QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ cùng cuốn LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ là hai cuốn sách xuất bản từ những năm 1930 - 1940, là một trong những cuốn sách giáo khoa tiếng Việt được dạy song hành ở các trường tiểu học Việt Nam trong suốt những thập niên thuộc nửa đầu thế kỷ 20. Qua đó cho thấy sự coi trọng vấn đề luân lý, đạo đức con người của người xưa, nó không chỉ là một môn học thông thường mà là một nội dung lớn xuyên suốt quá trình phát triển trí óc và tâm hồn trẻ thơ. Nay cuốn sách được tái bản lại, tuy một số nội dung không còn phù hợp hoàn toàn với quan điểm giáo dục hiện nay song xét về mặt ý nghĩa và giá trị giáo dục thì vẫn còn.
1 Không nên bịa đặt, nói khoác lòe người
Tí và Sửu đi qua một đám ruộng bí. Tí chợt trông thấy quả bí to, nói rằng:
- Chà, quả bí đâu mà to như thế kia!
Sửu có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:
- Thế đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một bận, thật mắt tôi trông thấy một quả bí to bằng cả một cái nhà ở trước mặt ta kia kìa.
Tí nói:
- Thế đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ một bận tôi trông thấy cái xanh đồng to vừa bằng cả cái đình làng ta ấy.
Sửu hỏi:
- Cái xanh dùng để làm gì mà to quá như thế?
- À, thế bác không biết à. Cái xanh ấy dùng để luộc quả bí của bác vừa nói ấy mà.
Sửu biết Tí chế nhạo mình, mới nói lảng ra chuyện khác.
Lời bàn:
Nói điều gì phải cho đúng với sự thật, chớ nên bịa đặt mà người ta chê cười.
Giải nghĩa:
Quả: Tiếng thông dụng ở miền Bắc, có nghĩa là trái, trái bí, trái bầu…
Nói khoác: Nói điều quá sự thật.
Một bận: Một lần.
Xanh: Ðồ bằng đồng, có hai quai dùng để nấu. Xanh khác với chảo, vì mặt dưới của xanh bằng, còn chảo thì cong.
Nguồn: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc
- Chà, quả bí đâu mà to như thế kia!
Sửu có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:
- Thế đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một bận, thật mắt tôi trông thấy một quả bí to bằng cả một cái nhà ở trước mặt ta kia kìa.
Tí nói:
- Thế đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ một bận tôi trông thấy cái xanh đồng to vừa bằng cả cái đình làng ta ấy.
Sửu hỏi:
- Cái xanh dùng để làm gì mà to quá như thế?
- À, thế bác không biết à. Cái xanh ấy dùng để luộc quả bí của bác vừa nói ấy mà.
Sửu biết Tí chế nhạo mình, mới nói lảng ra chuyện khác.
Lời bàn:
Nói điều gì phải cho đúng với sự thật, chớ nên bịa đặt mà người ta chê cười.
Giải nghĩa:
Quả: Tiếng thông dụng ở miền Bắc, có nghĩa là trái, trái bí, trái bầu…
Nói khoác: Nói điều quá sự thật.
Một bận: Một lần.
Xanh: Ðồ bằng đồng, có hai quai dùng để nấu. Xanh khác với chảo, vì mặt dưới của xanh bằng, còn chảo thì cong.
Nguồn: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc
2 Kính không đọc được chữ
Có một bác nhà quê dốt nát, thấy một ông cụ già hễ khi đọc sách, thì lại đeo kính vào mắt. Bác tưởng rằng đeo kính thì đọc được sách. Một hôm, bác ra tỉnh, vào ngay một hiệu để mua kính.
Bác giở một cuốn sách ra, cầm trước mắt để thử kính (gương đeo mắt). Bác thử luôn đến năm bảy thứ kính, mà thứ nào bác cũng chê rằng xấu, không thể xem được sách. Nhà hàng lấy làm lạ, hỏi rằng:
- Vậy ông có biết đọc không đã?
