Vào khoảng năm 1929, một linh mục người Pháp có tên Paul Maheu thấy Qui Hòa có nhiều điều kiện phù hợp nên đã quyết định xây dựng một khu điều trị cho bệnh nhân phong mang tên Bệnh viện Laproserie de Qui Hoa. Năm 1932, Paul Maheu về lại Pháp, dòng Phan sinh ở Pháp cử 6 nữ tu đến Qui Hòa để phục vụ bệnh nhân, bệnh viện được Charles Antoine và Ozithe xây dựng lại, có cả khu nhà để người bệnh đến đây điều trị lâu dài. Cho đến trước khi Nhật đảo chính Pháp, nơi đây đã tiếp nhận, nuôi dưỡng hơn 500 bệnh nhân, trong đó có nhà thơ nổi tiếng Hàn Mặc Tử.
Giai đoạn 1945 – 1954, Linh mục Nguyễn Xuân Bàn và Huỳnh Biên được cử về tiếp quản Qui Hòa để chăm lo nuôi dưỡng gần 700 bệnh nhân. Kinh phí do Ủy ban Kháng chiến khu 5 cấp.
Giai đoạn sau 1954 đến trước giải phóng, Các nữ tu dòng Phanxico trở lại Qui Hòa, tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và nuôi dưỡng bệnh nhân phong. Kinh phí do các nước và các tổ chức của Pháp, Đức, Ý, tài trợ.
Nói một chút về tấm lòng của các Soeur trong trại phong này đã tận tình chăm sóc bệnh nhân mà không đòi hỏi một yêu cầu gì cả. Đó là sự cao quý của những người có văn hóa và đạo đức.
Mộ bia ghi:
Đây an nghỉ trong tay mẹ Maria
Hàn Mặc Tử tức Phêrô Phanxicô Nguyễn Trọng Trí
Thứ nam cố Nguyễn Văn Toàn và Nguyễn Thị Dung
Sanh 22-9-1912 Lệ Mỹ (Quảng Bình)
Tử 11-11-1940 Qui Hòa (Bình Định)
Xem hình ảnh từ nãy đến giờ, tôi lại nhớ đến câu hát trong bài Hàn Mặc Tử của cố Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh :
Tìm vào cô đơn, đất Qui Nhơn gầy đón chân chàng đến
Người xưa nào biết, chốn xưa ngập đường pháo cưới kết hoa
Chốn hoang liêu tiêu sơ Hàn âm thầm nghe trăng vỡ
Xót thương thân bơ vơ, cho đến một buổi chiều kia
Trời đất như quay cuồng khi hồn phách vút lên cao
Mặc Tử nay còn đâu?
Nguồn: https://dongnhacvang.com/trai-phong-qui-hoa-qui-nhon-thap-nien-1960/