LÊ TỰ HỶ (MỸ)
Hiện nay, tình trạng suy thoái đạo đức trong giáo dục ở nước ta khiến cho nhiều hiện tượng tiêu cực đã và đang xảy ra từ nhà trường đến xã hội: gian lận trong học tập và thi cử bao gồm các việc như quay cóp, giấu đem tài liệu vào phòng thi mà báo chí thường gọi là “phao”; sao chép công trình của người khác làm của mình (đạo ý tưởng, đạo văn); thuê người viết tiểu luận, đồ án cuối khóa, luận văn tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ đến luận án tiến sĩ, và thuê người đi thi thế.… cho đến việc đe dọa, hành hung… thậm chí tạt axít vào thầy khi xin thầy mà thầy không cho thêm điểm.
Không những học sinh, sinh viên thuần túy mà cả những “quan” đang nắm giữ những chức vụ quan trọng cũng “vô tư” phạm vào những thứ gian lận này. Mặt khác cũng có những người thầy/cô, những người đàn anh, đàn chị lấy kết quả nghiên cứu của học trò, của đàn em làm thành tích nghiên cứu của mình, hoặc cũng có những người lợi dụng chức quyền “ghé tên” mình vào công trình nghiên cứu của người khác để thành “có công trình nghiên cứu” mà thăng quan tiến chức, củng cố địa vị.
Cái tâm gian lận này trong học tập, thi cử cốt để lấy văn bằng, để thăng quan tiến chức sẽ là tiền đề cho những cái họa cho xã hội: dốt nát, tham nhũng, hối lộ, bóc lột, làm giàu bất chính…
“ Hôm nay, tôi đưa cho anh hai bài thi, một bài về Lượng giác và một bài về Lương thiện. Tôi hy vọng anh đỗ cả hai bài, nhưng nếu anh phải hỏng một bài, hãy để bài ấy là bài về Lượng giác bởi vì có rất nhiều người tốt trên đời này hôm nay họ không thể làm được một bài thi về Lượng giác, nhưng không có một người tốt nào trên đời này mà không làm được bài thi về Lương thiện”.
(Madison Sarratt, Hiệu trưởng Danh dự trường Đại học Vanderbilt, Mỹ)
Chính giáo dục phương Tây, đặc biệt giáo dục đại học Mỹ, đã ngăn chặn khá thành công sự gian lận này bằng cách sử dụng “Tiêu chuẩn Danh dự” (Honor Code). Không phải bỗng nhiên mà người Mỹ nghĩ ra cách dùng Tiêu chuẩn Danh dự. Không!
Tiêu chuẩn Danh dự có được từ kinh nghiệm của một quá trình bát nháo về gian lận, bạo lực trong đại học mà đỉnh điểm là cái chết của Giáo sư John Davis. Tiêu chuẩn Danh dự không những giúp sinh viên tự giác tránh gian lận mà giúp nâng cao chất lượng dạy và học trong đại học. Vì thế, Tiêu chuẩn Danh dự là một kinh nghiệm tốt mà nền giáo dục nước ta nên tìm hiểu để áp dụng.
Để thông tin tương đối đầy đủ, loạt bài này sẽ gồm các phần sau đây:
Phần 1:
I. Vai trò của danh dự và tự giác trong việc chấp hành Nội quy
II. Thế nào là Tiêu chuẩn Danh dự của một đại học?
III. Lịch sử phát triển chuẩn danh dự trong đại học Mỹ
Phần 2:
IV. Tiêu chuẩn Danh dự của một số đại học Mỹ
V. Một số đặc điểm riêng trong Tiêu chuẩn Danh dự tại một số trường đại học Mỹ
Phần 3:
VI. Tiêu chuẩn Danh dự của đại học Stanford
VII. Hội đồng Danh dự của Đại học Princeton
Nhận xét kết thúc.
------------------
I. Vai trò của danh dự và tự giác trong việc chấp hành Nội quy
Trong mọi hoạt động, khi con người tự giác thực hiện thì kết quả sẽ tốt hơn là bị ép buộc phải thực hiện. Nói riêng, việc tuân thủ Nội quy của sinh viên ở đại học cũng vậy.
