Tôi nghĩ rằng chúng ta nên có một cuộc hội thảo khoa học về Trần Trọng Kim. Đã có nhiều ý kiến trao đổi, nhưng nhận định chung hình như chưa thật thoả đáng lắm. Ngay gần đây trên tạp chí Xưa và Nay (bài của Hà Vinh) và trên tạp chí Văn Nghệ (bài của Đặng Minh Phương), ý kiến cũng rất khác nhau. Trao đổi về ông cũng là một dịp làm sáng tỏ sự thật.
Từ những năm 1940 trở về trước, Trần Trọng Kim đã được dư luận đánh giá cao. Ông được xem là một nhà giáo gương mẫu, một học giả bậc thầy, một con người nghiêm túc. Nhưng từ 1945, ông bị vướng vào một hoạt động chính trị để mang cái tiếng không hay, thậm chí có thể xem là nhục nhã. Ra làm thủ tướng, ông bị các báo chí bí mật chửi rủa nặng nề. Chu Lang làm thơ ghét bỏ thẳng thừng: “Ngực đeo cái biển Việt gian, cúi đầu bái tạ thiên hoàng phía đông”. Sau cách mạng tháng 8 thành công, người ta không nhắc đến ông nữa. Cả về mặt học thuật, ông cũng bị đánh giá thấp. Trần Huy Liệu trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử đã phê phán cuốn Việt Nam sử lược, cho là nặng quan điểm thực dân. Rồi đến năm 2001, trên báo Tiền Phong (số 17), Bùi Thiết xem Trần Trọng Kim là người quay lưng lại với dân tộc. Gần đây nhất, cũng nói về Trần Trọng Kim trong “góc khuất” của lịch sử, Hà Vinh cho việc Trần Trọng Kim ra lập nội các là điều bất đắc dĩ, nên đã nằng nặc xin thôi, còn Đặng Minh Phương thì đồng ý với Nguyễn Khắc Viện cho rằng Trần Trọng Kim đơn giản chỉ là tay sai của người Nhật v.v.
Tôi nghĩ rằng vấn đề có thể suy nghĩ và cân nhắc thêm. Xin thử đưa ra vài điều để chúng ta dễ dàng bàn bạc (1)
Trần Trọng Kim là người ở làng Kiều Lĩnh, xã Đan Phổ (nay là Xuân Phổ, trước thuộc tổng Đan Hải) huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Vùng đất này có thể nói là một vùng văn vật. Phía Đông là biển, phía Nam là Hồng Lĩnh, phía Tây là huyện Hưng Nguyên và thành phố Vinh, phía Bắc có đảo Song Ngư. Các nhà văn hoá lớn cả nước gần như đều tập trung cả ở đây. Đi từ Cửa Hội ngược vào huyện lỵ Nghi Xuân, đầu tiên ta gặp tiến sĩ Vũ Thời Mẫu ở làng Hội Thống, qua làng ông Kim, đến làng của Xích Thanh cuồng sĩ (ở Đan Hải) làng Tiên Điền của Nguyễn Du, làng Ung Viễn của Nguyễn Công Trứ, làng Tả Ao của Vũ Đức Huyền, làng Phan Xá của Phan Chính Nghị, làng Xuân Viên của họ Nguỵ (Nguỵ Khắc Tuần, Nguỵ Khắc Đản). Đi sâu vào nữa là đến những nhân vật huyền thoại: cố ghép ở làng Cọng Khánh, ông Hoàng Mười ở xã Tam Xuân. Phong cảnh hữu tình dày đặc ở đây với đảo Song Ngư, đảo Mắt (tên chữ là Nhạn Sơn Đài) rồi cả Ngàn Hống và sông Lam từng nêu tên trong sử sách.
Họ Trần của Trần Trọng Kim là một họ lớn. Hầu như cả xã Đan Phổ, phổ biến là họ Trần. Họ đã có công gây dựng, xây đắp nên làng xóm (lúc đầu gọi là Đan Phố, sau theo cách phát âm mới đọc là Phổ). Dân chúng có làng nghề là làng thợ mộc. Phương Ngôn Nghi Xuân có câu: “Lúa Xuân Viên, tiền Hội Thống, trống Đan Tràng, đục Chàng Đan Phổ”. Nhưng người dân lại có tinh thần chiến đấu cao. Cụ thân sinh ra Trần Trọng Kim là Trần Bá Huân, có tham gia phong trào Cần Vương. Em gái ông Kim, Trần Thị Liên là một cán bộ Xô Viết, hoạt động năm 1930 (cho đến 1945, chị còn cùng tôi tổ chức Việt Minh xã với nhiều đồng chí như Trần Côn, Trần Mạnh Táo, sau đó chị mất vào năm 1964). Con gái cụ Kim, một bà bạn của tôi, hiện đang ở Pháp. Họ Trần này còn có ông Trần Sĩ Đức, học giỏi thi hạch đấu đầu nên gọi là đầu huyện Đức. Ông tham gia phong trào Đông Du, thiên về chế tạo súng rồi bị bắt, nhưng tiếng tăm ông khá trội ở Hà Tĩnh. Lớp em họ của ông Kim có những thầy giáo dạy giỏi như các thầy Trần Văn Kiêm, Trần Trọng Tính, công tác ở trường Minh Tân, trường Lễ Văn ở TP Vinh (khoảng từ 1939 về sau).
