Năm 2003 NXB Ten Speed Press, Hoa Kỳ xuất bản cuốn sách Phát triển kỹ năng tài chính theo độ tuổi của trẻ (224 trang) của Joline Godfrey. Là tác giả nổi tiếng về giáo dục về tài chính, sách của Joline Godfrey được dịch ra các tiếng nước ngoài và được người đọc Mỹ đánh giá cao.
Trong sách, Joline Godfrey đã hệ thống hoá các bài tập rèn các kỹ năng về tài chính của trẻ em. Bà cho rằng lứa tuổi từ 9 – 12 là lúc cần giáo dục con về cách sử dụng đồng tiền, và đây là giai đoạn quan trọng nhất.
Dưới đây là lược thuật, để phụ huynh Việt tham khảo, các điểm chính trong dạy dỗ trẻ 9 -12 tuổi tiếp cận đồng tiền.
Trên thực tế, điều kiện thanh toán của Mỹ và Việt Nam rất khác nhau. Mỹ chủ yếu dùng phương thức thẻ tín dụng, trong khi Việt Nam vẫn thanh toán bằng tiền mặt, như thế kỷ 19.
Trong sách, Joline Godfrey cho rằng trẻ 9 – 12 có những đặc thù như: phát triển nhanh về tầm vóc; nhận thức được “cái tôi”; những hành động đầu tiên thử thể hiện mình; tăng cường hình thành nhận thức về xã hội; hình thành các say mê đầu tiên ngoài sách vở được dạy trong trường; thử tỏ ra độc lập trong ra quyết định, nhưng cố hoà đồng với bạn cùng trang lứa…
Vì thế, trong lứa tuổi 9 – 12, cần tác động xây dựng các tập tính sau về tài chính của trẻ:
- biết cách tính nhẩm tiền lẻ được trả lại
- khởi phát đầu óc kinh doanh, tư duy kiếm tiền minh bạch
- đánh giá giá trị của đồ vật
- hình thành quan niệm về đồng tiền tự tay mình làm ra
- biết cách cân bằng (lập quyết toán ngân sách) thu - chi của mình.
Cần rèn các kỹ năng tài chính sát với thực tiễn cuộc sống tại chỗ.
1. Biết tiết kiệm
Cần dạy con cách dự toán chi trả các say mê riêng của mình (vé xi nê, học nhạc, tập đánh bóng bàn…), hoặc các mục tiêu (thi tiếng Anh trình độ B…).
Tiền có trong tay chỉ có thể là phương tiện thực hiện các mục tiêu rõ ràng, chính đáng. Thay cho cách dạy con tích tiền xu truyền thống mà ta từng được dạy, có thể dạy con cách theo dõi chi tiêu trong tài khoản nếu phụ huynh mở cho cháu (sách của Joline Godfrey viết cho phương Tây, nơi tài khoản ngân hàng có thể được mở cho cả khách hàng là trẻ em), và cả các phương thức tích luỹ tài chính khác, như mở sổ tiết kiệm cho cháu để gửi tiền lì xì, hoặc tiền cháu tự kiếm được nhờ phụ cha mẹ bán hàng được thưởng…
2. Biết cách thanh toán
Dạy trẻ cách đọc hoá đơn thanh toán các dịch vụ công: tiền nhà, tiền điện, nước… Cùng với trẻ so sánh chi phí các mùa để dự trù, cách chọn các phương án thanh toán thuận tiện hơn (tiền mặt hay qua tài khoản).
Hãy chọn một dạng chi phí thường xuyên (chẳng hạn đi xem phim) để cháu tự lập “báo cáo tài chính”, để xem sở thích này của cháu chiếm bao nhiêu phần ngân sách gia đình, hiệu quả thế nào. Khuyến khích năng lực tính nhẩm. Giới thiệu với cháu các loại tiền, giá trị của ngoại tệ, khái niệm về lạm phát, tiền mất giá, khi cùng đi mua hàng với bé.
3. Rèn năng lực đạt được mức trả công xứng đáng cho lao động của mình
Giúp trẻ tìm hiểu cách trả công lao động cho các dạng lao động khác nhau, bắt đầu từ lao động đơn giản như dọn dẹp, đến các dạng công việc, đòi hỏi trách nhiệm và cả kiến thức, như trông trẻ…
Cha mẹ đóng vai trò “khách hàng” trong trò chơi kiểu “Bạn muốn nhận được bao nhiêu cho công việc này”. Tạo “văn hoá” thương lượng, tránh mặc cả chợ búa thô thiển.
4. Tạo khả năng tiêu tiền có “đầu óc”
Trong các cửa hiệu lớn, chơi trò “tìm kho báu”. Hãy để trẻ tìm mua một mặt hàng với giá hợp lý, chẳng hạn, mua chiếc gối cho ông/bà, hay một chiếc ví cho anh/chị. Hãy dạy con cách đo đếm hàng, như mua hai gói trà 250g không lợi bằng mua một gói nửa ký luôn. Dạy các kỹ năng chọn hàng cần thiết khác (kiểu như cách đọc mã vòng mã vạch để biết xuất xứ, đọc các ký hiệu trên bao bì để tránh các thực phẩm có chứa nhiều chất bảo quản có hại… tránh mua các đồ ăn đựng trong các bao bì từ hoá chất), biết cách chọn hàng giành cho trẻ em, biết cách tính toán để mua hàng khuyến mại tại thời điểm có lợi…
5. Biết cách nói chuyện “tiền nong” một cách có văn hoá
Đề nghị bé viết vở kịch vui ngắn, chẳng hạn về chuyện một anh chàng được bạn cho mượn tiền, nhưng không chịu trả đúng hạn… Dành thời gian nói với con về triển vọng tài chính, lưu ý những trường hợp đột xuất (về tài chính) có thể xảy ra thì con sẽ hành động ra sao: gọi điện cho ai trong họ hàng, liên hệ với ai (tin cậy) ở công sở cha mẹ… Luôn tìm hiểu con có hỏi gì về “tiền nong”, và tìm câu trả lời thích đáng.
6. Biết cách sống tương xứng với điều kiện (gia cảnh) của mình
Xác định số tiền dự tính tiêu cho văn phòng phẩm của con từ ngân sách gia đình. Cùng đi mua với con để cháu chọn những đồ nào thích ứng với số tiền đó, và sử dụng tiết kiệm, hợp lý các đồ đã mua. Đưa cho cháu số tiền chợ bữa trưa chủ nhật của gia đình và đi cùng với cháu ra chợ, với tư cách cố vấn…
Dần dà, đưa cho con số tiền mua dụng cụ học tập thông thường: vở, bút, mực… Hỏi con xem cháu đã chi tiêu ra sao, “quyết toán” xem còn bao nhiêu tiền, yêu cầu con “xuất trình” hoá đơn mua các vật dụng này…
7. Biết “tích luỹ vốn”
Tìm trên báo mẩu tin về thu nhập của một doanh nghiệp nổi tiếng mà bé có vẻ hâm mộ, chẳng hạn Microsoft. Giảng giải cho con về ý nghĩa của số tiền mà doanh nghiệp này chi vào quảng cáo, tiếp thị, chẳng hạn, để đạt được doanh số lớn như thế. Hỏi con về một số thuật ngữ kinh doanh thông dụng, có phần thưởng cho cháu nếu nó nắm được khái niệm. Đề nghị con sưu tầm một số vật phẩm mà giá trị sẽ tăng theo thời gian như tem, tiền đồng… Hướng dẫn con tham gia các cuộc thi kiến thức có thưởng để tạo “nguồn vốn”.
8. Biết tự rèn tinh thần chủ động, óc kinh doanh
Giúp con biến một ham mê của nó thành một dự án nhỏ. Đọc cho con sách về các doanh nghiệp đã biến ước mơ của mình thành một doanh nghiệp thành đạt. Chơi các trò chơi phát triển đầu óc kinh doanh như trò Monopoly (độc quyền)…
9. Biết nghĩa vụ thanh toán “vốn vay”
Chơi trò thanh toán bằng thẻ tín dụng với con bằng các thẻ tín dụng đã không còn giá trị sử dụng. Chơi trò cho con vay tiền, trước hết trả “tiền vốn”, rồi “tiền lãi”. Nếu “khách hàng” (con) trả sai hẹn, sẽ phải trả “tiền phạt”…
10. Biết cách dùng tiền thay đổi thế giới
Hướng dẫn con cách tham gia hoạt động từ thiện cùng với cha mẹ. Giảng giải cho con về nghĩa vụ thuế, về các ưu tiên, ưu đãi khi thực hiện tốt nghĩa vụ thuế…
•Lê Đỗ Huy (Giới thiệu)
Trong sách, Joline Godfrey đã hệ thống hoá các bài tập rèn các kỹ năng về tài chính của trẻ em. Bà cho rằng lứa tuổi từ 9 – 12 là lúc cần giáo dục con về cách sử dụng đồng tiền, và đây là giai đoạn quan trọng nhất.
