS McKinnon mang lại.
Âu đó cũng là món quà mừng năm mới cho những bệnh nhân Việt Nam. Món quà từ một bác sĩ Mỹ.
Anh Nguyễn Duy Hải, ngụ tại Lâm Đồng, người mang khối u nặng 82 kg đã trải qua 7 ngày sau ca phẫu thuật nguy hiểm. Hiện nay anh Hải đang dần hồi phục nhưng những ấn tượng của các bác sĩ Việt Nam cùng tham gia ca mổ đối với vị bác sĩ đến từ Mỹ vẫn còn mãi.
Ngày 13/11, chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với bác sĩ Phan Văn Thái và bác sĩ Nguyễn Quốc Thái (khoa Ngoại – Tổng quát Bệnh viện FV), hai người phụ mổ cho bác sĩ McKay McKinnon.
Khi được hỏi điều gì khiến các bác sĩ ấn tượng nhất về vị bác sĩ đến từ Mỹ trong ca mổ vào hàng phức tạp nhất Việt Nam này, bác sĩ Phan Văn Thái rất hứng thú, nheo mắt, mỉm cười.
Bác sĩ Thái chậm rãi nói: “Tôi nể nhất là khả năng tạo hình của ông ấy. Khi đứng nhìn bác sĩ Mckinnon tự tin với đôi tay thoăn thoắt cắt khối u và gần như không cần tính toán đường kéo cắt các vạt da tôi tự nhủ không biết lát ông này vá lại kiểu gì, liệu có đủ da để che vết thương không, chỗ kia “hở” thế lát da ở đâu mà đắp vào.
Vậy mà mọi thao tác, tính toán của ông ta rất hay. Ông ấy lập trình rất nhanh và chuẩn từ việc sẽ lấy da ở đâu đắp vào chỗ thiếu, các vạt da được chừa lại vừa xinh che kín vết thương.
Phải nói Mckinnon rất tự tin vào bản lĩnh của mình. Chắc những ca phẫu thuật khối u lớn từng thực hiện trên thế giới trước đây đã tôi luyện cho ông ta điều đó.”
Theo bác sĩ Phan Văn Thái và bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, điều nan giải trong ca mổ này là sự phối hợp sao cho ăn ý giữa bác sĩ phụ mổ và bác sĩ mổ chính. Tuy ngôn ngữ trao đổi trong ca phẫu thuật bằng tiếng Anh không phải là trở ngại vì các bác sĩ trong ê kíp đều thông thạo tiếng Anh và tiếng Pháp nhưng cái khó nhất là họ chưa từng phối hợp với nhau bao giờ.
“Mất 2 tiếng đầu của ca phẫu thuật gần như bác sĩ Mckinnon tự làm một mình, nhiều khi chúng tôi muốn phụ giúp cho nhanh nhưng ông ta không đồng ý. Có lẽ ông ta chưa thực sự tin tưởng. Điều đó hoàn toàn đúng bởi Mckinnon là người mổ chính, phải chịu trách nhiệm trước báo chí, dư luận cũng như gia đình bệnh nhân.
Chúng tôi hiểu vai trò của mình trong ca phẫu thuật này là hỗ trợ, mà người phụ mổ thì phải tìm cách để hiểu người mổ chính cần gì, muốn gì.
Tới đây tôi muốn nói tại sao mình và bác sĩ Nguyễn Quốc Thái được chọn để hỗ trợ cho Mckinnon. Đó là bởi vì sở trường của Mckinnon về tạo hình, còn chúng tôi là về mạch máu.
Đến khi Mckinnon cắt bỏ tới trung tâm của khối u thì máu chảy ra xối xả. Tới lúc đó chúng tôi thực hiện công việc cũng như khả năng của mình. Sau khi thấy cách chúng tôi kẹp mạch máu, cầm máu cho bệnh nhân khá tốt, tự bản thân bác sĩ Mckinnon đã tin tưởng và để cho chúng tôi hỗ trợ.” - 2 bác sĩ Thái tâm sự.
Ngoài khả năng tạo hình xuất sắc, bác sĩ Phan Văn Thái còn đánh giá bác sĩ Mckinnon rất cao về cái nhìn tổng quát – “Dù chuyên về phẫu thuật tạo hình nhưng ông ta hiểu rất sâu về các lĩnh vực như gây mê, mạch máu…Trong ca phẫu thuật ngoài việc hướng dẫn, trao đổi về khối u, Mckinnon còn như một nhà chỉ huy dàn nhạc giỏi.”
Sau ca phẫu thuật điều các bác sĩ lo ngại nhất là 2 biến chứng. Một là về vấn đề gây mê hồi sức. Dự trù khả năng xấu nhất anh Hải sẽ bị viêm phổi nặng nhưng điều này đã được lường trước, bệnh viện vẫn có cách xử lý và chưa thua.
Trường hợp biến chứng thứ 2 là vết thương quá rộng, sau vài ngày hoại tử đen, nhiễm trùng và bung hết ra. Tuy nhiên đến nay đã được 7 ngày mà điều này vẫn chưa xảy ra.
Dù vậy biến chứng nhiễm trùng sẽ còn có nguy cơ cả tháng sau mổ nên anh Hải vẫn cần được chăm sóc, theo dõi chặt chẽ.
Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Thái nếu khả năng vết thương nhiễm trùng nhẹ thì vẫn xử lý được. Nói chung tới thời điểm này anh Hải đã qua cơn nguy kịch. Không có gì thay đổi, diễn tiến sức khoẻ vẫn như hiện nay và tốt dần lên thì sớm nhất 1 tháng nữa bệnh nhân có thể xuất viện.