Nếu những điều luật trong Nội quy liên quan đến việc ứng xử của sinh viên, những hình phạt khi vi phạm Nội quy… đều do nhà trường thiết lập mà không có sự góp ý của sinh viên, cũng như Hội đồng Kỷ luật xét xử những sinh viên vi phạm Nội quy chỉ gồm toàn thầy/cô giáo, cán bộ của nhà trường và do nhà trường chỉ định hay bầu ra mà sinh viên không được tham khảo ý kiến… thì việc tuân thủ Nội quy của sinh viên sẽ thua cả về số lượng lẫn chất lượng khi sinh viên được góp ý kiến tạo ra Nội quy, cũng như khi Hội đồng Kỷ luật xét xử sinh viên vi phạm kỷ luật bao gồm những sinh viên do chính tập thể sinh viên bầu ra.
Vì sao? Bởi vì trong trường hợp thứ nhất thì người sinh viên cảm thấy bị áp đặt, bị buộc phải tuân thủ kỷ luật do nhà trường đặt ra; sinh viên bị xem thường như chưa trưởng thành, chưa có tư cách, không có lòng tự trọng, không được tin tưởng có danh dự để tự tuân thủ những điều cần phải tuân thủ, và phải dùng kỷ luật để trừng trị.
Trong tâm thế đó, người sinh viên có tuân thủ Nội quy cũng chỉ vì sợ bị kỷ luật, và nếu có cơ may không bị phát hiện thì họ dám sẵn sàng vi phạm Nội quy. Hay có khi còn vi phạm Nội quy như để chứng tỏ “bản lĩnh” dám làm, dám chống lại của tuổi trẻ khi bị xem thường, không được tôn trọng đúng mức.
Còn trong trường hợp thứ hai, sinh viên cảm thấy được tín nhiệm là người có tư cách, có lòng tự trọng, có danh dự đủ để tự giác tuân theo những điều luật mà tự họ hiểu là cần thiết cho sự phát triển của bản thân họ trong môi trường đại học. Họ tự giác tuân theo với tư cách là một người có danh dự vì lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích riêng của bản thân mình, chứ không phải vì sợ kỷ luật.
Sự khác biệt là ở chỗ đó. Nhưng bấy lâu nay, đại học của chúng ta chưa nhận ra điều đó, mà vẫn áp dụng Nội quy theo mô hình thứ nhất. Có thể nói chính vì thế mà chất lượng giáo dục, đào tạo đại học của ta kém về cả hai mặt: phát triển trí tuệ và phát triển nhân cách cho sinh viên. Tình hình giáo dục đại học của ta trong thời gian qua đã chứng tỏ sự sút kém này.
Vậy các đại học của nước ta nên cải tổ ở chỗ này: Hãy để cho tập thể sinh viên tham gia bàn thảo, tự đề ra những cung cách ứng xử của sinh viên, những kỷ luật họ phải chịu khi vi phạm, cũng như họ tự bầu ra Hội đồng Kỷ luật để xét xử sinh viên vi phạm. Để cho chính sinh viên tự giác tuân thủ với tư cách là một người có danh dự.
Chính vì ý thức có danh dự, và tự giác tuân theo trong danh dự, cho nên những điều luật trong Nội quy này được gọi là Tiêu chuẩn Danh dự (Honor Code) hay Hệ thống Danh dự, và hội đồng xét xử không gọi là Hội đồng Kỷ luật mà gọi là Hội đồng Danh dự (Honor Committee, Honor Council). Sự khác biệt về danh từ này tuy là có vẻ nhỏ nhặt, nhưng mang tính giáo dục cao.
Tất nhiên, Tiêu chuẩn Danh dự cũng như Hội đồng Danh dự đều phải được sự chấp thuận của lãnh đạo nhà trường mới được thi hành.
II. Thế nào là Tiêu chuẩn Danh dự của một đại học?(1)
Tiêu chuẩn Danh dự hay Hệ thống Danh dự (Honor Code hay Honor System) là một tập hợp các điều khoản hay nguyên tắc dùng làm phương tiện để điều hành một cộng đồng dựa trên một tập hợp các điều luật hay những điều lý tưởng xác định những cái cấu thành cách ứng xử danh dự của các thành viên bên trong cộng đồng ấy.
Tiêu chuẩn Danh dự được áp dụng nhiều nhất trong các đại học ở Mỹ để ngăn chặn các hành vi mang tính thiếu trung thực, bất lương trong giáo dục đại học (academic dishonesty) phát xuất chủ yếu từ sinh viên, nhưng cũng có thể bao gồm cả cán bộ giảng dạy và các nhân viên trong nhà trường.
