Alan Phan
(…ký ức từ một hình ảnh nào đó có lẽ chỉ là hối tiếc cho khoảnh khắc đã qua…the memory of a particular image is but regret for a particular moment..- Marcel Proust )
2 Feb 2015
Ngay giữa mùa đông, trời California lại bừng ấm lên, như chút an ủi cho người tha hương trong những ngày cận Tết. Tôi nghĩ mình có thể thu xếp về Việt Nam ăn Tết Ất Mùi, nhưng công việc kinh doanh thường có những thôi thúc, đòi hỏi ngoài dự tính cá nhân. Thôi thì thêm một cái Tết bên Mỹ vậy. Dù ngắn ngủi và thu hẹp, nhưng Tết ở đây không thiếu một món gì. Cũng chợ Hoa trong khu Phước Lộc Thọ, cũng bánh mứt bánh chưng ngũ quả khắp mọi siêu thị, cũng vài ba chợ Tết truyền thống mang từ bên nhà qua những khu bãi đậu xe rộng lớn của trường học hay khu hội chợ. Cộng với tiếng pháo nổ đì đùng tại vài thành phố đông người Việt; điều không tìm thấy ở quê xưa nữa.
Tuy nhiên, tôi tin là những ngày Tết sắp đến, tôi sẽ nhớ cặp bánh chưng đặc sản của anh chị Mỹ Trà Vinh, bãi biển Long Hải với Vũ Ly và bạn bè, cà phê ăn trưa ở Basilico với Thái hay Hải Âu, bờ sông Saigon và món pate gan ngỗng trên thuyền của Hồ Nhân…Những khoảnh khắc êm đềm của một thời rãnh rổi, ăn xong không biết làm gì. Cạnh kề trước mặt là thực tại, chung quanh có lẽ là một không gian ảo nào trong một thế giới nửa xa lạ nửa gần gụi.
Việt Nam luôn mang theo hai khuôn mặt nghịch lý đó.
Tôi có nhiều dị ứng (bây giờ thì mang tiếng là ông già khó chịu). Rác, mùi hôi, dơ bẩn, ô nhiễm, ồn ào… có lẽ là hàng đầu. Văn hoá dối trá, sĩ diện, ngu dốt, vô cảm, ác độc chung quanh là phần sinh hoạt tôi cố gắng tránh càng xa càng tốt. Sau cùng có lẽ mới đến những chuyện đại sự như độc tài, tham nhũng, cơ chế, kinh tế, giáo dục…(xin lỗi các nhà yêu nước cực đoan).
Nếu không phải là quê cũ, là nguồn gốc..có lẽ tôi chỉ ghé thăm Việt Nam một hai lần ngắn ngủi rồi biến mất như mọi du khách khác. Việt Nam không phải là nơi để chơi đùa du lịch thoải mái; cũng không phải là môi trường kinh doanh hào hứng bình thường. Tuy nhiên, không kể đến những anh Tây ba lô hay Hàn Tàu Nhật đi tìm thiên đường nhậu và sex, nhiều người nước ngoài vẫn bị quyến rũ vì cái tiếm ẩn lạ lùng của một vùng đất nước mà cái thiện, cái ác, cái xấu, cái đẹp, cái chiều sâu, cái hời hợt…giao hoà lộn xộn nhưng vẫn lò mò đi tới như “hệ thống” giao thông hàng ngày trên đường phố. Graham Greene đã từng nhận xét là “chúng ta có thể tìm được bất cứ điều gì và thứ gì ở Việt Nam…”?
Thực ra, nếu nhìn tổng quan về những xứ sở xếp hạng nghèo khó trên thế giới, dân Việt tương đối hạnh phúc và thoả mãn hơn phần lớn. Sống trong bóng tối và tù ngục đã lâu, chút ánh sáng, không khí, miếng cơm nhỏ nhoi cũng là một nỗi vui chói loà. Không mấy ai quan tâm đến triết thuyết, lịch sử, địa chính trị, hay những tranh chấp quyền lực ở thượng tầng. Gia đình sum họp, con cháu học hành (dù không biết học cái gì?), ngày ngày lao động mệt nghỉ, đêm đêm nhậu nhẹt tưng bừng, vợ con có phim Hàn Tàu trên TV giải trí…Có lẽ nhu cầu con người bình thường chỉ cần nhiêu đó, xây dựng làm gì một xã hội văn minh, tiến bộ…cho đời thêm phức tạp?