Thanh Huyền
Khi nói về GS. McKay McKinnon, PGS.TS. Lê Hành - một trong những chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ hàng đầu Việt Nam phải thốt lên “là một cây đại đại thụ về phẫu thuật thẩm mỹ của thế giới”. Khi trực tiếp chứng kiến “đôi bàn tay vàng” của chuyên gia thẩm mỹ đến từ Mỹ phẫu thuật cho 3 trường hợp bị u bướu đặc biệt khó ở Việt Nam mới thấy PGS. Lê Hành đã chẳng ngoa ngôn. Nếu như về chuyên môn, ông làm cho mọi người phải ngả mũ thán phục, thì tình cảm ông dành cho người bệnh cũng làm cho bao người phải cảm kích. Thật may mắn, phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống đã được vị bác sĩ tài hoa dành cho cuộc trò chuyện thân mật ngay sau khi ông bước ra từ phòng mổ, mặc dù lịch làm việc của ông đã kín.
PV: Xin chào GS. McKay McKinnon! Tôi thấy ông rất vui. 3 ngày liên tục, ông mổ cho 3 ca bệnh được các chuyên gia đánh giá là rất khó, rất phức tạp và kéo dài, tình hình sức khỏe của ông hiện thế nào?
GS. McKay McKinnon:
Cảm ơn lời hỏi thăm của bạn. Nói thật, ngồi đây trò chuyện với bạn là tôi đã dành cho bạn một sự ưu ái đặc biệt. Bởi nguyên tắc của tôi là không tiếp xúc với báo chí, tôi muốn mọi người biết tới việc làm của tôi càng ít thì càng tốt. Đặc biệt là vào thời điểm này. Ngoại lệ này tôi chỉ dành cho riêng báo Sức khỏe&Đời sống của bạn thôi đấy. Trở lại với vấn đề sức khỏe của tôi thì như bạn thấy đấy, cả 3 trường hợp anh Nguyễn Duy Hải, chị Kiều Thị Mỹ Dung và Thạch Thị Sa Ly đều là những trường hợp bị bướu rất khó. Ca mổ kéo dài và phức tạp nên thực sự tôi khá mệt. Nhưng tôi vẫn thấy vui và hạnh phúc vì cùng với các bác sĩ Việt Nam, tôi đã phẫu thuật thành công cả 3 ca mổ trên.
PV: Giáo sư vừa nói 3 ca phẫu thuật vừa rồi là những ca bướu rất khó. Xin giáo sư nói rõ hơn về tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân. Được biết, ông từng đi nhiều nước, mổ cho nhiều ca bệnh phức tạp, ông có thể cho biết trên thế giới có nhiều ca bệnh như vậy không?
GS. McKay McKinnon:
Một câu hỏi rất thú vị. Tôi xin trả lời bạn ngay, có một khối u lớn như trường hợp của anh Hải thì gần như không có. Và có nhiều khối u như của chị Sa Ly thì cũng vô cùng hiếm. Với chị Sa Ly thì nói không quá rằng “ở đâu có sợi thần kinh thì ở đó có khối u”, toàn thân bệnh nhân đều có bướu, kể cả ngực, bộ phận sinh dục, môi, da đầu… đây là một trường hợp rất đặc biệt, phải nói là y văn thế giới chưa đề cập tới. Riêng trường hợp của Mỹ Dung thì trên thế giới có khoảng 3.500 người. Nhưng tôi muốn khẳng định với bạn ngay rằng đừng nghĩ có nhiều người như bệnh nhân Mỹ Dung thì đồng nghĩa với việc ca phẫu thuật này không phức tạp. Trường hợp này vẫn rất phức tạp vì mỗi người bệnh có mỗi thể khác nhau. Như ngay cả 3 trường hợp ở Việt Nam đều là bướu nhưng vẫn rất khác nhau.
Phải nói thật là khi tham gia cùng với các bác sĩ Việt Nam phẫu thuật cho Mỹ Dung, tôi cảm thấy rất lo lắng. Bởi với những khối u ở mặt bệnh nhân, khi mổ các phẫu thuật viên phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân, phải bảo tồn được các cơ quan sống còn như mắt, mũi, tai, miệng… Và vì đây là vùng mặt nên yếu tố thẩm mỹ cũng đặc biệt phải quan tâm. Đã khó lại càng khó hơn khi các khối u đã ăn vào trần hốc mắt, cơ của mí mắt. Khó là vậy nhưng như bạn thấy đấy, chúng tôi đã thành công. Êkíp đã tiến hành mổ bóc tách thành công khối u gần 2 kg và nhiều khối u nhỏ khác trên khuôn mặt bệnh nhân mà không làm ảnh hưởng đến chức năng của tai, mũi, mắt, miệng... chúng tôi đã lấy một phần xương sọ của bệnh nhân để tái tạo lại trần hốc mắt. Dùng kỹ thuật và phương tiện định vị lại xương gò má bên phải để làm cho xương gò má hai bên cân bằng. Tái tạo cơ mắt để mắt bệnh nhân được hoạt động bình thường. Trong quá trình phẫu thuật, êkíp đã sử dụng các trang thiết bị hiện đại giúp cho giảm bớt các nguy cơ làm tổn thương các dây thần kinh ở mặt. Vào nhìn thấy bệnh nhân tỉnh, các cơ ở mặt hoạt động bình thường, da mặt láng đẹp, trả lại khuôn mặt cho bệnh nhân được gần như xưa. Đó là niềm hạnh phúc vô bờ. Tôi muốn nói với bạn một điều vào lúc này, bác sĩ Việt Nam có trình độ chuyên môn rất tốt.
