SGTT Xuân 2012 - Ở cột mốc 2020, Việt Nam dự tính sẽ trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mục tiêu này được ghi trong các văn kiện chính thức, được thường xuyên nhắc đến trên các phương tiện thông tin, nhưng ít thấy đâu bàn rõ nội hàm của nó là gì? Nhất là cụm từ “theo hướng hiện đại” nên hiểu thế nào?
Theo thống kê mới nhất của UNDP, thu nhập bình quân trên đầu người Việt Nam hiện nay là 2.800 USD/năm (tính theo sức mua và giá trị USD năm 2005), thuộc 52 nước nghèo nhất thế giới. Nếu trong những năm tới ta cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng GDP 7 – 8%/năm, thì sau tám năm nữa, người Việt vẫn cứ nghèo hơn người Thái Lan và người Trung Quốc hiện nay, khoảng 7.500 USD/năm. Với tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc trên 10%/năm như những năm gần đây, chênh lệch mức sống giữa ta và họ sẽ còn doãng rộng ra nữa vào năm 2020.
Nếu căn cứ vào chỉ số phát triển con người (hdi) của Liên hiệp quốc, thì hiện nay Việt Nam xếp ở vị trí thứ 128 trong số 187 quốc gia, trên Lào và Campuchia mười bậc, nhưng dưới rất nhiều nước trong vùng như Indonesia (124), Philippines (112), Thái Lan (103), Trung Quốc (101), Malaysia (61), Hàn Quốc (15)… Từ nhiều năm nay chúng ta vẫn quanh quẩn ở vị trí này, sau tám năm nữa chắc tình hình sẽ không thể cải thiện hơn nhiều, bởi không riêng gì Việt Nam, các nước khác đều phát triển.
Chỉ số hdi phối hợp cả ba mặt phát triển cơ bản của con người bao gồm mức sống, học vấn và tuổi thọ trung bình. Ở đây người ta xem con người phát triển trên nhiều mặt chứ không chỉ đuổi theo thu nhập đơn thuần. Theo kết quả vừa công bố cho năm 2011, Na Uy có chỉ số phát triển con người cao nhất thế giới. Đứng cuối bảng là Cộng hoà dân chủ Congo. Giữa hai đầu mút này là 185 nước trải dài trên những cung bậc khác nhau, từ lạc hậu đến hiện đại. Trong nhóm 30 nước dẫn đầu, ngoài các nước Tây Âu và Bắc Mỹ từng bắt đầu công nghiệp hoá từ vài thế kỷ trước, còn có Nhật Bản, ba nước và lãnh thổ Đông Á mới trỗi dậy là Hàn Quốc, Hong Kong và Singapore. Đương nhiên họ được xem như hình mẫu hiện đại mà nhiều nước khác muốn vươn tới.
Rất dễ nhận ra những đặc điểm bề ngoài phân biệt các nước hiện đại với các nước kém phát triển do có sự chênh lệch rất lớn về mức sống, dân trí và những điều kiện bảo đảm sức khoẻ cho người dân (bao gồm cả chất lượng môi trường sống). Nhưng những nhân tố “bên trong” làm nên sự hiện đại lại khó lượng hoá, cho nên phải nhận dạng ra chúng để thấy rõ những nước hiện đại đã đi lên bằng con đường nào. Những nhân tố ấy phản ảnh quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể trong xã hội, mối tương tác giữa con người, cộng đồng, nhà nước, môi trường tự nhiên, và giữa các nước với nhau trong thời đại toàn cầu hoá. Từ đây, có thể thấy ba đặc điểm của một quốc gia hiện đại:
1) Năng suất lao động rất cao dựa trên tri thức khoa học công nghệ và quản lý.
2) Quyền tự do được bảo đảm cho mỗi người và mọi người, xã hội dân chủ, nhà nước minh bạch và không lạm dụng quyền lực, xã hội dân sự phát triển.
3) Kinh tế phát triển mang lại phúc lợi xã hội, nhưng không làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo và suy thoái môi trường sống, như xu hướng thường thấy ở các nước lạc hậu.
