Nguyễn Thanh Liêm
Vào đầu thế kỷ XXI với dân số chưa đến 300 triệu (298,444,215, July 2006 est.), Hoa Kỳ được xem là nước có chỉ số giáo dục (Education Index) cao nhất thế giới, theo phúc trình của Liên Hiệp Quốc. Trong năm 2005, Hoa Kỳ có 72.1 triệu học viên, từ Mẫu Giáo đến Đại học. Trong số này có 54.7 triệu là học sinh Trung-Tiểu học (48.4 công lập, 6.3 tư thục), và 17. 4 là sinh viên đại học (13.3 công lập, 4.1 tư thục). Với sĩ số lớn lao như vậy, và với thành tích khả quan như vậy, những người lãnh đạo giáo dục Hoa Kỳ và những người có trách nhiệm chắc phải có chính sách cũng như kế hoạch thực hiện hết sức tốt đẹp. Nền giáo dục Hoa Kỳ có cách tổ chức và điều hành thế nào để có thể đạt được kết quả tốt đẹp như vậy?
Có sự khác biệt giữa TrungTiểu học và Đại học về nhiều phương diện thành ra chúng tôi sẽ khảo sát hai phần này riêng biệt.
TRUNG TIỂU HỌC (PRIMARY AND SECONDARY EDUCATION)
Đây là nền giáo dục cơ bản, có tính cách bắt buộc cho tất cả mọi công dân trong lứa tuổi 5-17. Phần lớn trẻ em bắt đầu học Lớp Mẫu Giáo lúc 5 hay 6 tuổi, và hoàn tất Trung Học lúc 18 tuổi. Ở một số tiểu bang học sinh có thể rời trường lúc 16 tuổi, trước khi xong Trung Học.
Phần đông phụ huynh cho con em vào học trường công (85%) vì không phải đóng học phí, nhưng có khoảng 10% cho con em học ở trường tư (phải đóng học phí), và có 1.7% phụ huynh dạy con mình học ở nhà thay vì gởi đi đến trường. Có một số người không chấp nhận gởi con vào học trường công vì lý do tôn giáo và vì lý do trường công có ảnh hưởng xấu (về đạo đức như ma tuý, tội phạm và nhiều vấn đề khác) đối với con em ho. Nhiều tổ chức chóng lại việc cho con em học ở nhà, trong số đó có hội giáo chức, các sở học chánh, tổ chức Giáo Dục Quốc Gia (National Education Association). Họ cho rằng học ở nhà có phẩm chất thấp, làm mất tiền của trường công, bị ảnh hưởng không tốt về tôn giáo quá khích, thiếu tính xã hội hoá với người khác.
Phần đông học sinh phải học 6 tiếng mỗi ngày, và thông thường phải đi học từ 175 đến 185 ngày mỗi năm học. Học sinh được nghỉ hè khoảng 2 tháng rưởi, từ tháng 6 đến tháng 8.
Nhìn từ quan điểm xã hội, đây là nền giáo dục nhằm xã hội hoá con người, giúp con người hiểu biết về xã hội/văn hoá của nước mình, biết cách sông trong xã hội đó. Giáo dục nơi học đường (cùng với giáo dục gia đình) ở đây giúp con người thu thập những kiến thức cần thiết về con người và cuộc sống để con người thích nghi vào đời sống xã hội.
Hệ thống giáo dục Trung Tiểu học.
Hệ thống này có số năm học đồng nhất là 13 năm trên toàn quốc từ lớp Mẫu Giáo (Kindergarden) đến lớp 12 theo thứ tự: K, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, và 12. Mỹ dùng số thứ tự đặt tên cho các lớp, chớ không phải số đếm. Thí dụ: First Grade (Lớp Một), Fourth Grade (Lớp Bốn), Eleventh Grade (Lớp Mưới Một). Nhưng Lớp bắt đầu và cách phân bố Tiểu Học, Trung Học rất co giản, thay đổi từ Sở Giáo Dục (school district) này đến Sở Giáo Dục khác. Nhìn chung ta thấy 13 năm Trung Tiểu học gồm hai phần: phần đầu là Tiểu Học (Primary hay Elemantary education) và phần sau là Trung Học (Secondary education). Trung Học lại chia làm hai: Trung Học Đệ Nhất Cấp (Middle school hay Junior High school) và Trung Học Đệ Nhị Cấp (High school hoặc Senior High school).
Trường Tiểu Học (Primary school, Elementary school hay Grade school) có thể có các hình thức sau đây:
K, 1, 2, 3, 4 hoặc 1, 2, 3, 4
K, 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoặc 1, 2, 3, 4, 5, 6
Tiếp theo trường Tiểu Học là Trường Trung Học Đệ Nhất Cấp (Middle School, Intermediate school, hay Junior High School) với các hình thức:
5, 6, 7, 8
7, 8, 9
Sau Trung Học Đệ Nhất Cấp là Trung Học Đệ Nhị Cấp (High School) với các hình thức:
9, 10, 11, 12
10, 11, 12
Tóm lại: Trung Tiểu Học (Primary and Secondary Education) ở Mỹ có thể bắt đầu từ Lớp Mẫu Giáo (Kindergarden) hay từ Lớp Một (1) và chấm dứt ở Lớp Mười Hai (12) : K, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12
Trong chuổi dài 12 hoặc 13 năm đó, những Lớp ở đầu bên trái là các Lớp Tiểu Học, những Lớp ở đầu bên phải là những Lớp Trung Học Đệ Nhị Cấp. Khoảng giữarất co giản, có thể bắt đầu từ Lớp 5, Lớp 6, hay Lớp 7 và chấm dứt ở Lớp 8 hay Lớp 9 là những Lớp Trung Học Đệ Nhất Cấp.
CHƯƠNG TRÌNH HỌC Ở TRUNG TIỂU HỌC
Học sinh Tiểu học thường học trong một lớp học trừ ra khi học về Thể dục, âm nhạc hay mỹ thuật. Phần lớn giáo chức là phụ nữ. Chương trình chú trọng vào Anh ngữ (văn phạm, chính tả, ngữ vựng), tóan học (số học và khái lược đại số) và một số vấn đề cơ bản khác của môn xã hội (social studies) và khoa học (science). Chương trình vẫn chú trọng vào các phần chính mà tiếng Anh gọi là three R's (Reading, Writing, Arithmetic).
Ở Trung Học học sinh phải học nhiều giáo sư về nhiều môn khác nhau nên phải di chuyển từ Lớp này sang Lớp khác chớ không ở một Lớp như ở Tiểu Học. Ở Trung Học Đệ Nhất Cấp, các môn học gồm Khoa Học, Toán, Anh văn, và Xã Hội. Ngoài các môn này còn có môn Thể dục, và các môn nhiệm ý (elective courses)
Ở Trung Học Đệ Nhị Cấp, học sinh có thể lựa chọn những môn học chính của mình mặc dù họ không được lựa chọn ngành chuyên môn rõ ràng như ở một số quốc gia khác. Một số các sở học chánh khuyến khích học sinh lựa chọn các môn nhiệm ý trong các lãnh vực mà họ nghĩ là họ sẽ đi chuyên môn về ngành đó sau này. Thành ra chương trình Trung Học Đệ Nhị Cấp cũng có phần co giản chớ không bắt buộc phải đồng nhất. Sau đây là những môn học chính tối thiểu phải có trong chương trình Trung Học Đệ Nhị Cấp:
Khoa học (Sinh Vật Học, Hoá Học, và Vật Lý Học)
Toán Học (ít nhất là 3 năm bao gồm Đại Số, Hình Học, Đại Số II, và/hoặc Precalculus/Trigonometry)
Anh Văn (4 năm)
Xã Hội (Sử học, Chính Quyền, Kinh Tế, và luôn luôn phải có Sử Hoa Kỳ)
Thể Dục (ít nhất 1 năm)
Nhiều tiểu bang đòi hỏi phải có học về "Sức Khoẻ" (Health) (cơ thể, dinh dưỡng, cấp cứu, khái niệm về tình dục và ngừa thai, ngừa các loại ma tuý, thốc hút, rượu). Sinh ngữ và nghệ thuật cũng bắt buộc phải có ở một số trường.