PV: Giáo sư vừa thốt lên “bác sĩ Việt Nam trình độ rất tốt”. Ông có thể nói rõ hơn về sự phối hợp giữa ông và các êkíp phẫu thuật là bác sĩ Việt Nam trong các ca mổ vừa qua?
GS. McKay McKinnon:
Trong các ca mổ vừa rồi, tôi đã giới thiệu với các bạn đồng nghiệp một số kỹ thuật mới. Tôi hy vọng các bạn sẽ sớm áp dụng để triển khai phẫu thuật cho bệnh nhân. Riêng các bác sĩ Việt Nam, tôi đánh giá họ rất cao: Trình độ chuyên môn rất tốt, sự phối hợp rất nhuần nhuyễn và hợp tác với một tinh thần rộng mở. Tôi nói cụ thể hơn, như ca phẫu thuật cho bệnh nhân Mỹ Dung, để phẫu thuật được phải cần tới 8 chuyên khoa khác nhau (mắt, tai - mũi - họng, ngoại thần kinh, thẩm mỹ, bỏng và tạo hình, huyết học, giải phẫu bệnh và gây mê hồi sức) vậy nhưng các bác sĩ của Việt Nam đã phối hợp nhuần nhuyễn, chuyên nghiệp. Trước khi sang đây, tôi biết họ đã từng học và làm việc ở nước ngoài như châu Âu và cả Mỹ, tôi biết các bác sĩ như Lê Hành, Đoàn Văn Đạo và một số bác sĩ khác nữa. Tôi cũng rất quý sự tận tình, hết mình vì người bệnh của y bác sĩ Việt Nam. Tôi cảm thấy rất thoải mái vì đã làm việc cùng họ.
PV: Không chỉ có các bác sĩ Việt Nam hết lòng vì người bệnh mà chính giáo sư cũng đang dốc lòng, dốc sức cứu chữa cho các bệnh nhân Việt Nam. Tôi biết tất cả các ca mổ ông đều không lấy phí phẫu thuật. Không những thế khi đất nước ông, mọi người đang nghỉ ngơi đón năm mới thì ông và vợ ông lại đang ở đây cùng với thầy thuốc Việt Nam giành giật sự sống cho người bệnh. Cơ duyên nào dẫn ông đến với đất nước chúng tôi?
GS. McKay McKinnon:
Tình người. Tôi biết được thông tin về anh Hải thông qua bà Amanda Schumacher, nhà sáng lập Quỹ Từ thiện The Tree of Life. Bà Amanda Schumacher cho tôi biết một người phụ nữ Việt Nam có một người em như vậy. Vì muốn chữa bệnh cho em mình, chị đã cùng chồng làm rất nhiều thùng từ thiện dán khắp các tiệm nail ở bang Florida. Bị xua đuổi chị vẫn tiếp tục làm hy vọng kiếm đủ tiền để phẫu thuật cho em. Nhìn tấm hình anh Hải và tình thương của người chị dành cho em, tôi đã tìm tới đây. Tiết lộ với bạn là tôi cũng là người chủ động liên hệ với BS. Trường Sơn – Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy để được tham gia phẫu thuật cho bệnh nhân Sa Ly và Mỹ Dung. Từ thông tin trên mạng, tôi vô cùng cảm kích tấm lòng của ông giám đốc bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy khi ông đã chủ động đón bệnh nhân về bệnh viện mình để chữa trị dù biết gia đình họ không có tiền chi trả. Dù biết đây là những ca bệnh vô cùng phức tạp. Bệnh viện này đã dành riêng cho họ chỗ ăn ở tốt nhất, đích thân giám đốc xuống thăm hỏi, tặng quà động viên. Tôi biết với vị trí của ông ấy, ông sẽ có rất nhiều việc phải làm. Nhưng tình người đã đưa ông ấy đến với những việc làm cao cả đó. Họ là những người thầy thuốc tuyệt vời. Những người đồng nghiệp đã quên cả ăn uống, ngủ nghỉ để cùng tôi hội chẩn suốt nhiều tiếng đồng hồ để tìm ra phương pháp phẫu thuật tốt nhất cho các ca bệnh. Họ là những người rất tốt, trong điều kiện làm việc quá nhiều khó khăn như vậy, thiếu thốn, quá đông bệnh nhân nhưng họ vẫn làm tốt công việc cứu người. Tôi thực sự cảm kích. Nói đến đây, tôi lại nhớ là phải lên thăm người nhà của bệnh nhân ngay.
PV: Giáo sư lên thăm người thân của bệnh nhân nào và vì sao lại gấp như vậy?
GS. McKay McKinnon:
Tôi thăm cả người nhà của Sa Ly và Mỹ Dung luôn. Tôi vừa mổ cho Sa Ly xong, chắc chắn lúc này gia đình họ đang rất hồi hộp và lo âu. Tôi muốn lên chia sẻ với họ và thông báo cho họ biết ca mổ đã khá thành công. Chúng tôi đã cắt bỏ các khối u lớn ở lưng bệnh nhân do cản trở việc nằm của người bệnh. Đã tiến hành cắt bỏ các khối u to ở mông, hai chân, ngực, tay và tạo hình khuôn mặt. Ca phẫu thuật, trước mắt chỉ để giải quyết các khối bướu to đang vỡ dần ở lưng gây trở ngại cho việc nằm; các khối u to ở chân làm khó khăn việc đi lại và khối u ở mắt khiến bệnh nhân không thể nhìn thấy. Tôi cũng muốn dặn dò họ cẩn thận khi chăm sóc Sa Ly, đặc biệt là việc cho Sa Ly uống nước như thế nào để không gây nhiễm trùng môi, miệng. Còn với Mỹ Dung, tôi rất nóng lòng muốn gặp được người nhà để thông báo Mỹ Dung đã tỉnh táo và hồi phục rất tốt. Tôi vô cùng hạnh phúc khi được thông báo tin này tới cha mẹ cô ấy. Tôi biết họ sẽ rất vui sướng.
