Nếu có cơ hội, hãy đến Triều Tiên bằng tàu hỏa để trải nghiệm một hành trình có một không hai ở đất nước đặc biệt nhất trên thế giới này.
Những cánh đồng và người dân nông thông Triều Tiên hiện ra qua cánh cửa tàu hỏa. Ảnh: AFP
Phóng viên AFP đã có một hành trình được anh kể lại như sau. Để tới thăm Triều Tiên, bạn có thể đi bằng hai cách. Hoặc lên chuyến bay từ Bắc Kinh, Trung Quốc tới thẳng thủ đô Bình Nhưỡng, thật nhanh chóng. Hoặc trải nghiệm chuyến hành trình có một không hai bằng tàu hỏa, quan sát quốc gia khép kín nhất trên thế giới qua cái nhìn chân thực nhất có thể.
Đúng 9h30 sáng, đoàn tàu chuyển bánh rời khỏi Đan Đông, thành phố Trung Quốc gần nhất đối với con sông Áp Lục, ranh giới tự nhiên ngăn cách đất nước này với Triều Tiên. Chúng tôi là những người phương Tây duy nhất trên chuyến tàu sẽ đi hơn 10 tiếng này trong chuyến đi tới thủ đô Bình Nhưỡng, cách địa điểm xuất phát khoảng 240 km.
Nền kinh tế ở Đan Đông đang đạt những bước tiến vượt bậc, nhờ vào sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của kim ngạch biên mậu, sau khi Triều Tiên phải chịu những lệnh trừng phạt quốc tế.
Đoàn tàu Trung Quốc - Triều Tiên này có hai toa giường nằm, được đóng quốc huy nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hành lý của chúng tôi được chất đống phía trên giường ngủ và trong các toa chở hàng hóa.
Sự tương phản giữa những tòa cao ốc chọc trời ở Đan Đông và Sinuiju, thành phố đầu tiên trên hành trình tới Triều Tiên hiện ra rất rõ rệt. Nơi này là tập hợp của những tòa nhà cũ kỹ, đường phố bụi bặm, công viên nhỏ hẹp và những chiếc xe lỗi thời.
Chúng tôi nhanh chóng nhận ra bức phù điêu của người sáng lập đất nước, cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, người qua đời năm 1994 sau 46 năm nắm quyền.
Khi tàu dừng tại ga Sinuiju, hàng chục cán bộ hải quan Triều Tiên nhanh chóng bước lên. Họ thận trọng kiểm tra hành lý bằng những chiếc máy dò tìm kim loại. Những người này đặc biệt quan tâm tới các thiết bị ghi hình và máy tính xách tay.
Dường như mọi hành khách trên chuyến tàu này đều biết các thanh tra viên Triều Tiên.
"Tôi đến đây mỗi tuần một lần", một người đàn ông Trung Quốc gốc Triều Tiên, nói. Ông mặc trang phục hợp mốt, đeo trang sức vàng, đi giày da bóng lộn và mang theo một chiếc túi hàng hiệu Pháp.
Sau khi hoàn tất cuộc kiểm tra, các nhân viên hải quan và hành khách ngồi bên nhau và cùng trò chuyện. Họ hút thuốc lá, cười đùa và trao cho nhau những cãi vỗ vai thân mật.
Sau khi dừng chân, đoàn tàu tiếp tục hành trình của nó. Chúng tôi nhanh chóng nhận ra toa ghế mềm được trang trí bằng những bức ảnh chân dung của Chủ tịch Kim Nhật Thành và con trai ông, chủ tịch Kim Jong Il, người vừa qua đời hồi tháng 12/2011. Chiếc xe đẩy đồ ăn được dùng như một hàng rào ngăn cách nhóm nhà báo tới các toa tàu ở hạng thấp hơn.
Chiều đến, cũng là lúc những chiếc xe chở bữa tối được đưa tới để phục vụ các thương gia Trung Quốc và hành khách hạng nhất. Thực đơn bao gồm súp khai vị, cá nướng, thịt bò và cơm cuốn rong biển và. Bia và rượu gạo cũng được phục vụ.
Ngoài cửa sổ, những hình ảnh đầu tiên về nông thôn Triều Tiên bắt đầu hiện ra. Trên đồng ruộng, máy móc hiện đại dường như vẫn chưa kịp có mặt để thay thế những công cụ lao động thô sơ do súc vật kéo. Xe đạp và ô tô có xuất hiện, nhưng không quá nhiều.
