Trọng Thành (RFI)
Festival cũng là dịp Huế trở nên hấp dẫn hơn với các khách du khách. Sự xuất hiện dồn dập của các hoạt động nghệ thuật trong một thời gian ngắn có thể mang lại một cơ hội thưởng thức văn hóa hay kinh doanh đối với nhiều người, nhưng cũng có thể cản trở sinh hoạt thường nhật, làm nổi lên những tương phản giầu - nghèo, bất công xã hội ... đối với nhiều người khác. Quan điểm của người Huế về Festival Huế là hết sức đa dạng.
Trong tạp chí của RFI ngày hôm nay, chúng tôi hy vọng có thể chuyển tới quý vị một chút không khí của ngày hội qua tiếng nói của một số nhà văn hóa Huế, và một số nhận xét chung về lễ tế Nam Giao, về Festival Huế, để góp phần soi tỏ các hiện tượng đang là chủ đề tranh luận.
Các khách mời của RFI là các nhà văn Ngô Minh, Bửu Ý, Trần Thùy Mai, các nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Xuân Hoa, các nhà giáo Hà Văn Thịnh, Thái Kim Lan, Nguyễn Văn Bình.
Truyền thống bốn phương hòa điệu
Hội Festival Huế có rất nhiều điều được công chúng ghi nhận. Bên cạnh sự góp mặt của hàng chục đoàn nghệ thuật có đẳng cấp quốc tế và trong nước, thì sự hòa trộn một cách tinh tế giữa một số truyền thống văn hóa từ các phương trời xa xôi, với nhiều điểm đồng điệu là điều để lại ấn tượng mạnh. Sau đây là nhận xét của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân :
Nguyễn Đắc Xuân : « Như cái đoàn Úc (đoàn mang tên Descendance) lần này là đoàn của một dân tộc, gần với dân tộc Tây Nguyên của mình. Thì tôi thấy ở đây có một sự hội nhập, gọi là hài hòa, chứ không phải là những gì chống nhau, đối nhau. Thành ra như vậy xem rất là thích ! ».
Áo dài : tiếp tục những cách tân
Hội trình diễn áo dài truyền thống được coi là một điểm nhấn quan trọng của Festival. Buổi hội này thu hút đặc biệt sự quan tâm của rất nhiều người. Sau đây là một số cảm tưởng của nhà văn Bửu Ý, sau khi ông vừa trở về từ cuộc trình diễn các mốt áo dài của nhà tạo mẫu Minh Hạnh.
Bửu Ý : « Hôm nay tôi đi dự một màn biểu diễn lễ hội Áo Dài của Minh Hạnh. Nhìn thấy và lắng nghe dư luận chung quanh thì thấy người ta thích cái chương trình này, và có rất đông người xem. Ở Huế, có nhiều không gian có thể làm được những cái chương trình như thế này. Nhưng thực sự cũng phải có mắt của một con người mỹ thuật, thì mới biến được một nơi bình thường thành một nơi đẹp đẽ để làm lễ hội. »
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa giới thiệu qua một vài nét, đã làm nên vẻ đẹp vượt thời gian của tà áo Huế :
Nguyễn Xuân Hoa : « Huế chính là nơi phát tích của chiếc áo dài Việt Nam, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, chính là người đã khởi phát cái trang phục áo dài. Sau đó, qua nhiều năm tháng, nó được điều chỉnh và trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Huế cũng là nơi đã ghi dấu ấn rất nhiều vẻ đẹp không những của các cung phi, mỹ nữ, mà còn vẻ đẹp của những cô nữ sinh Huế với trường Đồng Khánh đã nổi tiếng một thời. Năm nay, hầu hết các nhà tạo mẫu đã khai thác vẻ đẹp của hoa sen, một trong các biểu trưng rất đặc trưng của Huế và của Việt Nam (...) »
Cũng về áo dài, nhưng là của nam giới, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân ghi nhận một điểm mà ông coi là phát hiện của năm nay, đó là sự sáng tạo bất ngờ từ chất liệu trang phục áo dài truyền thống, qua phong cách biểu diễn của đoàn nhạc Jazz Combo Box từ Pháp :