Người nhà quê gắt lên, trả lời rằng:
- Ô hay! Nếu tôi mà biết đọc, thì hà tất tôi phải đến đây mua kính của bác.
Nhà hàng phì cười, bảo rằng:
- Đây không có thứ kính nào đọc được sách cả. Ông muốn xem được sách, xin hãy về học quốc ngữ cho thông đã.
Giải nghĩa:
Nhà hàng: Cửa tiệm, nơi buôn bán, ở đây có ý chỉ người bán hàng.
Hà tất: Cần gì, không cần đến.
Quốc ngữ: Chữ của đất nước.
Thông: Suốt, giỏi, thành thạo.
Nguồn: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc
Bác giở một cuốn sách ra, cầm trước mắt để thử kính (gương đeo mắt). Bác thử luôn đến năm bảy thứ kính, mà thứ nào bác cũng chê rằng xấu, không thể xem được sách. Nhà hàng lấy làm lạ, hỏi rằng:
- Vậy ông có biết đọc không đã?
Người nhà quê gắt lên, trả lời rằng:
- Ô hay! Nếu tôi mà biết đọc, thì hà tất tôi phải đến đây mua kính của bác.
Nhà hàng phì cười, bảo rằng:
- Đây không có thứ kính nào đọc được sách cả. Ông muốn xem được sách, xin hãy về học quốc ngữ cho thông đã.
Giải nghĩa:
Nhà hàng: Cửa tiệm, nơi buôn bán, ở đây có ý chỉ người bán hàng.
Hà tất: Cần gì, không cần đến.
Quốc ngữ: Chữ của đất nước.
Thông: Suốt, giỏi, thành thạo.
Nguồn: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc
3 Người ác chẳng ai thèm chơi
Cô Mão thơ thẩn ngồi chơi một mình ở trong vườn. Cô thấy con mèo lượn qua, cô gọi, cô vẫy lại. Mèo đến luẩn quẩn ở bên cạnh, cái đuôi ve vẩy như vui mừng, cái đầu ngẩng lên như chào hỏi, miệng thì kêu "meo meo" ra dáng bằng lòng lắm.
Cô Mão chơi với con mèo cũng lấy làm vui thích. Cô lấy tay vuốt ve nó, ôm nó để ngồi vào trong lòng. Nhưng được một chốc, cô nắm đuôi con mèo, kéo một cái thật mạnh. Mèo bị đau, giận quá, giơ ngay cái chân ra quào cô một cái, xước cả tay, rồi bỏ mà đi mất.
Cô Mão xuýt xoa, lại thơ thẩn ngồi một mình ở trong vườn. Thế mới biết người ác chẳng ai chơi với.
Nguồn: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc
Cô Mão chơi với con mèo cũng lấy làm vui thích. Cô lấy tay vuốt ve nó, ôm nó để ngồi vào trong lòng. Nhưng được một chốc, cô nắm đuôi con mèo, kéo một cái thật mạnh. Mèo bị đau, giận quá, giơ ngay cái chân ra quào cô một cái, xước cả tay, rồi bỏ mà đi mất.
Cô Mão xuýt xoa, lại thơ thẩn ngồi một mình ở trong vườn. Thế mới biết người ác chẳng ai chơi với.
Nguồn: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc
4 Cái lưỡi vừa tốt vừa xấu
Một hôm, người chủ bảo người giúp việc: "Ra bắt con lợn đi làm thịt, chọn cái gì ngon nhất thì đem lên đây". Người giúp việc bắt lợn đi làm thịt. Anh ta chọn cái lưỡi của lợn dâng lên cho ông chủ.
Mấy hôm sau, người chủ lại bảo người giúp việc bắt con lợn khác đem làm thịt. Lần nầy ông cũng dặn: "Ngươi xem trong con lợn có cái gì dở nhất thì đem lên đây cho ta". Người giúp việc làm thịt lợn xong, mang cái lưỡi của lợn dâng lên ông chủ.