Dưới đây là lược thuật, để phụ huynh Việt tham khảo, các điểm chính trong dạy dỗ trẻ 9 -12 tuổi tiếp cận đồng tiền.
Trên thực tế, điều kiện thanh toán của Mỹ và Việt Nam rất khác nhau. Mỹ chủ yếu dùng phương thức thẻ tín dụng, trong khi Việt Nam vẫn thanh toán bằng tiền mặt, như thế kỷ 19.
Trong sách, Joline Godfrey cho rằng trẻ 9 – 12 có những đặc thù như: phát triển nhanh về tầm vóc; nhận thức được “cái tôi”; những hành động đầu tiên thử thể hiện mình; tăng cường hình thành nhận thức về xã hội; hình thành các say mê đầu tiên ngoài sách vở được dạy trong trường; thử tỏ ra độc lập trong ra quyết định, nhưng cố hoà đồng với bạn cùng trang lứa…
Vì thế, trong lứa tuổi 9 – 12, cần tác động xây dựng các tập tính sau về tài chính của trẻ:
- biết cách tính nhẩm tiền lẻ được trả lại
- khởi phát đầu óc kinh doanh, tư duy kiếm tiền minh bạch
- đánh giá giá trị của đồ vật
- hình thành quan niệm về đồng tiền tự tay mình làm ra
- biết cách cân bằng (lập quyết toán ngân sách) thu - chi của mình.
Cần rèn các kỹ năng tài chính sát với thực tiễn cuộc sống tại chỗ.
Dạy… tiêu, từ thuở còn thơ
1. Biết tiết kiệm
Cần dạy con cách dự toán chi trả các say mê riêng của mình (vé xi nê, học nhạc, tập đánh bóng bàn…), hoặc các mục tiêu (thi tiếng Anh trình độ B…).
Tiền có trong tay chỉ có thể là phương tiện thực hiện các mục tiêu rõ ràng, chính đáng. Thay cho cách dạy con tích tiền xu truyền thống mà ta từng được dạy, có thể dạy con cách theo dõi chi tiêu trong tài khoản nếu phụ huynh mở cho cháu (sách của Joline Godfrey viết cho phương Tây, nơi tài khoản ngân hàng có thể được mở cho cả khách hàng là trẻ em), và cả các phương thức tích luỹ tài chính khác, như mở sổ tiết kiệm cho cháu để gửi tiền lì xì, hoặc tiền cháu tự kiếm được nhờ phụ cha mẹ bán hàng được thưởng…
2. Biết cách thanh toán
Dạy trẻ cách đọc hoá đơn thanh toán các dịch vụ công: tiền nhà, tiền điện, nước… Cùng với trẻ so sánh chi phí các mùa để dự trù, cách chọn các phương án thanh toán thuận tiện hơn (tiền mặt hay qua tài khoản).
Hãy chọn một dạng chi phí thường xuyên (chẳng hạn đi xem phim) để cháu tự lập “báo cáo tài chính”, để xem sở thích này của cháu chiếm bao nhiêu phần ngân sách gia đình, hiệu quả thế nào. Khuyến khích năng lực tính nhẩm. Giới thiệu với cháu các loại tiền, giá trị của ngoại tệ, khái niệm về lạm phát, tiền mất giá, khi cùng đi mua hàng với bé.
3. Rèn năng lực đạt được mức trả công xứng đáng cho lao động của mình
Giúp trẻ tìm hiểu cách trả công lao động cho các dạng lao động khác nhau, bắt đầu từ lao động đơn giản như dọn dẹp, đến các dạng công việc, đòi hỏi trách nhiệm và cả kiến thức, như trông trẻ…
Cha mẹ đóng vai trò “khách hàng” trong trò chơi kiểu “Bạn muốn nhận được bao nhiêu cho công việc này”. Tạo “văn hoá” thương lượng, tránh mặc cả chợ búa thô thiển.
