Nguyễn Thanh Liêm
Hai tiếng Petrus Ký ngắn gọn đã đi sâu vào lòng người dân Miền Nam từ hơn thế kỷ nay và sẽ còn ở đó mãi mãi cho đến khi nào văn hoá Đồng Nai Cửu Long, hay văn hoá Miền Nam nước Việt không còn tồn tại nữa. Hai tiếng thân yêu đó là tên rút ngắn của nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký, một nhà văn hoá nổi tiếng của vùng Đồng Nai Cửu Long, một người đã có nhiều công lớn trong việc hình thành nền học thuật mới ở Nam Kỳ Lục Tỉnh vào cuối thế kỷ thứ XIX.
Petrus Ký ra đời ở vùng Bến Tre – Vĩnh Long vào thập niên thứ ba của tiền bán thề kỷ thứ XIX, giữa lúc nho giáo còn ở tình trạng toàn thịnh. Tuy sinh ra và lớn lên trong xã hội nho giáo cổ truyền nhưng ông có cái cơ duyên được gởi đi học ở các trường đạo Thiên Chúa ở ngoại quốc từ thuở nhỏ. Môi trường học hỏi khác lạ này đã giúp ông sớm hấp thụ được những hiểu biết về văn minh Tây phương ngay trong lúc tất cả những người có học thức khác cùng lứa tuổi với ông ở Việt Nam đều đã không học được gì khác hơn là sôi kinh nấu sử, nghĩa là học nằm lòng Tứ Thư với Ngũ Kinh của nho gia và Bắc sử, tức sử Tàu, mà từ hơn sáu thế kỷ qua giới trí thức sĩ phu Việt Nam đã từng được uốn nắn trau dồi để thi lấy bằng rồi ra làm quan giúp vua trị nước theo con đường vạch ra bởi các nhà nho từ đời Tống. Nhờ ở nền học thuật mới - khoa học và khai phóng - trong những trường học có tính cách ít nhiều quốc tế ở hải ngoại mà ông đã sớm có tầm nhìn xa và có sự hiểu biết sâu rộng về sự vật cũng như hướng đi của nhân loại trong thế kỷ sắp tới, vượt hẳn cái nhìn thu hẹp và sự hiểu biết đóng kín trong cái khung nho học cổ truyền bế môn toả cảng của các nhà nho đương thời. [Cái học cổ kính của nho gia chỉ có thể giúp cai trị một xã hội đóng kín, không tiến hoá, không giao lưu, với tinh thần dân tộc độc tôn mà hậu quả chính là sự kỳ thị, đặc biệt là kỳ thị tôn giáo và kỳ thị chủng tộc.] Vốn rất thông minh lại có thêm môi trường thuận tiện để học hỏi ông sớm đắc thủ nhiều kiến thức sâu rộng trong nhiều lãnh vực. Riêng về ngôn ngữ chẳng hạn, ông biết rất nhiều thứ tiếng từ Âu sang Á mà ngôn ngữ là cửa ngỏ đi vào văn hoá của một giống dân, biết được tiếng nước nào là bắt đầu biết được phong tục tập quán, tín ngưởng, tư tưởng của người dân xứ đó. Petrus Ký biết hơn mười thứ tiếng thành ra ông có thể là người biết nhiều nền văn hoá khác nhau của nhiều giống người khác nhau trên thế giới chớ không chỉ biết có văn hoá Trung Hoa và Việt Nam như hầu hết các nhà nho ở nước mình. Ông có cơ hội tiếp xúc với nhiều nhà trí thức Âu Châu, có dịp nhìn thấy và nhận biết tầm quan trọng của khoa học kỷ thuật đối với sự tân tiến và phồn vinh của các xã hội văn minh Âu Tây, cũng như cách học hỏi suy luận chặt chẽ và chắc chắn của khoa học. Nhờ những cơ hội tiếp xúc và nhìn thấy đó, và những học hỏi trong môi trường rộng mở này mà tinh thần khoa học, khai phóng, và tinh thần nhân bản sớm chớm nở trong tâm hồn ông, và đó là cái vốn tân học rất cần thiết để ông áp dụng sau này trong sứ mạng dìu dắt, dẫn đường cho người dân Nam Việt tiến lên hàng các nước văn minh trên thế giới.
Trên hoạn lộ cũng như trên đường khoa cử, địa vị của ông hết sức khiêm nhường. So với các nhà nho cùng thời, ông không có bằng tiến sĩ như Nguyễn Khuyến, kể cả bằng tú tài như Trần Tế Xương ông cũng không có, ông không được làm tổng đốc hay thượng thơ gì cho triều đình cả nhưng sự nghiệp văn hoá của ông thì thật là phong phú, sâu sắc và rất cần thiết cho giới thanh niên trí thức cũng như xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, hơn hẳn sự nghiệp văn chương và chính trị của các nhà nho cùng thời về phương diện xây dựng con người và xã hội mới. Chỉ cần có câu trả lời cho những câu hỏi sau đây là người đời sau có thể biết được địa vị của ông quan trọng thế nào đối với nền văn hoá nước nhà, nhất là đối với khu vực văn hoá Đồng Nai Cửu Long. Hãy hỏi:
- Ai là người đầu tiên dùng chữ Quốc Ngữ trong địa hạt sáng tác, biên soạn trong văn học?
- Ai là người đầu tiên viết câu văn xuôi thay cho văn biền ngẫu trong việc sáng tác văn chương Việt Nam?
- Ai là người Việt Nam đầu tiên làm báo đúng với ý nghĩa làm báo theo Tây phương hồi cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam?
- Ai là người đầu tiên biết thật nhiều về các nước và dân tộc khác từ Á sang Âu?
- Ai là người đầu tiên xây dựng nên một nền học thuật mới ở Việt Nam, tổng hợp hai nền văn minh Âu Á, dung hoà khoa học kỷ thuật Âu Tây với luân lý đạo đức Á Đông?
- Ai là người Việt Nam đầu tiên được chọn vào danh sách 18 nhà bác học thế giới hồi cuối thế kỷ XIX?
Để thấy chỉ có một câu trả lời cho tất cả những câu hỏi đó: người đó là Petrus Trương Vĩnh Ký. Ông là người đầu tiên tức cũng là người “khai đường mở lối” cho tất cả những sự việc nói trên. Tên tuổi của ông không thể và không bao giờ phai mờ trong văn hoá/văn học sử nước Việt được dù người ta có tìm mọi cách để xoá đi sự nghiệp và công trạng của ông.
Ông mất vào tháng 9 năm 1898. Trấn Tế Xương mất năm 1907, và Nguyễn Khuyến mất năm 1910. Cái chết của Trần Tế Xương và Nguyễn Khuyến đã đóng lại một nền học thuật cũ, cổ kính của nho gia. Cái chết trước đó của Petrus Ký đã mở ra một nền học thuật mới cho Việt Nam trong thế kỷ XX. Ba mươi năm sau khi ông mất, năm 1928, tên ông được chọn để đặt cho trường trung học lớn nhất, cũng là trường trung học nổi tiếng nhất, và là trường duy nhất có đến bậc Tú Tài dành cho học sinh toàn Miền Nam nước Việt. Đó là Lycée (trung học Đệ Nhị Cấp) Petrus Trương Vĩnh Ký. Trường đã bắt đầu khai giảng hồi niên khoá 1926-27 nhưng với danh xưng Collège de Cochinchine. Từ đó đến 1975, trường đã đào tạo không biết bao nhiêu trí thức tân học cho xứ sở, nhất là cho Miền Nam Việt Nam. Cũng từ đó tên Petrus Ký càng đi sâu vào lòng người dân ở đây. ..........................................................................................................Đi đôi với chính sách đóù, một số người tìm vạch những sơ hở trong đời tư của Petrus Ký để kết tội ông, cốt để dìm ông xuống, để xoá bỏ cả công trình văn hoá mà ông đã cống hiến cho nhân loại, cho Việt Nam, nhất là cho người dân Miền Nam. Tuy nhiên những cố gắng đạp đổ đó không làm thay đổi được những sự việc hiển nhiên trong lịch sử, nó cũng không làm lay chuyển lòng kính trọng và những tình cảm tốt đẹp của người dân Miền Nam dành cho nhà bác học Trương Vĩnh Ký. Từ khi bị bơi móc, mổ xẻ để chỉ trích, để hạ bệ thì lại xuất hiện nhiều bài viết về con người bác học đạo dức, về cuộc đời tận tuỵ phụng sự, và sự nghiệp văn hoá to tát của ông hơn.
Trong vòng mười năm nay nhiều bài viết giá trị về Petrus Ký đã được đăng rải rác trên nhiều đặc san và báo chí. Giáo sư Nguyễn Văn Trung và ông Nguyễn Văn Trấn, một trong những lãnh tụ cộng sản ở Miền Nam, đã có những công trình khảo cứu rất đầy đủ và giá trị về con người và cuộc đời của nhà bác học Trương Vĩnh Ký. Những bài viết giá trị này sẽ được gom góp lại in thành một quyển sách nói về Petrus Trương Vĩnh Ký trong một ngày gần đây. Việc làm này sẽ đáp ứng đúng sự mong mỏi của rất nhiều người, nhất là những người trực tiếp liên hệ tới trường Petrus Ký như các cựu học sinh, các hội ái hữu Petrus Ký, các phụ huynh, các nhà làm văn hoá giáo dục (thật sự vì văn hoá), và một số lớn người dân Nam Việt.
Ngày nay tuy trường đã bị cưỡng bức đổi tên nhưng học sinh Petrus Ký và phụ huynh học sinh Petrus Ký ở đâu cũng có. Tên tuổi của ông vẫn luôn sáng chói trong lòng những người có liên hệ tới trường Petrus Ký. Tên tuổi của ông cũng luôn sáng chói đối với những người thật tâm làm văn hoá giáo dục cũng như đối với phần đông người dân Nam Việt. Ở đâu cũng có hội Ái Hữu Petrus Ký, ở đâu cũng có hình ảnh của trường Petrus Ký năm xưa, đặc biệt với hai câu đối nêu cao trước cổng trường :
“ Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt,
Tây Âu khoa học yếu minh tâm.”
Ngày xưa người học sinh Petrus Ký lúc còn học ở đây có thể đã không để ý tới hai câu đối này cũng như ý nghĩa quan trọng của nó đối với sự nghiệp văn hoá của Petrus Ký và chính sách giáo dục nhân bản, dân tộc, khai phóng của chế độ tự do dân chủ ở Miền Nam mà Petrus Ký từng là người khai đường mở lối. Nhưng ngày nay cựu học sinh Petrus Ký ở khắp các nơi cũng như nhiều phụ huynh học sinh Petrus Ký và các thân hữu đều có dịp thấy, đọc, và hiểu nhiều về sự nghiệp văn hoá của nhà bác học mà trường đã hảnh diện mang tên cũng như chính sách giáo dục tốt đẹp, lý tưởng của Việt Nam Cộng Hoà qua hai câu đối đầy ý nghĩa này.
Là một cựu học sinh Petrus Ký, cũng là cựu giáo sư và cựu hiệu trưởng của trường này, và với tư cách hiện thời là cố vấn đặc biệt cho hai hội Ái Hữu Petrus Ký Bắc và Nam California, tôi vô cùng hảnh diện và hân hoan được nhìn thấy nhiều đặc san Petrus Ký ra đời liên tục trong bao nhiêu năm nay ở hải ngoại từ các nơi ở Hoa Kỳ đến anh em Petrus Ký Âu Châu và Úc Châu, với rất nhiều bài vở hết sức giá trị nói lên cuộc đời và sự nghiệp lớn lao của nhà bác học Trương Vĩnh Ký, cùng những hình ảnh tốt đẹp về ngôi trường Petrus Ký gương mẫu ở Miền Nam. Một tủ sách về nhà bác học Petrus Ký, trường Petrus Ký, và các hội ái hữu Petrus Ký ở các nơi cũng đã được thành hình và hiện được đặt tại Viện Việt Học ở thành phố Westminster, California, Hoa Kỳ. Với những nổ lực của anh em Petrus Ký ở mọi nới hình ảnh của trường Petrus Ký và cuộc đời của nhà bác học Petrus Ký sẽ còn sáng chói mãi trong lòng người dân Nam Việt.
Hai tiếng Petrus Ký ngắn gọn đã đi sâu vào lòng người dân Miền Nam từ hơn thế kỷ nay và sẽ còn ở đó mãi mãi cho đến khi nào văn hoá Đồng Nai Cửu Long, hay văn hoá Miền Nam nước Việt không còn tồn tại nữa. Hai tiếng thân yêu đó là tên rút ngắn của nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký, một nhà văn hoá nổi tiếng của vùng Đồng Nai Cửu Long, một người đã có nhiều công lớn trong việc hình thành nền học thuật mới ở Nam Kỳ Lục Tỉnh vào cuối thế kỷ thứ XIX.
Petrus Ký ra đời ở vùng Bến Tre – Vĩnh Long vào thập niên thứ ba của tiền bán thề kỷ thứ XIX, giữa lúc nho giáo còn ở tình trạng toàn thịnh. Tuy sinh ra và lớn lên trong xã hội nho giáo cổ truyền nhưng ông có cái cơ duyên được gởi đi học ở các trường đạo Thiên Chúa ở ngoại quốc từ thuở nhỏ. Môi trường học hỏi khác lạ này đã giúp ông sớm hấp thụ được những hiểu biết về văn minh Tây phương ngay trong lúc tất cả những người có học thức khác cùng lứa tuổi với ông ở Việt Nam đều đã không học được gì khác hơn là sôi kinh nấu sử, nghĩa là học nằm lòng Tứ Thư với Ngũ Kinh của nho gia và Bắc sử, tức sử Tàu, mà từ hơn sáu thế kỷ qua giới trí thức sĩ phu Việt Nam đã từng được uốn nắn trau dồi để thi lấy bằng rồi ra làm quan giúp vua trị nước theo con đường vạch ra bởi các nhà nho từ đời Tống. Nhờ ở nền học thuật mới - khoa học và khai phóng - trong những trường học có tính cách ít nhiều quốc tế ở hải ngoại mà ông đã sớm có tầm nhìn xa và có sự hiểu biết sâu rộng về sự vật cũng như hướng đi của nhân loại trong thế kỷ sắp tới, vượt hẳn cái nhìn thu hẹp và sự hiểu biết đóng kín trong cái khung nho học cổ truyền bế môn toả cảng của các nhà nho đương thời. [Cái học cổ kính của nho gia chỉ có thể giúp cai trị một xã hội đóng kín, không tiến hoá, không giao lưu, với tinh thần dân tộc độc tôn mà hậu quả chính là sự kỳ thị, đặc biệt là kỳ thị tôn giáo và kỳ thị chủng tộc.] Vốn rất thông minh lại có thêm môi trường thuận tiện để học hỏi ông sớm đắc thủ nhiều kiến thức sâu rộng trong nhiều lãnh vực. Riêng về ngôn ngữ chẳng hạn, ông biết rất nhiều thứ tiếng từ Âu sang Á mà ngôn ngữ là cửa ngỏ đi vào văn hoá của một giống dân, biết được tiếng nước nào là bắt đầu biết được phong tục tập quán, tín ngưởng, tư tưởng của người dân xứ đó. Petrus Ký biết hơn mười thứ tiếng thành ra ông có thể là người biết nhiều nền văn hoá khác nhau của nhiều giống người khác nhau trên thế giới chớ không chỉ biết có văn hoá Trung Hoa và Việt Nam như hầu hết các nhà nho ở nước mình. Ông có cơ hội tiếp xúc với nhiều nhà trí thức Âu Châu, có dịp nhìn thấy và nhận biết tầm quan trọng của khoa học kỷ thuật đối với sự tân tiến và phồn vinh của các xã hội văn minh Âu Tây, cũng như cách học hỏi suy luận chặt chẽ và chắc chắn của khoa học. Nhờ những cơ hội tiếp xúc và nhìn thấy đó, và những học hỏi trong môi trường rộng mở này mà tinh thần khoa học, khai phóng, và tinh thần nhân bản sớm chớm nở trong tâm hồn ông, và đó là cái vốn tân học rất cần thiết để ông áp dụng sau này trong sứ mạng dìu dắt, dẫn đường cho người dân Nam Việt tiến lên hàng các nước văn minh trên thế giới.
Trên hoạn lộ cũng như trên đường khoa cử, địa vị của ông hết sức khiêm nhường. So với các nhà nho cùng thời, ông không có bằng tiến sĩ như Nguyễn Khuyến, kể cả bằng tú tài như Trần Tế Xương ông cũng không có, ông không được làm tổng đốc hay thượng thơ gì cho triều đình cả nhưng sự nghiệp văn hoá của ông thì thật là phong phú, sâu sắc và rất cần thiết cho giới thanh niên trí thức cũng như xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, hơn hẳn sự nghiệp văn chương và chính trị của các nhà nho cùng thời về phương diện xây dựng con người và xã hội mới. Chỉ cần có câu trả lời cho những câu hỏi sau đây là người đời sau có thể biết được địa vị của ông quan trọng thế nào đối với nền văn hoá nước nhà, nhất là đối với khu vực văn hoá Đồng Nai Cửu Long. Hãy hỏi:
- Ai là người đầu tiên dùng chữ Quốc Ngữ trong địa hạt sáng tác, biên soạn trong văn học?
- Ai là người đầu tiên viết câu văn xuôi thay cho văn biền ngẫu trong việc sáng tác văn chương Việt Nam?
- Ai là người Việt Nam đầu tiên làm báo đúng với ý nghĩa làm báo theo Tây phương hồi cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam?
- Ai là người đầu tiên biết thật nhiều về các nước và dân tộc khác từ Á sang Âu?
- Ai là người đầu tiên xây dựng nên một nền học thuật mới ở Việt Nam, tổng hợp hai nền văn minh Âu Á, dung hoà khoa học kỷ thuật Âu Tây với luân lý đạo đức Á Đông?
- Ai là người Việt Nam đầu tiên được chọn vào danh sách 18 nhà bác học thế giới hồi cuối thế kỷ XIX?
Để thấy chỉ có một câu trả lời cho tất cả những câu hỏi đó: người đó là Petrus Trương Vĩnh Ký. Ông là người đầu tiên tức cũng là người “khai đường mở lối” cho tất cả những sự việc nói trên. Tên tuổi của ông không thể và không bao giờ phai mờ trong văn hoá/văn học sử nước Việt được dù người ta có tìm mọi cách để xoá đi sự nghiệp và công trạng của ông.
Ông mất vào tháng 9 năm 1898. Trấn Tế Xương mất năm 1907, và Nguyễn Khuyến mất năm 1910. Cái chết của Trần Tế Xương và Nguyễn Khuyến đã đóng lại một nền học thuật cũ, cổ kính của nho gia. Cái chết trước đó của Petrus Ký đã mở ra một nền học thuật mới cho Việt Nam trong thế kỷ XX. Ba mươi năm sau khi ông mất, năm 1928, tên ông được chọn để đặt cho trường trung học lớn nhất, cũng là trường trung học nổi tiếng nhất, và là trường duy nhất có đến bậc Tú Tài dành cho học sinh toàn Miền Nam nước Việt. Đó là Lycée (trung học Đệ Nhị Cấp) Petrus Trương Vĩnh Ký. Trường đã bắt đầu khai giảng hồi niên khoá 1926-27 nhưng với danh xưng Collège de Cochinchine. Từ đó đến 1975, trường đã đào tạo không biết bao nhiêu trí thức tân học cho xứ sở, nhất là cho Miền Nam Việt Nam. Cũng từ đó tên Petrus Ký càng đi sâu vào lòng người dân ở đây. ..........................................................................................................Đi đôi với chính sách đóù, một số người tìm vạch những sơ hở trong đời tư của Petrus Ký để kết tội ông, cốt để dìm ông xuống, để xoá bỏ cả công trình văn hoá mà ông đã cống hiến cho nhân loại, cho Việt Nam, nhất là cho người dân Miền Nam. Tuy nhiên những cố gắng đạp đổ đó không làm thay đổi được những sự việc hiển nhiên trong lịch sử, nó cũng không làm lay chuyển lòng kính trọng và những tình cảm tốt đẹp của người dân Miền Nam dành cho nhà bác học Trương Vĩnh Ký. Từ khi bị bơi móc, mổ xẻ để chỉ trích, để hạ bệ thì lại xuất hiện nhiều bài viết về con người bác học đạo dức, về cuộc đời tận tuỵ phụng sự, và sự nghiệp văn hoá to tát của ông hơn.
Trong vòng mười năm nay nhiều bài viết giá trị về Petrus Ký đã được đăng rải rác trên nhiều đặc san và báo chí. Giáo sư Nguyễn Văn Trung và ông Nguyễn Văn Trấn, một trong những lãnh tụ cộng sản ở Miền Nam, đã có những công trình khảo cứu rất đầy đủ và giá trị về con người và cuộc đời của nhà bác học Trương Vĩnh Ký. Những bài viết giá trị này sẽ được gom góp lại in thành một quyển sách nói về Petrus Trương Vĩnh Ký trong một ngày gần đây. Việc làm này sẽ đáp ứng đúng sự mong mỏi của rất nhiều người, nhất là những người trực tiếp liên hệ tới trường Petrus Ký như các cựu học sinh, các hội ái hữu Petrus Ký, các phụ huynh, các nhà làm văn hoá giáo dục (thật sự vì văn hoá), và một số lớn người dân Nam Việt.
Ngày nay tuy trường đã bị cưỡng bức đổi tên nhưng học sinh Petrus Ký và phụ huynh học sinh Petrus Ký ở đâu cũng có. Tên tuổi của ông vẫn luôn sáng chói trong lòng những người có liên hệ tới trường Petrus Ký. Tên tuổi của ông cũng luôn sáng chói đối với những người thật tâm làm văn hoá giáo dục cũng như đối với phần đông người dân Nam Việt. Ở đâu cũng có hội Ái Hữu Petrus Ký, ở đâu cũng có hình ảnh của trường Petrus Ký năm xưa, đặc biệt với hai câu đối nêu cao trước cổng trường :
“ Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt,
Tây Âu khoa học yếu minh tâm.”
Ngày xưa người học sinh Petrus Ký lúc còn học ở đây có thể đã không để ý tới hai câu đối này cũng như ý nghĩa quan trọng của nó đối với sự nghiệp văn hoá của Petrus Ký và chính sách giáo dục nhân bản, dân tộc, khai phóng của chế độ tự do dân chủ ở Miền Nam mà Petrus Ký từng là người khai đường mở lối. Nhưng ngày nay cựu học sinh Petrus Ký ở khắp các nơi cũng như nhiều phụ huynh học sinh Petrus Ký và các thân hữu đều có dịp thấy, đọc, và hiểu nhiều về sự nghiệp văn hoá của nhà bác học mà trường đã hảnh diện mang tên cũng như chính sách giáo dục tốt đẹp, lý tưởng của Việt Nam Cộng Hoà qua hai câu đối đầy ý nghĩa này.
Là một cựu học sinh Petrus Ký, cũng là cựu giáo sư và cựu hiệu trưởng của trường này, và với tư cách hiện thời là cố vấn đặc biệt cho hai hội Ái Hữu Petrus Ký Bắc và Nam California, tôi vô cùng hảnh diện và hân hoan được nhìn thấy nhiều đặc san Petrus Ký ra đời liên tục trong bao nhiêu năm nay ở hải ngoại từ các nơi ở Hoa Kỳ đến anh em Petrus Ký Âu Châu và Úc Châu, với rất nhiều bài vở hết sức giá trị nói lên cuộc đời và sự nghiệp lớn lao của nhà bác học Trương Vĩnh Ký, cùng những hình ảnh tốt đẹp về ngôi trường Petrus Ký gương mẫu ở Miền Nam. Một tủ sách về nhà bác học Petrus Ký, trường Petrus Ký, và các hội ái hữu Petrus Ký ở các nơi cũng đã được thành hình và hiện được đặt tại Viện Việt Học ở thành phố Westminster, California, Hoa Kỳ. Với những nổ lực của anh em Petrus Ký ở mọi nới hình ảnh của trường Petrus Ký và cuộc đời của nhà bác học Petrus Ký sẽ còn sáng chói mãi trong lòng người dân Nam Việt.