"Bốn năm nay do phải ở nhờ, không có chỗ lập bàn thờ cho anh Thà là điều tôi đau lòng nhất" - bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh chia sẻ.
LTS: Kỷ niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với bà Huỳnh Thị Sinh, vợ thiếu tá VNCH Ngụy Văn Thà, hạm trưởng tàu Nhật Tảo HQ 10, đã tử trận trong trận hải chiến ngày 19/1/1974.
Hạnh phúc ngắn ngủi
Thưa bà, bà còn nhớ gì về những ngày cuối cùng của ông Thà, trước khi tạm biệt gia đình, đi chiến đấu ở Hoàng Sa?
Đã 40 năm trôi qua, tôi vẫn không sao quên được lần cuối cùng anh ấy ra đi. Trước đó mấy ngày, anh khoe với tôi: "Tôi được thăng chức trung tá rồi bà ơi, tháng sau sẽ công bố chính thức!", rồi đem lon trung tá ra cho tôi xem.
Tôi hơi lo lắng vì không biết có điềm gì chăng, vì chưa được phong chức chính thức mà anh ấy đã cầm lon trung tá về trước. Dù không nói ra song trong tôi cứ ám ảnh một nỗi lo mơ hồ.
Khoảng ngày 15, anh về nói với tôi chuẩn bị đi công tác ở Đà Nẵng. Buổi sáng anh xách vali xuống bến Bạch Đằng, nhưng tầm 3 giờ chiều lại trở về đứng dưới nhà gọi tôi. Tôi ngạc nhiên: "Sao anh trở về?", anh nói: "Tàu bị hư, sửa chưa xong". Hôm sau anh lại xuống bến Bạch Đằng, lần này tàu đã sửa xong.
Tôi nhẩm tính chỉ còn mấy ngày nữa là Tết. Mong anh đi công tác xong trở về ăn Tết cùng mẹ con tôi.
Bà biết tin ông nhà tử trận như thế nào?
Ngày 20/1, tôi nghe tin trên đài là có đánh nhau với Trung Quốc ởHoàng Sa, tàu của mình bị chìm. Tôi lo lắm. Ngày 21/1/1974, báo chí đăng hàng loạt tin tức về trận hải chiến Hoàng Sa, nhiều binh sĩ hy sinh.
Trong danh sách tử trận có chồng tôi, Ngụy Văn Thà. Tôi ngã quỵxuống, choáng váng. Ba đứa con gái của tôi đều còn nhỏ. Con gái lớn là Ngụy Thị Thu Trang mới 8 tuổi, cầm tờ báo lên đọc và hỏi tôi: "Mẹ ơi báođăng ba đã tử trận! Không đúng đâu. Ba không thể chết được. Ba sẽ trởvề ăn Tết với mẹ con mình phải không mẹ?". Tôi ôm chặt con vào lòng, nước mắt đầm đìa, lòng rối bời mà miệng vẫn phải an ủi con: "Ừ, ba không chết được đâu. Mai mốt ba về ăn Tết với mẹ con mình".
Các con thấy tôi khóc cũng khóc theo, lao nhao: "Ba không chết được đâu. Báo viết sai rồi..."
Chồng mất, ôm ba đứa con nhỏ, lòng tôi tan nát, chẳng còn hơi sức đâu nghĩ đến Tết. Tôi khóc suốt mấy ngày.
Lúc còn sống, anh Thà rất hiền lành, vui tính và đặc biệt rất thương con. Sau mỗi đợt công tác về là ở nhà chăm sóc, sắm sửa cho con. Anh không nhậu nhẹt rượu bia, không cà phê, chỉ hút thuốc. Anh nói: "Đi tàu trên biển lạnh lắm. Hút thuốc cho ấm!".
Mấy ngày trước khi mất anh còn dẫn con đi mua dép, tắm rửa, đùa giỡn với con, đánh giày dép cho chúng sạch bóng. Vậy mà anh đã mất, xác thì nằm dưới biển. Có ngờ đâu hạnh phúc của mẹ con tôi ngắn ngủi quá. Khiấy, anh mới 32 tuổi, còn tôi 26 tuổi...
Hôm sau có người của Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa đến thông báo chính thức và làm lễ truy điệu tại nhà ba mẹ tôi, vì nhà ở của vợchồng tôi ở chung cư, không làm lễ được. Chỉ có di ảnh chứ không có xác anh ấy.
Mấy ngày Tết xung quanh rộn ràng tiếng pháo, còn tôi và 3 con thì ngập đầy nước mắt! Dù bạn bè, đồng đội của anh an ủi động viên rất nhiều, song nỗi đau quá lớn và ập đến bất ngờ khiến tôi không thể giữ được bình tĩnh.
