Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

Nước Non Nghìn Dặm

http://wheraboutusa.blogspot.com/
Mời bạn đọc cùng đến điểm tận cùng của đất - land's end - Đông Bắc nước Việt Nam, Mũi Tràng Vĩ trên bán đảo Trà Cổ, tỉnh Quảng Ninh. Đây là 1 trong nhưng điểm "phải đến" mà từ khi có dịp trở về Việt Nam người viết đã quyết định phải đến và đã nghiên cứu phương tiện và đường đi tỉ mĩ. Người bạn đồng hành và là người cung cấp phương tiện đã lên mạn Móng Cái nhiều lần trong quá khứ lại cũng muốn trở lại xem cảnh cũ nên Móng Cái là chặn đường tiếp theo tp Lạng Sơn.

Tỉnh Quảng Ninh có bờ biển từ biên giới Việt-Trung kéo dài đến tp Hạ Long, giáp Hải Phòng, bờ biển dài nhất Vịnh Bắc Bộ. Thành phố quan trọng nhất tỉnh Quảng Ninh là Móng Cái là cửa biên giới Đông Bắc qua Trung Quốc. Trà Cổ là 1 phường của Móng Cái, từ trung tâm ra đến mũi đất tận cùng của bán đảo cát này là Mũi Tràng Vĩ chừng 18 cây số.


Hai mặt cột Cây số 0 Tràng Vĩ, địa đầu nước Việt Nam phía Đông (không phải Quốc Lộ 1, mỗi địa danh quan trong có 1 cột cây số 0)

Điểm mặt trời mọc đầu tiên ở Miên Bắc nước Việt Nam. Mũi đất Sa Vĩ trên bán đão Trà Cổ nhìn vào đất TQ qua 1 vịnh nhỏ nơi sông Ka-long là sông chảy dài theo biên giới Việt-Trung đổ ra biển.

Vành đai biên giới là 1 khu vực có quy chế đặc biệt, không phận sự không được vào, nhât là người mang hộ chiếu nước ngoài. Đây là bờ biển nhưng vì địa hình đặc biệt như thấy trong bản đồ, biên giới Việt-Trung phải ấn định giữa vịnh này. Dù ngay trên hình vệ tinh cho thấy là nước vịnh nhưng đáy biển tại đây rất nông, khi thủy triều xuống thì bờ cát chạy ra rât xa (xem các hình sau) và bên Trung Quốc cũng vậy. Người ta nói có thể nhìn thấy cột mốc biên giới giữa cửa sông Bắc Luân (sông Ka Long). Sông Bắc Luân (tên Tàu) là biên giới giữa TQ và ta, phân chia 1 bên là tp Móng Cái với 1 bên là đô thị Đông Hưng TQ, lớn gấp bội phần tp Móng Cái.



Nhìn qua vịnh vào cửa sông Ka-Long bên trái, và đối diện khu Sa Vĩ thành phố Đông Hưng, Trung Quốc. Trên bản đồ có thể thấy 1 khu vực thành phố Đông Hưng tên là Sa Vĩ tiếng Hán nhưng bên mình Mũi Tràng Vĩ còn được gọi là Mũi Sa Vĩ (Đuôi Cát). Đuôi cát ứng cho bán đảo Trà Cổ hơn là 1 vủng đất liền bên thành phố Đông Hưng.

Vấn đề biên giới tại khu này nhiều phức tạp, nhất là các vụ vi phạm của dân làm nghề biển hai bên, tranh nhau tài nguyên hải sản trong vịnh, vi phạm vùng biển và đáy biển của nhau.

Phải hiểu là Công an Biên Phòng tại đây rất bận rộn và nhiệm vụ rất phức tạp. Tháng Hai năm 1979 thị trấn Móng Cái bị tàn phá nặng nề, bán đảo Trà Cổ cùng toàn địa phận Móng Cái bị tiến chiếm và tàn phá, mãi đến năm 1991 thì quan hệ Việt-Trung mới được bình thường hóa.

Mày mò ra tới địa đầu Tổ Quốc rồi thì phải tự sướng vài tấm làm bằng chứ.

 

 

Vị trí này là ở cuối con đường độc đạo hình dưới, chạy giữa doi cát mũi phía Bắc của bán đảo rộng không quá 2 km (tức là 2 bên đường này, đi ra một tí là gặp biển, bên trái hình là 1 eo biển nhỏ, bên phải là hướng Đông, là Vịnh Bắc Bộ).