Các nước đang công nghiệp hoá muốn vươn lên hiện đại phải sẵn sàng chấp nhận bước lên các quỹ đạo khá dài và đầy chông gai này. Khoảng cách về của cải vật chất giữa tiên tiến và lạc hậu tuy rất lớn, song không lớn bằng khoảng cách về tri thức khoa học công nghệ và không đáng sợ bằng tính cố thủ kìm giữ xã hội trong lạc hậu. Tiền bạc không mua được tri thức và dân chủ.
Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay khi mà sản phẩm công nghệ lan toả rất nhanh ra khắp thế giới, khoảng cách muôn trùng giữa người sở hữu và người tiêu thụ công nghệ rất dễ bị ngộ nhận. Với chiếc iPhone 4S bên tay lái Mercedes ngày một phổ biến trên các xa lộ, chúng ta, những người ở xứ lạc hậu, rất dễ ngộ nhận rằng mình cũng hiện đại chẳng kém ai, đó là nhờ mình biết đi tắt đón đầu, biết chộp ngay lấy những thứ hiện đại nhất để tiêu xài. Lối tư duy vĩ cuồng này có thể làm chúng ta quên mất mình đang ở đâu trên bản đồ khoa học công nghệ thế giới. Tương tự, sản phẩm công nghệ cao từ các khu chế xuất của nhà đầu tư nước ngoài lại được tính vào thành phần công nghệ cao và kinh tế tri thức trong GDP, mặc dù quá trình sản sinh ra chúng không để lại dấu ấn nào từ trí tuệ của chúng ta.
Du nhập công nghệ, đồng hoá nó, rồi đổi mới nó để cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu, chính là con đường làm công nghiệp hoá của các nước đi sau như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Trong khi các nước Âu – Mỹ phải trải qua vài trăm năm để công nghiệp hoá bằng tri thức khoa học công nghệ của mình, thì Nhật Bản đi sau đã rút ngắn đoạn đường công nghiệp hoá và đuổi kịp họ ngay ở giữa thế kỷ trước. Quãng đường công nghiệp hoá của Hàn Quốc lại còn ngắn hơn. Chỉ sau vài chục năm ở cuối thế kỷ trước, những Samsung, LG, Hyundai đã cạnh tranh ngang ngửa trên thị trường toàn cầu với các ông lớn Âu – Mỹ. Trong bảng xếp hạng chỉ số phát triển con người mới đây của Liên hiệp quốc, Hàn Quốc xếp thứ 15, trên cả Anh, Pháp, từng là hai nền công nghiệp tiên tiến nhất đầu thế kỷ trước. Tiếp bước Hàn Quốc trên con đường hiện đại hoá là Trung Quốc, rồi đến lượt Ấn Độ. Từ những bài học thành công này có thể thấy lộ trình hiện đại hoá thường gắn với những bước đột phá từ tư duy lãnh đạo.
Công cuộc hiện đại hoá của nước Nga là một bài học khác. Lênin từng đưa ra định nghĩa: “Chủ nghĩa xã hội = vô sản chuyên chính + điện khí hoá toàn quốc”. Với công thức này, Liên Xô đã trở thành một nước công nghiệp, thậm chí từng là siêu cường, nhưng chưa bao giờ được hiện đại hoá. Bởi vế thứ nhất trong công thức trên không thể song hành với tự do, dân chủ và minh bạch. Mâu thuẫn càng không thể dung hoà khi công nghệ thông tin tràn ngập thế giới. Vế thứ hai cũng trở nên lỗi thời khi khẩu hiệu điện khí hoá toàn quốc bị lạm dụng.
Nhớ lại những gì xảy ra sau cuộc chiến Trung Đông đầu thập kỷ 1970, cùng với viễn cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu lúc bấy giờ sẽ thấy rõ điều gì đã cản trở nước Nga hiện đại hoá. Quá ỷ lại vào nguồn tài nguyên thiên nhiên “vô tận” của mình, dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nhiên liệu trong nhiều thập kỷ, Liên Xô hầu như ngủ quên giữa ban ngày trước những biến đổi khởi đầu một thời đại văn minh mới của nhân loại – thời đại công nghệ thông tin.
