Gặp Tổng giám đốc Phòng khám Victoria Healthcare, bác sĩ Nguyễn Vĩnh Tường, vào đúng thời điểm hai bài viết "Vì sao bác sĩ khó trở thành mẹ hiền?" và "Làm gì để y tế Việt Nam phát triển?" được dư luận rất quan tâm. Vậy nên, vừa mở đầu buổi trò chuyện, bác sĩ Tường chia sẻ ngay: "Tôi mới đọc mấy bài viết này và đồng tình rằng cách tính chi phí y tế hiện nay quá thấp nên đang làm hại ngành y Việt Nam, nhân viên y tế cũng đang bị đẩy vào con đường bần cùng. Mà bần cùng tất sinh đạo tặc…".
* Vậy với cương vị là người sáng lập phòng khám, cũng là nhà đầu tư vào dịch vụ y tế, ông đã làm thế nào để quản lý các bác sĩ và nhân viên trong phòng khám của mình, không để tình trạng thiếu lành mạnh diễn ra?
- Yếu tố đầu tiên để mở một bệnh viện tư hay phòng khám là phải có cơ sở vật chất, điều kiện tốt để chăm sóc bệnh nhân. Song, để việc điều trị thật sự chất lượng thì phải có chế độ lương bổng, đãi ngộ xứng đáng cho đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế.
Có như vậy họ mới không bị phân tâm, nhất là không phải đau đầu với cơm áo gạo tiền, rồi mới toàn tâm, toàn sức với bệnh nhân. Thực tế, việc trả lương cho một công chức, bác sĩ, giáo viên thấp như hiện nay rất khó tránh khỏi nạn dạy thêm, làm ngoài giờ, khám ở phòng mạch tư mở tràn lan như hiện nay.
* Nhưng nếu đầu tư cơ sở vật chất tốt, trả lương cao thì chi phí khám, chữa bệnh phải đội lên. Thực tế, y tế tư nhân đang khó khăn vì giá dịch vụ cao hơn y tế công. Ông giải quyết bài toán này như thế nào để phòng khám có khách và... không bị lỗ?
- Khẩu hiệu mà ngành y đưa ra là "Tất cả vì bệnh nhân" dường như ai cũng "hô” được nhưng đưa vào thực hiện thì không phải dễ, nếu không muốn nói là rất khó. Một cơ sở y tế tư nhân chắc chắn phải tính tới lợi nhuận để tiếp tục phát triển và duy trì hoạt động.
Cân bằng lợi nhuận và lợi ích của bệnh nhân là một thử thách cho bất cứ nhà đầu tư cũng như người quản lý nào trong ngành y tế. Song, đã đầu tư vào lĩnh vực y tế thì đừng nghĩ nhanh chóng thu lợi nhuận, mà phải nghĩ đến lợi ích dài hạn cho năm, mười năm sau. Đơn cử, khi mới mở phòng khám, chúng tôi đã bị lỗ nặng, thậm chí tôi và một số bác sĩ chủ chốt không có lương.
Yếu tố quan trọng nhất để Victoria Healthcare tồn tại đến ngày nay là nhờ có được một đội ngũ bác sĩ cùng chí hướng và cùng nhau đưa ra phương pháp Y học chứng cứ. Cụ thể, chúng tôi đã xây dựng được môi trường làm việc nơi các bác sĩ được trả lương tương xứng với công sức, mà chúng tôi vẫn đảm bảo tối ưu hóa chi phí và lợi ích cho bệnh nhân.
* Xin ông giải thích rõ về phương pháp Y học chứng cứ?
- Việc thực hành y khoa trên cơ sở y học chứng cứ không phải mới lạ đối với y khoa thế giới, nhưng làm được ở Việt Nam là một điều rất khó. Chăm sóc sức khỏe dựa trên nền tảng y học chứng cứ là một lĩnh vực mà trong đó các thầy thuốc luôn áp dụng những kinh nghiệm đã có hiệu quả (chứng cứ) trong thực tế để điều trị cho bệnh nhân.
Truyền thống của người Việt Nam là luôn kính trọng thầy thuốc và dành cho họ những đặc quyền tự do trong điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trong y học chứng cứ, việc điều trị cụ thể và tiến trình chẩn đoán cho một bệnh nhân chỉ được áp dụng khi đã có chứng cứ trong y văn xác nhận phương pháp điều trị và chẩn đoán đó là hiệu quả, hoặc y văn chưa có các dữ liệu tương ứng về phương pháp đó nhưng phương pháp đó tỏ ra có vẻ hợp lý nhất với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và hiểu biết hiện tại của bác sĩ.
Ở góc độ nào đó, việc trả lương cho các bác sĩ khi làm ở cơ sở y tế tư nhân phải dựa theo "sản phẩm", có nghĩa là bác sĩ tạo ra càng nhiều doanh thu thì lương càng cao. Tuy nhiên, tạo ra doanh thu theo cách nào mới là điều khó nhất.
