BÁOBLOG.NET (Baoblog.net) - Tình cờ trong một dịp đến Bắc Ninh công cán, tôi có nghe một ông chú ở đấy dậy đứa con trai: "Sau này lớn lên, mày làm con chó thì tao còn tự hào vì mày biết trông nhà, chứ mày mà làm bác sĩ, thì tao từ mặt". Khi nghe những lời này, tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên, bởi nó ngược lại với những gì mà tôi biết bấy lâu nay. Trong một xã hội mang nặng tính thù hằn giai cấp như VN hiện nay, theo lẽ thường, người nông dân luôn mơ ước con cái mình sau này lớn lên có thể làm kỹ sư, bác sỹ, giáo viên..., là những nghề được đánh giá cao và được tôn trọng. Như một người chủ cửa hàng điện thoại dậy con: "Cô giáo dù mới ra trường thì người ta cũng gọi là cô, bác sĩ còn trẻ mấy người ta cũng gọi là bác, công an dù là đi nghĩa vụ báo chí cũng ca ngợi là chiến sĩ, còn như tao, làm kinh doanh, bạc cả đầu ra nhưng trẻ con nó cũng gọi bằng 'thằng'".
Trở lại với câu chuyện bác sĩ. Khi tôi hỏi vì sao bác lại có tư tưởng kỳ cục như vậy, người đàn ông tâm sự: " Tao đéo biết thiên hạ người ta dậy con như thế nào, nhưng từ thời ông cố đẻ ra ông tao, đến thời tao bây giờ, khi dậy dỗ con cái chỉ biết có mỗi một câu: "Cha ko cần con phải làm ông này bà nọ, ko cần con phải kiếm được nhiều tiền, chỉ mong con sau này là một người lương thiện". Mà nghề bác sĩ ở VN có khác gì bọn trộm cướp giết người?".
Tôi hỏi làm sao bác lại có ý nghĩ đó, bác trả lời: "Cả nhà tao là nông dân, sức khỏe tốt, nhưng ốm đau bệnh tật có từ ai. Những lúc đi viện, mới thấy hết được cái khổ, cái nhục của người nghèo. Mày tính, nhà tao làm nông, ăn còn chả đủ nói gì đến chuyện quần áo đàng hoàng? Vào đến viện, bọn chúng nó nhìn thấy những người như tao là nó đã khinh ra mặt rồi, nó hạch sách, quát nạt, mỉa mai..., nhục như con chó. Mà có phải là tao đi khám chùa của nhà nó đâu, tiền viện phí tao đóng đéo thiếu một đồng, phong bì cũng đầy đủ, nói chung là người ta sao thì tao vậy. Trong khi đó, chính mắt tao thấy, một thằng giang hồ được đám bạn nó đưa vào viện cấp cứu, chưa đến cổng nó đã quát bác sĩ, y tá, chửi bảo vệ như chửi chó rồi, nhưng có đứa nào dám ho he, vẫn phải phục vụ nó như phục vụ bố mình. Mình cung kính khép nép thì nó khinh, còn bọn khinh nó thì nó khép nép. Cái sự đời bây giờ, bác sĩ đều thế cả".
Người đàn ông còn cho biết thêm, ở cái làng này, mỗi lần có người làng đi bệnh viện về, là kiểu gì cũng xúm xụm nhau lại chửi y tá, chửi bác sĩ và chửi cả ngành y học nói chung. Chửi thì chửi như thế, nhưng nếu nhà nào có điều kiện cho con cái học hành, thì trong định hướng nghề nghiệp sau này, bác sĩ là một trong những nghề được ưu tiên hàng đầu. Trong làng có gia đình nào có người thân làm bác sĩ ở bệnh viện này nọ, họ đều thường xuyên mang ra khoe với ánh mắt tự hào. Vậy là như một sự mâu thuẫn khó lý giải, dù ghét dù chửi, nhưng cái khổ cái nhục luôn khiến họ có mơ ước được đứng vào trong những vị trí đấy để có thể mở mày mở mặt với thiên hạ.
