Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Người Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM xuống đường


- Sáng sớm chủ nhật, đông đảo người dân Hà Nội tập hợp trước Đại sứ quán TQ để phản đối giàn khoan trái phép Hải Dương-981 (tên tiếng Anh: Haiyang Shiyou-981). Ở TPHCM, địa điểm là trước Nhà hát TP, đường Đồng Khởi.
>> Người dân TP.HCM diễu hành phản đối TQ
Tại Hà Nội, ngay từ sáng sớm, nhiều người dân trong sắc áo đỏ màu cờ Tổ quốc đã có mặt trước Đại sứ quán TQ, 46 đường Hoàng Diệu, tay cầm băng-rôn, khẩu hiệu. Những người tham gia cho biết họ tập hợp theo tiếng gọi của lòng yêu nước.
giàn khoan, Trung Quốc, diễu hành, chủ quyền
giàn khoan, Trung Quốc, diễu hành, chủ quyền
Nhiều biểu ngữ được giương cao: "Chủ quyền là thiêng liêng không thể xâm phạm", "Trung Quốc hãy tuân thủ luật quốc tế", "Trung Quốc rút ngay giàn khoan khỏi Việt Nam", "Im lặng là hèn nhát", "Cực lực phản đối và yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hoạt động bất hợp pháp tại vùng biển Việt Nam"...
Đoàn người tuần hành có những người cao tuổi, cựu chiến binh và cả những bạn trẻ là sinh viên, nhân viên công sở, trẻ em... Không khí rất trật tự, ôn hòa, không ồn ào.
8h sáng, đoàn người bắt đầu từ tượng đài Lênin di chuyển ra trước mặt Đại sứ quán TQ. Sơ bộ có khoảng 100 người.
Đến hơn 9h, số người đã lên tới khoảng 500 người, họ tập trung trước cửa Đại sứ quán và hô vang các khẩu hiệu.
giàn khoan, Trung Quốc, diễu hành, chủ quyền
giàn khoan, Trung Quốc, diễu hành, chủ quyền
Quốc ca, những bài hát cách mạng, khúc hát biên giới được hát lên, hoặc bật qua loa âm vang cả đám đông. Những tiếng hô ngày càng đều, càng to, càng mạnh mẽ.
Nhiều biểu ngữ mới xuất hiện, lay động lòng người: "Phản đối Trung Quốc, đồng lòng cùng Nhà nước", "Tuổi trẻ Việt Nam sẵn sàng hy sinh bảo vệ Tổ quốc", "Đồng hành cùng Nhà nước bảo vệ chủ quyền Việt Nam", "Hào khí Diên Hồng bất diệt, dân tộc Việt Nam muôn năm", "Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt Việt Nam"...
Trong số băng-rôn có cả những câu thơ như: "Biển Đông vạn dặm giang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình" (Nguyễn Bỉnh Khiêm) và các khẩu hiệu bằng tiếng Anh: "Haiyang 981 gets out of Vietnam", "Big China, bad behaviour", hoặc bằng 3 thứ tiếng Việt - Trung - Anh: "Thế kỷ 21 không có chỗ  cho cá lớn nuốt cá bé"...
giàn khoan, Trung Quốc, diễu hành, chủ quyền
Trong dòng người xuống đường ở Hà Nội có ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu - Ban Dân vận TƯ, hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn hóa Minh Triết
9h40, đoàn người di chuyển từ Đại sứ quán TQ dọc theo đường Trần Phú, vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu, rất trật tự, ôn hòa.
Dòng người mỗi lúc một dài thêm. Không khí yêu nước đã thu hút thêm hàng trăm người dân tham gia. Các phương tiện giao thông đều kiên nhẫn nhường đường cho đoàn tuần hành.
9h50, dòng người từ đường Trần Phú đã đi qua đường Điện Biên Phủ, đến Hàng Bông, tiến thẳng đến Hồ Hoàn Kiếm. Lượng người xuống đường lúc này đã lên tới cả ngàn.
