Nguyễn Hoàng Đức
Tình cờ, anh bạn Bùi Quang Minh mời chúng tôi đến nhậu bình thường. Trong một khoảnh khắc bình thường – nhưng lại mang một số biến cố của lịch sử dồn dập đến như tiên tri và định mệnh.
Chúng tôi gồm bốn người. Một người bạn chợt đưa ra một chủ đề đặc biệt, khi nhắc tới bài hát “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao, bài hát được sáng tác ngay cuối năm 1975 – đất nước thống nhất và được phát lần đầu tiên vào Xuân Bính Thìn 1976 (nhưng ca khúc bị phê bình là không đúng đường lối, không phục vụ thể chế, vì thế bản nhạc đã bị cấm phát hành. Nhưng các chương trình Việt ngữ tại Moskva vẫn phát bài hát, nên Mùa xuân đầu tiên đã không bị lãng quên. Năm 2000, tức 5 năm sau khi Văn Cao mất, bài hát cùng các tác phẩm khác của Văn Cao mới được biểu diễn trở lại).
“Mùa bình thường, mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa xuân nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đã đến đầu tiên
Với khói bay trên sông
Gà đang gáy trưa bên sông, một trưa nắng cho bao tâm hồn.
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh.
Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người…”
Đây là một bài hát khiến tôi xúc động mỗi khi nghe lại. Tôi nghĩ, tại sao những điều bình thường và bình dị lại rực rỡ trong mùa xuân đầy hào quang đến vậy. Tôi hỏi anh bạn có muốn nói gì không?Anh bạn nói: “Tôi ấp ủ và thao thức mỗi khi mùa xuân đến”. Một Văn Cao, qua thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm, khao khát một giấc mộng bình thường, rất đỗi bình thường, trong nghĩa đen của nó.
Tôi hỏi bạn, bạn ấy nói: “Tôi không thể bình luận như một nhà phê bình âm nhạc”, nhưng đó thực sự là những điều tâm niệm từ khi tôi cất tiếng chào đời.
Anh Minh nói: “Giai điệu thực sự mang âm hưởng của nhạc Pháp, đầm ấm và chân thành. Tuy nhiên, một mùa xuân hơi buồn, da diết, thương nhớ ai”.
Tôi- Nguyễn Hoàng Đức, từng nghe rất nhiều lần bài này. Tôi thực sự cảm động. Nhưng chợt dâng lên trong hồn những điều mang tính “nghịch lý”, tại sao trong ngày xuân trọng đại, Văn Cao lại sử dụng cụm chữ “mùa bình thường”?!
Được biết rằng, sau gần 30 năm biệt tăm không sáng tác một bài hát nào do từ tháng 7/ 1958, Văn Cao phải đi “học tập chính trị” tại Tây Bắc cho đến ngày đất nước giải phóng. Tôi chợt nhận ra, rằng: Văn Cao (con người đã vướng Nhân văn Giai phẩm), khi đất nước “đổi đời, đổi nước, đổi mùa xuân”, mà vẫn dám hạ 3 chữ “mùa bình thường”. Tại sao?
Người Anh có câu: “No news is the good news” – Không có tin gì là một tin tốt lành. Rằng chúng ta khi tỉnh dậy không có gì đột biến, nghĩa là cuộc sống vẫn bình yên. Chúng ta vừa ngủ dậy cùng cô vợ. Cô ta dậy soi gương và trải tóc bình thường rồi làm mọi việc giống như mọi ngày. Đó là một việc tốt lành! Giả sử vào một buổi sáng khác, cô ta la lên: “Ơ, cái nốt gì trên mặt em thế này…?” Đó là một biểu hiện lo lắng của sức khỏe. Và cũng chính là một dấu hiệu của bất an.
Chúa trước khi bị đóng đinh trên thập giá, có nói với các môn đệ rằng: “Thầy để lại bình an cho các con”. Có nghĩa bình an là món quà lớn nhất Chúa muốn để lại cho mọi người. Cũng có nghĩa là các môn đề dù phải dấn thân giữa một xã hội còn đầy bất công thì họ vẫn còn bình an, chân vẫn còn chân, tay vẫn còn tay, đầu vẫn còn đầu. Cuộc sống của họ vẫn còn được sống. Nhưng sự bình an Chúa hứa không bao hàm cả việc trả giá nếu phải dấn thân truyền đạo. Nhưng bình an Chúa hứa mang một dự phóng vươn tới vĩnh cửu rằng ta đã để lại hạt men bình an cho các con và muốn giữ được hạt men đấy phải trả giá thách thức để nuôi dưỡng nó. “Biển Thái Bình Dương có tên là Pacific, rộng nhất và ít cồn cào nhất, đó là Thái Bình. Nó bình an được cũng bởi vì nó rộng nhất và sâu nhất".
Người Việt có câu “Đoản hình tức tiếng” nghĩa là Hình bé thì tiếng the thé, còn hình lớn thì tiếng ấm êm. “Con chó thức đêm ngủ ngày vì đêm phải trông trộm còn ngày được ngủ yên”. Nhưng Văn Cao đã mơ ước đến một giấc mơ chưa có nghĩa rằng trong ánh sáng chói chang nhất vẫn có những bóng đen rình rập và ám ảnh con người. Và ông đã ước mơ buổi trưa đó là một buổi khải hoàn bình thường như ánh sáng mà không phải mang ác mộng như người Trung Quốc nói “Đêm dài lắm mộng”. Như ông viết “Một tia nắng trưa cho bao tâm hồn”.
Chúng tôi gồm bốn người. Một người bạn chợt đưa ra một chủ đề đặc biệt, khi nhắc tới bài hát “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao, bài hát được sáng tác ngay cuối năm 1975 – đất nước thống nhất và được phát lần đầu tiên vào Xuân Bính Thìn 1976 (nhưng ca khúc bị phê bình là không đúng đường lối, không phục vụ thể chế, vì thế bản nhạc đã bị cấm phát hành. Nhưng các chương trình Việt ngữ tại Moskva vẫn phát bài hát, nên Mùa xuân đầu tiên đã không bị lãng quên. Năm 2000, tức 5 năm sau khi Văn Cao mất, bài hát cùng các tác phẩm khác của Văn Cao mới được biểu diễn trở lại).
“Mùa bình thường, mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa xuân nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đã đến đầu tiên
Với khói bay trên sông
Gà đang gáy trưa bên sông, một trưa nắng cho bao tâm hồn.
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh.
Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người…”
Đây là một bài hát khiến tôi xúc động mỗi khi nghe lại. Tôi nghĩ, tại sao những điều bình thường và bình dị lại rực rỡ trong mùa xuân đầy hào quang đến vậy. Tôi hỏi anh bạn có muốn nói gì không?Anh bạn nói: “Tôi ấp ủ và thao thức mỗi khi mùa xuân đến”. Một Văn Cao, qua thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm, khao khát một giấc mộng bình thường, rất đỗi bình thường, trong nghĩa đen của nó.
Tôi hỏi bạn, bạn ấy nói: “Tôi không thể bình luận như một nhà phê bình âm nhạc”, nhưng đó thực sự là những điều tâm niệm từ khi tôi cất tiếng chào đời.
Anh Minh nói: “Giai điệu thực sự mang âm hưởng của nhạc Pháp, đầm ấm và chân thành. Tuy nhiên, một mùa xuân hơi buồn, da diết, thương nhớ ai”.
Tôi- Nguyễn Hoàng Đức, từng nghe rất nhiều lần bài này. Tôi thực sự cảm động. Nhưng chợt dâng lên trong hồn những điều mang tính “nghịch lý”, tại sao trong ngày xuân trọng đại, Văn Cao lại sử dụng cụm chữ “mùa bình thường”?!
Được biết rằng, sau gần 30 năm biệt tăm không sáng tác một bài hát nào do từ tháng 7/ 1958, Văn Cao phải đi “học tập chính trị” tại Tây Bắc cho đến ngày đất nước giải phóng. Tôi chợt nhận ra, rằng: Văn Cao (con người đã vướng Nhân văn Giai phẩm), khi đất nước “đổi đời, đổi nước, đổi mùa xuân”, mà vẫn dám hạ 3 chữ “mùa bình thường”. Tại sao?
Người Anh có câu: “No news is the good news” – Không có tin gì là một tin tốt lành. Rằng chúng ta khi tỉnh dậy không có gì đột biến, nghĩa là cuộc sống vẫn bình yên. Chúng ta vừa ngủ dậy cùng cô vợ. Cô ta dậy soi gương và trải tóc bình thường rồi làm mọi việc giống như mọi ngày. Đó là một việc tốt lành! Giả sử vào một buổi sáng khác, cô ta la lên: “Ơ, cái nốt gì trên mặt em thế này…?” Đó là một biểu hiện lo lắng của sức khỏe. Và cũng chính là một dấu hiệu của bất an.
Chúa trước khi bị đóng đinh trên thập giá, có nói với các môn đệ rằng: “Thầy để lại bình an cho các con”. Có nghĩa bình an là món quà lớn nhất Chúa muốn để lại cho mọi người. Cũng có nghĩa là các môn đề dù phải dấn thân giữa một xã hội còn đầy bất công thì họ vẫn còn bình an, chân vẫn còn chân, tay vẫn còn tay, đầu vẫn còn đầu. Cuộc sống của họ vẫn còn được sống. Nhưng sự bình an Chúa hứa không bao hàm cả việc trả giá nếu phải dấn thân truyền đạo. Nhưng bình an Chúa hứa mang một dự phóng vươn tới vĩnh cửu rằng ta đã để lại hạt men bình an cho các con và muốn giữ được hạt men đấy phải trả giá thách thức để nuôi dưỡng nó. “Biển Thái Bình Dương có tên là Pacific, rộng nhất và ít cồn cào nhất, đó là Thái Bình. Nó bình an được cũng bởi vì nó rộng nhất và sâu nhất".
Người Việt có câu “Đoản hình tức tiếng” nghĩa là Hình bé thì tiếng the thé, còn hình lớn thì tiếng ấm êm. “Con chó thức đêm ngủ ngày vì đêm phải trông trộm còn ngày được ngủ yên”. Nhưng Văn Cao đã mơ ước đến một giấc mơ chưa có nghĩa rằng trong ánh sáng chói chang nhất vẫn có những bóng đen rình rập và ám ảnh con người. Và ông đã ước mơ buổi trưa đó là một buổi khải hoàn bình thường như ánh sáng mà không phải mang ác mộng như người Trung Quốc nói “Đêm dài lắm mộng”. Như ông viết “Một tia nắng trưa cho bao tâm hồn”.
Giấc mộng bình thường của Văn Cao khiến chúng tô rưng rưng cảm động và suy nghĩ. Tâm hồn ông thật rộng lớn và bất an. Nó không khác gì chim bị bắn nhìn thấy cành nào cũng cong. Và ngay cả ánh sáng giữa trưa hè cũng sợ phải nhìn ra ác mộng. Và giấc mơ bình thường của ông được hát lên giữa một mùa xuân trăm hoa đua nở, vạn vật sinh sôi, cảm thấy xa hoa làm sao. Một cái bình thường thật xa hoa! Một giấc mơ thật bình thường dường như khó với như là lý tưởng. Giá chúng ta được sống bình thường trong giấc mơ thái bình, không phải lo gì về những điều vi hiến, bất hợp hiến, thiếu vắng sự bình an khiến những người bình thường phải nơm nớp lo lắng.
Đó là điều chúng tôi như trùng xuống và rơi vào thông cảm với Văn Cao. Ông là một con người rất phi thường nhưng chỉ ôm ấp một giấc mộng bình thường như món quà Chúa để lại cho nhân gian, đó là bình an. Một nền bình an phi bút mực nhưng được khắc dấu không nguôi trong tâm hồn rằng: Con người ta phải biết sống công lý và yêu thương thì mới đi đến được nền bình an đó. Sự bình thường của ông là một bình thường ao ước. Một sự bình thường phải trả giá bằng chính sự trải nghiệm mất mát của đời ông. Có phương ngôn rằng Không có cái gì giá trị mà không phải trả giá. Ao ước sự bình thường của ông liệu có giống ao ước của nhiều người. Nếu không giống thì tại sao nhiều thế hệ lại hát lên lời ca “bình thường” say mê như thế???