Chia tay người đàn ông, tôi vừa đi vừa nghĩ miên man. Chợt tôi nghĩ đến một hiện tượng phổ biến trong xã hội, đó là, các bạn cứ để ý mà xem, hầu như gia đình bác sĩ nào cũng có ít nhất 1 người thân mắc bệnh không chữa được? Làm nghề bác sĩ, thường rất thành công về mặt tiền bạc, nhưng ít gia đình có được hạnh phúc thực sự. Có lẽ đúng như dân gian vẫn thường nói: "Công an đòi dạy thiên hạ nhưng ko dạy nổi con mình, bác sĩ chữa cho thiên hạ nhưng ko chữa đc cho người nhà mình". Rất phi khoa học, nhưng ở 2 hiện tượng trên, có lẽ ta nên giải thích theo quan điểm tôn giáo. Đó là quy luật Nhân Quả!
Ai biết ơn ai?
Có thể bạn cho tôi là bất nghĩa vô ơn, hoặc tôi hoang tưởng, hoặc tôi phiến diện... nhưng theo quan sát của tôi, thì trong giới bác sĩ VN hiện nay, chuyện bác sĩ nhận phong bì dường như là thủ tục không thể thiếu. Họ luôn cho rằng, đấy là cái quyền của họ, đấy là lòng biết ơn của bệnh nhân dành cho họ, rằng ko có họ thì bệnh nhân ko thể tồn tại.
Tôi từng đọc được đoạn chat giữa một ông bác sĩ già đú đởn đi tìm "hàng", và một cô sv ĐH Ngoại thương năm thứ nhất. Trong đó, ông bác sĩ cho rằng, nghề tương lai của cô gái ko có cũng chả sao, còn nghề bác sĩ của ông ta thì không thể thiếu được. Ông ta khẳng định tương lai cô gái chắc chắn phải có lúc cần đến nghề của ông, còn ông thì "chẳng việc gì mà phải nhờ đến nghề của em cả". Như vậy, có nghĩa là bác sĩ VN (hoặc đa số) luôn có một niềm tự hào rất lớn đối với nghề nghiệp của mình, đến mức họ cho rằng tất cả những nghề nghiệp khác chỉ là tầm thường so với nghề "cứu người" của họ.
Đúng là người dân VN nói riêng và mọi người nói chung thường có cảm giác biết ơn đối với vị bác sĩ đã chữa bệnh cho mình. Nhưng theo quan điểm của tôi, đó chỉ là một cách để thể hiện đạo đức của con người. Còn thực ra mà nói, chữa bệnh chỉ là một giao dịch sòng phẳng. Ông chữa bệnh cho tôi, tôi trả tiền cho ông. Tiền đấy để ông mua thức ăn, ông sinh sống... Ko có ông chữa bệnh, tôi chết, nhưng ko có tôi trả tiền, ông cũng chết đói. Nói như một số bạn trẻ vẫn nói vui: "Ko mày đố thầy dậy ai", ở đây ta có thể hiểu ko có bệnh nhân, bác sĩ cũng đi làm cửu vạn.
Bác sĩ luôn cho rằng người ta phải biết ơn mình, vậy ko biết đã có vị nào khi cầm bát cơm lên tự hỏi: "Ko có người nông dân làm ra hạt lúa hạt gạo, thì có khi đến bố mình cũng chả sống nổi để mà ốm đau bệnh tật nữa chứ nói gì đến mình lớn đc bằng này để mà làm bác sĩ?". Có nhiều người cả đời chả bao giờ mắc bệnh, ko cần đi bệnh viện vẫn khỏe re. Còn thằng nào ko ăn cơm mà sống được quá 1 tuần, thì phải cho nó vào lò nướng ngay vì nó đích thị là phù thủy. Vậy thì bác sĩ phải nhớ một điều bất cứ khi nào họ nhai một hạt cơm: Phải biết ơn người nông dân trên hết. Có lẽ bác sĩ VN ko được đào tạo để hiểu điều này?
Ốm đau bệnh tật là chuyện khẩn cấp, chuyện tức thời, chuyện phát sinh, còn cơm ăn áo mặc là chuyện hàng ngày. Chỉ khi ốm đau bệnh tật người ta mới sử dụng sản phẩm của bác sĩ, còn bác sĩ thì bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào cũng phải sử dụng sản phẩm của người khác. Từ cái áo trắng mặc trên người, dao mổ, xe đẩy, giường nằm,... tất thảy đều là sản phẩm của các ngành nghề khác. Vì vậy, hãy vả vào mồm thằng bác sĩ nào dám nói ko cần biết ơn các ngành nghề khác bằng ngành bác sĩ.
