Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Ông Võ Văn Kiệt. Ảnh: Tuổi Trẻ
Nhân dịp 30 năm ngày đất nước về một dải, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi với báo Quốc Tế về những kỷ niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc trước thời cuộc. Ông cho rằng chúng ta phải nhanh chân, đừng tự ru ngủ mình...

- Là một trong số ít các nhà lãnh đạo còn lại sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông suy nghĩ gì về sự kiện này?
- Suy nghĩ của tôi chỉ đơn giản là làm sao để không còn những nhà lãnh đạo phải trưởng thành từ chiến tranh như chúng tôi nữa. Chiến tranh đã qua cách đây hàng chục năm, chúng tôi đã chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp. Nói như thế có nghĩa là, tôi mong chiến tranh thực sự phải thuộc về quá khứ - một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại.

- "Khép lại" là một khái niệm không đơn giản?
- Không gì là không làm được! "Hòa hiếu", "khoan dung" là những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Người Việt thường chỉ kháng chiến khi có kẻ thù từ bên ngoài. Sau 30 năm qua, tôi nghĩ mọi người Việt Nam chúng ta, cả đôi bên đều nhận thấy khi không còn sự can thiệp từ bên ngoài nữa, chúng ta có thể trở về bên nhau, cùng nhau xây dựng. Và Việt Nam sẽ thêm phát triển khi mọi người Việt dù ở đâu cũng đều ở trong một cộng đồng hòa hợp.

- Chúng ta đã có nhiều nỗ lực để làm điều đó?
- Đôi khi phải nhìn kết quả thay vì nhìn những gì mà chúng ta nghĩ là nỗ lực. Theo cách mà chúng ta đang làm để kỷ niệm những ngày lịch sử hiện nay, tôi e rằng chúng ta lại đang lặp lại những gì mà chúng ta đã làm trước đó. Lịch sử cũng như cuộc sống, cái đúng, cái sai nói một lần người ta hiểu, nói hai ba lần người ta im lặng, nhắc lại quá mức cần thiết thì có thể gây ra sự phản cảm. Trong khi đó theo tôi, chúng ta vẫn còn biết bao nhiêu điều cần nói, biết bao việc cần làm.

- Theo ông, việc cần làm tiếp hiện nay là gì?
- Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu.

- Để lành được vết thương này phải có sự tham gia của tất cả người Việt?
- Đấy là một vấn đề lớn. Chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, muốn để mọi người Việt cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng thì phải thực tâm khoan dung và hòa hợp. Sau 30/4, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói: "Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai". Sau 30 năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người Việt Nam cảm nhận được điều đó.

- Khó khăn nằm ở chỗ nào thưa ông?
- Hồ Chủ tịch từng mong muốn khi chiến tranh chấm dứt, hòa bình lập lại sẽ đi thăm các nước để cảm ơn bè bạn quốc tế. Sau năm 1975, đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Phạm Văn Đồng đã thay mặt Bác làm việc này. Đánh giá cao sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế và cảm ơn là việc làm phù hợp với đạo lý và truyền thống Việt Nam. Nhưng về đối nội, theo tôi đã đến lúc ta phải nhìn nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ cũ, hiện ở trong nước, hay ở bên ngoài. Bản thân tôi, cùng với anh em được giao tiếp quản Sài Gòn năm 1975, một Sài Gòn nguyên vẹn sau một cuộc chiến tranh như vậy, tôi nghĩ, không thể không nói đến vai trò của nội các Dương Văn Minh và các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ - Thiệu có quan hệ với chính phủ Dương Văn Minh lúc bấy giờ.

- Ông Minh đã tuyên bố đầu hàng?
- Đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức ngày 28/4/1975, ngày mà một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn. Nếu ông Minh để cho các tướng dưới quyền "tử thủ", chúng ta vẫn chiến thắng, nhưng Sài Gòn khó mà nguyên vẹn và còn biết bao sinh mạng và tài sản của người dân mình nữa. Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30/4, khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho Cách mạng, đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường và vào đúng giờ phút ấy, mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này.

