Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Nhà văn Chu Lai: “Cái gì đã qua thì cho qua”

Nhân dịp kỷ niệm 36 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30-4), Bay Vút đã có cuộc phỏng vấn nhà văn Chu Lai (*), một cây bút quân đội đã có nhiều tác phẩm văn học viết về chiến tranh và những người lính trong chiến trận, về vấn đề hòa giải dân tộc.
[title]
Nhà văn Chu Lai. (Hình ảnh do nhân vật cung cấp)

Bay Vút: Thưa ông, khi còn là một người lính tham gia chiến trận, ông có cái nhìn như thế nào về những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) khi đó?
Chu Lai: “Đó là một cái nhìn hai chiều. Chiều thứ nhất nằm trong quy luật chiến tranh một mất một còn, tức là theo bản năng tự vệ, nếu tôi không diệt anh thì anh sẽ diệt tôi. Chiều thứ hai thường xảy ra hơn, đó là chúng ta đều là con người, cũng buồn vui, cũng tâm trạng, cũng mang những nỗi niềm trăn trở, khắc khoải như nhau Tình thế buộc chúng ta phải nằm trong thế đối địch nhưng tự trong thâm tâm vẫn là người trong một nhà, máu đỏ da vàng, cầm súng nã đạn vào ngực nhau cũng thấy khổ tâm lắm.Ví dụ như tôi là lính đặc công nên đã có nhiều đêm bò rào, nằm ngay dưới chân đối phương, nghe họ nói, họ ca vọng cổ, họ nhắc về vợ con, mà chỉ muốn đứng dậy vỗ vào vai họ và nói rằng: Thôi, nện nhau vậy đủ rồi, giờ ra quán làm một tô hủ tiếu cho ấm bụng đi, đói lắm rồi. Thế nhưng, chiến tranh mà”.

Bay Vút: Và đến bây giờ, ở ngoài đời thực lẫn trong cái nhìn văn học, hình ảnh đó có gì thay đổi không, thưa ông?
Chu Lai : “Không, vẫn một chiều cảm thông như thế, thậm chí còn cảm thông sâu sắc hơn. Tôi thường nói: Không ai dễ bỏ qua chuyện cũ hơn những thằng lính đã từng nện vào mặt nhau và khi bỏ qua rồi coi như hòa để sau đó tập trung đầu óc vào chuyện làm ăn.Thực chất, chiến tranh dù với bên này hay bên kia đều là bi kịch, là mất mát. Vì vậy, khi chiến tranh qua rồi, nhắc lại mãi làm gì. Cuộc sống trường tồn mới là tất cả. Cho nên trước những người lính bên đối lập dù lúc này đang ở trong nước hay đã di cư sang nước khác, tự trong thâm tâm tôi không thấy có một điều gì lấn cấn hay xa cách cả. Thậm chí có những người, bằng tư cách của họ, tôi còn tri ân hơn cả những người bạn bình thường bởi đã có cùng nhau những ngày nhọc nhằn và bôn ba trên xa trường”.

Bay Vút: Có ý kiến cho rằng vấn đề hận thù dân tộc vẫn còn đó âm ỉ trong lòng nhiều người. Ông có nghĩ rằng chỉ khi nào thế hệ của những người trực tiếp tham gia chiến trận ‘nằm xuống’ thì vấn đề hận thù dân tộc mới được giải quyết hết không?
Chu Lai: “Không, sao lại muộn thế? Vấn đề đó phải được giải quyết ngay từ bây giờ, giải quyết ngay sau khi không còn cầm súng. Tại sao lại thù hận khi chuyện đó chỉ là một khoảng rất ngắn trong lịch sử mà tình thương yêu đùm bọc, tình nghĩa đồng bào, tính cốt nhục là trường tồn mãi mãi. Hết chiến tranh, tức là hết biện pháp tình thế rồi mà vẫn còn khư khư ôm lấy điều cũ rích, trái quy luật, ngược lại ý tưởng ông cha, là một hiểm họa khôn lường và cũng ngược lại với bản tính nhân ái của người Việt Nam. Chính cái nhân tình đó đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn để dân tộc Việt Nam vượt qua hết những chặng đường giông gió này đến chặng đường bão tố khác”.

Bay Vút: Chúng ta vẫn thường nghe câu “lịch sử thuộc về những người chiến thắng”. Tuy nhiên, những kiểu rao giảng hiện nay đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông dễ làm cho người ta có cảm giác những người lính Việt Nam Cộng Hòa là những người vô cùng độc ác. Trong sách giáo khoa lẫn truyền thông đều gọi họ bằng những cái tên như “hắn”, “bọn”, “tên”. Theo ông thì làm sao để thay đổi được điều này?
Chu Lai: “Lịch sử thuộc về tất cả chứ không thuộc về bên nào. Ngay khái niệm chiến thắng cũng chỉ nên gọi trong trường hợp chống ngoại xâm. Như thời Trịnh Nguyễn phân tranh, ai thắng ai bại hay chỉ còn là nối đau trăm năm không muốn nhắc tới. Chính thế, phải nhìn nhận người một thời phía bên kia, dù họ không thắng, chỉ là một sai lầm về địa dư chí, địa chính trị và ý thức hệ. Non sông liền giải rồi, cả nước chỉ có một chủ thuyết đi lên hạnh phúc ấm no, nếu ai đó, cơ quan truyền thông nào đó còn cực đoan gọi họ bằng những cái tên hắn, nó, bọn… thì chính họ đã tạo nên một vết hằn thâm thù vẫn còn chưa lên da non trong lòng dân tộc. Còn tôi, ngay trong văn học, tôi chưa bao giờ miệt thị người phía bên kia bằng cách gọi và bằng cả những kiểu miêu tả võ đoán xấu xa, thô bạo, độc ác thậm chí nhân vật của tôi còn cả những tướng Sài gòn về một mặt nào đó, trí tuệ, tâm hồn, phong cách còn dễ chịu hơn người bên này. Họ thua vì chủ thuyết và con đường đi”.

Bay Vút: Những năm gần đây có vẻ như hai bên đều muốn hòa giải, kể cả chính quyền. Nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở việc đứng ở xa cười xã giao chứ chưa thấy bên nào tiến tới bắt tay nhau. Theo ông, đâu là nguyên do của vấn đề này? Và nếu để làm được việc này thì chúng ta nên bắt đầu từ đâu và làm như thế nào?
Chu Lai: “Tôi đã từng dùng một hình ảnh trong tác phẩm điện ảnh: Bà mẹ liệt sĩ vào thành cổ Quảng Trị thắp hương cho đứa con độc nhất của mình đã lặng lẽ thắp hương cho cả kẻ đã giết con mình, khiến cho bà mẹ kia quỳ xuống nghẹn ngào.
Câu thơ nổi tiếng của một chiến sĩ thành cổ còn sống: “Đò xuôi thạch Hãn xin chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm” không hiểu người lính ấy có biết không, dưới đáy con sông ấy có cả xác người bên này và cả người bên kia? Cho nên, vào những ngày kỷ niệm chiến thắng, người tổ chức nên có những câu nói, những hành động chia sẻ, những sự thăm hỏi cả những người bên kia đã ngã xuống bởi họ cũng có cha mẹ, vợ con. Chẳng lẽ cứ mỗi lần bên này reo vang thì bên kia ngậm ngùi cúi đầu hổ nhục?”

Bay Vút: Một nhà quân sự đã từng nói: Đỉnh cao của xung đột là thỏa hiệp. Tuy vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam không có cao trào và nóng bỏng như ở các nước Hồi Giáo nhưng nó âm ỉ trong thâm tâm nhiều người, dẫn đến cách đối xử đôi khi vẫn chưa thực sự được ‘thoải mái’. Vậy trong chuyện này đâu là thái độ hợp lý và nhân văn, thưa ông?
Chu Lai: “Âm ỉ ư? Tôi không tin. Người Việt mình đôn hậu lắm. Ngay đến cả phi công Mỹ, lính Mỹ gây nhiều khổ đau là thế nhưng khi họ trở lại vẫn được sự nhìn nhận, đón tiếp chân tình từ các bà mẹ thì huống chi là người Việt mình với nhau. Tất nhiên vẫn có những hận thù, những ám ảnh khó gỡ nhưng cùng với thời gian và dòng chảy cuộc sống, nhất định mọi sự sẽ qua và có lẽ cho đến bây giờ đã qua nhiều lắm. Cũng như con em những người vào diện HO đang sống ở hải ngoại, họ đâu còn khái niệm gì về chiến tranh bên này bên nọ. Họ chỉ mong làm ăn yên ổn và thỉnh thoảng được trở về thăm quê mẹ. Và thái độ duy nhất lúc này là cái gì đã qua thì cho qua, cùng nhau bắt tay xiết cánh đưa dân tộc lên một đỉnh cao mới, đó chính là hòa hợp. Thái độ này không chỉ nằm trong sâu thẳm trái tim người trong cuộc mà còn phải nằm ở tư duy, tầm nhìn của các cấp lãnh đạo và nằm cả ở những người một thời là phía bên kia".

Bay Vút: Vâng, xin cám ơn Ông.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đại tá, nhà văn Chu Lai có tên khai sinh là Chu Văn Lai, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1946, tại xã Hưng Đạo, huyện Phù Tiên nay là huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, hiện đang ở Hà Nội. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (từ năm 1980).

Cuộc đời
Ông là con trai của nhà viết kịch Học Phi. Trong chiến tranh Việt Nam ông công tác trong đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị rồi trở thành chiến sĩ đặc công hoạt động trong vùng Sài Gòn. Sau 1973, ông về làm trợ lý tuyên huấn Quân khu 7. Đến cuối năm 1974 ông tham dự trại sáng tác văn học Tổng cục Chính trị và sau đó học tại Trường Viết văn Nguyễn Du khóa 1. Sau khi tốt nghiệp, ông biên tập và sáng tác cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà văn Chu Lai còn viết một số kịch bản sân khấu, kịch bản phim và tham gia đóng phim.

Một số tác phẩm:
Tiểu thuyết
Nắng đồng bằng (1978)
Đêm tháng hai (1979)
Sông xa (1986)
Gió không thổi từ biển (1984)
Vòng tròn bội bạc (1987)
Bãi bờ hoang lạnh (1990)
Ăn mày dĩ vãng (1991)
Phố (1992)
Ba lần và một lần (1999)
Cuộc đời dài lắm (2001)
Chỉ còn một lần (2006)

Truyện
Vùng đất xa xăm (1981)

Truyện ngắn
Người im lặng (1976)
Đôi ngả thời gian (1979)
Phố nhà binh (1992)

Thể loại khác
Út Ten (1983)
Nhà lao cây dừa (1992)

Kịch bản sân khấu và kịch bản phim
Hà Nội đêm trở gió
Người Hà Nội (chuyển thể từ tác phẩm Phố)
Người mẹ tự cháy
Người đi tìm dĩ vãng
Hà Nội 12 ngày đêm

Giải thưởng
Giải thưởng Hội đồng Văn học chiến tranh Cách mạng và lực lượng vũ trang (Hội Nhà văn) cho quyển tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng (1993);
Giải thưởng Văn học Bộ quốc phòng 1994;
Giải thưởng tiểu thuyết Nhà xuất bản Hà Nội với tiểu thuyết Phố 1993;
Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật 2007.

Liên kết ngoài
Nhà văn Chu Lai: "Sống đúng mình, phải trả giá"

Tuần báo Quốc Tế
Nguyên thủ tướng - "lão tướng" Võ Văn Kiệt
Tháng 4-1975 sẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc là thời điểm thống nhất đất nước. Nhân dịp 30 năm ngày đất nước về một dải "từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái", nguyên thủ tướng - "lão tướng" Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi với phóng viên tuần báo Quốc Tế (Bộ Ngoại giao) về những kỷ niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc trước thời cuộc. Ông cho rằng chúng ta phải nhanh chân, đừng tự ru ngủ mình...


* Thưa ông, thấm thoắt đã gần 30 năm kể từ ngày tiếp quản Sài Gòn, và ông là một trong số ít các nhà lãnh đạo còn lại từ cuộc kháng chiến đó, ông có suy nghĩ gì về sự kiện này?
- Suy nghĩ của tôi chỉ đơn giản là làm sao để không còn những nhà lãnh đạo phải trưởng thành từ chiến tranh như chúng tôi nữa. Chiến tranh đã qua cách đây ba chục năm. Chúng tôi đã chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp. Nói như thế có nghĩa là tôi mong chiến tranh thật sự phải thuộc về quá khứ. Một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại.

* Thưa ông, "khép lại" là một khái niệm không đơn giản khi làm?
- Không gì là không làm được! "Hòa hiếu", "khoan dung" là những truyền thống tốt đẹp của người VN. Người Việt thường chỉ kháng chiến khi có kẻ thù từ bên ngoài. Sau 30 năm qua, tôi nghĩ mọi người VN chúng ta, cả đôi bên đều nhận thấy khi không còn sự can thiệp từ bên ngoài nữa, chúng ta có thể trở về bên nhau, cùng nhau xây dựng. Và VN sẽ thêm phát triển khi mọi người Việt dù ở đâu cũng đều ở trong một cộng đồng hòa hợp.

