Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Ipad có thể làm thay đổi cách dạy học?

- Xung quanh câu chuyện sử dụng máy tính bảng cho mục đích giáo dục, TS Trần Thị Bích Liễu (ĐH Giáo dục, thuộc ĐHQG Hà Nội) gửi tới VietNamNet ý kiến của mình. Bài viết của TS Bích Liễu dưới đây như một tham chiếu cho việc sử dụng Ipad trong trường học với những điều nên và không nên..

Nhiều nước đã thử nghiệm
iPad, công nghệ, dạy học, giáo dục
Học sinh sử dụng iPad trong trường học ở Mỹ. Ảnh: New York Times
Ipad hay máy vi tính bảng do hãng Apple sản xuất và theo báo cáo hãng này đã bán 9,25 triệu chiếc năm 2011 và 14,1 triệu chiếc vào năm 2013. Ipad đã trở thành vật bất li thân của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Người ta chưa thống kê được có bao nhiêu người sử dụng ipad cho mục đích kinh doanh hay giáo dục nhưng những ứng dụng đa dạng của ipad hầu như vẫn còn rất ít được phát huy và còn gây ra nhiều tranh cãi trong giáo dục.
Tuy nhiên, hiện tại nhiều trường học ở hầu hết các nước trên thế giới đều đang thử nghiệm sử dụng các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông mới như ipad và xem đây là một phương tiện dạy học của nền giáo dục hiện đại để đào tạo thế hệ công dân kĩ thuật số.
Hầu hết các trường học ở Mĩ, Anh, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, các nước Ả Rập, Thổ Nhĩ Kì... đều thử nghiệm dùng ipad trong lớp học thay cho việc sử dụng sách giáo khoa giấy (mỗi trường thử nghiệm trên một vài lớp học trước khi mở rộng ra đại trà).
Bang Victoria (Úc) đã dành cả một trang web để hướng dẫn cách sử dụng Ipad trong lớp học và có các videoclip minh hoạ việc sử dụng Ipad tại các trường học.
Israel thì việc sử dụng SGK điện tử, ipad đã được thực hiện từ nhiều năm nay.
Nhận xét chung của giáo viên là: ipad cho phép học sinh khám phá thế giới vượt ra khỏi 4 bức tường của lớp học và là một công cụ dạy học giàu tính năng giúp học sinh học tập hứng thú, sáng tạo. Học sinh thích dùng ipad vì các em không phải mang vác cặp sách vở năng và được tiếp xúc với thế giới qua các hình ảnh giàu màu sắc, sống động hoặc được làm những thí nghiệm trên màn hình ảo một cách an toàn và dễ dàng.
Những ứng dụng đa dạng của ipad trong giáo dục dùng cho học sinh ở tất cả các cấp học và có thể kể ra là: dạy toán qua ipad giúp học sinh tìm ra được các phương án giải bài tập khác nhau nhờ được xem đi xem lại video giải thích bài toán nhiều lần theo nhu cầu của các em và nhờ các tương tác tìm kiếm các phương án.
Ipad chứa phần mềm dạy khoa học tự nhiên giúp học sinh tìm hiểu những gì mình chưa biết ở thế giới bên ngoài. Học sinh du lịch ở các nước khác nhau, ở các vùng địa lí khác nhau, tìm hiểu lịch sử qua các thời kì qua ipad. Giáo viện dạy học sinh sáng tạo qua việc sáng tác truyện tranh sử dụng phần mềm autorapstrip designer (các phần mềm cho phép chuyển thể văn viết thành hình ảnh truyện tranh).
Phần mềm Nearpod cho phép giáo viên tạo các slide bài giảng với các đoạn văn, hình ảnh, video và các khảo sát đánh giá kết quả học tập của học sinh sau bài học.
Phần mềm spark cho phép ghi lại và theo dõi các hoạt động thể dục của học sinh. Viết bài trên blog hay trên các phần mềm luyện viết văn (my writing spot, clean write...) trên ipad cho phép học sinh nâng cao kĩ năng viết văn. Ipad sử dụng cho mục đích đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh.
Phần mềm ITooch cho học sinh THCS (iTooch Junior High School) do hãng Edupad cung cấp chứa 10 nghìn bài tập để giúp học sinh luyện ngữ pháp, đọc và viết, làm các bài tập toán ...
Và còn hàng chục các ứng dụng khác của ipad trong dạy và học nhờ các phần mềm giáo dục được cài đặt trên ipad. Ngoài ra ipad còn cung cấp 50 ứng dụng khác cho học sinh khuyết tật để khắc phục các khiếm khuyết về nói và đọc viết. Phần mềm dạy học cho lứa tuổi tiểu học trên ipad hiện nay đang là phổ biến nhất.
Những mặt trái
Tuy nhiên, đây là một phương tiện công nghệ khá đắt đỏ, có một số mặt trái và nếu thiếu một số điều kiện cần thiết thì không thể sử dụng có hiệu quả.
Khi trẻ hay bất kì ai ngồi trước màn hình quá nhiều thì chỉ có mắt, các ngón tay, não bộ hoạt động nhiều còn các bộ phận khác của cơ thể sẽ bị đông cứng làm cho người ta dễ mỏi mệt, gây tác hại lâu dài. Để sử dụng ipad hiệu quả:
Điều quan trọng đầu tiên là giáo viên và học sinh phải có các kĩ năng công nghệ để khám phá các ứng dụng của ipad trong dạy và học.
Giáo viên và học sinh cần có các kĩ năng tin học cơ bản, cần biết các chức năng của ipad, biết các phần mềm và cách sử dụng để có thể thao tác nhanh chóng và đúng, tránh mất thời gian và làm cho hoạt động học tập bị gián đoạn, làm cho học sinh mất hứng thú và không tiếp thu đủ kiến thức, kĩ năng cần thiết.
Thứ hai là sử dụng ipad phù hợp với độ tuổi về mặt thời gian. Theo Viện Hàn lâm trị liệu tâm lí Mĩ, không nên cho trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc với màn hình, trẻ lứa tuổi mẫu giáo chỉ nên ngồi trước màn hình khoảng 1 giờ và học sinh tiểu học thì khoảng 2 giờ một ngày. Do đó, không nên sử dụng ipad quá nhiều trong lớp học hay ở nhà và cần kết hợp hài hòa với các hoạt động khác để tránh việc trẻ ngồi quá nhiều trước màn hình, đắm chìm trong thế giới ảo mà quên mất thế giới thật và các mối quan hệ, tương tác trực tiếp.
Thứ ba, sử dụng ipad phù hợp với nhu cầu của bài học, không lạm dụng ipad. Lời khuyên của các giáo viên đã trải nghiệm là chỉ dùng ipad cho những hoạt động không thể thực hiện được nếu không có ipad (ví dụ, các thí nghiệm ảo, các tham quan vượt khỏi phạm vi đất nước...). Hãy đặt câu hỏi: ipad có thể giúp giải quyết vấn đề gì và cái gì không thể thực hiện được nếu không có ipad?
Thứ tư, bố mẹ và giáo viên cần nhận biết các hiện tượng nghiện ipad, nghiện vi tính để kịp thời ngăn chặn. Các hiện tượng nghiện ipad và vi tính có thể kể ra như: thiếu tập trung và thiếu hứng thú với các hoạt động thực mà chỉ thích thao tác trên màn hình hay luôn luôn sử dụng các thiết bị điện tử, dễ nổi cáu hay buồn bã khi không được chơi với các thiết bị này hay có hiện tượng nói dối nhiều...Khi thấy trẻ có các biểu hiện này thì cần phải tìm cách giúp trẻ thoát khỏi chúng bằng những hoạt động khác như đưa con đi chơi xa, đến các công viên trò chơi, thực hiện chế độ không màn hình trong một khoảng thời gian, buộc trẻ ngủ đủ giấc...
Nhưng ipad có thể làm thay đổi cách dạy học?
Ipad sử dụng trong giáo dục được tiên đoán là một phương tiện giàu tính năng làm thay đổi cách thức dạy học trong tương lai và tạo ra một phương thức giáo dục mới.
Hầu hết các bang ở Mĩ đều đã và đang thử nghiệm sử dụng Ipad để thay thế sách giáo khoa giấy và có chiến lược đầu tư ipad cho các trường học.
Năm 2012, Phòng Giáo dục quận Đông Bắc Sullivan cung cấp 700 ipad cho học sinh trung học phổ thông;
Năm 2013, quận Williamsville cung cấp cho mỗi học sinh lớp 5 trường Heim một ipad và thử nghiệm trong 1 năm. Năm nay quận này chi 300,000 USD để trang bị ipad cho tất cả học sinh lớp 5 trong quận. Trường tiểu học Lockport cung cấp ipad cho mỗi cháu mẫu giáo ngay từ năm đầu tiên (Ở Mĩ tiểu học bao gồm cả lớp mẫu giáo 5 tuổi) và năm học 2012-2013 thì học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 đều có ipad và tất cả học sinh lớp 4 được trang bị trong năm học sau đó. Quận Mansfield Independent bang Texas trong vòng 5 tuần đã trang bị cho các trường học 10,600 ipad trị giá 6.4 triệu USD trong năm học 2013-2014 sau khi đã thử nghiệm thành công. Thổ Nhĩ Kì đã đầu tư 15 triệu ipad cho học sinh vùng nông thôn.
Chính phủ Úc đang đầu tư 25 triệu USD để trang bị công nghệ 3D cho các trường học...
Để Ipad có thể đi vào trường học cần có những bước đi mang tính đột phá và chiến lược, cần thử nghiệm cẩn thận trước khi đầu tư và triển khai đại trà. Hi vọng, giáo dục Việt Nam sẽ có những thay đổi theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ bắt đầu từ những thử nghiệm trong lĩnh vực này.
  • TS Trần Thị Bích Liễu