- Theo ông, từ đâu ông Minh lại có quyết định như vậy?
- Thế thắng của ta trong năm 1975 là không thể cưỡng lại được, tuy nhiên, quyết định của ông Minh không chỉ dựa trên tình hình chiến sự mà còn phản ánh những hành động chính trị trước đó của ông. Ông Minh là vị tướng đã đảo chính lật chế độ Ngô Đình Diệm, ông cũng là người sau đó đã không chịu làm vừa lòng Mỹ, khiến người Mỹ phải bật đèn xanh cho Nguyễn Khánh lật đổ ông.

- Ông đánh giá thế nào về vai trò của "lực lượng thứ ba"?
- Sự xuất hiện trở lại trên chính trường của ông Minh chính là kết quả hoạt động tích cực của lực lượng thứ ba, lực lượng những người đấu tranh với Mỹ - Thiệu ngay trong lòng chế độ Sài Gòn. Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng tổ quốc của mọi người Việt Nam chúng ta trong giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc.

- Ở thời điểm này nhìn lại, ông có bằng lòng với những gì chúng ta đã làm trong 30 năm qua?
- Chúng ta đều có thể vui mừng khi có một Việt Nam thống nhất, quyết tâm vượt qua nghèo đói và quyết tâm hội nhập như ngày hôm nay. Nhưng, nhìn lại quá trình kể từ khi kết thúc chiến tranh thì tôi thấy tiếc. Giá như đổi mới sớm hơn thì chúng ta có thể đã không phải trải qua những năm trả giá đắt như giai đoạn 1975-1985.

- Ông cho rằng bài học về những năm bỏ lỡ cơ hội này là gì?
- Phải tiếp tục đổi mới nữa và tránh xa sự tự mãn, tránh xa bệnh say sưa thành tích! Trong những năm qua, chúng ta tiếp tục giữ được sự tăng trưởng khá, đó là một thành tựu lớn. Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý rằng, với một nước mà GDP chỉ mới đạt trên dưới 40 tỷ USD như Việt Nam, mức tăng trưởng 6-7% chưa phải là đã đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước và nhu cầu hội nhập. Nếu chúng ta không tự khắc phục được những lực cản, không phát huy được nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài, để có được mức tăng trưởng hai con số trong những năm tới, thì khoảng cách của sự tụt hậu so với khu vực, so với thế giới là không thể nào thu hẹp được. Tôi muốn lưu ý rằng, làm được một chiến thắng kỳ vĩ như 30/4/1975 mà say sưa, như tự mãn nguyện thì cũng từng phải trả giá. Thế giới đã đi rất xa, chúng ta phải nhanh chân chứ đừng tự ru ngủ mình để rồi sẽ còn bị bỏ xa hơn nữa.

(Theo Quốc Tế)


Giới ký giả Mỹ không xa lạ với Marissa Roth. Nữ phóng viên chiến trường 55 tuổi này từng lăn lộn ở nhiều cuộc chiến tranh và từng được xướng tên tại lễ trao giải Pullitzer cách đây vừa tròn 20 năm.
Trong dịp đến Việt Nam mới đây, bà đã chia sẻ về những bức ảnh chụp những người phụ nữ bị ảnh hưởng bởi chiến tranh rằng: “Những người phụ nữ có gương mặt khác nhau nhưng nỗi đau trong tim giống nhau. Phụ nữ không tạo ra chiến tranh nhưng họ luôn là những người phải chịu đựng nhiều nhất”. (VietNamNet)