Nguyễn Đắc Xuân : « Có nhiều cái tôi rất cảm xúc, rất cảm động. Như ở Việt Nam mình mặc áo dài đen, hay một màu, rồi cái khăn đóng của mình cứ màu đỏ, hay màu đen, … Đoàn Pháp họ mặc áo dài kiểu Việt Nam, họ thổi kèn đi trên đường phố, họ có cái gọi là nghệ thuật sắp đặt. Nhưng mà họ cải tạo lại cái khăn đóng theo kiểu của họ. Mà cái áo dài may theo kiểu của họ rất đẹp. Nó lạ, nó làm cho cái ăn mặc của Huế, cái áo dài, cái khăn đóng của Huế nó hiện đại, rất dễ thương và rất đẹp, chứ không phải một cách quê mùa ... »
Nghệ thuật đến với đường phố
Về sự tham gia của công chúng trong Festival này, nhà giáo Hà Văn Thịnh đưa ra một cái nhìn chung :
Hà Văn Thịnh : « Công chúng thì theo tôi vẫn vậy thôi. Tức là một số lượng công chúng nào đó thôi. Ví dụ như vé vào cửa 60.000 đồng, xem lễ hội Áo Dài 150.000 đồng, mà bây giờ kinh tế khó khăn như vậy, người dân thường chẳng ai đi đâu, chỉ có du khách ở những nơi khác đến, với lại quốc tế đến. Còn Festival đối với người Huế thì theo những gì tôi biết, thì hầu như ít người quan tâm lắm. Bởi vì, một là nó quen đi rồi, hai là, ví dụ hôm nay là ngày thường chẳng hạn, thì ai có thời gian đâu mà đi. May ra, thứ bảy, chủ nhật thôi. Tổ chức lễ hội mà vào 5 ngày làm việc thì người xem ai mà tiếp cận được. Cho nên, chỉ có ai rảnh rỗi mới đi chơi thôi. »
Tuy nhiên, bước ra khỏi các không gian nghệ thuật trong nhà, điểm đặc biệt mới năm nay là nghệ thuật trên đường phố ngày càng đến gần hơn với công chúng, sau đây là một ấn tượng mà nhà văn Ngô Minh chia sẻ :
Ngô Minh : « Có những chương trình tôi thấy rất lạ, trong lần festival này cũng có, mà lần trước cũng có. Đó là chương trình đi cà kheo của người Bỉ. Đông lắm, có cả gần trăm người, đi cà kheo, có cái cao đến năm mét, cao bằng ngôi nhà hai tầng. Có cái cao đến chục mét, cao lênh khênh. Thế mà họ biểu diễn, đi theo nhạc, đánh trống, biểu diễn rất đẹp, đi quanh thành phố. Tôi thấy cái đó rất lạ.
Nói chung là, Festival Huế mang lại nhiều niềm phấn khích cho mọi người. »
Đến với đại chúng được ghi nhận là ham muốn của ngày càng nhiều các đoàn quốc tế. Các nghệ sĩ từ phương xa muốn tiếp xúc với những người dân thường, để trao nhau những ánh mắt, nụ cười. Nhà văn Bửu Ý cho biết :
Bửu Ý : « Càng ngày các đoàn quốc tế có quan niệm muốn gần dân. Cho nên cái mục nào làm ở những chỗ uy nghiêm lắm, những chỗ nào đi vào khó khăn, hoặc bán vé giá cao, thì hình như những đoàn nước ngoài họ không thích lắm. Họ muốn trình diễn gần đường phố, gần những chỗ thị tứ, cho nhân dân xem. Họ có khuynh hướng như vậy.
Đầu tiên có thể kể đến đoàn của nước Bỉ, đoàn cà kheo. Nhân dân vui lắm ! Những nghệ sĩ đi trên phố, nhìn qua, nhìn lại, cười vui. Nhiều khi họ chào hỏi, gật đầu, người dân cũng gật đầu lại, đưa tay lên vẫy, … Tôi thấy khuynh hướng như vậy lan rộng ra một số nước khác nữa. Họ muốn tìm những nơi đông như vậy, những chỗ dân tụ họp, có thể hoàn toàn như thể dân đen. Họ đến, họ múa, họ hát, được người ta xúm lại xem. Nhiều người dân chưa biết nghệ thuật này, họ chỉ trỏ, họ ồ lên, có vẻ là không hiểu. Nhưng thấy phản ứng như vậy, người ta lại thích, để làm thế nào đó, để gây được tiếng cười ở trong dân, họ cho như vậy là đạt. Khuynh hướng như vậy tôi thấy cũng tốt. »
Một tình yêu sâu lắng
Cùng với các hội diễn sôi động trên đường phố, trong chương trình của Festival Huế lần này có một chút không gian trầm lắng. Tiết mục “Những chiếc gối đỏ”, do nghệ sĩ âm thanh Vanessa Jousseaume đến từ Pháp sáng tạo, và chuẩn bị rất công phu nhiều tuần trước khi diễn ra Festival cùng với các bạn trẻ Huế. Đến với những chiếc gối đỏ, du khách trở lại với khung cảnh thiên nhiên, được nghe những câu chuyện về tình yêu, qua giọng kể của người Huế.