PV: Tôi thật sự xúc động khi được trò chuyện với ông và trực tiếp theo ông vào phòng chăm sóc người bệnh. Trước khi chào tạm biệt ông và kính chúc ông cùng gia đình năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công, tôi xin được kể ông nghe một câu chuyện rất ngắn về ông. TS.BS. Nguyễn Trường Sơn, ngay lần đầu tiên tiếp xúc với báo chí đã thốt lên đầy cảm phục: “Giáo sư McKay McKinnon là một người rất có tâm!”. Cảm xúc của ông về nhận xét này?
GS. McKay McKinnon:
Ông ấy thật hào hiệp, tôi cảm ơn những lời nhận xét rất thân thiện và cởi mở đó. Tôi cũng muốn được nói một lời với ông ấy nói riêng và các bác sĩ Việt Nam nói chung, các bạn rất tuyệt vời. Những người đã làm việc quên mình vì sự sống của nhân dân. Tôi mong ước được sớm trở lại đất nước Việt Nam xinh đẹp, cởi mở và hiếu khách!
PV: Trân trọng cảm ơn giáo sư đã dành riêng cho báo Sức khỏe&Đời sống một cuộc phỏng vấn thú vị và rất ý nghĩa!
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
SGTT.VN - Trước khi gặp ông, trong trí tưởng tượng của tôi một bác sĩ giải phẫu nước ngoài phải vạm vỡ và cao lớn, nhưng ông lại gầy ốm và tầm thước. Thế mà ông gần như trở thành tâm điểm trong tuần qua khi trong ba ngày liên tiếp mổ cho ba ca bệnh cực khó, ca nào cũng kéo dài 8 – 10 tiếng đồng hồ. Tên ông là McKay McKinnon.
Người giải quyết những ca mổ “bướu khủng”
BS McKinnon bên giường bệnh nhân Nguyễn Duy Hải sau ca mổ ngày 5.1. Ảnh: Tina
“Sau ba ngày làm việc căng thẳng và bận rộn, giờ đây tôi thật sự thoải mái và nhẹ nhõm. Hôm nay tôi vừa đi thăm các bệnh nhân về, sức khoẻ của họ đều ổn định và tiến triển tốt, tôi thật sự hạnh phúc, mọi mệt nhọc như tan biến”, ngồi thư giãn bên ly nước vào chiều ngày 8.1, vài giờ trước khi ra phi trường về Mỹ, BS McKay McKinnon chia sẻ với tôi như thế.
Trong mắt không ít người, hàng trăm bài viết dồn dập của giới truyền thông trong và ngoài nước tuần qua về ba ca bướu kỳ dị là nhiều, nhưng theo tôi tất cả vẫn chưa hoàn chỉnh vì chân dung của người bác sĩ mang lại hạnh phúc cho bệnh nhân – BS McKinnon – chưa được khắc hoạ rõ nét. Ông chia sẻ: “Thú thật, thách thức lớn nhất của chúng tôi trong ba ca phẫu thuật là chỉ có thông tin về bệnh nhân – đặc biệt là anh Nguyễn Duy Hải. Tôi không biết nhiều về khả năng chuyên môn của êkíp sẽ làm việc chung và phòng ốc, cơ sở vật chất chuẩn bị cho cuộc mổ như thế nào, mà chỉ biết mọi chuyện qua email. Thật sự không có gì là chắc chắn”.
Sự lo ngại của BS McKinnon cũng đúng, vì êkíp phẫu thuật không khác gì một dàn hợp xướng, trong đó bác sĩ phẫu thuật chính được ví như người lĩnh xướng và những người còn lại – dù hát ở bè nào – cũng đều quan trọng để tạo nên sự thành công của buổi diễn. Tuy nhiên, nếu một tác phẩm âm nhạc thất bại còn làm lại được thì trong phẫu thuật – giá của thất bại là chính sinh mạng bệnh nhân. Cũng lưu ý thêm, thành công của cuộc mổ còn phụ thuộc vào trang thiết bị và cơ sở vật chất, một khiếm khuyết nào đó trong khâu hậu phẫu hoặc kiểm soát nhiễm trùng, mọi công sức sẽ đổ sông đổ biển.
Thật ra đây không phải là lần đầu tiên BS McKinnon phẫu thuật những khối u kỳ lạ và khổng lồ như thế, cũng không phải là lần đầu tiên ông thực hiện một ca “bướu khủng” ngoài nước Mỹ. Năm 2004, ông đã đến thành phố Brasov – Rumania để giải thoát khối u nặng 80kg trên người chị Lucia Bunghez, 47 tuổi. Trước đó, năm 2000, ông phẫu thuật thành công một khối u còn nặng hơn, gần 91kg, cho một bệnh nhân ở bang Michigan – Mỹ. Cả hai bệnh nhân này đều chung một bệnh như anh Nguyễn Duy Hải: bệnh Von Recklinghausen, một dạng bệnh di truyền hiếm gặp.