Ở Việt Nam, cuộc chiến tranh thống nhất đất nước đã đi qua 37 năm. Có 75 vạn người mẹ mang nặng một nỗi đau về gần 2 triệu đứa con đã để lại cuộc đời mình ở chiến trường. Những bà mẹ đó được phong anh hùng - một danh hiệu mà họ ước gì không bao giờ phải nhận.
Nhà thơ Nguyễn Duy, trong một tác phẩm của mình, đã viết: Nghĩ cho cùng mọi cuộc chiến tranh/ Phe nào thắng thì nhân dân đều bại!
Những người phụ nữ trong ảnh của Marissa mang những nỗi đau giống nhau trong tim. Những bà mẹ ở hai bên bờ sông Bến Hải cũng vậy.
Sinh thời, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi nhắc lại chiến thắng ngày 30-4-1975, đã nói rằng: “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”.
Hằng năm, chúng ta đều tưng bừng kỷ niệm ngày thống nhất đất nước như một chiến thắng vĩ đại. Cờ, phướn sẽ làm cho phố phường, ngõ xóm trở nên rực rỡ. Và những bài ca chiến thắng sẽ vang lên ở mọi nơi.
Để cho tâm hồn mình bay bổng trong không khí hân hoan đó, thảng hoặc chúng ta quên mất những bà mẹ đang nuốt nước mắt vào trong, những gia đình tang thương vì bom đạn. Chúng ta quên mất những bà mẹ Việt Nam mà lịch sử đã xô đẩy họ đứng ở bên kia chiến tuyến cũng mang những nỗi đau giống như nỗi đau của mọi bà mẹ trên đời.
Nếu như cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng nói rằng: “Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai” thì nỗi đau nào cũng là nỗi đau của cả dân tộc, không thể chỉ là của riêng ai.


“Chính sự cốt chuộng sự khoan dung, giản dị”
Nhân kỷ niệm 30.4.2012


Tương Lai
Đường nét cơ bản của đạo lý dân tộc mà chung ta đang nghĩ về được khởi phát ngay trong giai đoạn mở đầu thời kỳ tự chủ thoát khỏi ách Bắc thuộc, đặt cơ sở vững chắc cho nền độc lập. Vào buổi ấy, trong tuyên ngôn được xem như là “cương lĩnh dựng nước” của Khúc Hạo năm 907 đã khẳng định : “Chính sự cốt chuộng khoan dung giản dị” khiến cho “trăm họ đều được yên vui“. Vào thời điểm lịch sử ấy, trong bài kệ “Vận Nước” [Quốc Tộ] của Thiền sư Pháp Thuận [915-990] cũng nói về khát vọng hòa bình, an lạc: “Vận nước đan xen với nhau như mây quấn/ Đất trời Nam đang hưởng thái bình/ Nếu triều đình thấm nhuần lẽ vô vi/ Mọi nơi sẽ không còn chiến tranh [Quốc tộ như đằng lạc/Nam thiên lý thái bình/ Vô vi cư điện các/Xứ xứ tức đao binh"].
Quả thật, nếu “Thiền tâm thấm tận triều đinh/ Thì nhân gian dứt đao binh đời đời” [Nguyễn Duy dịch thơ], khát vọng nhân văn cao cả ấy đã được ông cha ta nuôi dưỡng và ghi trên những trang sử vàng của dân tộc. Đương nhiên lịch sử cũng từng tô đậm những trang oanh liệt về ý chí quật cường, lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều đập tan những đạo quân xâm lược khiến chúng “ra đến biển chưa thôi trống ngực, về đến Tàu còn đổ mồ hôi” [Cáo bình Ngô]
Trong cái thế “chẳng đặng đừng” của tình huống “gươm dơ lấy nước làm sạch, nước dơ lấy máu làm sạch“, ông cha ta phải tuốt gươm. Cho dù ” Thù nước chưa trả mà mái tóc đã sớm bạc, Bao phen mang gươm báu ra mài dưới ánh trăng” [Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỷ độ long tuyền đới nguyệt ma]* [Đặng Dung."Cảm hoài" ] . Thế nhưng, khi “Giặc tan muôn thuở thanh bình” thì lại nghiệm ra rằng “Sông đây rửa sạch giáp binh…Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao” [Trương Hán Siêu "Bạch đằng giang phú"] Nội hàm của khái niệm “đức” ở đây cần được hiểu là đạo lý truyền thống của dân tộc ta.
Đừng quên rằng, bài phú Sông Bạch Đằng được làm ra trong khí thế ngút trời của ba lần đại thắng quân Nguyên, ấy vậy mà kết thúc bài phú lại mượn ý của Đỗ Phủ “an đắc tráng sĩ vãn Thiên hà, tĩnh tẩy giáp binh trường bất dụng” [ước gì được tráng sĩ kéo sông Ngân hà xuống, rửa sạch giáp binh mãi mãi không dùng nữa] để nói lên cái khát vọng hòa bình, an lạc thấm đẫm triết lý nhân văn của ông cha ta. Chẳng thế mà cùng thời điểm với bài phú của Trương Hán Siêu, với “Trảm xà kiếm phú“, Sử Hy Nhan cũng từng viết : “sinh ở thời văn minh không nên bàn về uy vũ, sống ở thời thịnh trị chớ có nói chuyện chiến tranh“. Trong mạch tư duy ấy, bài phú kết thúc bằng mấy câu thơ :
Kiếm này! Kiếm này! Là vật chẳng lành
Thánh nhân túng thế mới dùng mi, đâu phải vật quý
Ôi! Thánh triều ta sùng thượng văn học
Thiên hạ nhất thống, thái bình thịnh trị
Nếu có kiếm chừ, dùng đến mà chi. 1
Càng ngẫm nghĩ kỹ về những câu thơ này, càng ngộ ra được cái tầm cao của một suy tư thể hiện bản lĩnh văn hóa của một dân tộc “vốn xưng văn hiến đã lâu” như Nguyễn Trãi từng chỉ ra trong áng văn bất hủ vốn được xem là “Tuyên ngôn Độc lập” thế kỷ XV. Vì thế, cần hiểu rẳng nội hàm của khái niệm “sùng thượng văn học” nói ở đây chính là đề cao văn hóa, là hiểu rõ bản lĩnh truyền thống dân tộc đã xây đắp nên nền văn hóa Việt Nam. Và đó chính là cội nguồn của sức mạnh Việt Nam.
Cách đây 8 năm, cũng vào dip kỷ niệm 30 tháng 4, để trả lời câu hỏi “vì sao một đất nước tương đối nhỏ bé và lạc hậu về công nghệ lại có thể đánh thắng hai cường quốc là Pháp và Mỹ” Pino Tagliazucchi, nhà nghiên cứu người Ý, cố tìm “một điều gì đó không liên quan đến khoa học quân sự cổ điển…“ rồi kết luận rằng đó chính là : lịch sử và văn hoá của dân tộc Việt Nam, và cuộc đấu tranh vì độc lập là của tất cả mọi người.” 2
Ở vào vị thế địa-chính trị ngặt nghèo của “trứng chọi đá”, phải thường trực cảnh giác với tham vọng bành trướng của các thế lực phong kiến phương Bắc, nhân dân ta luôn phải dùng yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều. Vì vậy, để có sự đồng thuận cả nước một lòng, phải tìm mọi cách phát huy đến mức cao nhất tinh thần đại đoàn kết.