* Chúng ta đã có nhiều nỗ lực để làm điều đó, thưa ông?
- Đôi khi phải nhìn kết quả thay vì nhìn những gì mà chúng ta nghĩ là nỗ lực. Theo tôi, chúng ta vẫn còn biết bao điều cần nói, biết bao việc cần làm.

* Theo ông, bây giờ việc cần làm tiếp là gì?
- Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu.

* Thưa ông, để lành được vết thương này phải có sự tham gia của mọi người Việt?
- Đấy là một vấn đề lớn. Chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, muốn để mọi người Việt cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng thì chúng ta phải thực tâm khoan dung và hòa hợp. Sau 30-4-1975, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói: "Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai". Sau 30 năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người VN cảm nhận được điều đó.

* Khó khăn nằm ở chỗ nào, thưa ông?
- Hồ Chủ tịch từng mong muốn khi chiến tranh chấm dứt, hòa bình lập lại sẽ đi thăm các nước để cảm ơn bè bạn quốc tế. Sau năm 1975, đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Phạm Văn Đồng đã thay mặt Bác làm việc này. Đánh giá cao sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế và cảm ơn là việc làm phù hợp đạo lý và truyền thống VN. Nhưng về đối nội, theo tôi, đã đến lúc ta phải nhìn nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ cũ, hiện ở trong nước hay ở bên ngoài. Bản thân tôi cùng với anh em được giao tiếp quản Sài Gòn năm 1975, một Sài Gòn nguyên vẹn sau một cuộc chiến tranh như vậy, tôi nghĩ không thể không nói đến vai trò của nội các Dương Văn Minh và các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ - Thiệu, có quan hệ với chính phủ Dương Văn Minh lúc bấy giờ.

* Ông Minh đã tuyên bố đầu hàng?
- Đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức ngày 28-4-1975, ngày mà một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn. Nếu ông Minh để cho các tướng dưới quyền ông "tử thủ", chúng ta vẫn chiến thắng, nhưng Sài Gòn khó mà nguyên vẹn, và còn biết bao sinh mạng và tài sản của người dân mình nữa. Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30-4 khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho cách mạng, đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường, và vào đúng giờ phút ấy, mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này.

* Theo ông, từ đâu ông Minh lại có quyết định như vậy?
- Thế thắng của ta trong năm 1975 là không thể cưỡng lại được, tuy nhiên quyết định của ông Minh không chỉ dựa trên tình hình chiến sự mà còn phản ánh những hành động chính trị trước đó của ông. Ông Minh là vị tướng đã đảo chính lật chế độ Ngô Đình Diệm, ông cũng là người sau đó đã không chịu làm vừa lòng Mỹ, khiến người Mỹ phải bật đèn xanh cho Nguyễn Khánh lật đổ ông.

* Và, "lực lượng thứ ba" cũng đóng một vai trò đáng kể, thưa ông?
- Sự xuất hiện trở lại trên chính trường của ông Minh chính là kết quả hoạt động tích cực của lực lượng thứ ba, lực lượng những người đấu tranh với Mỹ - Thiệu ngay trong lòng chế độ Sài Gòn. Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung, và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng Tổ quốc VN chúng ta giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc.

* Thưa ông, ở thời điểm này nhìn lại, ông có bằng lòng với những gì chúng ta đã làm trong 30 năm qua?
- Chúng ta đều có thể vui mừng khi có một VN thống nhất, quyết tâm vượt qua nghèo đói và quyết tâm hội nhập như ngày hôm nay. Nhưng nhìn lại quá trình kể từ khi kết thúc chiến tranh thì tôi thấy tiếc. Giá như đổi mới sớm hơn thì chúng ta có thể đã không phải trải qua những năm phải trả giá đắt như giai đoạn 1975-1985.

* Bài học về những năm bỏ lỡ cơ hội này là gì, thưa ông?
- Phải tiếp tục đổi mới nữa và tránh xa sự tự mãn, tránh xa bệnh say sưa thành tích! Trong những năm qua, chúng ta tiếp tục giữ được sự tăng trưởng khá, đó là một thành tựu lớn. Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý rằng với một nước mà GDP chỉ mới đạt trên dưới 40 tỉ USD như VN, mức tăng trưởng 6-7% chưa phải là đã đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước và nhu cầu hội nhập.

* Thưa ông, trong đối ngoại chúng ta nên tiếp tục như thế nào trong giai đoạn tới?
- Những kết quả đối ngoại vừa qua, trong một chừng mực nhất định, đúng là đã góp phần mở đường để giải quyết nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội. Sau 20 năm đổi mới, chúng ta đã sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. Nhưng nội dung cụ thể của những khẩu hiệu ấy là gì? Và tới đây, với một thế giới đang thay đổi từng ngày như thế này, chúng ta lựa chọn và xây dựng vai trò và vị trí của mình như thế nào là điều hết sức quan trọng.
Sau sự kiện ngày 11-9-2001, những biến cố ở Trung Đông, những cải tổ chính trị tích cực từ bên trong của các nước ASEAN như Indonesia, sau sự kiện sóng thần tàn phá ở một số nước Đông Nam Á..., tất cả cho thấy thế giới ngày nay đã trở nên gần gũi và liên hệ với nhau hơn, thật sự không còn chỗ thành công lớn cho những nỗ lực đơn độc.
Vị trí đối ngoại của chúng ta, vì thế, không chỉ tùy thuộc vào thế, mà phải tăng tốc thêm lực và khả năng thích ứng với toàn cầu của mình. Ngoại giao tới đây, vì thế, tôi nghĩ phải có vai trò vượt lên phía trước, phải chủ động cảnh báo cho trong nước cả thách thức lẫn cơ hội, kịp thời đáp ứng những đòi hỏi mới của thời cuộc.

* Xin cảm ơn ông.

THẠCH ANH thực hiện
(Nguồn: Tuổi trẻ Online, 2005)






(Bài viết của Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đóng góp ý kiến cho quá trình chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ X.)

Mấy hôm nay, thủ đô Hà Nội đang chuẩn bị lễ kỷ niệm 60 năm quốc khánh. Đi qua quảng trường Ba Đình lịch sử, tôi thấy anh em đang dựng một khẩu hiệu rất lớn: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Với hơn 60 năm tham gia chiến đấu và xây dựng, tôi không nhìn khẩu hiệu đó như một vật trang trí bằng gỗ, bằng giấy, bằng vải… Tôi bồi hồi xúc động với nhận thức rằng nó là một tư tưởng lớn của Bác, một đạo lý lớn của dân tộc. Từ 60 năm trước nó đã thể hiện ở chính nơi đây, nó vẫn thấm trong tim của Người đã yên nghỉ trong lăng kia.
Nhân những ngày này, ngẫm lại, tôi càng thấy thấm thía tư tưởng lớn đó của Bác: Đoàn kết là bản năng của nhiều loài sinh vật (đàn chim, bầy kiến, bầy ong,…). Ở loài người, bản năng đó đã phát triển thành một nhu cầu có ý thức. Tuỳ nơi, tuỳ lúc, ý thức đó có thể đậm hay nhạt. Mà nghiệm trong lịch sử Việt Nam và lịch sử các dân tộc trên thế giới, thấy sự đậm nhạt này có quan hệ mật thiết với sức mạnh của quốc gia, với sự hưng thịnh của các nền văn minh.
Trong tác phẩm “Nên Học Sử Ta”, viết vào đầu năm 1942, Bác đã viết: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào nhân dân ta đoàn kết muôn người như một thì đất nước ta độc lập tự do. Trái lại, lúc nào nhân dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi…”(Báo Việt Nam Độc lập ngày 1/2/1942)
Ngay từ năm 1941, trong bài “Kính cáo đồng bào”, Bác viết: “Hiện thời muốn đánh Pháp, Nhật, ta chỉ cần một điều: Toàn dân đoàn kết. Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại. Cứu quốc là việc chung. Ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm…”(Hồ Chí Minh toàn tập ; Tập III, tr.198).
Cách mạng tháng Tám là một kết quả rực rỡ của tư tưởng đó.
Không chỉ có sĩ, nông, công, thương, binh, mà cả vua quan triều Nguyễn cũng ngả theo cách mạng. Nhờ đó kẻ xâm lược mất đi chỗ dựa ban đầu. Kẻ thù trong nước bị tê liệt. Còn những người có tâm huyết với nước với dân thì được thu phục và tận tụy đến cùng với cách mạng và kháng chiến.
Đoàn kết đồng thời có nghĩa là phải khoan dung. Chính phủ Hồ Chí Minh chủ trương xoá bỏ mọi hận thù và chia rẽ do chế độ cũ để lại, sẵn sàng thu dụng những người có tài, có năng lực, có tâm huyết, mà không kể đến quá khứ. Bác đã tuyên bố: “Chính phủ không để tâm moi ra những tội cũ để đem ra làm án mới làm gì”.
Quảng trường Ba Đình trước ngày hội lớn.
Ở Bác, đại đoàn kết không chỉ đóng khung trong phạm vi quốc gia, mà được thể hiện cả trên phạm vi quốc tế. Ngay từ trước cách mạng, Bác đã ra sức tìm kiếm những quan hệ với bất cứ nước nào có thể đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó, tư tưởng này không phải lúc nào cũng đem lại kết quả như ý, nhưng ít nhất thì tấm lòng chân thành của Bác cũng đã có sức mạnh kiềm chế kẻ thù, giảm thiểu được khả năng đối đầu, trì hoãn những xung đột bất lợi, bảo vệ những thành quả đầu tiên của cách mạng…
Đến Đại hội đảng lần thứ II đầu năm 1951, vấn đề đại đoàn kết được đặt ra và nhìn nhận trong những hoàn cảnh khác. Đã có không ít ý kiến xung quanh vấn đề này. Bác kết luận: “Chính vì Đảng Lao Động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”. Lời giải thích đó của Bác đã có sức thuyết phục mạnh mẽ trong Đại hội Đảng.
Về phần mình, trải qua bao năm tháng suốt từ trước Cách Mạng Tháng Tám đến ngày nay, từ những phút gian nguy giữa sống và chết, đến những ngày chia ngọt sẻ bùi từng thắng lợi, tôi đã bao lần được đồng bào che chở cưu mang, đã chứng kiến bao tấm gương hy sinh của những người thuộc mọi tầng lớp và lứa tuổi… Tôi càng thấm thía những bài học lớn đó của Hồ Chí Minh.
Tiếc rằng một số năm sau đó, tư tưởng đại đoàn kết đã bị coi nhẹ, quan điểm giai cấp đã được vận dụng một cách máy móc, một chiều.
Trong các chiến dịch cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sỹ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi là bạn nữa, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế.
Tư tưởng thành phần chủ nghĩa đã dẫn tới hai kết quả: Làm mất đi nhiều tài năng của một bộ phận đáng kể trong dân tộc, đồng thời đưa một cách gượng ép những nhân tố tuy rất cơ bản về chính trị nhưng lại không đủ chất lượng trong quản lý và xây dựng.
Bước vào sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tư tưởng đại đoàn kết của Bác lại một lần nữa bừng lên như một sức mạnh vĩ đại của cả dân tộc. Nhiều thành phần khác nhau trong xã hội miền Nam, kể cả các nhân sĩ, các nhà tư sản, thậm chí cả những sỹ quan cao cấp trong quân đội chính quyền Sài Gòn cũng đã hình thành nhiều tổ chức, nhiều khuynh hướng khác nhau chống lại chế độ độc tài tay sai của Mỹ (Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu). Có một số là thành viên bí mật của Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam và Mặt trận Sài gòn – Gia Định. Do đó, chính quyền tay sai đã cô lập càng cô lập hơn, đã suy yếu càng suy yếu hơn. Lực lượng cách mạng đã lớn mạnh càng lớn mạnh hơn.
Trong thời gian này tôi có may mắn được sống và chiến đấu cùng đồng bào các giới trong lòng Sài Gòn- Gia Định, sau đó hơn 15 năm tiếp theo tại miền Tây Nam bộ. Sài Gòn là thành phố lớn, có đủ mọi tầng lớp dân cư đô thị khác nhau. Còn Tây Nam bộ suốt kháng chiến chống Pháp và nhiều năm kháng chiến chống Mỹ là một vùng có những nhà địa chủ giàu có nhất nước ta, những nhà trí thức từng du học ở Pháp, những quan chức cao cấp của chính quyền đương thời, những nhà tu hành và tín đồ của nhiều tôn giáo, những người thuộc những dân tộc khác nhau, như Khơ-me, Chăm, Hoa… Nhưng ở cả hai địa bàn ấy, chúng tôi vẫn tồn tại và hoạt động được là nhờ được sống giữa lòng dân, thuộc đủ các tầng lớp xã hội. Bài học về sức mạnh dân tộc càng thấm sâu trong máu thịt tôi.
Trên lĩnh vực quốc tế, tinh thần đoàn kết cũng đã đạt được nhiều kết quả thật ngoạn mục. Phong trào phản chiến ở Mỹ, ở Pháp và phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới, đã làm cho kẻ thù xâm lược Việt Nam càng ngày càng bị cô lập. Trong các nước xã hội chủ nghĩa, tư tưởng đoàn kết quốc tế của Bác Hồ đã làm cho những người bạn lớn của chúng ta dù còn mếch lòng với nhau nhưng vẫn luôn luôn nhất trí ủng hộ sự nghiệp kháng chiến của chúng ta.

Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, rất nhiều vận hội đã mở ra cho cả nước:
. Đất nước đã được hoà bình, thống nhất. Giang sơn đã trở về một mối. Lòng người cũng quy về một mối.
. Toàn dân, vui mừng được yên ổn làm ăn, kiến tạo lại đất nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển chung của cả dân tộc.
. Một đội ngũ đông đảo công thương gia và trí thức miền Nam, có những khả năng và kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực khác nhau, là một vốn quý, có thể đóng góp vào việc xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, giàu mạnh.
. Hầu hết quân đội, sỹ quan và những viên chức trong chính quyền cũ cũng đều mong mỏi được sống trong hoà bình, hoà hợp, có cơ hội làm lại một cuộc sống yên ổn.
. Trên bình diện quốc tế, cả những nước đã từng đem quân tham gia vào cuộc chiến ở Việt Nam cũng thấy cần xoá đi những ám ảnh của quá khứ và bày tỏ thiện chí với Việt Nam. Kể cả trong chính quyền Mỹ cũng thấy có những dấu hiệu muốn sớm đi tới bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, như một cách để làm dịu vết thương nhức nhối của cuộc chiến …

Rất tiếc là ý thức đoàn kết dân tộc lại một lần nữa bị phần nào xao nhãng bởi bệnh chủ quan và say sưa vì chiến thắng, bởi những cách nhìn hẹp hòi, biệt phái, bởi chuyện phân biệt thắng- thua, bởi những kỳ thị ta - ngụy…
Tiếp đó, cuộc cải tạo công thương nghiệp tư nhân ở miền Nam và việc hợp tác hoá nông nghiệp một cách rập khuôn, mà sau này Đại hội Đảng lần thứ VI đã rút kinh nghiệm, là vừa đụng chạm tới cả những người đã từng có công đóng góp cho cách mạng, vừa triệt tiêu đi một nguồn lực kinh tế rất quan trọng.
Kinh tế khó khăn, đời sống bế tắc, cộng với những phương thức quản lý xã hội quá cứng nhắc và tình trạng kỳ thị thành phần…đã làm cho cả một số người yêu nước, muốn đóng góp cho đất nước cũng đành dứt áo ra đi.
Những tổn thất kể trên ít nhiều đã trực tiếp liên quan đến nhiệm vụ của tôi, một người lãnh đạo thành phố mang tên Bác. Tôi đã chứng kiến nhiều nhà trí thức, nhà công thương trước khi rời quê hương vẫn trăn trở cân nhắc, rồi cũng phải "liều mình nhắm mắt đưa chân”. Mặc dầu trong phạm vi khả năng và quyền hạn của mình, Thành uỷ chúng tôi cũng đã chân tình giúp đỡ và động viên nhiều anh chị em, nhưng tôi vẫn thấy lúc bấy giờ Thành uỷ vẫn có nhiều bất lực và có phần trách nhiệm về tình hình đó.
Trên bình diện quốc tế, một số chủ trương cứng rắn quá mức cần thiết đã làm cho Việt Nam lâm vào tình cảnh thêm thù bớt bạn, mà thực ra không phải là hoàn toàn không tránh được.
Kết quả là Việt Nam bỏ lỡ rất nhiều vận hội. Tiếp đó là những năm tháng đầy khó khăn, với những khủng hoảng kéo dài. Đó chính là một bài học lớn của lịch sử.
Từ ngày Đảng ta có chủ trương đổi mới, tư tưởng hoà hợp dân tộc lại được phục hưng và ứng nghiệm với nhiều kết quả khả quan. Quan điểm kinh tế nhiều thành phần, quan điểm kinh tế mở, tư tưởng Việt Nam làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, khép lại quá khứ, hướng về tương lai… đã giúp cho nước ta khai thác được cả nội lực và ngoại lực để vượt khỏi khủng hoảng, liên tiếp thu được những thành quả về mọi mặt.
Từ khi làm nhiệm vụ quản lý ở địa phương cũng như ở tầm quốc gia, tôi đã có dịp tìm hiểu nhiều nước và tiếp xúc với nhiều chính khách lớn trên thế giới. Qua đó, tôi kiểm nghiệm lại nhiều điều và rút ra một bài học: thời bình cũng không khác trong thời chiến về một chân lý muôn thủơ: Quốc gia nào khắc phục được những mâu thuẫn nội tại để cùng tìm thấy niềm tự hào chung, lợi ích chung thì có thể tạo ra sức mạnh nội lực và do đó càng có uy tín quốc tế. Kể cả những nước nhỏ, nếu có những yếu tố đó thì cũng vẫn tạo ra thế mạnh. Ngược lại, nơi nào mà dân tộc chia rẽ, đối địch với nhau, thì dù có tài nguyên quốc gia phong phú, có dân số đông đúc, vẫn không tạo ra sức mạnh, vị thế quốc tế, do đó cũng không thể vững vàng.
Ngày nay chúng ta đã có một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và đang trên đường tiến tới thực hiện lý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Chúng ta đã từng bước nâng cao uy tín quốc tế. Do đó, chúng ta càng có sức cảm hóa nhiều hơn. Những kinh nghiệm quốc tế vừa qua càng chỉ rõ thêm rằng nếu chỉ dùng đối đầu và bạo lực để giải quyết những thù hận thì chỉ đẻ ra thù hận. Nếu dùng cách cảm hoá để giải quyết thù hận thì có thể triệt tiêu được thù hận và tạo ra sức mạnh càng ngày càng dồi dào hơn.
Nếu cứ còn chia rẽ do hận vì bại, kiêu vì thắng, thì có ích gì cho bản thân, cho đất nước, cho hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế?
Nhìn ra thế giới, càng nghiệm thấy rằng tài nguyên lớn nhất cho mọi quốc gia chính là tài nguyên con người. Nếu quy tụ được sức người, thì nhiều nguồn lực khác cũng có thể được quy tụ. Con người mà không quy tụ, thì mọi nguồn lực khác cũng rơi rụng.
Trong thế giới ngày nay, nguồn lực hàng đầu là trí thức. Nói như thế không có nghĩa là đề cao những con người trí thức cụ thể, mà nói đến một điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển: Trong cuộc đua tranh để phát triển, không thể chỉ dựa vào nhiệt tình và ý chí, mà phải dựa vào kiến thức, học vấn, sự nhận thức các quy luật của thiên nhiên và của xã hội. Theo kinh nghiệm lịch sử của thế giới và bản thân nước ta, nhất là qua những kinh nghiệm của Bác Hồ, thấy rằng trí thức tận tuỵ hay không là tuỳ thuộc vào chúng ta có tin dùng trí thức hay không, có giao cho họ đảm nhiệm những trọng trách mà họ xứng đáng được đảm nhiệm hay không. Điều đó không tuỳ thuộc vào bản thân trí thức, mà vào lãnh đạo: có đủ khả năng thu phục nhân tâm và nhân tài hay không. Thu hút được nhân tài cũng là một tài năng
Ngày nay, nước ta không còn những kẻ xâm lược. Nhưng kẻ thù vẫn còn: Kẻ thù đó là sự nghèo nàn, lạc hậu. Lạc hậu thì sẽ tụt hậu. Tụt hậu thì khó thoát khỏi vòng lệ thuộc. Tất cả những ai có thể góp một phần vào việc chống kẻ thù đó đều nên và có thể có mặt trong hàng ngũ của chúng ta.
Muốn thế, cần ngồi lại với nhau. Bằng thiện chí, bằng tấm lòng chân thật, hãy cùng nhau xem lại một cách sòng phẳng những chỗ hay, chỗ dở, chỗ nào đã khắc phục được rồi, chỗ nào còn phải hoàn thiện tiếp…
Đến nay, 30 năm rồi, những điểm có thể gặp nhau là rất cơ bản, đó là đất nước Việt Nam, là dân tộc Việt Nam, là phát triển, là phồn vinh, là độc lập, tự do, hạnh phúc.
Những điểm gặp thì đã có. Nhưng người đến gặp thì vẫn chưa được đông đúc lắm.
Nhân kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám, chúng ta hãy cùng nhau nhớ lại không khí hào hùng và sôi nổi của những ngày tháng đó. Ngọn lửa tạo nên không khí đó chính là tinh thần yêu nước và đại đoàn kết dân tộc, mà người thắp nên ngọn lửa đó chính là Bác Hồ. Khi đó, tất cả mọi người Việt Nam đều như một. Khi đó, yêu nước là cách tốt nhất để yêu mình.

Để ngọn lửa đó còn sáng mãi, chúng ta hãy cùng ôn lại mấy bài học lớn của Bác:
. Đất nước Việt Nam, giang sơn Việt Nam cùng mọi thành quả của nền văn hoá Việt Nam không phải là của riêng ai, của một giai cấp hay đảng phái nào, mà là tài sản chung của mọi người Việt nam, của cả dân tộc Việt Nam.
. Đã thế thì mọi người Việt Nam đều có trách nhiệm và có quyền được đóng góp vào việc tô điểm cho giang sơn đó, làm giàu thêm và đẹp thêm cho nền văn hoá đó.
. Lại vì thế nên phải làm sao để cho mọi người Việt Nam đều được sống với giang sơn gấm vóc này, được hưởng mọi giá trị vật chất và tinh thần của nền văn hoá này.

Nếu thực hiện tốt những tư tưởng đó, với kỷ niệm 60 năm quốc khánh, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng dòng chữ “Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công” trên quảng trường Ba Đình sẽ không chỉ là một khẩu hiệu bằng sắt, bằng gỗ, bằng vải màu…, mà sẽ là sức mạnh giúp chúng ta vượt qua bao thách thức trước mắt. Từ tinh thần của Ba Đình ngày ấy, nó sẽ trở lại với dân tộc, nó sẽ đem lại cả sức sống, niềm tin, niềm vui, nghĩa tình và hạnh phúc cho hàng triệu và hàng triệu người Việt Nam chúng ta.

Nguồn: Viet Nam Net, 2005



Xem thêm:
Đài phát thanh Sài Gòn ngày 30.4.1975, Bùi Văn Phú ghi lại
(Bạn có thể tìm nghe phần ghi âm đường link trên)

Do tình thế khẩn cấp, chàng sinh viên Nguyễn Hữu Thái đã trở thành phát thanh viên "bất đắc dĩ" trong thời khắc lịch sử - tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Trong đám đông kéo đến đài phát thanh trưa 30/4 có cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