Chưa được rõ về mối liên hệ nào , ông được vào học trường Thông Ngôn (cùng lớp với Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh), đỗ tốt nghiệp hạng ưu. Rồi được sang Pháp học ở tỉnh Lyon, đỗ năm 1911, về nước làm việc ở nha học chính Hà Nội. Từ đó ông làm thanh tra các trường tiểu học, và làm giám đốc các trường Nam Hà Nội, đến 1943 thì về hưu. Sự giao thiệp của ông với quan lại triều đình, cũng như các quan chức Pháp không được rõ lắm, chỉ biết ông có liên lạc thân tình với ông Thân Trọng Huề, thượng thư bộ Học triều Khải Định. Cuốn Việt Nam sử lược được xuất bản, ông có ghi lời đề tặng Thân Trọng Huề.
Cũng không biết trong phạm vi bí mật, ông đã có hành động chống Pháp như thế nào, và liên lạc với người Nhật ra sao. Chỉ biết rằng vào 1944, có tin ông sẽ bị Pháp bắt, người Nhật đã bí mật cho ông cùng với Dương Bá Trạc đi lánh nạn ở Chiêu Nam (Singapore). Năm 1945, ông được đưa về gặp Bảo Đại, nhận lời ra làm thủ tướng. Chính phủ ông lập ra, gồm nhiều người ưu tú, nhưng bị xem là chính phủ bù nhìn thân Nhật rồi phải từ chức và Bảo Đại cũng thoái vị. Ông chạy sang Trung Quốc, cùng nhóm Việt Chiến, Việt Cách, được cử làm chủ tịch Hội đồng quốc gia cho Bảo Đại từ 6 – 9 – 1953. Nhưng thực ra, ông chẳng làm được gì, chẳng lãnh đạo ai, lại trở về ở ẩn tại Đà Lạt. Ngày 2 – 12 – 1953, ông mất vì đứt mạch máu, thọ 71 tuổi.
Trần Trọng Kim trước nhất là một nhà giáo dục. Không rõ ông có trực tiếp lên lớp không, và trực tiếp phụ trách một lớp nào ở bậc sơ học hay tiểu học? Tôi không điều tra được những giờ dạy này (chắc là không thể thực hiện được), chỉ biết là đến năm 1933, nhà văn Thiếu Sơn viết cuốn Phê bình và cảo luận, nói rõ ông Trần Trọng Kim đã đi khám trường tiểu học ở Mon Cay, với tư cách là một thanh tra. Vào những năm thập kỷ 10 của thế kỷ 20, ông đã soạn các sách Sơ học luân lý (1941) và Sư phạm khoa yếu lược (1916). Những sách này đều do tác giả tự xuất bản, chứ không phải do cơ quan nhà nước in. Các báo chí hồi đó (như Đông Dương tạp chí) đã rất ca ngợi những tác phẩm ấy, cho rằng Trần Trọng Kim “thật là có công với học giới nước ta” (tờ báo nói trên số 91).
Tiếp đó nha Học chính Đông Dương đã cho xuất bản một loạt sách giáo khoa thư, các lớp Đồng ấm, dự bị và sơ đẳng, và ghi rõ là do các soạn giả Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận. Trần Trọng Kim là người đứng đầu nhóm soạn giả này. Điều khá rõ rệt là những cuốn giáo khoa thư này, đặc biệt là Quốc văn giáo khoa thư, Sử ký giáo khoa thư và Luân lý giáo khoa thưv.v. đều là những sách viết rất hay. Người ta đã có cảm tưởng phần lớn là do Trần Trọng Kim viết, vì so với những cuốn luân lý, sư phạm, sử ký v.v. thì giọng văn rất giống nhau. Thậm chí có nhiều dòng trong cuốn Sử ký giáo khoa thư (lớp sơ đẳng) đều giống nghĩa văn sách Việt Nam sử lược. Những học sinh tiểu học hồi đó (đầu thế kỷ 20) nay đã là lớp người cao tuổi còn vẫn thuộc lòng những bài trong các sách giáo khoa này. Một số câu, đề bài trong các sách ấy, đến nay đã trở thành nhưng câu khẩu ngữ rất sâu sắc, rất cảm động mà lại rất phổ thông: Ai bảo chăn trâu là khổ… Xuân đi học con người hớn hở…. Cách biên soạn giáo khoa cho các lớp tiểu học của nhóm soạn giả Trần Trọng Kim thật là đáng khâm phục. Sách giáo khoa tiểu học của chúng ta ngày nay, còn phải gia công nhiều, nhiều nữa mới vượt được họ.