Làm bổn phận người bác sĩ
Người Việt rất dễ thương và rộng lượng
“Các bác sĩ Việt Nam và Pháp đều là những người phụ tá tuyệt vời cho tôi. Chúng tôi thật sự là một nhóm phẫu thuật ăn ý, dù trước đó chúng tôi không biết gì về nhau. Cơ sở vật chất của bệnh viện FV và Chợ Rẫy đều rất tốt. Ở hai ca mổ tại bệnh viện Chợ Rẫy, việc trao đổi thông tin trong làm việc không nhiều như ở bệnh viện FV, nhưng chúng tôi đã vượt qua và không để xảy ra sơ suất nào, ca mổ diễn tiến tốt đẹp”
BS McKay McKinnon
“Động lực nào khiến ông đến Việt Nam để mổ cho anh Hải không tính phí như đã từng làm với chị Bunghez ở Rumania?”, tôi hỏi. Ông trả lời: “Ai cũng phải kiếm sống, nhưng tôi không làm việc chỉ với mục đích kiếm sống. Những ca mổ như thế này rất đắt tiền, không phải bệnh nhân nào cũng có thể chi trả. Cuộc sống còn có những người nghèo, không đủ khả năng chi trả nên chúng ta phải quan tâm đến họ”. Cần nói thêm, sở dĩ ông đến Rumania mổ không tính công vì chi phí lên đến 300.000 USD, và chính phủ nước này không kham nổi một số tiền lớn nếu cuộc mổ diễn ra trên đất Mỹ.
Dừng lại đôi chút, ông đính chính: “Nhưng tôi không phải là BS Mỹ duy nhất thỉnh thoảng phẫu thuật miễn phí. Ở Việt Nam mổ miễn phí có thể là hiếm hoi, ở Mỹ chuyện này không hiếm. Ngay từ nhỏ, tôi đã được giáo dục cần phải quan tâm đến những người chung quanh. Người có điều kiện vật chất, có kiến thức, có việc làm phải quan tâm đến những người thiệt thòi bên cạnh mình. Đó là một tinh thần tôn giáo mà chúng tôi noi theo”.
Dù được thế giới biết tiếng qua những ca mổ “bướu khủng” trước đây và lần này ở Việt Nam, nhưng BS McKay McKinnon rất ít nói về mình. Trong trò chuyện, khi nói về thành công của ca mổ, ông thường dùng từ “chúng tôi” (we) thay cho “tôi” (I). Vì đó là một người khiêm tốn. Nhiều năm qua, ông thường xuyên đặt chân đến Choluteca – Honduras để phẫu thuật sứt môi và hở hàm ếch cho trẻ em nghèo. Hơn 500 trẻ đã được mổ không mất tiền dưới bàn tay tài hoa của ông – một bác sĩ phẫu thuật tạo hình. Khi tôi hỏi động lực gì để ông làm điều này, ông chỉ trả lời ngắn gọn: “Đó là bổn phận (duty) của tôi mà!”
Những thiện nguyện viên thầm lặng
Mang lại hạnh phúc cho ba bệnh nhân còn có sự đóng góp thầm lặng của nhiều người tình nguyện trong và ngoài nước như anh Sam (ngụ tại Ottawa – Canada), chị Tina Thien – Nga Nguyen – một Việt kiều hồi hương, và đơn vị Y xã hội bệnh viện Chợ Rẫy. Họ chuẩn bị giấy tờ cần thiết của bệnh nhân để gửi ra nước ngoài, thuê nhà và đón bệnh nhân lên sống tại TP.HCM, tiếp đón đoàn chuyên gia của Mỹ và hàng loạt công việc vô hình khác.
Khi đề cập đến chuyện hành nghề giúp người, giúp đời, BS McKinnon vui hẳn. Ông nói: “Bác sĩ phẫu thuật là người mang kỹ năng mổ xẻ của mình ra phục vụ người khác khi được yêu cầu. Ở những vùng quê xa xôi của Mỹ hay những đất nước khác, khi bệnh nhân không có khả năng trả tiền cho cuộc mổ, tôi được mời đến để giúp họ. Ở nhiều nước, tôi còn hướng dẫn chuyên môn và chia sẻ kinh nghiệm điều trị cho các bác sĩ”.
Nguyễn Duy Hải, Thạch Sa Ly, Kiều Mỹ Dung qua bàn tay phẫu thuật của bác sĩ McKinnon đã có lại một hình hài bình thường. Nhưng nào chỉ có thế, họ còn được trả lại nhân phẩm, bởi căn bệnh Von Recklinghausen quái ác khiến họ gần như bị cộng đồng sợ hãi và xa lánh. Có chứng kiến những ngày tháng Thạch Sa Ly hay Kiều Mỹ Dung sống khép mình trong cô độc, mặc cảm không dám bước chân ra khỏi nhà vì sợ làm kinh động mọi người chung quanh thì mới hiểu hết ý nghĩa những gì mà BS McKinnon mang lại.
Âu đó cũng là món quà mừng năm mới cho những bệnh nhân Việt Nam. Món quà từ một bác sĩ Mỹ.
Anh Nguyễn Duy Hải, ngụ tại Lâm Đồng, người mang khối u nặng 82 kg đã trải qua 7 ngày sau ca phẫu thuật nguy hiểm. Hiện nay anh Hải đang dần hồi phục nhưng những ấn tượng của các bác sĩ Việt Nam cùng tham gia ca mổ đối với vị bác sĩ đến từ Mỹ vẫn còn mãi.
Ngày 13/11, chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với bác sĩ Phan Văn Thái và bác sĩ Nguyễn Quốc Thái (khoa Ngoại – Tổng quát Bệnh viện FV), hai người phụ mổ cho bác sĩ McKay McKinnon.
