BS Hồ Hải
21h30 tối hôm qua, 28/4/2011, tôi xem trên chương trình VTV1 chiếu bộ phim tài liệu với chủ đề: "Chuyện những người ở lại". Phim nói về những nhân vật của nhóm thứ Sáu - có tên là nhóm thứ Sáu, vì họ họp nhau vào thứ Sáu mỗi tuần để sọan thảo, lập và đưa ra những dự án làm thay đổi cả tư tưởng lẫn hành động của những người cộng sản, và đưa đất nước ra khỏi đói nghèo như hôm nay - Họ là những con người trí thức, mà có người đã từng bị học tập cải tạo đến hơn 10 năm sau ngày thống nhất. Nhưng với tấm lòng yêu nước chân chính, họ đã ở lại để góp phần dựng xây đất nước. Trong số những nhân vật ấy, có một người đóng góp nhiều nhất, nhưng thầm lặng nhất, ông chỉ thóang qua với lời tri ân của một người trong nhóm thứ Sáu. Ông cũng là người mà, tôi đã có một thời quan hệ như người trong gia đình. Một bộ phim tài liệu rất nhân bản, nó đã làm tôi có ý tưởng để viết bài này nhân 36 năm thống nhất.
Vậy là đã tròn 3 con giáp sau ngày thống nhất đất nước. Ngày thống nhất, mà người ta, hôm nay vẫn dùng từ chưa đúng với tư tưởng hòa hợp dân tộc, bỏ qua chuyện cũ, hướng tới tương lai bằng cụm từ: “ngày giải phóng”. Vì đứng về thực tế cuộc sống sau 3 con giáp thống nhất Bắc Nam, thì không biết ở đâu giải phóng ở đâu, và giải phóng cái gì?
Sau 36 năm thống nhất, nếu đứng trên hệ qui chiếu cuộc sống kinh tế và tư tưởng nhân bản thì, đúng nghĩa của nó là miền Nam đã giải phóng miền Bắc bằng thực tiễn cỡi trói kinh tế với mỹ từ “đổi mới” 25 năm qua. Còn trên hệ qui chiếu bạo lực và ác độc thì miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Vậy thì nên dùng từ nào cho chính xác?
Để kỷ niệm 36 năm thống nhất đất nước. Tôi xin đưa lên các file MP3 để các bạn tải về nghe cuốn “Tâm tư tổng thống Thiệu” do cựu tổng trưởng kinh tế Việt nam Cộng Hòa - Giáo sư TS NguyễnTiến Hưng hiện đang là GS của Howard University tại Washington DC - Ông đã viết 3 cuốn sau khi rời Việt Nam vì sự kiện 30/4/1975: Hồ sơ mật Dinh Độc Lập (The Palace File, 1986), Khi đồng minh tháo chạy (2005) là 2 cuốn thuộc best seller. Cuối năm 2010 ông cho xuất bản cuốn "Tâm tư tổng thống Thiệu" với 700 trang, được chuyển thành sách đọc do Tâm An phụ trách. Sách gồm 24 chương và được làm ra 31 files MP3 như sau:
Tập 1: http://www.mediafire.com/?dhsxb8udd953dxd
Tập 2: http://www.mediafire.com/?uu4eine8jkq2nto
Tập 3: http://www.mediafire.com/?5za9ff576vr0yko
Tập 4: http://www.mediafire.com/?xuwao599xazytv2
Tập 5: http://www.mediafire.com/?2ad7b7ctzagqgkc
Tập 6: http://www.mediafire.com/?x8f5h5d188sk4r6
Tập 7: http://www.mediafire.com/?w85eybffdqhhcyr
Tập 8: http://www.mediafire.com/?gnkmma25guar1iv
Tập 9: http://www.mediafire.com/?h6ychgixgwrjisy
Tập 10: http://www.mediafire.com/?51z21ke7zhj3fjw
Tập 11: http://www.mediafire.com/?hmjja0ey0deiz7l
Tập 12: http://www.mediafire.com/?2l8pep3alif9cbs
Tập 13: http://www.mediafire.com/?gj7qhz4itulcqsg
Tập 14: http://www.mediafire.com/?wt3ap93pc3t639a
Tập 15: http://www.mediafire.com/?b0p6l233uu670h7
Tập 16: http://www.mediafire.com/?qf52dm8r12cz5aw
Tập 17 phần a: http://www.mediafire.com/?l2n4f2aosdk8a58
Tập 17 phần b: http://www.mediafire.com/?3hakt85gf68ts55
Tập 18: http://www.mediafire.com/?7bcwtp6xim2z39b
Tập 19: http://www.mediafire.com/?xbs7sbbev322480
Tập 20: http://www.mediafire.com/?k4t61qz4boz4azi
Tập 21: http://www.mediafire.com/?cy8s9lwnb17z98m
Tập 22: http://www.mediafire.com/?padggtq2g2ub1h9
Tập 23 phần a: http://www.mediafire.com/?gszjle35r9hlrgg
Tập 23 phần b: http://www.mediafire.com/?2g86bpexrzfxuek
Tập 23 phần c: http://www.mediafire.com/?id9is7729gnc464
Tập 23 phần d: http://www.mediafire.com/?cs5e6hqssn52eu2
Tập 23 phần e: http://www.mediafire.com/?1hdewhbgxcy9kod
Tập 24 phần a: http://www.mediafire.com/?y6fosyeov63yfe4
Tập 24 phần b: http://www.mediafire.com/?4fa7hhhxvl4vow7
Tập 24 phần c: http://www.mediafire.com/?a7yki5c1vp4cub
Vậy là 24 chương được đưa lên thành phần đọc truyện. Nó như một trang lịch sử lần dỡ, để có cái nhìn chân thực về Việt Nam và các cường quốc trong quá khứ soi rọi đến mai sau. Hòng các thế hệ người Việt có sự sáng suốt trong mọi việc để tránh vết xe đổ của các thế hệ cha ông.