Bác sĩ có thể cho làm thật nhiều xét nghiệm dù đó là vấn đề đơn giản, hoặc cho nhiều thuốc "bao vây" bệnh nhân để nhanh hết triệu chứng... Nhưng vì lương tâm người thầy thuốc phải đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu, Victoria Healthcare đã ứng dụng phương pháp Y học chứng cứ như một thước đo để vừa chẩn đoán đúng bệnh, vừa tiết kiệm nhất cho bệnh nhân.
Khởi đầu, bác sĩ Trí Đoàn là hình mẫu thực hiện việc không lạm dụng thuốc ở trẻ em dù việc này mất rất nhiều thời gian vì phải giải thích cho ba mẹ bé hiểu khi nào cần dùng thuốc kháng sinh, thuốc ho... và cách tiên lượng bệnh.
Sau đó, bác sĩ Phạm Tuyên đã đề nghị phương pháp cho điểm và tạo website riêng cho các bác sĩ ở Victoria Healthcare tham gia kiểm tra hồ sơ bệnh án bệnh nhân của nhau theo định kỳ, chấm điểm và nhận xét một cách thẳng thắn với nhau.
Khi các bác sĩ đạt trên 65% điểm của các hoạt động theo tiêu chí "4P" mà phòng khám đặt ra thì được nhận đủ mức thu nhập theo doanh thu của mình. Các bác sĩ làm tốt hơn sẽ được những phần thưởng khích lệ.
* Để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, vấn đề quản trị bệnh viện đã được đặt ra nhiều năm nay nhưng vẫn rất ít bệnh viện thực hiện được, theo ông, khó khăn nằm ở đâu?
- Ngoài nguồn nhân lực thì việc đầu tư cho cơ sở y tế là vô cùng cần thiết. Đầu tư ở đây không chỉ đơn thuần là cơ sở vật chất, trang thiết bị, mà xương sống để một cơ sở y tế hoạt động tốt, mang lại dịch vụ hiệu quả nhất cho bệnh nhân chính là hệ thống phần mềm quản lý hiện đại. Song, việc đầu tư cho phần mềm này phụ thuộc vào tầm nhìn của người quản lý, điều hành bệnh viện.
Khi ứng dụng phần mềm quản lý Victoria Healthcare, chúng tôi đã thành công vì tạo được sự khác biệt về dịch vụ. Cụ thể, phần mềm đã giúp bác sĩ, giám đốc bệnh viện lưu trữ toàn bộ hồ sơ bệnh nhân, ý kiến của bệnh nhân, đánh giá chất lượng điều trị của bác sĩ cũng như thời gian khám và tư vấn cho bệnh nhân.
Cũng nhờ quản lý quy trình khám nên bác sĩ không thể "bỏ qua" bất cứ giai đoạn nào của quy trình này. Bên cạnh đó, việc truy xuất dữ liệu nhanh và các bệnh án mẫu có trong chương trình giúp bác sĩ tiết giảm được rất nhiều thời gian.
Khi kê toa thuốc, bác sĩ có thể tham chiếu về các loại thuốc cho phép sử dụng thông dụng qua các đường dẫn luôn được cập nhật, chọn đúng toa. Về phía bệnh nhân, cái lợi lớn nhất là hồ sơ ngoại trú được lưu giữ. Bệnh nhân có thể trao đổi và được bác sĩ tư vấn trong quá trình điều trị qua chương trình email y khoa cài sẵn...
Đầu tư phần mềm quản lý tuy khó khăn và chi phí cao nhưng về sau đem lại hiệu quả cao, đồng thời đó cũng là một trong những yếu tố khiến bệnh nhân thoải mái hơn rất nhiều. Đặc biệt, trong điều hành, chúng tôi cũng tập trung vào những đối tượng khách hàng tiềm năng để phục vụ thật tốt chứ chưa tham vọng phục vụ đại trà.
* Thiết lập hệ thống phần mềm quản trị bệnh viện khó khăn đến mức nào mà không thể áp dụng ở nhiều bệnh viện khác, thưa ông?
- Năm 1997, tôi và ông Maison Cobb, lúc đó là Chủ tịch Columbia Việt Nam, đã biết tầm quan trọng của phần mềm quản lý bệnh viện nên qua Dubai để tìm kiếm hệ thống phần mềm thích hợp áp dụng cho Columbia. Phần mềm này ở Dubai chưa hoàn chỉnh nên chúng tôi qua bệnh viện Bumrungrad ở Thái Lan, nhưng cũng không ưng ý. Rồi tôi lại qua Malaysia tìm kiếm nhóm viết phần mềm chuyên biệt nhưng việc này cũng không được suôn sẻ.
Năm 2000, tôi nghỉ việc ở Columbia và qua Mỹ làm việc ở Bệnh viện Đại học Singapore (NUH). Lúc đó, ở các bệnh viện Singapore bắt đầu ứng dụng phần mềm quản lý và hầu hết các bác sĩ nội trú đều sử dụng phần mềm, còn bác sĩ ngoại trú vẫn viết trên giấy. Năm 2003, tôi chuyển qua Mayo Clinic, bệnh viện lớn nhất của Mỹ.