Nhiều trường Trung Học Đệ Nhị Cấp có mở một số môn nhiệm ý, tuỳ theo khả năng tài chánh và phương tiện của trường. Thông thường các môn nhiệm ý này là:
Mỹ nghệ (hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, điện ảnh)
Nghệ thuật sân khấu (performing arts) (kịch, hợp ca, hoà tấu, vũ)
Kỹ Thuật (đồ mộc, kim khí, sửa xe, robotics)
Điện Toán ( đánh máy, thảo chương, graphic design)
Thể Thao (bóng tròn, bóng rổ, bóng méo, chạy đua, bơi lội, điền kinh)
Xuất bản (publishing) (báo chí, đặc san, tạp chí)
Sinh Ngữ (Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Trung Hoa, Nhật, La Tinh, Greek)
Ngoài chương trình thông thường trên đây còn có chương trình đặc biệt cho các học sinh có tài, học thật giỏi, gọi là talented, hay gifted students. Nhiều trường Trung Học Đệ Nhất và Đệ Nhị Cấp có mở các lớp danh dư (honnors hay gifted classes) dành riêng cho những học sinh tài giỏi (gifted students) nếu trường có ngân sách. Trường có thể có các lớp "Advanced Placement" hay "International Baccalaureate" giúp học sinh giỏi có cơ hội học nhanh hoặc tiến nhanh vào đại học. AP và IB rất có lợi cho học sinh lúc xin vào đại học.
Sau hết một số các đại học cộng đồng còn chấp nhận cho học sinh Trung Học Đệ Nhị Cấp ghi danh lấy một số chứng chỉ trên đại học và sau này số chứng chỉ đó được chấp nhận có giá trị như những chứng chỉ trên đại học.
SINH HOẠT NGOÀI HỌC ĐƯỜNG (EXTRACURRICULAR ACTIVITIES)
Nhiều học sinh Trung Học tham gia vào các chương trình sinh hoạt ngoài học đường, như chương trình thể thao, ban nhạc (band), báo chí, đội tranh luận, v v . . . Học sinh thường được khuyến khích gia nhập các sinh hoạt này để có thêm credit tốt cho tiểu sử của mình. Khi nộp đơn vào các trường đại học những thành tích hoạt động này làm tăng gí trị hồ sơ học vần của mình.
THI CỬ
Học sinh Trung Tiểu Học không phải qua một kỳ thi quốc gia nào để được cấp phát chứng chỉ tốt nghiệp High School. Học sinh chỉ học đủ các môn, có đủ điểm các môn trong lớp, do giáo sư cho thi và chấm điểm, thì được cấp chứng chỉ/văn bằng tốt nghiệp Trung Học, chớ không qua kỳ thi quốc gia như Thi Tú Tài ở Việt Nam hay ở Pháp. Tuy nhiên theo Luật mới No Child Left Behind Act, thì các tiểu bang bắt buộc phải cho học sinh thi ở cấp tiểu bang để xác định trình độ học vấn tối thiểu của học sinh theo đòi hỏi của chính phủ.
Tuy nhiên khi xin vào đại học thì các đại học đòi hỏi học sinh phải có điểm SAT (Scholastic Aptitude Test) hoặc ACT (American College Testing Program) cùng với điểm trung bình thành quả học vấn ở trường (GPA tức Grade Point Average). SAT và ACT là những bài thi Trắc Nghiệm định chuẩn (Standardized Tests), nhằm lượng giá học sinh về phương diện khả năng (aptitude) tựa trên nhóm mẫu của toàn quốc. Có trường đòi điểm SAT và điểm trung bình thành quả học vấn ở trường (điểm GPA) nhưng cũng có trường đòi cả hai loại điểm SAT và ACT cùng với GPA.
CƠ QUAN TRÁCH NHIỆM ĐIỀU HÀNH
Ở một nước mà quyền hành được tập trung về trung ương (centralized government) thì quyền hạn và trách nhiệm về giáo dục nằm trong Bộ Giáo Dục (Ministry of Education) . Nhưng ở Mỹ những quyền hạn không được ghi trong Hiến Pháp thì thuộc về Tiểu Bang. Về giáo dục Hiến Pháp Hoa Kỳ không có nói đến cho nên tất cả quyền hạn và trách nhiệm trong lãnh vực này hoàn toàn thuộc về mỗi Tiểu Bang. Trong tinh thần dân chủ Mỹ, Tiểu Bang lại tản quyền về địa phương, thành ra cơ quan có quyền hạn và trách nhiệm nhiều nhất về giáo dục là Sở Giáo Dục hay Sở Học Chánh địa phương (School District) hoặc Liên Sở Giáo Dục (Intermediate School District). Đứng đàu cơ quan là một Hội Đồng Quản Trị Giáo Dục (School Board of Eduacation). Thành viên của Hội Đồng Quản Trị là những người được dân chúng bầu lên qua một cuộc bầu cử dân chủ. Hội Đồng Quản Trị quyết định chính sách, ngân sách, chương trình, kế hoạch phát triển, v v . . .về giáo dục Trung Tiểu Học trong khu vực trách nhiệm. Nhưng Hội Đông không trực tiếp lo công việc thực hiện hằng ngày nên Hội Đồng thường mướn một người trực tiếp điều hành mọi việc. Người đó là ông Chánh Sở Học Chánh, hay Chánh Sở Giáo Dục (Superintendent). Tuỳ theo Sở lớn nhỏ, giàu hay nghèo, ông Chánh Sở được phụ giúp bởi nhiều Phó Sở (Deputy Superintendent) hay Phụ Tá (Assistant), và một số giám đốc phụ trách một số lãnh vực chuyên môn. Ở những thành phố lớn thường có những Liên Sở Học Chánh rất lớn, bao gồm nhiều Sở Học Chánh nhỏ.
Ở cấp Tiểu Bang, có Hội Đồng Quản Trị Giáo Dục Tiểu Bang (State Board of Education). Hội Đồng này cũng có một người điều hành giống như Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục là State Superintendent of schools. Nhưng Hội Đồng Quản Trị Giáo Dục Tiểu Bang và Bộ Trưởng Giáo Dục không có quyền hạn trực tiếp điều hành, không thể chen vào việc điều hành các trường của các sở học chánh địa phương.
Việc quản trị, điều hành về giáo dục ở Mỹ có nhiều điểm khác biệt với việc điều hành quản trị giáo dục ở các nước mà quyền hành được tập trung về trung ương (centralized government) như Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Ở đây chính sách giáo dục, ngân sách, kế hoạch, nhân viên, chương trình, v v . . . tất cả đều xuất phát từ Bộ Giáo Dục ở trung ương. Các cơ quan học chánh địa phương chỉ thi hành những gì do trung ương quyết định. Các cơ quan từ trung ương đến địa phương đều do một người trưởng cơ quan đứng đầu quyết định, chớ không do nhiều người trong hội đồng quyết định như ở Mỹ.
Một điểm đặc biệt nữa là Sở Học Chánh không có quyền gì cả đối với các trường tư thục.
Ở mỗi trường Tiểu Học hay Trung Học có một vị Hiệu Trưởng (Principal) của trường. Vị này chịu trách nhiệm điều hành công việc ở trường mình. Tuỳ theo trường lớn hay nhỏ, đông hay ít học sinh, trong một sở học chánh giàu hay nghèo, vị Hiệu Trưởng có thể được phụ giúp bởi một Phó Hiệu Trưởng (Vice Principal) hay một hoặc nhiều Phụ Tá Hiệu Trưởng (Assistant Principal). Tất cả các trường Trung Tiểu Học đều nằm dưới sự quản trị của Sở Học Chánh.
ĐẠI HỌC (HIGHER EDUCATION, POST-SECONDARY EDUCATION, OR TERTIARY EDUCATION)
Đây là giai tầng thứ ba (third stage, hay third level) trong ngôi nhà giáo dục, bao gồm các trường undergraduate và post graduate education, tức là những colleges (đại học 4 năm) và universities (đại học cao hơn 4 năm). Kể luôn cả những đại học cộng đồng (community colleges). Tất cả community colleges ( đại học 2 năm), colleges (đại học 4 năm) và universities (đại học nhiều hơn 4 năm) đều cung ứng trình đô giáo dục Hậu Trung Học (Post-Secondary Education), tức là tiếp theo sau và lên cao hơn trình độ Trung Học. Các trường đại học này sẽ cấp phát chứng chỉ, văn bằng đại học cho các học viên từ technician đến Cử Nhân, Tiến Sĩ.
Theo Carnegie Foundation for the Advancement of Teaching's classifications, Hoa Kỳ hiện có 284 universities trong tổng số 4,386 post-secondary institutions. Trong ngôn ngữ thông thường của Mỹ, colleges và universities có thể dùng lẫn lộn nhau. Thành ra người ta có thể nói anh X học college (đại học) ở Vanderbilt University. Cũng có những trường đã là university từ lâu nhưng vẫn mang tên college xưa như Boston College chẳng hạn.
