Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Triều Tiên phóng tên lửa thất bại: Tên lửa rơi do công nghệ cũ của Liên Xô?

(Zing) - Triều Tiên đã phóng tên lửa tầm xa mang vệ tinh vào sáng sớm nay, nhưng dường như nó đã bị phá hủy trước khi thoát ra khỏi tầng khí quyển của trái đất, và rơi xuống một vị trí nào đó.
Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức quốc phòng Hàn Quốc cho biết, tên lửa Triều Tiên được phóng lúc 7h39 sáng nay (giờ địa phương, tức 5h39 giờ Việt Nam). Ông này cũng cho biết trên Yonhap: "Chúng tôi đang theo dõi đường bay của tên lửa". Trong khi đó, CNN dẫn lời hai quan chức của Mỹ khẳng định, tên lửa của Triều Tiên đã được phóng đi, nhưng thất bại không lâu sau đó.
Theo kết luận từ những dữ liệu mà quân đội Hoa Kỳ thu thập sau vụ phóng, tên lửa Triều Tiên đã không thể đạt được yếu tố không gian. Điều đó có nghĩa, nó đã bị phá hủy ngay khi vẫn ở dưới tầng khí quyển trái đất, và rơi xuống một nơi nào đó dưới đại dương, nhiều khả năng thuộc lãnh hải Hàn Quốc.
Ngay sau khi nhận được tin, quân đội Hàn Quốc đã triển khai tàu chiến và máy bay trực thăng để tìm mảnh vỡ từ tên lửa Triền Tiên rơi xuống hải phận nước này. Hiện chưa rõ nguyên nhân khiến vụ phóng tên lửa mang vệ tinh của Bình Nhưỡng thất bại là do lỗi kĩ thuật, hay bị bắn hạ bởi tên lửa đánh chặn mà Hàn Quốc và Nhật Bản đã triển khai.
Vụ phóng tên lửa thất bại của Triều Tiên cũng đã được Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, ông Osamu Fujimura, xác nhận. Theo đó, tên lửa Triều Tiên bị phá hủy sau khi rời bệ phóng chỉ hơn một phút, sau đó rơi xuống biển. Ông Fujimura cũng xác nhận, vụ phóng tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến Nhật Bản.
Ngay sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, chính phủ Nhật Bản đã tổ chức một quộc họp an ninh khẩn cấp. Về phía Hàn Quốc, lệnh báo động đỏ đối với cư dân sống gần biên giới Triều Tiên cũng đã được phát đi, để người dân vào hầm trú ẩn, tránh trường hợp bị các mảnh vỡ của tên lửa Triều Tiên rơi trúng. Tàu thuyền hoạt động trong khu vực và giao thông hàng không cũng nhận được cảnh báo từ trước khi vụ phóng được tiến hành.
Triều Tiên sẽ có thông báo chính thức về vụ phóng tên lửa vào lúc 9h sáng nay.

*Video hành trình bay dự kiến của tên lửa Triều Tiên
*Hình ảnh tên lửa Triều Tiên trên bệ phóng

Tên lửa Unha-2 được phóng trong lần thử nghiệm năm 2009.
Trước đó, Triều Tiên đã khẳng định, họ sẽ phóng tên lửa tầm xa Unha-3 mang vệ tinh vào quỹ đạo trong khoảng thời gian từ 12/4 đến 16/4, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Kim Nhật Thành, nhà sáng lập Đảng Lao động Triều Tiên.
Trước khi vụ phóng tên lửa diễn ra, nó đã gây không ít sóng gió trong khu vực và trên trường quốc tế. Dù Bình Nhưỡng liên tục khẳng định vụ phóng tên lửa lần này hoàn toàn phục vụ mục đích hòa bình, nhưng phía Mỹ và Hàn Quốc cáo buộc, đây và vụ thử tên lửa đạn đạo núp danh. Nhiều biện pháp đánh chặn đã được hai người láng giềng Triều Tiên là Hàn Quốc và Nhật Bản triển khai để bắn hạ tên lửa nếu nó lạc đường.

* Tranh cãi xung quanh quá trình chuẩn bị phóng tên lửa của Triều Tiên

Hồng Duy

Ngay sau khi rời bệ phóng khoảng một phút, tên lửa của Triều Tiên đã phát nổ và rơi vỡ trên mặt biển của Hàn Quốc.