Nhờ ba con mà tôi cố gắng không ngã quỵ. Phải sống để lo cho con nên người.
Chỉ mong có một chỗ để thờ chồng
Xin hỏi bà một câu riêng tư, đó là, có khi nào bà tính đi bước nữa? Bởi khi ấy bà mới 26 tuổi?
Tôi không bao giờ có ý định đi bước nữa. Lúc sống, anh ấy là người hiền lành, hết lòng yêu thương mẹ con tôi. Anh mất vì thực hiện bổn phận với đất nước, sao tôi có thể phụ lòng anh để đi bước nữa?
Từ khi hay tin anh ra đi tôi đã nguyện trong lòng sẽ thay anh nuôi 3 con khôn lớn và ở vậy thờ phụng anh cho đến khi tôi nằm xuống, sẽ về với anh!
Suốt 40 năm nay, năm nào tôi cũng tổ chức giỗ anh dù xác anh vẫn không tìm thấy. Mỗi lần cúng, tôi lại nhớ đến khoảng thời gian hạnh phúc ngắn ngủi của đời mình! Ngắn ngủi thật nhưng vô cùng lớn lao, không gì có thể thay thế được.
Hiện nay, căn nhà chung cư của tôi bị giải tỏa, tôi phải về sống nương nhờ nhà ba mẹ. Ba mẹ tôi đã mất, giờ chỉ còn mấy chị em chen chúc nhau qua ngày.
Ba con gái tôi nay đã trưởng thành, cháu lớn Ngụy Thị Thu Trang đã 47 tuổi. Các cháu đã lập gia đình, hoàn cảnh cũng tạm thôi, phải lo cơm áo gạo tiền cũng vất vả. Thỉnh thoảng các con ghé qua thăm tôi biếu mẹ một hai trăm chi xài.
Gần đây, nhiều ý kiến cho rằng đất nước cần tri ân những người lính Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 như thiếu tá Ngụy Văn Thà. Bà đã mong mỏi điều này như thế nào?
Sau một thời gian dài cái chết của chồng tôi và các anh em khác tưởng rơi vào quên lãng, nhưng mấy năm nay lại được nhắc đến, tôi vui lắm. Chắc anh ấy dưới kia cũng mãn nguyện. Cái chết của anh rất có ý nghĩa, tôi tự hào và thấy yên lòng hẳn.
Có nhiều bậc trí thức, các nhà báo trong và ngoài nước quan tâm, đến tìm hiểu, an ủi, chia sẻ, tôi cảm động lắm.
Bốn năm nay do phải ở nhờ, không có chỗ lập bàn thờ cho anh Thà làđiều tôi đau lòng nhất. Cứ gần Tết đến ngày giỗ của anh, lòng tôi ngậm ngùi. Cầu mong anh phù hộ cho có được nơi chốn ở, lớn nhỏ không quan trọng, cái chính là có nơi để lập bàn thờ có di ảnh của anh đàng hoàng.Đó là niềm mong ước cuối đời của tôi.
Duy Chiến (thực hiện)
LTS: Kỷ niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với bà Huỳnh Thị Sinh, vợ thiếu tá VNCH Ngụy Văn Thà, hạm trưởng tàu Nhật Tảo HQ 10, đã tử trận trong trận hải chiến ngày 19/1/1974.
Bà Huỳnh Thị Sinh. Ảnh: Duy Chiến |
Hạnh phúc ngắn ngủi
Thưa bà, bà còn nhớ gì về những ngày cuối cùng của ông Thà, trước khi tạm biệt gia đình, đi chiến đấu ở Hoàng Sa?
Đã 40 năm trôi qua, tôi vẫn không sao quên được lần cuối cùng anh ấy ra đi. Trước đó mấy ngày, anh khoe với tôi: "Tôi được thăng chức trung tá rồi bà ơi, tháng sau sẽ công bố chính thức!", rồi đem lon trung tá ra cho tôi xem.
Tôi hơi lo lắng vì không biết có điềm gì chăng, vì chưa được phong chức chính thức mà anh ấy đã cầm lon trung tá về trước. Dù không nói ra song trong tôi cứ ám ảnh một nỗi lo mơ hồ.
Khoảng ngày 15, anh về nói với tôi chuẩn bị đi công tác ở Đà Nẵng. Buổi sáng anh xách vali xuống bến Bạch Đằng, nhưng tầm 3 giờ chiều lại trở về đứng dưới nhà gọi tôi. Tôi ngạc nhiên: "Sao anh trở về?", anh nói: "Tàu bị hư, sửa chưa xong". Hôm sau anh lại xuống bến Bạch Đằng, lần này tàu đã sửa xong.