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Khánh Ly: Xin đừng dùng tên Trịnh mà gấu ó tranh giành

 - Sau nhiều lần liên lạc, nữ ca sĩ Khánh Ly đã đồng ý dành cho VietNamNet cuộc phỏng vấn qua email về những điều mà bà muốn "nói một lần cho tất cả" và "sẽ không nói thêm lần nào nữa" chuyện cãi vã tiền nong tác quyền nhạc Trịnh.

Khánh Ly, tác quyền nhạc Trịnh, Trịnh Công Sơn
Ca sĩ Khánh Ly. Ảnh: Quang Thành.
- Bà đã giữ im lặng trong suốt thời gian diễn ra vụ ồn ào tác quyền nhạc Trịnh trong show diễn thứ hai và thứ ba vừa qua của bà ở Việt Nam. Vì sao lúc này bà quyết định phải lên tiếng?
- Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người ơn của tôi. Ông chẳng khác nào là Cha tôi. Dẫu có phải chịu đựng thiệt thòi, tôi cũng không muốn làm tổn thương mối quan hệ với gia đình Ông. Nhưng rồi tôi thấy sự im lặng đôi khi giúp người ta quên hẳn sự thật và trở nên độc ác. Con thú vốn tấn công người ta khi nó bị tấn công. Còn con người, sao lại cứ phải dồn người khác vào chân tường mới bằng lòng.
Tôi muốn nói một lần cho tất cả. Một lần duy nhất. Xin đừng dùng tên Ông mà gấu ó tranh giành. Sao lại phải khổ thế? Tôi sẽ không nói thêm một lần nào nữa.
Khánh Ly, tác quyền nhạc Trịnh, Trịnh Công Sơn
Khánh Ly trong chuyến thăm trẻ em mồ côi được một ngôi chùa ở Sài Gòn cưu mang.
Ảnh: Quang Thành
- Điều gì đã giúp tiếng hát bà vẫn tràn đầy cảm xúc trong lúc hậu trường có cuộc tranh cãi về tiền nong?
- Tôi chưa bao giờ tranh cãi với ai về tiền bạc. Tôi cần tiền để sống, để nuôi con, nhưng tôi không quá khổ sở điêu đứng đánh mất phẩm giá, lòng tự trọng của mình vì tiền. Những tranh cãi tiền bạc không liên quan đến tôi, không nằm trong suy nghĩ của tôi. Nó lại càng không chạm được đến những điều thiêng liêng tôi tôn thờ. Với tôi âm nhạc là một Tôn giáo.

- Bà và cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gắn bó với nhau từ thuở hàn vi và chưa là gì trong làng âm nhạc. Nếu cả hai nặng nhẹ chuyện tiền nong vào lúc ấy, có lẽ đã không có một Trịnh Công Sơn và một Khánh Ly như hôm nay. Xin được hỏi bà, trong suốt quãng dài mấy mươi năm ấy, chuyện tác quyền đã được xử lý như thế nào trong mối quan hệ giữa bà và cố nhạc sĩ?

- Chúng tôi đã chia sẻ với nhau những tháng ngày hạnh phúc trong nghèo khó. Chỉ biết đàn hát với nhau dù chẳng kiếm được đồng nào. Một đĩa cơm chia đôi. Một cái áo là một mơ ước. Tối đến, cả bọn nằm xếp lớp như cá mòi trên nền xi măng lót giấy báo. Ấy thế mà vẫn vui với mơ ước sẽ có ngày được cùng nhau ca hát trên khắp mọi miền đất nước.
Cả Ông và tôi, chúng tôi không có khiếu buôn bán. Cứ gân cổ đổ mồ hôi mà hát. Những ca khúc tim óc của Ông tưới bằng mồ hôi, đôi khi cả nước mắt của tôi trong suốt 50 mươi năm đến với những gia đình Việt Nam, đến cả những thôn làng xa xôi heo hút. Người yêu chúng tôi từ lúc đầu xanh. Con cũng yêu rồi đến cháu cũng yêu. Chúng tôi tuy hai mà như một, làm gì có chuyện tiền bạc được đặt ra. Có những cái còn hơn tác quyền nhiều ấy chứ. Tác quyền đã là cái gì. Vậy thì có một điều gì xảy ra không đẹp trong mối quan hệ giữa chúng tôi, thì Ông đã không còn nghĩ đến tôi, để mà ký thêm cho tôi chữ ký cuối cùng ngày 20 tháng 02, 2001.
Khánh Ly, tác quyền nhạc Trịnh, Trịnh Công Sơn
Khánh Ly nói bà sẽ mãi đi để thực hiện ước mơ của Trịnh Công Sơn và bà. Ảnh: Quang Thành
- Nếu những người trong gia đình bác bỏ giấy tờ mà bà vừa công bố, bà sẽ trả lời họ như thế nào?
- Sự thật muôn đời vẫn là sự thật.

- Như những gì mà lâu nay người ta vẫn nghĩ về nhạc Trịnh, nhiều ý kiến bày tỏ mong muốn được nghe bà hát trong những không gian gần gũi, bình dị mà không quá xa cách (cả về giá vé lẫn không gian thính phòng) như các lần trình diễn của bà vừa qua. Bà nghĩ gì về điều này?

Chắc chắn là sẽ có, bởi đó cũng là ước muốn của ông Trịnh Công Sơn và tôi. Chưa làm không có nghĩa là không làm.

- Xin bà cho biết những dự liệu của mình trong hành trình trở về cùng khán giả trong nước? Bà đã đặt ra kế hoạch từ giã sân khấu?
- Trời cho người ca sĩ một giọng hát không chỉ đóng khung họ trên sân khấu. Trước khi thu vào cho bản thân mình danh tiếng và tiền bạc, các ca sĩ đã dâng tặng tiếng hát cho đời, cho người, cho hạnh phúc và cho cả khổ đau. Trái tim của người nghệ sĩ nói riêng và ca sĩ nói chung là những trái tim nhân ái, biết cảm thông chia sẻ những bất hạnh của kiếp người. Họ thường rơi lệ trước và chỉ cười vui khi mọi bất hạnh đã chia sẻ.
Khán thính giả yêu thương, đã chia cơm xẻ áo, từ những giọt mồ hôi lao động, để những tiếng hát ấy được cất lên từ những khó nghèo lam lũ. Ngày nào còn được yêu, người ca sĩ còn đi tới dâng hiến cho đời - dù nhỏ nhoi - vì đó là phần thưởng từ Trời.
- Xin chân thành cảm ơn bà
Minh Chánh thực hiện

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Lê Viết Quốc lọt vào danh sách 35 Nhà sáng tạo dưới 35 tuổi của năm 2014

(TNO) Việt Nam lần đầu tiên vinh dự có được một nhà khoa học trẻ nằm trong danh sách 35 nhà sáng tạo dưới 35 tuổi hàng đầu thế giới do tạp chí công nghệ uy tín MIT Technology Review (Mỹ) bình chọn.



