Để ghi dấu 40 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (19/01/1974-19/01/2014), Uỷ ban nhân dân huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng phối hợp các cơ quan có liên quan tổ chức chuỗi các hoạt động tuyên truyền, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, trong đó có 3 nội dung chính là:
1/ Chương trình ca nhạc hát về biển, đảo quê hương và Lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa vào lúc 19h00 ngày 18/01/2014 tại Công viên Biển Đông.
2/ Triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” từ ngày 19 đến 25/01/2014 tại Bảo tàng Đà Nẵng, số 24 đường Trần Phú, Đà Nẵng (phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông).
3/. Hội thảo “Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa” vào lúc 13h00 ngày 19/01/2014 tại Khách sạn Hoàng Sa, số 35 - Dương Đình Nghệ, Sơn Trà, Đà Nẵng (phối hợp Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng).
Chương trình 1 đã bị hoãn hoàn toàn. 2 chương trình còn lại vẫn được tổ chức nhưng xem như một sinh hoạt nội bộ, không quản bá rộng rãi và các báo không được đưa tin. Sau đây là ghi nhận của chúng tôi và các đồng nghiệp báo chí với các thông tin trên Facebook và các block.
Chương trình 1 đã bị hoãn hoàn toàn. 2 chương trình còn lại vẫn được tổ chức nhưng xem như một sinh hoạt nội bộ, không quản bá rộng rãi và các báo không được đưa tin. Sau đây là ghi nhận của chúng tôi và các đồng nghiệp báo chí với các thông tin trên Facebook và các block.
Chương trình ca nhạc hát về biển, đảo quê hương và Lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa mặc dù bị hủy nhưng người dân quanh khu vực công viên biển đông vẫn lặng lẽ tổ chức theo cách của mình là cắm cờ dùng trong các trường hợp lễ tang để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh khi bảo vệ Hoàng sa vào ngày 19/1 năm 1974.
Và đây là lần đầu tiên sau 40 năm những nén hướng đã được thắp lên, những phẩm vật cũng được dâng cúng hướng đến vong linh những người vì tổ quốc mà hy sinh thân mình.
Ở buổi lễ khai mạc triển lãm về Hoàng Sa tại bảo tàng Đà Nẵng các báo vẫn không được đưa tin nhưng nhiều nhà báo vẫn đến dự, lặng lẽ chụp hình và ghi lại những khoảnh khắc thật cảm động. Trên Fb của mình nhà báo Hồ Tấn Vũ chép: Không ai cầm được nước mắt khi chủ tịch huyện Hoàng Sa, Đặng Công Ngữ, đọc bài diễn văn đầy cảm xúc của mình. Ông Ngữ cúi đầu chân thật: "Tôi xin lỗi với nhân dân, ngàn lần xin lỗi vì không tổ chức được đêm thắp nến tri ân như dự kiến". Ngồi bên dưới, chủ tịch hội khoa học lịch sử TP Đà Nẵng, ông Bùi Văn Tiếng mắt đỏ hoe, liên tục kéo áo lau nước mắt khi bài diễn văn nhắc đến Hoàng Sa ngày 19-1-1974. Nhiều đôi mắt ngấn nước, nhiều ánh mắt tủi hờn, nhiều tiếng thở dài lặng lẽ, anh linh các anh hùng ngày ấy như lặng lẽ quay về. Không ai nói với nhau lời nào nhưng ai cũng biết buổi khai mạc triển lãm trở thành buổi tri ân trong lòng mỗi người khi nhắc đến Hoàng Sa.
Ký ức như ùa về trong ngày đặc biệt này với các cựu binh VNCH tham chiến Hoàng Sa ngày trước cũng được mời đến tham dự buổi triển lãm này. Các cụ đều đã già, họ bình thản, có lẽ thất thủ lần ấy không phải lỗi của riêng ai, các anh, các chú, các bác đã chiến đấu hết mình.
Ở buổi hội thảo khoa học “Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa” tại Khách sạn Hoàng Sa, số 35 - Dương Đình Nghệ, Sơn Trà, Đà Nẵng gồm những chuyên gia đầu ngành về lịch sử, những chuyên viên kỳ cựu trong Ban biên giới Chính phủ, các cựu đại sứ ở các nước trên khắp thế giới qua các thời kỳ. Nhiều tham luận hay, thông tin mới, nhiều cách nhìn vấn đề dưới những góc độ mới được nêu ra nhưng nghe càng hay bao nhiêu thì cảm giác ngậm ngùi càng nhiều bấy nhiêu khi không một nhà báo có mặt. Tất cả, như bão trong chén trà.
Và cuối cùng là vật lưu niệm này của Trung tâm nghiên cứu văn hoá Minh Triết với câu thơ của Trạng Trinh Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Biển Đông vạn dặm dang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững trị bình". Một cuộc trao đổi nhỏ trên Facebook cuối cùng vẫn không hiểu tại sao Nguyễn Bỉnh Khiêm lại có được những câu như vượt thời gian 500 năm đến vậy.