Có thể nói, “đại đoàn kết dân tộc là một tư tưởng chính trị lớn, đồng thời là một đạo đức lớn…Tư tưởng và đạo đức ấy coi đoàn kết là lẽ sinh tồn của dân tộc ta từ ngàn xưa, là sức mạnh vô địch của cách mạng nước ta hiện nay và sau này. Tư tưởng và đạo đức ấy thể hiện tinh thần hòa hợp dân tộc, tình tương thân tương ái của con người, sự độ lượng bao dung và lòng quý trọng từng nhân cách, tập hợp được đông đảo nhân dân, động viên được công sức tài năng của mọi người, không bỏ rơi, không để sót một ai 3. Càng thiết thực và có ý nghĩa trực tiếp hơn khi hiểu rằng bài học đại đoàn kết dân tộc cũng là bài học của “tinh thần hòa hợp dân tộc “,bài học về “sự độ lượng bao dung và lòng quý trọng từng nhân cách“, do vậy mà“tập hợp được đông đảo nhân dân, động viên được công sức tài năng của mọi người, không bỏ rơi, không để sót một ai“.
Để sáng tỏ hơn nữa điều này, cần nhắc lại ở đây tư tưởng chỉ đạo trong bức thư năm 1972 của Lê Duẩn “Gửi Trung ương Cục miền Nam về những công tác cấp bách ở miền Nam sắp tới” : “Theo tinh thần hòa hợp dân tộc, cách mạng chủ trương “đại xá” đối với những người đã tham gia các tổ chức chính trị hoặc vũ trang của địch. Tất cả những ai thấy được tội lỗi, đoạn tuyệt với quá khứ, quay về đường ngay lẽ phải, đều có chỗ đứng trong lòng dân tộc…Chính sách của chúng ta lấy nhân nghĩa để cảm hóa, lấy khoan hồng để đối xử, tuyệt đối không báo oán, trả thù“4. Đáng tiêc rằng, tư tưởng cao đẹp thấm nhuần sâu sắc truyền thống nhân ái và khoan dung của dân tộc ấy đã không được chấp hành một cách trung thực và triệt để.