giàn khoan, Trung Quốc, diễu hành, chủ quyền
giàn khoan, Trung Quốc, diễu hành, chủ quyền
giàn khoan, Trung Quốc, diễu hành, chủ quyền
giàn khoan, Trung Quốc, diễu hành, chủ quyền
10h15, băng-rôn, biểu ngữ xuất hiện ngày càng nhiều: "Hoan hô Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam", "Bảo vệ ngư dân Việt Nam", "Hôm qua là Bạch Đằng, hôm nay là Biển Đông"...
Đến Hồ Hoàn Kiếm, dòng người hô vang "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" khi đi ngang qua tượng đài Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh.
giàn khoan, Trung Quốc, diễu hành, chủ quyền
giàn khoan, Trung Quốc, diễu hành, chủ quyền
Ảnh: Đức Thiện
Dòng người tiếp tục di chuyển trên phố Tràng Tiền hướng đến Nhà hát Lớn, hay chính là Quảng trường Cách mạng tháng Tám.
10h55, người tuần hành bắt đầu chia tay và "Hẹn gặp lại" là lời họ trao nhau trước khi ra về.
Tại TP.HCM, số lượng người diễu hành trước Nhà hát TP, đường Đồng Khởi, quận 1 đông hơn so với ở Hà Nội.
giàn khoan, Trung Quốc, diễu hành, chủ quyền
Trong dòng người có những gương mặt quen thuộc như ông Đặng Văn Khoa ("Hội đồng" Khoa), ủy viên Ủy ban MTTQ TP.HCM.
"Quan trọng nhất trong việc bảo vệ chủ quyền vẫn là lòng dân. Khi mọi người cùng đồng lòng thì nhất định sẽ bảo vệ được đất nước, giang sơn mà cha ông ta đã xây dựng", ông Khoa nói.
giàn khoan, Trung Quốc, diễu hành, chủ quyền
giàn khoan, Trung Quốc, diễu hành, chủ quyền
9h, cuộc diễu hành bắt đầu. Dòng người từ khắp nơi đổ về ngày một đông. Hàng chục biểu ngữ phản đối TQ xâm phạm chủ quyền của VN được giương cao bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.
Một công dân người TQ sống lâu năm tại TP.HCM giải thích lý do có mặt ở đây: "Tôi luôn được tạo điều kiện để làm ăn sinh sống nên việc TQ xâm phạm chủ quyền Việt Nam làm tôi thấy bị tổn thương sâu sắc".
Không chỉ có người cao tuổi, sinh viên, trí thức… mà có những em học sinh còn rất nhỏ cũng hòa vào đoàn người đang góp tiếng nói yêu cầu TQ rút giàn khoan. Bé Trần Minh Hào Hiệp, học sinh lớp 2, trường tiểu học Bắc Hải, quận 10, mặc bộ đồ lính đi tham gia diễu hành cùng với gia đình.
giàn khoan, Trung Quốc, diễu hành, chủ quyền
Không chỉ trước Nhà hát TP, nhiều ngả đường ở TP.HCM người dân cũng xuống đường diễu hành tỏ thái độ phản đối TQ. Dọc đường Đồng Khởi (quận 1), nhà thờ Đức Bà, Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân, Hai Bà Trưng, nhiều băng rôn và biểu ngữ được giương cao trong trật tự. 
giàn khoan, Trung Quốc, diễu hành, chủ quyền
Cùng với người dân Hà Nội, TP.HCM, hàng trăm người dân Đà Nẵng gồm trí thức, sinh viên, cán bộ lão thành... đã tập trung trước tượng đài 2/9 để phản đối TQ xâm lấn lãnh hải VN.
Đoàn người đã thắp hương cho các anh hùng liệt sĩ, sau đó tụ tập có trật tự trước tượng đài và hô vang khẩu hiệu: " Phản đối TQ xâm lấn lãnh hải VN", "TQ rút ngay giàn khoan khỏi VN"…...
giàn khoan, Trung Quốc, diễu hành, chủ quyền
giàn khoan, Trung Quốc, diễu hành, chủ quyền
Tại TP Huế, người dân cũng đã tham gia diễu hành phản đối Trung Quốc.