Điều quan trọng là với Tiêu chuẩn Danh dự thì một sinh viên phải có hai nhiệm vụ:
Thứ nhất là cam kết trên danh dự rằng tuân thủ những quy định trong Tiêu chuẩn Danh dự.
Thứ hai là góp phần bảo vệ sự thực hiện nghiêm minh của Tiêu chuẩn Danh dự bằng cách báo cáo mọi sự vi phạm Tiêu chuẩn Danh dự của tất cả những sinh viên khác một khi mình biết cho Hội đồng Danh dự. Nếu không báo cáo thì được xem như vi phạm Tiêu chuẩn Danh dự. Nhiều trường đại học còn ghi trong Tiêu chuẩn Danh dự là sinh viên phải tự báo cáo sự vi phạm của chính mình.
Tiêu chuẩn Danh dự gồm các điều khoản xác định những điều sinh viên không được vi phạm, những hình phạt phải chịu nếu vi phạm. Một lời thề trên danh dự là cam kết tuân thủ Tiêu chuẩn Danh dự của mỗi sinh viên. Một hội đồng để điều tra, xét xử những sinh viên vi phạm, gọi là Hội đồng Danh dự (Honor Committee hay Honor Council).
Có những trường, từ Tiêu chuẩn Danh dự tới Hội đồng Danh dự đều do sinh viên lập ra và điều hành, cũng có trường từ thiết lập và điều hành gồm vừa nhà trường vừa sinh viên, cũng có một số trường hoàn toàn do nhà trường.
Một truyền thống thú vị do Tiêu chuẩn Danh dự đưa lại là với Tiêu chuẩn Danh dự, nhiều trường quy định sinh viên thi viết trong lớp thì không có giám thị, thầy chỉ quy định việc làm bài, ra đề thi, đến phòng thi phát đề, chờ vài phút để giải đáp các thắc mắc nếu có của sinh viên về đề thi, rồi rời phòng thi, để sinh viên làm bài không có giám thị trong tinh thần danh dự đã cam kết, cuối giờ thầy đến thâu bài làm.
Có những trường còn quy định rất cởi mở như với Tiêu chuẩn Danh dự, mỗi sinh viên tự xác định lịch thi cuối khóa của mình, bài làm và bài thi có thể cho về nhà, nhưng sinh viên phải làm bài theo yêu cầu của thầy: thời lượng do thầy ấn định và với các điều khác như không được nhờ ai làm giúp, không được sử dụng tài liệu...
III. Lịch sử phát triển chuẩn danh dự trong đại học Mỹ(2)
Tại Mỹ, hình thức đầu tiên của Tiêu chuẩn Danh dự dùng trong việc giữ gìn trật tự trong học đường, quy cách, nề nếp học tập, sinh hoạt cho sinh viên được chính thức đặt ra năm 1779 tại Đại học William & Mary (The College of William & Mary) theo lệnh của Thống đốc bang Virginia lúc bấy giờ là ông Thomas Jefferson (1743–1826). Về sau, Jefferson trở thành Tổng thống thứ 3 của Mỹ (1801–1809).
Ông Jefferson tốt nghiệp trường Đại học William & Mary hạng Danh dự năm 1762. Với kinh nghiệm thực tế đã trải qua thời sinh viên, với kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý của một Thống đốc bang, và nhiệt tình muốn giúp các lớp đàn em đang học tại đại học mà mình đã từng học, để cải thiện tình hình trật tự, nâng cao chất lượng đào tạo cả về chuyên môn lẫn nhân cách trong quá trình học đại học, ông Jefferson đã thảo ra một Hệ thống các tiêu chuẩn cơ bản mà ông cho rằng nhà trường cần áp dụng và khuyến khích sinh viên nên tự giác chấp hành.
Về sau ông Jefferson thảo ra một Hệ thống Danh dự cho đại hoc mà ông điều hành là Đại học Virginia (University of Virginia). Hệ thống này tương tự như Hệ thống Danh dự ông đã đề ra cho Đại học Williams & Mary. Đầu tiên nó dựa trên những luật nghiêm ngặt do nhà trường điều hành nhằm hạn chế hành vi xấu của sinh viên, nhưng về sau dựa trên sự tự quản của sinh viên (student self-government). Tuy nhiên, ông đã qua đời mà chưa kịp thấy Hệ thống Danh dự này được thực thi tại Đại học Virginia.
