- Chiều tối 23/3, trao đổi với VietNamNet ông Trần Ngọc Thành, cho biết: đã đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Ban quản lý Dự án đường sắt, đồng thời lập tổ điều tra nghi án nhận hối lộ hơn 700.000 USD.
Ông Thành cho hay, ngay trong chiều 23/3, lãnh đạo Tổng công ty đã họp để tìm hướng giải quyết vụ việc. Trước mắt, tổng công ty quyết định thành lập một tổ công tác để xác minh vụ việc do ông Nguyễn Đạt Tường, Tổng Giám đốc làm trưởng ban; tổ viên là trưởng các phòng ban chuyên môn.
Việc đình chỉ chức danh Giám đốc Ban quản lý dự án Đường sắt (RPMU - thuộc tổng công ty Đường sắt Việt Nam) của ông Nguyễn Văn Hiếu cũng được quyết định. Việc đình chỉ thực hiện trong vòng 15 ngày để phục vụ việc xác minh.
Ông Nguyễn Văn Hiếu được Tổng công ty đường sắt VN xác định là có liên quan đến các dự án do báo chí Nhật đưa tin. Ông Thành cho biết, Tổng công ty sẽ rà soát lại tất cả các dự án liên quan; hiện vẫn chưa thể nói về dự án và số tiền xảy ra tiêu cực.
Trường hợp người nhận hối lộ đã về hưu hoặc chuyển công tác, ông Thành cho biết sẽ báo cáo và xin ý kiến Bộ GTVT. Khi được hỏi nếu vụ việc nhận hối lộ như báo Nhật đưa tin là có thực liệu Tổng công ty đường sătts có chủ động mời công an vào cuộc? ông Thành nói: “Hiện đang làm nội bộ trong tổng công ty”.
Trước đó, ngay sau khi có các thông tin từ phía báo chí việc Chủ tịch Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) thừa nhận đã hối lộ cho một quan chức cao cấp về quản lý dự án ngành Đường sắt Việt Nam 80 triệu yen (hơn 16 tỉ đồng) để được thực hiện tư vấn dự án trị giá 4,2 tỉ yen, , Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã chủ động yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam rà soát để xác định chính xác dự án có liên quan.
Do thời gian từ năm 2008, đã có rất nhiều các nhân sự của các BQL đường sắt được điều chuyển, Bộ GTVT đang khẩn trương yêu cầu làm báo cáo, kể cả các cán bộ quản lý đã nghỉ hưu hoặc đã điều chuyển sang vị trí khác. Bộ GTVT cũng đồng thời yêu cầu những cán bộ thuộc diện liên quan phải có bản cam kết trách nhiệm.
Trước đó như báo chí Nhật đưa tin, ông Tamio Kakinuma, Giám đốc Cty Tư vấn GTVT Nhật Bản (JTC) có trụ sở ở Tokyo, vừa thừa nhận đã trả tiền lại quả cho một số công chức Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan, để nhận được hợp đồng cho các dự án ODA ở ba nước này, nhật báo lớn nhất Nhật Bản Yomiuri Shimbun, đưa tin ngày 21/3.
Ông Kakinuma, 65 tuổi, thừa nhận sai phạm sau khi đội điều tra đặc biệt của Văn phòng Công tố Tokyo chất vấn hôm 18/3. Cục Thuế khu vực Tokyo phát hiện, hãng tư vấn đường sắt JTC chi trả trái phép khoảng 40 lần với tổng số tiền 130 triệu yen (gần 26,7 tỷ đồng) từ tháng 2/2008 đến 2/2014, để nhận được hợp đồng cho 5 dự án ODA.
Cụ thể, JTC lại quả 80 triệu yen (khoảng 16,4 tỷ đồng) cho một dự án ODA trị giá 4,2 tỷ yen (khoảng 862,8 tỷ đồng) ở Việt Nam, 30 triệu yen cho 3 dự án 2,9 tỷ yen ở Indonesia, và 20 triệu yen cho một dự án khoảng 700 triệu yen ở Uzbekistan.
JTC bị cho là đã trả tiền lại quả cho 5 quan chức, trong đó có một người công tác ở đơn vị quản lý dự án của Tổng Cty Đường sắt Việt Nam và một người phụ trách Tổng cục Đường sắt thuộc Bộ GTVT Indonesia, Yomiuri Shimbun đưa tin
Vũ Điệp
Đồ họa của Yomiuri Shimbun
Họp gấp vụ quan chức đường sắt ăn hối lộ Nhật Bản
Mặc dù vào chủ nhật nhưng chiều 23/3, cuộc họp để xác minh thông tin vụ công ty Nhật khai hối lộ 80 triệu yên cho quan chức Việt Nam vẫn được tổ chức.
Trao đổi với báo chí, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty đường sắt VN cho biết chiều nay 23.3, Tổng công ty này sẽ họp với Ban quản lý dự án đường sắt và các đơn vị liên quan về thông tin một công ty Nhật hối lộ cho một số lãnh đạo ngành đường sắt. Ông Thành trao đổi với Thanh niên cho biết, đã nắm được thông tin Công ty JTC thừa nhận lại quả cho một số cán bộ ngành đường sắt, để được nhận hợp đồng dự án ODA.
“Chiều thứ 6 (21.3) ngay khi nắm được thông tin này, tôi đã yêu cầu các đơn vị liên quan như ban quản lý triển khai xác minh, báo cáo lại sự việc có liên quan. Chiều nay chúng tôi sẽ họp để nghe các báo cáo này, xác minh lại vụ việc đảm bảo khách quan, trung thực. Nếu có hành vi vi phạm ,Tổng công ty đường sắt cam kết sẽ xử lý nghiêm. Tùy thuộc vào thông tin có được, có thể sẽ thành lập đoàn kiểm tra độc lập để điều tra”, ông Thành nói.
Trong khi đó, chiều 22-3 tả lời ngay sau khi có thông tin từ Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết Bộ GTVT đã tiếp nhận thông tin báo nêu về việc đưa hối lộ có liên quan đến ngành đường sắt VN.
“Thông tin báo nêu thì lãnh đạo bộ cũng đã nắm được. Bộ GTVT cũng đã yêu cầu rà soát lại đối với các đơn vị có liên quan” - ông Đông nói. Theo ông Đông, lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu phải rà soát cụ thể về thời gian, thời điểm, những người theo dõi, phụ trách trong thời gian đó.
Theo tìm hiểu, JTC có tên trong khá nhiều dự án về cơ sở hạ tầng ở VN. Năm 2005, liên danh của công ty này với Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) và Công ty Dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản (JTC - PCI - JARTS) đã cung cấp gói dịch vụ tư vấn về nâng cao an toàn cầu, đường sắt trên tuyến Hà Nội - TP.HCM cho Tổng công ty Đường sắt VN.
Hợp đồng tư vấn trị giá gần 150 tỉ đồng có nội dung liên danh JTC - PCI - JARTS sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn cả gói bao gồm khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật; giám sát thi công các công trình và hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cơ sở hạ tầng của Tổng công ty Đường sắt VN. Hợp đồng được thực hiện trong 56 tháng.
Năm 2009, liên danh tư vấn VN - Nhật Bản (VJC) gồm Công ty Tư vấn đầu tư và xây dựng giao thông vận tải (TRICC) cùng ba đối tác của Nhật là JTC, Công ty Dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản (JARTS) và Công ty Nippon Koei (NK) đề xuất lựa chọn công nghệ Shinkansen của Nhật để xây dựng đường sắt cao tốc ở VN.
Trao đổi về vị việc này, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, chúng ta đã có kinh nghiệm từ vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ nên lần này Việt Nam cần phải vào cuộc ngay, phối hợp với Nhật Bản điều tra làm rõ.
“Việc tờ nhật báo lớn nhất nước Nhật Yomiuri Shimbun, là cơ quan đăng tải thông tin, chứng tỏ vụ việc rất nghiêm trọng. Việt Nam cần phải vào cuộc ngay để tổ chức điều tra. Chúng ta cũng cần hợp tác với phía Nhật, đề nghị giao hồ sơ liên quan trong đó có lời khai chủ tịch Tập đoàn JTC. Qua vụ việc trên, một lần nữa cần có tiếng chuông cảnh tỉnh về việc hợp tác, giám sát thi công các dự án ODA”, ông Doanh nói.
Theo TS Lê Đăng Doanh, vụ việc lần này tương tự với vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ, năm 2008, đã nhận hối lộ 20 triệu Yên của Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI, trụ sở chính tại Nhật). Nhờ vậy, PCI đã thắng thầu trong dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP.HCM.
“Có kinh nghiệm rồi, hy vọng vụ việc lần này sẽ được làm sớm làm tốt, không nên làm lâu như vụ Huỳnh Ngọc Sỹ. Làm sáng tỏ vụ việc sẽ chứng tỏ với các nhà đầu tư trên thế giới tinh thần hợp tác, không bao che, thái độ quyết liệt trong chống tham nhũng của Việt Nam”, ông Doanh nói.
Vị chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, “ Rõ ràng, nhà thầu Nhật đã phải hối lộ một số tiền khá lớn. Chúng ta nên nghiêm túc nhìn lại, xem xét chất lượng của các dự án từ vốn ODA, và việc sử dụng nguồn vốn này từ trước tới nay ra sao?”, ông lê Đăng Doanh nói.
PV (TH)
Trao đổi với báo chí, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty đường sắt VN cho biết chiều nay 23.3, Tổng công ty này sẽ họp với Ban quản lý dự án đường sắt và các đơn vị liên quan về thông tin một công ty Nhật hối lộ cho một số lãnh đạo ngành đường sắt. Ông Thành trao đổi với Thanh niên cho biết, đã nắm được thông tin Công ty JTC thừa nhận lại quả cho một số cán bộ ngành đường sắt, để được nhận hợp đồng dự án ODA.
“Chiều thứ 6 (21.3) ngay khi nắm được thông tin này, tôi đã yêu cầu các đơn vị liên quan như ban quản lý triển khai xác minh, báo cáo lại sự việc có liên quan. Chiều nay chúng tôi sẽ họp để nghe các báo cáo này, xác minh lại vụ việc đảm bảo khách quan, trung thực. Nếu có hành vi vi phạm ,Tổng công ty đường sắt cam kết sẽ xử lý nghiêm. Tùy thuộc vào thông tin có được, có thể sẽ thành lập đoàn kiểm tra độc lập để điều tra”, ông Thành nói.
“Thông tin báo nêu thì lãnh đạo bộ cũng đã nắm được. Bộ GTVT cũng đã yêu cầu rà soát lại đối với các đơn vị có liên quan” - ông Đông nói. Theo ông Đông, lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu phải rà soát cụ thể về thời gian, thời điểm, những người theo dõi, phụ trách trong thời gian đó.
Theo tìm hiểu, JTC có tên trong khá nhiều dự án về cơ sở hạ tầng ở VN. Năm 2005, liên danh của công ty này với Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) và Công ty Dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản (JTC - PCI - JARTS) đã cung cấp gói dịch vụ tư vấn về nâng cao an toàn cầu, đường sắt trên tuyến Hà Nội - TP.HCM cho Tổng công ty Đường sắt VN.
Hợp đồng tư vấn trị giá gần 150 tỉ đồng có nội dung liên danh JTC - PCI - JARTS sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn cả gói bao gồm khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật; giám sát thi công các công trình và hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cơ sở hạ tầng của Tổng công ty Đường sắt VN. Hợp đồng được thực hiện trong 56 tháng.
Năm 2009, liên danh tư vấn VN - Nhật Bản (VJC) gồm Công ty Tư vấn đầu tư và xây dựng giao thông vận tải (TRICC) cùng ba đối tác của Nhật là JTC, Công ty Dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản (JARTS) và Công ty Nippon Koei (NK) đề xuất lựa chọn công nghệ Shinkansen của Nhật để xây dựng đường sắt cao tốc ở VN.
Trao đổi về vị việc này, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, chúng ta đã có kinh nghiệm từ vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ nên lần này Việt Nam cần phải vào cuộc ngay, phối hợp với Nhật Bản điều tra làm rõ.
“Việc tờ nhật báo lớn nhất nước Nhật Yomiuri Shimbun, là cơ quan đăng tải thông tin, chứng tỏ vụ việc rất nghiêm trọng. Việt Nam cần phải vào cuộc ngay để tổ chức điều tra. Chúng ta cũng cần hợp tác với phía Nhật, đề nghị giao hồ sơ liên quan trong đó có lời khai chủ tịch Tập đoàn JTC. Qua vụ việc trên, một lần nữa cần có tiếng chuông cảnh tỉnh về việc hợp tác, giám sát thi công các dự án ODA”, ông Doanh nói.
Theo TS Lê Đăng Doanh, vụ việc lần này tương tự với vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ, năm 2008, đã nhận hối lộ 20 triệu Yên của Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI, trụ sở chính tại Nhật). Nhờ vậy, PCI đã thắng thầu trong dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP.HCM.
“Có kinh nghiệm rồi, hy vọng vụ việc lần này sẽ được làm sớm làm tốt, không nên làm lâu như vụ Huỳnh Ngọc Sỹ. Làm sáng tỏ vụ việc sẽ chứng tỏ với các nhà đầu tư trên thế giới tinh thần hợp tác, không bao che, thái độ quyết liệt trong chống tham nhũng của Việt Nam”, ông Doanh nói.
Vị chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, “ Rõ ràng, nhà thầu Nhật đã phải hối lộ một số tiền khá lớn. Chúng ta nên nghiêm túc nhìn lại, xem xét chất lượng của các dự án từ vốn ODA, và việc sử dụng nguồn vốn này từ trước tới nay ra sao?”, ông lê Đăng Doanh nói.
Ban Nội chính TƯ chưa nhận được thông tin Trước thông tin tờ báo Nhật tố quan chức cấp cao của ngành đường sắt Việt Nam đã nhận hối lộ 80 triệu Yên của Tập đoàn JTC, chiều 22/3 trả lời Báo Chất lượng Việt Nam, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính TƯ cho biết: “Tôi chưa nhận được bất cứ thông tin nào liên quan tới vụ việc trên. Tôi cho rằng, khi tiếp nhận thông tin xuất phát từ báo nước ngoài, chúng ta cũng cần thận trọng để xử lý”. (Theo VietQ) |
Quan chức đường sắt Việt Nam ăn hối lộ 16 tỷ của Nhật?
Tối 22/3, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) xác nhận đang xác minh thông tin nhận hối lộ 16 tỷ đồng của doanh nghiệp chuyên về tư vấn của Nhật.
Ông Thành cho biết đã nắm sơ bộ thông tin lãnh đạo Cty Tư vấn giao thông Nhật Bản (Japan Transportation Consultants - JTC) mới thừa nhận hối lộ cho quan chức ngành đường sắt Việt Nam số tiền 16 tỷ đồng. Ông Thành cho biết, hiện chưa có thông tin chính thức hay đề nghị điều tra nào từ phía Nhật nhưng Tổng Cty đang chỉ đạo làm rõ. “Chúng tôi đang rà soát lại những dự án mà công ty này tham gia để khoanh vùng. Tuy nhiên, chưa thể nói cụ thể điều gì. Nguyên tắc là làm rõ để xử lý nghiêm” - ông Thành nói.
Ông Tamio Kakinuma, Giám đốc Cty Tư vấn GTVT Nhật Bản (JTC) có trụ sở ở Tokyo, vừa thừa nhận đã trả tiền lại quả cho một số công chức Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan, để nhận được hợp đồng cho các dự án ODA ở ba nước này, nhật báo lớn nhất Nhật Bản Yomiuri Shimbun, đưa tin ngày 21/3.
Ông Kakinuma, 65 tuổi, thừa nhận sai phạm sau khi đội điều tra đặc biệt của Văn phòng Công tố Tokyo chất vấn hôm 18/3. Cục Thuế khu vực Tokyo phát hiện, hãng tư vấn đường sắt JTC chi trả trái phép khoảng 40 lần với tổng số tiền 130 triệu yen (gần 26,7 tỷ đồng) từ tháng 2/2008 đến 2/2014, để nhận được hợp đồng cho 5 dự án ODA.
Cụ thể, JTC lại quả 80 triệu yen (khoảng 16,4 tỷ đồng) cho một dự án ODA trị giá 4,2 tỷ yen (khoảng 862,8 tỷ đồng) ở Việt Nam, 30 triệu yen cho 3 dự án 2,9 tỷ yen ở Indonesia, và 20 triệu yen cho một dự án khoảng 700 triệu yen ở Uzbekistan.
JTC bị cho là đã trả tiền lại quả cho 5 quan chức, trong đó có một người công tác ở đơn vị quản lý dự án của Tổng Cty Đường sắt Việt Nam và một người phụ trách Tổng cục Đường sắt thuộc Bộ GTVT Indonesia, Yomiuri Shimbun đưa tin.
Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, JTC có mặt ở hầu hết các dự án liên quan đến đường sắt như các dự án an toàn giao thông đường sắt Bắc - Nam, xử lý cầu yếu, dự án đường sắt đô thị và cả dự án nghiên cứu xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Chủ đầu tư các dự án này đều là Tổng Cty ĐSVN. Tuy nhiên, ông Trần Ngọc Thành nói, chưa thể xác định việc đưa hối lộ liên quan đến dự án nào.
Theo thông tin từ Bộ GTVT ngày 22/3, lãnh đạo bộ này đang yêu cầu Tổng Cty ĐSVN báo cáo trong vài ngày tới. Đây là vụ tai tiếng thứ hai của các công ty tư vấn Nhật Bản liên quan các dự án ODA trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông.
Trước đó, ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên Phó GĐ Sở GTVT TPHCM, nguyên Trưởng Ban quản lý dự án Đại lộ Đông-Tây bị kết án 20 năm tù vì nhận hối lộ để công ty PCI Nhật Bản thắng thầu dự án xây dựng tại đại lộ Võ Văn Kiệt ở TPHCM năm 2008.
(Theo Tienphong)
Ông Thành cho biết đã nắm sơ bộ thông tin lãnh đạo Cty Tư vấn giao thông Nhật Bản (Japan Transportation Consultants - JTC) mới thừa nhận hối lộ cho quan chức ngành đường sắt Việt Nam số tiền 16 tỷ đồng. Ông Thành cho biết, hiện chưa có thông tin chính thức hay đề nghị điều tra nào từ phía Nhật nhưng Tổng Cty đang chỉ đạo làm rõ. “Chúng tôi đang rà soát lại những dự án mà công ty này tham gia để khoanh vùng. Tuy nhiên, chưa thể nói cụ thể điều gì. Nguyên tắc là làm rõ để xử lý nghiêm” - ông Thành nói.