KTS Nguyễn Hữu Thái - nhân chứng lịch sử ngày 30/4/1975. Ảnh: Tiến Dũng.
Sinh ra trong gia đình có 10 người con, lại là cả nên Nguyễn Hữu Thái được bố mẹ đầu tư cho ăn học, với mong muốn con mình sẽ thành tài. Năm 1958, sau khi đỗ tú tài ở trường Thiên Hựu (Huế), cậu học trò Nguyễn Hữu Thái vào Sài Gòn học ngành Kiến trúc và là người trẻ nhất của khóa học này.
Từ khi trở thành sinh viên, Hữu Thái hăng hái kêu gọi bạn bè xuống đường biểu tình, đòi tự do, dân chủ và năm 1963-1964 được bầu làm Chủ tịch tổng hội sinh viên Sài Gòn. Do nhiệt tình đấu tranh nên năm 1964, chàng sinh viên 24 tuổi bị bỏ tù, và từ đó đến năm 1974, Thái luôn nằm trong "danh sách đen" của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Ba lần ra ngục vào tù đã lấy đi của Thái 4 năm tuổi trẻ, thời gian được chia đều cho nhà tù và nhà trường.
Nhờ những lần ngồi tù, được tranh luận với cán bộ "Việt cộng", chàng sinh viên kiến trúc mới thấm thía thêm rằng, không chỉ có sinh viên, trí thức chống lại chế độ Sài Gòn mà khắp cả nước còn có cuộc đấu tranh của những người cộng sản. Và cũng từ đây, Nguyễn Hữu Thái càng quyết tâm theo cách mạng, dù từng nhận được lời đề nghị của một quan chức Mỹ rằng sẽ tạo điều kiện sang Mỹ học rồi về Việt Nam làm quan chức.
"Năm 1971, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa tổ chức bầu cử Quốc hội và Tổng thống. Người của Mặt trận Dân tộc Giải phóng đề nghị tôi ra tranh cử với lập trường hòa bình trung lập, chuẩn bị cho 'Thành phần thứ ba' như trong Hiệp định Paris. Tôi được sự ủng hộ của tướng Dương Văn Minh, người sẽ ra tranh cử Tổng thống. Nhưng do bị nghi ngờ là người của quân giải phóng nên tôi đã thất cử. Tướng Minh vào giờ chót cũng rút lui khỏi cuộc tranh cử Tổng thống”, ông kể.
Một năm sau, Nguyễn Hữu Thái lại bị chính quyền Sài Gòn bắt giam trước ngày ký kết Hiệp định Paris về hòa bình Việt Nam, do bị tố cáo thuộc "Thành phần thứ ba" thân Cộng. Khi người đàn ông 34 tuổi được ra tù năm 1974, tình hình đã biến chuyển nhanh theo hướng chấm dứt chiến tranh...
Dương Văn Minh và ông Nguyễn Hữu Thái.
Nhân chứng sống ngoài 70 tuổi này vẫn nhớ như in thời khắc lịch sử của 36 năm về trước. "Sáng tinh mơ ngày 30/4, từ cơ sở chuẩn bị nổi dậy của sinh viên ở ĐH Vạn Hạnh (gần chợ Trương Minh Giảng), tôi bàn với người thân cận của Thượng tọa Trí Quang rồi chạy vội lên chùa Ấn Quang (đường Sư Vạn Hạnh) gặp vị lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn tới nhóm Dương Văn Minh nhờ tác động gấp nhằm chấm dứt ngay cuộc chiến, tránh đổ máu và tàn phá Sài Gòn", ông kể.
Khoảng 9h (thời đó giờ Sài Gòn chậm hơn Hà Nội một tiếng), khi ông Thái quay về trường thì nghe tướng Dương Văn Minh tuyên bố trên đài phát thanh Sài Gòn, với nội dung kêu gọi các binh lính Việt Nam Cộng hòa hãy bình tĩnh, không nổ súng, ở đâu ở đó, để ông gặp Chính phủ Cách mạng thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong trật tự, tránh đổ máu. (Nghe tại đây)
Biết tin này, một nhóm sinh viên cầm vũ khí lên xe ca đến áp sát, chuẩn bị xâm nhập vào đài phát thanh. Còn ông Thái cùng nhà báo Nguyễn Vạn Hồng và giáo sư Huỳnh Văn Tòng (giảng dạy báo chí) vào dinh Độc Lập thuyết phục những người quen biết trong chính quyền Dương Văn Minh bàn giao chính quyền cho phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng.
Trong khi đó, ở bên ngoài, những chiếc xe tăng đầu tiên đang tiến về dinh Độc Lập. Xe tăng 390 chạy đầu tiên, xe tăng 843 chạy đến dinh đã húc thẳng vào cổng phụ bên trái, cổng không sập. Thấy vậy, lái xe tăng 390 liền húc sập cổng chính, và Bùi Quang Thận nhảy từ trên xe 843 xuống, giật lá cờ giải phóng gắn trên cần ăng ten xe tăng rồi tiến vào thềm dinh.

Xe tăng 390 húc đổ cổng chính để tiến vào dinh độc lập trưa 30/4/1975. Ảnh tư liệu.
Do ông Thái và giáo sư Tòng đeo băng xanh đỏ của lực lượng quần chúng nổi dậy, nên khi ông đề nghị dẫn đường thì ông Thận liền đi theo. Đến nóc, cả 3 người phải leo thêm chiếc thang gỗ mới đến được chân cột cờ. Lá cờ giải phóng được kéo lên trong tiếng reo hò lẫn tiếng súng chỉ thiên chào mừng vang trời.
"Thật ngẫu nhiên, vào thời điểm lịch sử ấy trên nóc dinh Độc Lập có 3 chàng trai của 3 miền đất nước: anh bộ đội Thận từ đồng bằng sông Hồng, giáo sư Tòng quê Tây Ninh và tôi gốc ở một thành phố miền Trung. Anh em xúc động không cầm được nước mắt, vừa sung sướng vừa hãnh diện", ông Thái nhớ lại khoảnh khắc chấm dứt 117 năm thống trị của thực dân đế quốc.
Có mặt tại dinh Độc Lập, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng đã nghĩ ngay đến việc phải buộc chính phủ của Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng sớm để đỡ đổ máu. Vì vậy, Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, Chính ủy Bùi Văn Tùng, Nguyễn Hữu Thái, Huỳnh Văn Tòng, nhà báo Tây Đức Borries Gallasch... cùng lên xe tiến về phía đài phát thanh.
Tại đài, trong khi các sinh viên đi tìm nhân viên kỹ thuật cho đài phát sóng thì một cán bộ quân giải phóng cũng soạn vội lời đầu hàng của Dương Văn Minh. Do không có thiết bị thu âm nên nhà báo Đức đã cho mượn đài để thu lời đầu hàng của tướng Minh và lời chấp nhận đầu hàng của Chính ủy Bùi Tùng. Pin đài yếu nên các sinh viên lại phải chạy đôn đáo đi tìm pin thay thế.
"Việc thu băng lời tướng Minh phải thử đi thử lại mấy lần mới xong. Còn lời phát biểu của Thủ tướng Mẫu thì được nói trực tiếp. Khi Đài Phát thanh Sài Gòn phát đi lời đầu hàng của tướng Dương Văn Minh, đồng hồ lúc này là 13h20 (Hà Nội là 12h20 phút)", nhân chứng Nguyễn Hữu Thái tiếp tục câu chuyện.

Tướng Dương Văn Minh (mặc áo đen, đeo kính) chuẩn bị tuyên bố đầu hàng tại Đài Phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975. Nhà báo Đức ngồi cạnh ông Minh, còn ông Thái đứng thứ hai (cầm tập giấy). Ảnh do phóng viên ảnh hãng thông tấn AP thực hiện.
Do tình thế khẩn cấp nên Nguyễn Hữu Thái đã trở thành phát thanh viên "bất đắc dĩ" của buổi phát thanh trực tiếp đầu tiên trong ngày lịch sử trọng đại: "...Đời sống bình thường đã trở lại Sài Gòn - TP HCM, thành phố mà Bác Hồ đã mong đợi, nay được giải phóng... Xin giới thiệu lời kêu gọi của ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu của chính quyền Sài Gòn về vấn đề đầu hàng ở thành phố này...". (Nghe tại đây)
Tiếp đó, đến lượt Tổng thống Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng: "Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn, từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam". (Nghe tại đây)
Sau lời kêu gọi của Thủ tướng Vũ Văn Mẫn, Chính ủy Bùi Văn Tùng tuyên bố chấp nhận đầu hàng: "Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn".
Trong đám đông kéo đến đài phát thanh vào buổi trưa 30/4 có cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Được mời phát biểu trực tiếp trên sóng, nhạc sĩ này run run: "Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta... Ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn đất nước... Những điều mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lập, tự do, và thống nhất thì hôm nay chúng ta đã đạt được...".
Hân hoan trong niềm vui giải phóng nên dù không mang theo đàn guitar, Trịnh Công Sơn vẫn cất vang lời bài 'Nối vòng tay lớn'. Và đây cũng chính là bài hát đầu tiên được phát lên sóng của Đài Phát thanh Sài Gòn ngày 30/4. (Nghe tại đây)
"Chiều 30/4/1975, phần lớn người dân Sài Gòn đều túa ra đường để được tận hưởng bầu không khí hân hoan, phấn khởi của ngày thành phố được giải phóng. Những người nghe tin tức qua Đài Phát thanh Sài Gòn cảm thấy xúc động dâng trào khi nghe Trịnh Công Sơn hát 'Nối vòng tay lớn' trong giờ phút lịch sử của dân tộc", 36 năm sau ngày lịch sử này, ông Nguyễn Hữu Thái vẫn xúc động khi kể lại.

Vào đại học năm 1958 nhưng phải đến năm 1976, một năm sau ngày giải phóng, ông mới có thể trở lại trường làm đồ án tốt nghiệp và trở thành kiến trúc sư. Sau nhiều năm công tác tại thành đoàn TP HCM, năm 1980 ông làm việc tại Viện Quy hoạch kiến trúc thành phố... Năm 1990 ông xuất cảnh sang Canada theo diện đoàn tụ gia đình và 5 năm sau lại trở về Việt Nam sinh sống, công tác.

Tiến Dũng

(Clip và Audio tư liệu).

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

ĐỜI THƯỜNG TRONG DINH ĐỘC LẬP, NGÀY 30-4-1975


Mai Thanh Hải

Mai Thanh Hải Blog - Sách giáo khoa lịch sử và cả các phương tiện thông tin đại chúng, khi nhắc đến thời khắc bộ đội ta chiếm Dinh Độc Lập buổi trưa ngày 30-4-1975, suốt 36 năm qua, vẫn chỉ quay đi quay lại hình ảnh chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng và Đại đội trưởng Bùi Quang Thận (Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2) cắm cờ Giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập. Thế nhưng ít ai biết rằng, ngay sau đó, các đơn vị xe tăng - thiết giáp - bộ binh cũng đã ào ạt đổ về, tập trung địa điểm này. Chiến thắng - Qua những hình ảnh thường thấy bao năm nay, là cờ hoa rợp trời, bộ đội mặc quần áo mới cóong, cấp hàm đỏ tươi, ngồi uy nghiêm trên thùng xe... Ít ai biết: Chiến thắng - Sau thời khắc 11h30 ngày 30-4-1975, tại Dinh Độc Lập là những giây phút đời thường, dung dị và rất đặc trưng của những anh bộ đội miền Bắc trẻ măng; là cái thở phào nhẹ nhõm sau 1 chặng đường hành quân vất vả, cái chết và sự sống cách nhau gang tấc; là quần áo rách bươm, nồng nặc mùi thuốc súng, lăn trên cỏ ngủ ngon lành như chưa bao giờ được ngủ; là tò mò ngắm nghía thành phố mới, người dân mới và những đồ vật, cảnh sắc mới quanh mình... Chiến thắng - Có nghĩa là hết chiến tranh, hết nổ súng, hết đổ máu và được nguyên vẹn trở về với quê hương, gia đình, người thân.

Xin trân trọng giới thiệu một số hình ảnh khác với hình ảnh ta vẫn thấy, do các phóng viên nước ngoài và phóng viên chiến trường ghi lại, ngay trong ngày 30-4-1975, tại Dinh Độc Lập:

Xe đạp - điếu cày - quạt nan và sự thảnh thơi buổi trưa chiến thắng
Trước 11h30 phút, khi cờ 3 sọc vẫn còn trên nóc Dinh Độc Lập

Bộ binh tiến vào Dinh sau xe tăng

Sân trước của Dinh Độc lập, thời điểm 11h30 ngày 30-4-1975

Những người lính của chế độ cũ bỏ vũ khí đầu hàng

Sĩ quan Tăng Thiết giáp của chế độ cũ đầu hàng

Trước bậc thềm vào Dinh

Kíp chiến đấu xe tăng 879 trong sân Dinh

Ngồi nghỉ


Nhiều anh em trên 1 chiếc xe tăng
Lính trẻ vào Dinh

Nồi niêu xoong chảo cũng tiến về Dinh
Tay xách nách mang


Nơi rửa mặt và rửa chân lý tưởng (hình chụp trong Lễ Diễu binh, mừng chiến thắng 5-5-1975)