Những chiếc gối đỏ của Vanessa Jousseaume không khỏi gợi nên ở những người gắn bó với Huế, hồi ức trong veo về những ngôi nhà vườn, đã trở thành một trong những điều tiêu biểu, tượng trưng cho tâm hồn Huế. Sau đây là lời kể của nhà giáo Thái Kim Lan, một người đã xa quê, nhưng rồi trở lại, bởi những gắn bó của bà với ngôi vườn xưa.
Thái Kim Lan : « Có một người đã nhận định Huế là một ‘‘bài thơ đô thị’’, trong đó vườn Huế chính là điểm thơ, hay là cảnh Huế chính là điểm thơ của thành phố này. Phong cảnh thiên nhiên và những khu vườn đầy cây trái, bóng mát xanh um. Nó tạo nên một nét đặc sắc của Huế. Thì tôi cho vườn Huế là tâm cảnh của Huế. Tôi là người mê say Huế, khi tôi trở về Huế là bởi ngôi vườn Huế, nhiều hơn là một cái nhà.
Lúc nhỏ, tôi được bà nội dẫn đi quanh vườn. Hoa trái trong vườn bà nội tôi đã theo tôi suốt những năm ở nước ngoài, và khi mơ, tôi mơ nhiều nhất về cây khế, cây nhãn, cây vải, cây giáng châu ở trong vườn, cây hoa hải đường … »
Thật đáng tiếc là, truyền thống nhà vườn đặc sắc ở Huế, một phần hiện lên qua lời kể của nhà giáo Thái Kim Lan trên đây, theo nhiều mô tả, đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt.
Lễ tế Nam Giao tiếp tục gây tranh luận
Được tổ chức vào đêm ngày 09/04, lễ tế đàn Nam Giao có vẻ như chìm lắng, ít được sự chú ý của công chúng hơn. Nhưng với nhiều người lễ tế Nam Giao vẫn là một hoạt động rất đáng chú ý. Lễ tế giao năm nay, có nhiều thay đổi so với năm trước, với việc giảm bớt rất nhiều nghi thức, và người chủ tế không phải là đại diện của chính quyền, mà là diễn viên, từ đó có tiếng nói cho rằng đây chỉ là « vua giả », trong một nghi thức cố gắng tái tạo như thực một truyền thống mang tính tâm linh. Vừa được sân khấu hóa, vừa tiếp tục là nơi truyền tải một số giá trị tâm linh theo truyền thống quân chủ Nho giáo, nghi thức tế Nam Giao lại tiếp tục là chủ đề gây tranh luận. Sau đây là nhận xét của nhà văn Ngô Minh :
Ngô Minh : « Cái này là cái rất nghiêm túc. Ngày xưa chuyện vua tế Nam Giao là chuyện đất nước, chuyện vô cùng long trọng, không thể đưa ra diễn kịch được. Mà diễn kịch trên sân khấu, không thể diễn kịch tại đàn Nam Giao được. Có một số ý kiến như thế, dần dần thì, tỉnh Thừa Thiên – Huế xác định là phải đóng thật, chứ không diễn nữa. Ví dụ như các yêu cầu của việc tế Trời, yêu cầu Trời Đất an dân, an sinh như thế nào, thì trong lời tế đó phải có, phải nêu ra, chứ không phải lời lẽ chung chung xưa nay những khi biểu diễn. »
Trái với nhà văn Ngô Minh, nhà giáo Nguyễn Văn Bình cho rằng không nên tái hiện lại tế Nam giao như một hoạt động tâm linh. Ông cho biết :
Nguyễn Văn Bình : « Trong bối cảnh hiện nay, khi mà cái rường mối ràng buộc con người trong xã hội nông nghiệp xưa ngày càng mai một, và khi mà chế độ quân chủ không còn nữa, vua không còn nữa, thì mình tổ chức cái lễ này như thế nào. Tôi nghĩ đây là đề tài đáng nghiên cứu cho các nhà làm văn hóa. Còn riêng tôi thấy như thế này : Hãy trả cho quá khứ cái gì thuộc về quá khứ, chứ đừng biến những giá trị tâm linh của một thời thành một món hàng kinh doanh rẻ tiền, như thế tôi nghĩ như là mình bắn đại bác vào quá khứ. Còn nếu như nói một cách ví von là bình cũ rượu mới, thì có thể so sánh với việc mình lấy một bình cổ, thuộc hàng độc, hàng quý chỉ đặt trên bàn thôi, bây giờ mình lấy xuống, bỏ bia Huda vào, rồi mời khách. Nó chọi nhau như vậy.
Tôi không thấy là có một ý nghĩa gì về nhân văn và tâm linh trong việc tổ chức tế lễ này. Nếu chúng ta sử dụng các giá trị tâm linh một cách rất hời hợt và rẻ tiền, thì tôi nghĩ là không nên làm.»
Huế : bị mất bản sắc hay đang tỉnh giấc ?
Trở lại với một cái nhìn chung về Festival Huế đang diễn ra, cũng như về các dịp Festival đã trở thành truyền thống từ hơn 10 năm nay, xin giới thiệu với quý vị những cái nhìn khác nhau của một số nhà văn hóa. Giữa các quan điểm này có thể có nhiều điểm khác biệt, nhưng điểm chung có lẽ là, tất cả đều mong làm cho Huế trở thành một thành phố ngày càng tốt hơn, đẹp hơn, đáng sống hơn.
Trước hết là các nhận xét của nhà giáo Thái Kim Lan, một người từ lâu nay đã có nhiều phê bình về chính sách của chính quyền đối với việc tổ chức các hoạt động Festival tại Huế như hiện tại :
Thái Kim Lan : « Tôi chưa có đồng ý lắm về cách làm lễ hội Festival Huế, không phải lần này thôi, mà nói chung cả mấy lần trước. Điểm thứ nhất, theo tôi là, một lễ hội phải đi từ lòng đời sống của người dân tại một thành phố. Tôi ở Âu Châu, tôi cũng biết các lễ hội, tôi thấy một lễ hội thường không làm cản trở cuộc sống thường nhật của người dân. Tôi nghĩ thành phố Huế phải có một festival mang tính cách khác hơn.
Điểm nữa là tôi rất không đồng ý về chuyện dùng Đại Nội để làm Festival, bởi tôi cho đây là một di sản cần phải được gìn giữ rất nghiêm ngặt. Tôi thấy Festival nó phá vỡ, nhiều hơn là đem lại một cái gì đó mang đậm cái bản sắc của Huế. Và người dân nhiều khi bị động nhiều hơn là chủ động tham gia vào chuyện này. Dĩ nhiên là họ cũng hưởng được một chút nào đó, cái hào nhoáng, cái giàu có, nhưng mà … hình như tất cả những cái đó đều là bọt biển cả.
Quan điểm về văn hóa và làm văn hóa của tôi có những cái khác. Ví dụ như, tôi thấy là, nếu biết biến các lễ hội dân gian thành những cái nét đặc sắc văn hóa của Huế, thì nó đẹp hơn là làm một cuộc lễ hội tưng bừng, mà không có dính líu chi đến thành phố này. »
Tiếp theo đây là nhận xét của nhà văn Trần Thùy Mai :
Trần Thùy Mai : « Huế trước đây là một thành phố, tuy là cố đô, là một trung tâm văn hóa, nhưng qua nhiều năm, nó đã hơi tụt hậu về kinh tế so với nhiều thành phố khác, và nó có nguy cơ hóa thành tỉnh lẻ. Thì chính Festival này đã làm cho Huế trở lại thành một thành phố hội tụ, trở thành điểm hẹn. Đó cũng là một điều hay, và có ích lợi cho văn hóa của thành phố. »
Khép lại tạp chí là một nhận xét của nhà văn Ngô Minh về ý nghĩa của Festival Huế :
Ngô Minh : « Huế trước đây là một thành phố trầm mặc lắm ! Đến khoảng 9 giờ rưỡi đêm là người ta khép cửa đi ngủ hết rồi, ít người đi ở ngoài đường lắm. Nhưng bây giờ, các chương trình ca múa có khi đến 10 giờ rưỡi, 11 giờ. Cái này họ làm 5, 7 ngày rồi họ thôi, nhưng vấn đề là, người dân, trí thức Huế yêu cầu là làm sao cho Huế thức dậy, sôi động cùng, … chứ không phải nằm ngủ thế mãi. Yêu cầu Huế phải mới lên, sôi động lên, đó là yêu cầu thực tế của lớp trẻ hiện nay ».
RFI xin chân thành cảm ơn các bà Thái Kim Lan, Trần Thùy Mai, các ông Nguyễn Xuân Hoa, Ngô Minh, Hà Văn Thịnh, Bửu Ý, Nguyễn Đắc Xuân và Nguyễn Văn Bình đã chia sẻ các tâm sự của quý vị cùng thính giả và độc giả về Festival Huế.
Nguồn: RFI Việt ngữ.
Nhóm nhạc Jazz Colombo Box trình diễn tại Huế (DR)
Festival diễn ra trong tuần lễ từ ngày 08/04 đến 14/04/2012 tại thành phố Huế là một chuỗi các hoạt động văn hóa, được tổ chức hai năm một lần, với sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật quốc tế và trong nước. Tham gia vào Festival năm nay có hơn 30 đoàn nghệ thuật, từ gần 30 quốc gia.Festival cũng là dịp Huế trở nên hấp dẫn hơn với các khách du khách. Sự xuất hiện dồn dập của các hoạt động nghệ thuật trong một thời gian ngắn có thể mang lại một cơ hội thưởng thức văn hóa hay kinh doanh đối với nhiều người, nhưng cũng có thể cản trở sinh hoạt thường nhật, làm nổi lên những tương phản giầu - nghèo, bất công xã hội ... đối với nhiều người khác. Quan điểm của người Huế về Festival Huế là hết sức đa dạng.
Trong tạp chí của RFI ngày hôm nay, chúng tôi hy vọng có thể chuyển tới quý vị một chút không khí của ngày hội qua tiếng nói của một số nhà văn hóa Huế, và một số nhận xét chung về lễ tế Nam Giao, về Festival Huế, để góp phần soi tỏ các hiện tượng đang là chủ đề tranh luận.
Các khách mời của RFI là các nhà văn Ngô Minh, Bửu Ý, Trần Thùy Mai, các nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Xuân Hoa, các nhà giáo Hà Văn Thịnh, Thái Kim Lan, Nguyễn Văn Bình.
Truyền thống bốn phương hòa điệu
Hội Festival Huế có rất nhiều điều được công chúng ghi nhận. Bên cạnh sự góp mặt của hàng chục đoàn nghệ thuật có đẳng cấp quốc tế và trong nước, thì sự hòa trộn một cách tinh tế giữa một số truyền thống văn hóa từ các phương trời xa xôi, với nhiều điểm đồng điệu là điều để lại ấn tượng mạnh. Sau đây là nhận xét của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân :
Nguyễn Đắc Xuân : « Như cái đoàn Úc (đoàn mang tên Descendance) lần này là đoàn của một dân tộc, gần với dân tộc Tây Nguyên của mình. Thì tôi thấy ở đây có một sự hội nhập, gọi là hài hòa, chứ không phải là những gì chống nhau, đối nhau. Thành ra như vậy xem rất là thích ! ».
Áo dài : tiếp tục những cách tân
Hội trình diễn áo dài truyền thống được coi là một điểm nhấn quan trọng của Festival. Buổi hội này thu hút đặc biệt sự quan tâm của rất nhiều người. Sau đây là một số cảm tưởng của nhà văn Bửu Ý, sau khi ông vừa trở về từ cuộc trình diễn các mốt áo dài của nhà tạo mẫu Minh Hạnh.
Bửu Ý : « Hôm nay tôi đi dự một màn biểu diễn lễ hội Áo Dài của Minh Hạnh. Nhìn thấy và lắng nghe dư luận chung quanh thì thấy người ta thích cái chương trình này, và có rất đông người xem. Ở Huế, có nhiều không gian có thể làm được những cái chương trình như thế này. Nhưng thực sự cũng phải có mắt của một con người mỹ thuật, thì mới biến được một nơi bình thường thành một nơi đẹp đẽ để làm lễ hội. »
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa giới thiệu qua một vài nét, đã làm nên vẻ đẹp vượt thời gian của tà áo Huế :
Nguyễn Xuân Hoa : « Huế chính là nơi phát tích của chiếc áo dài Việt Nam, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, chính là người đã khởi phát cái trang phục áo dài. Sau đó, qua nhiều năm tháng, nó được điều chỉnh và trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Huế cũng là nơi đã ghi dấu ấn rất nhiều vẻ đẹp không những của các cung phi, mỹ nữ, mà còn vẻ đẹp của những cô nữ sinh Huế với trường Đồng Khánh đã nổi tiếng một thời. Năm nay, hầu hết các nhà tạo mẫu đã khai thác vẻ đẹp của hoa sen, một trong các biểu trưng rất đặc trưng của Huế và của Việt Nam (...) »
Cũng về áo dài, nhưng là của nam giới, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân ghi nhận một điểm mà ông coi là phát hiện của năm nay, đó là sự sáng tạo bất ngờ từ chất liệu trang phục áo dài truyền thống, qua phong cách biểu diễn của đoàn nhạc Jazz Combo Box từ Pháp :
Nguyễn Đắc Xuân : « Có nhiều cái tôi rất cảm xúc, rất cảm động. Như ở Việt Nam mình mặc áo dài đen, hay một màu, rồi cái khăn đóng của mình cứ màu đỏ, hay màu đen, … Đoàn Pháp họ mặc áo dài kiểu Việt Nam, họ thổi kèn đi trên đường phố, họ có cái gọi là nghệ thuật sắp đặt. Nhưng mà họ cải tạo lại cái khăn đóng theo kiểu của họ. Mà cái áo dài may theo kiểu của họ rất đẹp. Nó lạ, nó làm cho cái ăn mặc của Huế, cái áo dài, cái khăn đóng của Huế nó hiện đại, rất dễ thương và rất đẹp, chứ không phải một cách quê mùa ... »
Nghệ thuật đến với đường phố
Về sự tham gia của công chúng trong Festival này, nhà giáo Hà Văn Thịnh đưa ra một cái nhìn chung :
Hà Văn Thịnh : « Công chúng thì theo tôi vẫn vậy thôi. Tức là một số lượng công chúng nào đó thôi. Ví dụ như vé vào cửa 60.000 đồng, xem lễ hội Áo Dài 150.000 đồng, mà bây giờ kinh tế khó khăn như vậy, người dân thường chẳng ai đi đâu, chỉ có du khách ở những nơi khác đến, với lại quốc tế đến. Còn Festival đối với người Huế thì theo những gì tôi biết, thì hầu như ít người quan tâm lắm. Bởi vì, một là nó quen đi rồi, hai là, ví dụ hôm nay là ngày thường chẳng hạn, thì ai có thời gian đâu mà đi. May ra, thứ bảy, chủ nhật thôi. Tổ chức lễ hội mà vào 5 ngày làm việc thì người xem ai mà tiếp cận được. Cho nên, chỉ có ai rảnh rỗi mới đi chơi thôi. »
Tuy nhiên, bước ra khỏi các không gian nghệ thuật trong nhà, điểm đặc biệt mới năm nay là nghệ thuật trên đường phố ngày càng đến gần hơn với công chúng, sau đây là một ấn tượng mà nhà văn Ngô Minh chia sẻ :
Ngô Minh : « Có những chương trình tôi thấy rất lạ, trong lần festival này cũng có, mà lần trước cũng có. Đó là chương trình đi cà kheo của người Bỉ. Đông lắm, có cả gần trăm người, đi cà kheo, có cái cao đến năm mét, cao bằng ngôi nhà hai tầng. Có cái cao đến chục mét, cao lênh khênh. Thế mà họ biểu diễn, đi theo nhạc, đánh trống, biểu diễn rất đẹp, đi quanh thành phố. Tôi thấy cái đó rất lạ.
Nói chung là, Festival Huế mang lại nhiều niềm phấn khích cho mọi người. »
Đến với đại chúng được ghi nhận là ham muốn của ngày càng nhiều các đoàn quốc tế. Các nghệ sĩ từ phương xa muốn tiếp xúc với những người dân thường, để trao nhau những ánh mắt, nụ cười. Nhà văn Bửu Ý cho biết :
Bửu Ý : « Càng ngày các đoàn quốc tế có quan niệm muốn gần dân. Cho nên cái mục nào làm ở những chỗ uy nghiêm lắm, những chỗ nào đi vào khó khăn, hoặc bán vé giá cao, thì hình như những đoàn nước ngoài họ không thích lắm. Họ muốn trình diễn gần đường phố, gần những chỗ thị tứ, cho nhân dân xem. Họ có khuynh hướng như vậy.
Đầu tiên có thể kể đến đoàn của nước Bỉ, đoàn cà kheo. Nhân dân vui lắm ! Những nghệ sĩ đi trên phố, nhìn qua, nhìn lại, cười vui. Nhiều khi họ chào hỏi, gật đầu, người dân cũng gật đầu lại, đưa tay lên vẫy, … Tôi thấy khuynh hướng như vậy lan rộng ra một số nước khác nữa. Họ muốn tìm những nơi đông như vậy, những chỗ dân tụ họp, có thể hoàn toàn như thể dân đen. Họ đến, họ múa, họ hát, được người ta xúm lại xem. Nhiều người dân chưa biết nghệ thuật này, họ chỉ trỏ, họ ồ lên, có vẻ là không hiểu. Nhưng thấy phản ứng như vậy, người ta lại thích, để làm thế nào đó, để gây được tiếng cười ở trong dân, họ cho như vậy là đạt. Khuynh hướng như vậy tôi thấy cũng tốt. »
Một tình yêu sâu lắng
Cùng với các hội diễn sôi động trên đường phố, trong chương trình của Festival Huế lần này có một chút không gian trầm lắng. Tiết mục “Những chiếc gối đỏ”, do nghệ sĩ âm thanh Vanessa Jousseaume đến từ Pháp sáng tạo, và chuẩn bị rất công phu nhiều tuần trước khi diễn ra Festival cùng với các bạn trẻ Huế. Đến với những chiếc gối đỏ, du khách trở lại với khung cảnh thiên nhiên, được nghe những câu chuyện về tình yêu, qua giọng kể của người Huế.