Đoàn tàu đi qua một ngôi làng với mái nhà đều tăm tắp màu vàng nâu. Nằm bên biển Hoàng Hải, khu vực này được coi là vựa lúa của đất nước Triều Tiên nghèo khó và đói kém.
Khi đêm xuống, cả ngôi làng chìm vào bóng tối. Chỉ một vài ngôi nhà còn sáng đèn. Nguồn điện ở đây được phân phối cho từng gia đình và có hạn mức. Chính vì thế, hầu hết dân làng đều cố gắng tận dụng thời điểm này để nạp đầy điện cho đèn pin.
Bỏ lại những cánh đồng và làng mạc, đoàn tàu dần tiến vào thủ đô Bình Nhưỡng. Trước cửa nhà ga ở trung thâm thành phố, một bức chân dung Chủ tịch Kim Nhật Thành phát ánh sáng rực rỡ suốt đêm dài.
Quỳnh Hoa (theo AFP)
Trước đại lễ mừng sinh nhật lãnh tụ Kim Nhật Thành, một nhóm phóng viên của BBC được chính phủ Triều Tiên mời tới đất nước bí hiểm bậc nhất thế giới, để ghi lại những khoảnh khắc có một không hai.
Triều Tiên tuyên bố, nước này đã sẵn sàng cho việc đưa một tên lửa gắn vệ tinh vào không gian. Đây là một hoạt động trong khuôn khổ các chương trình kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, đồng thời giới thiệu những thành tựu khoa học của Triều Tiên tới thế giới. Đáp lại, Mỹ và phương Tây thường xuyên lên tiếng cáo buộc động thái này đã vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp Quốc, rằng Bình Nhưỡng đang lên kế hoạch phóng một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, có thể đe dọa tới hòa bình, ổn định và an ninh quốc tế.
Phía Triều Tiên nhiều lần khẳng định những cáo buộc trên hoàn toàn chỉ là một sự hiểu nhầm. Đó là lý do khiến chính phủ Bình Nhưỡng đã quyết định mời một nhóm phóng viên phương Tây tới quan sát chương trình phóng tên lửa và đại lễ kỷ niệm, nhằm chứng minh những thành tựu khoa học và tái khẳng định nước này không có bất cứ âm mưu nào.
Với nhóm phóng viên của BBC, Triều Tiên hiện ra với hình ảnh của một đất nước mang tư tưởng của Stalin cuối cùng của thế giới, giống như vừa được quay ngược thời gian trở lại nhiều thập kỷ trước.
Thành phố Bình Nhưỡng được xây dựng bằng những tòa cao ốc vững chắc. Nhưng khác với tất cả thủ đô khác trên thế giới, nơi đây không thấy bóng dáng của những cửa hàng cửa hiệu hay màn hình quảng cáo.
Bên trong chiếc xe buýt du lịch, những nhà báo nước ngoài nhanh chóng nhận ra, các địa điểm mà họ mong chờ được tới sẽ không nằm trong lịch trình lần này.
Thủ đô Bình Nhưỡng đang hoàn tất những khâu cuối cùng cho việc tổ chức đại lễ mừng sinh nhật lần thứ 100 của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, mặc dù ông đã qua đời từ năm 1994. Giống như những gì thế giới đã biết về Triều Tiên, điều này thật mâu thuẫn.
Khắp thành phố là hình ảnh của những nhóm binh sĩ đang gấp rút sửa chữa vỉa hè, những phụ nữ đang lau rửa các bức tường lát đá trắng. Những chậu hoa trang trí cũng đã sẵn sàng. Rải rác trên những con phố, là các bức tranh khổ lớn, trên đó vẽ hình người sáng lập nhà nước Triều Tiên, Chủ tịch Kim Nhật Thành.
Chiếc xe buýt chở các nhà báo nhanh chóng rời khỏi thành phố, đi tới khu vực nông thôn, nơi những người nông dân đang lao động trên các cánh đồng. Trên sườn đồi là các doanh trại quân đội, với sự có mặt của rất nhiều binh lính.
Điểm đến đầu tiên trong chuyến đi là Nông trại Trái cây Daedonggang, một dự án mô hình, với vườn táo rộng tới hàng nghìn hecta, được trồng thành những hàng thẳng tắp hoàn hảo.
Vườn cây này đại diện cho hình ảnh mà Bình Nhưỡng luôn muốn xây dựng: một Triều Tiên trật tự, năng suất, một nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện đại. Trang trại này được xây dựng dưới sự hướng dẫn của con trai nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành, cố Chủ tịch Kim Jong-Il, và hiện được giám sát bởi con trai ông, Kim Jong-Un.
Kim Dal Hua, một trong những nông dân có mặt tại vườn táo, cho biết: “Tôi rất hạnh phúc khi được làm việc tại đây. Cảm ơn vì cố Chủ tịch Kim Jong-Il và con trai ngài, Kim Jong-Un, vì họ đã mang tới mọi thứ chúng tôi cần”.
Rời khỏi Daedonggang, các phóng viên được đưa tới một trang trại khác. Nơi đây, vốn được xây dựng dưới sự chỉ đạo của cố Chủ tịch Kim Jong-Il, là một nhà kho khổng lồ được kết nối với bể nuôi rùa giống, một món ăn đắt tiền, đồng thời là một phương thuốc hiệu nghiệm trong Đông y.
Quản lý Bang Dok Son cho biết, chính phủ đã phải chi rất nhiều tiền cho việc xây dựng trang trại này. Trước câu hỏi liệu bao giờ nơi này có thể mang về lợi nhuận, ông Bang nói: “Thật khó đề giải thích nếu anh nghĩ theo kiểu tư bản".
“Các nhà lãnh đạo đã xây dựng nên trang trại, hướng dẫn chúng tôi cách chăm sóc để cung cấp rùa cho người dân. Với chúng tôi, lợi nhuận không phải vấn đề quan trọng nhất.”
"Nhưng trên đường trở về thành phố, khi đi qua những cánh đồng, những công trình dang dở, những túp lều tồi tàn, trong đầu chúng tôi lại xuất hiện suy nghĩ về sự tương phản ở một đất nước mà người dân vẫn đang thiếu ăn, trong khi các nhà lãnh đạo lại đang mơ những giấc mơ vĩ đại", một phóng viên chia sẻ.
Quỳnh Hoa (theo BBC)
Những hình ảnh về nhịp sống đời thường của người dân tại thủ đô Triều Tiên được các phóng viên quốc tế ghi lại, trong dịp hiếm hoi được trực tiếp tác nghiệp ở quốc gia bí ẩn bậc nhất thế giới.
Những cánh đồng và người dân nông thông Triều Tiên hiện ra qua cánh cửa tàu hỏa. Ảnh: AFP
Phóng viên AFP đã có một hành trình được anh kể lại như sau. Để tới thăm Triều Tiên, bạn có thể đi bằng hai cách. Hoặc lên chuyến bay từ Bắc Kinh, Trung Quốc tới thẳng thủ đô Bình Nhưỡng, thật nhanh chóng. Hoặc trải nghiệm chuyến hành trình có một không hai bằng tàu hỏa, quan sát quốc gia khép kín nhất trên thế giới qua cái nhìn chân thực nhất có thể.
Đúng 9h30 sáng, đoàn tàu chuyển bánh rời khỏi Đan Đông, thành phố Trung Quốc gần nhất đối với con sông Áp Lục, ranh giới tự nhiên ngăn cách đất nước này với Triều Tiên. Chúng tôi là những người phương Tây duy nhất trên chuyến tàu sẽ đi hơn 10 tiếng này trong chuyến đi tới thủ đô Bình Nhưỡng, cách địa điểm xuất phát khoảng 240 km.
Nền kinh tế ở Đan Đông đang đạt những bước tiến vượt bậc, nhờ vào sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của kim ngạch biên mậu, sau khi Triều Tiên phải chịu những lệnh trừng phạt quốc tế.
Đoàn tàu Trung Quốc - Triều Tiên này có hai toa giường nằm, được đóng quốc huy nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hành lý của chúng tôi được chất đống phía trên giường ngủ và trong các toa chở hàng hóa.
Sự tương phản giữa những tòa cao ốc chọc trời ở Đan Đông và Sinuiju, thành phố đầu tiên trên hành trình tới Triều Tiên hiện ra rất rõ rệt. Nơi này là tập hợp của những tòa nhà cũ kỹ, đường phố bụi bặm, công viên nhỏ hẹp và những chiếc xe lỗi thời.
Chúng tôi nhanh chóng nhận ra bức phù điêu của người sáng lập đất nước, cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, người qua đời năm 1994 sau 46 năm nắm quyền.
Nhà ga Bình Nhưỡng với tấm chân dung của cố chủ tịch Kim Nhật Thành. Ảnh: AFP
Khi tàu dừng tại ga Sinuiju, hàng chục cán bộ hải quan Triều Tiên nhanh chóng bước lên. Họ thận trọng kiểm tra hành lý bằng những chiếc máy dò tìm kim loại. Những người này đặc biệt quan tâm tới các thiết bị ghi hình và máy tính xách tay.
Dường như mọi hành khách trên chuyến tàu này đều biết các thanh tra viên Triều Tiên.
"Tôi đến đây mỗi tuần một lần", một người đàn ông Trung Quốc gốc Triều Tiên, nói. Ông mặc trang phục hợp mốt, đeo trang sức vàng, đi giày da bóng lộn và mang theo một chiếc túi hàng hiệu Pháp.
Sau khi hoàn tất cuộc kiểm tra, các nhân viên hải quan và hành khách ngồi bên nhau và cùng trò chuyện. Họ hút thuốc lá, cười đùa và trao cho nhau những cãi vỗ vai thân mật.
Sau khi dừng chân, đoàn tàu tiếp tục hành trình của nó. Chúng tôi nhanh chóng nhận ra toa ghế mềm được trang trí bằng những bức ảnh chân dung của Chủ tịch Kim Nhật Thành và con trai ông, chủ tịch Kim Jong Il, người vừa qua đời hồi tháng 12/2011. Chiếc xe đẩy đồ ăn được dùng như một hàng rào ngăn cách nhóm nhà báo tới các toa tàu ở hạng thấp hơn.
Chiều đến, cũng là lúc những chiếc xe chở bữa tối được đưa tới để phục vụ các thương gia Trung Quốc và hành khách hạng nhất. Thực đơn bao gồm súp khai vị, cá nướng, thịt bò và cơm cuốn rong biển và. Bia và rượu gạo cũng được phục vụ.
Ngoài cửa sổ, những hình ảnh đầu tiên về nông thôn Triều Tiên bắt đầu hiện ra. Trên đồng ruộng, máy móc hiện đại dường như vẫn chưa kịp có mặt để thay thế những công cụ lao động thô sơ do súc vật kéo. Xe đạp và ô tô có xuất hiện, nhưng không quá nhiều.
Đoàn tàu đi qua một ngôi làng với mái nhà đều tăm tắp màu vàng nâu. Nằm bên biển Hoàng Hải, khu vực này được coi là vựa lúa của đất nước Triều Tiên nghèo khó và đói kém.
Khi đêm xuống, cả ngôi làng chìm vào bóng tối. Chỉ một vài ngôi nhà còn sáng đèn. Nguồn điện ở đây được phân phối cho từng gia đình và có hạn mức. Chính vì thế, hầu hết dân làng đều cố gắng tận dụng thời điểm này để nạp đầy điện cho đèn pin.
Bỏ lại những cánh đồng và làng mạc, đoàn tàu dần tiến vào thủ đô Bình Nhưỡng. Trước cửa nhà ga ở trung thâm thành phố, một bức chân dung Chủ tịch Kim Nhật Thành phát ánh sáng rực rỡ suốt đêm dài.
Quỳnh Hoa (theo AFP)
Trước đại lễ mừng sinh nhật lãnh tụ Kim Nhật Thành, một nhóm phóng viên của BBC được chính phủ Triều Tiên mời tới đất nước bí hiểm bậc nhất thế giới, để ghi lại những khoảnh khắc có một không hai.
Một cô gái Triều Tiên tại Nông trại Trái cây Daedonggang. Ảnh: AFP
Triều Tiên tuyên bố, nước này đã sẵn sàng cho việc đưa một tên lửa gắn vệ tinh vào không gian. Đây là một hoạt động trong khuôn khổ các chương trình kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, đồng thời giới thiệu những thành tựu khoa học của Triều Tiên tới thế giới. Đáp lại, Mỹ và phương Tây thường xuyên lên tiếng cáo buộc động thái này đã vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp Quốc, rằng Bình Nhưỡng đang lên kế hoạch phóng một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, có thể đe dọa tới hòa bình, ổn định và an ninh quốc tế.
Phía Triều Tiên nhiều lần khẳng định những cáo buộc trên hoàn toàn chỉ là một sự hiểu nhầm. Đó là lý do khiến chính phủ Bình Nhưỡng đã quyết định mời một nhóm phóng viên phương Tây tới quan sát chương trình phóng tên lửa và đại lễ kỷ niệm, nhằm chứng minh những thành tựu khoa học và tái khẳng định nước này không có bất cứ âm mưu nào.
Với nhóm phóng viên của BBC, Triều Tiên hiện ra với hình ảnh của một đất nước mang tư tưởng của Stalin cuối cùng của thế giới, giống như vừa được quay ngược thời gian trở lại nhiều thập kỷ trước.
Thành phố Bình Nhưỡng được xây dựng bằng những tòa cao ốc vững chắc. Nhưng khác với tất cả thủ đô khác trên thế giới, nơi đây không thấy bóng dáng của những cửa hàng cửa hiệu hay màn hình quảng cáo.
Bên trong chiếc xe buýt du lịch, những nhà báo nước ngoài nhanh chóng nhận ra, các địa điểm mà họ mong chờ được tới sẽ không nằm trong lịch trình lần này.
Thủ đô Bình Nhưỡng đang hoàn tất những khâu cuối cùng cho việc tổ chức đại lễ mừng sinh nhật lần thứ 100 của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, mặc dù ông đã qua đời từ năm 1994. Giống như những gì thế giới đã biết về Triều Tiên, điều này thật mâu thuẫn.
Khắp thành phố là hình ảnh của những nhóm binh sĩ đang gấp rút sửa chữa vỉa hè, những phụ nữ đang lau rửa các bức tường lát đá trắng. Những chậu hoa trang trí cũng đã sẵn sàng. Rải rác trên những con phố, là các bức tranh khổ lớn, trên đó vẽ hình người sáng lập nhà nước Triều Tiên, Chủ tịch Kim Nhật Thành.
Điểm đến đầu tiên trong chuyến đi là Nông trại Trái cây Daedonggang, một dự án mô hình, với vườn táo rộng tới hàng nghìn hecta, được trồng thành những hàng thẳng tắp hoàn hảo.
Nông trại Trái cây Daedonggang. Ảnh: AFP
Kim Dal Hua, một trong những nông dân có mặt tại vườn táo, cho biết: “Tôi rất hạnh phúc khi được làm việc tại đây. Cảm ơn vì cố Chủ tịch Kim Jong-Il và con trai ngài, Kim Jong-Un, vì họ đã mang tới mọi thứ chúng tôi cần”.
Rời khỏi Daedonggang, các phóng viên được đưa tới một trang trại khác. Nơi đây, vốn được xây dựng dưới sự chỉ đạo của cố Chủ tịch Kim Jong-Il, là một nhà kho khổng lồ được kết nối với bể nuôi rùa giống, một món ăn đắt tiền, đồng thời là một phương thuốc hiệu nghiệm trong Đông y.
Quản lý Bang Dok Son cho biết, chính phủ đã phải chi rất nhiều tiền cho việc xây dựng trang trại này. Trước câu hỏi liệu bao giờ nơi này có thể mang về lợi nhuận, ông Bang nói: “Thật khó đề giải thích nếu anh nghĩ theo kiểu tư bản".
“Các nhà lãnh đạo đã xây dựng nên trang trại, hướng dẫn chúng tôi cách chăm sóc để cung cấp rùa cho người dân. Với chúng tôi, lợi nhuận không phải vấn đề quan trọng nhất.”
"Nhưng trên đường trở về thành phố, khi đi qua những cánh đồng, những công trình dang dở, những túp lều tồi tàn, trong đầu chúng tôi lại xuất hiện suy nghĩ về sự tương phản ở một đất nước mà người dân vẫn đang thiếu ăn, trong khi các nhà lãnh đạo lại đang mơ những giấc mơ vĩ đại", một phóng viên chia sẻ.
Quỳnh Hoa (theo BBC)
Những hình ảnh về nhịp sống đời thường của người dân tại thủ đô Triều Tiên được các phóng viên quốc tế ghi lại, trong dịp hiếm hoi được trực tiếp tác nghiệp ở quốc gia bí ẩn bậc nhất thế giới.
Người dân Triều Tiên đi ngang qua một bức chân dung lớn của cố chủ tịch Kim Nhật Thành tại thủ đô Bình Nhưỡng hôm qua. Toàn dân Triều Tiên đang hướng tới dịp đại lễ kỷ niệm tròn 100 năm ngày sinh của ông Kim Nhật Thành.