Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Ba bậc đàn anh, một tấm gương lớn

Khuôn mặt Sài Gòn trong y nghiệp của tôi là nhân diện của những bậc đàn anh đến từ mọi vùng miền của đất nước. Qua đó, tôi thấy lại một nền y khoa nhân bản, đầy lòng trắc ẩn và hoàn toàn vắng mặt những lời tung hô, xưng tụng hay những khẩu hiệu ngoa ngôn sáo rỗng.
1. Ông là sĩ quan quân y cao cấp của chế độ cũ, giám đốc một tổng Y viện lớn bậc nhất miền Trung. Sau 1975, khi đi cải tạo về, ông được “lưu dung” làm tại một bệnh viện lớn của Sài Gòn. Với khả năng chuyên môn giỏi giang, ông được đề bạt làm trưởng khoa một khoa bệnh nặng và khó.
Tân bác sĩ y khoa Sài Gòn đọc lời thề Hippocrates khi nhận văn bằng tốt nghiệp. (ảnh tư liệu).
Là người Bắc di cư, ông lịch lãm, điềm đạm. Nhưng dưới con mắt của một chú sinh viên năm cuối, ấn tượng về ông không chỉ có thế. Trong một góc của khoa bệnh do ông phụ trách, có căn phòng nhỏ, là nơi trú ngụ nhiều năm của một thanh niên bị chứng bệnh nặng, hôn mê dầm dề không biết chừng nào hồi tỉnh. Cám cảnh nhà đơn chiếc, ông sắp xếp cho cô chị chừng 20 tuổi của người bệnh thập tử nhất sinh này được đem chiếc máy may cũ kỹ vào bệnh viện để vừa may vá lạch xạch kiếm tiền độ nhật, vừa chăm sóc đứa em trai xấu số.
Một lần, ông nói với bọn sinh viên lộc ngộc chúng tôi: “Lấy vợ thì để anh giới thiệu cho cô bé ấy. Nhìn cách cô ấy chăm em, anh biết đó là một hiền thê”. Nhìn cách ông nói nghiêm túc, tôi biết con người nhân hậu ấy không đùa cợt. Ông đã che chở, cưu mang cho chị em nhà ấy như một “bố già” tốt bụng, chu đáo và ân cần như một người mẹ.
2. Ông cũng là bác sĩ quân y được “lưu dung” sau thời gian cải tạo. Khắc khổ với mái tóc hoa râm, nhưng luôn ăn mặc chỉn chu, thanh lịch. Đi làm bằng Piaggio và là chủ nhân của một phòng mạch rất đông khách. Ông dạy chúng tôi nhiệt tình, truyền hết những hiểu biết rất uyên bác của ông về một chuyên ngành khó.
Sau một buổi trình bệnh án, ông đốt điếu thuốc, trầm ngâm nói khẽ: “Tôi nhớ lại khi bằng tuổi các em, vừa mới ra trường, hiếu thắng vô cùng. Tôi kê toa vô tội vạ, rất nhiều thứ thuốc mắc tiền. Giờ này nghĩ lại, không biết bao nhiêu người nghèo đã phá sản, bán hết ruộng vườn, ly tán… vì những toa thuốc đắt tiền của mình hồi đó”?
Chỉ trong phút chốc, con người hào hoa ấy già sọm hẳn đi, như thể gánh nặng của cả một đời hành nghề đang đè nặng trên vai.
3. Một đàn anh lập dị, thoạt nhìn có vẻ ngông nghênh, ít được đồng nghiệp gần gũi. Từ miền Bắc vào sau 1975, anh là trưởng khoa của một bệnh viện lớn.
Lúc ấy có một đàn anh khác bị bệnh thập tử nhất sinh, cần máy thở để hỗ trợ hô hấp. Ngặt nỗi thời ấy máy thở là của hiếm và đang bị một bệnh nhân VIP chiếm dụng. Bệnh của VIP này thì giới trong nghề coi như đã “xong”, chỉ chờ ngày lành tháng tốt rút máy thở là tivi phát ngay cáo phó. Vị trưởng khoa nhà ta thấy cảnh bất bằng, quát thật to trong buổi giao ban: “Các anh dành máy thở cho một cái xác khô, trong khi đồng nghiệp mình đang thoi thóp tìm sự sống, các anh coi thế mà được à?”. Anh nhất quyết giành cho bằng được chiếc máy thở đó cho bệnh nhân - đồng nghiệp còn hy vọng sống sót, từ một người bệnh coi như cầm chắc cái chết. Dù người ấy là VIP! Nói cho cùng, trước bệnh tật, người bệnh nào cũng như nhau cả thôi.
***
Đừng bao giờ hỏi tôi tên họ của ba con người này. Vì họ chưa bao giờ xuất hiện trên tivi, báo chí để rao giảng về y đức. Họ cũng chưa bao giờ mở miệng răn dạy bọn đàn em chúng tôi lấy nửa câu về nghĩa vụ luận y khoa. Thậm chí, họ còn... văng tục khi bị triệu đi họp về công tác triển khai y đức gì gì đó… Nhưng đã hơn 20 năm, họ là hình tượng đẹp đẽ trong ký ức. Bằng lòng nhân hậu, mẫn cảm với những số phận không may. Bằng sự trung thực, luôn tự vấn lương tâm nghề nghiệp. Và bằng cơn “thánh nộ” rất đáng kính trọng trong một cơ chế chằng chịt thời ấy.
Nhớ lại họ, những bậc đàn anh rất đáng kính của y khoa Sài Gòn, để tự răn mình trong dòng chảy của một nền y khoa đổ nát hôm nay. Và để thấy y nghiệp của mình là nhỏ bé vô cùng!
ThS.BS Lê Đình Phương, trưởng phòng khám đa khoa bệnh viện FV Saigon.