Những chiếc gối đỏ của Vanessa Jousseaume không khỏi gợi nên ở những người gắn bó với Huế, hồi ức trong veo về những ngôi nhà vườn, đã trở thành một trong những điều tiêu biểu, tượng trưng cho tâm hồn Huế. Sau đây là lời kể của nhà giáo Thái Kim Lan, một người đã xa quê, nhưng rồi trở lại, bởi những gắn bó của bà với ngôi vườn xưa.
Thái Kim Lan : « Có một người đã nhận định Huế là một ‘‘bài thơ đô thị’’, trong đó vườn Huế chính là điểm thơ, hay là cảnh Huế chính là điểm thơ của thành phố này. Phong cảnh thiên nhiên và những khu vườn đầy cây trái, bóng mát xanh um. Nó tạo nên một nét đặc sắc của Huế. Thì tôi cho vườn Huế là tâm cảnh của Huế. Tôi là người mê say Huế, khi tôi trở về Huế là bởi ngôi vườn Huế, nhiều hơn là một cái nhà.
Lúc nhỏ, tôi được bà nội dẫn đi quanh vườn. Hoa trái trong vườn bà nội tôi đã theo tôi suốt những năm ở nước ngoài, và khi mơ, tôi mơ nhiều nhất về cây khế, cây nhãn, cây vải, cây giáng châu ở trong vườn, cây hoa hải đường … »
Thật đáng tiếc là, truyền thống nhà vườn đặc sắc ở Huế, một phần hiện lên qua lời kể của nhà giáo Thái Kim Lan trên đây, theo nhiều mô tả, đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt.
Lễ tế Nam Giao tiếp tục gây tranh luận
Được tổ chức vào đêm ngày 09/04, lễ tế đàn Nam Giao có vẻ như chìm lắng, ít được sự chú ý của công chúng hơn. Nhưng với nhiều người lễ tế Nam Giao vẫn là một hoạt động rất đáng chú ý. Lễ tế giao năm nay, có nhiều thay đổi so với năm trước, với việc giảm bớt rất nhiều nghi thức, và người chủ tế không phải là đại diện của chính quyền, mà là diễn viên, từ đó có tiếng nói cho rằng đây chỉ là « vua giả », trong một nghi thức cố gắng tái tạo như thực một truyền thống mang tính tâm linh. Vừa được sân khấu hóa, vừa tiếp tục là nơi truyền tải một số giá trị tâm linh theo truyền thống quân chủ Nho giáo, nghi thức tế Nam Giao lại tiếp tục là chủ đề gây tranh luận. Sau đây là nhận xét của nhà văn Ngô Minh :
Ngô Minh : « Cái này là cái rất nghiêm túc. Ngày xưa chuyện vua tế Nam Giao là chuyện đất nước, chuyện vô cùng long trọng, không thể đưa ra diễn kịch được. Mà diễn kịch trên sân khấu, không thể diễn kịch tại đàn Nam Giao được. Có một số ý kiến như thế, dần dần thì, tỉnh Thừa Thiên – Huế xác định là phải đóng thật, chứ không diễn nữa. Ví dụ như các yêu cầu của việc tế Trời, yêu cầu Trời Đất an dân, an sinh như thế nào, thì trong lời tế đó phải có, phải nêu ra, chứ không phải lời lẽ chung chung xưa nay những khi biểu diễn. »
Trái với nhà văn Ngô Minh, nhà giáo Nguyễn Văn Bình cho rằng không nên tái hiện lại tế Nam giao như một hoạt động tâm linh. Ông cho biết :
Nguyễn Văn Bình : « Trong bối cảnh hiện nay, khi mà cái rường mối ràng buộc con người trong xã hội nông nghiệp xưa ngày càng mai một, và khi mà chế độ quân chủ không còn nữa, vua không còn nữa, thì mình tổ chức cái lễ này như thế nào. Tôi nghĩ đây là đề tài đáng nghiên cứu cho các nhà làm văn hóa. Còn riêng tôi thấy như thế này : Hãy trả cho quá khứ cái gì thuộc về quá khứ, chứ đừng biến những giá trị tâm linh của một thời thành một món hàng kinh doanh rẻ tiền, như thế tôi nghĩ như là mình bắn đại bác vào quá khứ. Còn nếu như nói một cách ví von là bình cũ rượu mới, thì có thể so sánh với việc mình lấy một bình cổ, thuộc hàng độc, hàng quý chỉ đặt trên bàn thôi, bây giờ mình lấy xuống, bỏ bia Huda vào, rồi mời khách. Nó chọi nhau như vậy.
