Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Về thăm nơi chị Thắng yên nghỉ



Về thăm nơi chị Thắng yên nghỉ


(LĐ) KỲ QUAN 

Tròn một năm ngày chị Võ Thị Thắng ra đi (22.8.2014), tôi đã đến thăm nơi chị yên nghỉ (ấp Rạch Rích, xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, Long An). Từ giã mọi thăng trầm trong cuộc đời, bỏ lại mọi vinh hoa, chị đã về yên nghỉ thanh thản trong lòng đất mẹ, nơi chị sinh ra và lớn lên. Năm 1968, chị bị bắt và bị chính quyền Sài Gòn kết án 20 năm khổ sai. Tại tòa, với sự tự tin của người chiến thắng, cô nữ sinh Gia Long đã để lại cho đời “nụ cười chiến thắng” bất hủ. Mới đây, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho chị vì những thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

1 / 5
 Vẫn là “nụ cười chiến thắng” của chị Thắng ngày nào.





"Nụ cười khắc vào thời đại"
Cách đây 11 năm, hình ảnh bà Võ Thị Thắng, người phụ nữ nổi danh với "nụ cười chiến thắng" xuất hiện rạng rỡ, đầy ấn tượng trên Báo ảnh Việt Nam. Ngày 22/8 vừa qua, bà đã mãi mãi ra đi ở tuổi 69. Để tưởng nhớ bà, Báo ảnh Việt Nam trân trọng gửi đến bạn đọc bài báo "Nụ cười khắc vào thời đại" viết về cuộc đời người chiến sĩ cách mạng kiên trung, người phụ nữ nổi tiếng với "nụ cười chiến thắng"... từng được đăng trên Báo ảnh Việt Nam số tháng 3/2003.

Bà Võ Thị Thắng (năm 2003). Ảnh: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam 

Những ai đó tiếp xúc với chị Võ Thị Thắng dù chỉ là lần đầu cũng có cảm giác thân thuộc bởi sự dịu hiền, khiêm nhường và lịch sự ở người phu nữ này mà nụ cười của chị đã trở thành biểu tượng chiến thắng của dân tộc Việt Nam thời chống Mỹ.

- Nhìn chị cười như vậy chắc không có nỗi buồn ?
+ Là một con người, ai chẳng có niềm vui hay nỗi buồn riêng
- Đó là gì, thưa chị ?
+ Đó là chưa bằng lòng với chính mình về mức độ thành quả công việc đã đạt. Đó là lúc người ta không hiểu hoặc hiểu sai mình. Có khi buồn về mình, có khi buồn về người.
- Khi đó chị làm gì ?
+ Tôi đọc sách, làm việc quên mình, vui đùa với con, kể cả một giấc ngủ yên bình để sau đó thanh thản…
- Nhìn bức ảnh mà phóng viên người Nhật đã chụp chị ở phiên tòa gần 35 năm về trước, những người yêu mến chị gọi đó là “ Nụ cười chiến thắng ”. Chị nghĩ gì ?
+ Vâng, người ta đặt tên bức ảnh như vậy. Nhưng nụ cười của tôi sẽ chẳng có ý nghĩa gì, nếu như không có một dân tộc quật cường và anh dũng đứng ở sau mình.

SA VÀO TAY GIẶC
Vào những ngày tháng Tổng tiến công Mậu Thân 1968, cả Miền Nam, các đô thị, thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn bừng dậy với tiếng súng tiến công của quân giải phóng, các tầng

"Nụ cười chiến thắng"
«
     Một người con gái ngoài hai mươi tuổi, bị kết án 20 năm khổ sai sao lại có nụ cười tự tin và hồn nhiên đến thế ! Bởi vậy, không phải không có người nghĩ, Võ Thị Thắng có thật hay không, mà nụ cười lại gần như siêu thực. Với những ai hiểu biết về đất nước và con người trên mảnh đất này thì đó là một điều bình dị và dễ hiểu. Nụ cười đó thuộc về Mẹ - Tổ quốc Việt Nam.