Chân dung Lê Viết Quốc trong phần giới thiệu 35 Nhà sáng tạo dưới 35 tuổi của năm 2014 trên trang web của MIT Technology Review

MIT Technology Review, một trong những tạp chí công nghệ lâu đời nhất nước Mỹ, đã xếp Lê Viết Quốc vào danh sách 35 Nhà sáng tạo dưới 35 tuổi của năm 2014.
Đây là danh sách bình chọn được công bố thường niên và có tên gọi là TR35.
Miêu tả về anh Quốc, tạp chí Mỹ cho biết anh sinh ra và lớn lên tại vùng nông thôn Việt Nam, nơi thường xuyên bị thiếu điện sinh hoạt.
Nhà gần một thư viện, Quốc thường đọc ngấu nghiến các quyển sách nói về các phát minh vĩ đại trên thế giới và mơ ước mình sẽ đóng góp cho danh sách các phát minh này.
Ở tuổi 14, anh cho rằng phát minh có ích nhất cho nhân loại sẽ là một cỗ máy đủ thông minh để tự sáng chế - một ý tưởng đến giờ vẫn chỉ mơ, MIT Technology Review bình luận.
Nhưng ý tưởng đó đưa Quốc trở thành người đi tiên phong trong việc nghĩ ra một công nghệ mới về trí thông minh nhân tạo, cho phép các phần mềm hiểu được thế giới xung quanh theo cách giống với cách hiểu của con người hơn, theo tạp chí Mỹ.
Công nghệ mới này đã được nảy sinh từ bức xúc với việc phải chờ đợi máy tính nhận biết dữ liệu của Quốc khi anh còn đang học tại Đại học Quốc gia Úc và sau đó là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Stanford (Mỹ), nơi anh nghiên cứu về trạng thái của trí tuệ máy móc.
MIT Technology Review cho biết các phần mềm trí tuệ nhân tạo trước đây thường rất cần con người hỗ trợ. Người ta phải nhập dữ liệu trước khi phần mềm có thể hiểu chúng. Sau đó, họ phải tương tác để phần mềm có thể nhận biết những đặc tính nào của dữ liệu mà chúng cần phải tập trung xử lý.   
“Kiểu công việc đòi hỏi tỉ mỉ không thu hút Quốc. Anh rất tử tế với con người, nhưng lại đặt rất nhiều đòi hỏi với máy móc”, MIT Technology Review nhận xét.
“Tôi là một người không có nhiều kiên nhẫn”, anh cười lớn cho hay”, tạp chí Mỹ thuật lại.
Khi còn ở Đại học Stanford, người đàn ông Việt Nam 32 tuổi này đã nghĩ ra một thuật toán cho phép phần mềm tự học.
Giới nghiên cứu trước đó đã có những bước tiến khả quan nhưng rất chậm về việc phát minh phương pháp cho máy tính tự học gọi là deep learning, nghĩa là sử dụng các hệ thống máy tính giả lập tế bào thần kinh con người.
Trong khi đó, Quốc đã tìm ra cách tăng tốc đáng kể nghiên cứu này bằng cách thiết lập các mạng lưới máy tính giả lập tế bào thần kinh với quy mô lớn gấp 100 lần mạng lưới thông thường, cho phép truy xuất lượng dữ liệu lớn hơn gấp nhiều ngàn lần.
Công nghệ này có tính thực tiễn cao đến nỗi “gã khổng lồ” Google phải chú ý, MIT Technology Review cho hay.  
Tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới sau đó đã mời Quốc về thử nghiệm công nghệ này dưới sự hướng dẫn của Andrew Ng, một giáo sư nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo tại Stanford.
Khi kết quả thử nghiệm được công bố vào năm 2012, nhóm nghiên cứu của Google đã châm ngòi cho một cuộc chạy đua đầu tư nghiên cứu công nghệ deep learning giữa Facebook, Microsoft và các hãng công nghệ khác.
Không cần tương tác của con người, hệ thống do Quốc tạo ra tự lĩnh hội được cách nhận dạng các chú mèo, con người và hơn 3.000 đồ vật khác thông qua ghi nhận 10 triệu hình ảnh từ các đoạn video trên YouTube.
Công nghệ của nhà khoa học trẻ tuổi Việt Nam chứng minh rằng máy tính có thể tự học mà không cần đến sự hỗ trợ từ con người và có thể đạt đến độ chính xác mới.   
Google hiện đang dùng công nghệ này cho tính năng tìm kiếm hình ảnh và phần mềm nhận dạng giọng nói.
“Một bộ máy thông minh tuyệt đỉnh mà Việt từng tưởng tượng vẫn còn là ý tưởng xa vời. Nhưng chứng kiến ý tưởng của anh ấy tạo ra các phần mềm đủ thông minh để hỗ trợ con người trong cuộc sống hằng ngày đã vui lắm rồi", MIT Technology Reviewnhận xét.

Vài nét về danh sách 35 Nhà sáng tạo dưới 35
Được hình thành hồi năm 1999 với tên gọi TR100, danh sách các nhà sáng tạo hàng đầu thế giới theo bình chọn của tạp chí MIT Technology Review vinh danh 100 nhân vật, nhưng sau đó đã rút xuống còn 35 người từ năm 2005.
Toàn bộ 35 người được chọn có những thành tựu có khả năng định hình lĩnh vực mà họ đang theo đuổi trong nhiều thập kỷ và họ đã giải quyết các khó khăn bằng nhiều cách khác nhau theo một cách rất đáng ghi nhận, MIT Technology Reviewcho biết.
Một vài người trong số những người được bình chọn được xếp vào hạng mục Nhà sáng tạo vì họ phát triển công nghệ mới.
Lê Viết Quốc nằm trong hạng mục Người có tầm nhìn xa vì đây là những người màMIT Technology Review cho rằng đã cho thấy các công nghệ có thể được dùng theo một cách mới mẻ và tốt đẹp hơn.
Hạng mục Nhà từ tâm gồm những người dùng công nghệ để tăng cơ hội hoặc thông báo các chính sách cộng đồng.
Hạng mục Nhà tiên phong gồm những người xây dựng nền tảng cho các sáng chế trong tương lai, còn Doanh nhân là hạng mục để chỉ những người xây dựng các doanh nghiệp công nghệ mới.
Trong số những nhân vật từng có tên trong danh sách của MIT Technology Reviewcó Larry Page và Sergey Brin, hai nhà sáng lập Google, Linus Torvalds, “cha đẻ” hệ điều hành Linux, Jerry Yang, đồng sáng lập Yahoo!, Jonathan Ive, người tạo ra hình hài của các sản phẩm Apple và Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Facebook.

Hoàng Uy

"HOW ROBOTS HAVE ALREADY TAKEN OVER OUR WORLD"





This video clearly explains how robots have already taken over our world
By Casey Chan,
Sploid

If you think it's just a joke that robots are going to replace humans, it's not. It's going to happen. In fact, CGP Grey explains in 'Humans Need Not Apply' how it's already happening around us right now. You might not notice it but you will after you watch how we're following historical patterns towards obscurity.

We, as a people, are always blinded by the idea of the future and technological progress is the shiny and fancy and new and expensive stuff. But that's not the future we live in. In reality, as CGP Grey shows us, real change happens when last decade's shiny and fancy and new and expensive stuff becomes cheaper and faster.

Like how big machinery replaced manual labour, computers are replacing human intelligence. The general purpose robots today are the computers of the 80's. We're just horses compared to a robot's car. Hell, a robot car is going to replace our own car. And then replace all the people who work in the transportation industry. And then there's software, which will be designed to power everything and leave us behind.

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Nhìn lại 45 năm để soi rọi chính mình

TT - Ngày 20-8, Ban Tuyên giáo T.Ư tổ chức hội nghị toàn quốc hướng dẫn tổ chức kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
"Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại VN và VN cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng"
Ông VŨ NGỌC HOÀNG


Ảnh: Việt Dũng

“Mặt làm được cần nêu để thấy sự cố gắng chung, mặt chưa được càng phải nhìn rõ để sửa, để bổ sung giải pháp” - ông Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương, nói như vậy về mục đích, yêu cầu của đợt nhìn lại kết quả 45 năm thực hiện di chúc Bác Hồ.