Trong khi đó, ở Quảng Nam, hàng trăm ngư dân ven biển của huyện Thăng Bình đã tổ chức mít tinh phản đối Trung Quốc ngang ngược lập dàn khoan xâm phạm lãnh hải. Sau buổi mít tinh tại UBND xã Bình Minh, hàng trăm người dân đã đi hàng cây số hướng về phía biển hô vang các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc, quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
giàn khoan, Trung Quốc, diễu hành, chủ quyền

C.Hoàng - T.Lâm - T.Lý - L.A.Dũng - V.Trung - H.Nhì - H.Anh
Toàn bộ diễn biến vụ giàn khoan trái phép TQ:
Yêu cầu TQ rút giàn khoan khỏi vùng biển VN

Người dân ba miền tuần hành

phản đối Trung Quốc

"Ủng hộ Chính phủ, phản đối Trung Quốc" - dòng người hô to trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, trên đường phố Đà Nẵng và TP HCM sáng 11/5 để yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động bất hợp pháp tại vùng biển Việt Nam.

Tượng đài Lê Nin (mặt đường Điện Biên Phủ và Hoàng Diệu, Hà Nội) 7h30 sáng 11/5 náo nhiệt khác thường bởi dòng người kéo về tập trung trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc, biểu tình ôn hòa để phản đối hành vi xâm phạm thềm lục địa Việt Nam của Trung Quốc, ủng hộ Chính phủ bảo vệ chủ quyền.
Họ giương cao khẩu hiệu: "Đồng hành cùng Chính phủ bảo vệ Tổ quốc; Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam" bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung.
Cổng Đại sứ quán Trung Quốc đóng kín. Các hàng rào sắt được dựng phía trước, lực lượng bảo vệ đứng trước rào chắn làm nhiệm vụ.
DSC-1883.jpg
Hàng nghìn người tụ tập, hô vang khẩu hiệu trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc. Ảnh: Quý Đoàn.
Mỗi lúc dòng người đổ về một đông, khoảng 9h, con số đã lên đến hàng nghìn người với đầy đủ thành phần nam phụ lão ấu. Có những người trong trang phục cựu binh, mặc áo in hình cờ Tổ quốc. Nhiều em nhỏ cũng được bố mẹ cho tham gia đoàn tuần hành. Gương mặt ngây thơ của các em nhìn về phía cổng Đại sứ quán đang đóng kín. Những người dân cho biết, họ đoàn kết một lòng, phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc, xâm phạm thềm lục địa Việt Nam.
Các cựu binh từng chiến đấu ở Vị Xuyên (Hà Giang) cũng đến đây bày tỏ thái độ. "Trải qua chiến tranh nên không muốn con cháu phải sống những ngày gian nan đó, chúng tôi muốn giải quyết ôn hòa", ông Nguyễn Ngọc Thạch, chiến sĩ sư đoàn 356 từng chiến đấu ở Vị Xuyên nói. Các cựu binh trong trang phục bộ đội, mang theo ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tướng Võ Nguyên Giáp cùng nhiều khẩu hiệu yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan trái phép khỏi vùng biển Việt Nam.
cuubinh-3394-1399778610.jpg
Những cựu chiến binh hô vang khẩu hiệu đoàn kết để bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Quý Đoàn.
"Tôi là người Việt Nam và không thể ngồi nhìn Trung Quốc xâm phạm chủ quyền đất nước", ông Chu Việt, cựu chiến binh phường Kim Mã, Hà Nội nói.
Đám đông liên tục hô vang "Đả đảo Trung quốc, Việt Nam Hồ Chí Minh muôn năm". Đoàn người cũng đọc lớn bài thơ Nam Quốc sơn hà, hát Quốc ca và vỗ tay vang dội. Một cụ già giơ tấm biển viết tay lời thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững trị bình".
Lực lượng công an có mặt khắp các cung đường, ngã rẽ dẫn vào Đại sứ quán Trung Quốc. Lực lượng kiểm soát quân sự cũng tham gia phân luồng giao thông, đảm bảo trật tự.
Xe của công an phường trước cổng Đại sứ quán phát thanh nói về tình hình những ngày qua, kêu gọi đồng bào bình tĩnh, hãy yêu nước theo cách của bản thân, góp phần bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; đồng thời khẳng định hành động của Trung Quốc đi ngược lại với Luật Biển Liên Hợp Quốc và quan hệ hữu nghị hai nước.
be-3894-1399776970.jpg