Không như các nhà đại hiền triết, trí thức siêu phàm (hay như các vị quan trong Ban Tuyên Giáo), ông già Alan không có câu trả lời. Có lẽ như Bertrand Russell vẫn phán,”kẻ không biết thì lúc nào cũng chắc chắn…” ??
Tuần rồi, tôi đi ăn trưa với một người bạn cũ đã không gặp hơn 20 năm qua. Anh đã thành một full professor khả kính về văn học Anh Quốc tại UC San Diego, dù anh gốc người Peru. Anh vừa du lịch Việt Nam 2 tuần, lần đầu, và không tiếc lời khen ngợi về xứ sở “thần kỳ” này. Tôi hỏi anh về những “thần kỳ” anh trải nghiệm?
Anh nói ra như một tour guide. Những ngọn đồi xắt lát thành nhiều thửa ruộng lúa xanh ngút ngàn ở Sapa; vịnh Hạ Long nhấp nhô các đảo đá vôi đẹp như Phukhet; phố cổ Hà Nội nhộn nhịp sáng đêm với những gánh hàng rong hàng xén vỉa hè; giao thông Saigon với triệu xe máy bay lượn như rồng; rồi Cửu Long với dòng sông bát ngát giữa hai hàng dừa; hay bữa ăn sò huyết tại chợ đêm Phú Quốc…Tóm lại, một người sống ở New York không cần bước ra khỏi căn hộ của anh cũng có thể tìm thấy những hình ảnh này qua mạng Net.
Tôi đùa,” bao giờ, anh quay về lại?” Anh vội vàng,” Không, còn nhiều xứ phải ghé thăm cho biết. Nhưng có lẽ 20 năm sau, sẽ quay lại để xem có gì thay đổi?”
Ấn tượng về Việt Nam của anh thực sự là những postcards thâu lượm từ một hành trình vội vã, kiểu fast food của Âu Mỹ. Anh không biết gì về cuộc sống cơ cực của thổ dân Sapa, chỉ cần bán được vài nải chuối là đủ sống qua ngày. Anh không nhìn thấy rác rưởi và ô nhiễm đang giết dần mọi loại hải sản của Hạ Long. Anh chưa hề chứng kiến một căn hộ 5, 10 mét vuông cho một đại gia đình ở phố cổ và những nhà toilet công cộng cho cư dân nơi đây. Anh không có thống kê về lượng người bị ung thư vì khói bụi ngoài phố Saigon. Rồi Cửu Long hay Phú Quốc. Nếu anh biết thêm một chút về các mảnh đời sau hậu trường của những con thuyền du khách hay những đứa bé chuyên bắt hến moi sò hàng ngày.
Và tôi hiểu tại sao mình không thể là một du khách ở quê nhà; dù vẫn bắt buộc phải đứng ngoài mọi sự việc. Vì với những ai đã từng sống hay lớn lên ở Việt Nam, quê hương là một cuốn phim sống động, in hằn trong tiềm thức, không phải là những postcards thâu nhặt ở các cửa hàng kỷ niệm.
Trong 69 năm ròng rã, ký ức của tôi và triệu người Việt khác chắc không thể nào xoá được hình ảnh của một Saigon binh lửa khi chiến tranh và đạn bom tràn vào các phố xá; không thể quên được những ngày chạy giặc gian khổ trên ruộng lúa bờ rừng; không thể không kinh hoàng với đoàn người vượt biên trên những con thuyền mỏng manh; và nhất là không thể quên được những nấm mồ vô danh tràn phủ khắp nước. Bù lại, chúng tôi cũng đã được nằm dài trên con đò xuôi Hương Giang nghe tiếng nỉ non của câu hò mái nhị; được đắm mình trong dòng nước trong veo của bãi biển Nha Trang ngày nắng; được thắm vị đắng của ly cà phê Thuỷ Tạ nhìn mơ mộng về dãy núi Liang Bian huyền bí …
Những hỷ nộ ái ố của một kịch bản phim dài mà du khách vài tuần không thể nào chia sẻ được. Và chắc đó là khác biệt cốt lõi của quê hương, dù vẫn còn hay đã mất.