Cảnh quan tại đó, lúc dân làm biển bắt đầu xuống ghe (cùng 1 lúc, hình như cả làng - gần đó - vì thủy triều)

Bản "Vành đai biên giới" thầy nhô lên trong đáy hình. Chổ mấy cái dù là 1 vài quán bán giải khát cho du khách đến tham quan, đối diện (sau lưng người chụp) là 1 đồn công an biên phòng.


 

Loại thuyền đáy bằng dùng khai thác thủy sản vùng bờ biển cạn tại đây. Chủ yếu thu hoạch là ngêu sò ôc. Vận động bằng máy đuôi tôm hay chống sào, khong thấy cánh buồm nào.

Nền trời u ám ngày người viết đến, cũng tượng trưng phần nào cho tình hình khu vực này. Đời sống người dân chài vất và, như thấy trong thời tiết như vậy, nhưng cũng vì tranh chấp vùng kinh tế. Ngư dân 2 bên bờ vịnh cũng như công an biên phòng 2 bên đều có vấn đề thường xuyên.

Tranh chấp với người bên kia bờ nhưng đôi khi là với 1 nhóm mà tổ tiên chung có đền ở Đồ Sơn, Hải Phòng (gọi là người Kinh Tam Đảo)

Nhìn qua vùng đô thị Đông Hưng TQ. Vì hiệp ước giửa Pháp và nhà Thanh 1885 mà Việt Nam mất 1 phần đất bên đó. Bên đó có 1 vùng duy nhất có 1 sắc tộc người Hoa, gốc là Viêt Nam cũng từ vùng Đồ Sơn Hải phòng tấp vào đó 500 năm truoc đây, Tàu gọi là người Kinh Tam Đảo (họ tự xưng là người Kinh). Số người này tuy tiếng mẹ đẻ không phải tiếng Việt nhưng nhận gốc từ Việt Nam và cố giữ 1 số tập tục truyền thống cổ cũng như y phục gần giống người Việt.

Người Trà Cổ thì nhận gốc là làng Đồ Sơn nay thuộc thành phố Hải Phòng, máu mủ bà con vẫn còn giữ giữa 2 nơi này. Đến đây lập nghiệp từ đời Hậu Lê trên 400 năm. Giọng nói và 1 số lớn từ ngữ hoàn toàn khác lạ với người Việt thành thị, nghe thật rất lâu mới nhận ra là tiếng Việt. Thông cảm nhau thì không đến nổi khó, dù vậy, vì yếu tố chính của nòi giống là văn phạm Việt thì không thể khác. Từ vựng nói cho cùng thì thổ ngữ Việt Nam mình, khác địa lý cấp tỉnh vá có khi cấp huyện là đã có khác nhau nhiều rồi. Người viết lúc nhỏ theo gia đình đi thuyền từ Nha Trang ra các làng chài nhỏ ở biển đảo ngoài khơi vịnh Nha Trang thăm thú, đã chú ý thấy điều này rồi.
Người làm nghề chài lúc xưa là những cộng đồng cô lập (người thị thành gọi là "kẻ" chài, 1 lối kỳ thị) thường có giọng nói và từ vựng riêng cho mỗi vùng. Làng trên đảo thì lại càng như thế dương nhiên.

Hiện nay cộng đồng người dân Trà Cổ đang bị xáo trộn vì nhiều làng chài ven biển bị dời để doanh nhân, nhất là từ Trung Quốc dùng làm resort, sân golf, khách sạn, casino. Hiện tượng đáng tiếc này cũng đang xảy ra trên toàn quốc, từ đây cho đến Phú Quốc cũng tương tự.

Kết cấu xã hội nông thôn cổ truyền của Việt Nam đang bị xóa mất một cách mau chóng - thậm chí đình đền làng xã không có thu hút du lịch hay mỹ thuật cũng bị đe dọa phải ủi đi khi cần đất xây dựng hạ tầng cho nền kinh tế mới. Các ông tướng xa-lông và tiến sĩ bá láp kêu mất nước mất nước, có nói gì về khía cạnh mất nước tai hại này đâu - không đi không thấy không biết lấy gì mà nói, chỉ tổ bố láo.

 
Dụng cụ thu hoạch sò ốc trên bãi cát.



còn tiếp....