Cùng với những cuốn Giáo khoa thư này, Trần Trọng Kim cũng chủ trương cả tờ Học báo. Báo này phát xuống các trường công, cung cấp những bài dạy ở tất cả các lớp tiểu học cho các thầy giáo, cũng có ích lợi thiết thực trong ngành.
Nhà giáo Trần Trọng Kim không chỉ quan tâm đến việc lên lớp, đào tạo. Phải nói rằng ông đã đóng góp cho giáo dục cả trong nhà trường và ngoài đời, ở cả tri thức và phong cách (sống và viết) “Vũ Ngọc Phan trong sách “Nhà văn hiện đại đã có ý kiến khác xác đáng” “Ông là một nhà giáo dục, nên những sách của ông toàn là sách học cả. Văn ông là một thứ văn rất hay, tuy rất giản dị mà không bao giờ xuống đến các mức tầm thường, lời lời sáng suốt, giọng lại thiết tha như người đang giảng dạy. Lối văn ấy là lối văn của một nhà văn có nhiệt tâm, có lòng thành thực… Ông lại là một nhà văn dùng chữ rất xác đáng, và viết quốc ngữ rất đúng nữa” (sách đã dẫn trang 208).
Cũng thuộc phạm vi giáo dục, còn phải kể đến cuốn Việt Nam văn phạm của Trần Trọng Kim, soạn chung với Bùi Kỷ và Phạm Duy Khiêm. Cũng như nhiều bộ môn khoa học trong thời kỳ quốc văn đổi mới, môn ngữ pháp đối với học giới ta lúc đó (đầu thế kỷ 20), còn khá ngỡ ngàng. Nhiều cố gắng của Trần Cảnh Hảo, Nguyễn Việt Chi, Nguyễn Trọng Thuật, Bùi Kỷ v.v. vẫn chưa ứng đáp được nhu cầu học tập và nghiên cứu. Cuốn Việt Nam văn phạm này đã tỏ ra có công phu hơn, được biên soạn một cách có phương pháp hơn, nhất là hạn chế được những ảnh hưởng về ngữ pháp của Pháp và Trung Quốc. Nhưng thực ra, sách cũng không được quan tâm nhiều lắm vào lúc này (đại chiến thứ hai đến hồi kết thúc chế độ thống trị của Pháp sắp cáo chung). Những năm về sau, ngôn ngữ học và ngữ pháp học Việt Nam có những bước tiến xa, người ta cũng ít nhắc đến cuốn Việt Nam văn phạm.
Cái vinh dự lớn trong làng học thuật mà Trần Trọng Kim giành được là nhờ ở những tác phẩm nghiên cứu tổng hợp và chuyên trách của ông trong đó rõ ràng ông đã thành nhà học giả (cả trước và sau năm 1945). Có thể chia ra mấy loại sách sau đây:
1. Nghiên cứu các học thuyết ở Việt Nam
Công phu lớn lao của Trần Trọng Kim là ông đã viết được bộ sách Nho giáo, xuất bản lần đầu năm 1930, rồi lần thứ hai (1932) có sửa chữa kỹ lưỡng. Sau đó được tái bản nhiều lần. Ông ghi về mục đích viết sách của mình một cách rất khiêm tốn, chỉ mong vẽ lại cái bản đồ của Nho giáo mà thôi. Sách này gồm 3 quyển.
- Quyển nhất nói về Khổng Tử (Thời đại – học thuyết – tác phẩm – Môn đề)
- Quyển hai nói về các học phái của Nho giáo, đặc biệt đi cụ thể vào Mạnh tử và tuân tử.
- Quyển ba nói về Nho giáo trong các thời đại sau ở Trung Quốc. Có phần cuối cùng nói về nho giáo ở Việt Nam.