Ôn cố tri tân (ôn chuyện cũ để hiểu chuyện mới) là một việc cần làm. Để việc ôn chuyện cũ có giá trị, thì yếu tố chân thật cần được tôn trọng. Vì hầu hết tư tưởng của nhân loại không còn mới mẻ, mà chỉ là bổn cũ soạn lại dưới một hình thức khác.
Ôn lịch sử để thấy những sai lầm và đúng đắn của cha ông, mà học cái hay, tránh cái dở. Ôn lịch sử không có nghĩa là để phê phán hay tung hê thế hệ đi trước. Vì không có cái gì là tuyệt đối đúng hay tuyệt đối sai ở hệ qui chiếu Đời.
Tôi luôn mong ước có một ngày các thế hệ người Việt biết ngồi lại với nhau sau cuộc phân ly đau đớn nhất lịch sử dân tộc này. Muốn thế, đòi hỏi cả hai phía cùng hướng về một hướng.
Chúc đất nước và con người Việt nam đòan kết, hạnh phúc và bình an,
Asia Clinic, 16h20', ngày thứ Sáu, 29/4/2011
Một trong những nhân vật trong chính quyền VNCH trước 1975 “kín miệng” nhất là cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. (Hai người kín miệng khác là tướng Ngô Quang Trưởng và cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm). Từ ngày ông đi tị nạn cho đến ngày ông qua đời năm 2001, ông không hề trả lời phỏng vấn báo chí Việt ngữ (nếu tôi nhớ không lầm), và không thấy xuất bản cuốn hồi kí nào cả. Nhưng ai cũng biết ông không ưa Mĩ, dù mấy năm sau này ông chuyển từ Anh sang Mĩ sống với mấy người con, và qua đời tại Mĩ. Ông cho rằng Mĩ phản bội VNCH. Bây giờ, ông Nguyễn Tiến Hưng sẽ cho chúng ta biết về tâm tình của ông cựu tổng thống. Hi vọng nay mai tôi sẽ có dịp đọc cuốn sách của Ts Nguyễn Tiến Hưng.
Ông Thiệu có nhiều câu nói nổi tiếng. Có lẽ câu nổi tiếng của ông ta là "Đừng tin những gì ... hãy nhìn kĩ những gì ..." :-) Nhưng sau 1975 ông còn nổi tiếng với câu nói bị đồng hương ghét. Nhưng đọc bài phỏng vấn sau đây tôi mới biết câu nói nổi tiếng của ông Thiệu sau 1975 là … bị trích dẫn sai. Hồi đó, trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại lưu truyền rằng ông Thiệu không ưa người tị nạn, vì ông ta phát biểu với báo chí ngoại quốc rẳng ông chẳng có liên can gì đến người tị nạn vốn lên cao trào lúc đó. Hóa ra, ông không có ý đó; có thể phóng viên viết sai. Theo ông Hưng thì khi được phóng viên hỏi: “Thưa tổng thống, tổng thống có còn làm được gì đối với đồng bào của ông không, đối với vấn đề thuyền nhân không?” thì ông trả lời bằng tiếng Anh rằng: “I have nothing to do for them.” (Tôi ngạc nhiên là sao ông không nói: "I can not do anything for them"?) Nhưng phóng viên in trên báo là “I have nothing to do with them.” Ôi, mấy ông phóng viên!