Cán bộ đảng viên của chúng ta đã như thế nào mà thanh niên không muốn vào Đảng?
Ông Vũ Ngọc Hoàng nhắc lại: “Trong di chúc, sau khi nói nhân dân đã tham gia xây dựng cách mạng, đã cùng với Đảng trải qua gian lao trong chiến tranh, Bác Hồ dặn Đảng phải có kế hoạch thật tốt để không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Nói đến đây, ông Hoàng đặt vấn đề: “Đến bây giờ câu hỏi đặt ra là vì sao nhân dân lại giảm lòng tin, trong khi ai cũng thấy là tình hình kinh tế, đời sống của nước nhà giờ đã khá hơn nhiều năm trước. Điều này chắc chắn không phải là tại nhân dân!”.
Theo ông Hoàng, chuyện phân hóa giàu nghèo là chuyện đáng lưu tâm trong việc làm giảm sút lòng tin của nhân dân. Nhất là khi nơi này nơi khác, người dân đã đặt câu hỏi: mấy ông cán bộ đó làm sao mà giàu nhanh vậy?
“Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại VN và VN cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng” - ông Hoàng trăn trở.
Đề cập đến một nội dung khác trong di chúc của Bác là việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, ông Vũ Ngọc Hoàng tiếp tục đặt vấn đề: “Các tổ chức Đảng, từng cán bộ đảng viên đã làm được gì và bồi dưỡng thế hệ đời sau như thế nào, nhất là bồi dưỡng bằng tấm gương của chính mình? Lòng tin của thanh niên bây giờ ra sao đối với Đảng và Nhà nước, so với những năm trước?”.
Về vấn đề này, ông Hoàng thừa nhận: “Trong quá trình chuẩn bị các nghị quyết của trung ương, chúng tôi có nghiên cứu vấn đề đó và thấy là lòng tin của thanh niên có giảm sút”.
Ông Hoàng cũng đặt vấn đề dưới góc độ so sánh khi bây giờ không ít thanh niên không muốn vào Đảng. Trong khi ngày xưa vào Đảng là thiêng liêng, là thiết tha lắm, dù vào Đảng là đứng trước cửa nhà tù, là đứng dưới cỗ máy chém, là nguy hiểm cho cả bản thân và gia đình. “Cái này không phải lỗi của thanh niên mà chính người lớn phải nhìn lại mình. Phải nghiêm túc nhìn xem cán bộ đảng viên của chúng ta đã như thế nào mà thanh niên không muốn vào Đảng” - ông day dứt.
Lời dặn dò đoàn kết
Câu chuyện về những giây phút cuối cùng của Bác Hồ mà ông Vũ Ngọc Hoàng mang đến hội nghị khiến nhiều người tham dự suy nghĩ.
Hôm ấy Bác Hồ đã yếu lắm, không nói được nữa. Nhìn thấy đoàn cán bộ các nơi về thăm, có cả miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Bác cố gắng run run đưa hai bàn tay lên rồi nắm hai tay lại với nhau. Những ai có mặt hôm ấy đều hiểu rằng đó là lời dặn dò đoàn kết. Điều mong muốn cuối cùng của Bác trong di chúc là toàn Đảng, toàn dân một lòng đoàn kết để xây dựng một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
“Bác cũng dặn phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau. Bây giờ phải nhìn kỹ lại vấn đề này xem vì sao ngày xưa khi nói đến hai chữ “đồng chí” thì thân thiết, thiêng liêng, còn bây giờ khi tức giận lên thì gọi nhau bằng “đồng chí”. Cần xem lại từ trung ương tới địa phương có mất đoàn kết không, có tranh giành, đấu đá nhau hay quy chụp lẫn nhau khi người khác trái ý mình không?” - ông Hoàng gợi mở.
Theo ông Hoàng, có một thực tế là các tổ chức Đảng rất ít phát hiện tham nhũng, trong khi hầu hết tham nhũng thì liên quan đến cán bộ, đảng viên. Nhiều lúc, nhiều nơi, rõ ràng tình hình rất xấu nhưng kiểm điểm rồi cũng không thấy trách nhiệm thuộc về ai.
Ông Bùi Thế Đức, phó Ban Tuyên giáo trung ương, cho biết về nội dung sinh hoạt chính trị lần này, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở trung ương và địa phương cần tổ chức ôn lại nội dung, giá trị và ý nghĩa di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt, phải tiến hành kiểm điểm, đánh giá 45 năm thực hiện di chúc của Người, gắn với kiểm điểm việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
“Kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc của Người cũng chính là dịp để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng đạo đức trong Đảng, trong xã hội” - ông Đức nhấn mạnh.
MAI HƯƠNG

Người Sài Gòn tiếc nhớ Thương xá Tax

- Nhìn tấm biển, “tạm biệt thương xá Tax” ở gian hàng đầu tiên ngay cổng vào, chị như lặng người. Hình ảnh quen thuộc của một thành phố dường như đã in sâu vào ký ức của người Sài Gòn sẽ không còn tồn tại trong vài ngày nữa. Nơi đây sẽ được xóa bỏ để thay vào đó, một tòa cao ốc 40 tầng và nhà ga tuyến metro số1...

Một thời hoài niệm
Tôi gặp chị vào buổi chiều cuối tuần bên trong Tax. Chị đứng rất lâu ở góc hẹp của một gian hàng, đưa mắt lãng đãng nhìn như cố thu gom hết hình cảnh cuối cùng của thương xá.
Hướng về cầu thang bộ để lên các tầng trên, chị chăm chú nhìn những viên gạch còn đọng lại mảng họa tiết cũ kỹ. Dường như, chị cố tìm lại bước chân mình từng hằn lên đó từ hàng chục năm qua.
thương xá; Tax; Sài Gòn; Metro
"Tạm biệt thương xá Tax"
Chị nhìn tôi, tôi nhìn chị. Những người Sài Gòn cùng chung một tâm trạng, cùng chung một nỗi niềm dẫu có xa lạ cũng trở nên gần gũi hơn.
Người phụ nữ đang bước vào tuổi xế chiều này tên là Ngọc Thuần.
Không cần phải khách sáo cũng chẳng cần hoa mỹ, chị kể cho tôi nghe những kỷniệm của chị về một Sài Gòn xa xưa. Thì ra, chị là cư dân của khu vực này từgiữa thập niên 1950.
Gia đình chị cư ngụ trên đường Nguyễn Huệ khá lâu đời. Hàng xóm của chị, tiệm Radio Luxa, tiệm Lê Nhan chuyên bán các loại đồng hồ Thụy Sĩ. Những cửa tiệm này nằm gần Nha ngân khố cũ. Sau này họ bán nhà đi nơi khác. Những vị trí đó giờ đâyđược thay bằng những tòa nhà hiện đại.
thương xá; Tax; Sài Gòn; Metro
Hình ảnh quen thuộc của một thành phố dường như đã in sâu vào ký ức của người Sài Gòn sẽ không còn tồn tại trong vài ngày nữa.
Chính vì sự gắn bó lâu đời với khu trung tâm nên những thay đổi của nó, dù rất nhò, cũng khiến chị lao đao hoài niệm .
Dòng người vào thương xá chiều cuối tuần không đông lắm. Phần lớn tập trung ởtầng trệt, tại những gian hàng bán quần áo giày dép.
Tôi cùng chị dạo một vòng. 'Anh thấy không?' – chị nói với tôi - 'Những người vào thương xá hôm nay đa số là những người trẻ những người chưa từng có những kỷniệm với Sài Gòn. Họ đến trong sự náo nức của các mặt hàng giảm giá...
Trước gian hàng Hoàng Phúc, đoàn người xếp hàng rồng rắn chờ đến lượt bước vào.
Tôi và chị không vào. Bên trong, một phụ nữ ngắm chiếc đầm len khá lâu. Chiếc áo nhìn rất cũ như hàng tồn kho được giảm 50%. Hỏi, cô bán hàng nhìn bảng giá, làm phép tính nhẩm và trả lời 1,3 triệu. Cảm ơn – người hỏi lịch sự nói rồi vội vã bỏ đi.
Rồi chúng tôi lên các tầng trên. Những gian hàng mỹ nghệ lưu niệm buồn hiu hắt. Người đến lác đác. Người mua thưa thớt. Những người bán hàng thẫn thờ đưa mắt mời chào. Cũng có người ghé vào, rồi lại ra đi...
thương xá; Tax; Sài Gòn; Metro
Đoàn người xếp hàng rồng rắn chờ mua hàng giảm giá.
Hầu hết các gian hàng đều niêm yết giảm giá từ 20% đến 70%. Chị vừa đi vừa nói: “Tâm lý người mua cứ nghĩ giảm giá là rẻ. Đánh vào tâm lý đó người bán cứnâng lên rồi... hạ xuống miễn làm sao bán được hàng... ".
Chúng tôi lang thang hết mấy tầng lầu, thứ gì cũng đắt. Có món bằng giá chợ,có món thì đắt hơn chút ít sau khi đã giảm 50%.
Mãi trong lòng người Sài gòn
Những ngày cuối cùng của Tax buồn thật.
Bên cạnh những xô bồ còn có những khoảnh khắc lắng đọng. Hai cụ già tóc bạc phơ cố gắng chụp cho nhau những tấm ảnh để kỷ niệm trước ngày nơi đây bị xóa sổ.
thương xá; Tax; Sài Gòn; Metro
Khu kim hoàn càng vắng khách
thương xá; Tax; Sài Gòn; Metro
Cô bán hàng ngóng khách
Hai cụ cố gắng ghi lại những dấu vết kỷ niệm của một thời son trẻ.
Một đôi bạn trẻ nói với chúng tôi: “Bọn con chưa biết nhiều về lịch sửhình thành Tax. Nhưng, tụi con có quá nhiều kỷ niệm nơi chốn này. Những lần gặp gỡ, hẹn hò, bao lần đi mua sắm những món quà cho nhau v..v sắp trở thành quá vãng. Buồn quá cô chú ơi! ".
Nhớ lại, vào những năm 1960, Tax bán nhiều thứ. Từ mỹ phẩm cho đến băng nhạc, từ quần áo cho đến giày dép.
Trong trí nhớ của những đứa trẻ như tôi và chị, những gian hàng bán đồ chơi trẻ con đến giờ vẫn còn nhiều ma lực. Lớn lên một chút, quán kem Pôle Nord ngay mặt tiền thương xá Tax, nơi có những bộ bàn ghế trải khăn trắng tinh, những cây kem cornet ngọt lịm.
Gần như, người Sài Gòn không ai chưa một lần đến Tax. Một khu buôn bán sầm uất nhưng khá lịch sự, không chèo kéo khách, không ồn ào mặc cả.
Nó tượng trưng cho sự lịch lãm trong phong cách của người Sài Gòn lúc bấy giờ.
thương xá; Tax; Sài Gòn; Metro
Chị Thuần cố ghi lại bức ảnh dưới dòng chữ thương xá Tax
thương xá; Tax; Sài Gòn; Metro
Thương xá Tax nhìn qua hàng rào của công trình dự án metro
Chị Thuần trầm ngâm một lát rồi thỏ thẻ: “Khi tôi trở thành thiếu nữ, Tax vẫn là nơi chốn thân quen để tôi tìm đến để mua những thứ linh tinh dành tặng bạn bè, người yêu. Những món quà nhỏ nhưng giá trị tinh thần rất lớn trong cung cách suy nghĩ của thanh thiếu niên thời ấy. Không hào nhoáng, không xa hoa...".
Từ sau 1975, qua nhiều lần đổi tên, cuối cùng Tax vẫn được trả lại tên cũ vào năm 1998, cái tên thân yêu đậm màu ký ức trong lòng biết bao nhiêu người từng sống ở Sài Gòn.
Thời gian tồn tại của thương xá Tax chỉ còn tính từng ngày.
Hình ảnh thân quen gắn liền với bao kỷ niệm sẽ mất đi nhưng, chắc chắn rằng thương xá Tax vẫn lưu lại mãi mãi trong lòng người Sài Gòn qua biết bao thếhệ...
Trần Chánh Nghĩa

