Người già chuyện
SGTT.VN - Một phóng viên xuất thân là hướng dẫn viên du lịch, có tật hễ đi nước ngoài thì viết bài so sánh những điều mắt thấy tai nghe xứ người với chuyện trái tai gai mắt trong nước, rồi kết thúc kiểu “Trông người mà ngẫm lại ta...”, “Nhân đây nhớ chuyện nước mình...”
Cho anh ta sang Congo thì anh ta khen thức ăn bên ấy còn an toàn hơn bên mình, cử sang Lào thì anh ta liền viết bài khen đường sá ở đó ăn đứt Việt Nam. Cuối cùng, ban biên tập quyết định trói chân phóng viên này ở toà soạn, bằng cách giao cho tổ phiên dịch quốc tế. Nhưng sự nghiệp anh ta vẫn khó bề tiến triển, ngay sau bài dịch đầu tiên:
– Sếp ơi, em vừa dịch được bài này hay lắm! Đó là chuyện Tổng thống Turkmenistan cách chức một bộ trưởng vì không biết dạy con!
– Thiệt không? Nhưng tội trạng của ông bộ trưởng kia cụ thể là gì?
– Bộ trưởng Công nghiệp và năng lượng xứ ấy bị cách chức với lý do con trai ông dính dáng đến một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Tin độc chưa!
– Độc thiệt. Nhưng nè, thế cậu kết thúc bản tin ấy thế nào: có “trông người ngẫm ta” như mọi khi rồi so sánh với chuyện các COCC của ta không? Cấm đấy nhé.
– Hehe sếp yên tâm, em hoàn toàn không viết như thế.
– Tốt rồi, phải chấm dứt ngay cái kiểu liên tưởng xa gần ấy nếu còn muốn làm báo. Cậu cần biết theo xếp hạng của một trang mạng thì nghề phóng viên của cậu là một trong những nghề hạng bét, liệu thân đấy! Thế cậu đọc câu kết của bài cho tôi nghe thử.
– Đã bảo sếp yên tâm mờ, em chỉ kết thế này: “Chuyện trong nhà của quan chức xứ người mà quan trọng dường ấy, chẳng bù ở ta, có dân biểu, chồng đang bị truy nã nhưng vẫn vào được nghị trường!”
SGTT.VN - Một lớp kỹ năng gia đình vừa mở tại nhà văn hoá Phụ nữ có cái tên khá lạ là “Nuôi dạy con bằng nghịch lý” đã thu hút khá đông người tham dự. Diễn giả là một phụ nữ tự giới thiệu có ba bằng tiến sĩ:
– Trước khi bắt đầu, xin được hỏi: nếu chọn giữa hotboy nổi tiếng và một chàng trai làng nhàng để làm rể, bạn chọn ai?
Tất cả nhao nhao trả lời: “Tất nhiên là hotboy, vì con tui thề chỉ lấy chồng đẹp!” Diễn giả ngao ngán lắc đầu:
– Nghĩ sao vậy! Hãy khuyên con lấy chồng bình thường, nếu không muốn nó mang bầu rồi thằng hotboy kia tuyên bố không phải con nó!
Chờ cho tiếng “Ồ” của cử toạ lắng xuống, diễn giả nói tiếp:
– Vậy là các bạn đã hiểu được thế nào là sự hợp lý của... nghịch lý. Xin hỏi câu nữa: khi đi chợ, bạn nên mua thịt nạc hay thịt mỡ cho bữa ăn gia đình?
Một bà nội trợ nhanh nhảu:
– Theo logic nghịch lý là hợp lý mà tiến sĩ vừa nói, ăn thịt mỡ mới có lợi cho sức khoẻ, vì sẽ yên tâm là không có chất tạo nạc!
– Không ngờ các bạn tiếp thu nhanh quá. Câu nữa nè: nếu con các bạn là đứa bất tài, tự ti, yếm thế, thì phải làm sao?
Sau một hồi suy nghĩ, chỉ một cánh tay giơ lên:
– Tôi sẽ cho nó dự các cuộc thi tương tác trên truyền hình!
Diễn giả ngớ người:
– Bạn có nghe lộn không? Nó đã bất tài, làm sao đi thi được?
– Chính vì thế, nó mới cần đi thi, để được giám khảo khen: “Tiết mục của em chính là điều tôi chờ đợi”, “Tôi không biết phải nói gì ngoài một lời: cám ơn em!”, “Sau khi xem em biểu diễn, từ nay tôi là fan của em”!
Diễn giả tròn mắt thán phục:
– Mời bạn lên đây nói thay tôi!