Ông chủ bảo: "Mày láo, sao lần này cũng đem cái lưỡi lên cho ta như lần trước?"
Người giúp việc thưa: "Thưa ông, cũng một cái lưỡi khi tử tế thì không gì tốt bằng, nhưng khi độc ác thì cũng không có gì xấu bằng".
Mấy hôm sau, người chủ lại bảo người giúp việc bắt con lợn khác đem làm thịt. Lần nầy ông cũng dặn: "Ngươi xem trong con lợn có cái gì dở nhất thì đem lên đây cho ta". Người giúp việc làm thịt lợn xong, mang cái lưỡi của lợn dâng lên ông chủ.
Ông chủ bảo: "Mày láo, sao lần này cũng đem cái lưỡi lên cho ta như lần trước?"
Người giúp việc thưa: "Thưa ông, cũng một cái lưỡi khi tử tế thì không gì tốt bằng, nhưng khi độc ác thì cũng không có gì xấu bằng".
5 Không nên phá tổ chim
Thằng Sửu thấy ở trên cành cây có một tổ chim chích chòe, ba con chim mới nở, thì lấy làm mừng lắm.
Nó trèo lên, bắt xuống, để chơi. Chị nó trông thấy, ngăn lại mà bảo nó rằng:
- Em ơi! Chớ nên bắt! Chim nó đang sung sướng thế mà em bắt nó, thì nó cực khổ biết là dường nào! Em thử nghĩ chốc nữa, mẹ nó tha mồi về, mà không thấy con, thì đau đớn thế nào. Và những con chim con ấy mà em bắt về, thì dẫu em chăm chút nó thế nào, nếu nó không chết thì cũng chẳng sao bằng mẹ nó săn sóc, nuôi nấng nó được. Thôi em ơi! Em đừng làm khổ nó vô ích, đem trả lại cho mẹ nó. Sau nó lớn lên, nó bay, nó lượn, đẹp mắt em, nó kêu, nó hát, vui tai em, nó ăn sâu, ăn bọ thì hoa quả thóc lúa của nhà ta và của thiên hạ được đỡ hại.
Sửu nghe chị nói, lại đem cái tổ chim lên để vào chỗ cũ.
Giải nghĩa:
Tổ:(tiếng quen dùng miền Bắc): Tức là ổ.
Chăm chút: Săn sóc, nuôi dưỡng chu đáo.
Lượn: Bay đi bay lại nhiều lần.
Thiên hạ: Mọi người.
Nguồn: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc
Nó trèo lên, bắt xuống, để chơi. Chị nó trông thấy, ngăn lại mà bảo nó rằng:
- Em ơi! Chớ nên bắt! Chim nó đang sung sướng thế mà em bắt nó, thì nó cực khổ biết là dường nào! Em thử nghĩ chốc nữa, mẹ nó tha mồi về, mà không thấy con, thì đau đớn thế nào. Và những con chim con ấy mà em bắt về, thì dẫu em chăm chút nó thế nào, nếu nó không chết thì cũng chẳng sao bằng mẹ nó săn sóc, nuôi nấng nó được. Thôi em ơi! Em đừng làm khổ nó vô ích, đem trả lại cho mẹ nó. Sau nó lớn lên, nó bay, nó lượn, đẹp mắt em, nó kêu, nó hát, vui tai em, nó ăn sâu, ăn bọ thì hoa quả thóc lúa của nhà ta và của thiên hạ được đỡ hại.
Sửu nghe chị nói, lại đem cái tổ chim lên để vào chỗ cũ.
Giải nghĩa:
Tổ:(tiếng quen dùng miền Bắc): Tức là ổ.
Chăm chút: Săn sóc, nuôi dưỡng chu đáo.
Lượn: Bay đi bay lại nhiều lần.
Thiên hạ: Mọi người.