Tôi từng nghe đứa em gái định cư ở HongKong hơn 1 năm nay kể: "Bác sĩ ở bên này, có giết nó nó cũng ko dám lấy phong bì". Chưa nói Hoa Kỳ, các nước châu Âu và Nhật Bản, Hàn Quốc... luật pháp còn nghiêm hơn ở HongKong.
Nghĩ mà đau xót thay cho dân VN ta, đã nghèo thì chớ còn gặp phải bọn khốn nạn. Mà quan điểm của người VN "mạng người là quý nhất" nên lúc ốm đau bệnh tật, nào ai có tiếc tiền? Vậy nên bác sĩ VN càng ngày càng béo múp.
Vì sao ?
Bác sĩ, bệnh viện và ngành y như thế, nhưng bất cứ khi nào lên báo đài, truyền hình... họ đều biến thành những "chiến sĩ" trên mặt trận "cứu người". Họ trở nên lung linh với tấm lòng nhân ái vô bờ, y đức mẫu mực, thương yêu bệnh nhân đến quên mình??? Như vậy, một lớp sơn son thếp vàng đã được quét lên bên ngoài lớp gỗ mục rỗng bên trong. Khiến cho ngay cả chính bác sĩ cũng gật gù: "Mình đúng là chiến sĩ!".
Luật pháp chưa nghiêm và cơ chế quản lý còn chưa hợp lý có lẽ là nguyên nhân chính khiến cho bộ mặt của ngành y VN trở nên tởm lợm như hiện nay. Nói thật nhé, người dân đéo cần biết lời thề Hypocrat nó méo tròn làm sao, đéo cần biết thằng bác sĩ ấy có lương tâm hay ko, nhưng yêu cầu nó làm đúng luật trước đã. Thằng nào làm đúng luật dân biết ơn 1 thì thằng nào tốt bụng dân biết ơn 10, thế thôi. Tôi thực sự hi vọng trong một tương lai không xa, luật pháp nước ta sẽ quan tâm hơn đến mặt này.
Tôi viết ra bài này ko phải để kêu gọi các bạn "ko cần biết ơn bác sĩ", chỉ là chẳng qua trong một lúc ngẫu hứng, tôi muốn chia sẻ với các bạn một số quan điểm và quan sát của mình bấy lâu. Tất nhiên nó có thể đúng với người này và trở nên khó chịu với người khác, nhưng đây chỉ là quan điểm của cá nhân tôi, ko phải tôi khóc thuê cho tất cả mọi người. Còn bản thân tôi, tôi vẫn luôn cảm động khi nghe được bất cứ một lời cảm ơn nào người ta dành cho nhau.
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả, BT từ To83
Trở lại với câu chuyện bác sĩ. Khi tôi hỏi vì sao bác lại có tư tưởng kỳ cục như vậy, người đàn ông tâm sự: " Tao đéo biết thiên hạ người ta dậy con như thế nào, nhưng từ thời ông cố đẻ ra ông tao, đến thời tao bây giờ, khi dậy dỗ con cái chỉ biết có mỗi một câu: "Cha ko cần con phải làm ông này bà nọ, ko cần con phải kiếm được nhiều tiền, chỉ mong con sau này là một người lương thiện". Mà nghề bác sĩ ở VN có khác gì bọn trộm cướp giết người?".
Tôi hỏi làm sao bác lại có ý nghĩ đó, bác trả lời: "Cả nhà tao là nông dân, sức khỏe tốt, nhưng ốm đau bệnh tật có từ ai. Những lúc đi viện, mới thấy hết được cái khổ, cái nhục của người nghèo. Mày tính, nhà tao làm nông, ăn còn chả đủ nói gì đến chuyện quần áo đàng hoàng? Vào đến viện, bọn chúng nó nhìn thấy những người như tao là nó đã khinh ra mặt rồi, nó hạch sách, quát nạt, mỉa mai..., nhục như con chó. Mà có phải là tao đi khám chùa của nhà nó đâu, tiền viện phí tao đóng đéo thiếu một đồng, phong bì cũng đầy đủ, nói chung là người ta sao thì tao vậy. Trong khi đó, chính mắt tao thấy, một thằng giang hồ được đám bạn nó đưa vào viện cấp cứu, chưa đến cổng nó đã quát bác sĩ, y tá, chửi bảo vệ như chửi chó rồi, nhưng có đứa nào dám ho he, vẫn phải phục vụ nó như phục vụ bố mình. Mình cung kính khép nép thì nó khinh, còn bọn khinh nó thì nó khép nép. Cái sự đời bây giờ, bác sĩ đều thế cả".
Người đàn ông còn cho biết thêm, ở cái làng này, mỗi lần có người làng đi bệnh viện về, là kiểu gì cũng xúm xụm nhau lại chửi y tá, chửi bác sĩ và chửi cả ngành y học nói chung. Chửi thì chửi như thế, nhưng nếu nhà nào có điều kiện cho con cái học hành, thì trong định hướng nghề nghiệp sau này, bác sĩ là một trong những nghề được ưu tiên hàng đầu. Trong làng có gia đình nào có người thân làm bác sĩ ở bệnh viện này nọ, họ đều thường xuyên mang ra khoe với ánh mắt tự hào. Vậy là như một sự mâu thuẫn khó lý giải, dù ghét dù chửi, nhưng cái khổ cái nhục luôn khiến họ có mơ ước được đứng vào trong những vị trí đấy để có thể mở mày mở mặt với thiên hạ.
Chia tay người đàn ông, tôi vừa đi vừa nghĩ miên man. Chợt tôi nghĩ đến một hiện tượng phổ biến trong xã hội, đó là, các bạn cứ để ý mà xem, hầu như gia đình bác sĩ nào cũng có ít nhất 1 người thân mắc bệnh không chữa được? Làm nghề bác sĩ, thường rất thành công về mặt tiền bạc, nhưng ít gia đình có được hạnh phúc thực sự. Có lẽ đúng như dân gian vẫn thường nói: "Công an đòi dạy thiên hạ nhưng ko dạy nổi con mình, bác sĩ chữa cho thiên hạ nhưng ko chữa đc cho người nhà mình". Rất phi khoa học, nhưng ở 2 hiện tượng trên, có lẽ ta nên giải thích theo quan điểm tôn giáo. Đó là quy luật Nhân Quả!
Ai biết ơn ai?
Có thể bạn cho tôi là bất nghĩa vô ơn, hoặc tôi hoang tưởng, hoặc tôi phiến diện... nhưng theo quan sát của tôi, thì trong giới bác sĩ VN hiện nay, chuyện bác sĩ nhận phong bì dường như là thủ tục không thể thiếu. Họ luôn cho rằng, đấy là cái quyền của họ, đấy là lòng biết ơn của bệnh nhân dành cho họ, rằng ko có họ thì bệnh nhân ko thể tồn tại.
Tôi từng đọc được đoạn chat giữa một ông bác sĩ già đú đởn đi tìm "hàng", và một cô sv ĐH Ngoại thương năm thứ nhất. Trong đó, ông bác sĩ cho rằng, nghề tương lai của cô gái ko có cũng chả sao, còn nghề bác sĩ của ông ta thì không thể thiếu được. Ông ta khẳng định tương lai cô gái chắc chắn phải có lúc cần đến nghề của ông, còn ông thì "chẳng việc gì mà phải nhờ đến nghề của em cả". Như vậy, có nghĩa là bác sĩ VN (hoặc đa số) luôn có một niềm tự hào rất lớn đối với nghề nghiệp của mình, đến mức họ cho rằng tất cả những nghề nghiệp khác chỉ là tầm thường so với nghề "cứu người" của họ.
Đúng là người dân VN nói riêng và mọi người nói chung thường có cảm giác biết ơn đối với vị bác sĩ đã chữa bệnh cho mình. Nhưng theo quan điểm của tôi, đó chỉ là một cách để thể hiện đạo đức của con người. Còn thực ra mà nói, chữa bệnh chỉ là một giao dịch sòng phẳng. Ông chữa bệnh cho tôi, tôi trả tiền cho ông. Tiền đấy để ông mua thức ăn, ông sinh sống... Ko có ông chữa bệnh, tôi chết, nhưng ko có tôi trả tiền, ông cũng chết đói. Nói như một số bạn trẻ vẫn nói vui: "Ko mày đố thầy dậy ai", ở đây ta có thể hiểu ko có bệnh nhân, bác sĩ cũng đi làm cửu vạn.