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

16 bức ảnh đoạt giải Pulitzer làm thay đổi thế giới

BizLIVE - Nhiếp ảnh thực sự là một phương tiện truyền thông mạnh mẽ giúp phơi bày những bằng chứng sự thật hoặc khơi gợi những cảm xúc chân thật nhất từ sâu thẳm trái tim người xem mà không ngôn từ nào có thể diễn tả hết. Thậm chí, có những bức ảnh mà khi công bố đã làm thay đổi cách nhìn của cả thế giới.

16 bức ảnh đoạt giải Pulitzer làm thay đổi thế giới
Ảnh: AP / Oded Balilty.
Kể từ năm 1942, giải thưởng Pulitzer đã được trao cho những bức ảnh xuất sắc nhất và giải thưởng này vẫn được trao thường niên. Phần lớn các bức ảnh đoạt giải thường là ảnh của các nhiếp ảnh gia tin tức, nhất là những người đã và đang có mặt tại vùng chiến sự.
Chính tại những vùng đất con người phải trải qua những cung bậc đau thương nhất, nhiếp ảnh có thể trở thành một tấm gương để soi chiếu những nỗi sợ hãi sâu thẳm nhất của con người. Và vì thế, những bức ảnh này thực sự có khả năng thay đổi thế giới.
Dưới đây là 16 bức ảnh đoạt giải Pulitzer ấn tượng nhất theo bình chọn của tờ Business Insider. Những bức ảnh này tượng trưng cho những thời kỳ lịch sử đặc biệt nhất trong suốt 72 năm qua, trong đó, có tới 3 bức ảnh về chiến tranh Việt Nam (thời kỳ kháng chiến chống Mỹ).

Tuy nhiên, do tác động tâm lý mạnh mẽ mà những bức ảnh này có thể gây ra, Business Insider đã đưa ra lời cảnh báo: “Những bức ảnh dưới đây có mô tả về vấn đề bạo lực, thương tích, khỏa thân và có thể khiến nhiều người khó chịu”.

1. Binh lính Nhật Bản nằm chết rải rác xung quanh một đường hào ngầm tại đảo Tarawa ở Nam Thái Bình Dương, ngày 11/11/1943 trong Thế chiến II. Một trận chiến đẫm máu đã xảy ra sau đó khi Thủy quân lục chiến Mỹ tấn công lên các đảo do Nhật chiếm đóng. Ảnh do Frank Filan của hãng tin AP chụp, đoạt giả Pulitzer năm 1944.

2. Bức ảnh mang tính biểu tượng này đã mang về cho Joe Rosenthal (hãng tin AP) giải thưởng năm 1945. Ảnh mô tả Trung đoàn 28, Sư đoàn 5 của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ nâng cao quốc kỳ nước này trên đỉnh núi Suribachi, Iwo Jima, ngày 23/2/1945. Đây là vị trí chiến lược nằm trên các đảo Thái Bình Dương, chỉ cách Tokyo 660 dặm, và cũng là địa điểm diễn ra một trong những trận đánh đẫm máu nhất, nổi tiếng nhất Thế chiến II chống lại Nhật Bản.
3. Bức ảnh đoạt giải năm 1951 của Max Desfor (hãng AP), ghi lại hình ảnh người dân Bình Nhưỡng, Triều Tiên và những người tị nạn từ các khu vực khác bất chấp nguy hiểm vẫn cố gắng vượt qua cây cầu có phần dầm đã sụp đổ để chạy trốn về phía nam, qua sông Taedong để thoát khỏi cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.
4. Bức ảnh này được chụp bởi Horst Faas (hãng tin AP) chụp vào ngày 19/3/1954 tại miền Nam, Việt Nam, cho thấy một người cha đang bế đứa con đã chết trên tay, trong khi đó, quân đội Việt Nam Cộng hòa đang ngồi trên một chiếc xe bọc thép nhìn xuống. Bức ảnh đã giành giải Pulitzer vào năm 1965.

5. Trong bức ảnh giành được trong năm 1967 này, nhà hoạt động nhân quyền James Meredith đang nhăn mặt đau đớn lê thân mình trên Quốc lộ 51 sau khi bị bắn ở Hernando, bang Missisippi vào mùa hè năm 1966. Lúc bị bắn, ông đang dẫn đầu đoàn người Mỹ gốc Phi đi bỏ phiếu. Sau khi vết thương được điều trị, ông vẫn tieps tục hoàn thành cuộc tuần hành từ Memphis đến Jackson, Mississippi. Bức ảnh được chụp bởi Jack Thornell (hãng tin AP).

6. Bức ảnh này đã đem về cho "phóng viên ảnh huyền thoại" Eddie Adams (hãng tin AP) giải thưởng Pulitzer năm 1969. Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Giám đốc nha cảnh sát chính quyền miền Nam Việt Nam bắn vào đầu một người tên là Nguyễn Văn Lem (còn gọi là Vịnh Lop) trên một đường phố Sài Gòn vào năm 1968 (thời điểm trước cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968) vì nghi ngờ người này là cán bộ Việt Minh.
7. Bức ảnh này được Neal Ulevich (hãng tin AP) chụp vào năm 1976, cho thấy thành viên của một nhóm chính trị Thái Lan dùng ghế tấn công vào thi thể của một sinh viên treo cổ ở bên ngoài Đại học Thammasat ở Bangkok. Cảnh sát đã xông vào trường đại học này sau khi các sinh viên yêu cầu phóng thích một nhà cựu lãnh đạo quân sự và dựng hào cố thủ trong trường. Bức ảnh đoạt giải năm 1977.

8. Trong bức ảnh này lực lượng quân đội Việt Nam Cộng hòa và những đứa trẻ đang chạy khỏi một ngôi làng sau khi một chiếc máy bay của lực lượng này đã ném nhầm bom lửa napalm vào chính lực lượng của họ và người dân. Cô bé Kim Phúc 9 tuổi trong bức ảnh đã sợ hãi lột bỏ hết quần áo trước sức nóng khủng khiếp của bom napalm. Bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia chiến tranh gốc Việt Nick Út (hãng tin AP) và đã giành được giải thưởng vào năm 1973.

9. Ron Edmonds (hãng tin AP) đã chụp bức ảnh này năm 1981, ghi lại hình ảnh Tổng thống Ronald Reagan bị ám sát. Kẻ ám sát John Hinckley Jr đã dùng súng lục nhắm bắn 6 phát vào người tổng thống. Rất may vị tổng thống này không bị thương tích nào quá nghiêm trọng, tuy nhiên trợ lý của ông - James Brady đã bị tàn tật vĩnh viễn. Bức ảnh đã mang về giải thưởng Pulitzer cho Edmonds trong cùng năm.