Tôi nhẩm tính chỉ còn mấy ngày nữa là Tết. Mong anh đi công tác xong trở về ăn Tết cùng mẹ con tôi.
Bà biết tin ông nhà tử trận như thế nào?
Ngày 20/1, tôi nghe tin trên đài là có đánh nhau với Trung Quốc ởHoàng Sa, tàu của mình bị chìm. Tôi lo lắm. Ngày 21/1/1974, báo chí đăng hàng loạt tin tức về trận hải chiến Hoàng Sa, nhiều binh sĩ hy sinh.
Trong danh sách tử trận có chồng tôi, Ngụy Văn Thà. Tôi ngã quỵxuống, choáng váng. Ba đứa con gái của tôi đều còn nhỏ. Con gái lớn là Ngụy Thị Thu Trang mới 8 tuổi, cầm tờ báo lên đọc và hỏi tôi: "Mẹ ơi báođăng ba đã tử trận! Không đúng đâu. Ba không thể chết được. Ba sẽ trởvề ăn Tết với mẹ con mình phải không mẹ?". Tôi ôm chặt con vào lòng, nước mắt đầm đìa, lòng rối bời mà miệng vẫn phải an ủi con: "Ừ, ba không chết được đâu. Mai mốt ba về ăn Tết với mẹ con mình".
Các con thấy tôi khóc cũng khóc theo, lao nhao: "Ba không chết được đâu. Báo viết sai rồi..."
Chồng mất, ôm ba đứa con nhỏ, lòng tôi tan nát, chẳng còn hơi sức đâu nghĩ đến Tết. Tôi khóc suốt mấy ngày.
Lúc còn sống, anh Thà rất hiền lành, vui tính và đặc biệt rất thương con. Sau mỗi đợt công tác về là ở nhà chăm sóc, sắm sửa cho con. Anh không nhậu nhẹt rượu bia, không cà phê, chỉ hút thuốc. Anh nói: "Đi tàu trên biển lạnh lắm. Hút thuốc cho ấm!".
Mấy ngày trước khi mất anh còn dẫn con đi mua dép, tắm rửa, đùa giỡn với con, đánh giày dép cho chúng sạch bóng. Vậy mà anh đã mất, xác thì nằm dưới biển. Có ngờ đâu hạnh phúc của mẹ con tôi ngắn ngủi quá. Khiấy, anh mới 32 tuổi, còn tôi 26 tuổi...
Hôm sau có người của Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa đến thông báo chính thức và làm lễ truy điệu tại nhà ba mẹ tôi, vì nhà ở của vợchồng tôi ở chung cư, không làm lễ được. Chỉ có di ảnh chứ không có xác anh ấy.
Mấy ngày Tết xung quanh rộn ràng tiếng pháo, còn tôi và 3 con thì ngập đầy nước mắt! Dù bạn bè, đồng đội của anh an ủi động viên rất nhiều, song nỗi đau quá lớn và ập đến bất ngờ khiến tôi không thể giữ được bình tĩnh.
Nhờ ba con mà tôi cố gắng không ngã quỵ. Phải sống để lo cho con nên người.
Tàu Nhật Tảo và người chỉ huy - Thiếu tá VNCH Ngụy Văn Thà: Ảnh tư liệu/ Infonet
|
Chỉ mong có một chỗ để thờ chồng
Xin hỏi bà một câu riêng tư, đó là, có khi nào bà tính đi bước nữa? Bởi khi ấy bà mới 26 tuổi?
Tôi không bao giờ có ý định đi bước nữa. Lúc sống, anh ấy là người hiền lành, hết lòng yêu thương mẹ con tôi. Anh mất vì thực hiện bổn phận với đất nước, sao tôi có thể phụ lòng anh để đi bước nữa?
Loạt bài kỷ niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa của Tuần Việt Nam:
Hoàng Sa: VN cần hành động để thế giới hiểu
Việt Nam cần có những hành động, hoặc ủng hộ hoặc tự mình làm, để chứng minh cho thế giới là Việt Nam đấu tranh để bảo vệ an ninh và luật pháp quốc tế.
40 năm Hải chiến Hoàng Sa: Khi nước lớn quyết ra tay
Trong bối cảnh một nước Việt Nam thống nhất và có chiều hướng thân Liên Xô sắp thành hình, Bắc Kinh quyết định ra tay trước, chiếm lấy toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
Vì sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974?