Sau này, khi nhắc lại tư tưởng ấy, Võ Văn Kiệt day dứt với những suy tư : “Sau 30.4, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói : “Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai”. Sau ba mươi năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người Việt Nam cảm nhận được điều đó”.5
Những suy tư ấy của một người thường trực đứng nơi đầu sóng ngọn gió của cuộc chiến đấu khốc liệt thấm đẫm tính nhân văn trong truyền thống Việt Nam. Ông thẳng thắn nói lên một sự thật mà không phải ai cũng dám nhìn thẳng vào sự thật ấy để đưa ra những quyết sách : “Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và sự mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miến Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu…. Chính vì thế “…nếu chỉ dùng đối đầu và bạo lực để giải quyết những thù hận thì chỉ đẻ ra thù hận. Nếu dùng cách cảm hóa để giải quyết thù hận thì có thể triệt tiêu được thù hận và tạo ra sức mạnh ngày càng dồi dào hơn. Nếu cứ còn chia rẽ do thù hận vì bại, kiêu vì thắng thì có ích gì cho bản thân, cho đất nước, cho hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế ?”6

Những ý tưởng cao đẹp dẫn ra ở trên, nghĩ cho kỹ, chính là sự kế thừa một cách trung thực và sáng tạo truyền thống nhân ái và khoan dung của ông cha ta, khởi đầu từ “cương lĩnh dựng nước” nhắc ở trên, cội nguồn của ý chí và sức mạnh dân tộc. Xin chỉ gợi vài ví dụ.
Đại Việt sử ký toàn thư. Quyển X. Kỷ Nhà Lê đã chép chỉ dụ của Lê Thái Tổ : “Trả thù báo oán là thường tình của mọi người, nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức. … tha mạng sống cho ức vạn người để dập tắt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép, tiếng thơm muôn đời, há chẳng lớn lao sao?”. Cũng Đại Việt Sử ký. Quyển V. Kỷ Nhà Trần chép : “Trước kia, khi người Nguyên vào cướp, vương hầu, quan lại nhiều người đến doanh trại giặc xin hàng. Đến khi giặc thua, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng sai đốt hết đi…“.
Vào thế kỷ XVIII, Nguyễn Huệ, người đã đánh tan hai mươi vạn quân xâm lược trong vòng mười ngày đã từng nói với Ngô Thời Nhiệm : “nay ta đến đây tự đốc việc quân, đánh hay giữ đã có kế cả rồi…nhưng nước Thanh lớn hơn nước ta đến mười lần, bị thua chắc phải tìm cách rửa hận. Nếu cứ để binh lửa liên miên, thực không phải là phúc của nhân dân, lòng ta sao nỡ. Vì vậy, sau khi thắng trận phải khéo dùng từ lệnh thì mới dập tắt được lửa binh“. “Gò Đống Đa” với bài văn tế những tên xâm lược xấu số là một biểu hiện sống động của “từ lệnh” đó : ” Nay ta cho thu nhặt xương cốt chôn vùi. Bảo lập đàn bên sông cúng tế. Lòng ta thương chẳng kể người phương Bắc. Xuất của kho đắp điếm đống xương khô. Hồn các ngươi đừng vất vưởng dưới trời Nam. Hãy lên đường quay về nơi hương chỉ “. Chỉ nửa năm sau “sự kiện Đống Đa”, Quang Trung đã lập lại quan hệ hòa hiếu với nhà Thanh!