(…ký ức từ một hình ảnh nào đó có lẽ chỉ là hối tiếc cho khoảnh khắc đã qua…the memory of a particular image is but regret for a particular moment..- Marcel Proust )
2 Feb 2015
Ngay giữa mùa đông, trời California lại bừng ấm lên, như chút an ủi cho người tha hương trong những ngày cận Tết. Tôi nghĩ mình có thể thu xếp về Việt Nam ăn Tết Ất Mùi, nhưng công việc kinh doanh thường có những thôi thúc, đòi hỏi ngoài dự tính cá nhân. Thôi thì thêm một cái Tết bên Mỹ vậy. Dù ngắn ngủi và thu hẹp, nhưng Tết ở đây không thiếu một món gì. Cũng chợ Hoa trong khu Phước Lộc Thọ, cũng bánh mứt bánh chưng ngũ quả khắp mọi siêu thị, cũng vài ba chợ Tết truyền thống mang từ bên nhà qua những khu bãi đậu xe rộng lớn của trường học hay khu hội chợ. Cộng với tiếng pháo nổ đì đùng tại vài thành phố đông người Việt; điều không tìm thấy ở quê xưa nữa.
Tuy nhiên, tôi tin là những ngày Tết sắp đến, tôi sẽ nhớ cặp bánh chưng đặc sản của anh chị Mỹ Trà Vinh, bãi biển Long Hải với Vũ Ly và bạn bè, cà phê ăn trưa ở Basilico với Thái hay Hải Âu, bờ sông Saigon và món pate gan ngỗng trên thuyền của Hồ Nhân…Những khoảnh khắc êm đềm của một thời rãnh rổi, ăn xong không biết làm gì. Cạnh kề trước mặt là thực tại, chung quanh có lẽ là một không gian ảo nào trong một thế giới nửa xa lạ nửa gần gụi.
Việt Nam luôn mang theo hai khuôn mặt nghịch lý đó.
Tôi có nhiều dị ứng (bây giờ thì mang tiếng là ông già khó chịu). Rác, mùi hôi, dơ bẩn, ô nhiễm, ồn ào… có lẽ là hàng đầu. Văn hoá dối trá, sĩ diện, ngu dốt, vô cảm, ác độc chung quanh là phần sinh hoạt tôi cố gắng tránh càng xa càng tốt. Sau cùng có lẽ mới đến những chuyện đại sự như độc tài, tham nhũng, cơ chế, kinh tế, giáo dục…(xin lỗi các nhà yêu nước cực đoan).
Nếu không phải là quê cũ, là nguồn gốc..có lẽ tôi chỉ ghé thăm Việt Nam một hai lần ngắn ngủi rồi biến mất như mọi du khách khác. Việt Nam không phải là nơi để chơi đùa du lịch thoải mái; cũng không phải là môi trường kinh doanh hào hứng bình thường. Tuy nhiên, không kể đến những anh Tây ba lô hay Hàn Tàu Nhật đi tìm thiên đường nhậu và sex, nhiều người nước ngoài vẫn bị quyến rũ vì cái tiếm ẩn lạ lùng của một vùng đất nước mà cái thiện, cái ác, cái xấu, cái đẹp, cái chiều sâu, cái hời hợt…giao hoà lộn xộn nhưng vẫn lò mò đi tới như “hệ thống” giao thông hàng ngày trên đường phố. Graham Greene đã từng nhận xét là “chúng ta có thể tìm được bất cứ điều gì và thứ gì ở Việt Nam…”?
Thực ra, nếu nhìn tổng quan về những xứ sở xếp hạng nghèo khó trên thế giới, dân Việt tương đối hạnh phúc và thoả mãn hơn phần lớn. Sống trong bóng tối và tù ngục đã lâu, chút ánh sáng, không khí, miếng cơm nhỏ nhoi cũng là một nỗi vui chói loà. Không mấy ai quan tâm đến triết thuyết, lịch sử, địa chính trị, hay những tranh chấp quyền lực ở thượng tầng. Gia đình sum họp, con cháu học hành (dù không biết học cái gì?), ngày ngày lao động mệt nghỉ, đêm đêm nhậu nhẹt tưng bừng, vợ con có phim Hàn Tàu trên TV giải trí…Có lẽ nhu cầu con người bình thường chỉ cần nhiêu đó, xây dựng làm gì một xã hội văn minh, tiến bộ…cho đời thêm phức tạp?