Sau 40 năm nhìn lại hải chiến Hoàng Sa
Dù đã chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa, Trung Quốc vẫn không nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế về chủ quyền của họ đối với Hoàng Sa.
"Tôi có thể khẳng định các thế hệ đàm phán của VN đều không bao giờ cắt đất cho TQ cả. Nhưng cũng còn những chuyện khác do hoàn cảnh lịch sử...". |
Suốt 40 năm nay, năm nào tôi cũng tổ chức giỗ anh dù xác anh vẫn không tìm thấy. Mỗi lần cúng, tôi lại nhớ đến khoảng thời gian hạnh phúc ngắn ngủi của đời mình! Ngắn ngủi thật nhưng vô cùng lớn lao, không gì có thể thay thế được.
Hiện nay, căn nhà chung cư của tôi bị giải tỏa, tôi phải về sống nương nhờ nhà ba mẹ. Ba mẹ tôi đã mất, giờ chỉ còn mấy chị em chen chúc nhau qua ngày.
Ba con gái tôi nay đã trưởng thành, cháu lớn Ngụy Thị Thu Trang đã 47 tuổi. Các cháu đã lập gia đình, hoàn cảnh cũng tạm thôi, phải lo cơm áo gạo tiền cũng vất vả. Thỉnh thoảng các con ghé qua thăm tôi biếu mẹ một hai trăm chi xài.
Gần đây, nhiều ý kiến cho rằng đất nước cần tri ân những người lính Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 như thiếu tá Ngụy Văn Thà. Bà đã mong mỏi điều này như thế nào?
Sau một thời gian dài cái chết của chồng tôi và các anh em khác tưởng rơi vào quên lãng, nhưng mấy năm nay lại được nhắc đến, tôi vui lắm. Chắc anh ấy dưới kia cũng mãn nguyện. Cái chết của anh rất có ý nghĩa, tôi tự hào và thấy yên lòng hẳn.
Có nhiều bậc trí thức, các nhà báo trong và ngoài nước quan tâm, đến tìm hiểu, an ủi, chia sẻ, tôi cảm động lắm.
Bốn năm nay do phải ở nhờ, không có chỗ lập bàn thờ cho anh Thà làđiều tôi đau lòng nhất. Cứ gần Tết đến ngày giỗ của anh, lòng tôi ngậm ngùi. Cầu mong anh phù hộ cho có được nơi chốn ở, lớn nhỏ không quan trọng, cái chính là có nơi để lập bàn thờ có di ảnh của anh đàng hoàng.Đó là niềm mong ước cuối đời của tôi.
Duy Chiến (thực hiện)
Ủng hộ bà Huỳnh Thị Sinh, vợ tử sĩ Hoàng Sa Ngụy Văn Thà Sau khi bài báo "Tết chan nước mắt của vợ tử sĩ Hoàng Sa" đăng tải, đã có rất nhiều bạn đọc chia sẻ xúc động trước sự hy sinh của quả phụ Huỳnh Thị Sinh trong suốt 40 năm qua. Nhiều bạn đọc mong muốn được ủng hộ bà Sinh để cuộc sống của bà vơi bớt khó khăn. Nhà báo Duy Chiến, người thực hiện bài phỏng vấn, cho biết bà Huỳnh Thị Sinh hiện đang bệnh nặng. Do bà Sinh không có tài khoản ngân hàng nên báo VietNamNet sẽ làm cầu nối nhận ủng hộ và chuyển tận tay bà. Mọi ủng hộ xin ghi rõ: Ủng hộ bà Huỳnh Thị Sinh, vợ tử sĩ Ngụy Văn Thà. Tiền ủng hộ có thể chuyển qua: 1. Qua TK ngân hàng Vietcombank: - Trong nước: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamNet/ Số tài khoản: 0011002643148, Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VietNamNet Newspaper/ The currency of bankaccount: 0011002643148/ Bank: Bank for Foreign Trade of VietNam/ Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam/ SWIFT code: BFTVVNVX 2. Qua TK ngân hàng Vietinbank: - Trong nước: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet/ Số tài khoản: 1020.1000.158.2330 - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand/ Address: 37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội/ Swiftcode: ICBVVNVX122 3. Trực tiếp qua báo VietNamNet: - Phía Bắc: Ban bạn đọc báo VietNamNet, tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 04.3772.7988 - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3, TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882. Trân trọng cảm ơn. |
Ý kiến bạn đọc (61)
Nguyễn tấn Thọ14:50 Thứ sáu
Đọc bài này mà nước mắt tôi bổng lăn dài vi xúc động. Tôi đề nghị nhà nước nên làm việc gi đó để anh em một nhà ngồi lại cùng nhau, thì phúc cho dân tộc và đất nước minh. Bốn mươi năm đã trôi qua rồi...........