Tôi đã có lần bàn về giá trị của cuốn sách này. Sách cũng có những vấn đề chưa đạt về mặt học thuật (như cách hiểu về lý thái cực, lý vô cực của Khổng Tử và của Tống Nho; như quan niệm về quân quyền của Khổng Tử v.v.) mà các nhà nghiên cứu lúc bấy giờ như Phan Khôi, Ngô Tất Tố đã phê phán. Điều đáng trân trọng là khi nghe lời phê bình chính xác, Trần Trọng Kim đã nghiêm túc sửa chữa, bỏ đi những điều ngộ nhận của mình trong lần tái bản. Bạn đọc đã rất khâm phục Trần Trọng Kim về tư cách nhà học giả, là ở chỗ này.
Ngoài lĩnh vực nho giáo, Trần Trọng Kim còn giành thời gian soạn cuốn Phật lục (1940). Sách gồm 5 chương và một bản phụ lục. Soạn giả đã nói rõ về tiểu sử và hành trạng đức Thích Ca, nêu rõ về các vị Phật tổ, các vị Bồ Tát .v.v. Có chương thuật rõ về các tượng trong những ngôi chùa ở Việt Nam, từ tượng Tam thế đền Bát bộ kim cương. Phần phụ lục nói đến một ngôi chùa lớn của nước ta. Với các môn đồ phật tử cũng như quần chúng nói chung, quyển Phật Lục là một tài liệu phổ thông, biên soạn rất có phương pháp, có giá trị sử dụng tốt. Trần Trọng Kim chỉ dừng lại ở đó, chứ không đi sâu nghiên cứu và giới thiệu học thuyết như khi ông viết về Nho giáo (1).
Từ những năm 1940 trở về trước, Trần Trọng Kim đã được dư luận đánh giá cao. Ông được xem là một nhà giáo gương mẫu, một học giả bậc thầy, một con người nghiêm túc. Nhưng từ 1945, ông bị vướng vào một hoạt động chính trị để mang cái tiếng không hay, thậm chí có thể xem là nhục nhã. Ra làm thủ tướng, ông bị các báo chí bí mật chửi rủa nặng nề. Chu Lang làm thơ ghét bỏ thẳng thừng: “Ngực đeo cái biển Việt gian, cúi đầu bái tạ thiên hoàng phía đông”. Sau cách mạng tháng 8 thành công, người ta không nhắc đến ông nữa. Cả về mặt học thuật, ông cũng bị đánh giá thấp. Trần Huy Liệu trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử đã phê phán cuốn Việt Nam sử lược, cho là nặng quan điểm thực dân. Rồi đến năm 2001, trên báo Tiền Phong (số 17), Bùi Thiết xem Trần Trọng Kim là người quay lưng lại với dân tộc. Gần đây nhất, cũng nói về Trần Trọng Kim trong “góc khuất” của lịch sử, Hà Vinh cho việc Trần Trọng Kim ra lập nội các là điều bất đắc dĩ, nên đã nằng nặc xin thôi, còn Đặng Minh Phương thì đồng ý với Nguyễn Khắc Viện cho rằng Trần Trọng Kim đơn giản chỉ là tay sai của người Nhật v.v.
Tôi nghĩ rằng vấn đề có thể suy nghĩ và cân nhắc thêm. Xin thử đưa ra vài điều để chúng ta dễ dàng bàn bạc (1)
Trần Trọng Kim là người ở làng Kiều Lĩnh, xã Đan Phổ (nay là Xuân Phổ, trước thuộc tổng Đan Hải) huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Vùng đất này có thể nói là một vùng văn vật. Phía Đông là biển, phía Nam là Hồng Lĩnh, phía Tây là huyện Hưng Nguyên và thành phố Vinh, phía Bắc có đảo Song Ngư. Các nhà văn hoá lớn cả nước gần như đều tập trung cả ở đây. Đi từ Cửa Hội ngược vào huyện lỵ Nghi Xuân, đầu tiên ta gặp tiến sĩ Vũ Thời Mẫu ở làng Hội Thống, qua làng ông Kim, đến làng của Xích Thanh cuồng sĩ (ở Đan Hải) làng Tiên Điền của Nguyễn Du, làng Ung Viễn của Nguyễn Công Trứ, làng Tả Ao của Vũ Đức Huyền, làng Phan Xá của Phan Chính Nghị, làng Xuân Viên của họ Nguỵ (Nguỵ Khắc Tuần, Nguỵ Khắc Đản). Đi sâu vào nữa là đến những nhân vật huyền thoại: cố ghép ở làng Cọng Khánh, ông Hoàng Mười ở xã Tam Xuân. Phong cảnh hữu tình dày đặc ở đây với đảo Song Ngư, đảo Mắt (tên chữ là Nhạn Sơn Đài) rồi cả Ngàn Hống và sông Lam từng nêu tên trong sử sách.