Nguồn: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc
6 Con mèo và con chuột
(Đừng nghe lời nịnh hót)
Một chú chuột ló đầu ra ngoài tổ , trông thấy một bác mèo chợt đi qua. Chú chuột đưa lời trách oán rằng: "Bác thật là độc ác! Họ nhà chúng tôi có dám trêu đâu đến các bác, mà sao các bác cứ rình đêm, rình ngày để bắt bớ chúng tôi. Bác phải biết ở đời ác nghiệt lắm có hay gì. Phải có chút lòng nhân nghĩa mới sung sướng được." Mèo bảo: "Ôi chao! chú bé khôn ngoan lắm! Chú có nói, bây giờ tôi mới biết ở đời nhân nghĩa cần như thế! Tôi xin nghe lời chú. Từ rày tôi thật không dám động chạm đến họ hàng chuột nhà ta nữa. Chú ra đây, chú đừng sợ gì. Tôi đã có lòng yêu chú, thương chú lắm đấy."
Chuột nghe lấy làm bùi tai, liền chạy lại chơi với mèo, ... cái tình giao kết tưởng bắt đầu thân thiết ngay tự đấy. Nào ngờ chuột vừa ra khỏi tổ, mèo nhảy ngay lại vồ lấy, cắn chuột ăn thịt.
(Đời nào mèo lại tha chuột!)
7 Con chồn và con gà trống
(Đừng nghe lời nịnh hót)
Một hôm, con chồn gặp con gà trống ở bụi tre. Gà sợ, kêu rối rít . Chồn cũng sợ chủ nhà họ bắt được, thì họ đập chết. Chồn bèn lấy lời ngon ngọt dỗ gà rằng: "Sao bác lại gắt gỏng như vậy? Tôi với bác là họ hàng bà con với nhau cả đấy mà." Gà thấy chồn nói dễ nghe, cất tiếng gáy vui vẻ lắm. chồn khen nức nở: "Ôi chao! bác gáy sao mà hay như thế! Song tôi còn nhớ xưa ông nhà ta gáy còn hay hơn mấy, vì lúc cụ gáy cụ cứ nhắm mắt lại." Gà lại gáy, nhưng vẫn còn ngờ vực, chỉ nhắm có một mắt mà thôi, chồn ở dưới làm như gõ nhịp, vừa cười vừa nói: "Ôi chao ôi hay! hay quá! Nhưng nếu bác nhắm cả hai mắt lại mà gáy, thì tôi chắc bao nhiêu gà ở xung quanh đây nghe tiếng chỉ những nổi ghen lên mà chết!" Gà đắc ý, nhắm tít cả hai mắt lại, định gáy cho thật hay, nhưng vừa há mỏ, chồn đã nhẩy chồm lên cắn cổ mà tha về tổ ăn thịt.
(mật ngọt chết ruồi! Hay ưa nịnh hót có ngày hại thân.)
Yên Đỗ
8 Học chữ quốc ngữ
Tí: Anh đi đâu đấy?
Sửu: Tôi đi học đây.
Tí: Anh đi học từ bao giờ. Anh học cái gì?
Sửu: Tôi đi học đã vài tháng nay. Tôi học quốc ngữ.
Tí: Quốc ngữ là cái gì?
Sửu: Anh không biết quốc ngữ là chữ của nước ta ư? Học quốc ngữ thú lắm anh ạ. Mới có mấy tháng nay mà giấy má gì tôi đọc cũng chạy, và ai nói gì tôi cũng viết được.
Tí: Ồ thế à! Thế thì để tôi về nói với thầy mẹ tôi cũng cho tôi ra trường học.
Giải nghĩa:
Quốc ngữ: Tiếng nói riêng của một quốc gia, như tiếng nói của người Việt Nam, gọi là tiếng Việt.
Chạy: Tiếng ở quê miền Bắc, Việt Nam, để chỉ sự thông thạo, rành.
---
Sửu: Tôi đi học đây.
Tí: Anh đi học từ bao giờ. Anh học cái gì?