NHT Việt Anh16:07 Thứ sáu
Dù Nhà nước chưa hay không sắc phong liệt sĩ cho các chiến sĩ hy sinh trong hải chiến Hoàng sa, song lòng dân đã tri ân. Họ xứng đáng được vinh danh chính thức và trang trọng. Lòng yêu nước không có sự phân biệt. Kính cẩn nghiêng mình trước hương hồn các liệt sĩ bảo vệ Tổ quốc!
Quang Hung16:19 Thứ sáu
Thật cảm ơn báo Vietnamnet đã đưa tin, thật xúc động và cảm phục các anh đã ngã xuống vì biển đảo quê hương. Chúng ta cần tri ân họ càng sớm càng tốt !
giabao16:57 Thứ sáu
Can co nhung hanh dong manh me hon nua tu chinh quyen de tri an nhung Anh hung da nga xuong de bao ve lanh tho To Quoc
Hoai Thu11:41 Thứ sáu
Cần quảng bá thông tin này nhiều và thường xuyên hơn nữa về các Anh Hùng Liệt Sỹ đã hy sinh bảo vệ Tổ Quốc bất kể họ có là ai và ở cương vị nào, để toàn dân hiện nay và các thế hệ con cháu tương lai biết đến.
Hoang Thanh Mai11:58 Thứ sáu
Chính phủ nên lập đàn tử sỹ cho tất cả chiến sỹ trận vong của 2 bên. 40 năm rồi mà. Anh em giận nhau cũng không đến từng đó thời gian.
P.loc12:21 Thứ sáu
Qua đây cho thấy " lịch sử không có khoảng cách, tự chúng ta tạo ra mà thôi ".
Nguyễn Văn Hiền13:40 Thứ sáu
Ai xứng đáng với Tổ Quốc này chỉ có nhân dân và lịch sử chứng nhận, chứ đâu phải tất cả Đảng viên hay ai đó đều là những người vì dân vì nước như họ đã rao giảng.
Tan Minh13:52 Thứ sáu
Đề nghị nhà nước sắc phong cho những anh ấy danh hiệu: "Anh Hùng" có thể không phải là AHLLVT mà là "Anh Hùng Đất Việt" chẳng hạn
Kim son11:59 Thứ sáu
Bài viết thật xúc động, lịch sử luôn công bằng, đã 40 năm trôi qua, đã đến lúc nhà nước nên quan tâm và giúp đỡ cho các gia đình sĩ tử đã chiến đấu đấu bảo vệ biển đảo của Tổ quốc Việt Nam
lê trung12:21 Thứ sáu
Tôi đã khóc khi đọc đến câu nói: Gần đây, nhiều ý kiến cho rằng đất nước cần tri ân những người lính Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Cảm ơn người Việt chúng ta hôm nay còn nhìn lại mà thấy chúng ta mang ơn nhau.
Hoang Viet12:35 Thứ sáu
Thiếu tá Ngụy Văn Thà cùng các chiến sĩ VNCH đã hi sinh trong trận chiến Hoàng Sa (1974) xứng đáng được vinh danh và ghi công trong lịch sử dân tộc. Các anh cũng hi sinh trong khi bảo vệ tổ quốc trước giặc Tàu cũng như Bà Trưng, bà ...Triệu, Trần Bình Trọng xưa kia hay Trần Văn Phương cùng các đồng đội trong chiến dịch CQ 88 gần đây. Họ đều là những người con dân Việt hi sinh thân mình bảo vệ tổ quốc trước bọn giặc Tàu tàn bạo. Xem thêm
Người Việt12:50 Thứ sáu
Để ghi nhớ công ơn các vị Anh Hùng đã hy sinh cho tổ quốc, chính phủ nên phong tặng danh hiệu Anh Hùng Liệt Sỹ cho tất cả 74 chiến sỹ VNCH đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa và có chính sách đãi ngộ đối ...với những thân nhân của họ như trường hợp vợ của Trung tá Ngụy Văn Thà như trong bài viết. Xem thêm
Trần Thái12:40 Thứ sáu
Đại đoàn kết dân tộc là lúc này đây, ai xã thân chống ngoại xâm đều là anh hùng cả. Hãy dẹp bõ tư tưởng hẹp hòi "lý tưởng" để chấn hưng đất nước.
dkd13:22 Thứ sáu
Bác SInh quá xứng đáng được vinh danh "Bà mẹ VIệt Nam anh hùng". Xin được cám ơn và tri ân với bác. Nhà báo giúp cho biết nhà bác Sinh ở đâu? để bạn đọc giúp bác được ấm lòng hơn trong những ngày tết này.
hung13:26 Thứ sáu
Đất nước tồn tại hơn 4000 năm, nhờ sự hy sinh của các liệt sĩ qua các triều đại, suốt chiều dài lịch sử. Suy tôn, nhớ ơn người đã bỏ mình vì đất mẹ, là nghĩa vụ của mọi người con đất Việt.