Hệ thống đại học của Mỹ cũng rất độc lập, tự do, tản quyền như hệ thống giáo dục tổng quát của xứ này. Chánh quyền liên bang đã uỷ quyền giáo dục cho tiểu bang và nhân dân (for the States, or to the people) theo U.S. Constitution's Tenth Amendment (tu chính án). Các trường đại học Mỹ thiết lập một số cơ quan đôc lập để xác nhận giá trị đại học (accreditation agencies). Các cơ quan này tựa trên những tiêu chuẩn về thư viện, về những tác phẩm do các giáo sư của trường đã ấn hành, về văn bằng của các giáo sư, để xác định giá trị văn bằng do trường cấp phát. Trường nào không được các cơ quan này xác đinh giá trị thì văn bằng cấp phát của trường đó sẽ không có giá trị gì cả.
Đại học công do chính quyền bảo trợ. Trong những thập niên gần đây ngân sách do chánh quyền đài thọ giảm bớt rất nhiều thành ra các đại học công phải tăng học phí để có đủ tiền chi phí cho đại học.
ĐẠI HỌC CỘNG ĐỒNG (COMMUNITY COLLEGES hay JUNIOR COLLEGES)
Một số sinh viên lựa chọn đại học 2 năm trườc khi chuyển vào đại học 4 năm. Hầu hết các tiểu bang ngày nay đều có mở các đại học cộng đồng hoặc do hệ thống đại học hoặc do các liên sở học chánh điều hành. Nhiều đại học cộng đồng liên kết với các đại học 4 năm, để cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học cộng đồng có thể tự động chuyển lên học tiếp ở các đại học 4 năm. Học xong 2 năm ở đại học cộng đồng, học viên được cấp phát bằng AA (Associate of Arts) hay AS (Associate of Science). Đại học cộng đồng cũng đào tạo và cấp phát chứng chỉ chuyên môn cho các học viên chỉ học nghề chuyên môn để lấy chứng chỉ kỷ thuật viên (technician) để đi xin việc.
ĐẠI HỌC 4 NĂM (COLLEGE VÀ UNDERGRADUATE STUDY TRONG UNIVERSITY)
Khi được nhận vào chương trình đại học 4 năm, học viên phải hoàn tất chương trình chuyên về một ngành học chánh (major) và một ngành học phụ (minor) hoặc cho cả hai ngành học chánh (double major). Học xong chương trình học viên sẽ được cấp phát văn bằng Cử Nhân (Bachelor degree) như bằng BA (Bachelor of Arts), BS (Bachelor of Science. Ít được nói đến (ít biết) là các loại B.F.A (Bachelor of Fine Arts), BE (Bachelor of Engineering) hoặc B.Phil (Bachelor of Philosophy).
ĐẠI HỌC CAO HƠN 4 NĂM (GRADUATE STUDY Ở UNIVERSITY)
Học xong Cử Nhân, học viên sẽ ghi tên học chương trình graduate sudy ở university để lấy bằng Cao Học (Master's Degree) và bằng Tiến Sĩ ( Doctoral Degree). Hiện giờ ở Việt Nam người ta dùng chữ Thạc Sĩ để gọi bằng Master thay vì bằng Cao Học như hồi trước 1975. Bằng MA (Master of Arts) , MS (Master of Science), MBA (Master of Business Administration), MEd (Master of Education), MFA (Master of Fine Arts) là những văn bằng Cao Học mà học viên có thể hoàn tất trong 2 năm sau khi có Cử Nhân.
Sau khi xong Cao Học, học viên tiếp tục học thêm để lấy bằng Ph. D (Tiến Sĩ). Thường thì 2 hay 3 năm sau có thể xong Ph.D. Các bằng Ed.D (Doctor of Education), MD (Medical Doctor), Pharm.D (Doctor of Pharmacy), JD (Doctor of Jurisprudence).
Nhưng nhiều người có thể đi học thẳng lên Tiến Sĩ sau khi xong Cử Nhân mà không bắt buộc phải qua bằng Master Degree.
GHI DANH VÀ THU NHẬN VÀO ĐẠI HỌC
Học viên được tự do muốn ghi danh vào trường đại học nào ở Mỹ cũng được. Không có một giới hạn nào trong vấn đề ghi danh. Tuy nhiên việc chọn lựa, hay tuyển chọn học viên để nhận vào trường thì không có tính cách đồng nhất cho tất cả các trường. Mỗi trường có những chính sách thu nhận, có những tiêu chuẩn riêng của họ. Mỗi trường có hệ thống thu nhận riêng của họ. Những tiêu chuẩn chung chung mà nhiều trường thường dùng trong việc lựa chọn là:
Điểm bài thi trắc nghiệm định chuẩn (standardized tests) : SAT và/hoặc ACT
Thứ hạng hoặc điểm trung bình GPA (grade-point average)
Bài luận (essay)
Các thành tích tham gia chương trình sinh hoạt ngoài học đường
Thực tế cho biết trường càng nỗi tiếng càng khó được nhận vào. Trường không nỗi tiếng (low institutions) dễ nhận sinh viên hơn. Xem mục sắp hạng các đại học ở phần sau.
TÀI CHÁNH
Tất cả các trường đại học đều thu học phí, công cũng như tư. Nhưng học phí nhiều hay ít tuỳ theo loại trường. Thường thì ít khi học viên có đủ khả năng để đóng học phí mà phải nhờ đến các học bổng (scholarships), tiền vay để đi học (student loans), tiền chánh phủ cho (grants). Học viên cư ngụ trong tiểu bang (residents) đóng học phí ít hơn những học viên cư ngụ ngoài tiểu bang (out-of-state hay non-residents).
Học phí cũng thay đổi theo tiểu bang. Học phí ở trường công cho học viên trong tiểu bang có thể từ $5,000 đến $15,000, ở trường tư có thể lên đến $40,000 hay hơn. Đó chỉ là học phí chớ chưa nói đến tiền ăn ở (room/board, rent, etc.)
SẮP HẠNG ĐẠI HỌC
Rất nhiều người, nhiều giới ở Mỹ thường theo dõi sự xếp hạng các trường đại học. Một số báo chí, cơ quan truyền thông, cơ quan giáo dục hay làm chuyện này. Tạp chí U.S.News and World Report, hằng năm có cho ra một số đặc biệt xếp hạng các loại trường đại học. Hảng làm Tests ở Princeton có quyển Princeton Review cũng có bảng xếp hạng các đại học trên nước Mỹ. Đại học Florida cũng có xuất bản sách về những đại học đứng đầu về nghiên cứu ở Mỹ (Top American Research Universities). Thường khi làm những công cuộc xếp hạng này người ta phải tựa trên một số những tiêu chuẩn như tiêu chuẩn lựa chọn thu nhận học viên (admissions), sự bảo trợ của các cựu sinh viên, số lượng nghiên cứu của các giáo sư của trường. Nỗi tiếng nhất là những đại học như Havard (nỗi tiếng nhất về Business, education và society), những đại học Caltech, the University of Chicago, Duke, JohnHopkins, MIT, Stanford, Berkeley, University of Michigan, v v . . . (Đây là loại đứng đầu nhất)
Mỗi tiểu bang có một hay hai hệ thống đại học công của tiểu bang. Tiểu bang New York và California là hai tiểu bang có hệ thống State University có nhiều đại học nhất trên nước Mỹ. Riêng California, Minnesota, Iowa, là những tiểu bang có hai hệ thống đại học công: hệ thống state university và hệ thống university of. Riêng tiểu bang Texas có 5 hệ thống đại học khác nhau: the University of Texas, the Texas Tech University, the Texas A&M University, the University of Houston, the Texas State University.
Hệ thống University of California gồm 10 trường đại học, 3 national lab., 5 trung tâm y khoa, hằng trăm thư viện, viện khảo cổ, thảo cầm viên, nhà hát. . . Các đại học này là : Berkeley, Davis, Irvine, Los Angeles, Merced, Riverside, San Diego, San Francisco, Santa Barbara, Santa Cruz. Các national lab được đặt tại : Berkeley, Livermore, và Los Alamitos. Các trung tâm y khoa đặt tại Davis, Irvine, Los Angeles, San Diego, và San Francisco. Về quản trị, điều hành, đứng đầu hệ thống đại học này là Board of Regents (26 thành viên), và President. Mỗi trường có 1 chancellor đứng đầu.
Hệ thống california Sate University gồm có 23 trường đại học như CSU Bakersfield, CSU Chico, CSU Fullerton, CSU Long Beach, CSU Los Angeles, CSU Sacramento, CSU San Barnardino, Fresno State, Humbolt Sate, San Diego Sate, San Jose State, Sonoma State, California Maritime Academy, Cal Poly Pomona, Cal Poly San Luis Obispo. Đứng đầu hệ thống đại học này là Board of Trustees, và ông Chancellor. Đứng đầu mỗi đại học là một president.