Kế thừa và đẩy lên đỉnh cao truyền thống nhân ái và khoan dung ấy, Hồ Chí Minh đưa thêm nội dung dân chủ và tự do vào trong đó để chỉ ra tính chất “huynh đệ tương tàn” trong “cuộc chiến tranh giữa những người cùng theo đuổi một lý tưởng Tự do – Bình đẳng – Bác ái và chế độ dân chủ. Trong thư trả lời bà Chossis trong Hội Liên hiệp Phụ nữ Pháp viết ngày 22.9.1946 có đoạn : “Trong khi một bà mẹ Pháp thương khóc đứa con mình thì có bao nhiêu bà mẹ Việt Nam vừa thương khóc những người con bị giết, lại vừa đau xót vì nỗi nhà tan, cửa nát… Phải chấm dứt cuộc huynh đệ tương tàn này. Người Việt Nam và người Pháp chúng ta cũng theo đuổi một lý tưởng giống nhau: Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Chúng ta cùng có mục đích giống nhau là chế độ dân chủ…Theo tinh thần “bốn bể đều là anh em”, tôi yêu mến thanh niên Pháp cũng như yêu mến thanh niên Việt Nam.
Đối với tôi, sinh mệnh của một người Pháp hay sinh mệnh của một người Việt Nam đều đáng quý như nhau. Hỡi các bà mẹ Pháp! Tôi kêu gọi tinh thần yêu nước cao quý và tình mẫu tử của các bà. Các bà hãy giúp chúng tôi ngăn chặn những hiểu lầm và mau chóng gây dựng mối tình hữu nghị và tinh thần hoà hợp giữa các con em chúng ta.7
Đừng quên rằng ở đây, đối tượng của bức thư là người Pháp, tác giả là người thấm nhuần văn hóa và triết lý phương Đông nhưng lại hiểu biết sâu sắc văn hóa Pháp nói riêng và văn hóa phương Tây nói chung, nội dung của bức thư nói lên điều đó. Đối với những người con của các bà mẹ Pháp cũng như đứa con của các bà mẹ Việt Nam từng đứng ở hai chiến tuyến đối địch mà Hồ Chí Minh vẫn dùng khái niệm “huynh đệ tương tàn” để kêu gọi lương tri của những người mẹ nói riêng và của cả hai dân tộc nói chung vì “tình yêu nước và tình mẫu tử” mà đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh.
Thì chẳng phải Đức Phật đã từng dạy : “Nước mắt nào cũng cùng một vị măn, máu của người nào cũng cùng một màu đỏ” đó sao. Triết lý ấy bắt gặp tư tưởng nhân văn cao cả của người Việt Nam ta”thương người như thể thương thân“, nội dung cốt lõi của đạo lý truyền thống dân tộc. Phải từ tầm cao văn hóa đó mới có được lời lẽ chân tình và xúc động trong bức thư nói trên. Cũng nên biết thêm rằng, bức thư này Bác viết ngay trên chiến hạm Durvin của Pháp trên đường về nước.
Ngày 30 .4. 1975, non sông quy vào một mối, cột mốc chói lọi tô điểm thêm vào trang sử vàng của những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa xưa kia để hiểu thêm về nội dung “sùng thượng văn học” thấm đẫm triết lý nhân văn trong đạo lý truyền thống dân tộc nhân văn để nhớ lại lời răn dạy của ông cha : “chính sự cốt chuộng sự khoan dung, giản dị“, ngọn nguồn của tư tưởng ” khoan sức cho dân, lấy kê sâu rễ bền gốc, đấy là thượng sách để giữ nước ” trong lời căn dặn của Đức Thánh Trần, mà mỗi người Việt Nam, trước hết là những người gánh trọng trách quốc gia phải ghi nhớ nằm lòng. Đấy không chỉ là kế sách giữ nước, đấy chính là đạo lý dân tộc. Làm ngươc lại đạo lý ấy, hệ lụy sẽ khôn lường.