Nguyễn Trọng Thái13:32 Thứ sáu
Tôi đã cay mắt vì xúc động, thương cảm và tự hào khi đọc những lời tâm sự của một quả phụ trọn lòng trọn dạ thờ chồng - một người con đã xả thân cho đất mẹ. Hãy vinh danh họ!
kiet van11:54 Thứ sáu
Nghe nói chị Ngụy Thu Trang học rất giỏi nhưng là con của chế dộ cũ nên việc học hành rất khó khăn,có đúng không?
Cao Thanh Mỹ09:40 Thứ sáu
Nhà nước ta cần tính toán và sắc phong Liệt sĩ cho quân nhân VNCH chết trận ở Hoàng Sa, cho dù những người ấy ở bên kia chiến tuyến với chế độ ta nhưng những người ấy hy sinh để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam chứ không phải chết ...do bảo vệ chế độ cũ (chế độ Sài Gòn). Hành động này là phong Liệt sỹ bảo vệ Tổ Quốc chứ không phải là Liệt sỹ thuộc chính quyền Sài Gòn nên sẽ được nhân dân đồng tình ủng hộ, mang lợi ích hòa hợp dân tộc đầy nét nét nhân văn của chế độ ta. Thể hiện tính nhân đạo và lòng biết ơn đối với những người ngã xuống vì Tổ Quốc, phản ảnh đúng nét nhân văn cao cả, lòng bao dung bác ái của chế độ ta hiện nay. Xem thêm
Đông09:45 Thứ sáu
đề nghị Việt Nam Net bắc một nhịp cầu: mở tài khoản để độc giả ủng hộ cho gia đinh các liệt sĩ Hoàng Sa đã hy sinh vì biển đảo Tổ quốc, giống như các liệt sĩ ở Trường Sa năm 1988
tiến09:50 Thứ sáu
Họ cũng vì lãnh hải của tổ quốc mà chẳng ngại hi sinh tính mạng của mình, nên phong cho họ là liệt sĩ và có các chính sách đãi ngộ thích đáng.
Anh Tuấn10:05 Thứ sáu
Tết năm 1974 vẫn có tiếng súng và tiếng pháo (mặc dù bị cấm) ở Sài gòn .Chúng ta nên giúp đỡ gia đình các anh hùng đã hy sinh vì biển đảo quê hương.
Lê quang vinh10:14 Thứ sáu
Theo tôi dù những người lính hải quân việt nam cộng hòa có là những người của chế độ cũ nhưng họ cũng một lòng vì tổ quốc một lòng giữ gìn những mảnh đất của quê hương do cha ông ta bỏ biết bao công sức và máu xương thì ...tại sao lại không vinh danh những người anh hùng này một lần nữa xin cảm ơn các anh xin được nghiêng mình trước linh cữu các anh. Xem thêm
Nhân10:17 Thứ sáu
Nhà nước nên phong liệt sĩ cho ông Ngụy Văn Thà, cấp nhà cho bà quả phụ, và đặt tên đường Ngụy Văn Thà. Dù nhà nước này đánh đổ triều Nguyễn nhưng Nguyễn Tri Phương, Hòang Diệu...là tướng triều Nguyễn vẫn được ghi công đó thôi. Là người Việt, cứ bỏ mình vì nước đều đáng được ghi công!
haiquan195010:46 Thứ sáu
Lịch sử luôn công bằng. Những người dù ở phía bên kia trong cuộc chiến nhưng trong một thời khắc họ chiến đấu với kẻ thù xâm lược nước Việt Nam, hành động của họ là chính nghĩa là anh hùng. Thuyền trưởng Ngụy Văn Thà xứng đáng được vinh danh ...có công với tổ quốc. Nhà nước và tp HCM nên tạo cho vợ con thuyền trưởng Ngụy Văn Thà một chỗ ở tử tế như là sự ghi ơn hành động xả thân vì nước của một con dân Việt trung thành. Xem thêm
nguyen huu Ba11:17 Thứ sáu
lãnh đạo hãy làm gì đi để cho lớp trẻ hiểu rằng hy sinh vì tổ quốc là vinh quang và luôn luôn đc vinh danh và ghi nhận dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào
Hai Thanh11:19 Thứ sáu
Cần đưa các tử sỉ bảo vệ Hoàng sa năm xưa vào danh sách các liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc.