BS Hồ Hải
21h30 tối hôm qua, 28/4/2011, tôi xem trên chương trình VTV1 chiếu bộ phim tài liệu với chủ đề: "Chuyện những người ở lại". Phim nói về những nhân vật của nhóm thứ Sáu - có tên là nhóm thứ Sáu, vì họ họp nhau vào thứ Sáu mỗi tuần để sọan thảo, lập và đưa ra những dự án làm thay đổi cả tư tưởng lẫn hành động của những người cộng sản, và đưa đất nước ra khỏi đói nghèo như hôm nay - Họ là những con người trí thức, mà có người đã từng bị học tập cải tạo đến hơn 10 năm sau ngày thống nhất. Nhưng với tấm lòng yêu nước chân chính, họ đã ở lại để góp phần dựng xây đất nước. Trong số những nhân vật ấy, có một người đóng góp nhiều nhất, nhưng thầm lặng nhất, ông chỉ thóang qua với lời tri ân của một người trong nhóm thứ Sáu. Ông cũng là người mà, tôi đã có một thời quan hệ như người trong gia đình. Một bộ phim tài liệu rất nhân bản, nó đã làm tôi có ý tưởng để viết bài này nhân 36 năm thống nhất.
Vậy là đã tròn 3 con giáp sau ngày thống nhất đất nước. Ngày thống nhất, mà người ta, hôm nay vẫn dùng từ chưa đúng với tư tưởng hòa hợp dân tộc, bỏ qua chuyện cũ, hướng tới tương lai bằng cụm từ: “ngày giải phóng”. Vì đứng về thực tế cuộc sống sau 3 con giáp thống nhất Bắc Nam, thì không biết ở đâu giải phóng ở đâu, và giải phóng cái gì?
Sau 36 năm thống nhất, nếu đứng trên hệ qui chiếu cuộc sống kinh tế và tư tưởng nhân bản thì, đúng nghĩa của nó là miền Nam đã giải phóng miền Bắc bằng thực tiễn cỡi trói kinh tế với mỹ từ “đổi mới” 25 năm qua. Còn trên hệ qui chiếu bạo lực và ác độc thì miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Vậy thì nên dùng từ nào cho chính xác?
Để kỷ niệm 36 năm thống nhất đất nước. Tôi xin đưa lên các file MP3 để các bạn tải về nghe cuốn “Tâm tư tổng thống Thiệu” do cựu tổng trưởng kinh tế Việt nam Cộng Hòa - Giáo sư TS NguyễnTiến Hưng hiện đang là GS của Howard University tại Washington DC - Ông đã viết 3 cuốn sau khi rời Việt Nam vì sự kiện 30/4/1975: Hồ sơ mật Dinh Độc Lập (The Palace File, 1986), Khi đồng minh tháo chạy (2005) là 2 cuốn thuộc best seller. Cuối năm 2010 ông cho xuất bản cuốn "Tâm tư tổng thống Thiệu" với 700 trang, được chuyển thành sách đọc do Tâm An phụ trách. Sách gồm 24 chương và được làm ra 31 files MP3 như sau:
Tập 1: http://www.mediafire.com/?dhsxb8udd953dxd
Tập 2: http://www.mediafire.com/?uu4eine8jkq2nto
Tập 3: http://www.mediafire.com/?5za9ff576vr0yko
Tập 4: http://www.mediafire.com/?xuwao599xazytv2
Tập 5: http://www.mediafire.com/?2ad7b7ctzagqgkc
Tập 6: http://www.mediafire.com/?x8f5h5d188sk4r6
Tập 7: http://www.mediafire.com/?w85eybffdqhhcyr
Tập 8: http://www.mediafire.com/?gnkmma25guar1iv
Tập 9: http://www.mediafire.com/?h6ychgixgwrjisy
Tập 10: http://www.mediafire.com/?51z21ke7zhj3fjw
Tập 11: http://www.mediafire.com/?hmjja0ey0deiz7l
Tập 12: http://www.mediafire.com/?2l8pep3alif9cbs
Tập 13: http://www.mediafire.com/?gj7qhz4itulcqsg
Tập 14: http://www.mediafire.com/?wt3ap93pc3t639a
Tập 15: http://www.mediafire.com/?b0p6l233uu670h7
Tập 16: http://www.mediafire.com/?qf52dm8r12cz5aw
Tập 17 phần a: http://www.mediafire.com/?l2n4f2aosdk8a58
Tập 17 phần b: http://www.mediafire.com/?3hakt85gf68ts55
Tập 18: http://www.mediafire.com/?7bcwtp6xim2z39b
Tập 19: http://www.mediafire.com/?xbs7sbbev322480
Tập 20: http://www.mediafire.com/?k4t61qz4boz4azi
Tập 21: http://www.mediafire.com/?cy8s9lwnb17z98m
Tập 22: http://www.mediafire.com/?padggtq2g2ub1h9
Tập 23 phần a: http://www.mediafire.com/?gszjle35r9hlrgg
Tập 23 phần b: http://www.mediafire.com/?2g86bpexrzfxuek
Tập 23 phần c: http://www.mediafire.com/?id9is7729gnc464
Tập 23 phần d: http://www.mediafire.com/?cs5e6hqssn52eu2
Tập 23 phần e: http://www.mediafire.com/?1hdewhbgxcy9kod
Tập 24 phần a: http://www.mediafire.com/?y6fosyeov63yfe4
Tập 24 phần b: http://www.mediafire.com/?4fa7hhhxvl4vow7
Tập 24 phần c: http://www.mediafire.com/?a7yki5c1vp4cub

Vậy là 24 chương được đưa lên thành phần đọc truyện. Nó như một trang lịch sử lần dỡ, để có cái nhìn chân thực về Việt Nam và các cường quốc trong quá khứ soi rọi đến mai sau. Hòng các thế hệ người Việt có sự sáng suốt trong mọi việc để tránh vết xe đổ của các thế hệ cha ông.
Ôn cố tri tân (ôn chuyện cũ để hiểu chuyện mới) là một việc cần làm. Để việc ôn chuyện cũ có giá trị, thì yếu tố chân thật cần được tôn trọng. Vì hầu hết tư tưởng của nhân loại không còn mới mẻ, mà chỉ là bổn cũ soạn lại dưới một hình thức khác.
Ôn lịch sử để thấy những sai lầm và đúng đắn của cha ông, mà học cái hay, tránh cái dở. Ôn lịch sử không có nghĩa là để phê phán hay tung hê thế hệ đi trước. Vì không có cái gì là tuyệt đối đúng hay tuyệt đối sai ở hệ qui chiếu Đời.
Tôi luôn mong ước có một ngày các thế hệ người Việt biết ngồi lại với nhau sau cuộc phân ly đau đớn nhất lịch sử dân tộc này. Muốn thế, đòi hỏi cả hai phía cùng hướng về một hướng.
Chúc đất nước và con người Việt nam đòan kết, hạnh phúc và bình an,

Asia Clinic, 16h20', ngày thứ Sáu, 29/4/2011



Một trong những nhân vật trong chính quyền VNCH trước 1975 “kín miệng” nhất là cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. (Hai người kín miệng khác là tướng Ngô Quang Trưởng và cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm). Từ ngày ông đi tị nạn cho đến ngày ông qua đời năm 2001, ông không hề trả lời phỏng vấn báo chí Việt ngữ (nếu tôi nhớ không lầm), và không thấy xuất bản cuốn hồi kí nào cả. Nhưng ai cũng biết ông không ưa Mĩ, dù mấy năm sau này ông chuyển từ Anh sang Mĩ sống với mấy người con, và qua đời tại Mĩ. Ông cho rằng Mĩ phản bội VNCH. Bây giờ, ông Nguyễn Tiến Hưng sẽ cho chúng ta biết về tâm tình của ông cựu tổng thống. Hi vọng nay mai tôi sẽ có dịp đọc cuốn sách của Ts Nguyễn Tiến Hưng.
Ông Thiệu có nhiều câu nói nổi tiếng. Có lẽ câu nổi tiếng của ông ta là "Đừng tin những gì ... hãy nhìn kĩ những gì ..." :-) Nhưng sau 1975 ông còn nổi tiếng với câu nói bị đồng hương ghét. Nhưng đọc bài phỏng vấn sau đây tôi mới biết câu nói nổi tiếng của ông Thiệu sau 1975 là … bị trích dẫn sai. Hồi đó, trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại lưu truyền rằng ông Thiệu không ưa người tị nạn, vì ông ta phát biểu với báo chí ngoại quốc rẳng ông chẳng có liên can gì đến người tị nạn vốn lên cao trào lúc đó. Hóa ra, ông không có ý đó; có thể phóng viên viết sai. Theo ông Hưng thì khi được phóng viên hỏi: “Thưa tổng thống, tổng thống có còn làm được gì đối với đồng bào của ông không, đối với vấn đề thuyền nhân không?” thì ông trả lời bằng tiếng Anh rằng: “I have nothing to do for them.” (Tôi ngạc nhiên là sao ông không nói: "I can not do anything for them"?) Nhưng phóng viên in trên báo là “I have nothing to do with them.” Ôi, mấy ông phóng viên!
Trong tiếng Anh, cụm từ “nothing to do with” có thể hiểu là “chẳng liên can gì với”. Chẳng hạn như “I have nothing to do with this problem” có nghĩa là tôi chẳng có can dự gì với vấn đề, hay tôi không có trách nhiệm gì, hay hàm ý nói không phải lỗi lầm của tôi, đừng có cáo buộc tôi. Còn “I have nothing to do for them” thì có nghĩa là tôi không có gì để làm cho (giúp) họ, hay tôi không làm được gì cho họ. Do đó, chỉ có khác nhau giới từ “with” và “for” mà ý nghĩa câu nói rất khác nhau. Ôi, tiếng Anh, tiếng U!
Bây giờ, qua Nguyễn Tiến Hưng, ông đã được giải oan, nhưng phải chờ đến 30 năm. Muộn còn hơn không.

NVT
===
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=112401
Cuốn sách sắp ra mắt của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng
Đinh Quang Anh Thái/Người Việt (Thực hiện)
Ngày Chủ Nhật, 16 tháng 5 sắp tới lúc 1 giờ trưa tại Westminster Civic Center, Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng sẽ cho ra mắt sách “Tâm tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.” Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng từng là tổng trưởng Kế Hoạch và Cố Vấn của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Hai tác phẩm của ông đã được dư luận chú ý rất nhiều là “Hồ sơ mật dinh Ðộc Lập” và “Khi đồng minh tháo chạy.” Là chứng nhân của một giai đoạn lịch sử đầy uẩn khúc và có điều kiện đặc biệt để tiếp cận với những diễn tiến nơi hậu trường, qua tác phẩm “Tâm tư của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu,” Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng sẽ trình bày nhiều sự thật và đưa ra một số bí mật chưa ai hiểu về những suy nghĩ, tính toán và hành xử của nhà lãnh đạo miền Nam Việt Nam ở giai đoạn cuối cùng trước khi rơi vào tay cộng sản.
Tin tưởng là cuốn sách có tầm giá trị đặc biệt, ký giả Ðinh Quang Anh Thái đã đề nghị Tiến Sĩ Nguyễn Tiên Hưng dành cho nhật báo Người Việt một cuộc phỏng vấn tại tòa soạn, được ghi lại như sau đây.