Trước thập kỷ 1960, các thiết bị điện tử sử dụng transistor bán dẫn, mỗi chiếc to bằng đầu đũa. Năm 1971, sau cuộc chiến Trung Đông, con chip vi xử lý Intel 4004 đầu tiên ra đời ở Mỹ nhét được 2.300 transistor trên một diện tích 3 x 4mm2. Sau đó, lượng transistor cứ tăng gấp đôi sau 18 tháng theo một định luật nổi tiếng của Moore. Đến nay, người ta đã có thể nhét được ngót 1 tỉ transistor vào trong một con chip trong khi năng lượng tiêu tốn giảm đi hàng triệu lần. Nhờ có xu thế tiểu vi hoá này mà cách mạng thông tin ra đời, đưa nhân loại từ nền văn minh công nghiệp tiến lên nền văn minh thông tin ngay trước thềm thế kỷ 21. Đặc điểm quan trọng của nền văn minh thông tin là trong khi tiện ích cuộc sống ngày càng tăng về lượng và chất, thì nhu cầu năng lượng cho các tiện ích ấy lại giảm đi nhanh chóng.
Liên Xô hầu như đứng ngoài cuộc. Máy móc thiết bị của họ rất cồng kềnh và tiêu tốn năng lượng, các nhà máy phát điện sử dụng quá nhiều nhiên liệu so với các nước phương Tây. Sở hữu một đội ngũ tri thức tinh hoa với những vị trí nổi bật trên mặt tiền khoa học thế giới, nhưng nền kinh tế thiếu hẳn động lực để giải quyết những yếu kém này. Lại thêm trở lực rất lớn từ tâm lý ỷ lại vào nguồn tài nguyên vô tận dưới lòng đất. Hậu quả là Liên Xô mất hẳn ưu thế quân sự trong cuộc chiến tranh lạnh trước phương Tây, hầu như không có công nghiệp máy tính thế hệ vi xử lý, và sử dụng năng lượng vào loại lãng phí nhất thế giới.
Vào những năm đầu thế kỷ 21, để làm ra 1 USD, nước Nga và sáu nước SNG thuộc Liên Xô cũ phải tiêu thụ trung bình 2,8kW/h điện, nhiều gấp tám lần các nước kỹ nghệ phương Tây. Trong bảng xếp hạng chỉ số hdi mới đây của Liên hiệp quốc, nước Nga đứng ở vị trí thứ 66, sau rất nhiều nước vốn được xem là lạc hậu thời Liên Xô.
Năng lượng là số hạng quan trọng có mặt trong chương trình phát triển của mọi quốc gia. Thành bại trong công cuộc hiện đại hoá tuỳ thuộc rất nhiều vào tư duy năng lượng. Nhất là hiện nay khi cuộc khủng hoảng năng lượng đang thực sự lộ diện cùng với thảm hoạ kép về biến đổi khí hậu toàn cầu, mà nguyên nhân trực tiếp lại cũng chính là lạm dụng năng lượng trong công nghiệp hoá. Nước biển dâng lên, thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều đang đe doạ cuộc sống ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo khó như Việt Nam. Thậm chí, cơn khát năng lượng toàn cầu có thể sẽ vẽ lại bản đồ địa chính trị thế giới và là mối đe doạ trực tiếp đến an ninh và độc lập dân tộc của các nước.
Những biến cố gần đây trên thế giới sớm muộn sẽ dẫn đến một cuộc cách mạng năng lượng để đưa nhân loại bước lên một nền văn minh mới – nền văn minh xanh – sau ba nền văn minh nông nghiệp (một vạn năm trước), công nghiệp (hai thế kỷ trước) và thông tin (cuối thế kỷ trước). Không phải rồi đây năng lượng sẽ thừa thãi, mà ngược lại nó cần được khai thác và sử dụng một cách khôn ngoan nhất để bảo vệ con người và trái đất. Phải đón trước xu thế này để vươn lên hiện đại và hết sức tỉnh táo trước những mối de doạ do cơn khát năng lượng ở khắp nơi và ở cả chính chúng ta.
