- Nhìn tấm biển, “tạm biệt thương xá Tax” ở gian hàng đầu tiên ngay cổng vào, chị như lặng người. Hình ảnh quen thuộc của một thành phố dường như đã in sâu vào ký ức của người Sài Gòn sẽ không còn tồn tại trong vài ngày nữa. Nơi đây sẽ được xóa bỏ để thay vào đó, một tòa cao ốc 40 tầng và nhà ga tuyến metro số1...
Một thời hoài niệm
Tôi gặp chị vào buổi chiều cuối tuần bên trong Tax. Chị đứng rất lâu ở góc hẹp của một gian hàng, đưa mắt lãng đãng nhìn như cố thu gom hết hình cảnh cuối cùng của thương xá.
Hướng về cầu thang bộ để lên các tầng trên, chị chăm chú nhìn những viên gạch còn đọng lại mảng họa tiết cũ kỹ. Dường như, chị cố tìm lại bước chân mình từng hằn lên đó từ hàng chục năm qua.
Chị nhìn tôi, tôi nhìn chị. Những người Sài Gòn cùng chung một tâm trạng, cùng chung một nỗi niềm dẫu có xa lạ cũng trở nên gần gũi hơn.
Người phụ nữ đang bước vào tuổi xế chiều này tên là Ngọc Thuần.
Không cần phải khách sáo cũng chẳng cần hoa mỹ, chị kể cho tôi nghe những kỷniệm của chị về một Sài Gòn xa xưa. Thì ra, chị là cư dân của khu vực này từgiữa thập niên 1950.
Gia đình chị cư ngụ trên đường Nguyễn Huệ khá lâu đời. Hàng xóm của chị, tiệm Radio Luxa, tiệm Lê Nhan chuyên bán các loại đồng hồ Thụy Sĩ. Những cửa tiệm này nằm gần Nha ngân khố cũ. Sau này họ bán nhà đi nơi khác. Những vị trí đó giờ đâyđược thay bằng những tòa nhà hiện đại.
Chính vì sự gắn bó lâu đời với khu trung tâm nên những thay đổi của nó, dù rất nhò, cũng khiến chị lao đao hoài niệm .
Dòng người vào thương xá chiều cuối tuần không đông lắm. Phần lớn tập trung ởtầng trệt, tại những gian hàng bán quần áo giày dép.
Tôi cùng chị dạo một vòng. 'Anh thấy không?' – chị nói với tôi - 'Những người vào thương xá hôm nay đa số là những người trẻ những người chưa từng có những kỷniệm với Sài Gòn. Họ đến trong sự náo nức của các mặt hàng giảm giá...
Trước gian hàng Hoàng Phúc, đoàn người xếp hàng rồng rắn chờ đến lượt bước vào.
Tôi và chị không vào. Bên trong, một phụ nữ ngắm chiếc đầm len khá lâu. Chiếc áo nhìn rất cũ như hàng tồn kho được giảm 50%. Hỏi, cô bán hàng nhìn bảng giá, làm phép tính nhẩm và trả lời 1,3 triệu. Cảm ơn – người hỏi lịch sự nói rồi vội vã bỏ đi.
Rồi chúng tôi lên các tầng trên. Những gian hàng mỹ nghệ lưu niệm buồn hiu hắt. Người đến lác đác. Người mua thưa thớt. Những người bán hàng thẫn thờ đưa mắt mời chào. Cũng có người ghé vào, rồi lại ra đi...
Hầu hết các gian hàng đều niêm yết giảm giá từ 20% đến 70%. Chị vừa đi vừa nói: “Tâm lý người mua cứ nghĩ giảm giá là rẻ. Đánh vào tâm lý đó người bán cứnâng lên rồi... hạ xuống miễn làm sao bán được hàng... ".
Chúng tôi lang thang hết mấy tầng lầu, thứ gì cũng đắt. Có món bằng giá chợ,có món thì đắt hơn chút ít sau khi đã giảm 50%.
Mãi trong lòng người Sài gòn
Những ngày cuối cùng của Tax buồn thật.