Trong tiếng Anh, cụm từ “nothing to do with” có thể hiểu là “chẳng liên can gì với”. Chẳng hạn như “I have nothing to do with this problem” có nghĩa là tôi chẳng có can dự gì với vấn đề, hay tôi không có trách nhiệm gì, hay hàm ý nói không phải lỗi lầm của tôi, đừng có cáo buộc tôi. Còn “I have nothing to do for them” thì có nghĩa là tôi không có gì để làm cho (giúp) họ, hay tôi không làm được gì cho họ. Do đó, chỉ có khác nhau giới từ “with” và “for” mà ý nghĩa câu nói rất khác nhau. Ôi, tiếng Anh, tiếng U!
Bây giờ, qua Nguyễn Tiến Hưng, ông đã được giải oan, nhưng phải chờ đến 30 năm. Muộn còn hơn không.
NVT
===
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=112401
Cuốn sách sắp ra mắt của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng
Đinh Quang Anh Thái/Người Việt (Thực hiện)
Ngày Chủ Nhật, 16 tháng 5 sắp tới lúc 1 giờ trưa tại Westminster Civic Center, Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng sẽ cho ra mắt sách “Tâm tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.” Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng từng là tổng trưởng Kế Hoạch và Cố Vấn của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Hai tác phẩm của ông đã được dư luận chú ý rất nhiều là “Hồ sơ mật dinh Ðộc Lập” và “Khi đồng minh tháo chạy.” Là chứng nhân của một giai đoạn lịch sử đầy uẩn khúc và có điều kiện đặc biệt để tiếp cận với những diễn tiến nơi hậu trường, qua tác phẩm “Tâm tư của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu,” Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng sẽ trình bày nhiều sự thật và đưa ra một số bí mật chưa ai hiểu về những suy nghĩ, tính toán và hành xử của nhà lãnh đạo miền Nam Việt Nam ở giai đoạn cuối cùng trước khi rơi vào tay cộng sản.
Tin tưởng là cuốn sách có tầm giá trị đặc biệt, ký giả Ðinh Quang Anh Thái đã đề nghị Tiến Sĩ Nguyễn Tiên Hưng dành cho nhật báo Người Việt một cuộc phỏng vấn tại tòa soạn, được ghi lại như sau đây.
***
ÐQAThái: Cuốn “Tâm tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu” sẽ được ra mắt vào Chủ Nhật, 16 tháng 5 sắp tới tại Westminster Civic Center so với hai cuốn trước kia là “Hồ sơ mật dinh Ðộc Lập” và “Khi đồng minh tháo chạy” có những điểm nào đặc sắc và khác biệt?
T.S Nguyễn Tiến Hưng: Thưa anh Thái, khác hẳn hai cuốn trước của tôi, “Hồ sơ mật dinh Ðộc Lập” và “Khi Ðồng Minh tháo chạy” viết về người Mỹ, hướng vào việc đồng minh đã đối xử với lãnh đạo và nhân dân miền Nam vào lúc bỏ chạy. Cuốn mới “Tâm tư Tổng Thống Thiệu” là một chủ đề khác hẳn, tập trung vào người lãnh đạo miền Nam đã suy nghĩ gì về người đồng minh và đặc biệt là lúc đồng minh tháo chạy tâm tư của ông ấy như thế nào, tức là hai khía cạnh của một vấn đề, thưa anh. Cuốn mới cũng có rất nhiều tài liệu được giải mật trong 5 năm vừa qua. Chúng tôi cũng sưu tầm qua hệ thống liên lạc riêng tư có được thêm những tài liệu mới khác nữa, thí dụ như những hồ sơ mật của Ðại Sứ Martin trước khi ông qua đời.
Chúng tôi cũng viết rất nhiều về khía cạnh con người của ông Thiệu vì ông là con người rất khép kín. Chúng tôi vì tình cờ lịch sử, có may mắn làm việc gần ông tổng thống trong gần 3 năm, sau này còn gặp ông rất nhiều lần tại London và tại Boston nên được biết một số khía cạnh nào đó về con người của ông.
ÐQAThái: Trong thời điểm thuyền nhân Việt Nam vượt biên lên tới cao điểm, dường như ông Thiệu có nói với một nhà báo người Mỹ hay người Anh là ông không mắc mớ gì tới những người thuyền nhân đó cả. Theo ông nếu quả tình đó là lời của ông Thiệu, tại sao ông Thiệu lại nói ra một câu gây ra sự căm phẫn trong dư luận của đồng bào hải ngoại như thế?