Bác sĩ luôn cho rằng người ta phải biết ơn mình, vậy ko biết đã có vị nào khi cầm bát cơm lên tự hỏi: "Ko có người nông dân làm ra hạt lúa hạt gạo, thì có khi đến bố mình cũng chả sống nổi để mà ốm đau bệnh tật nữa chứ nói gì đến mình lớn đc bằng này để mà làm bác sĩ?". Có nhiều người cả đời chả bao giờ mắc bệnh, ko cần đi bệnh viện vẫn khỏe re. Còn thằng nào ko ăn cơm mà sống được quá 1 tuần, thì phải cho nó vào lò nướng ngay vì nó đích thị là phù thủy. Vậy thì bác sĩ phải nhớ một điều bất cứ khi nào họ nhai một hạt cơm: Phải biết ơn người nông dân trên hết. Có lẽ bác sĩ VN ko được đào tạo để hiểu điều này?
Ốm đau bệnh tật là chuyện khẩn cấp, chuyện tức thời, chuyện phát sinh, còn cơm ăn áo mặc là chuyện hàng ngày. Chỉ khi ốm đau bệnh tật người ta mới sử dụng sản phẩm của bác sĩ, còn bác sĩ thì bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào cũng phải sử dụng sản phẩm của người khác. Từ cái áo trắng mặc trên người, dao mổ, xe đẩy, giường nằm,... tất thảy đều là sản phẩm của các ngành nghề khác. Vì vậy, hãy vả vào mồm thằng bác sĩ nào dám nói ko cần biết ơn các ngành nghề khác bằng ngành bác sĩ.
Tôi từng nghe đứa em gái định cư ở HongKong hơn 1 năm nay kể: "Bác sĩ ở bên này, có giết nó nó cũng ko dám lấy phong bì". Chưa nói Hoa Kỳ, các nước châu Âu và Nhật Bản, Hàn Quốc... luật pháp còn nghiêm hơn ở HongKong.
Nghĩ mà đau xót thay cho dân VN ta, đã nghèo thì chớ còn gặp phải bọn khốn nạn. Mà quan điểm của người VN "mạng người là quý nhất" nên lúc ốm đau bệnh tật, nào ai có tiếc tiền? Vậy nên bác sĩ VN càng ngày càng béo múp.
Vì sao ?
Bác sĩ, bệnh viện và ngành y như thế, nhưng bất cứ khi nào lên báo đài, truyền hình... họ đều biến thành những "chiến sĩ" trên mặt trận "cứu người". Họ trở nên lung linh với tấm lòng nhân ái vô bờ, y đức mẫu mực, thương yêu bệnh nhân đến quên mình??? Như vậy, một lớp sơn son thếp vàng đã được quét lên bên ngoài lớp gỗ mục rỗng bên trong. Khiến cho ngay cả chính bác sĩ cũng gật gù: "Mình đúng là chiến sĩ!".
Luật pháp chưa nghiêm và cơ chế quản lý còn chưa hợp lý có lẽ là nguyên nhân chính khiến cho bộ mặt của ngành y VN trở nên tởm lợm như hiện nay. Nói thật nhé, người dân đéo cần biết lời thề Hypocrat nó méo tròn làm sao, đéo cần biết thằng bác sĩ ấy có lương tâm hay ko, nhưng yêu cầu nó làm đúng luật trước đã. Thằng nào làm đúng luật dân biết ơn 1 thì thằng nào tốt bụng dân biết ơn 10, thế thôi. Tôi thực sự hi vọng trong một tương lai không xa, luật pháp nước ta sẽ quan tâm hơn đến mặt này.
Tôi viết ra bài này ko phải để kêu gọi các bạn "ko cần biết ơn bác sĩ", chỉ là chẳng qua trong một lúc ngẫu hứng, tôi muốn chia sẻ với các bạn một số quan điểm và quan sát của mình bấy lâu. Tất nhiên nó có thể đúng với người này và trở nên khó chịu với người khác, nhưng đây chỉ là quan điểm của cá nhân tôi, ko phải tôi khóc thuê cho tất cả mọi người. Còn bản thân tôi, tôi vẫn luôn cảm động khi nghe được bất cứ một lời cảm ơn nào người ta dành cho nhau.
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả, BT từ To83
Bài thứ 194 (từ 07/01) - Baoblog.net tháng hai năm 2011