***

ÐQAThái: Cuốn “Tâm tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu” sẽ được ra mắt vào Chủ Nhật, 16 tháng 5 sắp tới tại Westminster Civic Center so với hai cuốn trước kia là “Hồ sơ mật dinh Ðộc Lập” và “Khi đồng minh tháo chạy” có những điểm nào đặc sắc và khác biệt?
T.S Nguyễn Tiến Hưng: Thưa anh Thái, khác hẳn hai cuốn trước của tôi, “Hồ sơ mật dinh Ðộc Lập” và “Khi Ðồng Minh tháo chạy” viết về người Mỹ, hướng vào việc đồng minh đã đối xử với lãnh đạo và nhân dân miền Nam vào lúc bỏ chạy. Cuốn mới “Tâm tư Tổng Thống Thiệu” là một chủ đề khác hẳn, tập trung vào người lãnh đạo miền Nam đã suy nghĩ gì về người đồng minh và đặc biệt là lúc đồng minh tháo chạy tâm tư của ông ấy như thế nào, tức là hai khía cạnh của một vấn đề, thưa anh. Cuốn mới cũng có rất nhiều tài liệu được giải mật trong 5 năm vừa qua. Chúng tôi cũng sưu tầm qua hệ thống liên lạc riêng tư có được thêm những tài liệu mới khác nữa, thí dụ như những hồ sơ mật của Ðại Sứ Martin trước khi ông qua đời.
Chúng tôi cũng viết rất nhiều về khía cạnh con người của ông Thiệu vì ông là con người rất khép kín. Chúng tôi vì tình cờ lịch sử, có may mắn làm việc gần ông tổng thống trong gần 3 năm, sau này còn gặp ông rất nhiều lần tại London và tại Boston nên được biết một số khía cạnh nào đó về con người của ông.
ÐQAThái: Trong thời điểm thuyền nhân Việt Nam vượt biên lên tới cao điểm, dường như ông Thiệu có nói với một nhà báo người Mỹ hay người Anh là ông không mắc mớ gì tới những người thuyền nhân đó cả. Theo ông nếu quả tình đó là lời của ông Thiệu, tại sao ông Thiệu lại nói ra một câu gây ra sự căm phẫn trong dư luận của đồng bào hải ngoại như thế?
T.S Nguyễn Tiến Hưng: Tôi còn nhớ vào mùa Thu năm 1979 khoảng tháng 9, tháng 10 năm 1979 báo Việt Nam (tại Hoa Kỳ) lúc đó có chỉ trích ông Thiệu rất nặng nề vì câu mà anh Thái vừa kể. Tôi cũng giật mình cho rằng không hiểu sao một người như ông Tổng Thống Thiệu lại nói câu đó. Tôi định nhấc phone lên hỏi ông, nhưng cũng ngại vì telephone lúc đó đắt lắm, gọi sang bên Anh rất tốn tiền. May mắn là ngay 2, 3 hôm sau chúng tôi nhận được thư của tổng thống cho biết ông rất đau buồn vì đã bị hiểu lầm. Tổng thống có kể lại rằng chuyện đó từ đầu chí cuối do một ông nhà báo tên là Michael của báo “Now,” một tờ báo lớn ở bên London, đã năn nỉ ông để được phỏng vấn mấy câu thôi, rồi xuyên tạc ra nói câu đó.
Câu chuyện đó là như thế này, “Thưa tổng thống, tổng thống có còn làm được gì đối với đồng bào của ông không, đối với vấn đề thuyền nhân không?” Khi trả lời, ý ông Thiệu muốn diễn tả là “hiện nay tôi chẳng còn chính quyền, chẳng còn phương tiện và làm được gì đối với vấn đề thuyền nhân”. Kẹt là tiếng Anh, ông Tổng Thống Thiệu thích nói tiếng Anh lắm, tiếng Anh ông nói rất lưu loát nhưng có những sắc ý nhiều khi cũng khó, chữ kẹt là “for” and “with” đáng nhẽ phải nói rằng “I have nothing to do for them,” tôi không còn gì để mà làm cho họ, theo nhà báo nói thì ông lại nói rằng, “I have nothing to do with them” tiếng Việt dịch ra là tôi không còn làm gì mắc mớ đối với họ nữa. Ông Thiệu rất đau đớn, ông nói chính thằng này, ông gọi thằng... này đã phịa ra, ông bảo rằng ông đã nói for mà nó phịa ra with, báo dịch ra là đối với, cái đó làm cho ông đau đớn lắm. Ông Thiệu yêu cầu chúng tôi tìm dịp hay báo chí nào để cải chính, ông dùng chữ “clear up giùm tôi.” Ðó là chuyện làm cho ông Thiệu đau đớn nhất vì bị hiểu lầm trong lúc phong trào thuyền nhân đang lên cao mà ông tổng thống nói như vậy thì thật là ê chề.
ÐQAThái: Thưa tiến sĩ nhưng có bằng chứng nào thật cụ thể cho thấy rằng Tổng Thống Thiệu đã nói như vậy mà báo chí viết sai đi không?
T.S Nguyễn Tiến Hưng: Trong cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu”, ngay lời mở đầu tôi có xin phép tổng thống ở thế giới bên kia cho chúng tôi được in lại bức thư này. Tôi nói rằng xin ông cho tôi được in lại ít nhất một thư này và tự tay chụp hình in lại chính văn thư nguyên bản để đồng bào thấy được sự thật của vấn đề.
ÐQAThái: Thưa Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, theo nhận định của tiến sĩ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có phải là người được xem có trách nhiệm tối hậu với quyết định bỏ rơi cao nguyên và Quân Ðoàn II dẫn tới hậu quả 30 tháng 4 năm 1975 không?
T.S Nguyễn Tiến Hưng: Thưa anh, chúng tôi nghĩ ông Thiệu là Tổng Thống và Tổng Tư Lệnh Quân Ðội, chắc chắn trách nhiệm cuối cùng là phải về ông Thiệu. Chúng tôi không biết được hết để phê phán về nghi vấn này, tuy nhiên trong cuốn sách mới chúng tôi đã ghi lại rất kỹ những cuộc họp cuối cùng ở dinh Ðộc Lập và những mệnh lệnh lúc đó.
Về vụ rút cao nguyên, ông Thiệu phàn nàn với chúng tôi rất nhiều lần rằng buổi họp về rút cao nguyên là ở Cam Ranh, vào độ khoảng mùng 4 tháng 3 gì đó, Tổng thống nói rằng ông ấy ra hai lệnh chứ không phải một lệnh.
Lệnh đầu tiên không phải rút khỏi cao nguyên. Theo lời ông Thiệu, “Tôi không ra lệnh rút cao nguyên mà tôi ra lệnh rút khỏi Pleiku, Rút khỏi Pleiku để hy vọng đánh bọc lấy lại Ban Mê Thuột vì đứng về phương diện quân sự Ban Mê Thuột quan trọng hơn Pleiku nhiều”. Ông bảo nếu rút được hai sư đoàn ra khỏi Pleiku mà thấy rằng tình hình khó khăn quá không lấy lại Ban Mê Thuột được thì sẽ dồn hai sư đoàn đó ra yểm trợ cho ông Tướng Trưởng. Ðấy là lệnh thứ nhất, ông Thiệu nói đi nói lại là không ra lệnh rút khỏi cao nguyên.
Tôi thấy chưa ai nói về lệnh ông Tổng Thống Thiệu gọi là lệnh thứ hai. Ông nói đã ra lệnh Tổng Tham Mưu, theo dõi và giám sát. Ðáng nhẽ là ông Viên phải gọi ông Phú về để bàn bạc chương trình rút, thế mà không hiểu vì sao tối hôm ấy Tướng Phú đã rút ngay.
Ông bảo chuyện hai lệnh đó rất rõ ràng. Chúng tôi có hỏi ông rằng tại sao tổng thống không tuyên bố hay cắt nghĩa cho lịch sử hiểu điều đó. Ông bảo, “Tôi nói ra thì người ta bảo mình chạy tội, tôi hy vọng rằng một ngày nào một trong quý vị họp với tôi ngày hôm đó có đủ can đảm đứng lên nói hết sự thật.”
ÐQAThái: Thưa tiến sĩ, những người nào là nhân chứng sống có mặt trong buổi họp tại Cam Ranh mà còn sống?
T.S Nguyễn Tiến Hưng: Có 5 người ở buổi họp ấy, Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Trung Tướng Quang, Ðại Tướng Viên và Thiếu Tướng Phú. Trong đó ba người đã chết rồi, Thủ Tướng Khiêm, Trung Tướng Quang là hai nhân chứng trong buổi họp ở Cam Ranh còn sống.
ÐQAThái: Có một dư luận thắc mắc mà hầu như ai cũng đề cập đến. Tại sao cho tới ngày vĩnh viễn lìa đời, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không để lại bất kỳ một cuốn sách hay một dấu tích nào để cho sau này hậu thế có thể biết được về giai đoạn lịch sử đó, thưa tiến sĩ?
T.S Nguyễn Tiến Hưng: Thưa anh, tôi cũng có một chương viết về chủ đề tại sao Tổng Thống Thiệu không viết hồi ký. Ngay cả chính chúng tôi cũng thôi thúc ông rất nhiều lần, có lúc ông cũng suy nghĩ rằng ông có thể viết, ông hỏi tôi rằng viết bố cục như thế nào, ai sẽ in ấn v.v... Sau cùng nghĩ đi nghĩ lại ông không viết nữa. ông ấy bảo tôi, “Tôi nói thật với anh, Mỹ đã phản bội mình rồi, bây giờ đừng có vạch áo cho người xem lưng, đừng có bêu xấu nhau nữa người ta cười thêm cho.”
Ngoài ra ông có để lại một di tích lịch sử đó là chương XVIII mà chúng tôi viết rất dài, đó là một cuộc phỏng vấn duy nhất mà chúng tôi thôi thúc ông ấy, ông ấy đã cho một bài phỏng vấn khá chi tiết để phản ánh tâm tình của ông ấy. Tờ báo ấy ở bên Ðức, ông ấy nghĩ rằng tờ báo Ðức thế nào ông Kissinger cũng đọc, bài báo đó được dịch sang tiếng Anh do chính ông Thiệu đưa cho chúng tôi với những bút tích của ổng, chúng tôi có đăng lại bài đó.
ÐQAThái: Tiến sĩ có điều gì muốn nói thêm nhân dịp tiến sĩ cho ra mắt độc giả tác phẩm mới nhất đó là cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu.”
T.S Nguyễn Tiến Hưng: Nguyện vọng của chúng tôi là cố gắng ghi lại trung thực cho hết vì chúng tôi cũng đã viết những cuốn kia nhưng còn những điều chúng tôi chưa viết hết ra được nhất là những điều phải dựa trên những bằng chứng mới giải mật soi sáng rất nhiều cho lịch sử, cho những điều chúng tôi đã viết trước đây. Chúng ta sẽ thấy hoàn cảnh của chúng ta vô cùng khó khăn mà sự thất bại không thể tránh được, hy vọng rằng độc giả sẽ tìm hiểu và đọc tất cả những dữ kiện chúng tôi mang ra để có thể đi tới kết luận riêng của mình. Vì thế chúng tôi rất mong chia sẻ những điều này với độc giả.
ÐQAThái: Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Bình Dương
Xem thêm Wiki tiếng Anh:

Trận đánh này ít được nhắc đến trong các tài liệu của Việt Nam vì nó diễn ra bất ngờ ngoài dự tính, không phối thuộc với bất kì một chiến dịch nào. Trong thời kì Chiến tranh Việt Nam, Mỹ không công bố chi tiết về trận đánh này đến công chúng. Cho đến năm 1991, Mỹ mới chính thức công bố các tài liệu về trận này, nghĩa là 16 năm sau khi kết thúc chiến tranh nhưng cũng đủ gây một cú sốc đối với người Mỹ.

Hiện có khá nhiều tài liệu của Mỹ viết về sự kiện này, đây là cuộc đụng độ giữa Tiểu đoàn 2 , trung đoàn 28 BB "Sư tử đen", Sư đoàn 1 BB Hoa Kỳ (Anh cả đỏ) với trung đoàn 271, sư đoàn 9 Quân Giải Phóng MNVN. Tuy vậy, theo đại tá Võ Minh Triết, chỉ huy QGP trong trận này thì đó là Trung đoàn 1, sư đoàn 9 QGP.
Thương vong: Sau gần 2h đồng hồ giao chiến, Mỹ mất hoàn toàn 2 đại đội cùng 10 sĩ quan chỉ huy cấp cao, 64 binh lính và sĩ quan Mỹ chết hoặc mất tích, gần 100 bị thương. Thương vong về phía QGP hiện vẫn chưa rõ.
Thời gian & địa điểm: Sáng ngày 17/10/1967 đến khoảng 12h trưa cùng này, huyện Chơn Thành, phía bắc Lai Khê cách Sài Gòn 60km về hướng tây bắc, tại khu vực cây cối rậm rạp, ngã ba con suối được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đặt tên là suối Ông Thành.
Trước hết là phim tài liệu về trận suối Ông Thành của đài PBS của Mỹ (BBC Four mua lại bản quyền), chiếu năm 2005:
http://www.youtube.com/watch?v=sYhKbBrRHHo
Đây là bản dịch của em theo bài phóng sự của PV tự do Susane Katz Keating, có thêm vào các chi tiết của đài PBS.
www.ftsillocsphotoproject.com/OCS-OngThanh/ong-thanh.pdf



"Những chú sư tử đen" Trận chiến tại Ông Thành.

Vào ngày 17/10/1967, đại đội A và đại đội D của tiểu đoàn 2, Trung đoàn 28 BB "Sư tử đen", Sư đoàn 1 BB đã bị cuốn vào một trong những trận đánh khốc liệt nhất của cuộc CTVN. 64 người Mỹ đã chết, nhưng những biên bản ghi chép về trận đánh này không được công bố mãi cho đến năm 1991.

Bối cảnh
Tháng 10 năm 1967, trung tá Terry Allen, chỉ huy trưởng tiểu đoàn 2, trung đoàn 28 "Sư tử đen" có nhiệm vụ càn quét, tìm và diệt Việt Cộng tại một số khu vực nằm giữa Sài Gòn và biên giới với Campuchia, trong đó có khu vực tây và bắc thị trấn Lai Khê. Trung đoàn 28 đóng quân tại Lai Khê, để thực hiện nhiệm vụ vốn là một phần của chiến dịch Shenandoah II.
Ngày 8 tháng 10, tiểu đoàn của trung tá Allen nhận được tin tình báo Việt Cộng đang ẩn nấp tại khu vực gần Chơn Thành. Ba đại đội của tiểu đoàn là Alpha (A), Bravo (B) và Delta (D) được lệnh di chuyển bằng trực thăng vận 21km về hướng tây bắc Lai Khê. Còn đại đội thứ tư của tiểu đoàn là Đại đội Charlie được điều đi hỗ trợ ở mặt trận khác: bảo vệ đường tiếp vận cho Đoàn pháo binh 15 Hoa Kỳ.
Đến nơi, ba đại đội A, B, D của tiểu đoàn 2 đóng quân ở khu vực ngã 3 suối Ông Thành, một vùng có nhiều cây cao và bụi cây đan xen rất dày, có nhiều con lạch nhỏ. Và họ gần như lập tức họ phát hiện thấy dấu vết của đối phương. Từ đây, mỗi khi quân Mỹ tổ chức đi lùng sục xung quanh khu vực họ đóng quân, họ đều phát hiện thấy dấu vết của Việt Cộng. Vào ngày 16 tháng 10, quân Mỹ đã chạm súng với một phần của Trung đoàn 1 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam do trung tá Võ Minh Triết chỉ huy.

Theo trung tá Triết, trung đoàn của ông đang trên đường hành quân cho một chiến dịch khác thì hết gạo ăn, và phải dừng lại chờ Đoàn 83 đưa gạo đến tiếp tế. Việc trung đoàn của ông phải đụng độ với quân Mỹ ngay tại khu vực đóng quân chờ tiếp viện lương thực là hoàn toàn bất ngờ, và không thể tránh khỏi, dù quân lính của ông đã tìm cách ẩn nấp và cố gắng tránh đụng độ với quân Mỹ. Cho đến sáng ngày 17, khi trận đánh diễn ra, trung đoàn của ông đã hết gạo ăn đến 6 ngày.
Vào đêm ngày 16, Mỹ huy động B-52 đã ném bom khu vực suối Ông Thành để mờ đường cho một trận càn mới vào sáng hôm sau. Dù có nhiều ý kiến phản đối, đặc biệt là từ chỉ huy đại đội Delta là trung úy Clark Welch, cho rằng việc dàn quân đối mặt trực tiếp với Việt Cộng là khá nguy hiểm, nhưng tiểu đoàn trưởng Allen vẫn quyết định mở một cuộc hành quân bằng bộ binh vào thẳng nơi Việt Cộng đang ẩn nấp.