10. Bức ảnh này được thực hiện bởi Jean-Marc Bouju vào năm 1994, cho thấy một người phụ nữ sắp chết đói tại một trạm y tế tạm thời ở Ruhango, Rwanda, nơi hàng ngàn người dân đang tị nạn từ cuộc chiến giữa quân đội chính phủ và phiến quân Rwanda. Do không được chăm sóc y tế đầy đủ, các bác sĩ cho biết 20 đến 25 người ở Rwanda chết mỗi ngày vì bệnh tật và đói ăn trong suốt cuộc giao tranh. Bức ảnh này đã giúp hãng tin AP giành được giải thưởng Pulitzer cho hạng mục Nhiếp ảnh sự kiện.

11. Đây là bức ảnh thứ ba trong loạt 7 ảnh phóng sự đã đưa về cho Alan Diaz (hãng tin AP) giải thưởng vào năm 2001. Ảnh ghi lại em bé Elian Gonzalez được phát hiện trong tủ quần áo khi các quan chức chính phủ khám xét nhà của chú Elian - Lazaro Gonzalez, ở Miami trong năm 2000. Cậu bé 6 tuổi đã trốn khỏi Cuba sang Mỹ, sau khi người thân của cậu đã đề nghị xin tị nạn cho cậu nhưng vấp phải phản đối của cha cậu bé. Sự kiện đã tạo ra một cuộc tranh cãi lớn giữa Cuba và Mỹ về quyền tạm giữ người nhập cư.
12. Một người đàn ông Iraq đứng trên đỉnh một chiếc Humvee của quân đội Mỹ bị đốt cháy ở phía bắc thủ đô Baghdad. Bức ảnh được chụp bởi Muhammed Muheisen (hãng tin AP) là một trong 20 bức ảnh được thực hiện bởi 11 nhiếp ảnh gia khác nhau trong năm 2004 và đoạt giải năm sau đó.

13. Bức ảnh do John Moore (hãng tin AP) chụp vào năm 2004 và giành giải trong cùng năm ghi lại hình ảnh một tù nhân bị biệt giam ngoài trời đang nói chuyện với một cảnh sát quân sự tại nhà tù Abu Ghraib ở ngoại ô Baghdad.

14. Một người định cư Do Thái đơn độc đấu tranh với một nhóm sĩ quan an ninh Israel trong cuộc đụng độ nổ ra khi chính quyền giải tán tiền đồn ở Bờ Tây Amona, phía đông của thị trấn Ramallah, Palestine, vào đầu năm 2006. Bức ảnh được chụp bởi Oded Balilty (hãng tin AP) đoạt giải Pulitzer năm 2007.

15. Nhiếp ảnh gia Adrees Latif của hãng tin Reuters đã đoạt giải Pulitzer cho hạng mục ảnh Tin nóng trong năm 2008 nhờ bức ảnh chụp lại một người đàn ông Nhật Bản quay phim trong một cuộc đàn áp những người biểu tình của chính phủ tại Myanmar. Phóng viên Kenji Nagai vẫn cố gắng quay lại hình ảnh bạo lực khi ông bị thương do cảnh sát bắn. Nagai cuối cùng đã qua đời do vết thương quá nặng.

16. Một cậu bé than khóc trong tang lễ của người cha Abdulaziz Abu Ahmed Khrer, người đã bị giết bởi một tay bắn tỉa quân đội Syria tại Idlib, miền Bắc Syria. Bức ảnh được chụp bởi Rodrigo Abd (hãng tin AP) là một trong số những bức ảnh về chiến sự ở Syria giành giải Pulitzer năm 2012.

Bà Võ Thị Thắng 'chết vinh quang'

Bà Võ Thị Thắng, người vừa qua đời ở tuổi 69 ở TP. HCM, nổi tiếng vì nụ cười khi bà bị xử án trước Tòa án ở Sài Gòn năm 1968, là một người "không có tai tiếng" và "trong sạch", theo một nhà vận động ủng hộ dân chủ hiện nay từ Việt Nam.
Trao đổi với BBC hôm 23/8/2014, ông Hạ Đình Nguyên, nguyên Chủ tịch Ủy ban phối hợp hành động Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, một tổ chức có liên hệ với các lực lượng chính trị, quân sự của miền Bắc Việt Nam, hoạt động ở Sài Gòn trước 1975, nói:
"Tôi thấy trong cuộc đời của chị Thắng, chị không mang tai tiếng gì. Vẫn là con người trong sạch.
"Có một thời kỳ, có một bộ phận nào đó đã vu cáo cho chị ấy là thế này, thế khác, và chị ấy suýt bị một án rất nặng, khi mà người ta ghép cho chị ấy là 'tình báo', là 'phản quốc'"
Ông Hạ Đình Nguyên

"Khi tuổi còn trẻ chị hoạt động cho Mặt trận Giải phóng, chị có một tuyên bố nổi tiếng ở Tòa rằng chế độ trước không tồn tại đủ 20 năm để chị ở hết án tù của chị.
"Về sau này chị đã làm việc và chị lên bậc Trung ương Ủy viên, nhưng trong suốt thời gian vậy, không nghe thấy chị có tai tiếng gì về hoạt động.

'Suýt bị khép án'

Đề cập một vụ việc vài chục năm trước, khi có tin nói bà Võ Thị Thắng bị một số người trong nội bộ Đảng và chính quyền cáo buộc và ghép vào một vụ án 'chính trị' và suýt bị thọ nạn, ông Hạ Đình Nguyên cho hay:
"Có một thời kỳ, có một bộ phận nào đó đã vu cáo cho chị ấy là thế này, thế khác, và chị ấy suýt bị một án rất nặng, khi mà người ta ghép cho chị ấy là 'tình báo', là 'phản quốc'.
"Nhưng mà may rằng bộ phận dựng nên chuyện đó đã không thành công, cho nên chị mới trắng án, nếu không chị đã bị khép án đó rồi."
Nhà hoạt động cho rằng bà Võ Thị Thắng trong nhiều năm cuối đời đã có sự 'ủng hộ ngầm' đối với phong trào đấu tranh vì dân chủ ở trong nước.
Ông Hạ Đình Nguyên nói tiếp: "Về mặt tư tưởng bên trong, chị rất thích theo dõi phong trào đấu tranh dân chủ, và chị là người rất thích đọc những bài viết của tôi.
"Tức là bên trong, chị rất ủng hộ phong trào đấu tranh dân chủ.
"Bà ở trong thế mà bà không nói gì về công khai, hoặc nói gì ở Trung ương thì tôi đâu có biết, nhưng trong khi gặp gỡ, thì bà rất bày tỏ ủng hộ những hoạt động dân chủ."
 

Bà Võ Thị Thắng 'chết vinh quang'

Bà Võ Thị Thắng trong bức hình nổi tiếng năm 1968
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang ghi trong sổ tang của bà Võ Thị Thắng rằng dù bị "đối xử bất nhân" trong thời bình, bà vẫn "sống vĩ đại, chết vinh quang".
Cựu Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Võ Thị Thắng qua đời vì bệnh nặng hôm 22/8 ở tuổi 69.
Lễ tang bà được cử hành hôm 25/8 tại TP Hồ Chí Minh.
Các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, trong đó có Chủ tịch Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã tới viếng bà và ghi sổ tang.
Ông Trương Tấn Sang viết trong sổ tang: "Với Võ Thị Thắng: Khi nước nhà tao loạn, Võ Thị Thắng phận gái mà vẫn hiên ngang đứng lên cầm súng..."
"Khi đất nước thanh bình, lý ra Võ Thị Thắng phải được cống hiến sức mình cho đất nước trong môi trường thuân lợi nhưng không hẳn được như vậy!"
Ông Sang viết: "Thời nào cũng có kẻ hiểm ác, giấu mặt, đối xử bất nhân nhưng Võ Thị Thắng vẫn lại hiên ngang ngẩng cao đầu "Sống vĩ đại, chết vinh quang"!
Những dòng tâm thư của ông chủ tịch nước đã gây chú ý vì trong tiểu sử được công bố chính thức, không có chi tiết nào cho thấy bà Võ Thị Thắng từng là nạn nhân của những "kẻ hiểm ác, giấu mặt".