Bên cạnh những xô bồ còn có những khoảnh khắc lắng đọng. Hai cụ già tóc bạc phơ cố gắng chụp cho nhau những tấm ảnh để kỷ niệm trước ngày nơi đây bị xóa sổ.
Hai cụ cố gắng ghi lại những dấu vết kỷ niệm của một thời son trẻ.
Một đôi bạn trẻ nói với chúng tôi: “Bọn con chưa biết nhiều về lịch sửhình thành Tax. Nhưng, tụi con có quá nhiều kỷ niệm nơi chốn này. Những lần gặp gỡ, hẹn hò, bao lần đi mua sắm những món quà cho nhau v..v sắp trở thành quá vãng. Buồn quá cô chú ơi! ".
Nhớ lại, vào những năm 1960, Tax bán nhiều thứ. Từ mỹ phẩm cho đến băng nhạc, từ quần áo cho đến giày dép.
Trong trí nhớ của những đứa trẻ như tôi và chị, những gian hàng bán đồ chơi trẻ con đến giờ vẫn còn nhiều ma lực. Lớn lên một chút, quán kem Pôle Nord ngay mặt tiền thương xá Tax, nơi có những bộ bàn ghế trải khăn trắng tinh, những cây kem cornet ngọt lịm.
Gần như, người Sài Gòn không ai chưa một lần đến Tax. Một khu buôn bán sầm uất nhưng khá lịch sự, không chèo kéo khách, không ồn ào mặc cả.
Nó tượng trưng cho sự lịch lãm trong phong cách của người Sài Gòn lúc bấy giờ.
Chị Thuần trầm ngâm một lát rồi thỏ thẻ: “Khi tôi trở thành thiếu nữ, Tax vẫn là nơi chốn thân quen để tôi tìm đến để mua những thứ linh tinh dành tặng bạn bè, người yêu. Những món quà nhỏ nhưng giá trị tinh thần rất lớn trong cung cách suy nghĩ của thanh thiếu niên thời ấy. Không hào nhoáng, không xa hoa...".
Từ sau 1975, qua nhiều lần đổi tên, cuối cùng Tax vẫn được trả lại tên cũ vào năm 1998, cái tên thân yêu đậm màu ký ức trong lòng biết bao nhiêu người từng sống ở Sài Gòn.
Thời gian tồn tại của thương xá Tax chỉ còn tính từng ngày.
Hình ảnh thân quen gắn liền với bao kỷ niệm sẽ mất đi nhưng, chắc chắn rằng thương xá Tax vẫn lưu lại mãi mãi trong lòng người Sài Gòn qua biết bao thếhệ...
Trần Chánh Nghĩa
Một thời hoài niệm
Tôi gặp chị vào buổi chiều cuối tuần bên trong Tax. Chị đứng rất lâu ở góc hẹp của một gian hàng, đưa mắt lãng đãng nhìn như cố thu gom hết hình cảnh cuối cùng của thương xá.
Hướng về cầu thang bộ để lên các tầng trên, chị chăm chú nhìn những viên gạch còn đọng lại mảng họa tiết cũ kỹ. Dường như, chị cố tìm lại bước chân mình từng hằn lên đó từ hàng chục năm qua.
"Tạm biệt thương xá Tax" |
Người phụ nữ đang bước vào tuổi xế chiều này tên là Ngọc Thuần.
Không cần phải khách sáo cũng chẳng cần hoa mỹ, chị kể cho tôi nghe những kỷniệm của chị về một Sài Gòn xa xưa. Thì ra, chị là cư dân của khu vực này từgiữa thập niên 1950.
Gia đình chị cư ngụ trên đường Nguyễn Huệ khá lâu đời. Hàng xóm của chị, tiệm Radio Luxa, tiệm Lê Nhan chuyên bán các loại đồng hồ Thụy Sĩ. Những cửa tiệm này nằm gần Nha ngân khố cũ. Sau này họ bán nhà đi nơi khác. Những vị trí đó giờ đâyđược thay bằng những tòa nhà hiện đại.