Họ Trần của Trần Trọng Kim là một họ lớn. Hầu như cả xã Đan Phổ, phổ biến là họ Trần. Họ đã có công gây dựng, xây đắp nên làng xóm (lúc đầu gọi là Đan Phố, sau theo cách phát âm mới đọc là Phổ). Dân chúng có làng nghề là làng thợ mộc. Phương Ngôn Nghi Xuân có câu: “Lúa Xuân Viên, tiền Hội Thống, trống Đan Tràng, đục Chàng Đan Phổ”. Nhưng người dân lại có tinh thần chiến đấu cao. Cụ thân sinh ra Trần Trọng Kim là Trần Bá Huân, có tham gia phong trào Cần Vương. Em gái ông Kim, Trần Thị Liên là một cán bộ Xô Viết, hoạt động năm 1930 (cho đến 1945, chị còn cùng tôi tổ chức Việt Minh xã với nhiều đồng chí như Trần Côn, Trần Mạnh Táo, sau đó chị mất vào năm 1964). Con gái cụ Kim, một bà bạn của tôi, hiện đang ở Pháp. Họ Trần này còn có ông Trần Sĩ Đức, học giỏi thi hạch đấu đầu nên gọi là đầu huyện Đức. Ông tham gia phong trào Đông Du, thiên về chế tạo súng rồi bị bắt, nhưng tiếng tăm ông khá trội ở Hà Tĩnh. Lớp em họ của ông Kim có những thầy giáo dạy giỏi như các thầy Trần Văn Kiêm, Trần Trọng Tính, công tác ở trường Minh Tân, trường Lễ Văn ở TP Vinh (khoảng từ 1939 về sau).
Chưa được rõ về mối liên hệ nào , ông được vào học trường Thông Ngôn (cùng lớp với Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh), đỗ tốt nghiệp hạng ưu. Rồi được sang Pháp học ở tỉnh Lyon, đỗ năm 1911, về nước làm việc ở nha học chính Hà Nội. Từ đó ông làm thanh tra các trường tiểu học, và làm giám đốc các trường Nam Hà Nội, đến 1943 thì về hưu. Sự giao thiệp của ông với quan lại triều đình, cũng như các quan chức Pháp không được rõ lắm, chỉ biết ông có liên lạc thân tình với ông Thân Trọng Huề, thượng thư bộ Học triều Khải Định. Cuốn Việt Nam sử lược được xuất bản, ông có ghi lời đề tặng Thân Trọng Huề.
Cũng không biết trong phạm vi bí mật, ông đã có hành động chống Pháp như thế nào, và liên lạc với người Nhật ra sao. Chỉ biết rằng vào 1944, có tin ông sẽ bị Pháp bắt, người Nhật đã bí mật cho ông cùng với Dương Bá Trạc đi lánh nạn ở Chiêu Nam (Singapore). Năm 1945, ông được đưa về gặp Bảo Đại, nhận lời ra làm thủ tướng. Chính phủ ông lập ra, gồm nhiều người ưu tú, nhưng bị xem là chính phủ bù nhìn thân Nhật rồi phải từ chức và Bảo Đại cũng thoái vị. Ông chạy sang Trung Quốc, cùng nhóm Việt Chiến, Việt Cách, được cử làm chủ tịch Hội đồng quốc gia cho Bảo Đại từ 6 – 9 – 1953. Nhưng thực ra, ông chẳng làm được gì, chẳng lãnh đạo ai, lại trở về ở ẩn tại Đà Lạt. Ngày 2 – 12 – 1953, ông mất vì đứt mạch máu, thọ 71 tuổi.
Trần Trọng Kim trước nhất là một nhà giáo dục. Không rõ ông có trực tiếp lên lớp không, và trực tiếp phụ trách một lớp nào ở bậc sơ học hay tiểu học? Tôi không điều tra được những giờ dạy này (chắc là không thể thực hiện được), chỉ biết là đến năm 1933, nhà văn Thiếu Sơn viết cuốn Phê bình và cảo luận, nói rõ ông Trần Trọng Kim đã đi khám trường tiểu học ở Mon Cay, với tư cách là một thanh tra. Vào những năm thập kỷ 10 của thế kỷ 20, ông đã soạn các sách Sơ học luân lý (1941) và Sư phạm khoa yếu lược (1916). Những sách này đều do tác giả tự xuất bản, chứ không phải do cơ quan nhà nước in. Các báo chí hồi đó (như Đông Dương tạp chí) đã rất ca ngợi những tác phẩm ấy, cho rằng Trần Trọng Kim “thật là có công với học giới nước ta” (tờ báo nói trên số 91).