Một em bé được người thân đưa đi tham gia cuộc phản đối. Ảnh: Phạm Công Minh.
Gần 2 tiếng sau khi người dân thể thiện thái độ, trong cánh cổng Đại sứ quán Trung Quốc, một số người xuất hiện dùng máy ảnh, máy quay phim ghi lại hình ảnh người Việt Nam tụ tập bên ngoài.
Lúc này, ba thanh niên Việt Nam với áo in hình I love Ha noi, Viet Nam (Tôi yêu Hà Nội, Việt Nam) tay vẫy lá cờ đỏ sao vàng, cầm giấy in dòng chữ "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam" bắt nhịp cho mọi người cùng hô vang thông điệp phản đối Trung Quốc.
Xe thương binh dán khẩu hiệu "Đả đảo Trung Quốc xâm lược biển Đông của Việt Nam, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Việt Nam là bất khả xâm phạm, chúng ta không thể đứng im cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm", được đưa đến trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc.
Nữ thanh niên xung phong Nguyễn Thị Huần, Tam Dương (Vĩnh Phúc) đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan. "Chúng tôi là phụ nữ nhưng cũng không thể ngồi yên trước hành động ngang ngược này. Chúng tôi từng chiến đấu gian khổ để giành độc lập cho dân tộc, nên không dễ dàng để Trung Quốc leo thang như vậy", bà Huần nói.
DSC-1819.jpg
Cựu chiến binh bắt nhịp để người dân hô khẩu hiệu. Ảnh: Quý Đoàn.
Có mặt trong đoàn mít tinh, nhà văn Nguyễn Văn Thọ chia sẻ: "Là con dân của đất Việt, tôi lần đầu tiên tham gia cuộc biểu tình, chống lại ý đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Chính phủ, Quốc hội Mỹ, Nhật cùng chính phủ, người dân nhiều nước trên thế giới đã ủng hộ chúng ta, lên án hành vi xâm phạm thềm lục địa Việt Nam của Trung Quốc".
Cậu học sinh trường tiểu học Cát Linh (quận Đống Đa) Nghiêm Minh Trị và em gái được bố mẹ đưa đến tượng đài Lê Nin, hô khẩu hiệu cùng những người xung quanh. Người cha giảng giải cho các con nguyên nhân vì sao người dân Việt Nam lại tập trung phản đối Trung Quốc. "Lớn lên con muốn làm bộ đội để bảo vệ Tổ quốc", Trị nói.
Bé Nghiêm Minh Trị đi cùng gia đình đến phản đối Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Thùy.
Học sinh tiểu học Nghiêm Minh Trị và em gái được bố giải thích ý nghĩa cuộc biểu tình. Ảnh: Hoàng Thùy.
Khoảng 10h, đoàn người mít tinh bắt đầu dừng hô khẩu hiệu và nói chuyện về lịch sử, về chủ quyền và sự đoàn kết của các cựu binh. Những tràng pháo tay vang lên giòn giã. Người phía trong Đại sứ quán Trung Quốc tiếp tục chụp ảnh và quay phim.
Một phần đoàn người phản đối từ tượng đài Lê Nin, tuần hành qua phố Hàng Bông lên Hồ Hoàn Kiếm. Số người trên phố nhập vào đoàn tuần hành mỗi lúc một đông, ước chừng lên đến 1.000 người. Họ hát quốc ca, những bài ca về biển đảo. Lực lượng trật tự đã đề nghị các cửa hàng trên phố Hàng Bông tạm dừng kinh doanh để đoàn người đi qua trong trật tự.
Trưa Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ dự báo có thể lên đến 36 độ C, nhưng những âm thanh hô vang bảo vệ Việt Nam vẫn không giảm.
DSC-1782.jpg
Một phần đoàn biểu tình tiếp tục diễu hành từ Đại sứ quán Trung Quốc lên trung tâm Hà Nội. Ảnh: Quý Đoàn.
Khoảng 10h30, đoàn người qua tòa nhà Hàm cá mập, đi một vòng quanh Hồ Hoàn Kiếm. Tiếng loa thông báo tạm thời chấm dứt cuộc tụ tập phản đối Trung Quốc vang lên, thành viên đoàn tuần hành đã giãn ra và về dần. Họ động viên nhau giữ sức khỏe và hẹn nếu Trung Quốc không rút giàn khoan, họ sẽ tiếp tục tụ tập phản đối.
Tại Đại sứ quán Trung Quốc, vài trăm người tụ tập thành các nhóm nhỏ, kể cho nhau nghe những câu chuyện lịch sử. Thanh niên tình nguyện, lực lượng bảo vệ vẫn làm nhiệm vụ tại hiện trường. Gần 12h trưa, các hàng rào sắt đã được tháo hết, đường Hoàng Diệu qua Đại sứ quán Trung Quốc đã được lưu thông.