Sửu: Tôi đi học đã vài tháng nay. Tôi học quốc ngữ.
Tí: Quốc ngữ là cái gì?
Sửu: Anh không biết quốc ngữ là chữ của nước ta ư? Học quốc ngữ thú lắm anh ạ. Mới có mấy tháng nay mà giấy má gì tôi đọc cũng chạy, và ai nói gì tôi cũng viết được.
Tí: Ồ thế à! Thế thì để tôi về nói với thầy mẹ tôi cũng cho tôi ra trường học.
Giải nghĩa:
Quốc ngữ: Tiếng nói riêng của một quốc gia, như tiếng nói của người Việt Nam, gọi là tiếng Việt.
Chạy: Tiếng ở quê miền Bắc, Việt Nam, để chỉ sự thông thạo, rành.
---
9 Xuân và Thu đi học
Xuân đi học coi người hớn hở,
gặp cậu Thu đi ở giữa đàng (đường),
hỏi rằng sao đã vội vàng,
trống chưa nghe đánh đến tràng (trường) làm chi?
10 Học trò biết ơn thầy
Ông Carnot xưa là một ông quan to nước Pháp, một hôm nhân lúc rảnh việc về chơi quê nhà. Khi ông đi ngang qua trường học ở làng, trông thấy ông thầy dạy mình lúc bé, bây giờ đã đầu tóc bạc phơ, đang ngồi trong lớp dạy học. Ông ghé vào thăm trường và chạy ngay lại trước mặt thầy giáo, chào hỏi lễ phép mà nói rằng:
- Tôi là Carnot đây, thầy còn nhớ tôi không? - Rồi ông ngoảnh lại khuyên bảo học trò rằng - Ta bình sinh, nhất là ơn cha, ơn mẹ, sau ơn thầy ta đây, vì nhờ có thầy chịu khó dạy bảo, ta mới làm nên sự nghiệp ngày nay.
Nguồn: Trần Trọng Kim & Nguyễn văn Ngọc
Ở Việt Nam ta, truyền thống biết ơn thầy còn sâu đậm hơn vì ngày xưa, sau vua là đến thầy dạy rồi mới đến cha mẹ (quân, sư, phụ). Nhiều người sau khi thầy dạy qua đời, không chỉ để tang mà còn cất chòi ở bên mộ thầy để được gần gũi chăm sóc mộ phần.
Ông Carnot xưa là một ông quan to nước Pháp, một hôm nhân lúc rảnh việc về chơi quê nhà. Khi ông đi ngang qua trường học ở làng, trông thấy ông thầy dạy mình lúc bé, bây giờ đã đầu tóc bạc phơ, đang ngồi trong lớp dạy học. Ông ghé vào thăm trường và chạy ngay lại trước mặt thầy giáo, chào hỏi lễ phép mà nói rằng:
- Tôi là Carnot đây, thầy còn nhớ tôi không? - Rồi ông ngoảnh lại khuyên bảo học trò rằng - Ta bình sinh, nhất là ơn cha, ơn mẹ, sau ơn thầy ta đây, vì nhờ có thầy chịu khó dạy bảo, ta mới làm nên sự nghiệp ngày nay.
Nguồn: Trần Trọng Kim & Nguyễn văn Ngọc
Ở Việt Nam ta, truyền thống biết ơn thầy còn sâu đậm hơn vì ngày xưa, sau vua là đến thầy dạy rồi mới đến cha mẹ (quân, sư, phụ). Nhiều người sau khi thầy dạy qua đời, không chỉ để tang mà còn cất chòi ở bên mộ thầy để được gần gũi chăm sóc mộ phần.
*11 Không nên báo thù
Một hôm, một người hào phú có chuyện lôi thôi với một người thợ. Ðang cơn tức giận, người hào phú lấy hòn đá ném người thợ. Người thợ nhặt hòn đá cất đi một chỗ, nghĩ bụng rằng: "Thế nào cũng có lúc tao lấy hòn đá nầy ném được vào đầu mày".