Diễn biến
8 giờ sáng ngày 17 tháng 10, đại đội B ở lại làm nhiệm vụ bảo vệ doanh trại dã chiến. Trung tá Allen cùng 9 sĩ quan chỉ huy khác, và hai đại đội A và D, tổng cộng khoảng 160 người trực tiếp mở cuộc hành quân để giáp mặt tiêu diệt cứ điểm của đối phương. Họ đi xuyên qua vùng cây cối rất rậm rạp, di chuyển khá khó khăn, chỉ được 800m sau khoảng 2 giờ đồng hồ. Đại úy Jim Geogre, chỉ huy đại đội A, nói :"Chúng tôi không nhìn hay nghe thấy đối phương, nhưng họ lại ở ngay xung quanh chúng tôi". Đại đội A đi trước dẫn đường, tiếp sau bọc hậu là đại đội D cùng với 10 sĩ quan chỉ huy. Mỹ ước tính đối phương có quân số của một trung đoàn khoảng 1400 người, họ cho rằng trong trận đó họ phải chống 1-10 đối phương. Tuy vậy, theo đại tá Triết trả lời phỏng vấn đài PBS trong cuộc phỏng vấn vào năm 2005, ông nói tham gia trận đánh hôm đó chỉ có hai tiểu đoàn của Trung đoàn 1 với quân số không đầy đủ, tổng cộng khoảng 600 người.
Việt Cộng đã dự tính được cuộc càn quét này, nên họ đã tổ chức phòng thủ từ vài hôm trước, với những công sự cá nhân, hầm trú ẩn tránh bom, và cả những vọng gác bằng chính những cây cao rậm rạp, nơi mà họ trèo lên đó, ngụy trang và chờ quân Mỹ xuất hiện.
Khoảng 10 giờ sáng, đại đội A bất ngờ dừng lại, họ nghi ngờ và cho người đi tìm kiếm dấu vết đối phương, cùng lúc này, họ phát hiện thấy dấu chân người và cả bóng người thấp thoáng sau những lùm cây. Đúng lúc này, một loạt những tiếng gõ mạnh được truyền qua lại giữa những thân cây gỗ, và hiệu lệnh đồng loạt nổ súng của Việt Cộng bắt đầu.
Trung đội tiên phong của đại đội A hứng chịu hỏa lực của đầu tiên của Việt Cộng, đó là súng trường cá nhân, súng máy mặt đất, súng phóng lựu RPG và cả mìn Claymore. Hỏa lực bắn về phía quân Mỹ từ khắp mọi nơi, thậm chí từ trên những cây cao bắn xuống, nơi lính Việt Cộng ngụy trang và ẩn nấp. Người đầu tiên tử trận là Lynn Breeden, anh ta bị giết bởi sáu vết đạn trên người, trung đội trưởng Johnson bị bắn đến chết bởi gần 100 phát đạn. Lính cứu thương Tom Hinger vụt chạy dưới làn đạn để cứu chữa những người bị thương, trong khi một số khác trườn đến vị trí thích hợp để bắn trả, số khác cố gắng bò thấp để cứu đồng đội ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đại úy Geogre điều trung đội thứ hai lên tiếp cứu. Trong ít phút, trung đội này cũng bị thiệt hại nặng : Lính tiền tiêu, lính điện đài và lính trinh sát đều bị giết.
Một lính Việt Nam cầm một trái mìn Claymore xông thẳng vào nhóm lính Mỹ nơi đại úy Geogre đang đứng và kích cho trái mìn nổ tung. Geogre bị thương nặng và ngất đi, vài lính Mỹ chết và bị thương nằm xung quanh Geogre. Chỉ ít phút sau khi súng nổ, đại đội A đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Đến lượt đại đội D được tung vào cuộc chiến, họ vừa đưa những người bị thương về cứu chữa, vừa thay thế từng vị trí của đại đội A đã bị tiêu diệt để chiến đấu. Hỏa lực của Việt Cộng giờ dồn cả về đại đội D, từ phía trực diện và từ sườn bên phải, rất gần, chỉ khoảng 10 đến 20m. Việt Cộng nấp kín trong từng vị trí, trong khi quân Mỹ hoàn toàn thiếu sự che chắn, họ phơi mình ra trước hỏa lực của đối phương.
Đại đội D không thể tiến lên, họ nấp lại tại vị trí chiến đấu, sau từng lùm cây, sau mỗi gốc cây, và sau bất cứ thứ gì có thể tránh đạn, và tránh cả tầm quan sát của đối phương. Cùng lúc, đại tá Triết tung tiểu đoàn dự bị đánh mạnh vào sườn phải của quân Mỹ. Lính phóng lựu Bill McGath sau đôi chút hoảng sợ đã nấp lại sau gốc cây, anh ta nghe thấy tiếng bước chân dồn dập của đối phương đang chạy đến gần gốc cây nơi anh ta đang nấp, rồi lại chạy ra xa để tìm anh ta. Lấy lại được bình tĩnh và McGath đã tiêu diệt một lính bắn tỉa của đối phương bằng một phát M-79.
Lính trinh sát của đại đội D là Harold Durham đã tìm cách gọi pháo binh hỗ trợ, Ban đầu, yêu cầu này bị từ chối vì chỉ có đại đội A là đại đội dẫn đường mới được phép gọi pháo binh hỗ trợ. Durham khẳng định qua điện đàm rằng đại đội A đã bị đối phương tiêu diệt hoàn toàn, và giờ đại đội D đang chiến đấu mới là đại đội chủ lực dẫn đường để được quyền gọi pháo binh. Chỉ huy đại đội D, trung úy Clark Welch nói : "Thật quá thần kỳ, rất thần kỳ rằng anh ta đã gọi được pháo binh ". Durham sau đó đã bị giết ngay lập tức bên điện đài khi đang định vị cho pháo binh.
Trận chiến kéo dài đến hai giờ đồng hồ, như một cơn ác mộng đối với lính Mỹ. Toàn bộ 10 sỹ quan chỉ huy, trong đó có trung tá Allen, đều tử trận. Trung sỹ Lee Price chết gục trên người đại úy Geogre. Trung úy Welch, đại đội trưởng đại đội D bị thương, ông trườn đến bên cạnh trung tá Allen bị thương nặng trong cơn hấp hối, Welch nói được vài lời cuối với Allen rồi ngất lịm đi cho đến khi ông được quân Mỹ cứu về và tỉnh lại tại bệnh viện Long Bình. Trung tá Allen tử trận ngay tại chiến trường. Theo lời vợ ông thì bà được thông báo sau đó là họ không tìm thấy xác của chồng bà.
Cho đến khi trung tá Triết ra lệnh ngừng bắn và rút quân, giao tranh mới chấm dứt. Theo ông Triết khi đó quân của ông đã nhận thấy toàn bộ quân Mỹ đã bị tiêu diệt và hỏa lực của họ đã tắt. Lính của ông đi kiểm tra thu dọn chiến trường trước khi rút đi theo lệnh của ông. Điều này được trung úy Welch xác nhận trong cuộc gặp gỡ với ông Triết vào năm 2005 để thực hiện bộ phim tài liệu "Two days in October" của đài PBS. Theo Welch thì đại tá Triết đã nói với ông rằng họ rút đi sau trận đánh để tránh gặp phải B-52 lần nữa.
Đại tá Võ Minh Triết.

Kết quả
Trên thực tế, 64 binh lính và sỹ quan Mỹ đã tử trận, hầu hết số còn lại đều bị thương nặng. Vẫn chưa có chi tiết cụ thể về thương vong của QGPMNVN. Theo đại úy Geogre, thương vong sẽ còn cao hơn nếu đại đội A ban đầu không dừng lại tại nơi họ phát hiện dấu chân của Việt Cộng. "Nếu chúng tôi tiếp tục tiến vào cùng đại đội D, có lẽ toàn bộ chúng tôi sẽ bị tiêu diệt", ông nói.
Trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh Việt Nam, những thông tin chi tiết về trận đánh này đã không được thông báo đầy đủ đến công chúng Mỹ. Nhiều tờ báo và hãng tin của Mỹ vẫn tường thuật trận đánh này là một chiến thắng của quân đội Mỹ.
Trận đánh này đã được David Maraniss chuyển thể vào tác phẩm „Họ đi về ánh mặt trời" , xuất bản năm 2003 (They Marched Into Sunlight). Vào năm 2005, đài PBS của Mỹ đã công chiếu bộ phim tài liệu mang tên "Hai ngày trong tháng Mười" (Two days in October) nói về trận đánh này, với những thước phim thô được quay vào thời điểm diễn ra trận đánh và những bài phỏng vấn với những binh lính và sỹ quan chỉ huy trực tiếp tham chiến của cả hai bên.



Phải nói trước là phim của BBC Anh ngữ làm về một trận đánh của QDNDVN với bộ binh Mĩ, để mà phân biệt với BBC Việt ngữ, trong khi BBC Anh ngữ tương đối trung thực và khách quan thì không hiểu sao tụi BBC Việt ngữ lại đổ đốn đến vậy. Cái này gọi là nuôi ong tay áo.
Về phim trận đánh suối Ông Thành do BBC làm
Vừa qua có một phim tài liệu dài 80 phút của BBC 2005 có nói về trận đánh suối ông Thành làm chết 64 lính Mỹ, có nhiều cảnh phim tư liệu rất quý. Xin giới thiệu tư liệu này đến bạn đọc tham khảo.
http://www.youtube.com/watch?v=6PfuJDWYYY8
Trung đoàn 1, sư đoàn 9 quân Giải phóng đi làm nhiệm vụ của chiến dịch thì hết gạo tiếp tế, dừng chân tại suối Ông Thành, phía bắc ấp Lai Khê, bắc Sài Gòn. Suốt 5 này không có lương thực để ăn, Mỹ phát hiện sự có mặt của trung đoàn 1 QGP và cho bộ binh đi lùng sục suốt 5 ngày, rồi dùng B-52 đánh phá vào đêm 16-10-1967.
Tưởng rằng quân GP đã kiệt sức, đến sáng 17-10, Mỹ cho hai đại đội bộ binh và một nhóm sĩ quan chỉ huy thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 28, sư đoàn 1 bộ binh USA đi vào đọ sức trực tiếp với quân giải phóng của đại tá Võ Minh Triết. Quân Mỹ bị quân giải phóng đánh thiệt hại hoàn toàn.

Chu Thành Long từ Đức

 Bản đồ diễn biến trận đánh do một cựu binh Mỹ upload:

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Người Việt và ngày Giổ Tổ Hùng Vương

Nguyễn Qúy Ðại
"Ngàn năm muôn thuở đức Tiên Long
Bốn bể năm châu đại danh Lạc Việt "