SGTT.VN - Một phóng viên xuất thân là hướng dẫn viên du lịch, có tật hễ đi nước ngoài thì viết bài so sánh những điều mắt thấy tai nghe xứ người với chuyện trái tai gai mắt trong nước, rồi kết thúc kiểu “Trông người mà ngẫm lại ta...”, “Nhân đây nhớ chuyện nước mình...”
Cho anh ta sang Congo thì anh ta khen thức ăn bên ấy còn an toàn hơn bên mình, cử sang Lào thì anh ta liền viết bài khen đường sá ở đó ăn đứt Việt Nam. Cuối cùng, ban biên tập quyết định trói chân phóng viên này ở toà soạn, bằng cách giao cho tổ phiên dịch quốc tế. Nhưng sự nghiệp anh ta vẫn khó bề tiến triển, ngay sau bài dịch đầu tiên:
– Sếp ơi, em vừa dịch được bài này hay lắm! Đó là chuyện Tổng thống Turkmenistan cách chức một bộ trưởng vì không biết dạy con!
– Thiệt không? Nhưng tội trạng của ông bộ trưởng kia cụ thể là gì?
– Bộ trưởng Công nghiệp và năng lượng xứ ấy bị cách chức với lý do con trai ông dính dáng đến một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Tin độc chưa!
– Độc thiệt. Nhưng nè, thế cậu kết thúc bản tin ấy thế nào: có “trông người ngẫm ta” như mọi khi rồi so sánh với chuyện các COCC của ta không? Cấm đấy nhé.
– Hehe sếp yên tâm, em hoàn toàn không viết như thế.
– Tốt rồi, phải chấm dứt ngay cái kiểu liên tưởng xa gần ấy nếu còn muốn làm báo. Cậu cần biết theo xếp hạng của một trang mạng thì nghề phóng viên của cậu là một trong những nghề hạng bét, liệu thân đấy! Thế cậu đọc câu kết của bài cho tôi nghe thử.
– Đã bảo sếp yên tâm mờ, em chỉ kết thế này: “Chuyện trong nhà của quan chức xứ người mà quan trọng dường ấy, chẳng bù ở ta, có dân biểu, chồng đang bị truy nã nhưng vẫn vào được nghị trường!”
SGTT.VN - Một lớp kỹ năng gia đình vừa mở tại nhà văn hoá Phụ nữ có cái tên khá lạ là “Nuôi dạy con bằng nghịch lý” đã thu hút khá đông người tham dự. Diễn giả là một phụ nữ tự giới thiệu có ba bằng tiến sĩ:
– Trước khi bắt đầu, xin được hỏi: nếu chọn giữa hotboy nổi tiếng và một chàng trai làng nhàng để làm rể, bạn chọn ai?
Tất cả nhao nhao trả lời: “Tất nhiên là hotboy, vì con tui thề chỉ lấy chồng đẹp!” Diễn giả ngao ngán lắc đầu:
– Nghĩ sao vậy! Hãy khuyên con lấy chồng bình thường, nếu không muốn nó mang bầu rồi thằng hotboy kia tuyên bố không phải con nó!
Chờ cho tiếng “Ồ” của cử toạ lắng xuống, diễn giả nói tiếp:
– Vậy là các bạn đã hiểu được thế nào là sự hợp lý của... nghịch lý. Xin hỏi câu nữa: khi đi chợ, bạn nên mua thịt nạc hay thịt mỡ cho bữa ăn gia đình?
Một bà nội trợ nhanh nhảu:
– Theo logic nghịch lý là hợp lý mà tiến sĩ vừa nói, ăn thịt mỡ mới có lợi cho sức khoẻ, vì sẽ yên tâm là không có chất tạo nạc!
– Không ngờ các bạn tiếp thu nhanh quá. Câu nữa nè: nếu con các bạn là đứa bất tài, tự ti, yếm thế, thì phải làm sao?
Sau một hồi suy nghĩ, chỉ một cánh tay giơ lên:
– Tôi sẽ cho nó dự các cuộc thi tương tác trên truyền hình!
Diễn giả ngớ người:
– Bạn có nghe lộn không? Nó đã bất tài, làm sao đi thi được?
– Chính vì thế, nó mới cần đi thi, để được giám khảo khen: “Tiết mục của em chính là điều tôi chờ đợi”, “Tôi không biết phải nói gì ngoài một lời: cám ơn em!”, “Sau khi xem em biểu diễn, từ nay tôi là fan của em”!
Diễn giả tròn mắt thán phục:
– Mời bạn lên đây nói thay tôi!