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Trường mầm non xanh ở Đồng Nai vào top kiến trúc được thích nhất

Trang web kiến trúc nổi tiếng Arch Daily vừa công bố danh sách các công trình được độc giả yêu thích nhất trong năm, trong đó trường mầm non xanh ở Đồng Nai, chiến thắng ở hạng mục Kiến trúc giáo dục
Trong danh sách được tôn vinh có trường mầm non ở Đồng Nai, đây là khu nhà dành cho con cái của các công nhân, phủ màu xanh mướt với hoa lá ở lớp lam đứng cách nhiệt, mái nhà trồng rau nấu các bữa ăn cho trẻ.
1-1-1691-1423209615.jpg
Trên khu đất 10.650 m2, trường học dành cho con cái của 23.000 công nhân có diện tích 3.430 m2. Nhóm KTS chính Võ Trọng Nghĩa, Takashi Niwa, Masaaki Iwamoto và các KTS Trần Thị Hằng, Kuniko Onishi đã đưa ra ý tưởng thiết kế một công trình xanh, bền vững cho các em nhỏ. Ảnh: Gremsy.
1-2-2146-1423209616.jpg
Những năm gần đây, các khu công nghiệp phát triển mạnh, kéo theolượng lớn công nhân đến đây làm việc và sinh sống cùng con em họ. Ý tưởng của trường mầm non ở Đồng Nai là tạo sân chơi ngoài trời an toàn cho trẻ và giáo dục các em về tầm quan trọng của nông nghiệp. Ảnh:Gremsy.
1-3-7818-1423209617.jpg
Công trình có thiết kế hình xuyến kết nối mái nhà với sân chơi tạo nên một màu xanh trải dài. Ảnh: Gremsy.
2-1-4507-1423209618.jpg
Do đây là nhà trẻ dành cho con của công nhân nên được xây dựng và vận hành với chi phí thấp. Không chỉ vậy, các kiến trúc sư cũng đã đưa ra giải pháp phù hợp với tâm lý của trẻ và đảm bảo an toàn cho lứa tuổi tinh nghịch. Ảnh: Hiroyuki Oki.
2-2-8111-1423209619.jpg
Vào thời điểm nắng gắt, trẻ vẫn có thể vui chơi trong các khu vực bóng râm, còn khi trời mát, nắng nhẹ trẻ cũng sẽ được tung tăng ngoài trời. Ảnh: Hiroyuki Oki.
3-1-8614-1423209620.jpg
Trên mái nhà, các thầy cô, phụ huynh có thể tham gia trồng các loại cây xanh, rau sạch tăng thêm chất lượng cho bữa ăn của trẻ. Ảnh: Hiroyuki Oki.
3-2-5144-1423209621.jpg
Các em cũng có thể theo đường dẫn lên chơi trên mái nhà. Hàng rào cao đảm bảo an toàn cho bé. Ảnh: Hiroyuki Oki.
3-3-2604-1423209623.jpg
Công trình từng được đăng tải và nhận nhiều phản hồi tích cực trên VnExpress. Ảnh: Hiroyuki Oki.