Khi được hỏi điều gì khiến các bác sĩ ấn tượng nhất về vị bác sĩ đến từ Mỹ trong ca mổ vào hàng phức tạp nhất Việt Nam này, bác sĩ Phan Văn Thái rất hứng thú, nheo mắt, mỉm cười.
Bác sĩ Thái chậm rãi nói: “Tôi nể nhất là khả năng tạo hình của ông ấy. Khi đứng nhìn bác sĩ Mckinnon tự tin với đôi tay thoăn thoắt cắt khối u và gần như không cần tính toán đường kéo cắt các vạt da tôi tự nhủ không biết lát ông này vá lại kiểu gì, liệu có đủ da để che vết thương không, chỗ kia “hở” thế lát da ở đâu mà đắp vào.
Vậy mà mọi thao tác, tính toán của ông ta rất hay. Ông ấy lập trình rất nhanh và chuẩn từ việc sẽ lấy da ở đâu đắp vào chỗ thiếu, các vạt da được chừa lại vừa xinh che kín vết thương.
Phải nói Mckinnon rất tự tin vào bản lĩnh của mình. Chắc những ca phẫu thuật khối u lớn từng thực hiện trên thế giới trước đây đã tôi luyện cho ông ta điều đó.”
Bác sĩ Phan Văn Thái và Nguyễn Quốc Thái, người hỗ trợ cho bác sĩ Mckinnon trong
ca mổ khối u 82 kg. Ảnh: Thanh Huyền.
Theo bác sĩ Phan Văn Thái và bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, điều nan giải trong ca mổ này là sự phối hợp sao cho ăn ý giữa bác sĩ phụ mổ và bác sĩ mổ chính. Tuy ngôn ngữ trao đổi trong ca phẫu thuật bằng tiếng Anh không phải là trở ngại vì các bác sĩ trong ê kíp đều thông thạo tiếng Anh và tiếng Pháp nhưng cái khó nhất là họ chưa từng phối hợp với nhau bao giờ.
“Mất 2 tiếng đầu của ca phẫu thuật gần như bác sĩ Mckinnon tự làm một mình, nhiều khi chúng tôi muốn phụ giúp cho nhanh nhưng ông ta không đồng ý. Có lẽ ông ta chưa thực sự tin tưởng. Điều đó hoàn toàn đúng bởi Mckinnon là người mổ chính, phải chịu trách nhiệm trước báo chí, dư luận cũng như gia đình bệnh nhân.
Chúng tôi hiểu vai trò của mình trong ca phẫu thuật này là hỗ trợ, mà người phụ mổ thì phải tìm cách để hiểu người mổ chính cần gì, muốn gì.
Tới đây tôi muốn nói tại sao mình và bác sĩ Nguyễn Quốc Thái được chọn để hỗ trợ cho Mckinnon. Đó là bởi vì sở trường của Mckinnon về tạo hình, còn chúng tôi là về mạch máu.
Đến khi Mckinnon cắt bỏ tới trung tâm của khối u thì máu chảy ra xối xả. Tới lúc đó chúng tôi thực hiện công việc cũng như khả năng của mình. Sau khi thấy cách chúng tôi kẹp mạch máu, cầm máu cho bệnh nhân khá tốt, tự bản thân bác sĩ Mckinnon đã tin tưởng và để cho chúng tôi hỗ trợ.” - 2 bác sĩ Thái tâm sự.
Ngoài khả năng tạo hình xuất sắc, bác sĩ Phan Văn Thái còn đánh giá bác sĩ Mckinnon rất cao về cái nhìn tổng quát – “Dù chuyên về phẫu thuật tạo hình nhưng ông ta hiểu rất sâu về các lĩnh vực như gây mê, mạch máu…Trong ca phẫu thuật ngoài việc hướng dẫn, trao đổi về khối u, Mckinnon còn như một nhà chỉ huy dàn nhạc giỏi.”
Sau ca phẫu thuật điều các bác sĩ lo ngại nhất là 2 biến chứng. Một là về vấn đề gây mê hồi sức. Dự trù khả năng xấu nhất anh Hải sẽ bị viêm phổi nặng nhưng điều này đã được lường trước, bệnh viện vẫn có cách xử lý và chưa thua.
Trường hợp biến chứng thứ 2 là vết thương quá rộng, sau vài ngày hoại tử đen, nhiễm trùng và bung hết ra. Tuy nhiên đến nay đã được 7 ngày mà điều này vẫn chưa xảy ra.
Dù vậy biến chứng nhiễm trùng sẽ còn có nguy cơ cả tháng sau mổ nên anh Hải vẫn cần được chăm sóc, theo dõi chặt chẽ.
Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Thái nếu khả năng vết thương nhiễm trùng nhẹ thì vẫn xử lý được. Nói chung tới thời điểm này anh Hải đã qua cơn nguy kịch. Không có gì thay đổi, diễn tiến sức khoẻ vẫn như hiện nay và tốt dần lên thì sớm nhất 1 tháng nữa bệnh nhân có thể xuất viện.
Thanh Huyền
rất tốt
Khi nói về GS. McKay McKinnon, PGS.TS. Lê Hành - một trong những chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ hàng đầu Việt Nam phải thốt lên “là một cây đại đại thụ về phẫu thuật thẩm mỹ của thế giới”. Khi trực tiếp chứng kiến “đôi bàn tay vàng” của chuyên gia thẩm mỹ đến từ Mỹ phẫu thuật cho 3 trường hợp bị u bướu đặc biệt khó ở Việt Nam mới thấy PGS. Lê Hành đã chẳng ngoa ngôn. Nếu như về chuyên môn, ông làm cho mọi người phải ngả mũ thán phục, thì tình cảm ông dành cho người bệnh cũng làm cho bao người phải cảm kích. Thật may mắn, phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống đã được vị bác sĩ tài hoa dành cho cuộc trò chuyện thân mật ngay sau khi ông bước ra từ phòng mổ, mặc dù lịch làm việc của ông đã kín.