'Đối xử bất nhân'

Lưu bút của Chủ tịch Trương Tấn Sang trong sổ tang
Bà Võ Thị Thắng sinh năm 1945 ở Long An.
Bà tham gia phong trào từ năm 16 tuổi. Năm 1968, trong chiến dịch Mậu Thân, bà bị chính quyền miền Nam bắt và đưa đi Côn Đảo.
Một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất về bà là bức hình chụp nụ cười của bà Thắng sau khi bị tuyên án 20 năm tù giam, với câu nói được phe Cộng sản ghi lại là “Liệu chính quyền của các ông có tồn tại đến 20 năm để bỏ tù tôi không?”
Bà Võ Thị Thắng từng làm Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX và khóa X; Đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI; và Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch.
Trên blog riêng của mình, nhà văn Đào Hiếu - người tự nhận là "người nhà" của bà Thắng, hé lộ Bấmmột số điều mà ông Hiếu gọi là "mưu đồ ma quỷ" của những kẻ giấu mặt đối với bà.
Theo đó, bà Võ Thị Thắng đã từng bị vu cho là gián điệp CIA trong một 'hồ sơ nguỵ tạo', đến nỗi bà đã từng có ý định quyên sinh.
Tuy nhiên, cũng theo blog của ông Đào Hiếu, năm 2000 bà đã được Bộ Chính trị minh oan.
Lưu bút của ông Trương Tấn Sang, không hiểu vô tình hay hữu ý, đã gợi lại những chi tiết ít khi được nhắc tới liên quan nội bộ Đảng Cộng sản.

 

Những bức ảnh gắn với cuộc đời 'nụ cười'

Võ Thị Thắng

Bị kết án khổ sai 20 năm, đáp trả lại lời hả hê tự đắc của hội đồng xét xử, bà Thắng mỉm cười: "Liệu chính quyền các ông có tồn tại đến 20 năm để cầm tù tôi không?".
Những bức ảnh gắn với cuộc đời 'nụ cười' Võ Thị Thắng
Bà Võ Thị Thắng sinh ra tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, Long An. Năm 1968, trong một lần ám sát hụt một tên mật thám, bà bị bắt, bị tòa tuyên án 20 năm khổ sai. Đáp lại lời hả hê tự đắc của thành viên Hội đồng xét xử: "Vậy là cuộc đời cô nữ sinh kể từ đây chôn vùi trong khám tối", bà Thắng đanh thép vặn lại: "Liệu chính quyền các ông có tồn tại đến 20 năm để cầm tù tôi không?". Và nụ cười rực rỡ, hiên ngang của cô nữ sinh trẻ tuổi đã được một phóng viên người Nhật kịp ghi lại. 
Những bức ảnh gắn với cuộc đời 'nụ cười' Võ Thị Thắng
Bức ảnh “Nụ cười chiến thắng” với câu nói ngắn gọn, đanh thép của cô gái miền Nam, nữ sinh trường Gia Long Võ Thị Thắng đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều sáng của văn nghệ sĩ trong nước và ngoài nước lúc bấy giờ. Đúng như câu nói của bà, chỉ 5 năm sau, lính Mỹ phải xách va li về nước theo Hiệp định Paris. Ảnh chụp vào tháng 3/1973 tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Những bức ảnh gắn với cuộc đời 'nụ cười' Võ Thị Thắng
Theo tinh thần bản Hiệp định Paris, kẻ địch buộc phải trao trả những người yêu nước bị cầm tù. Nữ sinh viên, chiến sĩ biệt động thành Võ Thị Thắng nằm trong nhóm cuối cùng của chiếc máy bay trao trả tù binh năm 1974.  Bà Thắng là người thứ 3 từ phải sang.
Những bức ảnh gắn với cuộc đời 'nụ cười' Võ Thị Thắng
Bà Võ Thị Thắng (bìa phải) cùng các bạn tù chính trị nữ trong đợt trao trả tù binh tại Lộc Ninh tháng 4/1974.
Những bức ảnh gắn với cuộc đời 'nụ cười' Võ Thị Thắng
Biên tập viên Hương Tuấn Vũ của Đài Giải phóng đã phỏng vấn Võ Thị Thắng khi bà vừa được thả tại sân bay Lộc Ninh năm 1974.
Những bức ảnh gắn với cuộc đời 'nụ cười' Võ Thị Thắng
Bà Võ Thị Thắng được trao trả ngày 7/3/1974, mặc dù phía đối phương vẫn gây ra không ít khó khăn và trở ngại. 
Những bức ảnh gắn với cuộc đời 'nụ cười' Võ Thị Thắng
Và sau này, khi ở cương vị là Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, bà Võ Thị Thắng vẫn luôn thể hiện khí phách "dám nghĩ dám làm" của một người con gái gan dạ năm xưa.
Những bức ảnh gắn với cuộc đời 'nụ cười' Võ Thị Thắng
Vào lúc  8h20 phút sáng 22/8, bà Võ Thị Thắng, người phụ nữ có “Nụ cười chiến thắng” nổi tiếng, sau một thời gian lâm bệnh nặng đã qua đời tại TP.HCM, hưởng thọ 69 tuổi.  "Nụ cười chiến thắng" của bà sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam.
Bà Võ Thị Thắng sinh ra tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, Long An. Năm 11 tuổi, bà đã tham gia đưa thư liên lạc cho cách mạng. Lớn lên, bà tham gia phong trào đấu tranh xuống đường của thanh niên sinh viên, học sinh Sài Gòn Gia Định; gây dựng cơ sở, xây dựng căn cứ chính trị nội thành, chuẩn bị vào đợt Mậu thân 1968.
Bà Thắng đã từng giữ các trọng trách: Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Cu ba, Ủy viên Trung ương Đảng…
Tang lễ được cử hành tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng phía Nam (số 5 Phạm Ngũ Lão, phường 3, quận Gò Vấp, TP HCM). Lễ viếng bắt đầu vào lúc 8h30 ngày 23/8. Sau đó, đưa đi an táng tại quê nhà Long An vào sáng thứ hai 25/8. 

Ảnh tư liệu

 

VÕ THỊ THẮNG: có một nụ cười khác


Tác giả: Ghi chép của Đào Hiếu
.KD: Khi đọc bài này của bác Đào Hiếu, mình bỗng nhớ dạo nào đó, vụ án này đã xôn xao dư luận, nhưng cứ mờ mờ ảo ảo, hư hư thực thực cho đến tận giờ, vì nó rất kinh khủng. Mình biết, bà Võ Thị Thắng là người có tính cách rất dễ mến. Dạo đó, mình đang phải theo học một lớp chính trị cao cấp của Trường NAQ, và vô tình, sau này mình biết được, cô giáo chủ nhiệm của lớp học này, lại là vợ của một nhân vật chính trong vụ án. Mình sững sờ. Nay bà Võ Thị Thắng đã ra đi. Xin copy lại bài viết này của bác ĐH, như sự chia sẻ với một câu chuyện “đen tối” trong số phận của bà khi đó. Cũng là một thông tin để tham khảo

VO THI THANG 02
Tám giờ mười lăm phút sáng ngày 22/8/2014 chị Võ Thị Thắng, uỷ viên trung ương đảng CS Việt Nam, nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam đã từ trần tại TPHCM sau một thời gian dài bị bệnh nan y.
Với tư cách là “người nhà” của chị, tôi xin ghi lại đôi điều mà tôi từng được nghe chị kể cùng với những kỷ niệm nhỏ giữa tôi và chị như một sự bày tỏ lòng thương tiếc và yêu mến.
*
Trước đây tôi không từng hoạt động chung với chị vì hai người ở hai đơn vị khác nhau nhưng do sự sắp xếp ngẫu nhiên của xã hội mà sau này chúng tôi trở thành người nhà với nhau: chị làm dâu, còn tôi làm rể họ Trần.