Những năm đầu của Đại học Virginia được đánh dấu bởi những mối quan hệ có nhiều bất hòa gây tranh cãi giữa sinh viên và giáo sư, mà đỉnh điểm vào ngày 12/11/1840 khi Giáo sư John Davis bị bắn chết trong khi cố gắng dập tắt một cuộc náo loạn của sinh viên tại công viên The Lawn trong khuôn viên của Đại học Virginia.
Cái vĩ đại của Giáo sư John Davis là trước khi chết, mặc dầu được ủy ban điều tra yêu cầu, ông đã từ chối chỉ ra người sinh viên đã tấn công và bắn ông, bằng cách nói rằng một người đàn ông có danh dự ắt sẽ tiến bước một mình! Và chính cái vĩ đại ấy đã là nguồn cảm hứng cho sự có mặt của Tiêu chuẩn Danh dự trong nền giáo dục đại học Mỹ cho tới ngày nay.
Vào ngày 4/7/1842, ông Henry St. George Tucker, một cựu sinh viên của Đại học William & Mary, người đã thay thế Giáo sư John Davis trong vệc giảng dạy, đã đề nghị rằng trong tương lai, sinh viên phải viết và ký vào bài thi của mình câu như sau:
“Tôi, tên...., bằng cách này xác nhận trên danh dự rằng tôi đã không nhận một sự giúp đỡ nào từ bất kỳ một nguồn nào trong suốt thời gian làm bài thi này”(3).
Ý tưởng này đã tỏ ra thành công với sinh viên trong việc giảm bớt gian lận trong thi cử, cũng như tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái hơn trong quản lý, và người sinh viên biết tự giác học tập, chấp hành tốt các yêu cầu đối với họ hơn.
Kể từ đó nhiều trường đại học, kể cả một số trường cấp 3 ở Mỹ cũng có Tiêu chuẩn Danh dự.
Mặc dầu có sự tiến hóa của Hệ thống Danh dự qua các năm, Hệ thống Danh dự của Đại học Virginia là hiếm có ở chỗ là nó được điều hành hoàn toàn bởi các sinh viên của đại học(4). Đại học Princeton cũng đã duy trì Tiêu chuẩn Danh dự được điều hành hoàn toàn bởi sinh viên từ lúc khởi đầu Tiêu chuẩn Danh dự vào năm 1893 cho tới nay.
Trừ một số đại học có Tiêu chuẩn Danh dự đặc biệt (sẽ nói riêng ở bên dưới), phần lớn các đại học có Tiêu chuẩn Danh dự dễ thông cảm hơn vì chỉ liên quan tới các vấn đề học trong nhà trường, mà ít liên quan đến cách ứng xử ngoài xã hội. Một số ít đại học như Đại học Haverford (của giáo phái Quaker, tại Pennsylvania) và của Đại học Davidson tại Davidson, bang North Carolina ở đó các sinh viên phê chuẩn và buộc phải tuân theo các tiêu chuẩn vừa trong học tập vừa trong xã hội.
Ngày nay, các đại học quân sự tại Mỹ đều có hệ thống Tiêu chuẩn Danh dự nghiêm ngặt nhất để giúp rèn luyện tư cách của sĩ quan trong nhà trường cũng như trong quân đội sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên có một khác biệt là: Tiêu chuẩn Danh dự của trường đại học quân sự ưu tiên cho lớp đàn anh xử phạt lớp đàn em, tức ưu tiên theo cấp bậc trong quân đội, trong khi Tiêu chuẩn Danh dự ở các đại học khác thì bình đẳng cho mọi sinh viên.
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------------------
(1), (2) http://en.wikipedia.org/wiki/Honor_code
(3) Smith, C. Alphonso (November 29, 1936), “I Certify On My Honor – The Real
Story of How the Famed ‘Honor System’ at University of Virginia Functions and
What Matriculating Students Should Know About It”, Richmond Times Dispatch,
http://richmondthenandnow.com/Newspaper-Articles/Honor-System.html
(4) “The Honor Committee” (html). University of Virginia. http://www.virginia.edu/honor/index.html
.Retrieved 2008-03-04
Hiện nay, tình trạng suy thoái đạo đức trong giáo dục ở nước ta khiến cho nhiều hiện tượng tiêu cực đã và đang xảy ra từ nhà trường đến xã hội: gian lận trong học tập và thi cử bao gồm các việc như quay cóp, giấu đem tài liệu vào phòng thi mà báo chí thường gọi là “phao”; sao chép công trình của người khác làm của mình (đạo ý tưởng, đạo văn); thuê người viết tiểu luận, đồ án cuối khóa, luận văn tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ đến luận án tiến sĩ, và thuê người đi thi thế.… cho đến việc đe dọa, hành hung… thậm chí tạt axít vào thầy khi xin thầy mà thầy không cho thêm điểm.
Không những học sinh, sinh viên thuần túy mà cả những “quan” đang nắm giữ những chức vụ quan trọng cũng “vô tư” phạm vào những thứ gian lận này. Mặt khác cũng có những người thầy/cô, những người đàn anh, đàn chị lấy kết quả nghiên cứu của học trò, của đàn em làm thành tích nghiên cứu của mình, hoặc cũng có những người lợi dụng chức quyền “ghé tên” mình vào công trình nghiên cứu của người khác để thành “có công trình nghiên cứu” mà thăng quan tiến chức, củng cố địa vị.
Cái tâm gian lận này trong học tập, thi cử cốt để lấy văn bằng, để thăng quan tiến chức sẽ là tiền đề cho những cái họa cho xã hội: dốt nát, tham nhũng, hối lộ, bóc lột, làm giàu bất chính…
“ Hôm nay, tôi đưa cho anh hai bài thi, một bài về Lượng giác và một bài về Lương thiện. Tôi hy vọng anh đỗ cả hai bài, nhưng nếu anh phải hỏng một bài, hãy để bài ấy là bài về Lượng giác bởi vì có rất nhiều người tốt trên đời này hôm nay họ không thể làm được một bài thi về Lượng giác, nhưng không có một người tốt nào trên đời này mà không làm được bài thi về Lương thiện”.
(Madison Sarratt, Hiệu trưởng Danh dự trường Đại học Vanderbilt, Mỹ)
Chính giáo dục phương Tây, đặc biệt giáo dục đại học Mỹ, đã ngăn chặn khá thành công sự gian lận này bằng cách sử dụng “Tiêu chuẩn Danh dự” (Honor Code). Không phải bỗng nhiên mà người Mỹ nghĩ ra cách dùng Tiêu chuẩn Danh dự. Không!
Tiêu chuẩn Danh dự có được từ kinh nghiệm của một quá trình bát nháo về gian lận, bạo lực trong đại học mà đỉnh điểm là cái chết của Giáo sư John Davis. Tiêu chuẩn Danh dự không những giúp sinh viên tự giác tránh gian lận mà giúp nâng cao chất lượng dạy và học trong đại học. Vì thế, Tiêu chuẩn Danh dự là một kinh nghiệm tốt mà nền giáo dục nước ta nên tìm hiểu để áp dụng.
Để thông tin tương đối đầy đủ, loạt bài này sẽ gồm các phần sau đây:
Phần 1:
I. Vai trò của danh dự và tự giác trong việc chấp hành Nội quy
II. Thế nào là Tiêu chuẩn Danh dự của một đại học?
III. Lịch sử phát triển chuẩn danh dự trong đại học Mỹ
Phần 2:
IV. Tiêu chuẩn Danh dự của một số đại học Mỹ
V. Một số đặc điểm riêng trong Tiêu chuẩn Danh dự tại một số trường đại học Mỹ
Phần 3:
VI. Tiêu chuẩn Danh dự của đại học Stanford
VII. Hội đồng Danh dự của Đại học Princeton
Nhận xét kết thúc.
------------------
I. Vai trò của danh dự và tự giác trong việc chấp hành Nội quy
Trong mọi hoạt động, khi con người tự giác thực hiện thì kết quả sẽ tốt hơn là bị ép buộc phải thực hiện. Nói riêng, việc tuân thủ Nội quy của sinh viên ở đại học cũng vậy.
Nếu những điều luật trong Nội quy liên quan đến việc ứng xử của sinh viên, những hình phạt khi vi phạm Nội quy… đều do nhà trường thiết lập mà không có sự góp ý của sinh viên, cũng như Hội đồng Kỷ luật xét xử những sinh viên vi phạm Nội quy chỉ gồm toàn thầy/cô giáo, cán bộ của nhà trường và do nhà trường chỉ định hay bầu ra mà sinh viên không được tham khảo ý kiến… thì việc tuân thủ Nội quy của sinh viên sẽ thua cả về số lượng lẫn chất lượng khi sinh viên được góp ý kiến tạo ra Nội quy, cũng như khi Hội đồng Kỷ luật xét xử sinh viên vi phạm kỷ luật bao gồm những sinh viên do chính tập thể sinh viên bầu ra.
Vì sao? Bởi vì trong trường hợp thứ nhất thì người sinh viên cảm thấy bị áp đặt, bị buộc phải tuân thủ kỷ luật do nhà trường đặt ra; sinh viên bị xem thường như chưa trưởng thành, chưa có tư cách, không có lòng tự trọng, không được tin tưởng có danh dự để tự tuân thủ những điều cần phải tuân thủ, và phải dùng kỷ luật để trừng trị.
Trong tâm thế đó, người sinh viên có tuân thủ Nội quy cũng chỉ vì sợ bị kỷ luật, và nếu có cơ may không bị phát hiện thì họ dám sẵn sàng vi phạm Nội quy. Hay có khi còn vi phạm Nội quy như để chứng tỏ “bản lĩnh” dám làm, dám chống lại của tuổi trẻ khi bị xem thường, không được tôn trọng đúng mức.
Còn trong trường hợp thứ hai, sinh viên cảm thấy được tín nhiệm là người có tư cách, có lòng tự trọng, có danh dự đủ để tự giác tuân theo những điều luật mà tự họ hiểu là cần thiết cho sự phát triển của bản thân họ trong môi trường đại học. Họ tự giác tuân theo với tư cách là một người có danh dự vì lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích riêng của bản thân mình, chứ không phải vì sợ kỷ luật.
Sự khác biệt là ở chỗ đó. Nhưng bấy lâu nay, đại học của chúng ta chưa nhận ra điều đó, mà vẫn áp dụng Nội quy theo mô hình thứ nhất. Có thể nói chính vì thế mà chất lượng giáo dục, đào tạo đại học của ta kém về cả hai mặt: phát triển trí tuệ và phát triển nhân cách cho sinh viên. Tình hình giáo dục đại học của ta trong thời gian qua đã chứng tỏ sự sút kém này.
Vậy các đại học của nước ta nên cải tổ ở chỗ này: Hãy để cho tập thể sinh viên tham gia bàn thảo, tự đề ra những cung cách ứng xử của sinh viên, những kỷ luật họ phải chịu khi vi phạm, cũng như họ tự bầu ra Hội đồng Kỷ luật để xét xử sinh viên vi phạm. Để cho chính sinh viên tự giác tuân thủ với tư cách là một người có danh dự.
Chính vì ý thức có danh dự, và tự giác tuân theo trong danh dự, cho nên những điều luật trong Nội quy này được gọi là Tiêu chuẩn Danh dự (Honor Code) hay Hệ thống Danh dự, và hội đồng xét xử không gọi là Hội đồng Kỷ luật mà gọi là Hội đồng Danh dự (Honor Committee, Honor Council). Sự khác biệt về danh từ này tuy là có vẻ nhỏ nhặt, nhưng mang tính giáo dục cao.
Tất nhiên, Tiêu chuẩn Danh dự cũng như Hội đồng Danh dự đều phải được sự chấp thuận của lãnh đạo nhà trường mới được thi hành.
II. Thế nào là Tiêu chuẩn Danh dự của một đại học?(1)
Tiêu chuẩn Danh dự hay Hệ thống Danh dự (Honor Code hay Honor System) là một tập hợp các điều khoản hay nguyên tắc dùng làm phương tiện để điều hành một cộng đồng dựa trên một tập hợp các điều luật hay những điều lý tưởng xác định những cái cấu thành cách ứng xử danh dự của các thành viên bên trong cộng đồng ấy.
Tiêu chuẩn Danh dự được áp dụng nhiều nhất trong các đại học ở Mỹ để ngăn chặn các hành vi mang tính thiếu trung thực, bất lương trong giáo dục đại học (academic dishonesty) phát xuất chủ yếu từ sinh viên, nhưng cũng có thể bao gồm cả cán bộ giảng dạy và các nhân viên trong nhà trường.
Điều quan trọng là với Tiêu chuẩn Danh dự thì một sinh viên phải có hai nhiệm vụ:
Thứ nhất là cam kết trên danh dự rằng tuân thủ những quy định trong Tiêu chuẩn Danh dự.
Thứ hai là góp phần bảo vệ sự thực hiện nghiêm minh của Tiêu chuẩn Danh dự bằng cách báo cáo mọi sự vi phạm Tiêu chuẩn Danh dự của tất cả những sinh viên khác một khi mình biết cho Hội đồng Danh dự. Nếu không báo cáo thì được xem như vi phạm Tiêu chuẩn Danh dự. Nhiều trường đại học còn ghi trong Tiêu chuẩn Danh dự là sinh viên phải tự báo cáo sự vi phạm của chính mình.
Tiêu chuẩn Danh dự gồm các điều khoản xác định những điều sinh viên không được vi phạm, những hình phạt phải chịu nếu vi phạm. Một lời thề trên danh dự là cam kết tuân thủ Tiêu chuẩn Danh dự của mỗi sinh viên. Một hội đồng để điều tra, xét xử những sinh viên vi phạm, gọi là Hội đồng Danh dự (Honor Committee hay Honor Council).
Có những trường, từ Tiêu chuẩn Danh dự tới Hội đồng Danh dự đều do sinh viên lập ra và điều hành, cũng có trường từ thiết lập và điều hành gồm vừa nhà trường vừa sinh viên, cũng có một số trường hoàn toàn do nhà trường.
Một truyền thống thú vị do Tiêu chuẩn Danh dự đưa lại là với Tiêu chuẩn Danh dự, nhiều trường quy định sinh viên thi viết trong lớp thì không có giám thị, thầy chỉ quy định việc làm bài, ra đề thi, đến phòng thi phát đề, chờ vài phút để giải đáp các thắc mắc nếu có của sinh viên về đề thi, rồi rời phòng thi, để sinh viên làm bài không có giám thị trong tinh thần danh dự đã cam kết, cuối giờ thầy đến thâu bài làm.
Có những trường còn quy định rất cởi mở như với Tiêu chuẩn Danh dự, mỗi sinh viên tự xác định lịch thi cuối khóa của mình, bài làm và bài thi có thể cho về nhà, nhưng sinh viên phải làm bài theo yêu cầu của thầy: thời lượng do thầy ấn định và với các điều khác như không được nhờ ai làm giúp, không được sử dụng tài liệu...
III. Lịch sử phát triển chuẩn danh dự trong đại học Mỹ(2)
Tại Mỹ, hình thức đầu tiên của Tiêu chuẩn Danh dự dùng trong việc giữ gìn trật tự trong học đường, quy cách, nề nếp học tập, sinh hoạt cho sinh viên được chính thức đặt ra năm 1779 tại Đại học William & Mary (The College of William & Mary) theo lệnh của Thống đốc bang Virginia lúc bấy giờ là ông Thomas Jefferson (1743–1826). Về sau, Jefferson trở thành Tổng thống thứ 3 của Mỹ (1801–1809).
Ông Jefferson tốt nghiệp trường Đại học William & Mary hạng Danh dự năm 1762. Với kinh nghiệm thực tế đã trải qua thời sinh viên, với kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý của một Thống đốc bang, và nhiệt tình muốn giúp các lớp đàn em đang học tại đại học mà mình đã từng học, để cải thiện tình hình trật tự, nâng cao chất lượng đào tạo cả về chuyên môn lẫn nhân cách trong quá trình học đại học, ông Jefferson đã thảo ra một Hệ thống các tiêu chuẩn cơ bản mà ông cho rằng nhà trường cần áp dụng và khuyến khích sinh viên nên tự giác chấp hành.
Về sau ông Jefferson thảo ra một Hệ thống Danh dự cho đại hoc mà ông điều hành là Đại học Virginia (University of Virginia). Hệ thống này tương tự như Hệ thống Danh dự ông đã đề ra cho Đại học Williams & Mary. Đầu tiên nó dựa trên những luật nghiêm ngặt do nhà trường điều hành nhằm hạn chế hành vi xấu của sinh viên, nhưng về sau dựa trên sự tự quản của sinh viên (student self-government). Tuy nhiên, ông đã qua đời mà chưa kịp thấy Hệ thống Danh dự này được thực thi tại Đại học Virginia.
Những năm đầu của Đại học Virginia được đánh dấu bởi những mối quan hệ có nhiều bất hòa gây tranh cãi giữa sinh viên và giáo sư, mà đỉnh điểm vào ngày 12/11/1840 khi Giáo sư John Davis bị bắn chết trong khi cố gắng dập tắt một cuộc náo loạn của sinh viên tại công viên The Lawn trong khuôn viên của Đại học Virginia.
Cái vĩ đại của Giáo sư John Davis là trước khi chết, mặc dầu được ủy ban điều tra yêu cầu, ông đã từ chối chỉ ra người sinh viên đã tấn công và bắn ông, bằng cách nói rằng một người đàn ông có danh dự ắt sẽ tiến bước một mình! Và chính cái vĩ đại ấy đã là nguồn cảm hứng cho sự có mặt của Tiêu chuẩn Danh dự trong nền giáo dục đại học Mỹ cho tới ngày nay.
Vào ngày 4/7/1842, ông Henry St. George Tucker, một cựu sinh viên của Đại học William & Mary, người đã thay thế Giáo sư John Davis trong vệc giảng dạy, đã đề nghị rằng trong tương lai, sinh viên phải viết và ký vào bài thi của mình câu như sau:
“Tôi, tên...., bằng cách này xác nhận trên danh dự rằng tôi đã không nhận một sự giúp đỡ nào từ bất kỳ một nguồn nào trong suốt thời gian làm bài thi này”(3).
Ý tưởng này đã tỏ ra thành công với sinh viên trong việc giảm bớt gian lận trong thi cử, cũng như tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái hơn trong quản lý, và người sinh viên biết tự giác học tập, chấp hành tốt các yêu cầu đối với họ hơn.
Kể từ đó nhiều trường đại học, kể cả một số trường cấp 3 ở Mỹ cũng có Tiêu chuẩn Danh dự.
Mặc dầu có sự tiến hóa của Hệ thống Danh dự qua các năm, Hệ thống Danh dự của Đại học Virginia là hiếm có ở chỗ là nó được điều hành hoàn toàn bởi các sinh viên của đại học(4). Đại học Princeton cũng đã duy trì Tiêu chuẩn Danh dự được điều hành hoàn toàn bởi sinh viên từ lúc khởi đầu Tiêu chuẩn Danh dự vào năm 1893 cho tới nay.
Trừ một số đại học có Tiêu chuẩn Danh dự đặc biệt (sẽ nói riêng ở bên dưới), phần lớn các đại học có Tiêu chuẩn Danh dự dễ thông cảm hơn vì chỉ liên quan tới các vấn đề học trong nhà trường, mà ít liên quan đến cách ứng xử ngoài xã hội. Một số ít đại học như Đại học Haverford (của giáo phái Quaker, tại Pennsylvania) và của Đại học Davidson tại Davidson, bang North Carolina ở đó các sinh viên phê chuẩn và buộc phải tuân theo các tiêu chuẩn vừa trong học tập vừa trong xã hội.
Ngày nay, các đại học quân sự tại Mỹ đều có hệ thống Tiêu chuẩn Danh dự nghiêm ngặt nhất để giúp rèn luyện tư cách của sĩ quan trong nhà trường cũng như trong quân đội sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên có một khác biệt là: Tiêu chuẩn Danh dự của trường đại học quân sự ưu tiên cho lớp đàn anh xử phạt lớp đàn em, tức ưu tiên theo cấp bậc trong quân đội, trong khi Tiêu chuẩn Danh dự ở các đại học khác thì bình đẳng cho mọi sinh viên.
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------------------
(1), (2) http://en.wikipedia.org/wiki/Honor_code
(3) Smith, C. Alphonso (November 29, 1936), “I Certify On My Honor – The Real
Story of How the Famed ‘Honor System’ at University of Virginia Functions and
What Matriculating Students Should Know About It”, Richmond Times Dispatch,
http://richmondthenandnow.com/Newspaper-Articles/Honor-System.html
(4) “The Honor Committee” (html). University of Virginia. http://www.virginia.edu/honor/index.html
.Retrieved 2008-03-04