Khi nhìn vào hồ sơ ghi bệnh án của một bác sĩ nội trú, thấy một bệnh án mà ông ta ghi tỉ mỉ cả trang rưỡi, mô tả từ tiền sử gia đình đến thực trạng bệnh nhân. Tôi nghĩ bụng: "Chà, ông bác sĩ này vừa chăm mà lại... rảnh dữ vậy!". Sau này tìm hiểu tôi mới biết ở đây có một phần mềm để thực hiện.
Với phần mềm này, chỉ cần nhìn qua hồ sơ ghi bệnh án là biết ngay trình độ bác sĩ. Lúc đó, tôi càng thấm thía giá trị của phần mềm là rất quan trọng và chính nó mới tạo ra sự khác biệt trong dịch vụ của các bệnh viện.
Khi về Việt Nam mở Phòng khám Victoria, tôi đã đặt hàng các đơn vị phần mềm có tên tuổi ở Việt Nam viết phần mềm quản trị này nhưng không thành công. Vì vậy, tôi quyết định mua phần mềm PMSI (phần mềm quản lý bệnh viện của Mỹ).
Chi phí mua bản quyền khá cao, sau khi đầu tư computer, phần mềm... thì phải có một chuyên gia từ Mỹ qua thiết lập thông tin và dữ liệu, rồi huấn luyện cách vận hành. Trung bình, một ngày chúng tôi phải trả cho chuyên viên 1.000 - 2.000 USD, rồi tiền ở khách sạn, ăn uống, máy bay qua lại... Chưa kể, sau khi chuyên gia về nước, hệ thống vẫn chưa hoạt động hoàn chỉnh nên suốt 6 tháng trời, tôi phải thức trắng làm việc qua email với chuyên gia do lệch múi giờ.
* Theo quan niệm của người Việt, bác sĩ lớn tuổi mới có kinh nghiệm, trong khi ở Victoria Healthcare ông lại chủ trương tuyển chọn toàn bác sĩ trẻ?
- Do phòng khám ứng dụng hệ thống quản lý phần mềm, liên tục cập nhật nhiều công nghệ mới và có các buổi đào tạo chuyên môn hằng tuần nên tiêu chí đầu tiên là bác sĩ ở đây phải trẻ, độ tuổi từ 30 - 45 và phải chịu khó học.
Vượt qua ngưỡng tuổi này, bác sĩ dễ bị "xơ” tư duy và điều đáng sợ nhất là tâm lý "đủ kiến thức và chuyên môn" rồi. Mà trong ngành y, tâm lý "đủ rồi" đồng nghĩa với "về vườn" nên tôi... ngại nhận người lớn tuổi.
* Điều nan giải nhất của các bệnh viện tư là nguồn nhân lực, tìm được bác sĩ đã khó, điều hành và giữ được họ càng khó hơn. Ông có gặp phải khó khăn này không?
- Như đã nói, may mắn nhất là ngay từ đầu chúng tôi đã có một đội ngũ bác sĩ cùng chí hướng, làm việc trong môi trường tôn trọng nhau, công bằng, tất cả đều được trả lương xứng đáng nên mọi người cũng phải theo luật, đặc biệt là không được làm phòng mạch tư.
Bên cạnh đó, vào mỗi trưa thứ Năm hằng tuần, phòng khám tổ chức ăn trưa, sau đó tất cả bác sĩ cùng nhau trình bày, trao đổi các đề tài y khoa bằng tiếng Anh, ai vắng mặt sẽ bị trừ lương, bác sĩ làm thêm ngoài giờ tham dự cũng được trả lương.
Bác sĩ vắng có lý do sẽ được gửi email và yêu cầu phải có phản hồi, đưa ra ý kiến mới được chấm điểm, tính lương. Do cách làm của phòng khám rất công bằng nên hầu hết các bác sĩ đều thích tham gia các buổi đào tạo. Hơn nữa, bác sĩ nào cũng muốn làm việc trong môi trường cởi mở, thoải mái, được học hỏi, trau dồi nên đây là ưu điểm của Victoria Healthcare.
* Là người thích đọc và viết lách, nếu đề nghị ông một ý kiến trăn trở về ngành y, ông sẽ nói gì?
- Tôi mong muốn tất cả bác sĩ khi làm nghề đầu óc lúc nào cũng được thanh thản, không bị áp lực xung quanh cũng như áp lực đố kỵ. Một trong những cái dở của các bác sĩ Việt Nam là không tôn trọng đồng nghiệp. Bác sĩ tuyến trên thường hay chê bác sĩ tuyến dưới, thậm chí khi bệnh nhân được chuyển từ tuyến dưới lên, các bác sĩ tuyến trên còn không cần xem hồ sơ.
Ngoài ra, tôi cũng mong các bác sĩ phải thành thật với bệnh nhân, cái gì chưa rõ thì nói thật là chưa rõ, cái gì làm không được thì cũng phải giải thích rõ ràng. Hoặc cái gì không nghiêm trọng thì đừng làm nghiêm trọng. Đó mới chính là y đức. Y đức phải được giáo dục, rèn giũa từ khi còn trên ghế nhà trường, sinh viên có thấm nhuần thì mới có nền tảng và nhận thức vững vàng về sau.
* Còn một số bất cập giữa y tế tư, y tế công thì sao, thưa ông? Chẳng hạn như giá khám giữa hai hệ thống y tế còn chênh lệch nhiều nên vẫn còn tình trạng bệnh viện, phòng khám tư thì vắng khách, trong khi bệnh viện nhà nước thì quá tải.
- Hiện nay vẫn có số đông bệnh nhân Việt Nam có thu nhập cao và có nhu cầu ra nước ngoài khám, chữa bệnh. Vì vậy, hệ thống y tế tư nhân mở ra không phải cạnh tranh với bệnh viện công mà là cạnh tranh với các bệnh viện ở nước ngoài để giúp bệnh nhân không phải tốn nhiều chi phí đi ra nước ngoài chữa bệnh nữa.
Muốn đáp ứng nhu cầu này thì y tế tư nhân phải đầu tư, trả lương cao để có đẳng cấp cao, dịch vụ tốt, bác sĩ giỏi... Như vậy thì chi phí dịch vụ khám, chữa bệnh cũng phải cao. Song, điều đáng nói là chi phí khám, chữa bệnh giữa y tế tư và công của Việt Nam hiện nay đang chênh lệch quá lớn, đến 1-10 nên ít bệnh nhân đến khám ở hệ thống y tế tư.
Trong khi ở các nước mức chênh lệch rất ít, nếu có thì cũng chỉ là 7-10. Thật ra, ai cũng thấy bất cập nhưng để giảm khoảng cách này rất khó. Bởi như vậy ngân sách nhà nước sẽ bị đội lên, bảo hiểm y tế chấp nhận trả thì phải tăng thu...
Một khó khăn nữa là hiện nay, nhân lực giữa công - tư cũng không công bằng, y tế tư mở ra phải "câu" nguồn lực từ y tế công. Nếu bệnh viện tư có chế độ đãi ngộ tốt, môi trường làm việc phù hợp vẫn thu hút được nguồn lực nhưng theo Thông tư 41, bác sĩ muốn làm ở bệnh viện tư vẫn bị ràng buộc, phải xin phép, đăng ký và bị "siết" về giờ giấc, không thể một lúc làm hai bệnh viện.
* Hỏi thật, khi làm việc ở Columbia, ông có cơ hội đến rất nhiều bệnh viện ở các nước và ông rất chú tâm tìm hiểu, học hỏi chuyên môn. Thời điểm đó, ông đã có ý định mở phòng khám tư chưa?
- Khi làm ở Columbia, tôi có nhiệm vụ chuyển bệnh nên được đi đến nhiều bệnh viện ở khắp các nước. Thường sau mỗi chuyến đi, tôi ở lại hai, ba ngày tại bệnh viện để học hỏi, tìm hiểu chuyên môn của họ. Và các bác sĩ cũng rất vui vẻ, cởi mở, sẵn sàng chỉ dẫn, giảng giải cho tôi.
Lúc đó, tôi chỉ nghĩ học hỏi để nâng cao chuyên môn chứ không có ý định mở phòng khám riêng. Tuy nhiên, trong thời gian làm việc ở Columbia, cản trở lớn nhất là chúng tôi không có hướng đào tạo phát triển cho bác sĩ Việt Nam vì bị rào cản của quản lý nước ngoài nên sau đó tôi nghỉ ở Columbia và qua Mỹ làm việc. Sau khi về Việt Nam, tôi mới cùng ông Maison Cobb thành lập Victoria Healthcare.
* Nghe nói ông đang có kế hoạch mở bệnh viện và chuỗi phòng khám Victoria Healthcare?
- Hiện nay, chúng tôi mới có hai cơ sở, nên kế hoạch mở bệnh viện và thêm hai, ba phòng khám mới đã có từ vài năm nay, nhưng cái khó là tìm không ra mặt bằng, hoặc có thì quy hoạch cũng không rõ ràng.
Theo quy định, mở phòng khám không cần xin quy hoạch nên chúng tôi thuê lại cơ sở của một phòng khám ở quận 2 đã có giấy phép hoạt động, có văn bản chấp thuận của Phó chủ tịch quận để mở phòng khám mới.
Thế nhưng, khi chúng tôi thực hiện, do là phòng khám nước ngoài nên giấy phép phải chuyển qua tất cả các sở, ban ngành địa phương để xin ý kiến, rồi vướng rất nhiều khó khăn, nào là quy hoạch không phù hợp, không có chỗ đậu xe, nào là khó về giấy phép, hoàn công...
Tóm lại, rất nhiều thứ vướng nên tôi cũng đang cố gắng, nếu khó quá đành bỏ thôi. Nói vậy để thấy đầu tư vào y tế không dễ chút nào, phải không?
* Vâng, tuy khó nhưng đến nay Victoria Healthcare vẫn hoạt động tốt là mừng rồi. Xin chúc mừng và cảm ơn ông về buổi trò chuyện này!
> Người sáng lập Tomato: Đợi thế giới thay đổi thì rất lâu
> Chìa khóa thành công trong thương mại điện tử
> TGĐ Vietnamcacao: Kỳ vọng tạo nên kỳ tích
> Sợ nhất là rơi vào tâm trạng chán công việc đang làm
Ảnh: Quý Hòa |
- Yếu tố đầu tiên để mở một bệnh viện tư hay phòng khám là phải có cơ sở vật chất, điều kiện tốt để chăm sóc bệnh nhân. Song, để việc điều trị thật sự chất lượng thì phải có chế độ lương bổng, đãi ngộ xứng đáng cho đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế.
Có như vậy họ mới không bị phân tâm, nhất là không phải đau đầu với cơm áo gạo tiền, rồi mới toàn tâm, toàn sức với bệnh nhân. Thực tế, việc trả lương cho một công chức, bác sĩ, giáo viên thấp như hiện nay rất khó tránh khỏi nạn dạy thêm, làm ngoài giờ, khám ở phòng mạch tư mở tràn lan như hiện nay.
* Nhưng nếu đầu tư cơ sở vật chất tốt, trả lương cao thì chi phí khám, chữa bệnh phải đội lên. Thực tế, y tế tư nhân đang khó khăn vì giá dịch vụ cao hơn y tế công. Ông giải quyết bài toán này như thế nào để phòng khám có khách và... không bị lỗ?
- Khẩu hiệu mà ngành y đưa ra là "Tất cả vì bệnh nhân" dường như ai cũng "hô” được nhưng đưa vào thực hiện thì không phải dễ, nếu không muốn nói là rất khó. Một cơ sở y tế tư nhân chắc chắn phải tính tới lợi nhuận để tiếp tục phát triển và duy trì hoạt động.
Cân bằng lợi nhuận và lợi ích của bệnh nhân là một thử thách cho bất cứ nhà đầu tư cũng như người quản lý nào trong ngành y tế. Song, đã đầu tư vào lĩnh vực y tế thì đừng nghĩ nhanh chóng thu lợi nhuận, mà phải nghĩ đến lợi ích dài hạn cho năm, mười năm sau. Đơn cử, khi mới mở phòng khám, chúng tôi đã bị lỗ nặng, thậm chí tôi và một số bác sĩ chủ chốt không có lương.
Yếu tố quan trọng nhất để Victoria Healthcare tồn tại đến ngày nay là nhờ có được một đội ngũ bác sĩ cùng chí hướng và cùng nhau đưa ra phương pháp Y học chứng cứ. Cụ thể, chúng tôi đã xây dựng được môi trường làm việc nơi các bác sĩ được trả lương tương xứng với công sức, mà chúng tôi vẫn đảm bảo tối ưu hóa chi phí và lợi ích cho bệnh nhân.
* Xin ông giải thích rõ về phương pháp Y học chứng cứ?
- Việc thực hành y khoa trên cơ sở y học chứng cứ không phải mới lạ đối với y khoa thế giới, nhưng làm được ở Việt Nam là một điều rất khó. Chăm sóc sức khỏe dựa trên nền tảng y học chứng cứ là một lĩnh vực mà trong đó các thầy thuốc luôn áp dụng những kinh nghiệm đã có hiệu quả (chứng cứ) trong thực tế để điều trị cho bệnh nhân.
Truyền thống của người Việt Nam là luôn kính trọng thầy thuốc và dành cho họ những đặc quyền tự do trong điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trong y học chứng cứ, việc điều trị cụ thể và tiến trình chẩn đoán cho một bệnh nhân chỉ được áp dụng khi đã có chứng cứ trong y văn xác nhận phương pháp điều trị và chẩn đoán đó là hiệu quả, hoặc y văn chưa có các dữ liệu tương ứng về phương pháp đó nhưng phương pháp đó tỏ ra có vẻ hợp lý nhất với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và hiểu biết hiện tại của bác sĩ.
Ở góc độ nào đó, việc trả lương cho các bác sĩ khi làm ở cơ sở y tế tư nhân phải dựa theo "sản phẩm", có nghĩa là bác sĩ tạo ra càng nhiều doanh thu thì lương càng cao. Tuy nhiên, tạo ra doanh thu theo cách nào mới là điều khó nhất.
Bác sĩ có thể cho làm thật nhiều xét nghiệm dù đó là vấn đề đơn giản, hoặc cho nhiều thuốc "bao vây" bệnh nhân để nhanh hết triệu chứng... Nhưng vì lương tâm người thầy thuốc phải đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu, Victoria Healthcare đã ứng dụng phương pháp Y học chứng cứ như một thước đo để vừa chẩn đoán đúng bệnh, vừa tiết kiệm nhất cho bệnh nhân.