Toàn cảnh Triều Tiên phóng vệ tinh

Tên lửa của Triều Tiên đã phóng không thành công
Các quan chức Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết độ cao của tên lửa khi phát nổ là khoảng 120 km. Việc tách giữa giai đoạn I và giai đoạn II của tên lửa không thành công, khiến cho vệ tinh rơi xuống biển.
Theo nguồn tin của tờ Phượng Hoàng (Hồng Kông), tên lửa này có cùng công nghệ phát triển với tên lửa tầm xa DF-2 DF-4 của Trung Quốc, và giống tên lửa CZ-1.
Tuy nhiên, từ dòng DF2 đến trung gian DF-4, có một công nghệ mới vô cùng quan trọng là DF-3 (giađoạn đầu của DF-4). Tuy nhiên, theo tờ báo này thì phía Triều Tiên đã thiếu mất mẫu này.
Vấn đề là, hỏa tiễn và hiệu lực của động cơ này rất quan trọng, và giai đoạn này không thể bỏ qua.
Theo các bài báo đăng trên tờ Khoa học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia của Bắc Kinh (số tháng 12/1966-1/1967), trong lần thứ nghiệm thứ ba (trong số 4 lần thử bay), có một vấn đề bất ngờ xảy ra trong động cơ đẩy, khiến cho quá trình phóng tên lửa thất bại.
Các nhà nghiên cứu đã tìm cách khắc phục vấn đề này. Sau hai năm, ba cuộc thử nghiệm tên lửa cùng loại đã có thể thực thi ít nhất bảy nhiệm vụ.
Động cơ trong hệ thống mới cần được giải quyết bằng DF-3 (đây là một trong những công nghệ cốt lõi trong hỏa tiễn).
Việc lắp đặt một hỏa tiễn trên nền tảng của DF-3 song song với DF-4 giúp cho việc vận hành trơn tru hơn.
Tuy nhiên, phía Triều Tiên mới chỉ có 3 lần phóng thử tên lửa tầm xa loại Taepodong-2.
Lần thứ nhất là vào tháng 7/2006, tên lửa Taepodong-2 được phóng lên nhưng chỉ 40 giây sau thì thất bại.
Lần thứ hai là vào tháng 4/2009, tên lửa thành công ở giai đoạn hai nhưng bị thất bại khi tách sang giai đoạn ba, rơi xuống bắc Thái Bình Dương.
Lần phóng tên lửa thứ ba này của Triều Tiên cũng không thành công ngay ở thời điểm phân tách giai đoạn một và hai, và phát nổ sau khi rời bệ phóng 81 giây.
Trong khi đó, các chuyên gia của Nhật cho rằng nguyên nhân của việc phóng tên lửa không thành công có thể là do giai đoạn hai của tên lửa do Liên Xô xây dựng đã quá cũ.
Nhà bình luận quân sự của Nhật là Akimoto nói: "Theo nhiều nguồn tin, các điều kiện của tên lửa giai đoạn một tương đối trơn tru, nhưng một phần của vấn đề có thể là giữa lúc tách giai đoạn một và hai; chúng ta phải nghiên cứu kỹ cấu trúc của tên lửa Taepodong-2. Giai đoạn một của tên lửa được chế tạo từ cơ sở của tên lửa Rodong do Triều Tiên phát triển.
Nhưng giai đoạn hai của tên lửa lại do Liên Xô cũ chế tạo, có tên là SSN6 lại là loại tên lửa phóng từ tàu ngầm và đã rất cũ. Chúng tôi muốn tìm hiểu về giai đoạn hai của tên lửa, tập trung nghiên cứu về hoạt động của chúng để tìm ra nguyên nhân của việc phóng không thành công".

Lê Thu (tổng hợp)




Các quan chức Hàn Quốc ước tính Bình Nhưỡng đã chi 850 triệu USD cho cuộc phóng tên lửa/vệ tinh thất bại hôm nay, trong khi Triều Tiên còn phải nhận viện trợ lương thực.

> Triều Tiên thừa nhận thất bại  
> Triều Tiên tổ chức đại lễ lớn chưa từng có

Tên lửa Ngân Hà - 3 của Triều Tiên trước vụ phóng thất bại sáng nay. Ảnh: AFP
Telegraph dẫn nguồn một tài liệu của Hàn Quốc cho biết Triều Tiên dùng số tiền thu được từ việc xuất khẩu than trong năm 2011 là 1,14 tỷ USD để chi tiêu cho dự án phóng tên lửa và các chương trình khác, nằm trong đại lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông Kim Nhật Thành.
Số tiền này có thể mua được 2,5 triệu tấn ngũ cốc và 1,4 triệu tấn gạo. Nền kinh tế Triều Tiên được coi là kém phát triển và tình trạng thiếu lương thực vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi trên đất nước.
Nội thất của cung tưởng niệm Kumsusan, nơi đặt thi thể của ông Kim Nhật Thành và Kim Jong-il, được cải tạo và mở rộng ra nhiều lần. Ngoài ra, có hơn 20 tượng đồng lớn của các cố lãnh đạo mới được dựng lên tại nhiều nơi, từ nông thôn đến thành thị trên toàn Triều Tiên.
Một khu nhà 3.000 căn hộ ở quận Mansudae của Bình Nhưỡng được cho là tốn 140 triệu USD để nâng cấp. Một khoản 50 triệu USD khác dùng để xây dựng công viên Rungrado với những màn trình diễn của cá heo, khu trò chơi và bể bơi rộng lớn.
Tượng đồng khổng lồ hai cha con cố chủ tịch Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật, mới được dựng nhân sinh nhật lần thứ 70 của ông Kim Jong-il ngày 16/2 năm nay. Ảnh: AP
Triều Tiên cũng cho biết sẽ có những hoạt động rầm rộ trong tháng 4 cả về kinh tế văn hóa và chính trị để đánh dấu những sự kiện quan trọng, "vô cùng có ý nghĩa". Vào ngày 15/4, đúng sinh nhật ông Kim Nhật Thành, sẽ có một cuộc duyệt binh lớn chưa từng có tại Bình Nhưỡng.
Triều Tiên nhiều lần tuyên bố năm 2012 sẽ là thời điểm đánh dấu việc nước này trở thành cường quốc và cuộc phóng tên lửa mang theo vệ tinh sẽ minh chứng cho sự phát triển của công nghệ không gian - vũ trụ của Triều Tiên.

Vũ Hà