Theo  Người Lót Gạch
_________
Chú thích :
1. Hợp tuyển Thơ Văn Việt Nam thế kỷ X.thế ky3XVII. NXB Văn học.Hà Nội 1976, tr. 180
2. Báo Tuổi Trẻ ngày 21.4.2004, tr.15
3 Phạm Văn Đồng. “Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh”NXBCTQG. Hà Nội 1998, tr. 186
4. Lê Duẩn “Thư vào Nam“. NXB Sự Thật. Hà Nội. NXB Sự thật, Hà Nội 1986, tr.342.
5 và 6 . Võ Văn Kiệt, Người thắp lửa. NXB Trẻ, 2010, tr.468, 481
7. Hồ Chí Minh toàn tập,Tập 4, NXBCTQG. Hà Nội.1995. tr.303

National Geographic Live! : Vietnam's Infinite Cave

Veteran photographer and National Geographic grantee Carsten Peter is also an accomplished climber, diver and caver who has photographed some of the world's most extreme environments. Here he shares stories and images from a cave system in Vietnam that may be the world's largest.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Những phút cuối cùng của chính quyền VNCH, với cờ vàng còn tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Lúc này TT Dương Văn Minh cùng toàn thể nội các đang ở trong dinh chờ bộ đội Bắc Việt tiến vào, sau đó được đưa qua đài phát thanh Sài Gòn để đọc lời tuyên bố đầu hàng.

Honoring the 35th Anniversary of April 30, 1975 Celebrating Freedom in America
www.midway.org/OFW
(USS Midway mở khu triển lãm vĩnh viễn về cuộc di tản năm 1975)

Xem Slideshow
Click vào hình để có ảnh phóng to hơn:
Refugees from the Central Highlands run for rescue helicopters to evacuate them to safety
U1832775

U1832635

1975 da nang

BE045788

U1833331

U1833545

1975 Vietnamese Mother Wails Over Body of Her Child in Da Nang

1975 South Vietnamese army medic inoculates refugee youngster at Cam Ranh Bay.

U1827445

U1832268

U1832245A

U1832245B

1975 Panicked Vietnam Marines Board Cutter to Evacuate Da Nang

1975 Đà Nẵng

U1832246

U1832256

1975 Refugees Hoisted in Cargo Net as They Evacuate Da Nang

Da Nang 1975 - South Vietnamese soldiers shown under guard in a secured area after the fall of Da Nang.

1975 FLAGS FLYING in DA NANG - The War in Vietnam

U1832725

U1832245

U1832253-3

U1827423-17

U1827422-8

U1827399

NW002060

NW002055

Saigon 1975

Quang Tri 1972

U1834802

U1834516

U1834223

U1833088

U1834297

U1834374

NW002054

Xuan Loc

NW002049

U1827448

0000125671-001

U1827442

U1833275

U1768956

U.S. troops repatriation following signing of Paris Peace Agreement

U1835229

U1833515

U1835910

BE001161

U1835952

U1833375

0000126259-001

BE022107

FALL of SG (53)

FALL of SG (46)

U1833599

Evacuation on Saigon river bank

42-28210777

BE052667

42-16878373

Giant galaxy C-5A plane crashed near Tan Son Nhut airport during Baby Lift operation

U1832259

U1835717-6

BE052668

1975 U.S Navy Pushes Vietnam War Helicopter

U1835983

April 2, 1975 Cam Ranh Bay - TAKEN BY THE ENEMY

1975 Children in Vietnam During the War

U1835985

General Duong Van Minh, President of South Vietnam for a few days before the country fell into Communist hands

VC phao kich vao Q1 Saigon thang 4-1975

0000126420-002

NW002044

0000126420-001

TT Thiệu từ chức và từ giã đồng bào miền Nam trên truyền hình

Sau 10 năm cầm quyền, TT Thiệu đã từ chức ngày 21-4-1975, nói rằng người Mỹ là không đáng tin cậy

1-5-1975 - DS My tren hang khong mau ham

T-54 cháy trên đường Võ Tánh (Hoàng Văn Thụ bây giờ), gần Lăng Cha Cả

Xe tang Bac Viet bi ban chay tai Lang Cha Ca gan san bay TSN

Vo Tanh St - Saigon 1975

U1835600

U1835596

BE052729

VC pháo kích vào SG những ngày gần cuối cuộc chiến

BE022111

Trận chiên cuối cùng trên cầu Sài Gòn

U1832247-16

0000126419-001

BE045787

0000126415-001

U1817468

0000405614-003

Trung ta VNCH tu sat ngay 30-4-1975 truoc tuong dai

NW002058

FD004488

Mourners at Bien Hoa Cemetery

IH015026

U1497471

Ni su Huynh Lien, hoat dong ngam cho VC tai SG

Dan ngheo vao lay hang trong Tan Cang

WL001193

TS003342

Quan Y Vien Cong Hoa

Cong Hoa Military Hospital

President Ford breaks into a run and laughingly leads the press back to the plane

U1830724

U1836000

0000244941-001

U1835873

BE005342

U1835718-9

0000126255-001

NW002067

42-28218188

42-28218190

42-28218189

BE002321

U1833850

42-28210637

42-28210645

NW002065

NW002061

tại cổng sau tòa ĐS Mỹ trên đường Hồng Thập Tự, gần đầu đường Phùng Khắc Khoan

BE022134

42-28210760

42-28210775

va050179

va050184

TQLC Mỹ trên tàu sân bay Hancock chờ lịnh để bay đến SG bảo vệ cuộc di tản

va050185

va050183

va050186

Evacuees aboard the USS Hancock.

Evacuees aboard the USS Hancock.

Evacuees aboard the USS Hancock.

Evacuees aboard the USS Hancock.

Evacuees aboard the USS Hancock.

Arriving evacuees aboard the USS

Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh QK3 đến được tàu sân bay USS Hancock

Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ và tướng Ngô Quang Trưởng vừa tới được tàu sân bay USS Hancock

May 21, 1975 - First Lady Betty Ford Visits with General Ky

U1835661

Saigon 1975 - ĐL Thống Nhất

April 30, 1975


U1835737

FD002892

U1835804

FD003003

U1827467

0000333306-005

U1837871

405614-013

The end of the Vietnamese civil war: the South lost, the North won

33306-001

BE022140

FD002953

FD004492

Arrested General Duong Van Minh, the last president (for 3 days) of South Vietnam

FD004494

0000405614-006

0000405614-005

0000405614-012

0000405614-001

30 Apr 1975 - At the gate of Independence Palace

0000405614-009

0000405614-016

0000405614-010

42-18442382

FD004493

FD004478

BE022141

FALL of SG (114)

Saigon 1975

The War is over

Saigon is renamed 'Ho Chi Minh City'

42-18442383

FD003004

Abandoned and captured on the morning of April 30, 1975

FD004523

Ngay 1-6 "le Thieu nhi" dau tien tai SG. Rap Dai Nam tren duong Tran Hung Dao

Saigon 1975

FD004520

FD004500

FD004502

U1838970

0000405614-007

0000405614-011

0000333306-008

0000405614-008

0000333306-007

FD004375

FD004376

Berliners from Vietnam

HU044864

BE046038

42-20341912

BE045969

0000167605-009

0000167605-007

0000167605-006

0000167605-011

0000167605-012

0000167605-010

0000167605-008

42-19041853

0000167605-002

0000167605-001

42-19041855

0000167605-005

0000167605-004

BE046061

0000167605-003

42-16305221

U7955UNI

42-16305215

42-16305220
 
42-16305219

U1959960A - Tung An freighter with 2,700 Vietnamese refugees

0000167703-002

0000167703-001

42-16305218

42-16305222

U1959960-16

U1959960

TBT Dang CSVN Le Duan (doi mu coi) trong le ky niem 10 nam giai phong Da Nang

Da Nang 1985

Saigon Roundabout

WL006979

WL006978

JS006275

BE083839

BE083831

RA003843

U1911885-21

RA003842

U1911885

42-18542607

RA003967

RA002444

42-21863590

U1836260

42-21863597

U1838366

Pho TT NCKy

TT Thieu

07 May 1975, NewYork - Madame Ngo Dinh Nhu

VN Presidents' Seals and Signatures

President Ngo Dinh Diem

42-17576169

BV004556

Saigon 1977 - Kennedy Square - Ho Chi Minh City

A young Vietnamese refugee resting at the Pulan Bidong refugee camp in Malaysia.