Không như các nhà đại hiền triết, trí thức siêu phàm (hay như các vị quan trong Ban Tuyên Giáo), ông già Alan không có câu trả lời. Có lẽ như Bertrand Russell vẫn phán,”kẻ không biết thì lúc nào cũng chắc chắn…” ??
Tuần rồi, tôi đi ăn trưa với một người bạn cũ đã không gặp hơn 20 năm qua. Anh đã thành một full professor khả kính về văn học Anh Quốc tại UC San Diego, dù anh gốc người Peru. Anh vừa du lịch Việt Nam 2 tuần, lần đầu, và không tiếc lời khen ngợi về xứ sở “thần kỳ” này. Tôi hỏi anh về những “thần kỳ” anh trải nghiệm?
Anh nói ra như một tour guide. Những ngọn đồi xắt lát thành nhiều thửa ruộng lúa xanh ngút ngàn ở Sapa; vịnh Hạ Long nhấp nhô các đảo đá vôi đẹp như Phukhet; phố cổ Hà Nội nhộn nhịp sáng đêm với những gánh hàng rong hàng xén vỉa hè; giao thông Saigon với triệu xe máy bay lượn như rồng; rồi Cửu Long với dòng sông bát ngát giữa hai hàng dừa; hay bữa ăn sò huyết tại chợ đêm Phú Quốc…Tóm lại, một người sống ở New York không cần bước ra khỏi căn hộ của anh cũng có thể tìm thấy những hình ảnh này qua mạng Net.
Tôi đùa,” bao giờ, anh quay về lại?” Anh vội vàng,” Không, còn nhiều xứ phải ghé thăm cho biết. Nhưng có lẽ 20 năm sau, sẽ quay lại để xem có gì thay đổi?”
Ấn tượng về Việt Nam của anh thực sự là những postcards thâu lượm từ một hành trình vội vã, kiểu fast food của Âu Mỹ. Anh không biết gì về cuộc sống cơ cực của thổ dân Sapa, chỉ cần bán được vài nải chuối là đủ sống qua ngày. Anh không nhìn thấy rác rưởi và ô nhiễm đang giết dần mọi loại hải sản của Hạ Long. Anh chưa hề chứng kiến một căn hộ 5, 10 mét vuông cho một đại gia đình ở phố cổ và những nhà toilet công cộng cho cư dân nơi đây. Anh không có thống kê về lượng người bị ung thư vì khói bụi ngoài phố Saigon. Rồi Cửu Long hay Phú Quốc. Nếu anh biết thêm một chút về các mảnh đời sau hậu trường của những con thuyền du khách hay những đứa bé chuyên bắt hến moi sò hàng ngày.
Và tôi hiểu tại sao mình không thể là một du khách ở quê nhà; dù vẫn bắt buộc phải đứng ngoài mọi sự việc. Vì với những ai đã từng sống hay lớn lên ở Việt Nam, quê hương là một cuốn phim sống động, in hằn trong tiềm thức, không phải là những postcards thâu nhặt ở các cửa hàng kỷ niệm.
Trong 69 năm ròng rã, ký ức của tôi và triệu người Việt khác chắc không thể nào xoá được hình ảnh của một Saigon binh lửa khi chiến tranh và đạn bom tràn vào các phố xá; không thể quên được những ngày chạy giặc gian khổ trên ruộng lúa bờ rừng; không thể không kinh hoàng với đoàn người vượt biên trên những con thuyền mỏng manh; và nhất là không thể quên được những nấm mồ vô danh tràn phủ khắp nước. Bù lại, chúng tôi cũng đã được nằm dài trên con đò xuôi Hương Giang nghe tiếng nỉ non của câu hò mái nhị; được đắm mình trong dòng nước trong veo của bãi biển Nha Trang ngày nắng; được thắm vị đắng của ly cà phê Thuỷ Tạ nhìn mơ mộng về dãy núi Liang Bian huyền bí …
Những hỷ nộ ái ố của một kịch bản phim dài mà du khách vài tuần không thể nào chia sẻ được. Và chắc đó là khác biệt cốt lõi của quê hương, dù vẫn còn hay đã mất.