“… Mặc dù việc giành lại Hoàng Sa là rất khó khăn, hiện nay
người duy nhất có thể làm cho chúng ta mất chủ quyền là chính chúng ta”. Tiếp
tục chuyên đề 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, Thanh Niên Online xin giới
thiệu bài viết của tiến sĩ Dương Danh Huy, một nhà nghiên cứu Biển Đông sống tại
Anh.
(TNO) Một tháng trước khi xảy ra Hải chiến Hoàng Sa 1974,
Trung đội địa phương quân Việt Nam trấn giữ Hoàng Sa còn cứu giúp ngư dân Trung
Quốc gặp bão biển, nhường họ từng miếng cơm, nước uống, vậy mà sau ngày
19.1.1974, máy bay Trung Quốc bắn chặn cả tàu Việt Nam ra vớt
xác.
(TNO) Cuộc chiến dù thành hay bại thì vẫn có sự hi sinh và
chia ly mất mát. Người chết thì đã chết, còn lại những người mẹ, người vợ ở quê
nhà phải sống chung cùng nỗi đau quặn thắt khi mất người thân.
(TNO) Thanh Niên Online xin cung cấp tới
bạn đọc danh sách 75 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh khi chiến đấu chống lại
quân xâm lược Trung Quốc trong Hải chiến Hoàng Sa năm
1974.
|
|
(TNO) Không lâu sau cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974, người
quản nội trưởng trên khu trục hạm HQ-4 ấy trở về với quê hương, ruộng vườn. Mặc
dù 40 năm đã qua đi, ký ức về trận hải chiến bi hùng để bảo vệ biển đảo của tổ
quốc vẫn chưa bao giờ nguôi trong ông.
(TNO) Ông Phạm Ngọc Roa (64 tuổi, thôn Tân Hưng, xã Tân Thành,
huyện Đức Trọng, Lâm Đồng), một người trực tiếp chiến đấu trong trận hải chiến
Hoàng Sa cách đây 40 năm, nhớ lại: Khi ấy, chúng tôi rất quyết tâm, sống chết
gạt bỏ sang một bên...
(TNO) Trong tâm trí của ông Ngô Thế Long, một trong những sĩ
quan trực tiếp tham gia Hải chiến Hoàng Sa tháng 1.1974, giọng đọc thơ sang sảng
của Hạm trưởng tàu HQ-4, trung tá Vũ Hữu San, trước khi xung trận, khiến ông
Long không thể nào quên...
(TNO) Vào ngày 19.1.1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm
toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, khiến 74 chiến sĩ Quân đội Việt Nam Cộng hòa hy sinh
trong nỗ lực bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
(TNO) 40 năm đã trôi qua, những người lính có mặt trong trận
hải chiến Hoàng Sa 1974 giờ cũng đều bước qua mùa xuân 60 của cuộc đời, nhưng
với họ, mùa xuân tủi hận 1974 vẫn luôn in dấu trong lòng bởi lẽ không chỉ mất
chủ quyền đảo thiêng Hoàng Sa mà họ còn bị cầm tù cách quê nhà hàng ngàn cây
số.
(TNO) "Bè chúng tôi đã trôi xa nhưng vẫn còn nghe tiếng súng
của tàu HQ-10, cho đến khi màn đêm buông xuống, ánh đạn vẫn còn lóe sáng ở đường
chân trời… Tôi biết, các đồng đội ở lại tàu vẫn còn chiến đấu tới cùng với tàu
chi viện của Trung Quốc".
(TNO) 'Thư gửi Liên Hiệp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm
Hoàng Sa' đang được lấy chữ ký rộng rãi trên mạng internet, từ ngày 11.1 đến
nay, đã có hơn 7.000 người ký tên vào bức thư này.
Bấy giờ nhiệm sở tác chiến đã giải tán từ lâu nhưng tới giờ
tôi mới rời được đài chỉ huy. Trên hành lang xuống nơi nghỉ ngơi, tôi chứng kiến
một sự nhớp nhúa kinh hoàng sau chiến trận. Do hệ thống quạt hút và quạt thổi bị
trúng đạn hư hỏng hoàn toàn nên hành lang bên dưới tàu nóng hầm hập, tanh đến
ngộp thở: mùi máu, mùi cồn, bông băng nhuộm máu…
(TNO) 1. Một sáng tháng 5.2011, tôi được tiếp một vị khách lạ.
Một hình ảnh tôi không thể nào quên được. Mái tóc bạc trắng. Cái nhìn sâu thẳm.
Giọng trầm đầy hoài niệm. Và cái cách ông chào tôi cũng rất lạ: “Chú đã ở Hoàng
Sa”.
Đúng 10 giờ 20, bốn chiến hạm được lệnh đồng loạt khai hỏa.
Như đã chuẩn bị trước, Hạm trưởng San ra lệnh "bắn", đồng thời ông cũng ra lệnh
(lúc đó máy tàu đang ở vị trí stop) hai máy tiến full (bỏ qua thông lệ tiến 1,
tiến 2, tiến 3); hết tay lái sang phải. Chiến hạm chồm lên phía trước và nghiêng
mình sang phải nên đã tránh được loạt đại bác đầu tiên của
địch.
|
|
|
|
|