Phạm Duy Hiển
Theo thống kê mới nhất của UNDP, thu nhập bình quân trên đầu người Việt Nam hiện nay là 2.800 USD/năm (tính theo sức mua và giá trị USD năm 2005), thuộc 52 nước nghèo nhất thế giới. Nếu trong những năm tới ta cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng GDP 7 – 8%/năm, thì sau tám năm nữa, người Việt vẫn cứ nghèo hơn người Thái Lan và người Trung Quốc hiện nay, khoảng 7.500 USD/năm. Với tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc trên 10%/năm như những năm gần đây, chênh lệch mức sống giữa ta và họ sẽ còn doãng rộng ra nữa vào năm 2020.
Nếu căn cứ vào chỉ số phát triển con người (hdi) của Liên hiệp quốc, thì hiện nay Việt Nam xếp ở vị trí thứ 128 trong số 187 quốc gia, trên Lào và Campuchia mười bậc, nhưng dưới rất nhiều nước trong vùng như Indonesia (124), Philippines (112), Thái Lan (103), Trung Quốc (101), Malaysia (61), Hàn Quốc (15)… Từ nhiều năm nay chúng ta vẫn quanh quẩn ở vị trí này, sau tám năm nữa chắc tình hình sẽ không thể cải thiện hơn nhiều, bởi không riêng gì Việt Nam, các nước khác đều phát triển.
Chỉ số hdi phối hợp cả ba mặt phát triển cơ bản của con người bao gồm mức sống, học vấn và tuổi thọ trung bình. Ở đây người ta xem con người phát triển trên nhiều mặt chứ không chỉ đuổi theo thu nhập đơn thuần. Theo kết quả vừa công bố cho năm 2011, Na Uy có chỉ số phát triển con người cao nhất thế giới. Đứng cuối bảng là Cộng hoà dân chủ Congo. Giữa hai đầu mút này là 185 nước trải dài trên những cung bậc khác nhau, từ lạc hậu đến hiện đại. Trong nhóm 30 nước dẫn đầu, ngoài các nước Tây Âu và Bắc Mỹ từng bắt đầu công nghiệp hoá từ vài thế kỷ trước, còn có Nhật Bản, ba nước và lãnh thổ Đông Á mới trỗi dậy là Hàn Quốc, Hong Kong và Singapore. Đương nhiên họ được xem như hình mẫu hiện đại mà nhiều nước khác muốn vươn tới.
Rất dễ nhận ra những đặc điểm bề ngoài phân biệt các nước hiện đại với các nước kém phát triển do có sự chênh lệch rất lớn về mức sống, dân trí và những điều kiện bảo đảm sức khoẻ cho người dân (bao gồm cả chất lượng môi trường sống). Nhưng những nhân tố “bên trong” làm nên sự hiện đại lại khó lượng hoá, cho nên phải nhận dạng ra chúng để thấy rõ những nước hiện đại đã đi lên bằng con đường nào. Những nhân tố ấy phản ảnh quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể trong xã hội, mối tương tác giữa con người, cộng đồng, nhà nước, môi trường tự nhiên, và giữa các nước với nhau trong thời đại toàn cầu hoá. Từ đây, có thể thấy ba đặc điểm của một quốc gia hiện đại:
1) Năng suất lao động rất cao dựa trên tri thức khoa học công nghệ và quản lý.
2) Quyền tự do được bảo đảm cho mỗi người và mọi người, xã hội dân chủ, nhà nước minh bạch và không lạm dụng quyền lực, xã hội dân sự phát triển.
3) Kinh tế phát triển mang lại phúc lợi xã hội, nhưng không làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo và suy thoái môi trường sống, như xu hướng thường thấy ở các nước lạc hậu.