T.S Nguyễn Tiến Hưng: Tôi còn nhớ vào mùa Thu năm 1979 khoảng tháng 9, tháng 10 năm 1979 báo Việt Nam (tại Hoa Kỳ) lúc đó có chỉ trích ông Thiệu rất nặng nề vì câu mà anh Thái vừa kể. Tôi cũng giật mình cho rằng không hiểu sao một người như ông Tổng Thống Thiệu lại nói câu đó. Tôi định nhấc phone lên hỏi ông, nhưng cũng ngại vì telephone lúc đó đắt lắm, gọi sang bên Anh rất tốn tiền. May mắn là ngay 2, 3 hôm sau chúng tôi nhận được thư của tổng thống cho biết ông rất đau buồn vì đã bị hiểu lầm. Tổng thống có kể lại rằng chuyện đó từ đầu chí cuối do một ông nhà báo tên là Michael của báo “Now,” một tờ báo lớn ở bên London, đã năn nỉ ông để được phỏng vấn mấy câu thôi, rồi xuyên tạc ra nói câu đó.
Câu chuyện đó là như thế này, “Thưa tổng thống, tổng thống có còn làm được gì đối với đồng bào của ông không, đối với vấn đề thuyền nhân không?” Khi trả lời, ý ông Thiệu muốn diễn tả là “hiện nay tôi chẳng còn chính quyền, chẳng còn phương tiện và làm được gì đối với vấn đề thuyền nhân”. Kẹt là tiếng Anh, ông Tổng Thống Thiệu thích nói tiếng Anh lắm, tiếng Anh ông nói rất lưu loát nhưng có những sắc ý nhiều khi cũng khó, chữ kẹt là “for” and “with” đáng nhẽ phải nói rằng “I have nothing to do for them,” tôi không còn gì để mà làm cho họ, theo nhà báo nói thì ông lại nói rằng, “I have nothing to do with them” tiếng Việt dịch ra là tôi không còn làm gì mắc mớ đối với họ nữa. Ông Thiệu rất đau đớn, ông nói chính thằng này, ông gọi thằng... này đã phịa ra, ông bảo rằng ông đã nói for mà nó phịa ra with, báo dịch ra là đối với, cái đó làm cho ông đau đớn lắm. Ông Thiệu yêu cầu chúng tôi tìm dịp hay báo chí nào để cải chính, ông dùng chữ “clear up giùm tôi.” Ðó là chuyện làm cho ông Thiệu đau đớn nhất vì bị hiểu lầm trong lúc phong trào thuyền nhân đang lên cao mà ông tổng thống nói như vậy thì thật là ê chề.
ÐQAThái: Thưa tiến sĩ nhưng có bằng chứng nào thật cụ thể cho thấy rằng Tổng Thống Thiệu đã nói như vậy mà báo chí viết sai đi không?
T.S Nguyễn Tiến Hưng: Trong cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu”, ngay lời mở đầu tôi có xin phép tổng thống ở thế giới bên kia cho chúng tôi được in lại bức thư này. Tôi nói rằng xin ông cho tôi được in lại ít nhất một thư này và tự tay chụp hình in lại chính văn thư nguyên bản để đồng bào thấy được sự thật của vấn đề.
ÐQAThái: Thưa Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, theo nhận định của tiến sĩ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có phải là người được xem có trách nhiệm tối hậu với quyết định bỏ rơi cao nguyên và Quân Ðoàn II dẫn tới hậu quả 30 tháng 4 năm 1975 không?
T.S Nguyễn Tiến Hưng: Thưa anh, chúng tôi nghĩ ông Thiệu là Tổng Thống và Tổng Tư Lệnh Quân Ðội, chắc chắn trách nhiệm cuối cùng là phải về ông Thiệu. Chúng tôi không biết được hết để phê phán về nghi vấn này, tuy nhiên trong cuốn sách mới chúng tôi đã ghi lại rất kỹ những cuộc họp cuối cùng ở dinh Ðộc Lập và những mệnh lệnh lúc đó.
Về vụ rút cao nguyên, ông Thiệu phàn nàn với chúng tôi rất nhiều lần rằng buổi họp về rút cao nguyên là ở Cam Ranh, vào độ khoảng mùng 4 tháng 3 gì đó, Tổng thống nói rằng ông ấy ra hai lệnh chứ không phải một lệnh.
Lệnh đầu tiên không phải rút khỏi cao nguyên. Theo lời ông Thiệu, “Tôi không ra lệnh rút cao nguyên mà tôi ra lệnh rút khỏi Pleiku, Rút khỏi Pleiku để hy vọng đánh bọc lấy lại Ban Mê Thuột vì đứng về phương diện quân sự Ban Mê Thuột quan trọng hơn Pleiku nhiều”. Ông bảo nếu rút được hai sư đoàn ra khỏi Pleiku mà thấy rằng tình hình khó khăn quá không lấy lại Ban Mê Thuột được thì sẽ dồn hai sư đoàn đó ra yểm trợ cho ông Tướng Trưởng. Ðấy là lệnh thứ nhất, ông Thiệu nói đi nói lại là không ra lệnh rút khỏi cao nguyên.
Tôi thấy chưa ai nói về lệnh ông Tổng Thống Thiệu gọi là lệnh thứ hai. Ông nói đã ra lệnh Tổng Tham Mưu, theo dõi và giám sát. Ðáng nhẽ là ông Viên phải gọi ông Phú về để bàn bạc chương trình rút, thế mà không hiểu vì sao tối hôm ấy Tướng Phú đã rút ngay.
Ông bảo chuyện hai lệnh đó rất rõ ràng. Chúng tôi có hỏi ông rằng tại sao tổng thống không tuyên bố hay cắt nghĩa cho lịch sử hiểu điều đó. Ông bảo, “Tôi nói ra thì người ta bảo mình chạy tội, tôi hy vọng rằng một ngày nào một trong quý vị họp với tôi ngày hôm đó có đủ can đảm đứng lên nói hết sự thật.”
ÐQAThái: Thưa tiến sĩ, những người nào là nhân chứng sống có mặt trong buổi họp tại Cam Ranh mà còn sống?
T.S Nguyễn Tiến Hưng: Có 5 người ở buổi họp ấy, Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Trung Tướng Quang, Ðại Tướng Viên và Thiếu Tướng Phú. Trong đó ba người đã chết rồi, Thủ Tướng Khiêm, Trung Tướng Quang là hai nhân chứng trong buổi họp ở Cam Ranh còn sống.
ÐQAThái: Có một dư luận thắc mắc mà hầu như ai cũng đề cập đến. Tại sao cho tới ngày vĩnh viễn lìa đời, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không để lại bất kỳ một cuốn sách hay một dấu tích nào để cho sau này hậu thế có thể biết được về giai đoạn lịch sử đó, thưa tiến sĩ?
T.S Nguyễn Tiến Hưng: Thưa anh, tôi cũng có một chương viết về chủ đề tại sao Tổng Thống Thiệu không viết hồi ký. Ngay cả chính chúng tôi cũng thôi thúc ông rất nhiều lần, có lúc ông cũng suy nghĩ rằng ông có thể viết, ông hỏi tôi rằng viết bố cục như thế nào, ai sẽ in ấn v.v... Sau cùng nghĩ đi nghĩ lại ông không viết nữa. ông ấy bảo tôi, “Tôi nói thật với anh, Mỹ đã phản bội mình rồi, bây giờ đừng có vạch áo cho người xem lưng, đừng có bêu xấu nhau nữa người ta cười thêm cho.”
Ngoài ra ông có để lại một di tích lịch sử đó là chương XVIII mà chúng tôi viết rất dài, đó là một cuộc phỏng vấn duy nhất mà chúng tôi thôi thúc ông ấy, ông ấy đã cho một bài phỏng vấn khá chi tiết để phản ánh tâm tình của ông ấy. Tờ báo ấy ở bên Ðức, ông ấy nghĩ rằng tờ báo Ðức thế nào ông Kissinger cũng đọc, bài báo đó được dịch sang tiếng Anh do chính ông Thiệu đưa cho chúng tôi với những bút tích của ổng, chúng tôi có đăng lại bài đó.
ÐQAThái: Tiến sĩ có điều gì muốn nói thêm nhân dịp tiến sĩ cho ra mắt độc giả tác phẩm mới nhất đó là cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu.”
T.S Nguyễn Tiến Hưng: Nguyện vọng của chúng tôi là cố gắng ghi lại trung thực cho hết vì chúng tôi cũng đã viết những cuốn kia nhưng còn những điều chúng tôi chưa viết hết ra được nhất là những điều phải dựa trên những bằng chứng mới giải mật soi sáng rất nhiều cho lịch sử, cho những điều chúng tôi đã viết trước đây. Chúng ta sẽ thấy hoàn cảnh của chúng ta vô cùng khó khăn mà sự thất bại không thể tránh được, hy vọng rằng độc giả sẽ tìm hiểu và đọc tất cả những dữ kiện chúng tôi mang ra để có thể đi tới kết luận riêng của mình. Vì thế chúng tôi rất mong chia sẻ những điều này với độc giả.
ÐQAThái: Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng.