(Kỷ niệm ngày thống nhất 30-4) - Dù sinh sống ở đâu, trên đất nước Việt Nam hay bôn ba nơi hải ngoại, người Việt Nam đều có đặc điểm chung là yêu nước. Đặc biệt, tinh thần yêu nước của bà con cô bác ở hải ngoại không thua gì trong nước. Mỗi khi có biến động, mỗi khi Tổ quốc có nguy cơ bị xâm chiếm, hoặc là bị giặc ngoại xâm đe dọa, thì muôn triệu người Việt Nam như một, trong nước cũng như ngoài nước đều có tấm lòng, tinh thần yêu nước rất cao và sẵn sàng hy sinh tính mạng mình để bảo vệ Tổ quốc.
Cụ thể nhất là, khi biết thông tin Trung Quốc ngang ngược lập ra cái “đường lưỡi bò” hòng liếm trọn biển Đông – nơi có phần lãnh thổ của Việt Nam thì cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại đã kịch liệt phản đối. Vì lòng yêu nước, có người kêu gọi tẩy chay Trung Quốc; có người tìm bằng chứng lịch sử chứng minh; có người lật ngược lịch sử về thời chiến để làm sáng tỏ trước cộng đồng quốc tế…Đó chính là biểu hiện của lòng yêu nước khá cụ thể.
Đừng “thương” nhau lắm mới “cắn” nhau đau!
Nhưng đáng tiếc thay, không phải người Việt nào ở hải ngoại cũng nắm bắt được thông tin một cách đầy đủ và đúng nghĩa. Có nhiều cá nhân còn lưu giữ mối thù hận và lạc hậu, nhìn nhận sai lệch về đường lối phát triển đất nước, dẫn đến kích động, phản đối, vô tình làm ảnh hưởng đến đất nước Đại Việt. Nghe một chiều – ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Phan Kỳ Nhơn đang sống ở hải ngoại có cách nhìn tiêu cực về đất nước; với những lời phát biểu bêu xấu đất nước, gây chia rẽ, khoét sâu thêm nổi đau dân tộc Việt Nam trên các kênh truyền thông!
Rất nhiều lần, thông qua các kênh liên lạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn đã mời ông Nguyễn Xuân Nghĩa về Việt Nam và sẽ trực tiếp ra sân bay đón, sau đó sẽ trò chuyện, giải tỏa khúc mắt cho nhau và hòa giải dân tộc. Nhưng vì chưa nắm được thông tin, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay, ông Nghĩa không những không về mà còn lợi dụng vấn đề biển đảo, đả kích Nhà nước Việt Nam nhiều hơn nữa.
Ở hải ngoại, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phan Kỳ Nhơn có lẽ không biết được rằng, có nhiều kiều bào ở hải ngoại đã tận mắt chứng kiến cuộc sống đầy khó khăn nhưng anh dũng của quân và dân Trường Sa, thậm chí còn rơi lệ và đồng cảm với các chiến sĩ đang sống và chiến đấu anh dũng nơi mảng đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Có lẽ các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Phan Kỳ Nhơn cũng không biết hoặc cố tình không đường lối chính sách, đối nội, đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn thể hiện ý chí quyết tâm sắt đá đối với việc bảo vệ toàn vẹn lãnh hải, thềm lục địa của Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, lãnh đạo Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều trên mọi phương diện đối nội, đối ngoại để từng bước giải quyết tốt vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Điều đó đã được chuyên gia nghiên cứu, lãnh đạo các quốc gia từ Mỹ, Nga đến Nhật, Hàn đánh giá rất cao; nhiều phóng sự, bài báo của quốc tế đã công nhận thành tựu rực sáng đó.
Các ông hãy một lần về thăm Việt Nam để thấy đất nước đổi mới, thăm những mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc, các ông sẽ có cái nhìn trung thực về đất nước hơn.