4. Tạo khả năng tiêu tiền có “đầu óc”
Trong các cửa hiệu lớn, chơi trò “tìm kho báu”. Hãy để trẻ tìm mua một mặt hàng với giá hợp lý, chẳng hạn, mua chiếc gối cho ông/bà, hay một chiếc ví cho anh/chị. Hãy dạy con cách đo đếm hàng, như mua hai gói trà 250g không lợi bằng mua một gói nửa ký luôn. Dạy các kỹ năng chọn hàng cần thiết khác (kiểu như cách đọc mã vòng mã vạch để biết xuất xứ, đọc các ký hiệu trên bao bì để tránh các thực phẩm có chứa nhiều chất bảo quản có hại… tránh mua các đồ ăn đựng trong các bao bì từ hoá chất), biết cách chọn hàng giành cho trẻ em, biết cách tính toán để mua hàng khuyến mại tại thời điểm có lợi…
5. Biết cách nói chuyện “tiền nong” một cách có văn hoá
Đề nghị bé viết vở kịch vui ngắn, chẳng hạn về chuyện một anh chàng được bạn cho mượn tiền, nhưng không chịu trả đúng hạn… Dành thời gian nói với con về triển vọng tài chính, lưu ý những trường hợp đột xuất (về tài chính) có thể xảy ra thì con sẽ hành động ra sao: gọi điện cho ai trong họ hàng, liên hệ với ai (tin cậy) ở công sở cha mẹ… Luôn tìm hiểu con có hỏi gì về “tiền nong”, và tìm câu trả lời thích đáng.
Tích những đồng vốn đầu tiên
6. Biết cách sống tương xứng với điều kiện (gia cảnh) của mình
Xác định số tiền dự tính tiêu cho văn phòng phẩm của con từ ngân sách gia đình. Cùng đi mua với con để cháu chọn những đồ nào thích ứng với số tiền đó, và sử dụng tiết kiệm, hợp lý các đồ đã mua. Đưa cho cháu số tiền chợ bữa trưa chủ nhật của gia đình và đi cùng với cháu ra chợ, với tư cách cố vấn…
Dần dà, đưa cho con số tiền mua dụng cụ học tập thông thường: vở, bút, mực… Hỏi con xem cháu đã chi tiêu ra sao, “quyết toán” xem còn bao nhiêu tiền, yêu cầu con “xuất trình” hoá đơn mua các vật dụng này…
7. Biết “tích luỹ vốn”
Tìm trên báo mẩu tin về thu nhập của một doanh nghiệp nổi tiếng mà bé có vẻ hâm mộ, chẳng hạn Microsoft. Giảng giải cho con về ý nghĩa của số tiền mà doanh nghiệp này chi vào quảng cáo, tiếp thị, chẳng hạn, để đạt được doanh số lớn như thế. Hỏi con về một số thuật ngữ kinh doanh thông dụng, có phần thưởng cho cháu nếu nó nắm được khái niệm. Đề nghị con sưu tầm một số vật phẩm mà giá trị sẽ tăng theo thời gian như tem, tiền đồng… Hướng dẫn con tham gia các cuộc thi kiến thức có thưởng để tạo “nguồn vốn”.
8. Biết tự rèn tinh thần chủ động, óc kinh doanh
Giúp con biến một ham mê của nó thành một dự án nhỏ. Đọc cho con sách về các doanh nghiệp đã biến ước mơ của mình thành một doanh nghiệp thành đạt. Chơi các trò chơi phát triển đầu óc kinh doanh như trò Monopoly (độc quyền)…
9. Biết nghĩa vụ thanh toán “vốn vay”
Chơi trò thanh toán bằng thẻ tín dụng với con bằng các thẻ tín dụng đã không còn giá trị sử dụng. Chơi trò cho con vay tiền, trước hết trả “tiền vốn”, rồi “tiền lãi”. Nếu “khách hàng” (con) trả sai hẹn, sẽ phải trả “tiền phạt”…
10. Biết cách dùng tiền thay đổi thế giới
Hướng dẫn con cách tham gia hoạt động từ thiện cùng với cha mẹ. Giảng giải cho con về nghĩa vụ thuế, về các ưu tiên, ưu đãi khi thực hiện tốt nghĩa vụ thuế…
•Lê Đỗ Huy (Giới thiệu)