Tiếp đó nha Học chính Đông Dương đã cho xuất bản một loạt sách giáo khoa thư, các lớp Đồng ấm, dự bị và sơ đẳng, và ghi rõ là do các soạn giả Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận. Trần Trọng Kim là người đứng đầu nhóm soạn giả này. Điều khá rõ rệt là những cuốn giáo khoa thư này, đặc biệt là Quốc văn giáo khoa thư, Sử ký giáo khoa thư và Luân lý giáo khoa thưv.v. đều là những sách viết rất hay. Người ta đã có cảm tưởng phần lớn là do Trần Trọng Kim viết, vì so với những cuốn luân lý, sư phạm, sử ký v.v. thì giọng văn rất giống nhau. Thậm chí có nhiều dòng trong cuốn Sử ký giáo khoa thư (lớp sơ đẳng) đều giống nghĩa văn sách Việt Nam sử lược. Những học sinh tiểu học hồi đó (đầu thế kỷ 20) nay đã là lớp người cao tuổi còn vẫn thuộc lòng những bài trong các sách giáo khoa này. Một số câu, đề bài trong các sách ấy, đến nay đã trở thành nhưng câu khẩu ngữ rất sâu sắc, rất cảm động mà lại rất phổ thông: Ai bảo chăn trâu là khổ… Xuân đi học con người hớn hở…. Cách biên soạn giáo khoa cho các lớp tiểu học của nhóm soạn giả Trần Trọng Kim thật là đáng khâm phục. Sách giáo khoa tiểu học của chúng ta ngày nay, còn phải gia công nhiều, nhiều nữa mới vượt được họ.
Cùng với những cuốn Giáo khoa thư này, Trần Trọng Kim cũng chủ trương cả tờ Học báo. Báo này phát xuống các trường công, cung cấp những bài dạy ở tất cả các lớp tiểu học cho các thầy giáo, cũng có ích lợi thiết thực trong ngành.
Nhà giáo Trần Trọng Kim không chỉ quan tâm đến việc lên lớp, đào tạo. Phải nói rằng ông đã đóng góp cho giáo dục cả trong nhà trường và ngoài đời, ở cả tri thức và phong cách (sống và viết) “Vũ Ngọc Phan trong sách “Nhà văn hiện đại đã có ý kiến khác xác đáng” “Ông là một nhà giáo dục, nên những sách của ông toàn là sách học cả. Văn ông là một thứ văn rất hay, tuy rất giản dị mà không bao giờ xuống đến các mức tầm thường, lời lời sáng suốt, giọng lại thiết tha như người đang giảng dạy. Lối văn ấy là lối văn của một nhà văn có nhiệt tâm, có lòng thành thực… Ông lại là một nhà văn dùng chữ rất xác đáng, và viết quốc ngữ rất đúng nữa” (sách đã dẫn trang 208).
Cũng thuộc phạm vi giáo dục, còn phải kể đến cuốn Việt Nam văn phạm của Trần Trọng Kim, soạn chung với Bùi Kỷ và Phạm Duy Khiêm. Cũng như nhiều bộ môn khoa học trong thời kỳ quốc văn đổi mới, môn ngữ pháp đối với học giới ta lúc đó (đầu thế kỷ 20), còn khá ngỡ ngàng. Nhiều cố gắng của Trần Cảnh Hảo, Nguyễn Việt Chi, Nguyễn Trọng Thuật, Bùi Kỷ v.v. vẫn chưa ứng đáp được nhu cầu học tập và nghiên cứu. Cuốn Việt Nam văn phạm này đã tỏ ra có công phu hơn, được biên soạn một cách có phương pháp hơn, nhất là hạn chế được những ảnh hưởng về ngữ pháp của Pháp và Trung Quốc. Nhưng thực ra, sách cũng không được quan tâm nhiều lắm vào lúc này (đại chiến thứ hai đến hồi kết thúc chế độ thống trị của Pháp sắp cáo chung). Những năm về sau, ngôn ngữ học và ngữ pháp học Việt Nam có những bước tiến xa, người ta cũng ít nhắc đến cuốn Việt Nam văn phạm.