Sơ lược những nền tảng nguồn gốc dựng nước của Người Việt
Theo tục truyền thì vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi là vua phương bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ.
Bờ cõi nước Xích Quỉ bấy giờ phía bắc giáp Động Đình hồ (Hồ Nam), phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải. Mộ phần Kinh Dương Vương, hiện còn tại làng An Lữ, Thuận Thành, Bắc Ninh.
Kinh Dương Vương làm Vua vào khoảng năm Nhâm Tuất (hơn 2000 năm trước Công Nguyên ). Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long là Vua Hồ Ðộng Ðình sinh một con trai đặt tên là Sùng Lãm, sau nối ngôi Vua cha niên hiệu là Lạc Long Quân, lấy con gái Ðế Lai là bà Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, một trăm trứng nở ra một trăm người con là tổ tiên của người Bách Việt.
Một hôm nhà Vua bảo bà Âu Cơ: "Ta là giống Rồng , nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó" Bèn từ biệt , chia năm chục người con theo mẹ lên núi, năm chục người con theo cha về phía nam miền biển. Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm Hùng Vương nối ngôi Hùng Vương lên ngôi Vua , đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú ), chia nước ra làm 15 bộ:
Văn Lang (Bạch Hạc, Vĩnh Phú )
Châu Diên (Sơn Tây).
Phúc Lộc (Sơn Tây ) .
Tân Hưng (Hưng Hoá-Tuyên Quang).
Vũ Ðịnh (Thái Nguyên-Cao Bằng) .
Vũ Ninh (Bắc Ninh).
Lục Hải (Lạng Sơn).
Ninh Hải (Quảng Yên).
Dương Tuyền (Hải Dương).
Giao chỉ (Hà Nội, Hưng Yên, Nam Ðịnh, Ninh Bình).
Cửu Chân (Thanh Hoá).
Hoài Hoan (Nghệ An).
Cửu Ðức (Hà Tĩnh).
Việt Thường (Quảng Bình-Quảng Trị).
Bình Văn ( ? )
Theo sử cũ thì nước Văn Lang chia ra làm 15 bộ: Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (bây giờ ở vào địa hạt huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên), đặt tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng, con trai vua gọi là Quan lang, con gái vua gọi là Mị nương, các quan nhỏ gọi là Bồ chính Họ Hồng Bàng làm vua được 18 đời, đến năm quí mão (285 trước Tây lịch) thì bị nhà Thục lấy mất nước.
Từ đời Kinh Dương Vương đến đời Hùng Vương thứ 18, cả thảy 20 ông vua, tài liệu bị thất lạc qua chiến tranh ? "thương hải biến vi tang điền". từ ngày lập quốc, bị nhiều phen ngoại bang đô hộ, sử sách bị đốt, thất lạc muốn tra cứu rất khó.
Nhưng không thể nghi ngờ được nguồn gốc văn minh Việt tộc.Truyền thuyết Hùng Vương đã ghi lại từ cuối thế kỷ thứ 14. Sử quan Ngô Sĩ Liên ( ?- 1442) biên soạn Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư hoàn thành năm 1479 chính thức vinh danh các đời vua Hùng Vương trong Quốc sử, ghi nhận các đời vua Hùng Vương có công dựng nước .
Cũng từ đời Lê đã soạn thảo luật Hồng Ðức (1470-1497) bộ luật nầy là sự hoàn chỉnh các luật căn bản từ thời dựng nước qua các căn bản chính như : Ðức trị, Nhân trị và Pháp trị mãi cho đến chương trình Luật trước năm 1975 còn dùng luật nầy để đối chiếu. Ðó là bộ Quốc Triều Hình Luật nhả Hậu Lê . Ðược soạn thảo từ đời Lê Lội (1428) mãi đến đời Lê Thánh Tôn (1460-1468) sau đó là Hồng Ðức (1470-1497)
Như vậy về luật pháp nước ta đã có những văn bản trên bình diện quốc gia, có căn bản về Nhân bản và Nhân đạo trước đó hơn 300 năm ?. Thế gìới Tây phương văn minh tiến bộ nhưng luật Dân quyền Anh Quốc 1689, Tuyên ngôn nhân Quyền và Dân Quyền Pháp 1789 và luật Dân Quyền Hoa Kỳ 1791...
Nhiều Sử Gia đã nghi ngờ về Họ Hồng Bàng không có thật ? Sử quan Ngô sĩ Liên đã đưa chuyện thần thoại hoang đường vào chính sử . (như chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, Sơn Tinh Thuỷ Tinh..v. v.).
Nếu chúng ta xét theo sự phát triển của khoa học để soi lại dấu chân lịch sử lắm nhiều hoài nghi về nguồn gốc văn minh của thời đồ đá . Con người vốn do Thượng Ðế tạo dựng, Con người không thể sinh ra từ trứng ? Nếu lấy khoa học để xét lại những truyền thuyết những chuyện hoang đường.. thì lợi bất cập hại, làm mất cái hay cái đẹp của huyền sử mang nhiều ý nghiã đẹp một niềm tự hào cuả tổ tiên .
Dù là huyền thọai nhưng bao gồm triết lý sống làm nền tảng từ thời sơ khai trong tinh thần và tâm linh, luôn là căn bản trong tình đoàn kết và tự hào dân tộc qua nhiều thế hệ.. Tổ tiên ta đã hy sinh xương máu để bảo vệ đất nước tồn tại đến ngày nay Ðiạ lý nước Việt nam "biên giới từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau ". Chính quyền cộng sản Việt Nam làm mất ải Nam quan một phần lãnh hải, lãnh thổ biên giới là phản bội Dân tộc và Tổ tiên ...!!
Cái truyền thuyết dẫn chứng nguồn gốc chúng ta là Con Rồng Cháu Tiên tuy không đúng với khoa học. Nhưng mỗi dân tộc đều có quyền ca tụng tổ tìên của mình " trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ".
Người Nhật họ từ hào nguồn gốc dân tộc họ là Thái Dương Thần Nữ ? Ngày nay Nhật Bản tiến bộ về khoa học nhất tại Á Châu, nhưng họ có đặt vấn đề tìm hiểu lại nguồn gốc văn minh cho đúng với tinh thần khoa học ngày nay ?
Thành lập nước Văn Lang của các Vua Hùng giai đoạn còn phôi thai đầu tiên của Việt Nam. Dù mới hình thành nhưng đã cố kết được lòng người, từ tình cảm cộng đồng dẫn đến ý thức cộng đồng, thể hiện rõ tình đồng bào ruột thịt, bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người thấy được sức mạnh của cộng đồng trong việc làm thuỷ lợi, trao đổi sản phẩm và đấu tranh giữ gìn bản làng, đất nước. Xã hội Việt tộc nguyên thủy đã kết hợp với nhau bằng Tâm cư xử với nhau bằng Ðức.
Ðền Hùng Vương ở Lâm Thao tỉnh Phú Thọ đã xây từ 250 năm trước tây lịch. Thuộc thời Thục An Dương Vương xây để tưởng nhớ công đức của các thế hệ xây dựng đất nước Văn Lang. Từ đó đến nay hơn 2251 năm, lịch sử đất nước ta trải qua 3 lần Bắc thuộc
Bắc thuộc lần thứ nhất (111 trước công nguyên – 39 sau công nguyên
Bắc thuộc lần thứ hai (40-43)
Bắc thuộc lần thứ Ba (603-939)

Quốc Hiệu
Ðại Cồ Việt 968 (mậu tìn) Ðinh Tiên Hoàng
Ðại Việt 1054(giáp ngọ) Lý Thánh Tông
Ðại Ngu 1400(canh thìn) Hồ Quý Ly
Ðại Việt 1428(mậu thân) Lê Thái Tổ
Việt Nam 1804 (giáp tý) Gia Long
Ðại Nam 1838 (mậu tuất) Minh mạng
Việt Nam 1945(ất dậu) Bảo Ðại (1)

Các giai đoạn kháng chiến của tổ tiên
Lần thứ nhất, kháng Tống năm 981 của vua Lê Ðại Hành (980-1005)
Lần thứ nhì, kháng Tống năm 1076 nhà Tống xâm lăng bị Lý Thường Kiệt đánh bại ở sông Như Nguyệt (Bắc Ninh)
Lần thứ ba, tư và năm , kháng Nguyên các năm 1257, 1284 và 1287 nhờ lòng quyết chiến của Hội Nghị Diên Hồng các dũng tướng Trần Thủ Ðộ, Trần Bình Trọng cùng quân dân đã hy sinh xương máu bảo vệ độc lập đã đẩy lui đoàn quân bách chiến bách thắng của Thành Cát Tư Hãn
Lần thứ sáu, kháng Minh vì có sự thay đổi Hồ quý Ly lật đổ nhà Trần. Quân nhà Minh lợi dụng cơ hội đem quân sang đánh chiếm. Phải mất 10 năm Lê Lợi (1428-1433) kháng chiến chống lại quân Minh dành lại Ðộc lập.
Lần thứ bảy, kháng Thanh năm 1789 Quang Trung đánh bại vua Chiêu Thống (1786-1788) chạy sang Tàu cầu cứu. Nhà Thanh đưa quân sang chiến nước ta, nhưng đã bị vua Quang Trung đánh bại vào ngày mùng 5 tháng giêng năm Kỷ dậu 1789 giải phóng Thăng Long và giữa vững bờ cõi Việt Nam....
Lần thứ tám, chống lại thực dân Pháp từ năm 1884 và đã đuổi thực dân ra khỏi Việt Nam, sau hiệp định ngày 2o -7 - 1954 tại Genève...
Hàng năm tưởng nhớ Tổ Tiên người đựng nước, toàn dân Việt Nam làm Giổ tổ , nhằm mùng 10 tháng 3 Âm Lịch, thường gọi là Hội Ðền Hùng hay ngày Giổ Tổ Hùng Vương ca dao truyền tụng trong Dân gian
Tháng Giêng ăn tết ở nhà
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba
Giổ Tổ Hùng Vương không phải chỉ đề cao niềm tự hào dân tộc, còn nhắc nhở chúng ta phải tìm hiểu thấu đáo bản sắc dân tộc, và chúng ta phải làm gì và có thể làm được những gì ích lợi cho cộng đồng cho dân tộc, tổ tiên có nếp sống cho gia đình và dòng tộc, quây quần bên nhau, thương yêu dùm bọc lẫn nhau. Gia đình là môi trường trưởng dưỡng thích hợp để tình thương luôn khởi sắc, và phát triển hồn nhiên trong sáng nếp sống bắt nguồn trong tình yêu gia đình, để biết ơn thành kính đối với ông bà, cha mẹ, Phong tục thờ cúng ông bà khởi đầu không phải do ý thức tín ngưỡng như các tôn giáo khác đã du nhập vào Việt Nam.
Công cha như núií Thái Sơn
Nghiã mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Tu đâu không bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ, mới là đi tu..
Nhờ truyền thống nền tảng tâm linh thờ cúng tổ tiên, từ đời nầy sang đời khác. Các tôn giáo du nhập vào Việt Nam, không bị kỳ thị phân biệt mọi người đều có tự do chọn lựa đức tin, Bởi thế suốt trong lịch sử Việt Nam không có chiến tranh về tôn giáo. Tiền nhân đã ý thức vai trò của con người trong xã hội và sự liên hệ giữa người với người và với thiên nhiên hài hòa đời sống, là bước khởi đầu trong tiến tình chuyển hóa tâm thức để giúp con người bước vào tiến trình thăng hoa với định hướng con người, tương thông với vũ trụ mà khởi điểm là tương thông với ông bà tổ tiên .
Thế kỷ thứ 16 Thiên Chuá Giáo được các Thừa Sai người Tây Phương truyền bá vào Việt Nam. Ðể rao giảng tin mừng và lòng bác ái .. Nhưng các Thừa sai chưa am hiểu được phong tục Việt Nam, áp dụng theo các Giáo luật La Mã hơi giáo điều, đụng chạm đến phong tục lâu đời cuả dân Việt trong việc thờ cúng tổ tiên. Theo sau là sự bành trướng chủ nghiã đế quốc,thuộc điạ các các nước Âu Châu. Riêng người Pháp lợi dụng cơ hội, dùng chiêu bài truyền đạo để xâm lăng nước ta đã gây nên làng sóng chống đối mạnh.
Giáo luật của Tòa thánh La Mã. lúc bấy giờ còn qúa cứng trong khuôn khổ khó phù hợp với xã hội Việt Nam?. Nguồn gốc người Việt lâu đời trong Ðạo Thờ cúng ông bà Tổ Tiên, mỗi nhà có bàn thờ tượng trưng như một truyền thống văn hóa của Dân tộc Việt Nam, không ai có quyền cấm đoán, Phật giáo, Nho giáo cũng du nhập từ Trung Hoa, Ấn độ hay Nhật bản nhưng luôn tôn trọng tập tục của người Việt

" Giáo luật Thiên chúa thời đó ngăn cấm tín đồ thờ cúng tổ tiên. ngày kỵ giổ tưởng nhớ ông bà, hay làm tang lễ cho thân nhân Giáo dân chỉ xin lễ tại nhà thờ, không được làm lễ tại nhà ? Việc thờ cúng tổ tiên là nền tảng truyền thống tình thần xã hội và triều đình Việt nam. Nên không thể tránh được những mâu thuẩn."
" Kể từ đầu thập niên 60 Công đồng Vaticanô 2 Giáo hội Thiên chúa giáo La mã (Roma) mới có những thay đổi để phù hợp với văn hoá các nưóc trên thế giới. Riêng tại Việt nam giáo dân có thể thiết lập bàn thờ và tổ chức cúng kỵ ông bà cha mẹ tại nhà."

Giáo Hội Thìên chuá Giáo La mã (Roma) đã sửa lại các giáo luật để phù hợp với mọi quốc gia trên thế giới. Vấn đề thờ kính Thiên Chuá và lòng bác ái phải thích hợp với đời sống tâm linh và phong tục
Người Việt nam chúng ta ra đi không chỉ mang theo quê hương mà chúng ta còn mang theo cả truyền thống sinh tồn của dân tộc, Cộng đồng người Việt ở rải rác khắp năm Châu, ảnh hưởng văn hóa đa dạng. Nhưng sinh hoạt của người Việt vẫn giữ lại những nét đặc thù văn hóa Việt Nam
Tổ tiên những người có công dựng nước thì gọi là Quốc Tổ Hùng Vương , không phải niên hiệu của một triều đại. Vì thế giổ Tổ là một truyền thống bản sắc của dân tộc Việt Nam, không phải là cuộc trình diễn, không mang tính chất tôn giáo, mê tín dị đoan. Nhưng nó phát xuất từ tận đáy lòng sự thành kính đối với Quốc Tổ Việt Nam, với hồn thiên sông núi...
Cuộc đời viễn xứ của chúng ta phải làm và có thể làm được những gì ? ích lợi cụ thể giúp cho cộng đồng, cho dân tộc của mình để không phụ ơn vong linh người xưa. Luôn nêu cao tình thần đoàn kết của người Việt trong cộng đồng thế giới.
Tổ chức giổ Tổ Hùng Vương hàng năm, giữ truyền thống dân tộc để ngày về nguồn không còn xa nữa !

Nguyễn Quý Ðại Munich
--------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo
Việt Nam văn học sử lược. Dương Quảng Hàm
Việt Nam sử lược tác giả .Trần Trọng Kim
Những câu chuyện lịch sử tác giả . Trần Gia Phụng