Hình ảnh quen thuộc của một thành phố dường như đã in sâu vào ký ức của người Sài Gòn sẽ không còn tồn tại trong vài ngày nữa. |
Dòng người vào thương xá chiều cuối tuần không đông lắm. Phần lớn tập trung ởtầng trệt, tại những gian hàng bán quần áo giày dép.
Tôi cùng chị dạo một vòng. 'Anh thấy không?' – chị nói với tôi - 'Những người vào thương xá hôm nay đa số là những người trẻ những người chưa từng có những kỷniệm với Sài Gòn. Họ đến trong sự náo nức của các mặt hàng giảm giá...
Trước gian hàng Hoàng Phúc, đoàn người xếp hàng rồng rắn chờ đến lượt bước vào.
Tôi và chị không vào. Bên trong, một phụ nữ ngắm chiếc đầm len khá lâu. Chiếc áo nhìn rất cũ như hàng tồn kho được giảm 50%. Hỏi, cô bán hàng nhìn bảng giá, làm phép tính nhẩm và trả lời 1,3 triệu. Cảm ơn – người hỏi lịch sự nói rồi vội vã bỏ đi.
Rồi chúng tôi lên các tầng trên. Những gian hàng mỹ nghệ lưu niệm buồn hiu hắt. Người đến lác đác. Người mua thưa thớt. Những người bán hàng thẫn thờ đưa mắt mời chào. Cũng có người ghé vào, rồi lại ra đi...
Đoàn người xếp hàng rồng rắn chờ mua hàng giảm giá. |
Chúng tôi lang thang hết mấy tầng lầu, thứ gì cũng đắt. Có món bằng giá chợ,có món thì đắt hơn chút ít sau khi đã giảm 50%.
Mãi trong lòng người Sài gòn
Những ngày cuối cùng của Tax buồn thật.
Bên cạnh những xô bồ còn có những khoảnh khắc lắng đọng. Hai cụ già tóc bạc phơ cố gắng chụp cho nhau những tấm ảnh để kỷ niệm trước ngày nơi đây bị xóa sổ.
Khu kim hoàn càng vắng khách |
Cô bán hàng ngóng khách |
Một đôi bạn trẻ nói với chúng tôi: “Bọn con chưa biết nhiều về lịch sửhình thành Tax. Nhưng, tụi con có quá nhiều kỷ niệm nơi chốn này. Những lần gặp gỡ, hẹn hò, bao lần đi mua sắm những món quà cho nhau v..v sắp trở thành quá vãng. Buồn quá cô chú ơi! ".
Nhớ lại, vào những năm 1960, Tax bán nhiều thứ. Từ mỹ phẩm cho đến băng nhạc, từ quần áo cho đến giày dép.
Trong trí nhớ của những đứa trẻ như tôi và chị, những gian hàng bán đồ chơi trẻ con đến giờ vẫn còn nhiều ma lực. Lớn lên một chút, quán kem Pôle Nord ngay mặt tiền thương xá Tax, nơi có những bộ bàn ghế trải khăn trắng tinh, những cây kem cornet ngọt lịm.
Gần như, người Sài Gòn không ai chưa một lần đến Tax. Một khu buôn bán sầm uất nhưng khá lịch sự, không chèo kéo khách, không ồn ào mặc cả.
Nó tượng trưng cho sự lịch lãm trong phong cách của người Sài Gòn lúc bấy giờ.
Chị Thuần cố ghi lại bức ảnh dưới dòng chữ thương xá Tax |
Thương xá Tax nhìn qua hàng rào của công trình dự án metro |
Từ sau 1975, qua nhiều lần đổi tên, cuối cùng Tax vẫn được trả lại tên cũ vào năm 1998, cái tên thân yêu đậm màu ký ức trong lòng biết bao nhiêu người từng sống ở Sài Gòn.
Thời gian tồn tại của thương xá Tax chỉ còn tính từng ngày.
Hình ảnh thân quen gắn liền với bao kỷ niệm sẽ mất đi nhưng, chắc chắn rằng thương xá Tax vẫn lưu lại mãi mãi trong lòng người Sài Gòn qua biết bao thếhệ...
Trần Chánh Nghĩa