Một hôm, người thợ trông thấy người ấy ăn mặc rách rưới, đi qua trước cửa, vội vàng chạy đi lấy hòn đá, định để ném lại. Nhưng khi tay đã cầm hòn đá, anh ta lại nghĩ rằng: "Người ấy lúc còn giàu sang mà ta báo thù thì là dại, bây giờ người ấy khổ sở mà ta báo thù thì là hèn. Thôi, ta không nên báo thù". Rồi quăng hòn đá xuống ao.
Một hôm, một người hào phú có chuyện lôi thôi với một người thợ. Ðang cơn tức giận, người hào phú lấy hòn đá ném người thợ. Người thợ nhặt hòn đá cất đi một chỗ, nghĩ bụng rằng: "Thế nào cũng có lúc tao lấy hòn đá nầy ném được vào đầu mày".
Một hôm, người thợ trông thấy người ấy ăn mặc rách rưới, đi qua trước cửa, vội vàng chạy đi lấy hòn đá, định để ném lại. Nhưng khi tay đã cầm hòn đá, anh ta lại nghĩ rằng: "Người ấy lúc còn giàu sang mà ta báo thù thì là dại, bây giờ người ấy khổ sở mà ta báo thù thì là hèn. Thôi, ta không nên báo thù". Rồi quăng hòn đá xuống ao.
12 Con cháu phải kính mến ông bà cha mẹ
Cha mẹ mình nuôi mình khó nhọc như thế nào, thì ông bà mình khi trước nuôi cha mẹ mình cũng khó nhọc như vậy.
Vả lại lúc mình còn bé, chẳng phải cha mẹ phải nâng niu trông nom mình mà thôi, ông bà cũng nhiều khi vì mình mà khó nhọc.
Ông bà yêu cháu chẳng khác gì cha mẹ yêu con.
Ông bà yêu cháu chẳng khác gì cha mẹ yêu con.
Vậy mình làm cháu, nên phải kính mến ông bà, cũng như kính mến cha mẹ thì mới phải đạo.
Giải nghĩa:
Vả lại (tiếng quen dùng ở miền Bắc): Thêm nữa.
Bé (tiếng quen dùng ở miền Bắc): Nhỏ.
Nâng niu: Vỗ về, ôm ấp, cưng chiều, săn sóc với sự quý mến.
Phải đạo: Hợp với đạo lý ở trong cuộc sống.
Giải nghĩa:
Vả lại (tiếng quen dùng ở miền Bắc): Thêm nữa.
Bé (tiếng quen dùng ở miền Bắc): Nhỏ.
Nâng niu: Vỗ về, ôm ấp, cưng chiều, săn sóc với sự quý mến.
Phải đạo: Hợp với đạo lý ở trong cuộc sống.
13 Bà khuyên cháu
Sáng nay lúc tập viết xong, tôi lại thăm bà tôi.
Bà tôi nắm lấy tay tôi mà nói rằng:
- Cháu có yêu thầy mẹ cháu không?
- Cháu có yêu.
– Tại sao mà yêu?
– Cháu biết rồi hôm qua thầy giáo mới dạy rằng: cha mẹ sinh ra con, nuôi cho con lớn, lại chăm cho con học, vậy kẻ làm con phải biết yêu cha mẹ.
Lời bàn: Tình yêu cha mẹ và anh chị trong nhà là tình cảm khởi đầu cho tình yêu đồng bào, để từ đó mà biết yêu quê hương, đất nước và rộng hơn nữa là yêu nhân loại. Yêu cha mẹ là thể hiện lòng biết ơn để có một sự kế tục xứng đáng.
Nguồn: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận, 1915
Bà tôi nắm lấy tay tôi mà nói rằng:
- Cháu có yêu thầy mẹ cháu không?
- Cháu có yêu.
– Tại sao mà yêu?
– Cháu biết rồi hôm qua thầy giáo mới dạy rằng: cha mẹ sinh ra con, nuôi cho con lớn, lại chăm cho con học, vậy kẻ làm con phải biết yêu cha mẹ.
Lời bàn: Tình yêu cha mẹ và anh chị trong nhà là tình cảm khởi đầu cho tình yêu đồng bào, để từ đó mà biết yêu quê hương, đất nước và rộng hơn nữa là yêu nhân loại. Yêu cha mẹ là thể hiện lòng biết ơn để có một sự kế tục xứng đáng.
Nguồn: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận, 1915
14 Anh em phải đùm bọc nhau
Một ông lão làm ruộng, có bốn người con trai. Một hôm, ông gọi cả bốn người lại trước một cái bàn, trên để một bó đũa và một túi bạc. Ông bảo:
- Hễ đứa nào bẻ gãy được bó đũa này, thì ta cho túi bạc.
Bốn người con, mỗi người thử một lượt, không ai bẻ được. Ông già bèn cởi bó đũa ra, bẻ từng chiếc một, thì bẻ gãy như chơi. Các con nói rằng:
- Nếu bẻ từng cái một thì chẳng khó gì.
Người cha bảo rằng:
- Này các con, như thế thì các con biết rằng: Muốn có sức mạnh thì phải hợp quần. Khi ta chết rồi, thì các con phải nhớ đến chuyện bó đũa này. Các con phải thương yêu nhau, đùm bọc lấy nhau, thì mới đủ thế lực mà đối với người ngoài.
Nguồn: Trần Trọng Kim & Nguyễn văn Ngọc
- Hễ đứa nào bẻ gãy được bó đũa này, thì ta cho túi bạc.
Bốn người con, mỗi người thử một lượt, không ai bẻ được. Ông già bèn cởi bó đũa ra, bẻ từng chiếc một, thì bẻ gãy như chơi. Các con nói rằng:
- Nếu bẻ từng cái một thì chẳng khó gì.
Người cha bảo rằng:
- Này các con, như thế thì các con biết rằng: Muốn có sức mạnh thì phải hợp quần. Khi ta chết rồi, thì các con phải nhớ đến chuyện bó đũa này. Các con phải thương yêu nhau, đùm bọc lấy nhau, thì mới đủ thế lực mà đối với người ngoài.
Nguồn: Trần Trọng Kim & Nguyễn văn Ngọc
15 Tối ở nhà
Cơm nước xong, trời vừa tối. Ngọn đèn treo, thắp giữa nhà. Cha ngồi đọc nhật báo. Anh đang ngồi cúi xuống xem sách hay làm bài. Mẹ và chị, kim chỉ vá may. Ở bên cạnh, hai đứa em nhỏ đang nghe bà kể câu chuyện cổ tích, thỉnh thoảng lại khúc khích cười với nhau rất vui vẻ.
Ban ngày đi làm ăn khó nhọc; tối đến cả nhà được đông đủ sum vầy như vậy, tưởng không có cảnh nào vui hơn.
Giải nghĩa:
Nhật báo: báo ra hằng ngày.
Chuyện cổ tích: chuyện đời xưa.
Sum vầy: hội họp, quây quần, gần gũi bên nhau.
Cơm nước xong, trời vừa tối. Ngọn đèn treo, thắp giữa nhà. Cha ngồi đọc nhật báo. Anh đang ngồi cúi xuống xem sách hay làm bài. Mẹ và chị, kim chỉ vá may. Ở bên cạnh, hai đứa em nhỏ đang nghe bà kể câu chuyện cổ tích, thỉnh thoảng lại khúc khích cười với nhau rất vui vẻ.
Ban ngày đi làm ăn khó nhọc; tối đến cả nhà được đông đủ sum vầy như vậy, tưởng không có cảnh nào vui hơn.
Giải nghĩa:
Nhật báo: báo ra hằng ngày.
Chuyện cổ tích: chuyện đời xưa.
Sum vầy: hội họp, quây quần, gần gũi bên nhau.
-------------------