Đại học cộng đồng là những đại học dễ dàng chấp nhận học viên nhất. Học phí cũng thấp nhất. Nhiều trường không cần bằng tốt nghiệp Trung Học, chỉ cần đủ 18 tuổi là có thể ghi danh học được. Đại học cộng đồng có nhiều chương trình chuyên nghiệp, nhằm đào tạo technician. Học viên các chương trình này, khi học xong được cấp phát chứng chỉ chuyên môn để đi xin việc, không cần phải học đủ credit để lấy bằng AA hay AS. Những học viên nào muốn tiếp tục được chuyển lên đại học 4 năm thì phải học đầy đủ như những năm đầu của đại học 4 năm.
ĐƯỜNG VÀO ĐẠI HỌC
CHỌN NGÀNH
Ở Việt Nam khi lên Lớp 10, bắt đầu Trung Học Đệ Nhị Cấp, thì học sinh phải chọn ngành, hoặc Phổ Thông hoặc Chuyên Nghiệp. Riêng trong ngành Phổ Thông, học sinh cũng phải chọn Ban : hoặc A (Khoa Học), hoặc B (Toán), hoặc C (Sinh Ngữ/Văn Chương) hay D (Cổ Ngữ/Văn Chương). Trên lý thuyết thì học sinh đậu Tú Tài ban A sẽ lên học Đại Học Khoa Học, Đại Học Y Khoa, Dược Khoa, . . .đậu Tú Tài B thì lên Học Khoa Học hay Kỹ Thuật Phú Thọ, đậu Tú Tài C và D thì lên Đại Học Văn Khoa, Luật Khoa vv . . . Trên thực tế thì không như vậy. Nhiều người đậu Tú Tài B vẫn đi học Y Khoa, Luật Khoa được. Việc lựa chọn ngành và Ban cũng không tựa trên những dữ kiện và lý thuyết khoa học vững chắc. Chỉ do ý thích cá nhân hoặc sự chỉ biểu hay ảnh hưởng gia đình. Cha mẹ là bác sĩ dược sĩ thì con theo học Y Khoa, Dược Khoa. Cha mẹ là giáo chức thì con theo nghề Sư Phạm. . .
Ở Mỹ lên Trung Học Đệ Nhị Cấp chưa có sự chọn Ban, chọn ngành. Có khi lên Đại Học rồi, những năm đầu vẫn chưa có quyết định chọn ngành nào (undeclared major). Nhưng khoa hướng dẫn (counseling, guidance) thì rất được chú ý, được phát triển mạnh, và được áp dụng trong nhiều địa hạt. Cố vấn, hướng dẫn có mặt trong nhiều lãnh vực gia đình, học đường, chọn nghề. . . với nhiều phương tiện, dụng cụ tối tân, rất phong phú. Nhất là trong tâm lý giáo dục, những nghiên cứu sâu rộng về lượng giá (evaluation), đo lường (measurement), trắc nghiệm (testing) để biết tính tình, khuynh hướng, ý thích của con người đã đưa tới nhiều phương cách hướng dẫn con người trong việc lựa chọn môn học hay ngành chuyên môn. Tiến trình khoa học là tìm hiểu năng khiếu cá nhân (aptitude), xem coi mình có những khả năng đặc biệt gì, kế đó tìm xem mình thật sự thích cái gì, thích làm gì trong đời. Từ đó đi đến việc chọn lựa ngành học thích hợp. Trên lý thuyết là như vậy và người ta có thể đi đến các giáo sư hướng dẫn, các trung tâm hướng dẫn để tìm hiểu khả năng, ý thích, cũng như lựa chọn con đường đi thích hợp. Trên thực tế rất khó thực hiện. Có một số khó khăn không dễ giải quyết. Mâu thuẫn giữa năng khiếu (kết quả của aptitude test) và ý thích (kết quả của interest inventory) chẳng hạn. Kế đó là cái khó khi tìm trường để ghi danh. Có dễ tìm được trường học theo đúng kết quả của khoa hướng dẫn tìm thấy cho mình không? Và khi học đúng ngành như vậy rồi khi ra trường có dễ tìm việc làm không? Rốt lại người ta thường đi ngược tiến trình đã nói ở trên, ai cũng nhắm vào một số điểm then chốt là: học cái gì để ra kiếm việc làm dễ và có income cao? Muốn vậy thì học ở đâu (trường nào), và làm sao để được nhận vào trường đó? Từ một cái nhìn thực tiển nào đó có thể nói là chính ngành học đã chọn mình hơn là chính mình đã chọn ngành.
Ngành học tốt nhất mà ai cũng muốn, và cha mẹ nào cũng muốn con mình vào là Y-Dược. Bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, là những nghề ăn khách nhất. Rồi đến Kỷ Sư,
Luật, Business Administration, vv . . . Ai cũng muốn được học ngành tốt, ở những trường tốt, nhưng trường càng tốt, ngành càng tốt thì càng khó được nhận vào.
CHUẨN BỊ VÀO ĐẠI HỌC
Muốn được nhận vào trường tốt thì phải chuẩn bị kỹ, nhiều năm trước khi bắt đầu lên đại học. Sau đây là những chuẩn bị cần thiết, càng chuẩn bị kỹ chừng nào càng tốt chừng nấy:
Phải có quá trình học vấn thật tốt ở Trung Học Đệ Nhị Cấp. Điểm GPA bắt đầu được tính từ lúc học Lớp 9. Cho nên ngay từ lớp này trở đi là phải cố gằng học cho thật nghiêm chỉnh để có điểm GPA cao khi tốt nghiệp Trung Học. Điểm GPA là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để được lựa chọn vào đại học.
Học kỹ để thi SAT để đạt được kết quả tốt. Hầu hết các đại học đều đòi điểm SAT. Đây là một loại standardized test (trắc nghiệm định chuẩn) cho biết vị trí thứ hạng (percentile) của mình so với Nhóm Mẫu (Norm Group) của học sinh toàn quốc. Người ta có thể nhìn vào kết quả bài trắc nghiệm SAT để biết khả năng hay năng khiếu (aptitude) dự đoán của mình khi lên học đại học như thế nào. Đây là tiêu chuẩn quan trọng khác được dùng để chọn học viên. Học thật kỹ các môn chính như Toán, Anh Văn, Khoa Học thì có thể có điểm cao trong các kỳ thi SAT. Nhưng nhiều người còn luyện thi SAT hoặc tham dự các lớp luyện thi hoặc mua sách học luyện thi để quen biết với những bài thi SAT.
Tham gia các hoạt động ngoài học đường. Có thành tích hoạt động trong các chương trình sinh hoạt ngoài học đường cũng làm tăng thêm giá trị cho hồ sơ cá nhân mình. Rất có lợi cho việc xin vào đại học. Giữa hai ứng viên có số điểm ngang nhau về SAT và GPA, người có thành tích sinh hoạt ngoài học đường sẽ được ưu thế hơn người không có những hoạt động này.
Có khi ứng viên phải nộp một bài essay cho trường. Có thể về một đề tài gì đó do trường ấn định. Đây là cơ hội để ứng viên nói lên những điểm nỗi bật về cá tính, khả năng, ước vọng, quy hoạch của mình trong tương lai. Hãy trưng bày cái tôi (the self) của mình cho người ta thấy đây là một "cái tôi" có ý thức, có tham vọng, có giá trị nhân bản, có hướng đi trên cõi đời, có thể đóng góp gì cho cộng đồng, cho nhân loại.
Xin những cái thơ giới thiệu (letter of recommandation) của những giáo sư chính của mình. Những cái thơ này cũng rất có ích cho hồ sơ cá nhân của mình.
Hãy chuẩn bị thật chu đáo những điểm nói trên để dành chổ đứng trên đại học với hằng trăm ngàn người khác trong hằng trăm đại học trên toàn quốc.
Điểm càng cao, hồ sơ càng tốt càng có nhiều hy vọng được vào trường tốt, và được nhiều học bổng tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách và tài liệu cần tham khảo trên đường vào Đại Học:
The Best 361 Colleges, The Smart Student's Guide to Colleges, Robert Franek, with Tom Meltzer, et. al., New York, NY, The princeton Review, 2007
The Guide to California 2006, Jim Bazer et.al., Pitzburgh, Pelsylvania: College
Prowler, 2006
http://en.wikipedia.org/wiki/Universities_in_the_United_States
http://en.wikipedia.org/wiki/Education_in_the_Unied_States
http://www.universityofcalifornia.edu/
http://www.calstate.edu/
Chúc các bạn thành công trên đường vào Đại Học Mỹ.
Vào đầu thế kỷ XXI với dân số chưa đến 300 triệu (298,444,215, July 2006 est.), Hoa Kỳ được xem là nước có chỉ số giáo dục (Education Index) cao nhất thế giới, theo phúc trình của Liên Hiệp Quốc. Trong năm 2005, Hoa Kỳ có 72.1 triệu học viên, từ Mẫu Giáo đến Đại học. Trong số này có 54.7 triệu là học sinh Trung-Tiểu học (48.4 công lập, 6.3 tư thục), và 17. 4 là sinh viên đại học (13.3 công lập, 4.1 tư thục). Với sĩ số lớn lao như vậy, và với thành tích khả quan như vậy, những người lãnh đạo giáo dục Hoa Kỳ và những người có trách nhiệm chắc phải có chính sách cũng như kế hoạch thực hiện hết sức tốt đẹp. Nền giáo dục Hoa Kỳ có cách tổ chức và điều hành thế nào để có thể đạt được kết quả tốt đẹp như vậy?
Có sự khác biệt giữa TrungTiểu học và Đại học về nhiều phương diện thành ra chúng tôi sẽ khảo sát hai phần này riêng biệt.
TRUNG TIỂU HỌC (PRIMARY AND SECONDARY EDUCATION)
Đây là nền giáo dục cơ bản, có tính cách bắt buộc cho tất cả mọi công dân trong lứa tuổi 5-17. Phần lớn trẻ em bắt đầu học Lớp Mẫu Giáo lúc 5 hay 6 tuổi, và hoàn tất Trung Học lúc 18 tuổi. Ở một số tiểu bang học sinh có thể rời trường lúc 16 tuổi, trước khi xong Trung Học.
Phần đông phụ huynh cho con em vào học trường công (85%) vì không phải đóng học phí, nhưng có khoảng 10% cho con em học ở trường tư (phải đóng học phí), và có 1.7% phụ huynh dạy con mình học ở nhà thay vì gởi đi đến trường. Có một số người không chấp nhận gởi con vào học trường công vì lý do tôn giáo và vì lý do trường công có ảnh hưởng xấu (về đạo đức như ma tuý, tội phạm và nhiều vấn đề khác) đối với con em ho. Nhiều tổ chức chóng lại việc cho con em học ở nhà, trong số đó có hội giáo chức, các sở học chánh, tổ chức Giáo Dục Quốc Gia (National Education Association). Họ cho rằng học ở nhà có phẩm chất thấp, làm mất tiền của trường công, bị ảnh hưởng không tốt về tôn giáo quá khích, thiếu tính xã hội hoá với người khác.
Phần đông học sinh phải học 6 tiếng mỗi ngày, và thông thường phải đi học từ 175 đến 185 ngày mỗi năm học. Học sinh được nghỉ hè khoảng 2 tháng rưởi, từ tháng 6 đến tháng 8.
Nhìn từ quan điểm xã hội, đây là nền giáo dục nhằm xã hội hoá con người, giúp con người hiểu biết về xã hội/văn hoá của nước mình, biết cách sông trong xã hội đó. Giáo dục nơi học đường (cùng với giáo dục gia đình) ở đây giúp con người thu thập những kiến thức cần thiết về con người và cuộc sống để con người thích nghi vào đời sống xã hội.
Hệ thống giáo dục Trung Tiểu học.
Hệ thống này có số năm học đồng nhất là 13 năm trên toàn quốc từ lớp Mẫu Giáo (Kindergarden) đến lớp 12 theo thứ tự: K, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, và 12. Mỹ dùng số thứ tự đặt tên cho các lớp, chớ không phải số đếm. Thí dụ: First Grade (Lớp Một), Fourth Grade (Lớp Bốn), Eleventh Grade (Lớp Mưới Một). Nhưng Lớp bắt đầu và cách phân bố Tiểu Học, Trung Học rất co giản, thay đổi từ Sở Giáo Dục (school district) này đến Sở Giáo Dục khác. Nhìn chung ta thấy 13 năm Trung Tiểu học gồm hai phần: phần đầu là Tiểu Học (Primary hay Elemantary education) và phần sau là Trung Học (Secondary education). Trung Học lại chia làm hai: Trung Học Đệ Nhất Cấp (Middle school hay Junior High school) và Trung Học Đệ Nhị Cấp (High school hoặc Senior High school).
Trường Tiểu Học (Primary school, Elementary school hay Grade school) có thể có các hình thức sau đây:
K, 1, 2, 3, 4 hoặc 1, 2, 3, 4
K, 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoặc 1, 2, 3, 4, 5, 6
Tiếp theo trường Tiểu Học là Trường Trung Học Đệ Nhất Cấp (Middle School, Intermediate school, hay Junior High School) với các hình thức:
5, 6, 7, 8
7, 8, 9
Sau Trung Học Đệ Nhất Cấp là Trung Học Đệ Nhị Cấp (High School) với các hình thức:
9, 10, 11, 12
10, 11, 12
Tóm lại: Trung Tiểu Học (Primary and Secondary Education) ở Mỹ có thể bắt đầu từ Lớp Mẫu Giáo (Kindergarden) hay từ Lớp Một (1) và chấm dứt ở Lớp Mười Hai (12) : K, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12
Trong chuổi dài 12 hoặc 13 năm đó, những Lớp ở đầu bên trái là các Lớp Tiểu Học, những Lớp ở đầu bên phải là những Lớp Trung Học Đệ Nhị Cấp. Khoảng giữarất co giản, có thể bắt đầu từ Lớp 5, Lớp 6, hay Lớp 7 và chấm dứt ở Lớp 8 hay Lớp 9 là những Lớp Trung Học Đệ Nhất Cấp.
CHƯƠNG TRÌNH HỌC Ở TRUNG TIỂU HỌC
Học sinh Tiểu học thường học trong một lớp học trừ ra khi học về Thể dục, âm nhạc hay mỹ thuật. Phần lớn giáo chức là phụ nữ. Chương trình chú trọng vào Anh ngữ (văn phạm, chính tả, ngữ vựng), tóan học (số học và khái lược đại số) và một số vấn đề cơ bản khác của môn xã hội (social studies) và khoa học (science). Chương trình vẫn chú trọng vào các phần chính mà tiếng Anh gọi là three R's (Reading, Writing, Arithmetic).
Ở Trung Học học sinh phải học nhiều giáo sư về nhiều môn khác nhau nên phải di chuyển từ Lớp này sang Lớp khác chớ không ở một Lớp như ở Tiểu Học. Ở Trung Học Đệ Nhất Cấp, các môn học gồm Khoa Học, Toán, Anh văn, và Xã Hội. Ngoài các môn này còn có môn Thể dục, và các môn nhiệm ý (elective courses)
Ở Trung Học Đệ Nhị Cấp, học sinh có thể lựa chọn những môn học chính của mình mặc dù họ không được lựa chọn ngành chuyên môn rõ ràng như ở một số quốc gia khác. Một số các sở học chánh khuyến khích học sinh lựa chọn các môn nhiệm ý trong các lãnh vực mà họ nghĩ là họ sẽ đi chuyên môn về ngành đó sau này. Thành ra chương trình Trung Học Đệ Nhị Cấp cũng có phần co giản chớ không bắt buộc phải đồng nhất. Sau đây là những môn học chính tối thiểu phải có trong chương trình Trung Học Đệ Nhị Cấp:
Khoa học (Sinh Vật Học, Hoá Học, và Vật Lý Học)
Toán Học (ít nhất là 3 năm bao gồm Đại Số, Hình Học, Đại Số II, và/hoặc Precalculus/Trigonometry)
Anh Văn (4 năm)
Xã Hội (Sử học, Chính Quyền, Kinh Tế, và luôn luôn phải có Sử Hoa Kỳ)
Thể Dục (ít nhất 1 năm)
Nhiều tiểu bang đòi hỏi phải có học về "Sức Khoẻ" (Health) (cơ thể, dinh dưỡng, cấp cứu, khái niệm về tình dục và ngừa thai, ngừa các loại ma tuý, thốc hút, rượu). Sinh ngữ và nghệ thuật cũng bắt buộc phải có ở một số trường.
Nhiều trường Trung Học Đệ Nhị Cấp có mở một số môn nhiệm ý, tuỳ theo khả năng tài chánh và phương tiện của trường. Thông thường các môn nhiệm ý này là:
Mỹ nghệ (hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, điện ảnh)
Nghệ thuật sân khấu (performing arts) (kịch, hợp ca, hoà tấu, vũ)
Kỹ Thuật (đồ mộc, kim khí, sửa xe, robotics)
Điện Toán ( đánh máy, thảo chương, graphic design)
Thể Thao (bóng tròn, bóng rổ, bóng méo, chạy đua, bơi lội, điền kinh)
Xuất bản (publishing) (báo chí, đặc san, tạp chí)
Sinh Ngữ (Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Trung Hoa, Nhật, La Tinh, Greek)
Ngoài chương trình thông thường trên đây còn có chương trình đặc biệt cho các học sinh có tài, học thật giỏi, gọi là talented, hay gifted students. Nhiều trường Trung Học Đệ Nhất và Đệ Nhị Cấp có mở các lớp danh dư (honnors hay gifted classes) dành riêng cho những học sinh tài giỏi (gifted students) nếu trường có ngân sách. Trường có thể có các lớp "Advanced Placement" hay "International Baccalaureate" giúp học sinh giỏi có cơ hội học nhanh hoặc tiến nhanh vào đại học. AP và IB rất có lợi cho học sinh lúc xin vào đại học.
Sau hết một số các đại học cộng đồng còn chấp nhận cho học sinh Trung Học Đệ Nhị Cấp ghi danh lấy một số chứng chỉ trên đại học và sau này số chứng chỉ đó được chấp nhận có giá trị như những chứng chỉ trên đại học.
SINH HOẠT NGOÀI HỌC ĐƯỜNG (EXTRACURRICULAR ACTIVITIES)
Nhiều học sinh Trung Học tham gia vào các chương trình sinh hoạt ngoài học đường, như chương trình thể thao, ban nhạc (band), báo chí, đội tranh luận, v v . . . Học sinh thường được khuyến khích gia nhập các sinh hoạt này để có thêm credit tốt cho tiểu sử của mình. Khi nộp đơn vào các trường đại học những thành tích hoạt động này làm tăng gí trị hồ sơ học vần của mình.
THI CỬ
Học sinh Trung Tiểu Học không phải qua một kỳ thi quốc gia nào để được cấp phát chứng chỉ tốt nghiệp High School. Học sinh chỉ học đủ các môn, có đủ điểm các môn trong lớp, do giáo sư cho thi và chấm điểm, thì được cấp chứng chỉ/văn bằng tốt nghiệp Trung Học, chớ không qua kỳ thi quốc gia như Thi Tú Tài ở Việt Nam hay ở Pháp. Tuy nhiên theo Luật mới No Child Left Behind Act, thì các tiểu bang bắt buộc phải cho học sinh thi ở cấp tiểu bang để xác định trình độ học vấn tối thiểu của học sinh theo đòi hỏi của chính phủ.
Tuy nhiên khi xin vào đại học thì các đại học đòi hỏi học sinh phải có điểm SAT (Scholastic Aptitude Test) hoặc ACT (American College Testing Program) cùng với điểm trung bình thành quả học vấn ở trường (GPA tức Grade Point Average). SAT và ACT là những bài thi Trắc Nghiệm định chuẩn (Standardized Tests), nhằm lượng giá học sinh về phương diện khả năng (aptitude) tựa trên nhóm mẫu của toàn quốc. Có trường đòi điểm SAT và điểm trung bình thành quả học vấn ở trường (điểm GPA) nhưng cũng có trường đòi cả hai loại điểm SAT và ACT cùng với GPA.
CƠ QUAN TRÁCH NHIỆM ĐIỀU HÀNH
Ở một nước mà quyền hành được tập trung về trung ương (centralized government) thì quyền hạn và trách nhiệm về giáo dục nằm trong Bộ Giáo Dục (Ministry of Education) . Nhưng ở Mỹ những quyền hạn không được ghi trong Hiến Pháp thì thuộc về Tiểu Bang. Về giáo dục Hiến Pháp Hoa Kỳ không có nói đến cho nên tất cả quyền hạn và trách nhiệm trong lãnh vực này hoàn toàn thuộc về mỗi Tiểu Bang. Trong tinh thần dân chủ Mỹ, Tiểu Bang lại tản quyền về địa phương, thành ra cơ quan có quyền hạn và trách nhiệm nhiều nhất về giáo dục là Sở Giáo Dục hay Sở Học Chánh địa phương (School District) hoặc Liên Sở Giáo Dục (Intermediate School District). Đứng đàu cơ quan là một Hội Đồng Quản Trị Giáo Dục (School Board of Eduacation). Thành viên của Hội Đồng Quản Trị là những người được dân chúng bầu lên qua một cuộc bầu cử dân chủ. Hội Đồng Quản Trị quyết định chính sách, ngân sách, chương trình, kế hoạch phát triển, v v . . .về giáo dục Trung Tiểu Học trong khu vực trách nhiệm. Nhưng Hội Đông không trực tiếp lo công việc thực hiện hằng ngày nên Hội Đồng thường mướn một người trực tiếp điều hành mọi việc. Người đó là ông Chánh Sở Học Chánh, hay Chánh Sở Giáo Dục (Superintendent). Tuỳ theo Sở lớn nhỏ, giàu hay nghèo, ông Chánh Sở được phụ giúp bởi nhiều Phó Sở (Deputy Superintendent) hay Phụ Tá (Assistant), và một số giám đốc phụ trách một số lãnh vực chuyên môn. Ở những thành phố lớn thường có những Liên Sở Học Chánh rất lớn, bao gồm nhiều Sở Học Chánh nhỏ.
Ở cấp Tiểu Bang, có Hội Đồng Quản Trị Giáo Dục Tiểu Bang (State Board of Education). Hội Đồng này cũng có một người điều hành giống như Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục là State Superintendent of schools. Nhưng Hội Đồng Quản Trị Giáo Dục Tiểu Bang và Bộ Trưởng Giáo Dục không có quyền hạn trực tiếp điều hành, không thể chen vào việc điều hành các trường của các sở học chánh địa phương.
Việc quản trị, điều hành về giáo dục ở Mỹ có nhiều điểm khác biệt với việc điều hành quản trị giáo dục ở các nước mà quyền hành được tập trung về trung ương (centralized government) như Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Ở đây chính sách giáo dục, ngân sách, kế hoạch, nhân viên, chương trình, v v . . . tất cả đều xuất phát từ Bộ Giáo Dục ở trung ương. Các cơ quan học chánh địa phương chỉ thi hành những gì do trung ương quyết định. Các cơ quan từ trung ương đến địa phương đều do một người trưởng cơ quan đứng đầu quyết định, chớ không do nhiều người trong hội đồng quyết định như ở Mỹ.
Một điểm đặc biệt nữa là Sở Học Chánh không có quyền gì cả đối với các trường tư thục.
Ở mỗi trường Tiểu Học hay Trung Học có một vị Hiệu Trưởng (Principal) của trường. Vị này chịu trách nhiệm điều hành công việc ở trường mình. Tuỳ theo trường lớn hay nhỏ, đông hay ít học sinh, trong một sở học chánh giàu hay nghèo, vị Hiệu Trưởng có thể được phụ giúp bởi một Phó Hiệu Trưởng (Vice Principal) hay một hoặc nhiều Phụ Tá Hiệu Trưởng (Assistant Principal). Tất cả các trường Trung Tiểu Học đều nằm dưới sự quản trị của Sở Học Chánh.
ĐẠI HỌC (HIGHER EDUCATION, POST-SECONDARY EDUCATION, OR TERTIARY EDUCATION)
Đây là giai tầng thứ ba (third stage, hay third level) trong ngôi nhà giáo dục, bao gồm các trường undergraduate và post graduate education, tức là những colleges (đại học 4 năm) và universities (đại học cao hơn 4 năm). Kể luôn cả những đại học cộng đồng (community colleges). Tất cả community colleges ( đại học 2 năm), colleges (đại học 4 năm) và universities (đại học nhiều hơn 4 năm) đều cung ứng trình đô giáo dục Hậu Trung Học (Post-Secondary Education), tức là tiếp theo sau và lên cao hơn trình độ Trung Học. Các trường đại học này sẽ cấp phát chứng chỉ, văn bằng đại học cho các học viên từ technician đến Cử Nhân, Tiến Sĩ.
Theo Carnegie Foundation for the Advancement of Teaching's classifications, Hoa Kỳ hiện có 284 universities trong tổng số 4,386 post-secondary institutions. Trong ngôn ngữ thông thường của Mỹ, colleges và universities có thể dùng lẫn lộn nhau. Thành ra người ta có thể nói anh X học college (đại học) ở Vanderbilt University. Cũng có những trường đã là university từ lâu nhưng vẫn mang tên college xưa như Boston College chẳng hạn.
Hệ thống đại học của Mỹ cũng rất độc lập, tự do, tản quyền như hệ thống giáo dục tổng quát của xứ này. Chánh quyền liên bang đã uỷ quyền giáo dục cho tiểu bang và nhân dân (for the States, or to the people) theo U.S. Constitution's Tenth Amendment (tu chính án). Các trường đại học Mỹ thiết lập một số cơ quan đôc lập để xác nhận giá trị đại học (accreditation agencies). Các cơ quan này tựa trên những tiêu chuẩn về thư viện, về những tác phẩm do các giáo sư của trường đã ấn hành, về văn bằng của các giáo sư, để xác định giá trị văn bằng do trường cấp phát. Trường nào không được các cơ quan này xác đinh giá trị thì văn bằng cấp phát của trường đó sẽ không có giá trị gì cả.
Đại học công do chính quyền bảo trợ. Trong những thập niên gần đây ngân sách do chánh quyền đài thọ giảm bớt rất nhiều thành ra các đại học công phải tăng học phí để có đủ tiền chi phí cho đại học.
ĐẠI HỌC CỘNG ĐỒNG (COMMUNITY COLLEGES hay JUNIOR COLLEGES)
Một số sinh viên lựa chọn đại học 2 năm trườc khi chuyển vào đại học 4 năm. Hầu hết các tiểu bang ngày nay đều có mở các đại học cộng đồng hoặc do hệ thống đại học hoặc do các liên sở học chánh điều hành. Nhiều đại học cộng đồng liên kết với các đại học 4 năm, để cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học cộng đồng có thể tự động chuyển lên học tiếp ở các đại học 4 năm. Học xong 2 năm ở đại học cộng đồng, học viên được cấp phát bằng AA (Associate of Arts) hay AS (Associate of Science). Đại học cộng đồng cũng đào tạo và cấp phát chứng chỉ chuyên môn cho các học viên chỉ học nghề chuyên môn để lấy chứng chỉ kỷ thuật viên (technician) để đi xin việc.
ĐẠI HỌC 4 NĂM (COLLEGE VÀ UNDERGRADUATE STUDY TRONG UNIVERSITY)
Khi được nhận vào chương trình đại học 4 năm, học viên phải hoàn tất chương trình chuyên về một ngành học chánh (major) và một ngành học phụ (minor) hoặc cho cả hai ngành học chánh (double major). Học xong chương trình học viên sẽ được cấp phát văn bằng Cử Nhân (Bachelor degree) như bằng BA (Bachelor of Arts), BS (Bachelor of Science. Ít được nói đến (ít biết) là các loại B.F.A (Bachelor of Fine Arts), BE (Bachelor of Engineering) hoặc B.Phil (Bachelor of Philosophy).
ĐẠI HỌC CAO HƠN 4 NĂM (GRADUATE STUDY Ở UNIVERSITY)
Học xong Cử Nhân, học viên sẽ ghi tên học chương trình graduate sudy ở university để lấy bằng Cao Học (Master's Degree) và bằng Tiến Sĩ ( Doctoral Degree). Hiện giờ ở Việt Nam người ta dùng chữ Thạc Sĩ để gọi bằng Master thay vì bằng Cao Học như hồi trước 1975. Bằng MA (Master of Arts) , MS (Master of Science), MBA (Master of Business Administration), MEd (Master of Education), MFA (Master of Fine Arts) là những văn bằng Cao Học mà học viên có thể hoàn tất trong 2 năm sau khi có Cử Nhân.
Sau khi xong Cao Học, học viên tiếp tục học thêm để lấy bằng Ph. D (Tiến Sĩ). Thường thì 2 hay 3 năm sau có thể xong Ph.D. Các bằng Ed.D (Doctor of Education), MD (Medical Doctor), Pharm.D (Doctor of Pharmacy), JD (Doctor of Jurisprudence).
Nhưng nhiều người có thể đi học thẳng lên Tiến Sĩ sau khi xong Cử Nhân mà không bắt buộc phải qua bằng Master Degree.
GHI DANH VÀ THU NHẬN VÀO ĐẠI HỌC
Học viên được tự do muốn ghi danh vào trường đại học nào ở Mỹ cũng được. Không có một giới hạn nào trong vấn đề ghi danh. Tuy nhiên việc chọn lựa, hay tuyển chọn học viên để nhận vào trường thì không có tính cách đồng nhất cho tất cả các trường. Mỗi trường có những chính sách thu nhận, có những tiêu chuẩn riêng của họ. Mỗi trường có hệ thống thu nhận riêng của họ. Những tiêu chuẩn chung chung mà nhiều trường thường dùng trong việc lựa chọn là:
Điểm bài thi trắc nghiệm định chuẩn (standardized tests) : SAT và/hoặc ACT
Thứ hạng hoặc điểm trung bình GPA (grade-point average)
Bài luận (essay)
Các thành tích tham gia chương trình sinh hoạt ngoài học đường
Thực tế cho biết trường càng nỗi tiếng càng khó được nhận vào. Trường không nỗi tiếng (low institutions) dễ nhận sinh viên hơn. Xem mục sắp hạng các đại học ở phần sau.
TÀI CHÁNH
Tất cả các trường đại học đều thu học phí, công cũng như tư. Nhưng học phí nhiều hay ít tuỳ theo loại trường. Thường thì ít khi học viên có đủ khả năng để đóng học phí mà phải nhờ đến các học bổng (scholarships), tiền vay để đi học (student loans), tiền chánh phủ cho (grants). Học viên cư ngụ trong tiểu bang (residents) đóng học phí ít hơn những học viên cư ngụ ngoài tiểu bang (out-of-state hay non-residents).
Học phí cũng thay đổi theo tiểu bang. Học phí ở trường công cho học viên trong tiểu bang có thể từ $5,000 đến $15,000, ở trường tư có thể lên đến $40,000 hay hơn. Đó chỉ là học phí chớ chưa nói đến tiền ăn ở (room/board, rent, etc.)
SẮP HẠNG ĐẠI HỌC
Rất nhiều người, nhiều giới ở Mỹ thường theo dõi sự xếp hạng các trường đại học. Một số báo chí, cơ quan truyền thông, cơ quan giáo dục hay làm chuyện này. Tạp chí U.S.News and World Report, hằng năm có cho ra một số đặc biệt xếp hạng các loại trường đại học. Hảng làm Tests ở Princeton có quyển Princeton Review cũng có bảng xếp hạng các đại học trên nước Mỹ. Đại học Florida cũng có xuất bản sách về những đại học đứng đầu về nghiên cứu ở Mỹ (Top American Research Universities). Thường khi làm những công cuộc xếp hạng này người ta phải tựa trên một số những tiêu chuẩn như tiêu chuẩn lựa chọn thu nhận học viên (admissions), sự bảo trợ của các cựu sinh viên, số lượng nghiên cứu của các giáo sư của trường. Nỗi tiếng nhất là những đại học như Havard (nỗi tiếng nhất về Business, education và society), những đại học Caltech, the University of Chicago, Duke, JohnHopkins, MIT, Stanford, Berkeley, University of Michigan, v v . . . (Đây là loại đứng đầu nhất)
Mỗi tiểu bang có một hay hai hệ thống đại học công của tiểu bang. Tiểu bang New York và California là hai tiểu bang có hệ thống State University có nhiều đại học nhất trên nước Mỹ. Riêng California, Minnesota, Iowa, là những tiểu bang có hai hệ thống đại học công: hệ thống state university và hệ thống university of. Riêng tiểu bang Texas có 5 hệ thống đại học khác nhau: the University of Texas, the Texas Tech University, the Texas A&M University, the University of Houston, the Texas State University.
Hệ thống University of California gồm 10 trường đại học, 3 national lab., 5 trung tâm y khoa, hằng trăm thư viện, viện khảo cổ, thảo cầm viên, nhà hát. . . Các đại học này là : Berkeley, Davis, Irvine, Los Angeles, Merced, Riverside, San Diego, San Francisco, Santa Barbara, Santa Cruz. Các national lab được đặt tại : Berkeley, Livermore, và Los Alamitos. Các trung tâm y khoa đặt tại Davis, Irvine, Los Angeles, San Diego, và San Francisco. Về quản trị, điều hành, đứng đầu hệ thống đại học này là Board of Regents (26 thành viên), và President. Mỗi trường có 1 chancellor đứng đầu.
Hệ thống california Sate University gồm có 23 trường đại học như CSU Bakersfield, CSU Chico, CSU Fullerton, CSU Long Beach, CSU Los Angeles, CSU Sacramento, CSU San Barnardino, Fresno State, Humbolt Sate, San Diego Sate, San Jose State, Sonoma State, California Maritime Academy, Cal Poly Pomona, Cal Poly San Luis Obispo. Đứng đầu hệ thống đại học này là Board of Trustees, và ông Chancellor. Đứng đầu mỗi đại học là một president.