Các nước đang công nghiệp hoá muốn vươn lên hiện đại phải sẵn sàng chấp nhận bước lên các quỹ đạo khá dài và đầy chông gai này. Khoảng cách về của cải vật chất giữa tiên tiến và lạc hậu tuy rất lớn, song không lớn bằng khoảng cách về tri thức khoa học công nghệ và không đáng sợ bằng tính cố thủ kìm giữ xã hội trong lạc hậu. Tiền bạc không mua được tri thức và dân chủ.
Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay khi mà sản phẩm công nghệ lan toả rất nhanh ra khắp thế giới, khoảng cách muôn trùng giữa người sở hữu và người tiêu thụ công nghệ rất dễ bị ngộ nhận. Với chiếc iPhone 4S bên tay lái Mercedes ngày một phổ biến trên các xa lộ, chúng ta, những người ở xứ lạc hậu, rất dễ ngộ nhận rằng mình cũng hiện đại chẳng kém ai, đó là nhờ mình biết đi tắt đón đầu, biết chộp ngay lấy những thứ hiện đại nhất để tiêu xài. Lối tư duy vĩ cuồng này có thể làm chúng ta quên mất mình đang ở đâu trên bản đồ khoa học công nghệ thế giới. Tương tự, sản phẩm công nghệ cao từ các khu chế xuất của nhà đầu tư nước ngoài lại được tính vào thành phần công nghệ cao và kinh tế tri thức trong GDP, mặc dù quá trình sản sinh ra chúng không để lại dấu ấn nào từ trí tuệ của chúng ta.
Du nhập công nghệ, đồng hoá nó, rồi đổi mới nó để cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu, chính là con đường làm công nghiệp hoá của các nước đi sau như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Trong khi các nước Âu – Mỹ phải trải qua vài trăm năm để công nghiệp hoá bằng tri thức khoa học công nghệ của mình, thì Nhật Bản đi sau đã rút ngắn đoạn đường công nghiệp hoá và đuổi kịp họ ngay ở giữa thế kỷ trước. Quãng đường công nghiệp hoá của Hàn Quốc lại còn ngắn hơn. Chỉ sau vài chục năm ở cuối thế kỷ trước, những Samsung, LG, Hyundai đã cạnh tranh ngang ngửa trên thị trường toàn cầu với các ông lớn Âu – Mỹ. Trong bảng xếp hạng chỉ số phát triển con người mới đây của Liên hiệp quốc, Hàn Quốc xếp thứ 15, trên cả Anh, Pháp, từng là hai nền công nghiệp tiên tiến nhất đầu thế kỷ trước. Tiếp bước Hàn Quốc trên con đường hiện đại hoá là Trung Quốc, rồi đến lượt Ấn Độ. Từ những bài học thành công này có thể thấy lộ trình hiện đại hoá thường gắn với những bước đột phá từ tư duy lãnh đạo.
Công cuộc hiện đại hoá của nước Nga là một bài học khác. Lênin từng đưa ra định nghĩa: “Chủ nghĩa xã hội = vô sản chuyên chính + điện khí hoá toàn quốc”. Với công thức này, Liên Xô đã trở thành một nước công nghiệp, thậm chí từng là siêu cường, nhưng chưa bao giờ được hiện đại hoá. Bởi vế thứ nhất trong công thức trên không thể song hành với tự do, dân chủ và minh bạch. Mâu thuẫn càng không thể dung hoà khi công nghệ thông tin tràn ngập thế giới. Vế thứ hai cũng trở nên lỗi thời khi khẩu hiệu điện khí hoá toàn quốc bị lạm dụng.
Nhớ lại những gì xảy ra sau cuộc chiến Trung Đông đầu thập kỷ 1970, cùng với viễn cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu lúc bấy giờ sẽ thấy rõ điều gì đã cản trở nước Nga hiện đại hoá. Quá ỷ lại vào nguồn tài nguyên thiên nhiên “vô tận” của mình, dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nhiên liệu trong nhiều thập kỷ, Liên Xô hầu như ngủ quên giữa ban ngày trước những biến đổi khởi đầu một thời đại văn minh mới của nhân loại – thời đại công nghệ thông tin.
Trước thập kỷ 1960, các thiết bị điện tử sử dụng transistor bán dẫn, mỗi chiếc to bằng đầu đũa. Năm 1971, sau cuộc chiến Trung Đông, con chip vi xử lý Intel 4004 đầu tiên ra đời ở Mỹ nhét được 2.300 transistor trên một diện tích 3 x 4mm2. Sau đó, lượng transistor cứ tăng gấp đôi sau 18 tháng theo một định luật nổi tiếng của Moore. Đến nay, người ta đã có thể nhét được ngót 1 tỉ transistor vào trong một con chip trong khi năng lượng tiêu tốn giảm đi hàng triệu lần. Nhờ có xu thế tiểu vi hoá này mà cách mạng thông tin ra đời, đưa nhân loại từ nền văn minh công nghiệp tiến lên nền văn minh thông tin ngay trước thềm thế kỷ 21. Đặc điểm quan trọng của nền văn minh thông tin là trong khi tiện ích cuộc sống ngày càng tăng về lượng và chất, thì nhu cầu năng lượng cho các tiện ích ấy lại giảm đi nhanh chóng.
Liên Xô hầu như đứng ngoài cuộc. Máy móc thiết bị của họ rất cồng kềnh và tiêu tốn năng lượng, các nhà máy phát điện sử dụng quá nhiều nhiên liệu so với các nước phương Tây. Sở hữu một đội ngũ tri thức tinh hoa với những vị trí nổi bật trên mặt tiền khoa học thế giới, nhưng nền kinh tế thiếu hẳn động lực để giải quyết những yếu kém này. Lại thêm trở lực rất lớn từ tâm lý ỷ lại vào nguồn tài nguyên vô tận dưới lòng đất. Hậu quả là Liên Xô mất hẳn ưu thế quân sự trong cuộc chiến tranh lạnh trước phương Tây, hầu như không có công nghiệp máy tính thế hệ vi xử lý, và sử dụng năng lượng vào loại lãng phí nhất thế giới.
Vào những năm đầu thế kỷ 21, để làm ra 1 USD, nước Nga và sáu nước SNG thuộc Liên Xô cũ phải tiêu thụ trung bình 2,8kW/h điện, nhiều gấp tám lần các nước kỹ nghệ phương Tây. Trong bảng xếp hạng chỉ số hdi mới đây của Liên hiệp quốc, nước Nga đứng ở vị trí thứ 66, sau rất nhiều nước vốn được xem là lạc hậu thời Liên Xô.
Năng lượng là số hạng quan trọng có mặt trong chương trình phát triển của mọi quốc gia. Thành bại trong công cuộc hiện đại hoá tuỳ thuộc rất nhiều vào tư duy năng lượng. Nhất là hiện nay khi cuộc khủng hoảng năng lượng đang thực sự lộ diện cùng với thảm hoạ kép về biến đổi khí hậu toàn cầu, mà nguyên nhân trực tiếp lại cũng chính là lạm dụng năng lượng trong công nghiệp hoá. Nước biển dâng lên, thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều đang đe doạ cuộc sống ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo khó như Việt Nam. Thậm chí, cơn khát năng lượng toàn cầu có thể sẽ vẽ lại bản đồ địa chính trị thế giới và là mối đe doạ trực tiếp đến an ninh và độc lập dân tộc của các nước.
Những biến cố gần đây trên thế giới sớm muộn sẽ dẫn đến một cuộc cách mạng năng lượng để đưa nhân loại bước lên một nền văn minh mới – nền văn minh xanh – sau ba nền văn minh nông nghiệp (một vạn năm trước), công nghiệp (hai thế kỷ trước) và thông tin (cuối thế kỷ trước). Không phải rồi đây năng lượng sẽ thừa thãi, mà ngược lại nó cần được khai thác và sử dụng một cách khôn ngoan nhất để bảo vệ con người và trái đất. Phải đón trước xu thế này để vươn lên hiện đại và hết sức tỉnh táo trước những mối de doạ do cơn khát năng lượng ở khắp nơi và ở cả chính chúng ta.
Phạm Duy Hiển
Một bảng ghi kết quả điều tra về Việt Nam trong báo cáo HDI năm 2011.