Hồ Khang
1- Ba khúc mắc lớn
Chiến tranh biên giới Việt - Trung tháng 2-1979 bùng nổ sau một loạt các khúc mắc, bất đồng và mâu thuẫn - những khúc mắc hoặc mới nảy sinh, hoặc đã được tích tụ qua năm tháng theo chiều dài quan hệ giữa hai quốc gia tuy cùng ý thức hệ, song không ít những “đồng sàng dị mộng”.
Vấn đề “nạn kiều”
Người Hoa là một trong số 54 dân tộc cùng hợp thành một cộng đồng dân tộc Việt Nam. Họ di cư đến Việt Nam từ lâu đời, kéo dài trong nhiều thời kỳ với nhiều thành phần xã hội khác nhau. Họ đến cư trú ở hầu hết các nơi, tập trung đông nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các thị xã, thành phố lớn của Việt Nam. Trải qua quá trình lịch sử, dần dần, người Hoa đã hoà nhập với cư dân bản địa và trở thành công dân của Việt Nam. Họ đã góp phần cùng các dân tộc khác trên lãnh thổ Việt Nam làm phong phú và phát triển nền văn hoá, giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, người Hoa đã sát cánh cùng nhân dân cả nước chiến đấu gian khổ, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Năm 1955, theo thỏa thuận của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, "người Hoa cư trú ở miền Bắc Việt Nam phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam"[1], sau dần dần chuyển thành công dân Việt Nam. Cho đến trước năm 1975, giữa Việt Nam - Trung Quốc không có bất cứ một bất đồng nào trong vấn đề người Hoa ở Việt Nam. Ở miền Nam Việt Nam, Chính quyền Sài Gòn cũng có những quy định đưa Hoa kiều trở thành công dân Việt Nam thông qua hai Đạo luật số 10 (7-12-1955) và số 48 (21-8-1956)[2]. Chính phủ Việt Nam sau giải phóng đã coi người Hoa ở cả hai miền là một bộ phận trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhưng sau đó, vì những chủ ý của mình, Trung Quốc đã không thực hiện thỏa thuận năm 1955 và phủ nhận thực tế lịch sử về người Việt gốc Hoa ở miền Nam Việt Nam, coi tất cả người Hoa ở hai miền là công dân Trung Quốc để trực tiếp lãnh đạo họ[3]. Sau khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, những nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tổ chức hàng loạt các tổ chức quần chúng Hoa kiều (như Hội cứu vong Hoa kiều, Hội học sinh Hoa kiều yêu nước...) với mục đích kích động “tâm lý huyết thống” trong người Hoa, khơi lên phong trào đòi lấy quốc tịch Trung Quốc. Khi quan hệ hai nước trở nên phức tạp, Việt Nam đã có chính sách di dời những người gốc Hoa sống sát biên giới Việt – Trung ra xa “vùng nhạy cảm”.
Tháng 4-1978, Việt Nam tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam, Chính phủ Trung Quốc kêu gọi người Hoa về nước “xây dựng Tổ quốc” và “ai không về là phản bội Tổ quốc”. Trong năm 1978, các dòng người Hoa ở Việt Nam ồ ạt kéo về Trung Quốc. Để thu hút sự chú ý của dư luận thế giới về tình trạng"nạn kiều", Trung Quốc lập ra các trạm đón tiếp dọc theo biên giới hai nước, tuyên bố sẽ gửi hai tầu chuyên chở sang Việt Nam để đón "nạn kiều" về nước. Sau khi Trung Quốc đóng cửa biên giới (12-7-1978), nhiều người Hoa vẫn cố vượt biên. Theo Ramses Amer, con số người Hoa ra đi cụ thể trong các tháng từ tháng 4-1978 đến cuối tháng 12-1979 là khoảng trên dưới 25 vạn người[4]. Trung Quốc không ngừng lên án “Việt Nam ngày càng chống Trung Quốc, bài Hoa một cách nghiêm trọng”[5]. Vấn đề người Việt gốc Hoa bỗng chốc trở thành một khúc mắc lớn trong quan hệ Việt – Trung.
Vấn đề Campuchia
Do điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử, ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã luôn có mối quan hệ chặt chẽ Dưới chế độ thực dân, ba nước trên bán đảo Đông Dương cùng chung cảnh ngộ bị ách thống trị của chủ nghĩa thực dân đè nặng, mọi quyền dân tộc đều bị tước đoạt. Điều đó đã khiến ba nước Đông Dương xích lại gần nhau, cùng nhau đoàn kết chống kẻ thù chung. Đặc biệt, Việt Nam và Campuchia đã sát cánh bên nhau trong chiếnhào chống Mỹ. Từ năm 1976, dưới sự bảo trợ của một số nước, tập đoàn Pôn Pốt-Iêngxari đã dựng lên một chế độ diệt chủng cực kỳ tàn bạo, có một không hai trong lịch sử ở Campuchia, dưới danh nghĩa xây dựng “Chủ nghĩa cộng sản độc đáo kiểu Campuchia”. Vừa vào Phnôm Pênh, tập đoàn Pôn Pốt đã đưa ra một Chỉ thị tám điểm, trong đó có điểm trục xuất Việt kiều và tăng cường quân đội ở biên giới. Chỉ trong vòng ba tháng, gần 200.000 Việt kiều ở Campuchia bị cưỡng bách hồi hương, tràn về các tỉnh biên giới của Việt Nam. Tập đoàn Pôn Pốt-Iêngxari đã có sự liên hệ chặt chẽ với những nhà lãnh đạo Bắc Kinh.
Tập đoàn Pôn Pốt - Iêngxari tiến hành một chiến dịch thanh trừng nội bộ với những cuộc tàn sát vô cùng man rợ đối với nhân dân Campuchia. Về đối ngoại, Pôn Pốt - Iêngxari thi hành một chính sách phản động, hiếu chiến, tuyên truyền Việt Nam “xâm lược Campuchia”, “ép Campuchia vào Liên bang Đông Dương”, kích động đầu óc cực đoan và hận thù giữa hai dân tộc.Chính quyềnPolpot đã tiến hành các cuộc xâm lấn, đánh chiếm biên giới Việt Nam liên tục trong thời gian dài với cường độ gia tăng[6].Lý giải về điều đó, giáo sư D.R.SarDesai,Đại học Califonria cho rằng: "Sở dĩ Campuchia dám đánh Việt Nam như thế là vì có sự ủng hộ và xúi giục của Trung Quốc"[7].Khi xảy ra xung đột biên giới do tập đoàn Polpot gây ra, Việt Nam đã tích cực đề nghị đàm phán, giải quyết bằng con đường thương lượng hòa bình, mong muốn “hai bên gặp nhau càng sớm càng tốt, ở bất cứ cấp nào để cùng nhau trên tinh thần hữu nghị anh em giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước”[8], song phía Campuchia liên tục khước từ và không ngừng tấn công đánh phá các điểm dân cư dọc biên giới hai nước.
Sau một số bước chuẩn bị và mở rộng chiến tranh, đến ngày 21-12-1978, Polpot sử dụng 10 sư đoàn, mở chiến dịch tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Nam, mục tiêu chủ yếu là chiếm thị xã Tây Ninh của Việt Nam. Ngày 23-12-1978, vì sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam đã mở cuộc phản công chiến lược. Trước yêu cầu khẩn thiết của nhân dân Campuchia, của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, ngày 26-12-1978, Quân đội nhân dân Việt Nam đưa quân vào Campuchia, xóa bỏ chế độ diệt chủng, giải phóng toàn bộ đất nước Campuchia.Với sự giúp đỡ của Việt Nam, nước Campuchia mới được xây dựng trở lại. Tuy nhiên,Trung Quốc coi việc Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng là một trong những trở ngại chính trong quan hệ Việt – Trung, bởi Trung Quốc coi Campuchia là một mắt xích quan trọng phục vụ việc tạo vùng ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á, đóng vai trò trung tâm “trong chiến lược của Trung Quốc, nhằm bao vây ảnh hưởng của Việt Nam"[9] tại khu vực này, “sau khi không thể nắm được Việt Nam trong quỹ đạo của mình"[10]; do vậy, hành động của Việt Nam đã làm đảo lộn các kế hoạch được cân nhắc của Trung Quốc. Đặc biệt, việc không lâu sau chuyến thăm của Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Uông Đông Hưng(4-11-1978) tới Phnôm Pênh, Việt Nam “cả gan” đưa quân vào Campuchia, đánh bại tập đoàn Pôn Pốt-Iêngxari, khiến 3 vạn cố vấn Trung Quốc phải lội rừng sang Thái Lan và khoản tiền viện trợ cho Campuchia trị giá 226 triệu nhân dân tệ (tương đương 1,5 tỷ USD) bị tốn một cách vô ích được Trung Quốc coi là “hành động không thể chấp nhận”, “vuốt mặt không nể mũi”. Vấn đề Campuchia trở thành một trong những ngáng trở nặng nề trong quan hệ Việt – Trung.Cũng cần nói thêm rằng, Trung Quốc đã tích cực ủng hộ về tài chính, tiếp tế cho ba phái Campuchia – FUNCINFEC (tức Đảng và Mặt trận đoàn kết Quốc gia vì một Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và hợp tác), Mặt trận Giải phóng Nhân dân Khơme (KPNLF) và phái Campuchia Dân chủ (PDK) - tiến hành cuộc chiến tranh chống CHND Campuchia. Trên mặt trận ngoại giao, Trung Quốc hợp tác với Mỹ trong các hoạt động nhằm mục tiêu cô lập Việt Nam trên trường quốc tế và từ chối công nhận CHND Campuchia. Chính sách cô lập và không thừa nhận này được áp dụng trong cấp độ khu vực, trong việc hợp tác với ASSEAN và ở mức độ toàn cầu, thông qua Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, nơi mà phái Campuchia dân chủ được phép tiếp tục đại diện cho nước Campuchia.
Xung đột biên giới, lãnh thổ, lãnh hải
Trong quan hệ giữa nhiều quốc gia, vấn đề biên giới là một trong những vấn đề vô cùng nhạy cảm. Đối với mọi quốc gia, việc xác định đường biên giới là một việc cần thiết và quan trọng, bởi biên giới là một sáng tạo pháp lý để xác định chủ quyền. Biên giới, chủ quyền lãnh thổ là vô cùng thiêng liêng và bất khả xâm phạm (inviolabilite). Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài khoảng 4.510 km, tiếp giáp với ba nước: Lào (2.067 km); Campuchia (1.137 km); còn với Trung Quốc, Việt Nam có đường biên giới dài khoảng 1.350 km. Đây là đường biên giới nằm giữa sáu tỉnh vùng núi phía Bắc (Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh) của Việt Nam và hai tỉnh (Vân Nam và Quảng Tây) của Trung Quốc. Đường biên giới với Trung Quốc được phân định trong các Công ước ngày 26- 6-1887 và ngày 20-6-1895 giữa Chính quyền Pháp (đại diện cho Việt Nam lúc bấy giờ) và nhà Thanh (đại diện cho Trung Quốc). Trên cơ sở củacác bản Công ước này, từ năm 1889 đến năm 1897, hai bên đã tổ chức phân giới và đã cắm được 341 mốc giới trên thực địa. Như vậy, đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là đường biên giới thực tế lịch sử, đến cuối thế kỷ XIX đã trở thành đường biên giới pháp lý. Tuy nhiên, trải qua một thời gian dài, những biến đổi về chính trị, những thay đổi về mặt thiên nhiên đã làm cho biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc trên thực địa có một số thay đổi, đặc biệt là giữa hai bên đã có những nhận thức khác nhau đối với một số khu vực trênđường biên giới, dẫn đến nảy sinh những bất đồng, tranh chấp. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp của tình trạng căng thẳng, bất bình thường trong quan hệ Việt - Trung. Ngoài ra, trước đây, do phương tiện và điều kiện còn hạn chế, nên lời văn vàbản đồ nhiều đoạn biên giới theo hoạch định giữa Chính quyền Pháp và nhà Thanh không được đầy đủ, rõ ràng và chính xác. Một số văn bản, bản đồ gốc bị thất lạc, đường biên giới được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ lớn với nền địa hình được thể hiện tổng hợp, nhiều nơi rất khác so với địa hình tự nhiên trên thực địa[11]. Việc phân giới, cắm mốc cung có hạn chế nhất định: Toàn bộ mốc giới đều không được xác định bằng lưới toạ độ, vị trí của nhiều mốc giới cũng không được mô tả chính xác, một số mốc bị xê dịch so với vị trí vẽ trên bản đồ, nằm không đúng vị trí hoặc thất lạc, bị hư hỏng, địa hình, địa vật cũng có nhiều thay đổi. Do vậy, đã từng xảy ra những tranh chấp nhỏ (do việc xâm canh, xâm cư, xây dựng cầu cống qua sông, suối của dân cư hai bên...), nhưng những xung đột này mang tính chất cục bộ và nhất thời. Những tranh chấp đó được hai Đảng, hai Nhànước Việt Nam, Trung Quốc giải quyết trên tinh thầnhợp tác, hữu nghị. Có thể thấy điều này qua các sự kiện từ giữa những năm 1950. Đó là cuộc hội đàm tại Nam Ninh (Trung Quốc) giữa đại diện các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Ninh[12] (Việt Nam) với đại diện các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) (từ ngày 6 đến 9-11-1956) về vấn đề biên giới. Trên cơ sở thoả thuận giữa các tỉnh biên giới, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trao đổi thư từ thống nhất giải pháp xử lý những tranh chấp ở biên giới giữa hai nước vào năm 1957 và 1958. Ngày 2-11-1957, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi thư choTrung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc bày tỏ quan điểm: “Vấn đề quốc giới là vấn đề quan trọng cần phải giải quyết theo những nguyên tắc pháp lý đương có hoặc được xác định lại do Chính phủ hai nước quyết định”[13]. Trung ương Đảng Lao động Việt Nam còn nêu rõ: Trước khi giải quyết hoàn toàn những vấn đề phát sinh, hai nước phải giữ “đúng nguyên trạng đường biên giới đã hình thành do lịch sử để lại”; nhất thiết cấm các nhà chức trách và các đoàn thể địa phương không được thương lượng với nhau để cắm mốc giới hoặc cắt nhượng đất cho nhau; bất kỳ một bất đồng, tranh chấp nào có thể xảy ra đều phải được giải quyết bằng thương lượng. Hàm ý của bức thư trên là hai bên cần căn cứ vào các Công ước về hoạch định biên giới mà Pháp và Trung Quốc đã ký cuối thế kỷ trước để giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước. Tháng 4-1958, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trả lời đồng ý với những đề nghị của Việt Nam[14]. Như vậy, trước năm 1975, những vấn đề về biên giới, lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc về cơ bản vừa thể hiện tính nguyên tắc, tôn trọng luật pháp quốc tế, vừa thể hiện tình hữu nghị giữa hai dân tộc.
Nhưng sau năm 1975, tình hình biên giới Việt Nam - Trung Quốc trở nên căng thẳng do những hoạt động vũ trang từ phía Trung Quốc. Trước thực tế đó, Việt Nam luôn giữ thái độ đúng mực, kiên trì quan điểm giải quyết vấn đề biên giới bằng thương lượng hoà bình. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ngày càng xấu đi với những xung đột ở biên giới và từ tháng 7-1978, Trung Quốc đã sử dụng hành động này phục vụ cho mục đích chuẩn bị tạo cớ, gây cuộc tấn công dọc theo toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam Khi tấn công Việt Nam, Trung Quốc luôn tuyên bố lý do chiến tranh chính là do Việt Nam “lấn chiếm đất đai”, “quấy rối biên cương” của Trung Quốc[15].
Trên biển Đông, giữa Việt Nam và Trung Quốc xảy ra những tranh chấp và xung đột chủ yếu xoay quanh vấn đề chủ quyền, lợi ích của mỗi nước ở Vịnh Bắc Bộ, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và một số khu vực khác. Trong một khoảng thời gian dài (từ khi hai nước đặt quan hệ đến trước năm 1973), Việt Nam và Trung Quốc hầu như không có vấn đề phức tạp nào về Vịnh Bắc Bộ. Đến năm 1973, Việt Nam thông báo cho Trung Quốc ý định ký hợp đồng với các công ty nước ngoài để thăm dò, tìm kiếm dầu ở Vịnh Bắc Bộ và đề nghị thương lượng để phân chia lãnh hải ở khu vực này. Trung Quốc đồng ý mở cuộc thương lượng, nhưng đòi không cho phép các công ty của nước thứ ba tham gia vào việc khai thác nguồn tài nguyên ở Vịnh Bắc Bộ, không chấp nhận việc thăm dò ở khu vực hình chữ nhật vĩ tuyến 180- 200 và kinh tuyến 1070 –1080.
Sau năm 1977, Trung Quốc ký hợp đồng với Liên hiệp các công ty dầu khí của Mỹ để tiến hành khảo sát địa chấn ở ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ. Lập tức vấn đề trở nên căng thẳng. Việt Nam cũng đưa ra những hợp đồng tương tự với các công ty châu Âu.
Ở Vịnh Bắc Bộ, Chính quyền Trung Quốc bắt đầu ấn định những hợp đồng với các công ty nước ngoài trong những lô giáp giới các khu vực tranh chấp, có khi mở rộng đường biên giới vượt khỏi Công ước 1887 và tiến hành những cuộc diễn tập quân sự tại đây. Điều này làm tiếp tục bùng nổ một số cuộc đụng độ giữa hai bên.
Trên biển Đông, vấn đề tranh chấp phức tạp nhất liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do chính sách độc chiếm biển Đông của Trung Quốc, song Trung Quốc luôn cho rằng, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sở dĩ trở thành chủ đề tranh chấp chính trong quan hệ Việt – Trung là do những hành động của Hà Nội[16].
2- Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc chiến
Đối với trong nước
Trước dư luận trong nước, Trung Quốc công khai tuyên bố: “Việt Nam là tiểu bá theo đại bá Liên Xô”; “Trung Quốc quyết không để cho ai làm nhục”; cuộc tiến công của Trung Quốc vào Việt Nam sắp tới là nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học”.Theo truyền thống, Trung Quốc đề cao việc chuẩn bị tinh thần cho nhân dân và binh sĩ, tổ chức quán triệt về “tính chính nghĩa”, “nghĩa vụ vẻ vang” và “trách nhiệm” của mỗi binh sĩ, mỗi công dân trong cuộc “chiến tranh trừng phạt”.
Bắc Kinh tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, nhất là nhân dân vùng ven biên về cuộc chiến "phản công" chống lại các khiêu khích của Việt Nam. Khi chiến tranh xảy ra, Tân Hoa xã tuyên bố: "Các lực lượng biên phòng Trung Quốc đã hành động khi tình hình trở nên không thể chấp nhận được và không còn lựa chọn nào khác. Chúng tôi không muốn một tấc đất nào của Việt Nam”.
Trung Quốc ráo riết chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tấn công quy mô lớn trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, tập trung những quân đoàn chủ lực lớn dọc theo biên giới Việt – Trung. Trong những buổi họp của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc từ giữa năm 1978 - cuối năm 1978, nhiều biện pháp “trừng phạt” Việt Nam bằng quân sự được đưa ra, trong đó có đề nghị của Uỷ viên Bộ Chính trị Uông Đông Hưng đem quân tham gia trực tiếp tham chiến ở Campuchia; đề nghị của Tư lệnh quân khu Quảng Châu Hứa Thế Hữu[17] tấn công Việt Nam bằng chiến lược; đề nghị của Chính uỷ Hải quân Sử Chấn Hoa đem hạm đội Đông Hải xuống vịnh Thái Lan yểm trợ vùng duyên hải Campuchia. Cuối cùng, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chấp thuận kế hoạch “phản công tự vệ giới hạn” của Đặng Tiểu Bình. Sau khi Đặng Tiểu Bình trở về từ chuyến thăm Mỹ (đầu tháng 1-1979), Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc họp kỳ họp dài ngày ở Bắc Kinh (Hội nghị mở rộng Bộ Chính trị từ ngày 11- 11 đến ngày 15- 12-1978), sau đó những người thuộc phe Đặng Tiểu Bình như Đặng Dĩnh Siêu được cử vào Bộ Chính trị, Triệu Tử Dương được bầu làm Tổng Bí thư. Những người thuộc phe Hoa Quốc Phong như Uông Đông Hưng, Trần Hồng Quý, Vũ Đệ… bị loại[18]. Đặng Tiểu Bình bắt đầu thâu tóm một cách vững chắc quyền hành ở Trung Quốc. Nayan Chanda nhận xét: “Sự củng cố quyền lực của Đặng bên trong Đảng giờ đây có thể làm cho ông ta xúc tiến chính sách ngoại giao không ai có thể tranh cãi như trước kia”[19]. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc chấp thuận hầu hết những đề nghị của Đặng Tiểu Bình về việc áp dụng một chính sách kinh tế cởi mở và lập trường mềm dẻo trong vấn đề Đài Loan để dễ dàng bình thường hoá quan hệ với Mỹ, chấp thuận đường lối “bốn hiện đại hoá” và sau cùng là mở một cuộc tấn công xâm lấn giới hạn vào lãnh thổ Việt Nam.
Hội nghị mở rộng Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương ủng hộ Khơme Đỏ và tán thành đề nghị của Hứa Thế Hữu dùng lục quân đánh vào Việt Nam và chờ tình hình diễn biến và tiếp tục xem xét bước sau[20]. Giữa tháng 12-1978, Trung Quốc họp Hội nghị công tác Trung ương bàn kỹ thêm về tình hình. Hội nghị cho rằng, ít có khả năng Liên Xô can thiệp quân sự ồ ạt đánh vào Bắc Kinh. Nếu Liên Xô chỉ can thiệp ở quy mô vừa hay nhỏ, Trung Quốc có thể đối phó được, nếu Trung Quốc chỉ tiến hành chiến tranh phản kích tự vệ đối với Việt Nam thì có khả năng không có phản ứng quốc tế bất lợi. Hội nghị nhận định: Phía Việt Nam cho rằng, do đường lối bốn hiện đại hoá nên có ít khả năng Trung Quốc sẽ có hành động quyết định đối với Việt Nam, nhưng Trung Quốc cần có hành động mạnh mẽ để tỏ quyết tâm, mà không làm hại đến chương trình “bốn hiện đại hoá”, tiến quân vào đánh rồi rút lui chiến lược, chứng tỏ Trung Quốc kiểm soát được tình hình, có khả năng phá thế bao vây của Liên Xô và Việt Nam, làm thất bại lớn chiến lược của Liên Xô ở châu Á[21].
Đối với khu vực lãnh thổ tiếp giáp Liên Xô, Trung Quốc không thể không quan tâm tới sự hiện diện của hơn 40 sư đoàn của Liên Xô đóng dọc theo biên giới Xô - Trung. Với Hiệp ước đã ký với Việt Nam ngày 3-11-1978, Liên Xô có đủ lý do và biện pháp để trả đũa. Cho nên cùng lúc với việc thành lập Bộ Tư lệnh mặt trận phía Nam, Trung Quốc cũng thành lập một Bộ Tư lệnh mặt trận phía Bắc, thống nhất chỉ huy các quân khu Tân Cương, Lan Châu, Bắc Kinh, Chấn Giang và Hắc Long Giang.
Đối với thế giới
Về mặt quốc tế, để tạo những thuận lợi cho cuộc chiến được trù định, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị tương đối kỹ càng. Trước hết, Trung Quốc đã kịp ký với Nhật Bản Hiệp ước hoà bình, hữu nghị (12-8-1978), có giá trị trong mười năm và sẽ tái ký tiếp, nhằm tạo thế cân bằng chiến lược ở khu vực Đông Bắc Á để Trung Quốc có thể an tâm đối phó với Việt Nam.
Ngày 5-11-1978, Đặng Tiểu Bình đi thăm các nước ASEAN để tập hợp lực lượng cho bước đi sắp tới về Việt Nam. Đặng Tiểu Bình kêu gọi thành lập Mặt trận chống Liên Xô và Việt Nam, tuyên truyền về sự bành trướng của Liên Xô ở Đông Nam Á qua Việt Nam, kêu gọi không để khu vực Đông Nam Á rơi vào tay Liên Xô và Việt Nam. Tại Thái Lan, Đặng Tiểu Bình nhanh chóng tìm được sự hậu thuẫn, “mở ra con đường mòn Đặng Tiểu Bình xuyên qua Thái Lan và biến Thái Lan thành một cái khoen”[22] trong chiến lược Đông Nam Á của Trung Quốc.
Đối với Mỹ, từ tháng 5-1978, Brezinski- Cố vấn của Tổng thống Jimmy Carter đã đến Bắc Kinh để bàn về việc xây dựng mối quan hệ chiến lược lâu dài giữa hai nước. Brezinski nêu một số quan điểm có lợi cho phía Trung Quốc và đáp ứng một số yêu cầu của Trung Quốc. Đặc biệt, hai bên bàn việc phối hợp chống Liên Xô và Mỹ tuyên bố sẵn sàng bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Cuối tháng 12-1978, Trung Quốc xúc tiến đàm phán với Mỹ về bình thường hoá quan hệ. Ngày 13-12-1978, Đặng Tiểu Bình tiếp Woockock[23] - đặc phái viên của Tổng thống Catter và tuyên bố chấp nhận dự thảo thoả thuận do Mỹ đưa ra và lời mời của Tổng thống Mỹ đi thăm Mỹ trong tháng giêng 1979. Thông cáo chung Mỹ - Trung ngày 15-12-1979 công bố việc bình thường hoá quan hệ hai nước. Thông cáo này được đánh giá là cử chỉ “thúc đẩy liên minh Hoa-Mỹ tiến nhanh hơn trong khi bóng đen chiến tranh hiện ra ở chân trời”[24]. Trong chuyến thăm Mỹ (1-1979), “Đặng trực tiếp đưa ra nhiều đòi hỏi trong chuyến đi Hoa Kỳ của ông. Ông ta muốn đuợc ủng hộ và thông cảm về kế hoạch tấn công Việt Nam cộng sản”[25]. Ngày 28-1- ngày đầu tiên tới Hoa Kỳ, Đặng Tiểu Bình đã đề nghị Brzezinski thu xếp cuộc họp riêng với Tổng thống Carter để thảo luận vấn đề Việt Nam[26]. Đặng Tiểu Bình tuyên bố: Trung Hoa phải phá vỡ chiến lược của Liên Xô, “xem việc ấy là cần thiết để ngăn chặn tham vọng điên cuồng của họ đối với Việt Nam và cho họ một bài học hạn chế thích đáng”[27]. Đặng bảo đảm rằng cuộc tấn công hạn chế cả về mặt thời gian và không gian, yêu cầu là Hoa Kỳ “ủng hộ tinh thần” đối với quốc tế[28].
Với Liên Xô, dù tin rằng, “Việt Nam sẽ không lôi kéo Liên Xô mở cuộc tấn công lớn vào Trung Hoa”[29], song Trung Quốc cũng có những bước đi phòng bị. Trong khi chuẩn bị và cả khi tiến hành tấn công Việt Nam, Trung Quốc vẫn tiếp tục những cuộc hội đàm thường lệ với Liên Xô về vấn đề biên giới, nhằm tỏ cho Liên Xô biết cuộc tấn công Việt Nam là một vấn đề riêng biệt, không ảnh hưởng đến việc cải thiện quan hệ giữa hai nước.
3- Trung Quốcthực hiện cuộc tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam tháng 2- 1979
Bình minh ngày 17-2-1979, khi màn sương dày còn bao phủ những ngọn đồi trên biên giới Việt – Trung, Trung Quốc đã thực hiện kế hoạch được nung nấu và chuẩn bị kỹ càng nhiều tháng trước đó. Trung Quốc đưa 60 vạn quân cùng với gần 800 xe bọc thép, xe tăng, trọng pháo và máy bay các loại tấn công dọc theo biên giới phía Bắc, đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam - "đây là một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện bằng lực lượng chính quy của hầu hết các quân khu Trung Quốc"[30].Trung Quốc gây ra Chiến tranh biên giới 1979 với Việt Nam mà không cần những lý do thuyết phục, không cần bị tấn công (trong khi năm 1964, Mỹ phải viện sự kiện vịnh Bắc Bộ mới có cớ đưa quân vào Việt Nam), tuyên bố dạy cho Việt Nam một bài học, qua đó khẳng định vị thế nước lớn và “quyền” hành xử bất chấp luật lệ.
Nguyên nhân chủ đạo, chính yếu nhất của cuộc tấn công Việt Nam do Trung Quốc khởi xướng là để răn đe Việt Nam, làm giảm tiềm lực quốc phòng, kinh tế, làm suy yếu Việt Nam, hạ uy thế chính trị, quân sự của Việt Nam, chiếm một số khu vực lãnh thổ có tính chiến lược, buộc Việt Nam phân tán một phần lực lượng lên phía Bắc, giải vây cho Campuchia; đồng thời, nâng cao uy tín nước lớn, chứng minh cho các quốc gia láng giềng, nhất là khu vực Đông Nam Á thấy có thể tin cậy vào Trung Quốc để ngăn chặn ảnh hưởng của Việt Nam và tham vọng của Liên Xô.
Bắt đầu vào ngày 17-2, kết thúc vào ngày16-3-1979, cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc Việt Nam do Trung Quốc gây ra có thể chia làm 2 giai đoạn: 1- Tấn công (17-02 đến 5-3-1979); 2- Rút lui ( 6-3 đến 16-3-1979).
Đương đầu với số lượng quân hùng hậu của Trung Quốc, lực lượng trên toàn tuyến biên giới của Việt Nam tương đối mỏng, chủ yếu là lực lượng địa phương, chỉ có một bộ phận chủ lực, song với tinh thần không để mất dù chỉ một tấc đất biên cương, quân và dân Việt Nam đã chặn đánh quyết liệt, tiêu hao lực lượng, hạn chế tốc độ tiến quân, kìm chân đối phương. Sau 17 ngày đọ sức với lực lượng tại chỗ của Việt Nam, bằng sức mạnh áp đảo, sử dụng chiến thuật “biển người”, Trung Quốc mới chiếm được một số mục tiêu: Lạng Sơn, Cao Bằng, Cam Đường (Lào Cai), Phong Thổ (Lai Châu). Trung Quốc đã phá hủy hầu như hoàn toàn 4 tỉnh biên giới của Việt Nam và 320 xã, thiệt hại về người và của là vô cùng to lớn. Ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố đã đạt mục đích, bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam. Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Một số sư đoàn chính qui Việt Nam được điều từ Campuchia và Lào đã về tới sát mặt trận. Liên Xô bắt đầu tăng quân tới biên giới Trung - Xô. Kể từ lúc quân đội Trung Quốc rút lui, bộ đội Việt Nam không tấn công truy kích.
Cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung tuy ngắn ngày, nhưng Trung Quốc đã có những thiệt hại khá lớn: Ngân sách quốc gia Trung Quốc năm 1979 bị thâmhụt 17,6 tỷ NDT, trong số đó có 2,04 tỷ NDT bị dốc vào phụ chi cho cuộc chiến tranh biên giới và phía Trung Quốc "thừa nhận 20.000 thương vong"[31].
Về trình độ, khả năng tác chiến của quân đội Trung Quốc, dựa vào một số tư liệu tổng kết cuộc chiến tranh 1979 của Quân khu Quảng Châu và cuốn “70 năm Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc”, hai nhà nghiên cứu Edward C. O'Dowd và John F. Corbett, Jrđã đánh giá như sau: Chiến thuật cơ bản của bộ binh khi tấn công Việt Nam vô cùng đơn điệu. Lực lượng pháo binh chưa phát huy được tác dụng hữu hiệu. Kỹ năng của các công trình dã chiến tương đối lạc hậu. Công tác trắc địa có vấn đề. Hệ thống bảo đảm hậu cần kém hiệu quả (…). Qua đó còn thấy công tác huấn luyện là một trong những khâu yếu kém của quân đội, phải cải cách biên chế…[32].
4- Những bài học lớn
Thứ nhất, Trung Quốc là nước lớn, tồn tại kề cận Việt Nam và là nước luôn có vấn đề biên giới, lãnh thổ, lãnh hải với các nước láng giềng. Trung Quốc luôn có những tính toán và bước đi khó đoán định; do vậy, muốn tồn tại bên cạnh một người láng giềng phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, là nước nhỏ, Việt Nam phải luôn đề cao cảnh giác; đồng thời, có đối sách uyển chuyển, mềm dẻo, nhưng cương quyết, không lùi bước trước sức ép một cách bị động. Bắt đầu, diến tiến và kết thúc của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 cho thấy, Việt Nam sẽ không bị chi phối và kiềm tỏa, nếu tranh thủ được hậu thuẫn quốc tế, nhất là trong điều kiện hiện nay, tiếng nói của cộng đồng thế giới có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách của mỗi quốc gia. Việt Nam đang là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, có vị thế trong khu vực, trên thế giới, được sự ủng hộ của nhiều tổ chức toàn cầu (IMF, WB, UNDP, APEC..) - đây là một đảm bảo an ninh tốt cho Việt Nam chèo chống trước sóng gió.
Thứ hai,thực tiễn cho thấy nhận thức, sự hiểu biết của Việt Nam về Trung Quốc, về chiến lược của Trung Quốc, các toan tính của Trung Quốc trước và sau cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 vẫn chưa đầy đủ, còn nhiều thiếu hụt. Nhiều lúc, nhiều nơi, Việt Nam chưa hiểu thấu Trung Quốc, chưa nắm bắt trúng, đúng các ý đồ của Trung Quốc.Thời gian sau năm 1975, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc có thể khắc họa bằng hình ảnh “bằng mặt nhưng không bằng lòng”, tuy bề mặt vẫn còn hữu nghị, song bên trong đã hé lộ những vết nứt khó lòng hàn gắn và mặc dù một số cán bộ cấp cao của Việt Nam đã nhận thấy những vấn đề bất thường trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, nhận thấy chiều hướng ngày càng xấu đi trong quan hệ giữa hai nước, song Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam vẫn thiếu cảnh giác, thiếu nhạy bén và có phần bị động trong xử lý quan hệ Việt - Trung. Rút kinh nghiệm từ quá khứ, trong khi Trung Quốc luôn luôn tồn tại cận kề, đôi lúc không thể đoán trước, thì lợi ích, chiến lược và chính sách của Trung Quốc cần phải được tính đến, nghiên cứu, đánh giá để đề ra chủ trương phù hợp. Cần nhận thức rằng, đường lối đối ngoại của Trung Quốc mang tính cổ truyền đặc trưng là mở rộng ảnh hưởng, mở rộng địa bàn hoạt động, mở rộng cương vực sinh tồn, với cái bất biến là vị trí và quyền lực; từ đó, có hệ thống giải pháp, chính sách và chiến lược phù hợp.
Thứ ba, luôn luôn kiên định lợi ích dân tộc, bảo tồn lãnh thổ, lãnh hải. Hiện nay, giữa Trung Quốc và Việt Nam, vấn đề lãnh hải, đặc biệt là xung quanh tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa đang là vấn đề nổi cộm. Nhìn từ góc độ bảo vệ đất nước trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, trước hành động xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam bất chấp dư luận, vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc, Đảng, Nhà nước Việt Nam kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam đánh thắng các thế lực thù địch, giữ gìn từng tấc đất biên cương của Tổ quốc[33], "kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, chặn đứng và đập tan cuộc chiến tranh xâm lược"[34]. Đáplời kêu gọi, trước phút nguy nan của Tổ quốc, quân và dân Việt Nam đã kiên quyết giáng trả, bảo vệ vẹn toàn đất nước. Phát huy tinh thần ấy, hiện nay, trong những tranh chấp ở biển Đông, khi Trung Quốc đã chiếm giữ một số đảo, mà "với thời gian nếu như không có sự phản đối từ phía quốc gia kia và nếu có sự thừa nhận của các quốc gia thứ ba, thì sẽ tạo nên chủ quyền cho quốc gia chiếm hữu"[35], Việt Nam cần phải hành động cương quyết, thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo tồn lợi ích quốc gia, tuyệt đối không để bất kỳ một thế lực nào đụng chạm đến chủ quyền, đến độc lập tự do của dân tộc.
........................................
[1]Ramses Amer: Người Hoa ở Việt Nam và quan hệ Trung - Việt, Kuals Lumpur, Bản dịch, Lưu tại Thư viện Ban Biên giới Chính phủ, 1991, tr.8.
Người Hoa là một trong số 54 dân tộc cùng hợp thành một cộng đồng dân tộc Việt Nam. Họ di cư đến Việt Nam từ lâu đời, kéo dài trong nhiều thời kỳ với nhiều thành phần xã hội khác nhau. Họ đến cư trú ở hầu hết các nơi, tập trung đông nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các thị xã, thành phố lớn của Việt Nam. Trải qua quá trình lịch sử, dần dần, người Hoa đã hoà nhập với cư dân bản địa và trở thành công dân của Việt Nam. Họ đã góp phần cùng các dân tộc khác trên lãnh thổ Việt Nam làm phong phú và phát triển nền văn hoá, giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, người Hoa đã sát cánh cùng nhân dân cả nước chiến đấu gian khổ, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Năm 1955, theo thỏa thuận của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, "người Hoa cư trú ở miền Bắc Việt Nam phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam"[1], sau dần dần chuyển thành công dân Việt Nam. Cho đến trước năm 1975, giữa Việt Nam - Trung Quốc không có bất cứ một bất đồng nào trong vấn đề người Hoa ở Việt Nam. Ở miền Nam Việt Nam, Chính quyền Sài Gòn cũng có những quy định đưa Hoa kiều trở thành công dân Việt Nam thông qua hai Đạo luật số 10 (7-12-1955) và số 48 (21-8-1956)[2]. Chính phủ Việt Nam sau giải phóng đã coi người Hoa ở cả hai miền là một bộ phận trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhưng sau đó, vì những chủ ý của mình, Trung Quốc đã không thực hiện thỏa thuận năm 1955 và phủ nhận thực tế lịch sử về người Việt gốc Hoa ở miền Nam Việt Nam, coi tất cả người Hoa ở hai miền là công dân Trung Quốc để trực tiếp lãnh đạo họ[3]. Sau khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, những nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tổ chức hàng loạt các tổ chức quần chúng Hoa kiều (như Hội cứu vong Hoa kiều, Hội học sinh Hoa kiều yêu nước...) với mục đích kích động “tâm lý huyết thống” trong người Hoa, khơi lên phong trào đòi lấy quốc tịch Trung Quốc. Khi quan hệ hai nước trở nên phức tạp, Việt Nam đã có chính sách di dời những người gốc Hoa sống sát biên giới Việt – Trung ra xa “vùng nhạy cảm”.
Tháng 4-1978, Việt Nam tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam, Chính phủ Trung Quốc kêu gọi người Hoa về nước “xây dựng Tổ quốc” và “ai không về là phản bội Tổ quốc”. Trong năm 1978, các dòng người Hoa ở Việt Nam ồ ạt kéo về Trung Quốc. Để thu hút sự chú ý của dư luận thế giới về tình trạng"nạn kiều", Trung Quốc lập ra các trạm đón tiếp dọc theo biên giới hai nước, tuyên bố sẽ gửi hai tầu chuyên chở sang Việt Nam để đón "nạn kiều" về nước. Sau khi Trung Quốc đóng cửa biên giới (12-7-1978), nhiều người Hoa vẫn cố vượt biên. Theo Ramses Amer, con số người Hoa ra đi cụ thể trong các tháng từ tháng 4-1978 đến cuối tháng 12-1979 là khoảng trên dưới 25 vạn người[4]. Trung Quốc không ngừng lên án “Việt Nam ngày càng chống Trung Quốc, bài Hoa một cách nghiêm trọng”[5]. Vấn đề người Việt gốc Hoa bỗng chốc trở thành một khúc mắc lớn trong quan hệ Việt – Trung.
Vấn đề Campuchia
Do điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử, ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã luôn có mối quan hệ chặt chẽ Dưới chế độ thực dân, ba nước trên bán đảo Đông Dương cùng chung cảnh ngộ bị ách thống trị của chủ nghĩa thực dân đè nặng, mọi quyền dân tộc đều bị tước đoạt. Điều đó đã khiến ba nước Đông Dương xích lại gần nhau, cùng nhau đoàn kết chống kẻ thù chung. Đặc biệt, Việt Nam và Campuchia đã sát cánh bên nhau trong chiếnhào chống Mỹ. Từ năm 1976, dưới sự bảo trợ của một số nước, tập đoàn Pôn Pốt-Iêngxari đã dựng lên một chế độ diệt chủng cực kỳ tàn bạo, có một không hai trong lịch sử ở Campuchia, dưới danh nghĩa xây dựng “Chủ nghĩa cộng sản độc đáo kiểu Campuchia”. Vừa vào Phnôm Pênh, tập đoàn Pôn Pốt đã đưa ra một Chỉ thị tám điểm, trong đó có điểm trục xuất Việt kiều và tăng cường quân đội ở biên giới. Chỉ trong vòng ba tháng, gần 200.000 Việt kiều ở Campuchia bị cưỡng bách hồi hương, tràn về các tỉnh biên giới của Việt Nam. Tập đoàn Pôn Pốt-Iêngxari đã có sự liên hệ chặt chẽ với những nhà lãnh đạo Bắc Kinh.
Tập đoàn Pôn Pốt - Iêngxari tiến hành một chiến dịch thanh trừng nội bộ với những cuộc tàn sát vô cùng man rợ đối với nhân dân Campuchia. Về đối ngoại, Pôn Pốt - Iêngxari thi hành một chính sách phản động, hiếu chiến, tuyên truyền Việt Nam “xâm lược Campuchia”, “ép Campuchia vào Liên bang Đông Dương”, kích động đầu óc cực đoan và hận thù giữa hai dân tộc.Chính quyềnPolpot đã tiến hành các cuộc xâm lấn, đánh chiếm biên giới Việt Nam liên tục trong thời gian dài với cường độ gia tăng[6].Lý giải về điều đó, giáo sư D.R.SarDesai,Đại học Califonria cho rằng: "Sở dĩ Campuchia dám đánh Việt Nam như thế là vì có sự ủng hộ và xúi giục của Trung Quốc"[7].Khi xảy ra xung đột biên giới do tập đoàn Polpot gây ra, Việt Nam đã tích cực đề nghị đàm phán, giải quyết bằng con đường thương lượng hòa bình, mong muốn “hai bên gặp nhau càng sớm càng tốt, ở bất cứ cấp nào để cùng nhau trên tinh thần hữu nghị anh em giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước”[8], song phía Campuchia liên tục khước từ và không ngừng tấn công đánh phá các điểm dân cư dọc biên giới hai nước.
Sau một số bước chuẩn bị và mở rộng chiến tranh, đến ngày 21-12-1978, Polpot sử dụng 10 sư đoàn, mở chiến dịch tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Nam, mục tiêu chủ yếu là chiếm thị xã Tây Ninh của Việt Nam. Ngày 23-12-1978, vì sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam đã mở cuộc phản công chiến lược. Trước yêu cầu khẩn thiết của nhân dân Campuchia, của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, ngày 26-12-1978, Quân đội nhân dân Việt Nam đưa quân vào Campuchia, xóa bỏ chế độ diệt chủng, giải phóng toàn bộ đất nước Campuchia.Với sự giúp đỡ của Việt Nam, nước Campuchia mới được xây dựng trở lại. Tuy nhiên,Trung Quốc coi việc Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng là một trong những trở ngại chính trong quan hệ Việt – Trung, bởi Trung Quốc coi Campuchia là một mắt xích quan trọng phục vụ việc tạo vùng ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á, đóng vai trò trung tâm “trong chiến lược của Trung Quốc, nhằm bao vây ảnh hưởng của Việt Nam"[9] tại khu vực này, “sau khi không thể nắm được Việt Nam trong quỹ đạo của mình"[10]; do vậy, hành động của Việt Nam đã làm đảo lộn các kế hoạch được cân nhắc của Trung Quốc. Đặc biệt, việc không lâu sau chuyến thăm của Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Uông Đông Hưng(4-11-1978) tới Phnôm Pênh, Việt Nam “cả gan” đưa quân vào Campuchia, đánh bại tập đoàn Pôn Pốt-Iêngxari, khiến 3 vạn cố vấn Trung Quốc phải lội rừng sang Thái Lan và khoản tiền viện trợ cho Campuchia trị giá 226 triệu nhân dân tệ (tương đương 1,5 tỷ USD) bị tốn một cách vô ích được Trung Quốc coi là “hành động không thể chấp nhận”, “vuốt mặt không nể mũi”. Vấn đề Campuchia trở thành một trong những ngáng trở nặng nề trong quan hệ Việt – Trung.Cũng cần nói thêm rằng, Trung Quốc đã tích cực ủng hộ về tài chính, tiếp tế cho ba phái Campuchia – FUNCINFEC (tức Đảng và Mặt trận đoàn kết Quốc gia vì một Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và hợp tác), Mặt trận Giải phóng Nhân dân Khơme (KPNLF) và phái Campuchia Dân chủ (PDK) - tiến hành cuộc chiến tranh chống CHND Campuchia. Trên mặt trận ngoại giao, Trung Quốc hợp tác với Mỹ trong các hoạt động nhằm mục tiêu cô lập Việt Nam trên trường quốc tế và từ chối công nhận CHND Campuchia. Chính sách cô lập và không thừa nhận này được áp dụng trong cấp độ khu vực, trong việc hợp tác với ASSEAN và ở mức độ toàn cầu, thông qua Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, nơi mà phái Campuchia dân chủ được phép tiếp tục đại diện cho nước Campuchia.
Xung đột biên giới, lãnh thổ, lãnh hải
Trong quan hệ giữa nhiều quốc gia, vấn đề biên giới là một trong những vấn đề vô cùng nhạy cảm. Đối với mọi quốc gia, việc xác định đường biên giới là một việc cần thiết và quan trọng, bởi biên giới là một sáng tạo pháp lý để xác định chủ quyền. Biên giới, chủ quyền lãnh thổ là vô cùng thiêng liêng và bất khả xâm phạm (inviolabilite). Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài khoảng 4.510 km, tiếp giáp với ba nước: Lào (2.067 km); Campuchia (1.137 km); còn với Trung Quốc, Việt Nam có đường biên giới dài khoảng 1.350 km. Đây là đường biên giới nằm giữa sáu tỉnh vùng núi phía Bắc (Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh) của Việt Nam và hai tỉnh (Vân Nam và Quảng Tây) của Trung Quốc. Đường biên giới với Trung Quốc được phân định trong các Công ước ngày 26- 6-1887 và ngày 20-6-1895 giữa Chính quyền Pháp (đại diện cho Việt Nam lúc bấy giờ) và nhà Thanh (đại diện cho Trung Quốc). Trên cơ sở củacác bản Công ước này, từ năm 1889 đến năm 1897, hai bên đã tổ chức phân giới và đã cắm được 341 mốc giới trên thực địa. Như vậy, đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là đường biên giới thực tế lịch sử, đến cuối thế kỷ XIX đã trở thành đường biên giới pháp lý. Tuy nhiên, trải qua một thời gian dài, những biến đổi về chính trị, những thay đổi về mặt thiên nhiên đã làm cho biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc trên thực địa có một số thay đổi, đặc biệt là giữa hai bên đã có những nhận thức khác nhau đối với một số khu vực trênđường biên giới, dẫn đến nảy sinh những bất đồng, tranh chấp. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp của tình trạng căng thẳng, bất bình thường trong quan hệ Việt - Trung. Ngoài ra, trước đây, do phương tiện và điều kiện còn hạn chế, nên lời văn vàbản đồ nhiều đoạn biên giới theo hoạch định giữa Chính quyền Pháp và nhà Thanh không được đầy đủ, rõ ràng và chính xác. Một số văn bản, bản đồ gốc bị thất lạc, đường biên giới được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ lớn với nền địa hình được thể hiện tổng hợp, nhiều nơi rất khác so với địa hình tự nhiên trên thực địa[11]. Việc phân giới, cắm mốc cung có hạn chế nhất định: Toàn bộ mốc giới đều không được xác định bằng lưới toạ độ, vị trí của nhiều mốc giới cũng không được mô tả chính xác, một số mốc bị xê dịch so với vị trí vẽ trên bản đồ, nằm không đúng vị trí hoặc thất lạc, bị hư hỏng, địa hình, địa vật cũng có nhiều thay đổi. Do vậy, đã từng xảy ra những tranh chấp nhỏ (do việc xâm canh, xâm cư, xây dựng cầu cống qua sông, suối của dân cư hai bên...), nhưng những xung đột này mang tính chất cục bộ và nhất thời. Những tranh chấp đó được hai Đảng, hai Nhànước Việt Nam, Trung Quốc giải quyết trên tinh thầnhợp tác, hữu nghị. Có thể thấy điều này qua các sự kiện từ giữa những năm 1950. Đó là cuộc hội đàm tại Nam Ninh (Trung Quốc) giữa đại diện các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Ninh[12] (Việt Nam) với đại diện các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) (từ ngày 6 đến 9-11-1956) về vấn đề biên giới. Trên cơ sở thoả thuận giữa các tỉnh biên giới, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trao đổi thư từ thống nhất giải pháp xử lý những tranh chấp ở biên giới giữa hai nước vào năm 1957 và 1958. Ngày 2-11-1957, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi thư choTrung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc bày tỏ quan điểm: “Vấn đề quốc giới là vấn đề quan trọng cần phải giải quyết theo những nguyên tắc pháp lý đương có hoặc được xác định lại do Chính phủ hai nước quyết định”[13]. Trung ương Đảng Lao động Việt Nam còn nêu rõ: Trước khi giải quyết hoàn toàn những vấn đề phát sinh, hai nước phải giữ “đúng nguyên trạng đường biên giới đã hình thành do lịch sử để lại”; nhất thiết cấm các nhà chức trách và các đoàn thể địa phương không được thương lượng với nhau để cắm mốc giới hoặc cắt nhượng đất cho nhau; bất kỳ một bất đồng, tranh chấp nào có thể xảy ra đều phải được giải quyết bằng thương lượng. Hàm ý của bức thư trên là hai bên cần căn cứ vào các Công ước về hoạch định biên giới mà Pháp và Trung Quốc đã ký cuối thế kỷ trước để giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước. Tháng 4-1958, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trả lời đồng ý với những đề nghị của Việt Nam[14]. Như vậy, trước năm 1975, những vấn đề về biên giới, lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc về cơ bản vừa thể hiện tính nguyên tắc, tôn trọng luật pháp quốc tế, vừa thể hiện tình hữu nghị giữa hai dân tộc.
Nhưng sau năm 1975, tình hình biên giới Việt Nam - Trung Quốc trở nên căng thẳng do những hoạt động vũ trang từ phía Trung Quốc. Trước thực tế đó, Việt Nam luôn giữ thái độ đúng mực, kiên trì quan điểm giải quyết vấn đề biên giới bằng thương lượng hoà bình. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ngày càng xấu đi với những xung đột ở biên giới và từ tháng 7-1978, Trung Quốc đã sử dụng hành động này phục vụ cho mục đích chuẩn bị tạo cớ, gây cuộc tấn công dọc theo toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam Khi tấn công Việt Nam, Trung Quốc luôn tuyên bố lý do chiến tranh chính là do Việt Nam “lấn chiếm đất đai”, “quấy rối biên cương” của Trung Quốc[15].
Trên biển Đông, giữa Việt Nam và Trung Quốc xảy ra những tranh chấp và xung đột chủ yếu xoay quanh vấn đề chủ quyền, lợi ích của mỗi nước ở Vịnh Bắc Bộ, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và một số khu vực khác. Trong một khoảng thời gian dài (từ khi hai nước đặt quan hệ đến trước năm 1973), Việt Nam và Trung Quốc hầu như không có vấn đề phức tạp nào về Vịnh Bắc Bộ. Đến năm 1973, Việt Nam thông báo cho Trung Quốc ý định ký hợp đồng với các công ty nước ngoài để thăm dò, tìm kiếm dầu ở Vịnh Bắc Bộ và đề nghị thương lượng để phân chia lãnh hải ở khu vực này. Trung Quốc đồng ý mở cuộc thương lượng, nhưng đòi không cho phép các công ty của nước thứ ba tham gia vào việc khai thác nguồn tài nguyên ở Vịnh Bắc Bộ, không chấp nhận việc thăm dò ở khu vực hình chữ nhật vĩ tuyến 180- 200 và kinh tuyến 1070 –1080.
Sau năm 1977, Trung Quốc ký hợp đồng với Liên hiệp các công ty dầu khí của Mỹ để tiến hành khảo sát địa chấn ở ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ. Lập tức vấn đề trở nên căng thẳng. Việt Nam cũng đưa ra những hợp đồng tương tự với các công ty châu Âu.
Ở Vịnh Bắc Bộ, Chính quyền Trung Quốc bắt đầu ấn định những hợp đồng với các công ty nước ngoài trong những lô giáp giới các khu vực tranh chấp, có khi mở rộng đường biên giới vượt khỏi Công ước 1887 và tiến hành những cuộc diễn tập quân sự tại đây. Điều này làm tiếp tục bùng nổ một số cuộc đụng độ giữa hai bên.
Trên biển Đông, vấn đề tranh chấp phức tạp nhất liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do chính sách độc chiếm biển Đông của Trung Quốc, song Trung Quốc luôn cho rằng, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sở dĩ trở thành chủ đề tranh chấp chính trong quan hệ Việt – Trung là do những hành động của Hà Nội[16].
2- Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc chiến
Đối với trong nước
Trước dư luận trong nước, Trung Quốc công khai tuyên bố: “Việt Nam là tiểu bá theo đại bá Liên Xô”; “Trung Quốc quyết không để cho ai làm nhục”; cuộc tiến công của Trung Quốc vào Việt Nam sắp tới là nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học”.Theo truyền thống, Trung Quốc đề cao việc chuẩn bị tinh thần cho nhân dân và binh sĩ, tổ chức quán triệt về “tính chính nghĩa”, “nghĩa vụ vẻ vang” và “trách nhiệm” của mỗi binh sĩ, mỗi công dân trong cuộc “chiến tranh trừng phạt”.
Bắc Kinh tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, nhất là nhân dân vùng ven biên về cuộc chiến "phản công" chống lại các khiêu khích của Việt Nam. Khi chiến tranh xảy ra, Tân Hoa xã tuyên bố: "Các lực lượng biên phòng Trung Quốc đã hành động khi tình hình trở nên không thể chấp nhận được và không còn lựa chọn nào khác. Chúng tôi không muốn một tấc đất nào của Việt Nam”.
Trung Quốc ráo riết chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tấn công quy mô lớn trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, tập trung những quân đoàn chủ lực lớn dọc theo biên giới Việt – Trung. Trong những buổi họp của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc từ giữa năm 1978 - cuối năm 1978, nhiều biện pháp “trừng phạt” Việt Nam bằng quân sự được đưa ra, trong đó có đề nghị của Uỷ viên Bộ Chính trị Uông Đông Hưng đem quân tham gia trực tiếp tham chiến ở Campuchia; đề nghị của Tư lệnh quân khu Quảng Châu Hứa Thế Hữu[17] tấn công Việt Nam bằng chiến lược; đề nghị của Chính uỷ Hải quân Sử Chấn Hoa đem hạm đội Đông Hải xuống vịnh Thái Lan yểm trợ vùng duyên hải Campuchia. Cuối cùng, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chấp thuận kế hoạch “phản công tự vệ giới hạn” của Đặng Tiểu Bình. Sau khi Đặng Tiểu Bình trở về từ chuyến thăm Mỹ (đầu tháng 1-1979), Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc họp kỳ họp dài ngày ở Bắc Kinh (Hội nghị mở rộng Bộ Chính trị từ ngày 11- 11 đến ngày 15- 12-1978), sau đó những người thuộc phe Đặng Tiểu Bình như Đặng Dĩnh Siêu được cử vào Bộ Chính trị, Triệu Tử Dương được bầu làm Tổng Bí thư. Những người thuộc phe Hoa Quốc Phong như Uông Đông Hưng, Trần Hồng Quý, Vũ Đệ… bị loại[18]. Đặng Tiểu Bình bắt đầu thâu tóm một cách vững chắc quyền hành ở Trung Quốc. Nayan Chanda nhận xét: “Sự củng cố quyền lực của Đặng bên trong Đảng giờ đây có thể làm cho ông ta xúc tiến chính sách ngoại giao không ai có thể tranh cãi như trước kia”[19]. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc chấp thuận hầu hết những đề nghị của Đặng Tiểu Bình về việc áp dụng một chính sách kinh tế cởi mở và lập trường mềm dẻo trong vấn đề Đài Loan để dễ dàng bình thường hoá quan hệ với Mỹ, chấp thuận đường lối “bốn hiện đại hoá” và sau cùng là mở một cuộc tấn công xâm lấn giới hạn vào lãnh thổ Việt Nam.
Hội nghị mở rộng Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương ủng hộ Khơme Đỏ và tán thành đề nghị của Hứa Thế Hữu dùng lục quân đánh vào Việt Nam và chờ tình hình diễn biến và tiếp tục xem xét bước sau[20]. Giữa tháng 12-1978, Trung Quốc họp Hội nghị công tác Trung ương bàn kỹ thêm về tình hình. Hội nghị cho rằng, ít có khả năng Liên Xô can thiệp quân sự ồ ạt đánh vào Bắc Kinh. Nếu Liên Xô chỉ can thiệp ở quy mô vừa hay nhỏ, Trung Quốc có thể đối phó được, nếu Trung Quốc chỉ tiến hành chiến tranh phản kích tự vệ đối với Việt Nam thì có khả năng không có phản ứng quốc tế bất lợi. Hội nghị nhận định: Phía Việt Nam cho rằng, do đường lối bốn hiện đại hoá nên có ít khả năng Trung Quốc sẽ có hành động quyết định đối với Việt Nam, nhưng Trung Quốc cần có hành động mạnh mẽ để tỏ quyết tâm, mà không làm hại đến chương trình “bốn hiện đại hoá”, tiến quân vào đánh rồi rút lui chiến lược, chứng tỏ Trung Quốc kiểm soát được tình hình, có khả năng phá thế bao vây của Liên Xô và Việt Nam, làm thất bại lớn chiến lược của Liên Xô ở châu Á[21].
Đối với khu vực lãnh thổ tiếp giáp Liên Xô, Trung Quốc không thể không quan tâm tới sự hiện diện của hơn 40 sư đoàn của Liên Xô đóng dọc theo biên giới Xô - Trung. Với Hiệp ước đã ký với Việt Nam ngày 3-11-1978, Liên Xô có đủ lý do và biện pháp để trả đũa. Cho nên cùng lúc với việc thành lập Bộ Tư lệnh mặt trận phía Nam, Trung Quốc cũng thành lập một Bộ Tư lệnh mặt trận phía Bắc, thống nhất chỉ huy các quân khu Tân Cương, Lan Châu, Bắc Kinh, Chấn Giang và Hắc Long Giang.
Đối với thế giới
Về mặt quốc tế, để tạo những thuận lợi cho cuộc chiến được trù định, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị tương đối kỹ càng. Trước hết, Trung Quốc đã kịp ký với Nhật Bản Hiệp ước hoà bình, hữu nghị (12-8-1978), có giá trị trong mười năm và sẽ tái ký tiếp, nhằm tạo thế cân bằng chiến lược ở khu vực Đông Bắc Á để Trung Quốc có thể an tâm đối phó với Việt Nam.
Ngày 5-11-1978, Đặng Tiểu Bình đi thăm các nước ASEAN để tập hợp lực lượng cho bước đi sắp tới về Việt Nam. Đặng Tiểu Bình kêu gọi thành lập Mặt trận chống Liên Xô và Việt Nam, tuyên truyền về sự bành trướng của Liên Xô ở Đông Nam Á qua Việt Nam, kêu gọi không để khu vực Đông Nam Á rơi vào tay Liên Xô và Việt Nam. Tại Thái Lan, Đặng Tiểu Bình nhanh chóng tìm được sự hậu thuẫn, “mở ra con đường mòn Đặng Tiểu Bình xuyên qua Thái Lan và biến Thái Lan thành một cái khoen”[22] trong chiến lược Đông Nam Á của Trung Quốc.
Đối với Mỹ, từ tháng 5-1978, Brezinski- Cố vấn của Tổng thống Jimmy Carter đã đến Bắc Kinh để bàn về việc xây dựng mối quan hệ chiến lược lâu dài giữa hai nước. Brezinski nêu một số quan điểm có lợi cho phía Trung Quốc và đáp ứng một số yêu cầu của Trung Quốc. Đặc biệt, hai bên bàn việc phối hợp chống Liên Xô và Mỹ tuyên bố sẵn sàng bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Cuối tháng 12-1978, Trung Quốc xúc tiến đàm phán với Mỹ về bình thường hoá quan hệ. Ngày 13-12-1978, Đặng Tiểu Bình tiếp Woockock[23] - đặc phái viên của Tổng thống Catter và tuyên bố chấp nhận dự thảo thoả thuận do Mỹ đưa ra và lời mời của Tổng thống Mỹ đi thăm Mỹ trong tháng giêng 1979. Thông cáo chung Mỹ - Trung ngày 15-12-1979 công bố việc bình thường hoá quan hệ hai nước. Thông cáo này được đánh giá là cử chỉ “thúc đẩy liên minh Hoa-Mỹ tiến nhanh hơn trong khi bóng đen chiến tranh hiện ra ở chân trời”[24]. Trong chuyến thăm Mỹ (1-1979), “Đặng trực tiếp đưa ra nhiều đòi hỏi trong chuyến đi Hoa Kỳ của ông. Ông ta muốn đuợc ủng hộ và thông cảm về kế hoạch tấn công Việt Nam cộng sản”[25]. Ngày 28-1- ngày đầu tiên tới Hoa Kỳ, Đặng Tiểu Bình đã đề nghị Brzezinski thu xếp cuộc họp riêng với Tổng thống Carter để thảo luận vấn đề Việt Nam[26]. Đặng Tiểu Bình tuyên bố: Trung Hoa phải phá vỡ chiến lược của Liên Xô, “xem việc ấy là cần thiết để ngăn chặn tham vọng điên cuồng của họ đối với Việt Nam và cho họ một bài học hạn chế thích đáng”[27]. Đặng bảo đảm rằng cuộc tấn công hạn chế cả về mặt thời gian và không gian, yêu cầu là Hoa Kỳ “ủng hộ tinh thần” đối với quốc tế[28].
Với Liên Xô, dù tin rằng, “Việt Nam sẽ không lôi kéo Liên Xô mở cuộc tấn công lớn vào Trung Hoa”[29], song Trung Quốc cũng có những bước đi phòng bị. Trong khi chuẩn bị và cả khi tiến hành tấn công Việt Nam, Trung Quốc vẫn tiếp tục những cuộc hội đàm thường lệ với Liên Xô về vấn đề biên giới, nhằm tỏ cho Liên Xô biết cuộc tấn công Việt Nam là một vấn đề riêng biệt, không ảnh hưởng đến việc cải thiện quan hệ giữa hai nước.
3- Trung Quốcthực hiện cuộc tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam tháng 2- 1979
Bình minh ngày 17-2-1979, khi màn sương dày còn bao phủ những ngọn đồi trên biên giới Việt – Trung, Trung Quốc đã thực hiện kế hoạch được nung nấu và chuẩn bị kỹ càng nhiều tháng trước đó. Trung Quốc đưa 60 vạn quân cùng với gần 800 xe bọc thép, xe tăng, trọng pháo và máy bay các loại tấn công dọc theo biên giới phía Bắc, đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam - "đây là một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện bằng lực lượng chính quy của hầu hết các quân khu Trung Quốc"[30].Trung Quốc gây ra Chiến tranh biên giới 1979 với Việt Nam mà không cần những lý do thuyết phục, không cần bị tấn công (trong khi năm 1964, Mỹ phải viện sự kiện vịnh Bắc Bộ mới có cớ đưa quân vào Việt Nam), tuyên bố dạy cho Việt Nam một bài học, qua đó khẳng định vị thế nước lớn và “quyền” hành xử bất chấp luật lệ.
Nguyên nhân chủ đạo, chính yếu nhất của cuộc tấn công Việt Nam do Trung Quốc khởi xướng là để răn đe Việt Nam, làm giảm tiềm lực quốc phòng, kinh tế, làm suy yếu Việt Nam, hạ uy thế chính trị, quân sự của Việt Nam, chiếm một số khu vực lãnh thổ có tính chiến lược, buộc Việt Nam phân tán một phần lực lượng lên phía Bắc, giải vây cho Campuchia; đồng thời, nâng cao uy tín nước lớn, chứng minh cho các quốc gia láng giềng, nhất là khu vực Đông Nam Á thấy có thể tin cậy vào Trung Quốc để ngăn chặn ảnh hưởng của Việt Nam và tham vọng của Liên Xô.
Bắt đầu vào ngày 17-2, kết thúc vào ngày16-3-1979, cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc Việt Nam do Trung Quốc gây ra có thể chia làm 2 giai đoạn: 1- Tấn công (17-02 đến 5-3-1979); 2- Rút lui ( 6-3 đến 16-3-1979).
Đương đầu với số lượng quân hùng hậu của Trung Quốc, lực lượng trên toàn tuyến biên giới của Việt Nam tương đối mỏng, chủ yếu là lực lượng địa phương, chỉ có một bộ phận chủ lực, song với tinh thần không để mất dù chỉ một tấc đất biên cương, quân và dân Việt Nam đã chặn đánh quyết liệt, tiêu hao lực lượng, hạn chế tốc độ tiến quân, kìm chân đối phương. Sau 17 ngày đọ sức với lực lượng tại chỗ của Việt Nam, bằng sức mạnh áp đảo, sử dụng chiến thuật “biển người”, Trung Quốc mới chiếm được một số mục tiêu: Lạng Sơn, Cao Bằng, Cam Đường (Lào Cai), Phong Thổ (Lai Châu). Trung Quốc đã phá hủy hầu như hoàn toàn 4 tỉnh biên giới của Việt Nam và 320 xã, thiệt hại về người và của là vô cùng to lớn. Ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố đã đạt mục đích, bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam. Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Một số sư đoàn chính qui Việt Nam được điều từ Campuchia và Lào đã về tới sát mặt trận. Liên Xô bắt đầu tăng quân tới biên giới Trung - Xô. Kể từ lúc quân đội Trung Quốc rút lui, bộ đội Việt Nam không tấn công truy kích.
Cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung tuy ngắn ngày, nhưng Trung Quốc đã có những thiệt hại khá lớn: Ngân sách quốc gia Trung Quốc năm 1979 bị thâmhụt 17,6 tỷ NDT, trong số đó có 2,04 tỷ NDT bị dốc vào phụ chi cho cuộc chiến tranh biên giới và phía Trung Quốc "thừa nhận 20.000 thương vong"[31].
Về trình độ, khả năng tác chiến của quân đội Trung Quốc, dựa vào một số tư liệu tổng kết cuộc chiến tranh 1979 của Quân khu Quảng Châu và cuốn “70 năm Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc”, hai nhà nghiên cứu Edward C. O'Dowd và John F. Corbett, Jrđã đánh giá như sau: Chiến thuật cơ bản của bộ binh khi tấn công Việt Nam vô cùng đơn điệu. Lực lượng pháo binh chưa phát huy được tác dụng hữu hiệu. Kỹ năng của các công trình dã chiến tương đối lạc hậu. Công tác trắc địa có vấn đề. Hệ thống bảo đảm hậu cần kém hiệu quả (…). Qua đó còn thấy công tác huấn luyện là một trong những khâu yếu kém của quân đội, phải cải cách biên chế…[32].
4- Những bài học lớn
Thứ nhất, Trung Quốc là nước lớn, tồn tại kề cận Việt Nam và là nước luôn có vấn đề biên giới, lãnh thổ, lãnh hải với các nước láng giềng. Trung Quốc luôn có những tính toán và bước đi khó đoán định; do vậy, muốn tồn tại bên cạnh một người láng giềng phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, là nước nhỏ, Việt Nam phải luôn đề cao cảnh giác; đồng thời, có đối sách uyển chuyển, mềm dẻo, nhưng cương quyết, không lùi bước trước sức ép một cách bị động. Bắt đầu, diến tiến và kết thúc của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 cho thấy, Việt Nam sẽ không bị chi phối và kiềm tỏa, nếu tranh thủ được hậu thuẫn quốc tế, nhất là trong điều kiện hiện nay, tiếng nói của cộng đồng thế giới có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách của mỗi quốc gia. Việt Nam đang là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, có vị thế trong khu vực, trên thế giới, được sự ủng hộ của nhiều tổ chức toàn cầu (IMF, WB, UNDP, APEC..) - đây là một đảm bảo an ninh tốt cho Việt Nam chèo chống trước sóng gió.
Thứ hai,thực tiễn cho thấy nhận thức, sự hiểu biết của Việt Nam về Trung Quốc, về chiến lược của Trung Quốc, các toan tính của Trung Quốc trước và sau cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 vẫn chưa đầy đủ, còn nhiều thiếu hụt. Nhiều lúc, nhiều nơi, Việt Nam chưa hiểu thấu Trung Quốc, chưa nắm bắt trúng, đúng các ý đồ của Trung Quốc.Thời gian sau năm 1975, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc có thể khắc họa bằng hình ảnh “bằng mặt nhưng không bằng lòng”, tuy bề mặt vẫn còn hữu nghị, song bên trong đã hé lộ những vết nứt khó lòng hàn gắn và mặc dù một số cán bộ cấp cao của Việt Nam đã nhận thấy những vấn đề bất thường trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, nhận thấy chiều hướng ngày càng xấu đi trong quan hệ giữa hai nước, song Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam vẫn thiếu cảnh giác, thiếu nhạy bén và có phần bị động trong xử lý quan hệ Việt - Trung. Rút kinh nghiệm từ quá khứ, trong khi Trung Quốc luôn luôn tồn tại cận kề, đôi lúc không thể đoán trước, thì lợi ích, chiến lược và chính sách của Trung Quốc cần phải được tính đến, nghiên cứu, đánh giá để đề ra chủ trương phù hợp. Cần nhận thức rằng, đường lối đối ngoại của Trung Quốc mang tính cổ truyền đặc trưng là mở rộng ảnh hưởng, mở rộng địa bàn hoạt động, mở rộng cương vực sinh tồn, với cái bất biến là vị trí và quyền lực; từ đó, có hệ thống giải pháp, chính sách và chiến lược phù hợp.
Thứ ba, luôn luôn kiên định lợi ích dân tộc, bảo tồn lãnh thổ, lãnh hải. Hiện nay, giữa Trung Quốc và Việt Nam, vấn đề lãnh hải, đặc biệt là xung quanh tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa đang là vấn đề nổi cộm. Nhìn từ góc độ bảo vệ đất nước trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, trước hành động xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam bất chấp dư luận, vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc, Đảng, Nhà nước Việt Nam kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam đánh thắng các thế lực thù địch, giữ gìn từng tấc đất biên cương của Tổ quốc[33], "kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, chặn đứng và đập tan cuộc chiến tranh xâm lược"[34]. Đáplời kêu gọi, trước phút nguy nan của Tổ quốc, quân và dân Việt Nam đã kiên quyết giáng trả, bảo vệ vẹn toàn đất nước. Phát huy tinh thần ấy, hiện nay, trong những tranh chấp ở biển Đông, khi Trung Quốc đã chiếm giữ một số đảo, mà "với thời gian nếu như không có sự phản đối từ phía quốc gia kia và nếu có sự thừa nhận của các quốc gia thứ ba, thì sẽ tạo nên chủ quyền cho quốc gia chiếm hữu"[35], Việt Nam cần phải hành động cương quyết, thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo tồn lợi ích quốc gia, tuyệt đối không để bất kỳ một thế lực nào đụng chạm đến chủ quyền, đến độc lập tự do của dân tộc.
........................................
[1]Ramses Amer: Người Hoa ở Việt Nam và quan hệ Trung - Việt, Kuals Lumpur, Bản dịch, Lưu tại Thư viện Ban Biên giới Chính phủ, 1991, tr.8.
[2]Ramses Amer: Người Hoa ở Việt Nam và quan hệ Trung- Việt,Tlđd, tr. 1
[3]Từ cuối năm 1976 sang đầu năm 1977, ở Trung Quốc có sự thay đổi chính sách đối với vấn đề gọi là “người Hoa ở hải ngoại”. Nếu trong thời kỳ “cách mạng văn hoá” người Hoa ở nước ngoài bị phân biệt đối xử và nghi ngời, thì từ đầu năm 1977, Trung Quốc lại mong nhận được sự giúp đỡ của người Hoa ở nước ngoài để phát triển kinh tế đất nước.
[4]Ramses Amer: Người Hoa ở Việt Nam và quan hệ Trung- Việt,Tlđd, tr. 46.
[5]"Nghiên cứu vấn đề quốc tế", Tạp chí Nghiên cứu vấn đề quốc tế, Sở nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Trung Quốc, số 2, Bản dịch, Lưu tại Phòng Thông tin- tư liệu, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Bộ Quốc phòng, 1988), tr.12.
([6]) Theo số liệu của Ban Tổng kết quân sự - Bộ Quốc phòng thì từ tháng 5-1975 đến cuối năm 1975, chúng gây ra 110 vụ xung đột, lấn chiếm 20 điểm biên giới. Năm 1976, chúng gây ra 280 vụ, tăng 2,7 lần so với năm 1975, năm 1977 gây ra 1.850 vụ, tăng 6 lần so với năm 1976.
[7]Dẫn theo Ngô Vĩnh Long; Vài câu hỏi về quan hệ giữa ngoại giao và công việc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong thập kỷ sau khi miền Nam được giải phóng, Tạp chí Thời đại mới, số 6/tháng 12-2005.
[8]Lưu Văn Lợi, Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam (1975 - 1995), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998, Tập 2 tr. 110.
[9]Cuộc xung đột Trung Quốc - Việt Nam(1980), Chuyên san, Bản dịch, Lưu tại Thư viện Quân đội, tr.9.
[10]Gilbert Padoul: Chính sách ngoại giao của Trung Quốc sau Mao Trạch Đông, Bản dịch, Lưu tại Thư viện Quân đội, tr.2.
[11]Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1979, tr.9.
[12]Tức Quảng Ninh ngày nay.
[13]Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Sđd, tr.7.
[14]Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Sđd, tr.7.
[15]Sa lực Mân Hạ: 9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc, Bản dịch của Cục nghiên cứu, Bộ Quốc phòng, Hà Nội, 1992, tr.39.
[16]Eric Hyer: The South China Sea Disputes: Implications of Chiná s Earlier Territorial Settlements, In: the “Pacific Affairs”, Vol.98, N1, Spring 1995, University of British Columbia Canada, 1995, p. 36-37.
[17]Bí thư và Tư lệnh quân khu Quảng Châu (gồm hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây), bảo vệ Đặng Tiểu Bình trong cuộc thanh trừng lần hai. Được cử làm Tổng chỉ huy trong cuộc tấn công dọc biên giới phía Bắc Việt Nam.
[18]Nayan Chanda: Brother Enemy: The War After the War, 1988, p. 337.
[19]Nayan Chanda: Brother Enemy: The War After the War, p. 337.
[20]Nayan Chanda: Brother Enemy: The War After the War, p. 337.
[21]Chiến tranh của Trung Quốc đánh Việt Nam, 1979, các vấn đề, quyết định và tác động, Bản dịch, Thư viện quân đội.
[22]Nayan Chanda: Brother Enemy: The War After the War, 1988, p. 394.
[23]Cựu chủ tịch Nghiệp đoàn công nhân xe hơi, Trưởng phái đoàn thiện chí Mỹ sang thăm Việt Nam
năm 1976.
năm 1976.
[24]Nayan Chanda: Brother Enemy: The War After the War, p. 339.
[25]Nayan Chanda: Brother Enemy: The War After the War, p. 361.
[26]Nayan Chanda: Brother Enemy: The War After the War, p. 361.
[27]Nayan Chanda: Brother Enemy: The War After the War, p. 361.
[28]Nayan Chanda: Brother Enemy: The War After the War, p. 361.
[29]Nayan Chanda: Brother Enemy: The War After the War, p. 338.
[30]Bộ Ngoại giao: Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, Nxb Sự thật, 1980, tr.91.
[31]32 năm chiến tranh biên giới Trung - Việt, BBC Vietnamese.com, ngày 16-2-2011.
[32] Mỹ quốc nhân nhãn trung đích Trung Việt chiến tranh…, http://www.milchina.com, ngày 29/4/2010.
[33]Lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo Nhân dân, ngày 5-3 -1979, tr. 1.
[34]Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết, kiên quyết đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của bọn phản động Trung Quốc, Báo Nhân dân, ngày 19-2 -1979, tr. 6.
[35]Viện Sử học,Kỷ yếu hội thảo phát triển khu vực châu Á-Thái bình Dương và tranh chấp biển Đông, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 386.