Thu Hoài11:19 Thứ sáu
Những người lính của Việt nam tại hải chiến Hoàng sa. Họ đã hy sinh vì tổ quốc. Hãy ghi công họ.
cuonghpsky08:19 Thứ sáu
VNCH là của chuyện ngày trước . dù có là đối địch thì tất cả chúng ta cũng cần ghi nhận những công lao bảo vệ đất nước, đó mới là mục tiêu bền vững . Hãy mở lòng với họ vì dù thế nào cũng vẫn là bầu và bí .
Cong Ly04:17 Thứ sáu
That cam dong, toi nghi chung ta can phai lam gi thiet thuc nhat de giup cho nguoi than cua nguoi da nga xuong vi su nghiep bao ve hai dao cua to quoc Trung ta Nguy Van Tha.
Hà Thành Nhân09:41 Thứ sáu
nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có giới thiệu nhóm nhipcauhoangsa.blogspot.com đang quyên góp giúp đỡ gia đình các liệt sĩ Hoàng Sa. chúng ta có thể hỗ trợ qua địa chỉ đó, hoặc gửi qua Vietnamnet tới gia đình họ
thanh hòa03:00 Thứ sáu
Hãy ghi nhận sự hi sinh của các chiến sỹ Việt Nam Công hòa năm 1974 trong trận hải chiến Hoàng Sa là sự hi sinh để bảo vệ biển đảo quê hương. Hãy tưởng niệm và tri ân họ. và hành động của Trung Quốc là hành động xâm lược phi nghĩa
le huy hai05:18 Thứ sáu
Tat ca nhung nguoi chet vi dau tranh chong ngoai xam can duoc ton vinh du do la ai.
Thuậnlq07:46 Thứ sáu
Tết giáp dần (1974) Sài gòn không cho đốt pháo. Do đó câu "Mấy ngày Tết xung quanh rộn ràng tiếng pháo, còn tôi và 3 con thì ngập đầy nước mắt!" chắc nhà báo thêm vào!
chinhxac111:25 Thứ sáu
@Chinh xac Sau tet Mau Than khong con duoc dot phao:
chinhxac111:25 Thứ sáu
@Chinh xac Sau tet Mau Than khong con duoc dot phao:
nguyễn quốc hệ08:43 Thứ sáu
đất nước ta cần có chính sách hổ trợ tri ân những người đã hy sinh vì biển đảo tổ quốc. đây là một hoàn cảnh rất đặc biệt đảng và nhà nước ta cần xây cho chị có một ngôi nhà nhỏ có một bàn thờ để thờ chồng hàng năm.
Bui Trung04:20 Thứ sáu
Tôi cảm động đến rơi nước mắt. Một người vợ trung thành quá, đau đớn vì mất chồng, hạnh phúc quá ngắn ngủi, nhưng mừng tự hào vì chông hy sinh cho tổ quốc. Mong rang các độc giả thay lời tri ân cho các tử sĩ Hoàng sa ngày xưa ...bang đáp lời nguyện ước của Bà - góp công xây dung bàn thờ cho ông Ngụy Văn Thà. Mong báo chí cho địa chi lien lạc với Bà. Cám ơn Xem thêm
Nhất Đạt07:48 Thứ sáu
Các anh xứng đáng được ghi công và tri ân vì đã anh dũng hy sinh để bảo vệ lãnh thổ Việt Nam, rất mong Nhà nước quan tâm, dù muộn còn hơn không.
khai nguyen07:53 Thứ sáu
That buon cho gia dinh cua nhung chien sy hy sinh anh dung trong tran hai chien Hoang Sa! su cong nhan "kha muon mang" va "khong tuong xung" voi su hy sinh de bao ve chu quyen dat nuoc.
Nguyen Hung Huy08:04 Thứ sáu
Đề nghị mọi người chung tay tri ân và giúp đỡ gia đình, người thân những người đã ngã xuống vì biển đảo và từng tấc đất của cha ông để lại.