Tôi không thấy là có một ý nghĩa gì về nhân văn và tâm linh trong việc tổ chức tế lễ này. Nếu chúng ta sử dụng các giá trị tâm linh một cách rất hời hợt và rẻ tiền, thì tôi nghĩ là không nên làm.»
Huế : bị mất bản sắc hay đang tỉnh giấc ?
Trở lại với một cái nhìn chung về Festival Huế đang diễn ra, cũng như về các dịp Festival đã trở thành truyền thống từ hơn 10 năm nay, xin giới thiệu với quý vị những cái nhìn khác nhau của một số nhà văn hóa. Giữa các quan điểm này có thể có nhiều điểm khác biệt, nhưng điểm chung có lẽ là, tất cả đều mong làm cho Huế trở thành một thành phố ngày càng tốt hơn, đẹp hơn, đáng sống hơn.
Trước hết là các nhận xét của nhà giáo Thái Kim Lan, một người từ lâu nay đã có nhiều phê bình về chính sách của chính quyền đối với việc tổ chức các hoạt động Festival tại Huế như hiện tại :
Thái Kim Lan : « Tôi chưa có đồng ý lắm về cách làm lễ hội Festival Huế, không phải lần này thôi, mà nói chung cả mấy lần trước. Điểm thứ nhất, theo tôi là, một lễ hội phải đi từ lòng đời sống của người dân tại một thành phố. Tôi ở Âu Châu, tôi cũng biết các lễ hội, tôi thấy một lễ hội thường không làm cản trở cuộc sống thường nhật của người dân. Tôi nghĩ thành phố Huế phải có một festival mang tính cách khác hơn.
Điểm nữa là tôi rất không đồng ý về chuyện dùng Đại Nội để làm Festival, bởi tôi cho đây là một di sản cần phải được gìn giữ rất nghiêm ngặt. Tôi thấy Festival nó phá vỡ, nhiều hơn là đem lại một cái gì đó mang đậm cái bản sắc của Huế. Và người dân nhiều khi bị động nhiều hơn là chủ động tham gia vào chuyện này. Dĩ nhiên là họ cũng hưởng được một chút nào đó, cái hào nhoáng, cái giàu có, nhưng mà … hình như tất cả những cái đó đều là bọt biển cả.
Quan điểm về văn hóa và làm văn hóa của tôi có những cái khác. Ví dụ như, tôi thấy là, nếu biết biến các lễ hội dân gian thành những cái nét đặc sắc văn hóa của Huế, thì nó đẹp hơn là làm một cuộc lễ hội tưng bừng, mà không có dính líu chi đến thành phố này. »
Tiếp theo đây là nhận xét của nhà văn Trần Thùy Mai :
Trần Thùy Mai : « Huế trước đây là một thành phố, tuy là cố đô, là một trung tâm văn hóa, nhưng qua nhiều năm, nó đã hơi tụt hậu về kinh tế so với nhiều thành phố khác, và nó có nguy cơ hóa thành tỉnh lẻ. Thì chính Festival này đã làm cho Huế trở lại thành một thành phố hội tụ, trở thành điểm hẹn. Đó cũng là một điều hay, và có ích lợi cho văn hóa của thành phố. »
Khép lại tạp chí là một nhận xét của nhà văn Ngô Minh về ý nghĩa của Festival Huế :
Ngô Minh : « Huế trước đây là một thành phố trầm mặc lắm ! Đến khoảng 9 giờ rưỡi đêm là người ta khép cửa đi ngủ hết rồi, ít người đi ở ngoài đường lắm. Nhưng bây giờ, các chương trình ca múa có khi đến 10 giờ rưỡi, 11 giờ. Cái này họ làm 5, 7 ngày rồi họ thôi, nhưng vấn đề là, người dân, trí thức Huế yêu cầu là làm sao cho Huế thức dậy, sôi động cùng, … chứ không phải nằm ngủ thế mãi. Yêu cầu Huế phải mới lên, sôi động lên, đó là yêu cầu thực tế của lớp trẻ hiện nay ».
RFI xin chân thành cảm ơn các bà Thái Kim Lan, Trần Thùy Mai, các ông Nguyễn Xuân Hoa, Ngô Minh, Hà Văn Thịnh, Bửu Ý, Nguyễn Đắc Xuân và Nguyễn Văn Bình đã chia sẻ các tâm sự của quý vị cùng thính giả và độc giả về Festival Huế.
Nguồn: RFI Việt ngữ.