Cái vinh dự lớn trong làng học thuật mà Trần Trọng Kim giành được là nhờ ở những tác phẩm nghiên cứu tổng hợp và chuyên trách của ông trong đó rõ ràng ông đã thành nhà học giả (cả trước và sau năm 1945). Có thể chia ra mấy loại sách sau đây:
1. Nghiên cứu các học thuyết ở Việt Nam
Công phu lớn lao của Trần Trọng Kim là ông đã viết được bộ sách Nho giáo, xuất bản lần đầu năm 1930, rồi lần thứ hai (1932) có sửa chữa kỹ lưỡng. Sau đó được tái bản nhiều lần. Ông ghi về mục đích viết sách của mình một cách rất khiêm tốn, chỉ mong vẽ lại cái bản đồ của Nho giáo mà thôi. Sách này gồm 3 quyển.
- Quyển nhất nói về Khổng Tử (Thời đại – học thuyết – tác phẩm – Môn đề)
- Quyển hai nói về các học phái của Nho giáo, đặc biệt đi cụ thể vào Mạnh tử và tuân tử.
- Quyển ba nói về Nho giáo trong các thời đại sau ở Trung Quốc. Có phần cuối cùng nói về nho giáo ở Việt Nam.
Tôi đã có lần bàn về giá trị của cuốn sách này. Sách cũng có những vấn đề chưa đạt về mặt học thuật (như cách hiểu về lý thái cực, lý vô cực của Khổng Tử và của Tống Nho; như quan niệm về quân quyền của Khổng Tử v.v.) mà các nhà nghiên cứu lúc bấy giờ như Phan Khôi, Ngô Tất Tố đã phê phán. Điều đáng trân trọng là khi nghe lời phê bình chính xác, Trần Trọng Kim đã nghiêm túc sửa chữa, bỏ đi những điều ngộ nhận của mình trong lần tái bản. Bạn đọc đã rất khâm phục Trần Trọng Kim về tư cách nhà học giả, là ở chỗ này.
Ngoài lĩnh vực nho giáo, Trần Trọng Kim còn giành thời gian soạn cuốn Phật lục (1940). Sách gồm 5 chương và một bản phụ lục. Soạn giả đã nói rõ về tiểu sử và hành trạng đức Thích Ca, nêu rõ về các vị Phật tổ, các vị Bồ Tát .v.v. Có chương thuật rõ về các tượng trong những ngôi chùa ở Việt Nam, từ tượng Tam thế đền Bát bộ kim cương. Phần phụ lục nói đến một ngôi chùa lớn của nước ta. Với các môn đồ phật tử cũng như quần chúng nói chung, quyển Phật Lục là một tài liệu phổ thông, biên soạn rất có phương pháp, có giá trị sử dụng tốt. Trần Trọng Kim chỉ dừng lại ở đó, chứ không đi sâu nghiên cứu và giới thiệu học thuyết như khi ông viết về Nho giáo (1).
2. Nghiên cứu các tác phẩm văn học Hán ViệtVề văn học, Trần Trọng Kim đã cùng Bùi Kỷ công bố truyện Thuý Kiều (phiên âm, chú giải). ở trường hợp này, có thể công phu của Bùi Kỷ là nhiều hơn - (bùi Kỷ là người đã dịch bản Bình Ngô đại cáo ra tiếng Việt một cách xuất sắc nhất, các bản dịch sau này đã cố ý sửa chữa, nhưng đều không đạt). Nhưng trên báo Nam Phong, hưởng ứng ý kiến của Phạm Quỳnh, thì Trần Trọng Kim đã phát biểu nhiều hơn cả. Rồi từ sau 1945, ông còn công bố, phiên âm bản Hạnh Thục Ca và dịch một ít thơ Đường (cũng đã được in thành sách). Những tác phẩm này cho thất sự thận trọng và uyên bác của ông, nhưng không có nhiều nét đặc sắc lắm.