Đặng Quốc Toản08:31 Thứ sáu
Những bài báo hay như thế này mà bây giờ mới đăng, nếu mọi người được biết gia đình của các Anh Hùng đánh xâm lược TQ để bảo vệ tổ Quốc thì dù có bán nhà mình để giúp đỡ tôi cũng sẵn sàng. Dịp kỷ niệm 40 năm Hoàng ...Sa bị Trung Quốc xâm lược tôi sẽ làm 3 việc cho Hoàng Sa. Mỗi người chúng ta Cần có hành động cụ thể để kỷ niệm. Xem thêm
Đoàn Hữu Nguyên08:32 Thứ sáu
Nước mắt tôi đã rơi...! Tự thấy mình sống mà như có lỗi với người đã khuất! Tạc lòng ghi dạ những người đã ra đi vĩnh viễn vì non song.
Nguyễn Văn Quỳnh08:38 Thứ sáu
Tôi nghĩ những việc tri ân những người bảo vệ Hoàng Sa đáng lẽ chung ta nên làm sớm hơn. Nếu đất nước không chia cắt thì làm sao người Việt chúng ta có nhiều mất mát thế này.
Trung PM08:44 Thứ sáu
Bất cứ sự hy sinh nào của người lính cho Tổ quốc cũng cần được trân trọng. Thiết nghĩ nên có chính sách hỗ trợ cho người thân của những người lính này. Nên chăng tổ chức buổi lễ tưởng niệm vinh danh những người con đã hy sinh xương máu cho đất nước.
Thang09:24 Thứ sáu
"Gần đây, nhiều ý kiến cho rằng đất nước cần tri ân những người lính Việt Nam Cộng hòa..." Quá đúng! nhưng đất nước đâu chỉ nhà nước, còn cả cộng đồng con dân Việt, các tổ chức chính trị, xã hội. Mong sao có ai đó đứng ra kêu gọi, chung tay để người con hy sinh vì đất mẹ có nơi thờ tự, tưởng nhớ trang trọng.
Vo van Minh08:44 Thứ sáu
Nen chang : Huyen Ly Son , Tp Da Nang cung khao the nhung tu si VNCH nay Kinh phi keu goi trong va ngoai nuoc .
haizzz08:47 Thứ sáu
" Anh không chết đâu anh, anh sẽ về với mẹ thăm em. Anh vẫn sống hiên ngang..." Lịch sử sẽ trả lại tên cho Anh. Lịch sử sẽ chứng minh tất cả Anh nhé.
Ts. Nguyễn Thạch Cương08:50 Thứ sáu
Thật cảm động, dân tộc này không được quên và sẽ không bao giờ quên những người anh hùng như các anh. Mong có chính sách thỏa đáng, dù muộn còn hơn không để đền ơn đáp nghĩa một phần cho những chiến sỹ đã hy sinh vì danh dự và ...lòng kiêu hãnh của những người con nước việt đã hy sinh thân mình bảo vệ giang sơn bờ cõi của tổ quốc. Xem thêm
Thanh Hải08:51 Thứ sáu
Sót xa lắm thay cho một Anh Hùng thật sự "Vị quốc vong thân". nhân ngày giỗ sắp đến của ông, xin được thắp một nén hương lòng nghiêng mình trước anh linh vị Anh Hùng Thiếu Tá Hải Quân Ngụy Văn Thà.
hung08:59 Thứ sáu
Một người vợ đáng quý, một người mẹ tuyệt vời, những người lính công tác nơi đầu sóng ngọn gió cần phải có hậu phương vững chắc như thế.
Hung Hà nội09:03 Thứ sáu
Tôi nghĩ dù ở chế độ nào, những người đã dũng cảm hy sinh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đều đáng được vinh danh. mặt trận tổ quốc cơ sở nên có những chính sách hỗ trợ hợp lý cho những trường hợp trên. Như báo Thanh niên đã ...có đăng loạt bài về trận hải chiến Hoành sa, đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách nhìn nhận vấn đề một cách công bằng. Cũng như có ý kiến tiếc nuối rằng nếu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu biết sẽ có ngày 30/4 thì Ông đã ra lệnh cho Không quân VNCH quét sạch số tàu chiến Trung quốc lúc đó thì con cháu chúng ta sẽ không vất vả làm những việc cực kỳ khó khăn như hiện nay... Xem thêm
minh anh09:04 Thứ sáu
Bất cứ ai hy sinh khi chiến đấu chống quân xâm lược ngoại bang đều phải được tôn vinh! Dân tộc VN là một, Biến cố lịch sử chia rẽ dân tộc ta thành VNDCCH và VNCH chỉ là một thời gian ngắn so với hàng ngàn năm lịch sử của ...dân tộc. Chúng ta cần làm gì đó ngay bây giờ để hoà giải lòng người và tri ân với người thân của người đã khuất. Hãy làm đi, đừng nói nhiều nữa! Xem thêm