Việt Nam tuyên bố, kiên quyết bằng biện pháp hòa bình, nhân dân Việt Nam đấu tranh để giành lại quần đảo Hoàng Sa; chúng ta đã và đang thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị hợp tác và quyết tâm giành lại quyền chủ quyền của chúng ta đối với vùng biển, vùng trời đặc biệt là quần đảo Trường Sa. Thông qua các cổng truyền thông, Việt Nam đã nêu rõ lập trường của đất nước hình chữ S là: “Muốn biến vùng biển Đông trở thành khu vực hợp tác hữu nghị. Việt Nam không xâm chiếm, không xâm phạm, không giành phần lãnh thổ, lãnh hải, thềm lục địa của bất cứ quốc gia nào nhưng Việt Nam kiên quyết bảo vệ đến cùng, đòi lại tất cả những gì thuộc về chủ quyền của đất nước Việt Nam” – điều này đã giúp tiếng nói của Việt Nam ngày càng có sức mạnh trên thương trường, chiến trường quốc tế và uy tín của Việt Nam cũng tăng cao từ những nền tảng văn hóa mà ông cha ta từ ngàn xưa đã xây dựng và thế hệ trẻ đang kế thừa những thành quả này!
Có niềm tin, sẽ có tất cả…?
Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam được cộng đồng quốc tế nhìn nhận là đất nước dù đang đối mặt với không ít khó khăn nhưng luôn tích cực, chủ động trong hội nhập quốc tế cũng như ngày một tự tin, quyết đoán trong việc tham gia giải quyết những vấn đề quốc tế nóng bỏng. Xếp hạng chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam năm 2013 đã tăng 5 bậc chủ yếu nhờ cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô, kìm giữ lạm phát ở mức một con số, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, hiệu quả thị trường, và giảm các rào cản thương mại, thuế quan cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp!
Nếu nhìn nhận một cách khách quan, không có sự hận thù xen lẫn lòng đố kị thì các bạn thiếu thiện tâm sẽ thấy vị thế đất nước chúng ta trong khối ASEAN cũng như trên thương trường quốc tế ngày một tăng cao và nhận được nhiều tín nhiệm, ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Nếu như chịu đặt chân về đất nước Việt Nam, các bạn sẽ tận mắt nhìn thấy tinh thần quật cường, ý chí dũng cảm của cán bộ chiến sỹ, lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam đang bảo vệ các quần đảo thuộc chủ quyền của chúng ta là thiêng liêng biết chừng nào. Nếu chịu gạc bỏ cái tôi cá nhân, quay về quê hương thân yêu, các bạn sẽ thấy đất nước Việt Nam của ngày nay phát triển, thay da đổi thịt rất nhiều so với những năm trước đây – khi quý vị rời Việt Nam mà vứt áo ra đi!
Tôi tin, các bạn xa quê luôn có chung tâm trạng nhớ quê, lúc nào cũng đau đáo về quê nhà. Ai cũng muốn đất nước Việt Nam chúng ta ngày thêm gấm hoa, sánh vai cùng cường quốc năm châu. Nhưng, đất nước chúng ta còn khó khăn, chúng ta còn là quốc gia đang phát triển, chưa phải là quốc gia đã phát triển, giàu có nên trách nhiệm xây dựng đất nước giàu mạnh là trách nhiệm chung của người con đất Việt và các bạn cũng có nghĩa vụ cao cả đó. Lãnh đạo đất nước Việt Nam đang cố gắng làm hết sức mình để nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc; để đời sống đi lên, đất nước chúng ta ngày càng có vị thế cao trên thương trường quốc tế.
Dân tộc Việt Nam là dân tộc hòa hiếu, hữu nghị. Trong lịch sử của đất nước chúng ta, nghìn năm văn hiến, chúng ta đã có những năm tháng, chúng ta đã có những thời kỳ chiến đấu chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt, dù chúng ta có chiến thắng địch thì chúng ta vẫn giữ lập trường: lấy đại nghĩa để thắng hung tàn; lấy chí nhân để thay cường bạo. Đó cũng chính là lý do vì sao Việt Nam đang tránh chiến tranh, đối phó với giả tâm của Trung Quốc bằng chiến lược mềm chứ không dùng vũ lực. Nếu hiểu đúng vấn đề, hiểu thế nào là lợi ích dân tộc, tôi tin rằng, các bạn sẽ không đi “nhầm đường”, mãi ôm tư tưởng hận thù như hiện nay!
Chẳng phải là rất nhiều lần Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam – Nguyễn Thanh Sơn đã nhắn nhủ các bạn: “Chiến tranh đã qua đi, đã là quá khứ thì cớ gì quý vị cứ chấp, cứ sống cùng những ngày tháng đau khổ đó để làm gì? Hướng đến tương lai và xây dựng đất nước để ngày sau con cháu chúng ta được hưởng vinh hoa, hạnh phúc chẳng phải là có ý nghĩa hơn sao”. Hãy về với quê hương Việt Nam thân yêu, về với cội nguồn dân tộc – chẳng lẽ “bỏ nhau” mấy chục năm rồi, giờ không nhớ nhau, thương nhau và về với nhau trên tinh thần xây dựng đất nước bằng hành động thiết thực được sao?
“Mong rằng trong thời gian tới đây, quý vị còn cái suy nghĩ chưa đúng, chưa hiểu hết về dân tộc về đất nước còn có tư tưởng hận thù, tôi cho rằng, hãy vì đại nghĩa của dân tộc, vì truyền thống ông cha chúng ta mà gác lại quá khứ đó, xóa bỏ hận thù đó để mà chúng ta cùng nhau đoàn kết, xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh. Bây giờ đất nước có phân biệt gì đâu, ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu sỹ quan binh lính trong quân đội VNCH còn về nước thì anh em thấp hơn không có lý do gì là quay lưng. Quý vị hãy mạnh dạng trở về quê hương, đất nước để trực tiếp cảm nhận tình cảm bà con trong nước đối với bà con hải ngoại như thế nào”. Mong rằng, những câu nói từ tâm, đầy cởi mở của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam – Nguyễn Thanh Sơn sẽ là chiếc cầu nối đưa quý vị xa quê về với quê hương trong thời gian ngắn nhất…!
Bạn đọc Việt Nhất
Cụ thể nhất là, khi biết thông tin Trung Quốc ngang ngược lập ra cái “đường lưỡi bò” hòng liếm trọn biển Đông – nơi có phần lãnh thổ của Việt Nam thì cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại đã kịch liệt phản đối. Vì lòng yêu nước, có người kêu gọi tẩy chay Trung Quốc; có người tìm bằng chứng lịch sử chứng minh; có người lật ngược lịch sử về thời chiến để làm sáng tỏ trước cộng đồng quốc tế…Đó chính là biểu hiện của lòng yêu nước khá cụ thể.
Đừng “thương” nhau lắm mới “cắn” nhau đau!
Nhưng đáng tiếc thay, không phải người Việt nào ở hải ngoại cũng nắm bắt được thông tin một cách đầy đủ và đúng nghĩa. Có nhiều cá nhân còn lưu giữ mối thù hận và lạc hậu, nhìn nhận sai lệch về đường lối phát triển đất nước, dẫn đến kích động, phản đối, vô tình làm ảnh hưởng đến đất nước Đại Việt. Nghe một chiều – ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Phan Kỳ Nhơn đang sống ở hải ngoại có cách nhìn tiêu cực về đất nước; với những lời phát biểu bêu xấu đất nước, gây chia rẽ, khoét sâu thêm nổi đau dân tộc Việt Nam trên các kênh truyền thông!
Rất nhiều lần, thông qua các kênh liên lạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn đã mời ông Nguyễn Xuân Nghĩa về Việt Nam và sẽ trực tiếp ra sân bay đón, sau đó sẽ trò chuyện, giải tỏa khúc mắt cho nhau và hòa giải dân tộc. Nhưng vì chưa nắm được thông tin, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay, ông Nghĩa không những không về mà còn lợi dụng vấn đề biển đảo, đả kích Nhà nước Việt Nam nhiều hơn nữa.
Ở hải ngoại, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phan Kỳ Nhơn có lẽ không biết được rằng, có nhiều kiều bào ở hải ngoại đã tận mắt chứng kiến cuộc sống đầy khó khăn nhưng anh dũng của quân và dân Trường Sa, thậm chí còn rơi lệ và đồng cảm với các chiến sĩ đang sống và chiến đấu anh dũng nơi mảng đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Có lẽ các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Phan Kỳ Nhơn cũng không biết hoặc cố tình không đường lối chính sách, đối nội, đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn thể hiện ý chí quyết tâm sắt đá đối với việc bảo vệ toàn vẹn lãnh hải, thềm lục địa của Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, lãnh đạo Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều trên mọi phương diện đối nội, đối ngoại để từng bước giải quyết tốt vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Điều đó đã được chuyên gia nghiên cứu, lãnh đạo các quốc gia từ Mỹ, Nga đến Nhật, Hàn đánh giá rất cao; nhiều phóng sự, bài báo của quốc tế đã công nhận thành tựu rực sáng đó.
Các ông hãy một lần về thăm Việt Nam để thấy đất nước đổi mới, thăm những mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc, các ông sẽ có cái nhìn trung thực về đất nước hơn.
Việt Nam tuyên bố, kiên quyết bằng biện pháp hòa bình, nhân dân Việt Nam đấu tranh để giành lại quần đảo Hoàng Sa; chúng ta đã và đang thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị hợp tác và quyết tâm giành lại quyền chủ quyền của chúng ta đối với vùng biển, vùng trời đặc biệt là quần đảo Trường Sa. Thông qua các cổng truyền thông, Việt Nam đã nêu rõ lập trường của đất nước hình chữ S là: “Muốn biến vùng biển Đông trở thành khu vực hợp tác hữu nghị. Việt Nam không xâm chiếm, không xâm phạm, không giành phần lãnh thổ, lãnh hải, thềm lục địa của bất cứ quốc gia nào nhưng Việt Nam kiên quyết bảo vệ đến cùng, đòi lại tất cả những gì thuộc về chủ quyền của đất nước Việt Nam” – điều này đã giúp tiếng nói của Việt Nam ngày càng có sức mạnh trên thương trường, chiến trường quốc tế và uy tín của Việt Nam cũng tăng cao từ những nền tảng văn hóa mà ông cha ta từ ngàn xưa đã xây dựng và thế hệ trẻ đang kế thừa những thành quả này!
Có niềm tin, sẽ có tất cả…?
Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam được cộng đồng quốc tế nhìn nhận là đất nước dù đang đối mặt với không ít khó khăn nhưng luôn tích cực, chủ động trong hội nhập quốc tế cũng như ngày một tự tin, quyết đoán trong việc tham gia giải quyết những vấn đề quốc tế nóng bỏng. Xếp hạng chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam năm 2013 đã tăng 5 bậc chủ yếu nhờ cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô, kìm giữ lạm phát ở mức một con số, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, hiệu quả thị trường, và giảm các rào cản thương mại, thuế quan cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp!
Nếu nhìn nhận một cách khách quan, không có sự hận thù xen lẫn lòng đố kị thì các bạn thiếu thiện tâm sẽ thấy vị thế đất nước chúng ta trong khối ASEAN cũng như trên thương trường quốc tế ngày một tăng cao và nhận được nhiều tín nhiệm, ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Nếu như chịu đặt chân về đất nước Việt Nam, các bạn sẽ tận mắt nhìn thấy tinh thần quật cường, ý chí dũng cảm của cán bộ chiến sỹ, lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam đang bảo vệ các quần đảo thuộc chủ quyền của chúng ta là thiêng liêng biết chừng nào. Nếu chịu gạc bỏ cái tôi cá nhân, quay về quê hương thân yêu, các bạn sẽ thấy đất nước Việt Nam của ngày nay phát triển, thay da đổi thịt rất nhiều so với những năm trước đây – khi quý vị rời Việt Nam mà vứt áo ra đi!
Tôi tin, các bạn xa quê luôn có chung tâm trạng nhớ quê, lúc nào cũng đau đáo về quê nhà. Ai cũng muốn đất nước Việt Nam chúng ta ngày thêm gấm hoa, sánh vai cùng cường quốc năm châu. Nhưng, đất nước chúng ta còn khó khăn, chúng ta còn là quốc gia đang phát triển, chưa phải là quốc gia đã phát triển, giàu có nên trách nhiệm xây dựng đất nước giàu mạnh là trách nhiệm chung của người con đất Việt và các bạn cũng có nghĩa vụ cao cả đó. Lãnh đạo đất nước Việt Nam đang cố gắng làm hết sức mình để nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc; để đời sống đi lên, đất nước chúng ta ngày càng có vị thế cao trên thương trường quốc tế.
Dân tộc Việt Nam là dân tộc hòa hiếu, hữu nghị. Trong lịch sử của đất nước chúng ta, nghìn năm văn hiến, chúng ta đã có những năm tháng, chúng ta đã có những thời kỳ chiến đấu chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt, dù chúng ta có chiến thắng địch thì chúng ta vẫn giữ lập trường: lấy đại nghĩa để thắng hung tàn; lấy chí nhân để thay cường bạo. Đó cũng chính là lý do vì sao Việt Nam đang tránh chiến tranh, đối phó với giả tâm của Trung Quốc bằng chiến lược mềm chứ không dùng vũ lực. Nếu hiểu đúng vấn đề, hiểu thế nào là lợi ích dân tộc, tôi tin rằng, các bạn sẽ không đi “nhầm đường”, mãi ôm tư tưởng hận thù như hiện nay!
Chẳng phải là rất nhiều lần Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam – Nguyễn Thanh Sơn đã nhắn nhủ các bạn: “Chiến tranh đã qua đi, đã là quá khứ thì cớ gì quý vị cứ chấp, cứ sống cùng những ngày tháng đau khổ đó để làm gì? Hướng đến tương lai và xây dựng đất nước để ngày sau con cháu chúng ta được hưởng vinh hoa, hạnh phúc chẳng phải là có ý nghĩa hơn sao”. Hãy về với quê hương Việt Nam thân yêu, về với cội nguồn dân tộc – chẳng lẽ “bỏ nhau” mấy chục năm rồi, giờ không nhớ nhau, thương nhau và về với nhau trên tinh thần xây dựng đất nước bằng hành động thiết thực được sao?
“Mong rằng trong thời gian tới đây, quý vị còn cái suy nghĩ chưa đúng, chưa hiểu hết về dân tộc về đất nước còn có tư tưởng hận thù, tôi cho rằng, hãy vì đại nghĩa của dân tộc, vì truyền thống ông cha chúng ta mà gác lại quá khứ đó, xóa bỏ hận thù đó để mà chúng ta cùng nhau đoàn kết, xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh. Bây giờ đất nước có phân biệt gì đâu, ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu sỹ quan binh lính trong quân đội VNCH còn về nước thì anh em thấp hơn không có lý do gì là quay lưng. Quý vị hãy mạnh dạng trở về quê hương, đất nước để trực tiếp cảm nhận tình cảm bà con trong nước đối với bà con hải ngoại như thế nào”. Mong rằng, những câu nói từ tâm, đầy cởi mở của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam – Nguyễn Thanh Sơn sẽ là chiếc cầu nối đưa quý vị xa quê về với quê hương trong thời gian ngắn nhất…!
Bạn đọc Việt Nhất
Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về banbientap@nguyentandung.org