PV: Xin chào GS. McKay McKinnon! Tôi thấy ông rất vui. 3 ngày liên tục, ông mổ cho 3 ca bệnh được các chuyên gia đánh giá là rất khó, rất phức tạp và kéo dài, tình hình sức khỏe của ông hiện thế nào?
Giáo sư McKay McKinnon và BS. Ngô Đức Hiệp chăm sóc bệnh nhân
Mỹ Dung sau ca phẫu thuật. Ảnh: PV
GS. McKay McKinnon:
Cảm ơn lời hỏi thăm của bạn. Nói thật, ngồi đây trò chuyện với bạn là tôi đã dành cho bạn một sự ưu ái đặc biệt. Bởi nguyên tắc của tôi là không tiếp xúc với báo chí, tôi muốn mọi người biết tới việc làm của tôi càng ít thì càng tốt. Đặc biệt là vào thời điểm này. Ngoại lệ này tôi chỉ dành cho riêng báo Sức khỏe&Đời sống của bạn thôi đấy. Trở lại với vấn đề sức khỏe của tôi thì như bạn thấy đấy, cả 3 trường hợp anh Nguyễn Duy Hải, chị Kiều Thị Mỹ Dung và Thạch Thị Sa Ly đều là những trường hợp bị bướu rất khó. Ca mổ kéo dài và phức tạp nên thực sự tôi khá mệt. Nhưng tôi vẫn thấy vui và hạnh phúc vì cùng với các bác sĩ Việt Nam, tôi đã phẫu thuật thành công cả 3 ca mổ trên.
PV: Giáo sư vừa nói 3 ca phẫu thuật vừa rồi là những ca bướu rất khó. Xin giáo sư nói rõ hơn về tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân. Được biết, ông từng đi nhiều nước, mổ cho nhiều ca bệnh phức tạp, ông có thể cho biết trên thế giới có nhiều ca bệnh như vậy không?
GS. McKay McKinnon:
Một câu hỏi rất thú vị. Tôi xin trả lời bạn ngay, có một khối u lớn như trường hợp của anh Hải thì gần như không có. Và có nhiều khối u như của chị Sa Ly thì cũng vô cùng hiếm. Với chị Sa Ly thì nói không quá rằng “ở đâu có sợi thần kinh thì ở đó có khối u”, toàn thân bệnh nhân đều có bướu, kể cả ngực, bộ phận sinh dục, môi, da đầu… đây là một trường hợp rất đặc biệt, phải nói là y văn thế giới chưa đề cập tới. Riêng trường hợp của Mỹ Dung thì trên thế giới có khoảng 3.500 người. Nhưng tôi muốn khẳng định với bạn ngay rằng đừng nghĩ có nhiều người như bệnh nhân Mỹ Dung thì đồng nghĩa với việc ca phẫu thuật này không phức tạp. Trường hợp này vẫn rất phức tạp vì mỗi người bệnh có mỗi thể khác nhau. Như ngay cả 3 trường hợp ở Việt Nam đều là bướu nhưng vẫn rất khác nhau.
Êkíp phẫu thuật cho bệnh nhân Kiều Thị Mỹ Dung và Thạch Thị Sa Ly
nhận hoa chúc mừng từ Ban giám đốc BV Chợ Rẫy ngay sau
khi bước ra từ phòng mổ. Ảnh: PV
PV: Giáo sư vừa thốt lên “bác sĩ Việt Nam trình độ rất tốt”. Ông có thể nói rõ hơn về sự phối hợp giữa ông và các êkíp phẫu thuật là bác sĩ Việt Nam trong các ca mổ vừa qua?
GS. McKay McKinnon:
Trong các ca mổ vừa rồi, tôi đã giới thiệu với các bạn đồng nghiệp một số kỹ thuật mới. Tôi hy vọng các bạn sẽ sớm áp dụng để triển khai phẫu thuật cho bệnh nhân. Riêng các bác sĩ Việt Nam, tôi đánh giá họ rất cao: Trình độ chuyên môn rất tốt, sự phối hợp rất nhuần nhuyễn và hợp tác với một tinh thần rộng mở. Tôi nói cụ thể hơn, như ca phẫu thuật cho bệnh nhân Mỹ Dung, để phẫu thuật được phải cần tới 8 chuyên khoa khác nhau (mắt, tai - mũi - họng, ngoại thần kinh, thẩm mỹ, bỏng và tạo hình, huyết học, giải phẫu bệnh và gây mê hồi sức) vậy nhưng các bác sĩ của Việt Nam đã phối hợp nhuần nhuyễn, chuyên nghiệp. Trước khi sang đây, tôi biết họ đã từng học và làm việc ở nước ngoài như châu Âu và cả Mỹ, tôi biết các bác sĩ như Lê Hành, Đoàn Văn Đạo và một số bác sĩ khác nữa. Tôi cũng rất quý sự tận tình, hết mình vì người bệnh của y bác sĩ Việt Nam. Tôi cảm thấy rất thoải mái vì đã làm việc cùng họ.
PV: Không chỉ có các bác sĩ Việt Nam hết lòng vì người bệnh mà chính giáo sư cũng đang dốc lòng, dốc sức cứu chữa cho các bệnh nhân Việt Nam. Tôi biết tất cả các ca mổ ông đều không lấy phí phẫu thuật. Không những thế khi đất nước ông, mọi người đang nghỉ ngơi đón năm mới thì ông và vợ ông lại đang ở đây cùng với thầy thuốc Việt Nam giành giật sự sống cho người bệnh. Cơ duyên nào dẫn ông đến với đất nước chúng tôi?
GS. McKay McKinnon:
Tình người. Tôi biết được thông tin về anh Hải thông qua bà Amanda Schumacher, nhà sáng lập Quỹ Từ thiện The Tree of Life. Bà Amanda Schumacher cho tôi biết một người phụ nữ Việt Nam có một người em như vậy. Vì muốn chữa bệnh cho em mình, chị đã cùng chồng làm rất nhiều thùng từ thiện dán khắp các tiệm nail ở bang Florida. Bị xua đuổi chị vẫn tiếp tục làm hy vọng kiếm đủ tiền để phẫu thuật cho em. Nhìn tấm hình anh Hải và tình thương của người chị dành cho em, tôi đã tìm tới đây. Tiết lộ với bạn là tôi cũng là người chủ động liên hệ với BS. Trường Sơn – Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy để được tham gia phẫu thuật cho bệnh nhân Sa Ly và Mỹ Dung. Từ thông tin trên mạng, tôi vô cùng cảm kích tấm lòng của ông giám đốc bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy khi ông đã chủ động đón bệnh nhân về bệnh viện mình để chữa trị dù biết gia đình họ không có tiền chi trả. Dù biết đây là những ca bệnh vô cùng phức tạp. Bệnh viện này đã dành riêng cho họ chỗ ăn ở tốt nhất, đích thân giám đốc xuống thăm hỏi, tặng quà động viên. Tôi biết với vị trí của ông ấy, ông sẽ có rất nhiều việc phải làm. Nhưng tình người đã đưa ông ấy đến với những việc làm cao cả đó. Họ là những người thầy thuốc tuyệt vời. Những người đồng nghiệp đã quên cả ăn uống, ngủ nghỉ để cùng tôi hội chẩn suốt nhiều tiếng đồng hồ để tìm ra phương pháp phẫu thuật tốt nhất cho các ca bệnh. Họ là những người rất tốt, trong điều kiện làm việc quá nhiều khó khăn như vậy, thiếu thốn, quá đông bệnh nhân nhưng họ vẫn làm tốt công việc cứu người. Tôi thực sự cảm kích. Nói đến đây, tôi lại nhớ là phải lên thăm người nhà của bệnh nhân ngay.
PV: Giáo sư lên thăm người thân của bệnh nhân nào và vì sao lại gấp như vậy?
GS. McKay McKinnon thăm hỏi bệnh nhân Mỹ Dung
sau ca phẫu thuật. Ảnh: PV
GS. McKay McKinnon:
Tôi thăm cả người nhà của Sa Ly và Mỹ Dung luôn. Tôi vừa mổ cho Sa Ly xong, chắc chắn lúc này gia đình họ đang rất hồi hộp và lo âu. Tôi muốn lên chia sẻ với họ và thông báo cho họ biết ca mổ đã khá thành công. Chúng tôi đã cắt bỏ các khối u lớn ở lưng bệnh nhân do cản trở việc nằm của người bệnh. Đã tiến hành cắt bỏ các khối u to ở mông, hai chân, ngực, tay và tạo hình khuôn mặt. Ca phẫu thuật, trước mắt chỉ để giải quyết các khối bướu to đang vỡ dần ở lưng gây trở ngại cho việc nằm; các khối u to ở chân làm khó khăn việc đi lại và khối u ở mắt khiến bệnh nhân không thể nhìn thấy. Tôi cũng muốn dặn dò họ cẩn thận khi chăm sóc Sa Ly, đặc biệt là việc cho Sa Ly uống nước như thế nào để không gây nhiễm trùng môi, miệng. Còn với Mỹ Dung, tôi rất nóng lòng muốn gặp được người nhà để thông báo Mỹ Dung đã tỉnh táo và hồi phục rất tốt. Tôi vô cùng hạnh phúc khi được thông báo tin này tới cha mẹ cô ấy. Tôi biết họ sẽ rất vui sướng.
PV: Tôi thật sự xúc động khi được trò chuyện với ông và trực tiếp theo ông vào phòng chăm sóc người bệnh. Trước khi chào tạm biệt ông và kính chúc ông cùng gia đình năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công, tôi xin được kể ông nghe một câu chuyện rất ngắn về ông. TS.BS. Nguyễn Trường Sơn, ngay lần đầu tiên tiếp xúc với báo chí đã thốt lên đầy cảm phục: “Giáo sư McKay McKinnon là một người rất có tâm!”. Cảm xúc của ông về nhận xét này?
GS. McKay McKinnon:
Ông ấy thật hào hiệp, tôi cảm ơn những lời nhận xét rất thân thiện và cởi mở đó. Tôi cũng muốn được nói một lời với ông ấy nói riêng và các bác sĩ Việt Nam nói chung, các bạn rất tuyệt vời. Những người đã làm việc quên mình vì sự sống của nhân dân. Tôi mong ước được sớm trở lại đất nước Việt Nam xinh đẹp, cởi mở và hiếu khách!
PV: Trân trọng cảm ơn giáo sư đã dành riêng cho báo Sức khỏe&Đời sống một cuộc phỏng vấn thú vị và rất ý nghĩa!
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)