Cùng thời điểm với Hà Nội, tại TP HCM hàng nghìn người tay cầm băng rôn và biểu ngữ xuất phát từ Nhà hát thành phố, tuần hành qua đường Đồng Khởi, Nhà thờ Đức Bà rồi về ngã tư Hai Bà Trưng - Nguyễn Đình Chiểu, gần Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM. Họ hô vang các khẩu hiệu: "Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan về nước", "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam"...
Hàng trăm chiến sĩ công an, cảnh sát giao thông giữ trật tự quanh khu vực, phong tỏa các tuyến đường nơi đoàn tuần hành đi qua. Hàng chục cảnh sát cơ động xếp hàng tránh việc đoàn biểu tình tiếp cận sát Lãnh sự quán. Sau khi được công an giải thích, những người phản đối vòng qua Hồ Con Rùa, đường Lê Duẩn, Đinh Tiên Hoàng rồi trở về gần Lãnh sự quán tiếp tục hô vang khẩu hiệu.
Trước đó, ngày 10/5, người TP HCM đã tập trung tại khu vực này mang theo biểu ngữ: "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam", "Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi lãnh hải Việt Nam".
bt5-6803-1399780580.jpg
Dòng người tuần hành trên đường phố TP HCM sáng 11/5. Ảnh: Hữu Công.
Trời miền Trung sáng 11/5 nắng nóng gay gắt, không ngăn được hơn 3.000 người Đà Nẵng tập trung tại công viên Bạch Đằng, dưới chân cầu Rồng. Họ căng băng rôn, biểu ngữ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi thềm lục địa Việt Nam.
Đoàn biểu tình đi qua các con phố lớn, liên tục hô to khẩu hiệu: "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam", "Phản đối Trung Quốc xâm phạm thềm lục địa Việt Nam", "Dỡ bỏ giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi biển Đông"... 
Cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc kéo dài nhiều tiếng liền thu hút sự chú ý, quan tâm của người dân và khách du lịch tại thành phố bên sông Hàn.
Đoàn người cho biết, họ sẽ tiếp tục tập trung đông hơn để biểu tình phản đối, nêu cao tinh thần bảo vệ Tổ quốc trước sự xâm phạm trắng trợn từ phía Trung Quốc.
Phó chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc: "Người dân không làm thế mới lạ"
Trao đổi với VnExpress sáng 11/5, ông Vũ Trọng Kim, Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam cho biết, do có cuộc họp đột xuất của Ủy ban nên ông không có mặt cùng nhân dân xuống đường tuần hành thể hiện lòng yêu nước, phản đối hành động đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam của Trung Quốc.
Theo ông Kim, việc người dân tổ chức mít tinh, biểu tình vừa qua là chính đáng, là hành động tự vệ trước việc đất nước bị xâm phạm chủ quyền. "Việc làm này phù hợp pháp luật, thể hiện tinh thần dân chủ. Nếu nhân dân không phản ứng mới là lạ. Trước sự thách thức về chủ quyền Tổ quốc, bất cứ người dân đất nước nào cũng làm vậy, trong khi người dân Việt Nam đã phải đổ biết bao máu, mồ hôi và nước mắt qua các thế hệ mới giữ được độc lập như ngày nay", ông nói.
"Chúng ta phải biết trân trọng tình cảm đó của nhân dân. Chỉ có người dân mới giải quyết được vấn đề bảo vệ đất nước. Đó là chân lý muôn thuở", ông Kim bày tỏ thêm.
Đánh giá về các hoạt động biểu tình sáng 11/5, ông Kim cho rằng “rất chừng mực và có văn hóa”. Theo ông, các hoạt động như vậy đã biểu hiện được lòng yêu nước mà không động chạm chuyện này chuyện khác, không gây thiệt hại tài sản của Nhà nước hay của nhân dân.
“Các cuộc mít tinh, biểu tình cũng không đi lạc vào chủ đề khác, không gây kích động, bạo lực. Tôi đánh giá cao những hành động rất văn hóa như vậy. Ứng xử văn hóa đó là rất tuyệt vời”, ông Kim nhấn mạnh.
Ông cũng nói thêm, các cuộc biểu tình đã thể hiện sự coi trọng tình hữu nghị vốn có của hai nước. Điều đó có lợi cho nhân dân, cho hòa bình hai nước và khu vực mà không gây thiệt hại cho bên nào.
Nhóm phóng viên
Video: Thanh Tùng - Hồng Phúc