Đã có vụ án ăn hối lộ từ Nhật Bản bị xử lý. |
Ông Kakinuma, 65 tuổi, thừa nhận sai phạm sau khi đội điều tra đặc biệt của Văn phòng Công tố Tokyo chất vấn hôm 18/3. Cục Thuế khu vực Tokyo phát hiện, hãng tư vấn đường sắt JTC chi trả trái phép khoảng 40 lần với tổng số tiền 130 triệu yen (gần 26,7 tỷ đồng) từ tháng 2/2008 đến 2/2014, để nhận được hợp đồng cho 5 dự án ODA.
Cụ thể, JTC lại quả 80 triệu yen (khoảng 16,4 tỷ đồng) cho một dự án ODA trị giá 4,2 tỷ yen (khoảng 862,8 tỷ đồng) ở Việt Nam, 30 triệu yen cho 3 dự án 2,9 tỷ yen ở Indonesia, và 20 triệu yen cho một dự án khoảng 700 triệu yen ở Uzbekistan.
JTC bị cho là đã trả tiền lại quả cho 5 quan chức, trong đó có một người công tác ở đơn vị quản lý dự án của Tổng Cty Đường sắt Việt Nam và một người phụ trách Tổng cục Đường sắt thuộc Bộ GTVT Indonesia, Yomiuri Shimbun đưa tin.
Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, JTC có mặt ở hầu hết các dự án liên quan đến đường sắt như các dự án an toàn giao thông đường sắt Bắc - Nam, xử lý cầu yếu, dự án đường sắt đô thị và cả dự án nghiên cứu xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Chủ đầu tư các dự án này đều là Tổng Cty ĐSVN. Tuy nhiên, ông Trần Ngọc Thành nói, chưa thể xác định việc đưa hối lộ liên quan đến dự án nào.
Theo thông tin từ Bộ GTVT ngày 22/3, lãnh đạo bộ này đang yêu cầu Tổng Cty ĐSVN báo cáo trong vài ngày tới. Đây là vụ tai tiếng thứ hai của các công ty tư vấn Nhật Bản liên quan các dự án ODA trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông.
Trước đó, ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên Phó GĐ Sở GTVT TPHCM, nguyên Trưởng Ban quản lý dự án Đại lộ Đông-Tây bị kết án 20 năm tù vì nhận hối lộ để công ty PCI Nhật Bản thắng thầu dự án xây dựng tại đại lộ Võ Văn Kiệt ở TPHCM năm 2008.
Về thông tin nói trên của báo Yomiuri Shimbun, chiều 22.3, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết Bộ GTVT đã tiếp nhận thông tin báo nêu về việc đưa hối lộ có liên quan đến ngành đường sắt Việt Nam. “Thông tin báo nêu thì lãnh đạo bộ cũng đã nắm được. Bộ GTVT cũng đã yêu cầu rà soát lại đối với các đơn vị có liên quan” - ông Đông nói. Theo ông Đông, lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu phải rà soát cụ thể về thời gian, thời điểm, những người theo dõi, phụ trách trong thời gian đó. Theo tìm hiểu, JTC có tên trong khá nhiều dự án về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Năm 2005, liên danh của công ty này với Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) và Công ty Dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản (JTC - PCI - JARTS) đã cung cấp gói dịch vụ tư vấn về nâng cao an toàn cầu, đường sắt trên tuyến Hà Nội - TP.HCM cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Hợp đồng tư vấn trị giá gần 150 tỉ đồng có nội dung liên danh JTC - PCI - JARTS sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn cả gói bao gồm khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật; giám sát thi công các công trình và hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cơ sở hạ tầng của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Hợp đồng được thực hiện trong 56 tháng. Năm 2009, liên danh tư vấn Việt Nam - Nhật Bản (VJC) gồm Công ty Tư vấn đầu tư và xây dựng giao thông vận tải (TRICC) cùng ba đối tác của Nhật là JTC, Công ty Dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản (JARTS) và Công ty Nippon Koei (NK) đề xuất lựa chọn công nghệ Shinkansen của Nhật để xây dựng đường sắt cao tốc ở Việt Nam. (Theo Tuoitre) |