Trong chuyến về quê chồng (Bình Định) tảo mộ, gia đình chị và tôi cùng đi trên một chiếc xe mười sáu chỗ của ngành du lịch. Suốt hai ngày đường, chúng tôi nghỉ lại nhiều nơi và đó là dịp mà chị đã kể lại những “biến cố đầy kịch tính” mà chị đã phải trải qua trong suốt thời gian làm Tổng Cục Trưởng. Những biến cố ấy có thể viết thành một cuốn sách dày, li kỳ hấp dẫn như phim hình sự Mỹ. Nhưng chị không dám viết, cũng không dám nhờ tôi viết dù tài liệu thì có rất nhiều. Tôi nghĩ rằng một ngày nào đó những tài liệu ấy sẽ được công bố, hoặc là cuốn sách ấy sẽ được viết ra, nhưng bây giờ thì không.
Bây giờ chỉ có ký họa.
Bây giờ chỉ vài đường nét bằng bút chì, bằng ngón tay nguệch ngoạc trên cát biển Qui Nhơn, bằng hòn than vẽ  trên bức tường cũ… phác thảo bi kịch của một người đàn bà có địa vị ngang hàng với bộ trưởng, một người từng gan lì đuổi theo địch thủ của mình với một khẩu súng rỉ sét, một nữ sinh trường Gia Long đã nghĩ ra được câu tuyên bố để đời. Rồi cuối cùng chiếc ghế Tổng Cục Trưởng mà người ta trao cho chị cũng bị đặt trên bốn trái mìn nổ chậm được làm bằng lòng đố kỵ, bằng thù oán cá nhân, bằng những mưu đồ ma quỷ.
Người con gái “anh hùng” ngày xưa chợt biến thành nhân viên CIA Mỹ với tập hồ sơ dày cộm.
Đó là những ngày cuối năm 1996. Nhiều nhân vật có tình cảm với Võ Thị Thắng trong Bộ Chính Trị đều rất bàng hoàng. Con chạch lại leo lên đẻ trên ngọn đa! Vậy mà người ta vẫn có đầy đủ những tài liệu về một con chạch như vậy!
Và nhiều kế hoạch “ám sát” đã được nghĩ đến: xông thằng vào cuộc họp quốc hội “bắt nóng”? Hay bắn tỉa? Bắn ở đâu?
Năm 1999 Tổng Cục Trưởng Võ Thị Thắng nhận được giấy mời sang Mỹ dự hội nghị về du lịch. OK. Sao không cho người bắn tỉa tại sân bay Los Angeles? Ngay khi đối tượng bước ra cổng phi trường là gởi một viên đạn vào đầu rồi đổ thừa cho CIA giết người diệt khẩu. Thật gọn nhẹ.
Kế hoạch lập tức được triển khai. Một anh chàng James Bond 007 mũi tẹt da vàng được chọn trong đám thân tín tại Mỹ để thực hiện Mission Impossible này. Và Mme Thắng không hề hay biết gì về âm mưu đó.
Mấy hôm sau chị lại nhận được một giấy mời của ngành du lịch Trung Quốc. Và, một cách ngẫu nhiên, chị đã chọn đi Trung Quốc.
Chàng James Bond ngồi ngáp ruồi ở sân bay Los Angeles.
Không giết được tên CIA Võ Thị Thắng ở Los thì sẽ bắt cóc hắn tại sân bay Nội Bài khi hắn ta trở về Việt Nam.
Một phương án mới được triển khai ngay lập tức: khi máy bay đáp xuống, xe con của Tổng Cục Du Lịch đến đón sếp thì sẽ có một xe mười sáu chỗ trờ tới, ép nó sát lề, chặn đầu. Khống chế tài xế, bắt cóc bà Tổng Cục Trưởng chạy ra khỏi phi trường, thẳng về nơi giam giữ.
Và mọi việc đã xảy ra y như kịch bản. Nhưng khi những kẻ bắt cóc mở cửa chiếc xe con của Tổng Cục Du Lịch thì chỉ nhìn thấy “bác tài” đang “há hốc mồm” vì kinh ngạc.
-Bà Thắng đâu?
-Xe khác đã đến đón rồi!
Sự thực chẳng hề có chiếc “xe khác” nào cả. Chỉ có phép lạ của phật bà Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài đã làm cho chiếc va-li của Võ Thị Thắng lạc mất. Mme Thắng xuống máy bay nhưng không tìm thấy hành lý, đứng chờ ở cái vòng xoay cả tiếng đồng hồ. Tài xế chiếc xe con đến đón bấm điện thoại di động gọi nhưng tắt máy, anh ta tưởng sếp đã có người nhà đến đón nên chạy xe không về và bị những kẻ bắt cóc ép vô lề.
Mme Thắng tìm được hành lý thì đã quá trễ. Chị đành gọi một chiếc taxi.
*
VO THI THANG 01Kẻ thù giấu mặt ấy là ai? Chị biết, Bộ chính trị cũng biết nhưng không làm gì được.
Và bà Tổng Cục Trưởng đã nghĩ đến cái chết. Nhiều người trong Bộ chính trị không tin những hồ sơ ngụy tạo ấy nhưng cũng không “dám” bác bỏ. Chị gần như đơn độc. Chỉ trừ một người bạn giấu mặt. Một ân nhân của chị mà cho đến giờ này, khi sóng gió đã yên, khi một số tay chân của kẻ thù đã bị Bộ công an bắt, bị tòa án xét xử và khi chị đã nghỉ hưu… chị cũng không hề biết người đó là ai?
Trong những lúc lâm nguy nhất, người đó đã gọi điện cho chị, từ một trạm điện thoại công cộng, và báo cho chị hay rằng đang có một âm mưu như thế, như thế… rằng sự việc sẽ diễn ra như thế, như thế…
Nhưng đó cũng chỉ là những an ủi nhất thời. Tuy nhiều lần người ấy đã cứu chị thoát chết nhưng tại sao chị phải lâm vào tình thế ấy? Tại sao lại phải sợ hãi những kẻ đứng trong bóng tối? Tại sao kẻ trong sạch lại phải sợ bọn tội phạm? Tại sao một cán bộ cao cấp như chị lại phải sợ một thứ quyền lực đen nào đấy?
Và đã có lúc chị cầm một sợi dây thòng lọng. Chị cuộn nó lại, giấu trong túi xách, đến soi mặt mình trong gương. Một đêm mất ngủ. Và khóc. Một đêm ngồi trong góc tối của căn phòng nhìn chồng nhìn con và nhìn bức ảnh nổi tiếng của mình. Bức ảnh chụp chị đứng trước tòa án, giữa hai người quân cảnh đeo kính đen. Chị nhìn cái miệng cười của mình. Nước mắt lặng lẽ lăn xuống gò má. Bởi vì giờ đây chị không “được” đứng trước một tòa án để mà cười. Chị đang đứng trước một thế lực vô hình, chị đang bị rình rập, truy sát.
Ngày xưa chị nhìn thấy kẻ thù ngay trước mặt, chị bắn nó bằng một khẩu súng rỉ sét nhưng chị ở thế chủ động, chị là thợ săn còn kẻ địch là con mồi. Bây giờ thì chị không biết kẻ thù đang đứng chỗ nào, mặt mũi nó ra sao. Bây giờ chị có một khẩu K59 mới tinh nhưng chị sẽ bắn vào đâu? Bắn vào bóng tối? Vào hư vô?
Không ai trả lời những câu hỏi ấy và điều đó làm chị tuyệt vọng.
Sẽ phải treo sợi dây thòng lọng ở đâu? Trên xà nhà? Trước cửa? Hay trên một cành cây?
Không thể chết tầm thường được. Phải biến nó thành một lời cảnh tỉnh, một cáo trạng. Có lẽ chỗ tốt nhất là Hội trường Văn phòng Trung ương Đảng.
Chị quyết định vào đó để chọn một vị trí thích hợp.
Thính phòng im phăng phắc. Sân khấu mờ ảo. Những dãy ghế quen thuộc cũng đang lặng thinh, nín thở, chờ xem người đàn bà quen mặt này sẽ làm gì. Chị bước lên sân khấu, ngước nhìn những phông màn, những giàn đèn và những sợi dây kéo. Chị đi một vòng, chậm rãi, thầm lặng. Rồi chị bước xuống những bậc cấp, tìm đến chiếc ghế mà chị vẫn thường ngồi trong các phiên họp Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chiếc ghế ôm chị vào lòng nó, cũng mềm mại, ấm áp như ngày nào. Chị ngửa cổ, tựa đầu vào lưng ghế. Và khóc.
Dường như chị có thiếp đi được một lúc cho đến khi chuông điện thoại reo. Chị mở túi xách, Chiếc điện thoại màu bordeaux đang sáng lên giữa những cuộn dây thòng lọng.
Đó là cuộc gọi của người vô danh, ân nhân giấu mặt của chị. Chị nhận ra giọng nói quen thuộc. Nó ấm áp và chậm rãi. Những lần trước, chị đã cố nghĩ xem đó là giọng của ai nhưng không biết được. Chị chỉ biết chắc người đó đã gọi cho chị theo lệnh của một đồng chí nào đó trong Bộ Chính Trị. Lần này giọng nói ấy chỉ là một câu đơn giản.
-Bộ công an đã bắt hết chúng rồi. Chúc mừng đồng chí.
Chị lặng người đi. Hội trường như sáng lên. Chị thọc tay vào túi xách, nắm chặt sợi dây thòng lọng.
Chị thấm nước mắt bằng chiếc khăn rằn của du kích Miền Nam mà chị đã chuẩn bị sẵn. Chị nhìn thẳng lên sân khấu và cười. Tiếc thay anh nhà báo người Nhật năm nào đã không có mặt để ghi lại nụ cười ấy. Nó vẫn đẹp. Và nếu được công bố với đầy đủ những tình huống đắng cay thì nụ cười trong buổi sáng cuối năm 2000 ở Hội trường này cũng sẽ trở thành một huyền thoại, và có khi còn nổi tiếng hơn cả nụ cười của mấy mươi năm về trước.
—————–
Blog Đào Hiếu, ngày 23/8/2014