Biểu tình lớn chống Trung Quốc


tải lại trang để cập nhật sự kiện mới nhất 


  1. Theo tường thuật của VnExpress, sáng 11/5 nắng nóng gay gắt, nhưng người Đà Nẵng vẫn tập trung tại công viên Bạch Đằng, dưới chân cầu Rồng.
    Thông tin do cư dân mạng đăng tải cho biết đoàn người biểu tình đã diễu đến trước UBND thành phố trước khi giải tán vào tầm 10 giờ.
  2. Một người dân sống ở quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, nói với BBC với điều kiện giấu tên rằng cuộc biểu tình chống hành động của Trung Quốc vào sáng 11/5 ở thành phố Hồ Chí Minh diễn ra 'thuận lợi', 'không bị cấm cản' và 'không có ai bị bắt'.
    Theo lời người này kể do sáng Chủ nhật trên đường phố xe cộ đông đúc nên chỉ có cảnh sát điều tiết giao thông để những người biểu tình tuần hành thuận lợi và đoạn đường trước Lãnh sự quán Trung Quốc được công an bảo vệ để tránh người biể̉u tình tiếp cận.
    Tuy nhiên, theo quan sát của người này thì cũng có nhiều công an có mặt để theo dõi những người mà họ cho là khả nghi để phòng khi cuộc biểu tình chống Trung Quốc chuyển thành chống chế độ.
    Theo lời kể của anh này thì anh có gặp một người phụ nữ trong đám đông biểu tình bức xúc trước thái độ mà bà cho là 'bán nước' của chính quyền.
    Tuy nhiên, trong số những khẩu hiệu được hô trong cuộc biểu tình không có khẩu hiệu chống chính quyền, theo lời nhân chứng giấu tên này.
    "Có một số người có tâm lý dè dặt. Khi tôi rủ họ đi biểu tình thì họ không dám đi vì sợ ra đến đó sẽ bị dính vào biểu tình chống chế độ," ông nói.
    "Nếu chỉ biểu tình phản đối Trung Quốc thôi thì không sao."