3. Cuốn Việt Nam sử lược
Phải nhận rằng, bên cạnh những cuốn sách như Nho giáo, Truyện Thuý Kiều đã khẳng định vai trò học giả của Trần Trọng Kim, thì cuốn Việt Nam sử lược đã làm vinh dự cho ông hơn cả. Nên nhớ lúc đó, sách sử Việt Nam (viết bằng chữ quốc ngữ) là chưa có cuốn nào. ở các nhà trường từ bậc tiểu học trở lên, phải đọc bằng sách tiếng Pháp (dù người viết là người Việt, như các sách của giáo sư Dương Quảng Hàm). Từ những đống tư liệu bề bộn viết bằng Hán văn, mà sắp xếp lại cho thành một cuốn sử, có đầu đuôi, có thứ lớp như vậy, phải là người cao tay lắm mới viết được. Cách phân chia thời đại phải theo các triều vua là hợp với hoàn cảnh ta lúc bấy giờ (chứ không theo cách chia của sử bên âu châu được ). Tất nhiên, Trần Trọng Kim cũng phải theo cách đánh giá cũ để xếp các nhà Hồ, nhà Mạc v.v. là nguỵ triều, không đáng trách cứ. Nhưng ông đã có cách sắp xếp và biện giải về triều Tây Sơn, đề cao anh hùng Nguyễn Huệ thì quả là sáng suốt và công bằng. Cố nhiên, cuốn sách viết khi ta còn có chế độ vua quan, lại chịu ở dưới thống trị của người Pháp, thì cũng phải lựa bút, lựa lời, không có gì đáng trách. Sự phê bình nghiêm khắc của Trần Huy Liệu (như đã nói trên kia) là không thoả đáng. Vả lại làm sao mà vào lúc ấy lại có thể sử dụng quan điểm Mác Lênin như bây giờ ta đang đòi hỏi.
4. Tác phẩm khácTa cũng không quên rằng ở chặng đời cuối của mình, Trần Trọng Kim còn viết thêm một cuốn hồi ký: Một cơn gió bụi. Cuốn sách này chủ yếu kể lại thời kỳ ông cùng với Dương Bá Trạc trốn tránh sang Nhật, rồi về nước, lập chính phủ dưới triều Bảo Đại, do Nhật sắp đặt. Hồi bấy giờ, ta đã gọi chính phủ này là chính phủ bù nhìn thân Nhật, nên tất nhiên bị phản đối (là để nói trên).
Thật ra thì tập hồi ký này của ông cả về nội dung và nghệ thuật đều chưa đạt. Nhiều chỗ ông đi phải né trách không dám trình bày đúng sự thực. Có lẽ ông đã viết trong một tâm trạng ngao ngán mà không thức thời, một số chi tiết cũng không hoàn toàn trung thực, dưới này ta sẽ nói đến.
Nói sang chuyện hoạt động chính trị. Hình như đây là vấn đề được nhiều người quan tâm hơn và sự nhận định nói chung là khe khắt hơn. Song những điều đắc thất của Trần Trọng Kim ở chặng cuối đời này nên được làm rõ, có thể thấy được.
1. Việc ra làm thủ tướng.
Thật ra lúc đó nước ta bắt buộc phải có chính phủ. Nhật không thể trắng trợn nắm quyền, cũng như Pháp suốt 80 năm vẫn phải duy trì bộ máy Nam triều. Phải có một chính phủ không là tay sai thì cũng phải phục tùng quân đội Nhật. Không phải Trần Trong Kim thì phải có con người khác. Nhưng lại phải là người của Nhật đưa ra. Ta đã biết những Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đình Diệm đều được Nhật (và Bảo Đại) nhắc đến, nhưng cuối cùng họ chỉ cùng họ chỉ dùng Trần Trọng Kim. Nếu ông từ chối thì cũng không khó gì, song ông đã phải làm theo ý Nhật (tôi nhấn mạnh: phải làm theo). Ông đã chọn lầm đường để chịu búa rìu của dư luận. Một điều sai lầm và cũng là tội nghiệp cho ông.
2. Việc liên hệ với Nhật Bản.
Phải nói rằng, cho đến nay ta chưa phát hiện được tài liệu gì về vấn đề này. Do ông và cả Nhật cố tình giữ kín nên không ai biết, trừ bọn Pháp đã có nghi ngờ. Ta không rõ ông bí mật liên hệ với Nhật thế nào, cả Dương Bá Trạc cũng vậy. Chỉ thấy ông được Nhật đưa đi trốn rồi đưa về để đẩy ra làm thủ tướng. Cũng không được biết ông có liên hệ gì với Cường Để hay không. ý đồ của ông có thể không rõ ràng, song điều hiển nhiên là ông đã là một con bài do Nhật chuẩn bị.
Và đúng đây là điều càng thấy khó hiểu. Từ trước, không nghe ông có liên hệ gì với các tổ chức cách mạng (tất cả các đảng phái). Ông cũng không thân cận gì với người Pháp (kể cả nhân vật Cút Xô mà Bảo Đại nhắc đến). Trên văn đàn, cũng không thấy ông giao thiệp hay nhắc gì đến nhóm Tự lực Văn đoàn. Xin để chờ những phát hiện mới hơn.
3. Vai trò của chính phủ Trần Trọng Kim
Dư luận vẫn gọi đây là chính phủ bù nhìn. Theo chúng tôi, ta nên hiểu cái danh hiệu này cho có mức độ.
a, Nói bù nhìn: