Trần-Đăng Hồng
1. Loài Ngựa
Equus ferus gồm 3 loài phụ: (i) ngựa hoang (không thuần hóa)
Equus ferus ferus ở vùng Tây Á (
Eurasia), còn gọi ngựa Tarpan, đã bị tuyệt chủng vào khoảng cuối thế kỹ 19; (ii) loại ngựa hoang Przewalski (
Equus ferus przewalskii)
hay Ngựa hoang Mông Cổ, hay ngựa Takhi của vùng Trung Á, sa mạc Golbi,
đang có nguy cơ tuyệt chủng; và (iii) loài ngựa nuôi ngày nay (
Equus ferus caballus) là do thuần hóa từ loài ngựa hoang nói trên.
Ngựa hoang Przewalski ở Mông Cổ
Ngoài ra, loài ngựa sống hoang ngoài rừng hay đồng cỏ hiện nay như ngựa hoang
Mustang ở Hoa Kỳ, hay
Brumby ở Úc, hay nhiều giống ngựa hoang khác, là giống ngựa thuần hóa bởi con người bị sổng chuồng chạy trốn nơi hoang dã.
2. Bà con gần của loài Ngựa (
Equus ferus) trong chi
Equus gồm có Lừa (donkey, ass) (
Equus africanus asinus), Ngựa Kiang (
Equus kiang) ở Tây Tạng, Ngựa Onager (
Equus hemionus) ở sa mạc từ Syria đến Ấn độ, 3 loài Ngựa Vằn (
Zebra) là Ngựa Vằn đồng cỏ (
Equus quagga), Ngựa Vằn Núi (
Equus zebra), và Ngựa Vằn Grevy (
Equus grevyi).
Trong 7 loài trong chi
Equus, chỉ có Ngựa và Lừa
được con người thuần hóa.
Lừa do thuần hóa từ loài lừa hoang Phi châu
Equus africanus.
Ngược lại, ngựa vằn chưa bao giờ được loài người thuần hóa để nuôi làm
gia súc, vì tính tình bất thường, trở chứng và khó dạy. Cũng vậy, ngựa
Onager và ngựa Kiang không dạy được, nên không được thuần hóa bởi con
người.
Lừa
và Ngựa Vằn
Ngựa Kiang Tây Tạng
Ngựa sa mạc Onager
3. Ngựa lai. Ngựa nuôi có thể lai với các loài ngựa khác trong chi
Equus, nhưng đều cho con lai vô sinh (sterile), nghĩa là không sinh con được.
Con La (mule) là con lai giữa con Lừa đực và con Ngựa cái; ngược lại nếu cha là Ngựa đực còn mẹ là Lừa cái thì là con Hinny.
Zebroid là từ chung của con lai giữa các loài Ngựa Vằn với nhau.
Zorse là con lai giữa con Ngựa Vằn đực và Ngựa cái. Ngược lại, con lai giữa Ngựa Vằn cái với Ngựa đực thì gọi là Horbra.
Zonkey (hay Zedon) là con lai giữa Ngựa Vằn với Lừa.
Zony là con lai giữa Ngựa Vằn đực và ngựa lùn Pony cái; còn Zetlands là con lai giữa Ngựa Vằn và ngựa lùn Shetland Pony.
Ngựa Kiang có thể cho lai với ngựa nuôi, lừa, onager, ngựa vằn, nhưng con lai cũng vô sinh, như trường hợp con La.
Con Zonkey (lai giữa Ngựa Vằn và Lừa)
4. Con lai giữa các loài ngựa trong chi
Equus đều vô sinh. Lý do là con lai có số nhiễm thể lẻ, không thể phân chia trong phân bào giảm nhiễm (meiosis).
Con Ngựa nuôi có 64 nhiễm thể, Lừa có 62, Ngựa Vằn có 32 và 46 (tùy
loài). Như vậy, con La (Ngựa x Lừa) có 63 nhiễm thể (số lẻ) nên không
phân bào giảm nhiễm được.
Ngựa nuôi có 64 nhiễm thể, chứa khoảng 2,7 tỉ cặp-base DNA (DNA base
pairs), nhiều hơn Chó (2,5 tỉ cặp-base), nhưng ít hơn Người (3,2 tỉ
cặp-base) và Bò (3 tỉ cặp-base)
5. Ngựa nuôi được tiến hóa trong khoảng 45 tới 55 triệu năm qua từ
một loài động vật nhỏ có nhiều ngón chân thành loài ngựa lớn hiện nay,
chỉ có một ngón chân. Việc thuần hóa ngựa hoang thành ngựa nuôi bắt đầu
cách đây 4000 năm, đặc biệt quy mô cách đây 3000 năm. Việc thuần hóa
ngựa thực hiện đầu tiên ở vùng Trung Á như
Ukraine và
Kazakhstan.
6. Có rất nhiều từ để gọi con ngựa trong tiếng Anh, tùy theo tuổi và giới tính.
Foal: ngựa con, đực hay cái, dưới 1 tuổi. Ngựa con còn bú, từ lúc
sanh đến khoảng 5 tháng, còn gọi là suckling hay nursing foal, từ 5 đến 7
tháng khi bắt đầu biết ăn thì được gọi là weanling.
Yearling: ngựa từ 1 đến 2 tuổi, đực hay cái.
Colt: ngựa đực con dưới 4 tuổi,
Filly: ngựa cái con dưới 4 tuổi,
Gelding: ngựa đực bị thiến,
Stallion: ngựa đực (không bị thiến) trên 4 tuổi,
Mare: ngựa cái trên 4 tuổi,
Thoroughbred: ngựa đua đực (colt) hay cái (filly) dưới 5 tuổi theo định nghĩa của người Anh. Theo người Úc thì dưới 4 tuổi.
7. Chiều cao ngựa đo từ đất đến đỉnh xương u đỉnh vai giữa cỗ và thân
ngựa. Đơn vị đo là số lượng “hands” (chiều ngang lòng bàn tay) cộng
thêm số “inches” còn lại. Một “hand” dài 4 inches tức 10,16 cm. Ví dụ
một con ngựa cao “15.2 h”, có chiều cao 15 x 4 inches + 2 inches = 62
inches hay 157,2 cm.
Chiều cao và trọng lượng ngựa thay đổi theo giống, và điều kiện chăn
nuôi. Ngựa cởi (riding horse) cao từ 142 cm đến 157 cm, nặng từ 350 kg
đến 600 kg. Ngựa kéo (draft horse) khỏe to lớn hơn, cao 163-183 cm, nặng
700 – 1000 kg.
8. Dòng Ngựa Lùn Pony. Cũng thuộc loài ngựa, nhưng pony là loài ngựa
tí hon, thấp hơn 147 cm (< 14.2 hands), có hình dạng khác hơn ngựa
thường (chân ngắn, phần bụng giữa chân trước và chân sau khá dài, cỗ
ngắn và thô, đầu ngắn, trán rộng), tính tình hiền hậu, thông minh. Ngựa
Shetland Pony chỉ cao 102 cm.
Ngựa lùn highland pony
9. Màu sắc. Ngựa có nhiều màu sắc và mang nhiều từ để mô tả. Ngựa
bạch (toàn màu trắng), ngựa kim (trắng chen ít đen), ngựa ô (đen tuyền),
ngựa khứu (đen pha tí đỏ), ngựa hởi (đen pha nhiều đỏ), ngựa vang (đen
pha đỏ tươi), ngựa hồng (đen pha đỏ đậm), ngựa đạm (trắng đen pha chút
đỏ), ngựa tía (tím đỏ pha đen), ngựa vằn (trắng sọc đen).
Khoa học cho biết có 13 alleles khác nhau chi phối màu sắc và sọc của
lông ngựa. Màu căn bản “đỏ” (chestnut) và “đen” chi phối bởi
Melanocortin 1 receptor,
theo đó màu “đỏ” mang liệt tính, và “đen” ưu tính. Ngoài ra, còn có
nhiều gen khác làm giảm bớt ưu tính của “đen”, nên tạo ra một dải màu từ
đen đậm (ô) đến xám.