  3. Các thành viên của một số tổ chức dân sự trong nước cũng mang theo các khẩu hiệu đòi trả tự do cho những blogger, nhà bất đồng chính kiến từng tham gia chống Trung Quốc hiện đang bị cầm tù.

  4. Theo tường thuật của Vietnamnet, tại TP.HCM, số lượng người diễu hành trước Nhà hát TP, đường Đồng Khởi, quận 1 đông hơn so với ở Hà Nội.

  5. Trong những người xuống đường, còn có các cựu công chức nhà nước, trong đó có những gương mặt quen thuộc như ông Đặng Văn Khoa, ủy viên Ủy ban MTTQ TP.HCM.
    Ông Khoa được Vietnamnet dẫn lời nói "quan trọng nhất trong việc bảo vệ chủ quyền vẫn là lòng dân. Khi mọi người cùng đồng lòng thì nhất định sẽ bảo vệ được đất nước, giang sơn mà cha ông ta đã xây dựng".

  6. Báo điện tử Vnexpress đưa tin dòng người biểu tình ở Hà Nội sáng 11/5 ước tính lên đến hơn 1000 người.
    Đoàn biểu tình đã có mặt từ sáng sớm trước tòa đại sứ Trung Quốc với các khẩu hiệu viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung.
  7.  Theo một số phản ánh từ TP.HCM, các đường chính dẫn đến tòa lãnh sự Trung Quốc đã bị chặn sau cuộc biểu tình hôm qua, vốn đã được báo chí trong nước đăng tải rộng rãi.
    Tuy nhiên, đông đảo người biểu tình vẫn đứng trước rào chắn của lực lượng an ninh, với quốc kỳ Việt Nam và các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc.

  8. Trao đổi với BBC hôm 10/5/2014 từ Sài Gòn, blogger Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng nay đã là thời điểm Đảng và nhà nước Việt Nam phải dựa vào nhân dân mới có thể đối phó được với Trung Quốc trong vụ giàn khoan đang gây ra đối đầu căng thẳng giữa hai nước.
    "Đến lúc nhà nước cũng phải cần đến sự ủng hộ của nhân dân, do vậy cũng không còn ngăn cấm như hồi xưa nữa, hồi xưa bất cứ những phát biểu nào, biểu hiện nào tự phát của nhân dân đều bị nhà nước cấm đoán khi đụng tới Trung Quốc," nguyên Thư ký Tòa soạn báo thanh niên giải thích sự thay đổi đột ngột của chính quyền.
    "Nhưng bây giờ nhà nước nghĩ rằng phải dựa vào nhân dân, cho nên báo chí bắt đầu cũng được cho phép nói, và cụ thể là chiều nay tại Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, đã cho luật sư đoàn tổ chức một cuộc mít-tinh chống lại xâm lấn của Trung Cộng."
     

  9. 54 nhân sỹ trí thức ở TP.HCM, bao gồm những gương mặt quen thuộc như Giáo sư Tương Lai, bác sỹ Huỳnh Tấn Mẫm, sáng 11/5 cũng đã chủ trì một buổi mít-tinh trước Nhà Hát Lớn.

  10. Biểu tình lớn nổ ra sáng Chủ nhật 11/5 tại cả ba miền Bắc Trung Nam để phản đối hành động Trung Quốc mang giàn khoan vào vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam. Con số người tham gia được nói lên tới hàng nghìn ở cả nước.