»
lớp nhân dân lao động trí thức, học sinh, sinh viên đứng lên cầm súng chống lại kẻ thù – Cũng vào thời điểm cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 1968, thành phố Sài Gòn xao động bởi tiếng súng diệt ác ôn của nữ biệt động Võ Thị Thắng. Chị đã bị địch bắt chỉ vì một thoáng xác định đúng đối tượng để thật sự yên lòng trước khi nổ súng với phương châm không giết lầm người vô tội.

- Suy cho cùng, chị bị bắt cũng bởi lòng trắc ẩn. Sau này chị có hối hận không ?
+ Có gì phải hối hận. Tôi làm nhiệm vụ do nhân dân, Tổ quốc giao phó. Tôi không thể giết một người vô tội. Đó là bản chất của cuộc cách mạng. Chúng ta làm cách mạng để giành độc lập dân tộc mạng lại hạnh phúc cho nhân dân. Ta chỉ trừ khử những kẻ cố tình đến xâm lược đất nước ta và cả những kẻ cố tình phản bội lại dân tộc mà thôi.

MỘT PHIÊN TÒA VỚI CÁI ÁN 20 NĂM KHỔ SAI
Ngày 2-8-1968, báo chí Sài Gòn hồi đó lại xôn xao về phiên tòa xử cô Việt cộng trẻ tuổi và xinh đẹp này.

Suy nghĩ đầu tiên của Võ Thị Thắng là ra tòa làm sao cho thật đàng hoàng kể cả thái độ lẫn ăn mặc. Chị thích màu đen, màu áo của quê hương, màu áo chiến sĩ cách mạng mà chị yêu tha thiết. Buổi sáng trước khi ra tòa chị mượn chiếc áo bà ba đen của một bạn tù chính trị mặc vào rồi bước ra xe. Qua ô kính nhỏ chị thấy loáng thoáng những cánh đồng lúa chín, những xóm nhà và rặng dừa xanh thẳm. Buổi sáng yên tĩnh và bình thản, chị chợt dấy lên nỗi nhớ quê nhà, nhớ ba, nhớ má ! Nhớ bà con, đồng đội !

Xe dừng bánh, Chị bước xuống giữa hai quân cảnh súng ống chỉnh tề. Chị bình thản khẽ gật đàu chào bà con. Một đôi dòng đối thoại còn ghi lại ở phiên tòa :

- Có phải cô là người đã bắn ông Trần Văn Đổ?
+ Đúng.
- Vì sao? Cô có tư thù với ông ấy à ?
+ Không. Tôi và nó không có tư thù. Tôi giết vì nó là kẻ thù chung của dân tộc.
- Cô nghĩ kỹ lại đi.
+ Không. Tôi đã suy nghĩ kỹ từ trước khi đi làm cách mạng.

Phiên tòa ngừng lại, 15 phút nghị án, rồi sau đó tòa kết án Võ Thị Thắng 20 năm khổ sai. Võ Thị Thắng mỉm cười: “Liệu chính quyền các ông có tồn tại 20 năm để bỏ tù tôi không?”. Đó là câu nói của chị sau khi nhận được bản án này.

Trở về trại giam, chị ngả vào vòng tay các dì, các chị rồi những giọt nước mắt cứ thi nhau tuôn trào trên gò má. Chị khóc vì được sống trọn vẹn trong tình yêu thương của các dì, các chị. Sáu năm sau Võ Thị Thắng được trao trả theo Hiệp định Paris. Ra tới vùng giải phóng chị cứ ngỡ “mình như lạc ở đâu đấy, bây giờ lại được trở về với mẹ”. Sáu năm trong tù là một trường học lớn để rèn luyện và kiểm điểm ý chí, lòng trung kiên và bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng.

Hình ảnh bà Võ Thị Thắng trên trang Bìa 1 số báo tháng 3/2003 của Báo ảnh Việt Nam. Ảnh: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam



Báo ảnh Việt Nam số tháng 3/2003 với những trang viết sinh động về cuộc đời bà Võ Thị Thắng. Ảnh: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam

GIA ĐÌNH
Võ Thị Thắng sinh năm 1945 ở xã Tân Bửu huyện Trung Huyện ( Chợ Lớn ), nay thuộc huyện Bến Lức tỉnh Long An trong một gia đình truyển thống yêu nước, chị là út. Theo chí hướng của ba má, 9 anh em Võ Thị Thắng đều trưởng thành trên một chiến tuyến cách mạng.

Nhớ về mẹ, chị không thể nào quên dòng sông quê hương, vàm Rạch Rít và những ngày theo má đi chợ sớm rồi cắp sách đến trường. Nhớ ngày ở tù có lần má vào thăm, câu đầu tiên má nói như mênh lệnh từ trái tim: “Đây giỏ thức ăn xóm làng gửi cho con, con sống cả xóm làng nuôi con, con chết cả xóm làng giỗ con, con đừng ra chào cờ địch, đừng làm nhục gia đình, xóm làng nghe con”.

Chị nhớ những năm tháng dài ngột ngạt của luật 10/59, thời chính quyền Ngô Đình Diệm kéo lê máy chém khắp miền Nam, chị vẫn cùng gia đình nuôi giấu cán bộ, di thư liên cạc, canh hầm bí mật, đưa cơm cho các chú nằm hầm, rồi đến khi xin cha cho đi theo cách mạng. Cha không cản mà chỉ nói: “Không kháng chiến nửa mùa, bị địch bắt phải ráng mà chịu đựng”.

Nhìn lại cuộc đời hoạt động cách mạng, chị đã giữ được lời hứa với ba, thực hiện lời dạy của má, không phụ lòng tin của bà con xóm làng và trung thành tuyệt đối với lý tưởng của mình. Võ Thị Thắng đã dần trọn tuổi thanh xuân tươi đẹp cho sự nghiệp cao cả, niềm vinh quang cho Tổ quốc mình, chính vì thế tên tuổi của chị không chỉ dừng lại ở đường biên thùy của Tổ quốc. Nhiều nước trên thế giới người ta biết đến tên Võ Thị Thắng. Ở CuBa có những trường học mang tên chị.

Tôi gặp anh Trần Quốc Thuận, chồng chị vào một ngày cuối năm Nhâm Ngọ ở thành phố Hồ Chí Minh. Nghe giọng nói say sưa, ồn ào và nhiệt thành, người ta có thể đặt niềm tin vào con người này. Họ đã sát cánh bên nhau đấu tranh trong những ngày ở tù là làm đám cưới một năm sau ngày giải phóng, 18-7-1976. Hòa bình lập lại cũng là lúc chị lại vừa làm, vừa cắp sách tới trường. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Sử, Đại học Pháp lý rồi tới Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, mọi công việc ở nhà anh Thuận lo liệu thay vợ, rồi đến phiên anh Thuận đi học chị lại lo toan mọi việc gia đình. Họ san sẻ cho nhau tình yêu, sức lực của cuộc đời mình.

- Làm chồng một người “nổi tiếng”, anh có mệt lắm không?
+ “ Bà xã ” nhà tôi đã được phân công trọng trách ở một tổng cục. Ở vị trí đó muốn hay không ai cũng phải kìm nén niềm vui, nối buồn và cả những điều bực dọc. Bởi thế, tôi là chỗ để cho “ bà ấy ” trút những nỗi niềm. Nhưng tôi biết cách cân bằng .
- Anh là Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, chị là Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, đều công tác ở Hà Nội. Các cháu thì ở thành phố Hồ Chí Minh, anh không lo lắng gì sao ?
+ Tôi thường nói với các cháu : chức vụ của ba má xét cho cùng là nhiệm vụ, cũng chỉ là một nghề. Các con phải sống bằng năng lực của chính mình, không thể dựa dẫm vào người khác. Chúng đã sống theo lời khuyên bảo đó.
- Bây giờ chị còn định học gì nữa không ?
+ Chị Thắng cười. Vẫn học chứ, học quản lý trong trường kinh tế thị trường…, học nấu ăn để khi nào rảnh là nấu ăn cho chồng con. Bù đắp thiệt thòi cho con những gì mà anh ấy làm vì mình.

NỤ CƯỜI CÒN ĐÓ
Sau giải phóng chị tham gia công tác Đoàn thanh niên, rồi làm Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt nam. Ở lĩnh vực bày chị luôn quan tâm tới vai trò và sự tiến bộ của phụ nữ. Giờ đây với cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội; được phân công đứng đầu một ngành kinh tế, chị nhận thức được lợi thế tài nguyên tiềm năng du lịch phong lịch phong phú của Tổ quốc mình; Chị hiểu rõ vị trí và hiệu quả nhiều mặt từ du lịch trong phát triển kinh tế xã hội, trên tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ đấy, chị quyết tâm cùng tập thể lãnh đạo Tổng cục Du lịch chỉ đạo điều hành hoạt động toàn ngành cả ở tầm chiến lược đến hoạt động tác chiến cụ thể…, đưa ngành “công nghiệp không khói” này liên tục tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước; dần khẳng định được vai trò một ngành kinh tế mũi nhọn. Hình ảnh và vị thế du lịch Việt Nam ngày một một nâng cao trên trường quốc tế và Việt Nam đã trở thành tâm điểm đến thân thiện, hấp dẫn của thiên niên kỷ.

Chị bồn bề công việc. Khi thì đi khảo sát để mở tuyến du lịch mới. Khi thì đi khảo sát để mở tuyến du lịch mới. Khi thì thảo luận với các chuyên gia để đầu tư cơ sở hạ tầng, khi thì đi thực địa định hướng quy hoạch, khi thì làm việc với địa phương để tìm cách phát triển ngành…, lúc thì đi tiếp xúc cử tri, thăm bà mẹ anh hùng diện chính sách, gia đình nghèo…Bận rộn là thế nhưng chị vẫn dành thời gian tiếp chúng tôi và không lúc nào thấy thiếu vắng nụ cười. Cuộc đời chị là một sự phấn đấu không mệt mỏi cho hạnh phúc của con người và tôn vinh Tổ quốc. Chị nói nhẹ như một lời tự sự: Đối với mỗi con người, nhất là phụ nữ chúng tôi: Buông gia đình là mất gốc; buông Tổ quốc là mất mình. Rồi chị lại cười thật dịu dàng. Tôi chợt nhớ tới bài thơ của nhà thơ Hải Như: “Em cười - không ! Em khắc / Vào thời đại: nụ cười / Của lớp người dậy sóng / Tràn sức sống hai mươi"./.
- Bà Võ Thị Thắng sinh ngày 10/1/1945 tại xã Tân Bửu (huyện Bến Lức, Long An). Bà nguyên là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và khóa X; Đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI; nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch, nguyên Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Cuba; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
- Bà đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Huân chương Hữu nghị Cuba; Huân chương ANA BETANCOUR CUBA; Huân chương ORIENTE CUBA; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.
- Bà Võ Thị Thắng mất hồi 8 giờ 15 phút ngày 22/8 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 69 tuổi.
Bài : Nguyễn Thành - Ảnh : Vinh Quang - Hà Lan và Tư liệu

'Mọi hoàn cảnh, chị Võ Thị Thắng luôn nêu rõ chính kiến'


-"Trong mọi hoàn cảnh chiến tranh cũng như hòa bình, chị Võ Thị Thắng luôn vững vàng vượt qua mọi thử thách, thể hiện phẩm chất trung kiên, bộc trực, mạnh dạn thẳng thắn trong đấu tranh, có chính kiến rõ ràng…”, điếu văn nêu rõ. 
Sáng nay (25/8) tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, TP.HCM, trong tiếng nhạc trầm hùng của bài “Hồn tử sĩ”, linh cữu “nụ cười chiến thắng” Võ Thị Thắng được chuyển lên xe tang đưa về quê hương tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Lãnh đạo Bộ VH-TT-DL và TP.HCM đã có mặt cùng gia đình, đồng đội và bạn bè để tiễn đưa bà Võ Thị Thắng.
Nụ cười chiến thắng, Võ Thị Thắng, truy điệu, nữ anh hùng
Di ảnh của bà Võ Thị Thắng được đưa về quê hương

Điếu văn đưa tiễn người nữ anh hùng nêu rõ: “Đồng chí Võ Thị Thắng sinh ngày 10/12/1945 Ất Dậu trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Sinh ra từ ấp Rạch Rích, xã Tân Bửu, huyện Bến Lức tỉnh Long An có truyền thống “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc”, cả gia đình gồm ba mẹ và 9 anh chị em đều đi theo cách mạng".
Điếu văn cũng phác họa một tuổi thơ hào hùng, dữ dội. 16 tuổi là thành viên của Mặt trận dân tộc giải phóng huyện Bến Lức; 17 tuổi được điều về Sài Gòn hoạt động bí mật trong phong trào Thanh niên - Sinh viên - Học sinh, phong trào công nhân và lực lượng vũ trang…
Trong chiến dịch Tổng công kích Mậu Thân 1968, bà được giao nhiệm vụ trừ gian ở Phú Lâm, quận 6. Chẳng may bà bị sa vào tay giặc và bị kẻ địch tra tấn, đày đọa từ nhà lao Thủ Đức đến nhà lao Tân Hiệp (Hố Nai, Đồng Nai) rồi đày đi Côn Đảo.
"Trong mọi hoàn cảnh chiến tranh cũng như hòa bình, chị luôn vững vàng vượt qua mọi thử thách, thể hiện phẩm chất trung kiên, bộc trực, mạnh dạn thẳng thắn trong đấu tranh, có chính kiến rõ ràng…”, điếu văn nêu rõ.
Sau lễ truy điệu, lãnh đạo các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể Trung ương và TP.HCM cùng đồng đội, bạn bè và gia đình của “nụ cười chiến thắng” đưa linh cữu bà từ TP.HCM về huyện Bến Lức, Long An.    
Nhiều người dân TP.HCM  và Long An đã đứng 2 bên đường, vẫy tay tiễn đưa linh cửu “nụ cười chiến thắng” về quê hương.      
Một số hình ảnh lễ tang bà Võ Thị Thắng:
Nụ cười chiến thắng, Võ Thị Thắng, truy điệu, nữ anh hùng
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: Thanh Niên
Nụ cười chiến thắng, Võ Thị Thắng, truy điệu, nữ anh hùngNụ cười chiến thắng, Võ Thị Thắng, truy điệu, nữ anh hùngThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Nụ cười chiến thắng, Võ Thị Thắng, truy điệu, nữ anh hùngPhó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân
Nụ cười chiến thắng, Võ Thị Thắng, truy điệu, nữ anh hùng
Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải
Nụ cười chiến thắng, Võ Thị Thắng, truy điệu, nữ anh hùng
Bộ trưởng VH-TT-DL Hoàng Tuấn Anh
Nụ cười chiến thắng, Võ Thị Thắng, truy điệu, nữ anh hùng
Dòng ghi sổ tang của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Nụ cười chiến thắng, Võ Thị Thắng, truy điệu, nữ anh hùng
Dòng ghi sổ tang của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
PV

A