Đại học cộng đồng là những đại học dễ dàng chấp nhận học viên nhất. Học phí cũng thấp nhất. Nhiều trường không cần bằng tốt nghiệp Trung Học, chỉ cần đủ 18 tuổi là có thể ghi danh học được. Đại học cộng đồng có nhiều chương trình chuyên nghiệp, nhằm đào tạo technician. Học viên các chương trình này, khi học xong được cấp phát chứng chỉ chuyên môn để đi xin việc, không cần phải học đủ credit để lấy bằng AA hay AS. Những học viên nào muốn tiếp tục được chuyển lên đại học 4 năm thì phải học đầy đủ như những năm đầu của đại học 4 năm.
ĐƯỜNG VÀO ĐẠI HỌC
CHỌN NGÀNH
Ở Việt Nam khi lên Lớp 10, bắt đầu Trung Học Đệ Nhị Cấp, thì học sinh phải chọn ngành, hoặc Phổ Thông hoặc Chuyên Nghiệp. Riêng trong ngành Phổ Thông, học sinh cũng phải chọn Ban : hoặc A (Khoa Học), hoặc B (Toán), hoặc C (Sinh Ngữ/Văn Chương) hay D (Cổ Ngữ/Văn Chương). Trên lý thuyết thì học sinh đậu Tú Tài ban A sẽ lên học Đại Học Khoa Học, Đại Học Y Khoa, Dược Khoa, . . .đậu Tú Tài B thì lên Học Khoa Học hay Kỹ Thuật Phú Thọ, đậu Tú Tài C và D thì lên Đại Học Văn Khoa, Luật Khoa vv . . . Trên thực tế thì không như vậy. Nhiều người đậu Tú Tài B vẫn đi học Y Khoa, Luật Khoa được. Việc lựa chọn ngành và Ban cũng không tựa trên những dữ kiện và lý thuyết khoa học vững chắc. Chỉ do ý thích cá nhân hoặc sự chỉ biểu hay ảnh hưởng gia đình. Cha mẹ là bác sĩ dược sĩ thì con theo học Y Khoa, Dược Khoa. Cha mẹ là giáo chức thì con theo nghề Sư Phạm. . .
Ở Mỹ lên Trung Học Đệ Nhị Cấp chưa có sự chọn Ban, chọn ngành. Có khi lên Đại Học rồi, những năm đầu vẫn chưa có quyết định chọn ngành nào (undeclared major). Nhưng khoa hướng dẫn (counseling, guidance) thì rất được chú ý, được phát triển mạnh, và được áp dụng trong nhiều địa hạt. Cố vấn, hướng dẫn có mặt trong nhiều lãnh vực gia đình, học đường, chọn nghề. . . với nhiều phương tiện, dụng cụ tối tân, rất phong phú. Nhất là trong tâm lý giáo dục, những nghiên cứu sâu rộng về lượng giá (evaluation), đo lường (measurement), trắc nghiệm (testing) để biết tính tình, khuynh hướng, ý thích của con người đã đưa tới nhiều phương cách hướng dẫn con người trong việc lựa chọn môn học hay ngành chuyên môn. Tiến trình khoa học là tìm hiểu năng khiếu cá nhân (aptitude), xem coi mình có những khả năng đặc biệt gì, kế đó tìm xem mình thật sự thích cái gì, thích làm gì trong đời. Từ đó đi đến việc chọn lựa ngành học thích hợp. Trên lý thuyết là như vậy và người ta có thể đi đến các giáo sư hướng dẫn, các trung tâm hướng dẫn để tìm hiểu khả năng, ý thích, cũng như lựa chọn con đường đi thích hợp. Trên thực tế rất khó thực hiện. Có một số khó khăn không dễ giải quyết. Mâu thuẫn giữa năng khiếu (kết quả của aptitude test) và ý thích (kết quả của interest inventory) chẳng hạn. Kế đó là cái khó khi tìm trường để ghi danh. Có dễ tìm được trường học theo đúng kết quả của khoa hướng dẫn tìm thấy cho mình không? Và khi học đúng ngành như vậy rồi khi ra trường có dễ tìm việc làm không? Rốt lại người ta thường đi ngược tiến trình đã nói ở trên, ai cũng nhắm vào một số điểm then chốt là: học cái gì để ra kiếm việc làm dễ và có income cao? Muốn vậy thì học ở đâu (trường nào), và làm sao để được nhận vào trường đó? Từ một cái nhìn thực tiển nào đó có thể nói là chính ngành học đã chọn mình hơn là chính mình đã chọn ngành.
Ngành học tốt nhất mà ai cũng muốn, và cha mẹ nào cũng muốn con mình vào là Y-Dược. Bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, là những nghề ăn khách nhất. Rồi đến Kỷ Sư,
Luật, Business Administration, vv . . . Ai cũng muốn được học ngành tốt, ở những trường tốt, nhưng trường càng tốt, ngành càng tốt thì càng khó được nhận vào.
CHUẨN BỊ VÀO ĐẠI HỌC
Muốn được nhận vào trường tốt thì phải chuẩn bị kỹ, nhiều năm trước khi bắt đầu lên đại học. Sau đây là những chuẩn bị cần thiết, càng chuẩn bị kỹ chừng nào càng tốt chừng nấy:
Phải có quá trình học vấn thật tốt ở Trung Học Đệ Nhị Cấp. Điểm GPA bắt đầu được tính từ lúc học Lớp 9. Cho nên ngay từ lớp này trở đi là phải cố gằng học cho thật nghiêm chỉnh để có điểm GPA cao khi tốt nghiệp Trung Học. Điểm GPA là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để được lựa chọn vào đại học.
Học kỹ để thi SAT để đạt được kết quả tốt. Hầu hết các đại học đều đòi điểm SAT. Đây là một loại standardized test (trắc nghiệm định chuẩn) cho biết vị trí thứ hạng (percentile) của mình so với Nhóm Mẫu (Norm Group) của học sinh toàn quốc. Người ta có thể nhìn vào kết quả bài trắc nghiệm SAT để biết khả năng hay năng khiếu (aptitude) dự đoán của mình khi lên học đại học như thế nào. Đây là tiêu chuẩn quan trọng khác được dùng để chọn học viên. Học thật kỹ các môn chính như Toán, Anh Văn, Khoa Học thì có thể có điểm cao trong các kỳ thi SAT. Nhưng nhiều người còn luyện thi SAT hoặc tham dự các lớp luyện thi hoặc mua sách học luyện thi để quen biết với những bài thi SAT.
Tham gia các hoạt động ngoài học đường. Có thành tích hoạt động trong các chương trình sinh hoạt ngoài học đường cũng làm tăng thêm giá trị cho hồ sơ cá nhân mình. Rất có lợi cho việc xin vào đại học. Giữa hai ứng viên có số điểm ngang nhau về SAT và GPA, người có thành tích sinh hoạt ngoài học đường sẽ được ưu thế hơn người không có những hoạt động này.
Có khi ứng viên phải nộp một bài essay cho trường. Có thể về một đề tài gì đó do trường ấn định. Đây là cơ hội để ứng viên nói lên những điểm nỗi bật về cá tính, khả năng, ước vọng, quy hoạch của mình trong tương lai. Hãy trưng bày cái tôi (the self) của mình cho người ta thấy đây là một "cái tôi" có ý thức, có tham vọng, có giá trị nhân bản, có hướng đi trên cõi đời, có thể đóng góp gì cho cộng đồng, cho nhân loại.
Xin những cái thơ giới thiệu (letter of recommandation) của những giáo sư chính của mình. Những cái thơ này cũng rất có ích cho hồ sơ cá nhân của mình.
Hãy chuẩn bị thật chu đáo những điểm nói trên để dành chổ đứng trên đại học với hằng trăm ngàn người khác trong hằng trăm đại học trên toàn quốc.
Điểm càng cao, hồ sơ càng tốt càng có nhiều hy vọng được vào trường tốt, và được nhiều học bổng tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách và tài liệu cần tham khảo trên đường vào Đại Học:
The Best 361 Colleges, The Smart Student's Guide to Colleges, Robert Franek, with Tom Meltzer, et. al., New York, NY, The princeton Review, 2007
The Guide to California 2006, Jim Bazer et.al., Pitzburgh, Pelsylvania: College
Prowler, 2006
http://en.wikipedia.org/wiki/Universities_in_the_United_States
http://en.wikipedia.org/wiki/Education_in_the_Unied_States
http://www.universityofcalifornia.edu/
http://www.calstate.edu/
Chúc các bạn thành công trên đường vào Đại Học Mỹ.