NHỮNG CÔNG TRÌNH NỔI TIẾNG THẾ GIỚI CỦA KIẾN TRÚC SƯ VÕ TRỌNG NGHĨA

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa sinh năm 1976, tốt nghiệp thủ khoa Học viện Kỹ thuật Nagoya (Nhật Bản) năm 2002, nhận bằng thạc sĩ hạng ưu của Đại học Tokyo năm 2004. Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa từng được bình chọn là một trong 10 kiến trúc sư tiêu biểu của năm 2012 do tạp chí kiến trúc Architectural Record bình chọn.

Chiêm ngưỡng những công trình ấn tượng nhất do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thiết kế:

Công trình Nhà Bình Thạnh đoạt giải Công trình của năm 2014

Những công trình nổi tiếng thế giới của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa
Giải thưởng này do tạp chí kiến trúc uy tín và nổi tiếng hành đầu ở Mỹ - ArchDaily - thành lập. Cái tên Võ Trọng Nghĩa vốn đã rất quen thuộc trên tạp chí kiến trúc này khi anh đã nhiều lần xuất hiện trong danh sách những kiến trúc sư có công trình đoạt giải thưởng của ArchDaily.

Những công trình nổi tiếng thế giới của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa
Với công trình “Nhà Bình Thạnh”, đầu năm 2014 này, Võ Trọng Nghĩa một lần nữa lại trở thành kiến trúc sư Việt Nam có công trình gây ấn tượng đối với giới kiến trúc sư quốc tế. Thế mạnh của Võ Trọng Nghĩa tại giải này là các công trình nhà ở.

Những công trình nổi tiếng thế giới của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa
Năm ngoái, anh cũng đã đoạt giải thưởng “Công trình của năm” với một thiết kế nhà ở khác, tiếp tục, sang năm nay, anh vẫn khẳng định được sức sáng tạo mạnh mẽ của mình ở hạng mục nhà ở và giành được giải cao.

Công trình Nhà Xanh đoạt giải Công trình của năm 2013

Công trình Nhà Xanh đoạt giải Công trình của năm 2013

Công trình Nhà Xanh đoạt giải Công trình của năm 2013
Công trình Nhà Xanh đoạt giải Công trình của năm 2013

Công trình Nhà Xanh đoạt giải Công trình của năm 2013
Công trình “Nhà xanh” của Võ Trọng Nghĩa từng đoạt giải thưởng Kiến trúc Quốc tế của Mỹ (International Architecture Award), giải thưởng Green Good Design dành cho những thiết kế thân thiện với môi trường, giành huy chương vàng tại Festival Kiến trúc Thế giới và đoạt giải “Công trình của năm” ở hạng mục nhà ở do tạp chí kiến trúc uy tín ArchDaily bình chọn.

Công trình Nhà Xanh đoạt giải Công trình của năm 2013
Tham quan kiến trúc nhà ở tại TPHCM, hội đồng chấm giải của ArchDaily nhận thấy tuy người dân thành phố có chú ý tới không gian xanh trong nhà nhưng cách xử lý còn quá rập khuôn.

Công trình Nhà Xanh đoạt giải Công trình của năm 2013
Khi quyết định trao giải cho công trình “Nhà Xanh” của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, ArchDaily hy vọng công trình sẽ truyền cảm hứng cho các kiến trúc sư và người dân thành phố, để có những cách nhìn mới mẻ hơn về kiến trúc nhà ở thân thiện với môi trường.

Công trình Nhà hội nghị Đại Lải đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2013

Công trình Nhà hội nghị Đại Lải đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2013

Công trình Nhà hội nghị Đại Lải đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2013

Công trình Nhà hội nghị Đại Lải đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2013
Công trình Nhà hội nghị Đại Lải đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2013

Công trình Nhà hội nghị Đại Lải đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2013
Nhà hội nghị Đại Lải từng đoạt giải thưởng Kiến trúc Quốc tế (International Architecture Awards) năm 2013 - một giải thưởng danh giá trong giới kiến trúc sư trên khắp thế giới.

Công trình Nhà hàng tre Bamboo Wing đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2011

Công trình Nhà hàng tre Bamboo Wing đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2011

Công trình Nhà hàng tre Bamboo Wing đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2011

Công trình Nhà hàng tre Bamboo Wing đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2011
Công trình Nhà hàng tre Bamboo Wing đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2011

Công trình Nhà hàng tre Bamboo Wing đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2011
Công trình Nhà hàng tre Bamboo Wing thuộc Flamingo Đại Lải Resort lấy ý tưởng từ hình cánh chim, để tạo thành một khối kiến trúc ấn tượng, trong đó, tre không chỉ được sử dụng như vật liệu trang trí sau khi quá trình xây dựng đã hoàn tất mà nó còn được sử dụng như một vật liệu xây dựng chủ đạo.

Công trình Nhà hàng tre Bamboo Wing đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2011
Đối với những công trình thân thiện với môi trường, Võ Trọng Nghĩa rất tôn trọng vật liệu tre và không đưa thêm vào các vật liệu nhân tạo khác như sắt thép, bê tông…

Công trình Nhà hàng tre Bamboo Wing đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2011
Những công trình sử dụng tre, gỗ của Võ Trọng Nghĩa không chỉ là thành tựu trong việc nghiên cứu sử dụng tre trong xây dựng mà còn giúp hình thành một xu hướng mới trong việc sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường để thiết kế xây dựng tại Việt Nam.

Công trình Nhà hàng tre Bamboo Wing đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2011
Trong mọi công trình, Võ Trọng Nghĩa luôn tính toán tới việc tiêu tốn ít năng lượng trong quá trình sử dụng nhất có thể. Với thiết kế không gian mở như thế này, công trình sẽ không cần phải sử dụng hệ thống thông gió, điều hòa mà lại khiến người sử dụng cảm thấy thư giãn khi được hòa mình vào thiên nhiên.

Công trình Nhà hàng tre Bamboo Wing đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2011
Công trình quán café Gió và Nước (wNw) đoạt giải thưởng của Hội Kiến trúc sư Châu Á (Arcasia Awards) 2007-2008

Công trình Nhà hàng tre Bamboo Wing đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2011
Các công trình của Võ Trọng Nghĩa thường thể hiện mối tương quan giữa kiến trúc hiện đại và sự hòa hợp với môi trường tự nhiên.

Công trình Nhà hàng tre Bamboo Wing đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2011
Công trình quán café Gió và Nước là công trình kiến trúc đầu tiên sử dụng nguyên lý khí động học tại Việt Nam, theo đó, Võ Trọng Nghĩa sử dụng gió tự nhiên, gió từ hồ và nước hồ để làm mát không gian bên trong, vì vậy, không cần phải sử dụng hệ thống thông hơi, điều hòa.

Công trình Nhà hàng tre Bamboo Wing đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2011
Với công trình này, kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa đã trở thành người Việt Nam đầu tiên đoạt Huy chương Vàng tại giải thưởng của Hội Kiến trúc sư Châu Á (Arcasia Awards) 2007-2008.

Công trình Nhà hàng tre Bamboo Wing đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2011
Đối với thiết kế của quán café Gió và Nước, tre lại tiếp tục được sử dụng làm chất liệu chủ đạo. Ở đây, tre không còn là chất liệu giản dị, thô mộc mà được thiết kế một cách tinh tế để làm nổi bật lên vẻ đẹp sang trọng mà không phô trương, quý phái mà vẫn gần gũi, thân thuộc, tạo cảm giác ấm áp, dễ chịu đối với người sử dụng.
Công trình quán bar Gió và Nước (wNw)

Công trình Nhà hàng tre Bamboo Wing đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2011
Công trình quán bar Gió và Nước nằm bên trong một chiếc hồ nhân tạo, cạnh quán café Gió và Nước. Để tạo sự đối lập với không gian mở của quán café, quán bar được thiết kế với không gian đóng, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng như tổ chức hòa nhạc, trình diễn, lễ kỷ niệm…

Công trình Nhà hàng tre Bamboo Wing đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2011
Với thiết kế này, quán bar hầu như không phải sử dụng đến hệ thống thông hơi hay làm mát bởi gió từ hồ sẽ giúp làm mát không gian bên trong, thêm vào đó, một chóp mở ở trên mái nhà góp phần giúp gió đưa hơi nóng ra khỏi không gian bên trong quán bar.

Công trình Nhà hàng tre Bamboo Wing đoạt giải Kiến trúc Quốc tế 2011
Công trình quán bar Gió và Nước của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa vừa đề cao tính truyền thống vừa đưa lại cảm nhận về sự tinh tế, hiện đại, sang trọng, thể hiện cách ứng xử nhẹ nhàng, văn minh của con người đối với môi trường thiên nhiên.

Công trình Kontum Indochina Café nằm trong danh sách đề cử tại Festival Kiến trúc Thế giới 2013
Công trình Kontum Indochina Café nằm trong danh sách đề cử tại Festival Kiến trúc Thế giới 2013

Công trình Kontum Indochina Café nằm trong danh sách đề cử tại Festival Kiến trúc Thế giới 2013
Công trình Kontum Indochina Café dù không đoạt giải ở hạng mục Nhà hàng - Khách sạn tại Festival Kiến trúc Thế giới 2013 (World Architecture Festival 2013) nhưng khi công trình nhận giải được vinh danh, ban giám khảo cũng nói thêm rằng:
“Chúng tôi rất đề cao công trình Kontum Indochina Café ở Việt Nam, do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thiết kế bởi công trình này thể hiện sự nghiên cứu cầu kỳ và quá trình thực hiện đáng kinh ngạc khi đem sử dụng một chất liệu lạ vào trong xây dựng”.

Bích Ngọc

Bích Ngọc

Bích Ngọc

Bích Ngọc

Bích Ngọc

Bích Ngọc
 
 
Bích Ngọc(Theo Dân Trí)

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Tổng thống Mỹ Obama kính cẩn trồng cây Bồ đề tại Ấn Độ

Trong chuyến viếng thăm 3 ngày ở Ấn Độ, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã kính cẩn trồng một cây Bồ-đề tại lăng của Mahatma Gandhi ở New Delhi vào ngày 25/01/2015.
Obama trong cay bo de (3)


Truyền thống mời những người quyền cao chức trọng đến viếng thăm đất nước trồng một cái cây là bằng chứng cho thấy cây đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa của Ấn Độ, đặc biệt là cây Bồ đề.
Theo tín ngưỡng Phật giáo, cây Bồ-đề trong một số ngôn ngữ khác được gọi là cây Bo, Pipul hay Aśvattha, Assattha (tiếng Pali). Từ Aśvattha là tiếng Phạn; Śvaḥ có nghĩa là “ngày mai”, a chỉ sự phủ nhận, và tha có nghĩa là “người hay vật dừng lại hay tồn tại”. Nhà triết học trứ danh thuộc hệ phái Advaitavedānta (Bất nhị phệ¬đà) là Śaṅkara diễn giải tên gọi này là “Người hay vật không thể tồn tại giống như thế vào ngày mai”, cũng giống như toàn thể vũ trụ. Loài cây này được những người theo Ấn Độ giáo, Kì-na giáo và Phật giáo xem là biểu tượng thiêng liêng nhất. Thật sự, cây Bồ-đề liên quan mật thiết đến sự kiện lịch sử về quá trình chứng đắc của thái tử Tất-đạt-đa, Ngài ngồi thiền định dưới cội Bồ-đề và trở thành một vị Phật. Về sau, người ta lấy cây này biểu trưng cho cây của sự giác ngộ, nên Bồ-đề có nghĩa là Giác ngộ.
Ý nghĩa về cây Bồ-đề có tầm quan trọng rất lớn đối với người xuất gia cũng như tại gia. Khi nói đến hai chữ “Bồ-đề”, chúng ta hình dung được đây là một loài cây thiêng liêng và cao quý nhất, có thể cảm nhận niềm hỉ lạc vô biên khi ngồi dưới bóng cây Bồ-đề. Hơn nữa, cây Bồ¬đề còn tượng trưng cho niềm tin vững chắc về sự sinh tồn của Phật giáo cũng như tín tâm của người Phật tử đối với ngôi Tam bảo. Cây Bồ-đề chính là tâm Bồ-đề, là bóng râm che mát, là ánh sáng trí tuệ luôn soi sáng và tưới tẩm cho những ai đang khát khao tìm về cội nguồn an lạc. Đó cũng là tuệ giác được nuôi dưỡng bằng mầm non Bồ-đề trong từng sát na của tâm thức, nhất là đối với Ấn Độ Giáo cũng như các Đạo giáo khác lúc bấy giờ.
Chúng ta hãy bắt chước vị Tổng Thống OBAMA này tưới cây 'Bồ Đề' của mình mỗi ngày.
Sau đây là một số hình ảnh liên quan về buổi lễ trồng cây:
 
Obama trong cay bo de (4)Obama trong cay bo de (2)Obama trong cay bo de (1)