Màu trắng (ngựa bạch) cũng thay đổi theo tuổi, thường thấy ở ngựa
trung niên, hóa ra xám khi già hơn. Khi nhỏ, ngựa có lông xám có màu đậm
hơn, khi lớn có màu sáng hơn, trắng hơn, nhưng vẫn giữ màu đen ở chân
lông.
10. Tuổi thọ. Tùy theo giống, môi trường sống và cách nuôi, đời sống
trung bình của ngựa nuôi là 25-30 năm. Ngựa thọ kỹ lục ghi trong
Guinness Book tên Sugar Puff, chết năm 2007 ở tuổi 56, và ngựa tên Old
Billy chết ở tuổi 62 trong thế kỹ 19.
11. Sinh dục. Chu kỳ động (rượng) đực (
estrous cycle)
của ngựa cái khoảng mỗi 19-22 ngày, xảy ra từ đầu mùa xuân đến mùa thu.
Trong mùa đông, hiện tượng rượng đực không xảy ra. Ngựa con mới 18
tháng tuổi có khả năng tình dục và sanh đẻ (có lẻ vì vậy mà có thành ngữ
“đĩ ngựa”), nhưng thông thường cho ngựa nhảy đực khi quá 3 tuổi. Bốn
tuổi mới thật sự trưởng thành ở loài ngựa. Ngựa mang thai 320-370 ngày,
trung bình 340 ngày, thì đẻ. Đẻ một con, rất hiếm khi sanh hai. Thông
thường sanh vào mùa xuân. Vài giờ sau khi sanh, ngựa con chạy nhảy được.
Ngựa con bú mẹ, sau 4-6 tháng thì bắt đầu ăn.
12. Ruột ngựa. Ngựa ăn cỏ và nhiều loại thực vật khác, ăn suốt ngày.
Ngựa có bao tử tương đối nhỏ (so với thân thể), nhưng có bộ ruột rất
dài,quấn kế nhau (chứ không “thẳng như ruột ngựa” như theo thành ngữ
Việt). Một con ngựa nặng 450 kg mỗi ngày ăn 7-11 kg thực phẩm, uống
38-45 lít nước. Ngựa không thuộc nhai lại (như con bò), chỉ có một bao
tử, nhưng khác với người là ngựa có khả năng tiêu hóa cellulose. Ngựa
không biết nôn mửa, nên khi bị ngộ độc có thể bị chết dễ dàng.
13. Ngũ quan. Vì có nhiều loài thú ăn thịt sát hại sống chung quanh,
để sinh tồn nòi giống, ngựa tiến hóa với ngũ quan phát triển đề cao cảnh
giác thù địch.
Ngựa có mắt lớn nhất trong loài động vật có vú, mắt nằm hai bên mặt,
nên có một nhản quan rộng thấy hơn 350°, mắt tinh thấy rõ ban ngày cũng
như ban đêm, nhưng thuộc loại nhị sắc (dichromatic), tức là chỉ nhận
định được khi màu chứa không quá hai quang phổ (spectral lights), ngựa
không phân biệt được màu đỏ và màu xanh, màu nào có chứa quang phổ đỏ
thì ngựa thấy nhòa lẫn với màu xanh.
Khứu giác ngựa nhạy tốt hơn người, nhưng thua loài chó. Đặc biệt ngựa
rất nhạy cảm với dầu thơm, đàn bà không nên xức dầu thơm khi gần ngựa,
vì làm chúng trở nên rượng đực hay cái. Ngựa có tới 2 cơ quan khứu giác,
một ở mũi giúp phân loại mùi, cơ quan thứ hai cũng trong mũi tên
Vomeronasal organs hay Jacobson’s organs. Hai hệ thống thần kinh nối tới
óc, có nhiệm vụ phân tích các mùi hormones kích động (pheromones), như
mùi của thức ăn, mùi của thù địch sát hại, hay mùi tình dục của ngựa đối
ngẫu.
Thính giác của ngựa rất tốt, vành tai ngựa có thể xoay 180°, hai tai
xoay ngược nên có thể nghe 360° mà không cần quay đầu. Âm thanh có thể
gây bực bội cho ngựa. Ngựa thích yên tỉnh, chịu đựng được nhạc êm dịu,
nhưng khi bắt nghe nhạc kích động như Jazz, nhạc rock thì chúng trở nên
cáu kỉnh. Khuyến cáo là không nên cho ngựa nghe nhạc, dầu êm dịu, có
cường độ trên 21 decibels. Nghiên cứu ở Úc cho thấy ngựa đua nghe radio
nói bình luận thường bị bịnh lở bao tử nhiều hơn ngựa nghe âm nhạc, hay
không nghe radio.
Xúc giác ngựa rất tốt, chúng cảm nhận những động chạm nhẹ như côn
trùng bay đậu lên thân. Phần cơ thể cảm nhận nhất là chung quanh mắt,
tai và mũi. Ngựa có giác quan giữ thăng bằng rất cao, một phản xạ giữa
cơ thể và chân, nên ngựa ít khi té ngã.
Vị giác cũng rất phát triển, lưỡi phân biệt được loại cỏ nào thích
ăn, loại nào không nên ăn, loại nào có độc tố. Lưỡi ngựa có khả năng lừa
bỏ, như với hạt thức ăn thật nhỏ nó không thích.
14. Móng ngựa. Ngựa quan trọng ở móng, cần chăm sóc kỹ. Móng ngựa có
thành phần cấu tạo như móng tay móng chân người, bao quanh bởi chất sụn
và nhu mô mềm có chứa máu. Sức nặng con ngựa đè lên 4 móng này, khi đứng
hay chạy. Cũng như móng tay người, móng ngựa cũng tăng trưởng dài. Ở
ngựa hoang, con ngựa phải chạy nhảy nhiều để tự làm mòn móng cho thích
hợp đều kiện đất đá nơi chúng sống. Ngược lại, ở ngựa nhà cứ mỗi 5 đến 8
tuần chủ ngựa phải cắt cắt giũa móng ngựa. Để bảo vệ móng ngựa, nhất
là trên nền đất đá lởm chởm, cứng, ngựa được đóng móng sắt, và thỉnh
thoảng cũng phải cắt giũa móng lại.
15. Cử động. Có rất nhiều từ mô tả động tác đi hay chạy của ngựa: đi,
bước, rảo, chạy, nhảy, kiệu, phóng, vút, phi (bay), tế, sải, lao, vọt,
phốc, v.v.
Tựu trung, có 4 cách đi chạy căn bản ở ngựa: đi chậm (four-beat walk)
với vận tốc 6,4 km/giờ; chạy nước kiệu (two-beat trot or jog) với vận
tốc 13-19 km/giờ; phi (canter, lope, a three-beat gait) với vận tốc
19-24 km/giờ; và phi nước đại (gallop) với vận tốc trung bình 40-48
km/giờ, nhưng khi nước rút trong ngắn hạn có thể tới 88 km/giờ.
Trong Anh ngữ, ngoài 4 cách đi chạy căn bản trên, còn có rất nhiều từ
mô tả khác rất khó dịch tương ứng với tiếng Việt, như “two-beat
pace”, “four-beat
ambling“, “
rack”, “
running walk”, “
tölt” hay “diagonal
fox trot”, v.v.
16. Tánh nết. Ngựa có rất nhiều thù địch chung quanh rình rập ăn thịt
như cọp, sư tử, beo, gấu, chó sói, v.v. và người, vì vậy chúng có phản
ứng chống trả hay tẩu thoát. Khi cảm thấy bị đe dọa, ngựa kinh hoàng,
ngẩng đầu cao, hai tai vểnh sang hai bên, thấy kẻ thù nguy hiểm thì chạy
trốn. Nếu không chạy kịp, hay có ngựa con bên cạnh thì nó đứng dựng
lên, sẳn sàng chiến đấu. Trong trường hợp nghi ngờ, phân vân thì một tai
hướng về phía trước, tai kia hướng về phía sau để quyết đoán có kẻ thù
hay không. Khi hoảng sợ thì đá hậu, tức giận thì dướn miệng, nhe răng,
tai cụp về phía sau. Loài ngựa có cách giao cảm với đồng loại qua một
loại âm thanh phát từ miệng như thở phì trong lúc đầu gật lên gật xuống
(tỏ sự hoan hỉ), hay thở dài như cằn nhằn (chán ngán trở lại làm việc),
chân đập vào đất (đòi ăn), hí dài (báo động nguy hiểm), hai con kề sát
nhau, liếm lông âu yếm (tỏ sự yêu thương), v.v.
17. Tính khí. Trong từ ngữ chuyên môn về ngựa, ngựa được phân loại
“ngựa máu nóng” (hot-bloods), “ngựa máu lạnh” (cold-bloods), “ngựa máu
ấm” (warm-bloods), không phải dựa trên thân nhiệt, mà dựa trên tính khí
và năng lượng của ngựa.
“Ngựa máu nóng” là các dòng ngựa phương đông như ngựa Á Rập (Arabian horse), Akhal-Teke (ở
Turkmenistan),
Barb (ở Bắc Phi), ngựa Thoroughbred (tuyển từ ngựa phương đông) của
Anh. Ngựa máu nóng dễ dạy, can trường, tính khí tốt, khôn, chạy nhanh và
linh động. Thân thể cân xứng, mỏng da, và chân dài. Ngựa này huấn luyện
để chạy đua và dung trong kỵ binh.
Dòng ngựa Á Rập
“Ngựa máu lạnh” là các dòng ngựa có cơ bắp, có sức mạnh, tính nết
hiền lành, thích hợp việc kéo xe hay kéo cày. Dòng ngựa Shire, nỗi tiếng
mạnh, tuy chậm, dùng cày cánh đồng đất sét.
Ngựa Shire dùng kéo cày
“Ngựa máu ấm” là các dòng ngựa cởi (riding horse), như Trakehner hay
Hanoverian, do lai tạo giữa ngựa chiến với ngựa Á Rập hay Thoroughbreds.
Ngựa có thân hình cân xứng, mảnh dẻ, lớn con, tính hiền hòa. Để tạo
ngựa cởi nhỏ con hơn, thường dùng ngựa Pony.
18. Trí thông minh. Ngựa là động vật thông minh, có khả năng ghi
nhận, phán đoán và trí nhớ tốt. Ngựa học khá nhanh những gì huấn luyện
viên muốn dạy chúng.
19. Ngựa có thể ngũ khi đứng hay khi nằm. Ngựa không ngũ một hơi dài,
mà chia làm nhiều lần đứt đoạn. Trong một ngày, ngựa ngũ đứng, đúng hơn
là ngơi nghỉ, 4 đến 15 giờ, ngũ nằm trong vài phút đến vài giờ tối đa.
Ngựa ngũ say khi ở thế nằm. Tổng cộng mỗi 24 giờ, ngựa ngũ thật sự
khoảng vài giờ, gồm nhiều giấc ngũ kéo dài khoảng 15 phút/lần. Trung
bình, ngựa nuôi ngũ mỗi ngày 2,9 giờ. Nếu không được nằm trong nhiều
ngày liên tục để ngũ, ngựa có chứng mất ngũ, trong trường hợp này ngựa
có thể ngũ say trong thế đứng, không biết trời trăng gì nữa. Ngựa sống
cô đơn thường ngũ đứt đoạn, dễ bị đánh thức vì bản năng tự vệ. Ngược
lại, trong đám ngựa đông, một số ngựa ngũ, một số thức canh chừng và
thay phiên nhau ngũ.
Reading, 1/2014
Trần-Đăng Hồng