Khởi đầu, bác sĩ Trí Đoàn là hình mẫu thực hiện việc không lạm dụng thuốc ở trẻ em dù việc này mất rất nhiều thời gian vì phải giải thích cho ba mẹ bé hiểu khi nào cần dùng thuốc kháng sinh, thuốc ho... và cách tiên lượng bệnh.
Sau đó, bác sĩ Phạm Tuyên đã đề nghị phương pháp cho điểm và tạo website riêng cho các bác sĩ ở Victoria Healthcare tham gia kiểm tra hồ sơ bệnh án bệnh nhân của nhau theo định kỳ, chấm điểm và nhận xét một cách thẳng thắn với nhau.
Khi các bác sĩ đạt trên 65% điểm của các hoạt động theo tiêu chí "4P" mà phòng khám đặt ra thì được nhận đủ mức thu nhập theo doanh thu của mình. Các bác sĩ làm tốt hơn sẽ được những phần thưởng khích lệ.
* Để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, vấn đề quản trị bệnh viện đã được đặt ra nhiều năm nay nhưng vẫn rất ít bệnh viện thực hiện được, theo ông, khó khăn nằm ở đâu?
- Ngoài nguồn nhân lực thì việc đầu tư cho cơ sở y tế là vô cùng cần thiết. Đầu tư ở đây không chỉ đơn thuần là cơ sở vật chất, trang thiết bị, mà xương sống để một cơ sở y tế hoạt động tốt, mang lại dịch vụ hiệu quả nhất cho bệnh nhân chính là hệ thống phần mềm quản lý hiện đại. Song, việc đầu tư cho phần mềm này phụ thuộc vào tầm nhìn của người quản lý, điều hành bệnh viện.
Khi ứng dụng phần mềm quản lý Victoria Healthcare, chúng tôi đã thành công vì tạo được sự khác biệt về dịch vụ. Cụ thể, phần mềm đã giúp bác sĩ, giám đốc bệnh viện lưu trữ toàn bộ hồ sơ bệnh nhân, ý kiến của bệnh nhân, đánh giá chất lượng điều trị của bác sĩ cũng như thời gian khám và tư vấn cho bệnh nhân.
Cũng nhờ quản lý quy trình khám nên bác sĩ không thể "bỏ qua" bất cứ giai đoạn nào của quy trình này. Bên cạnh đó, việc truy xuất dữ liệu nhanh và các bệnh án mẫu có trong chương trình giúp bác sĩ tiết giảm được rất nhiều thời gian.
Khi kê toa thuốc, bác sĩ có thể tham chiếu về các loại thuốc cho phép sử dụng thông dụng qua các đường dẫn luôn được cập nhật, chọn đúng toa. Về phía bệnh nhân, cái lợi lớn nhất là hồ sơ ngoại trú được lưu giữ. Bệnh nhân có thể trao đổi và được bác sĩ tư vấn trong quá trình điều trị qua chương trình email y khoa cài sẵn...
Đầu tư phần mềm quản lý tuy khó khăn và chi phí cao nhưng về sau đem lại hiệu quả cao, đồng thời đó cũng là một trong những yếu tố khiến bệnh nhân thoải mái hơn rất nhiều. Đặc biệt, trong điều hành, chúng tôi cũng tập trung vào những đối tượng khách hàng tiềm năng để phục vụ thật tốt chứ chưa tham vọng phục vụ đại trà.
* Thiết lập hệ thống phần mềm quản trị bệnh viện khó khăn đến mức nào mà không thể áp dụng ở nhiều bệnh viện khác, thưa ông?
- Năm 1997, tôi và ông Maison Cobb, lúc đó là Chủ tịch Columbia Việt Nam, đã biết tầm quan trọng của phần mềm quản lý bệnh viện nên qua Dubai để tìm kiếm hệ thống phần mềm thích hợp áp dụng cho Columbia. Phần mềm này ở Dubai chưa hoàn chỉnh nên chúng tôi qua bệnh viện Bumrungrad ở Thái Lan, nhưng cũng không ưng ý. Rồi tôi lại qua Malaysia tìm kiếm nhóm viết phần mềm chuyên biệt nhưng việc này cũng không được suôn sẻ.
Năm 2000, tôi nghỉ việc ở Columbia và qua Mỹ làm việc ở Bệnh viện Đại học Singapore (NUH). Lúc đó, ở các bệnh viện Singapore bắt đầu ứng dụng phần mềm quản lý và hầu hết các bác sĩ nội trú đều sử dụng phần mềm, còn bác sĩ ngoại trú vẫn viết trên giấy. Năm 2003, tôi chuyển qua Mayo Clinic, bệnh viện lớn nhất của Mỹ.
Khi nhìn vào hồ sơ ghi bệnh án của một bác sĩ nội trú, thấy một bệnh án mà ông ta ghi tỉ mỉ cả trang rưỡi, mô tả từ tiền sử gia đình đến thực trạng bệnh nhân. Tôi nghĩ bụng: "Chà, ông bác sĩ này vừa chăm mà lại... rảnh dữ vậy!". Sau này tìm hiểu tôi mới biết ở đây có một phần mềm để thực hiện.
Với phần mềm này, chỉ cần nhìn qua hồ sơ ghi bệnh án là biết ngay trình độ bác sĩ. Lúc đó, tôi càng thấm thía giá trị của phần mềm là rất quan trọng và chính nó mới tạo ra sự khác biệt trong dịch vụ của các bệnh viện.
Khi về Việt Nam mở Phòng khám Victoria, tôi đã đặt hàng các đơn vị phần mềm có tên tuổi ở Việt Nam viết phần mềm quản trị này nhưng không thành công. Vì vậy, tôi quyết định mua phần mềm PMSI (phần mềm quản lý bệnh viện của Mỹ).
Chi phí mua bản quyền khá cao, sau khi đầu tư computer, phần mềm... thì phải có một chuyên gia từ Mỹ qua thiết lập thông tin và dữ liệu, rồi huấn luyện cách vận hành. Trung bình, một ngày chúng tôi phải trả cho chuyên viên 1.000 - 2.000 USD, rồi tiền ở khách sạn, ăn uống, máy bay qua lại... Chưa kể, sau khi chuyên gia về nước, hệ thống vẫn chưa hoạt động hoàn chỉnh nên suốt 6 tháng trời, tôi phải thức trắng làm việc qua email với chuyên gia do lệch múi giờ.
* Theo quan niệm của người Việt, bác sĩ lớn tuổi mới có kinh nghiệm, trong khi ở Victoria Healthcare ông lại chủ trương tuyển chọn toàn bác sĩ trẻ?
- Do phòng khám ứng dụng hệ thống quản lý phần mềm, liên tục cập nhật nhiều công nghệ mới và có các buổi đào tạo chuyên môn hằng tuần nên tiêu chí đầu tiên là bác sĩ ở đây phải trẻ, độ tuổi từ 30 - 45 và phải chịu khó học.
Vượt qua ngưỡng tuổi này, bác sĩ dễ bị "xơ” tư duy và điều đáng sợ nhất là tâm lý "đủ kiến thức và chuyên môn" rồi. Mà trong ngành y, tâm lý "đủ rồi" đồng nghĩa với "về vườn" nên tôi... ngại nhận người lớn tuổi.
* Điều nan giải nhất của các bệnh viện tư là nguồn nhân lực, tìm được bác sĩ đã khó, điều hành và giữ được họ càng khó hơn. Ông có gặp phải khó khăn này không?
- Như đã nói, may mắn nhất là ngay từ đầu chúng tôi đã có một đội ngũ bác sĩ cùng chí hướng, làm việc trong môi trường tôn trọng nhau, công bằng, tất cả đều được trả lương xứng đáng nên mọi người cũng phải theo luật, đặc biệt là không được làm phòng mạch tư.
Bên cạnh đó, vào mỗi trưa thứ Năm hằng tuần, phòng khám tổ chức ăn trưa, sau đó tất cả bác sĩ cùng nhau trình bày, trao đổi các đề tài y khoa bằng tiếng Anh, ai vắng mặt sẽ bị trừ lương, bác sĩ làm thêm ngoài giờ tham dự cũng được trả lương.
Bác sĩ vắng có lý do sẽ được gửi email và yêu cầu phải có phản hồi, đưa ra ý kiến mới được chấm điểm, tính lương. Do cách làm của phòng khám rất công bằng nên hầu hết các bác sĩ đều thích tham gia các buổi đào tạo. Hơn nữa, bác sĩ nào cũng muốn làm việc trong môi trường cởi mở, thoải mái, được học hỏi, trau dồi nên đây là ưu điểm của Victoria Healthcare.
* Là người thích đọc và viết lách, nếu đề nghị ông một ý kiến trăn trở về ngành y, ông sẽ nói gì?
- Tôi mong muốn tất cả bác sĩ khi làm nghề đầu óc lúc nào cũng được thanh thản, không bị áp lực xung quanh cũng như áp lực đố kỵ. Một trong những cái dở của các bác sĩ Việt Nam là không tôn trọng đồng nghiệp. Bác sĩ tuyến trên thường hay chê bác sĩ tuyến dưới, thậm chí khi bệnh nhân được chuyển từ tuyến dưới lên, các bác sĩ tuyến trên còn không cần xem hồ sơ.
Ngoài ra, tôi cũng mong các bác sĩ phải thành thật với bệnh nhân, cái gì chưa rõ thì nói thật là chưa rõ, cái gì làm không được thì cũng phải giải thích rõ ràng. Hoặc cái gì không nghiêm trọng thì đừng làm nghiêm trọng. Đó mới chính là y đức. Y đức phải được giáo dục, rèn giũa từ khi còn trên ghế nhà trường, sinh viên có thấm nhuần thì mới có nền tảng và nhận thức vững vàng về sau.
* Còn một số bất cập giữa y tế tư, y tế công thì sao, thưa ông? Chẳng hạn như giá khám giữa hai hệ thống y tế còn chênh lệch nhiều nên vẫn còn tình trạng bệnh viện, phòng khám tư thì vắng khách, trong khi bệnh viện nhà nước thì quá tải.
- Hiện nay vẫn có số đông bệnh nhân Việt Nam có thu nhập cao và có nhu cầu ra nước ngoài khám, chữa bệnh. Vì vậy, hệ thống y tế tư nhân mở ra không phải cạnh tranh với bệnh viện công mà là cạnh tranh với các bệnh viện ở nước ngoài để giúp bệnh nhân không phải tốn nhiều chi phí đi ra nước ngoài chữa bệnh nữa.
Muốn đáp ứng nhu cầu này thì y tế tư nhân phải đầu tư, trả lương cao để có đẳng cấp cao, dịch vụ tốt, bác sĩ giỏi... Như vậy thì chi phí dịch vụ khám, chữa bệnh cũng phải cao. Song, điều đáng nói là chi phí khám, chữa bệnh giữa y tế tư và công của Việt Nam hiện nay đang chênh lệch quá lớn, đến 1-10 nên ít bệnh nhân đến khám ở hệ thống y tế tư.
Trong khi ở các nước mức chênh lệch rất ít, nếu có thì cũng chỉ là 7-10. Thật ra, ai cũng thấy bất cập nhưng để giảm khoảng cách này rất khó. Bởi như vậy ngân sách nhà nước sẽ bị đội lên, bảo hiểm y tế chấp nhận trả thì phải tăng thu...
Một khó khăn nữa là hiện nay, nhân lực giữa công - tư cũng không công bằng, y tế tư mở ra phải "câu" nguồn lực từ y tế công. Nếu bệnh viện tư có chế độ đãi ngộ tốt, môi trường làm việc phù hợp vẫn thu hút được nguồn lực nhưng theo Thông tư 41, bác sĩ muốn làm ở bệnh viện tư vẫn bị ràng buộc, phải xin phép, đăng ký và bị "siết" về giờ giấc, không thể một lúc làm hai bệnh viện.
* Hỏi thật, khi làm việc ở Columbia, ông có cơ hội đến rất nhiều bệnh viện ở các nước và ông rất chú tâm tìm hiểu, học hỏi chuyên môn. Thời điểm đó, ông đã có ý định mở phòng khám tư chưa?
- Khi làm ở Columbia, tôi có nhiệm vụ chuyển bệnh nên được đi đến nhiều bệnh viện ở khắp các nước. Thường sau mỗi chuyến đi, tôi ở lại hai, ba ngày tại bệnh viện để học hỏi, tìm hiểu chuyên môn của họ. Và các bác sĩ cũng rất vui vẻ, cởi mở, sẵn sàng chỉ dẫn, giảng giải cho tôi.
Lúc đó, tôi chỉ nghĩ học hỏi để nâng cao chuyên môn chứ không có ý định mở phòng khám riêng. Tuy nhiên, trong thời gian làm việc ở Columbia, cản trở lớn nhất là chúng tôi không có hướng đào tạo phát triển cho bác sĩ Việt Nam vì bị rào cản của quản lý nước ngoài nên sau đó tôi nghỉ ở Columbia và qua Mỹ làm việc. Sau khi về Việt Nam, tôi mới cùng ông Maison Cobb thành lập Victoria Healthcare.
* Nghe nói ông đang có kế hoạch mở bệnh viện và chuỗi phòng khám Victoria Healthcare?
- Hiện nay, chúng tôi mới có hai cơ sở, nên kế hoạch mở bệnh viện và thêm hai, ba phòng khám mới đã có từ vài năm nay, nhưng cái khó là tìm không ra mặt bằng, hoặc có thì quy hoạch cũng không rõ ràng.
Theo quy định, mở phòng khám không cần xin quy hoạch nên chúng tôi thuê lại cơ sở của một phòng khám ở quận 2 đã có giấy phép hoạt động, có văn bản chấp thuận của Phó chủ tịch quận để mở phòng khám mới.
Thế nhưng, khi chúng tôi thực hiện, do là phòng khám nước ngoài nên giấy phép phải chuyển qua tất cả các sở, ban ngành địa phương để xin ý kiến, rồi vướng rất nhiều khó khăn, nào là quy hoạch không phù hợp, không có chỗ đậu xe, nào là khó về giấy phép, hoàn công...
Tóm lại, rất nhiều thứ vướng nên tôi cũng đang cố gắng, nếu khó quá đành bỏ thôi. Nói vậy để thấy đầu tư vào y tế không dễ chút nào, phải không?
* Vâng, tuy khó nhưng đến nay Victoria Healthcare vẫn hoạt động tốt là mừng rồi. Xin chúc mừng và cảm ơn ông về buổi trò chuyện này!
> Người sáng lập Tomato: Đợi thế giới thay đổi thì rất lâu
> Chìa khóa thành công trong thương mại điện tử
> TGĐ Vietnamcacao: Kỳ vọng tạo nên kỳ tích
> Sợ nhất là rơi vào tâm trạng chán công việc đang làm